Lý thuyết thi thăng cấp đai Vovinam việt võ đạo

ĐÁP: Có 2 đặc tính văn hóa trong võ học Việt Nam hiện nay: Thấm nhuần dân tộc tính Tiềm ẩn tổng hợp tính. HỎI 22: Tại sao Võ học Việt Nam thầm nhần dân tộc tính ? Hãy giải thích. ĐÁP: Võ học việt Nam thầm nhầu dân ộc tính vì có tinh thần tự cƣờng và sáng kiến chế biến, nên không bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhiều nguồn võ học du nhập nhƣ những quốc gia không có một nền võ học riêng trong các bộ môn; đô vật, kiếm, côn quyền. HỎI 23: Tại sao Võ học Việt Nam tiềm ẩn tổng hợp tính. Hãy giải thích. ĐÁP: Võ học Việt Nam tiềm ẩn tổng hợp tính, vì biết thâu thái những tinh hoa du nhập, nhƣng bảo vệ và phát huy đƣợc những tinh hoa văn hóa truyền thống: Về võ thuật: Học hỏi, chiêm nghiệm, thâu thái tinh hoa võ học nƣớc ngoài, nhƣng lƣợc bỏ, chế biến, hóa giải thành những đòn thế,miếng thích hợp với tạng thể ngƣời Việt. Về triết học: Tổng hợp đƣợc tinh hoa Nho, Đạo, Phật thành truyền thống tam giáo Việt Nam. Về y lý: Hòa diệu thuốc Bắc (cơ thể học, châm cứu học) với thuốc Nam. Về Binh pháp: Đƣa võ học vào chiến tranh, lập ra binh pháp riêng, nhƣ binh pháp Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng đạo.

pdf51 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết thi thăng cấp đai Vovinam việt võ đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống hóa và hƣớng dẫn đức tính tự nhiên ấy vào hành động, xử thế. Hỏi 17: Ðạo Nhân của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao ? Có phải vì người đối xử tốt mà ta tốt với họ không? Nếu họ đối xử xấu thì ta phải thế nào ? Ðáp: Ðạo Nhân của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo là: Thƣơng yêu ngƣời trên tinh thần thƣợng võ, thể hiện bằng hành động cụ thể, bao dung tha thứ, song phải luôn luôn đặt dƣới sự hƣớng dẫn của trí tuệ, có lúc nên khoan, có lúc nên mau, có lúc cần tích cực chia sớt đau thƣơng, tận tình giúp đỡ, có lúc phải bộc trực cản ngăn, cảnh cáo để cảm hóa. Khi thể hiện đạo nhân, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo cần chú trọng tới kết quả tốt đẹp đem lại cho ngƣời chớ không vì lời khen ngợi và sự nhớ ơn. Do đó đã làm cho đời sống của chúng ta có ý vị, chúng ta sống với sự yên tỉnh thoải mái của tâm hồn, với nguồn sống vô biên của Chân-Thiện-Mỹ. Hỏi 18: Cách Mạng Tâm Thân là gì? Ðáp: Cách: thay đổi Mạng: Ðời sống của con ngƣời, sứ mạng trời phó cho con ngƣời Tâm: Tâm hồn Thân: Thân thể Cách mạng tâm thân: Thay đổi toàn diện con ngƣời về hai phần tâm hồn lẫn thể xác. Muốn thế môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải rèn luyện. A. Về Tâm: Có một quan niệm sống vững vàng, một ý thức cách mạng đứng đắng, một lòng yêu thƣơng dân tộc và nhân loại vô bờ bến. Một tinh thần quật cƣờng, một nghị lực sung mãn, ý thức đƣợc trách nhiệm làm ngƣời trƣớc xã hộị nhân quần. B. Về Thân: Có một sức lực mạnh mẽ, dẽo dai, có đầy đủ khả năng và kỹ thuật tự vệ hoặc tấn công, khi cần đến, để Chịu đựng và gánh vác đƣợc nặng nhọc. Vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách. Cuộc cách mạng tâm thân của môn phái Vovinam chú trọng tới việc thay đổi nếp sống, thay đổi những tập tục lỗi thời để cải tiến con ngƣời toàn diện, nên chỉ nghĩ tới sự sống, sự nuôi dƣỡng và xây dựng toàn diện cho con ngƣời, chứ không bị ngoại cảnh chi phối mà kình chống, phá hủy. Hỏi 19: Quan niệm về sống Khoẻ của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao ? Ðáp: Về thể chất có ba nguyên tắc làm gia tăng sức khỏe: A/ Ðiều độ: Tức là giữ chừng mực cho việc ăn, ngủ, làm việc và giải trí, để làm thăng bằng và điều hoà mọi hoạt động của các cơ năng trong thân thể. Có Ðiều độ mới bảo vệ và gia tăng đƣợc sức khỏe , mới trừ bỏ đƣợc những phần xấu trong con ngƣời của mình. Chúng ta phải luôn luôn ƣớc thúc, kiềm toả đƣợc những ham muốn, ƣớc vọng, luôn luôn hƣớng về tƣơng lai nghĩ tới sự hƣởng thụ lâu dài để Ngăn chặn những thói luông tuồng vô độ. B/ Chuyên cần luyện tập võ thuật: tuổi trẻ tràn đầy sinh lực, nhiều nhiệt hứng đam mê, nếu không chuyên cần luyện tập thì sẽ sa vào những thói hƣ tật xấu, ăn chơi sa đọa. Hơn nữa, võ thuật vốn là tinh hoa cao nhất của việc luyện thể; chuyên cần luyện tập võ thuật, chúng ta mới thấy sức khỏe là cần và phải sống điều độ. C/ Bền bỉ chịu đựng mọi thử thách: Võ thuật càng cao càng cần nhiều cố gắng nhẫn nại, càng chịu đựng nhiều thử thách gian lao, càng phải hành xử kiên trì, nhẫn nhịn, biết tiến thoái mới thắng vƣợt đƣợc mọi thử thách, hiểm nghèo trong cuộc sống. Hỏi 21: Về tinh thần, có mấy nguyên tắc gia tăng sức khỏe ? Hãy kể ra và giải thích đại cương. Ðáp: Về tinh thần có 3 nguyên tắc gia tăng sức khỏe: A/ Biết vui với hoàn cảnh: Tức là gặp hoàn cảnh nào chúng ta cũng vui vẻ tiếp nhận. Dầu vậy, không có nghĩa là chúng ta chịu khuất phục hoàn cảnh. Chúng ta chấp nhận với tinh thần chủ động, hiểu biết, tháo vát, để rồi sau đó, sẽ tùy nghi cải thiện, hoàn thiện và thay đổi hoàn cảnh. B/ Biết tự lƣợng sức mình: tức không nên quá bao biện, ham muốn nhƣng công việc quá sức mình, để Tránh thất bại, chán nản và tránh thất bại, chán nản và tránh phải cầu cạnh, van nài ngƣời giúp đở, mở đƣờng cho tinh thần tự hạ, ỷ lại. Sao bằng chúng ta hãy chăm lo trau dồi và phát huy những gì mình sẳn có, làm toàn vẹn những gi mình đã đảm nhận với nhận thức rằng hạnh phúc và giá trị đích thực của con ngƣời là thực hiện đến mức hoàn hảo những gì đang nhận lãnh, chớ không ở chổ ôm đồm, bao biện những công việc trọng đại quá với khả năng. C/ Biết hƣớng theo lý tƣởng: tức biết tạo cho mình một mục đích cao đẹp rồi vững lòng tiến tới. Biết hƣớng theo lý tƣơ/ng là biết hƣớng cuộc sống vào mục đích cao dẹp để hăng say làm việc và tranh đấu hết lòng, nhƣng không lệ thuộc vào sự hơn-thua-thành-bại với tinh thần “thắng không kiêu - bại không nản”. Hỏi 22: Thế nào là sống Minh Mẩn ? có mấy nguyên tắc trau dồi cho một cuộc sống minh mẩn ? Hãy kể ra và giải thích đại cương. Ðáp: Sống minh mẩn là sống sáng suốt trong tƣ tƣởng, tháo vát khi hành động. Có 4 nguyên tắc trau giồi cho một cuộc sống minh mẫn: A/ Học hỏi: Học ở thầy, ở bạn, ở trƣờng học, ở trƣờng đời. Học ở nhừng ngƣời giỏi hơn và cả những ngƣời kém nữa. Học liên tục không ngừng trong cuộc sống. B/ Quan sát: là xem xét có quan sát giỏi chúng ta mới nhận định rõ đƣợc tình hình, mới nắm vững đƣợc các đầu mối của sự việc, mới tiên liệu chính xác đƣợc những gì phải tới, sẽ tới. C/ Tƣ tƣởng: Là để ý suy nghĩ về một vấn đề nào dó. Con ngƣời sở dĩ cao trọng hơn muôn loài là nhờ ở tƣ tƣởng. Và ngay giữa con ngƣời với nhau, còn phân biệt đƣợc con ngƣời văn minh khác với kẻ man rợ, bậc trí thức khác với ngu si cũng do nơi tƣ tƣởng. D/ Hành động: Là cách đem tƣ tƣởng ra thực nghiệm kiểm soát lại tƣ tƣởng xem có đúng với sự thật không. Hỏi 23: Muốn tư tưởng cho đúng mức và hợp lý, phải áp dụng mấy nguyên tắc ? Hãy kể ra và giải thích đại cương. Ðáp: Cần áp dụng 4 nguyên tắc: 1/ Phải can đảm tƣ tƣởng theo mình: Suy luận cặn kẻ tìm ra ánh sáng chân lý, dầu trƣớc tƣ tƣởng của các bậc vĩ nhân, giáo điều của những đấng thần thánh. 2/ Phải gạt bỏ thành kiến, tƣ dục sang một bên: giữ cho lòng thật vô tƣ, công bằng chính trực. 3/ Phải thận trọng để tránh lầm lẫn, nhƣng đừng quá sợ lầm lẫn mà thánh ra rụt rè, không dám quyết đinh một việc gì. 4/ Phải điều hoà tình cảm và lý trí: quá tình cảm sẽ không đủ sáng suốt để suy luận, quá lý trí sẽ không cảm nhận đƣợc khúc mắc, éo le, uẩn ảo và tế nhị, để thích ứng đƣợc với hoàn cảnh. Hơn nữa, nói đến tƣ tƣởng là nói đến nhân cách con ngƣời có tƣ tƣởng tinh tế, thanh cao, phải là ngƣời có đƣc độ. Hỏi 24: Phải làm gì để kiểm soát lại tư tưởng xem có đúng mức và hợp lý không? Ðáp: Phải có ý chí kiên quyết và nghị lực sung mãn để đƣa tƣ tƣởng vào hành động. Hỏi 25: Chỉ tư tưởng mà không hành động, hoặc hành dộng mà không tư tưởng kết quả sẽ ra sao ? Ðáp: Chỉ tƣ tƣởng mà không hành động thì cũng nhƣ ngƣời có mắt sáng mà không chịu đi. Hành động mà không tƣ tƣởng thì nhƣ ngƣời đi đêm khôngcó đuốc sáng hƣớng dẫn, hoặc ngƣời mù lẫn đi giữa ban ngày, đều không thể Tới đích mong muốn. Hỏi 26: Sống đức độ là gì ? Ðáp: Ðức : đức hạnh (tức đạo đức và hạnh kiểm) Ðộ: Ðộ lƣợng, bao dung. Sống đức độ có nghĩa là: Sống só đạo đức, giữ gìn hạnh kiểm và đối với ngƣời có độ lƣợng, bao dung, nhân nhƣợng, vị tha, khoan thứ. Ngƣời sống đức độ là ngƣời tự kiềm chế mình sống theo đạo hạnh, nhƣng không khắt khe, chỉ trích, chê bai ngƣời, không tự cho mình là mẩu mực về đạo hạnh để khích bác ngƣời, hoặc bắt ngƣời khác phải sống rập khuôn nhƣ mình. Hỏi 27: Có mấy nguyên tắc trau giồi cho một cuộc sống đứu độ ? Hãy kể ra và giải thích đại cương. Ðáp: Có 3 nguyên tắc trau giồi cho một cuộc sống đức độ. 1/ Yêu ngƣời, nghĩ tới ngƣời: Muốn đƣợc ngƣời yêu và nghĩ tới mình, mình phải yêu ngƣời, nghĩ tới ngƣời trƣớc. Phải luôn luôn tìm hiểu nguyện vọng của ngƣời, cả về vật chất lẫn tinh thần. Tất nhiên, chúng ta không phải là những bậc thánh có phép màu đáp ứng đƣợc mọi khát vọng của ngƣời, song chúng ta có thể mang đến cho ngƣời nguồn an ủi chân thành, sự giúp đở thiết thực. Sự quan tâm, an ủi và giúp đở đó sẽ khích lệ mọi ngƣời yêu đời, hăng say làm việc. Nhờ đó, chúng ta cũng đƣợc hƣởng vui lây. 2/ Nhận biết ƣu điểm của ngƣời: Ðã là ngƣời ai cũng có những ƣu điểm và khuyết điểm. Nếu chúng ta chỉ xóc mói đến cái xấu của ngƣời thì cái xấu ấy sẽ xâm nhập vào chúng ta. Trái lại, nếu chúng ta nhận biết ƣu điểm của ngƣời thì ƣu điểm ở trong chúng ta nổi bật, và những ƣu điểm đó sẽ sữa đổi những khuyết điểm nơi chúng ta. 3/ Hãy đối xử với ngƣời nhƣ lòng mình mong muốn đƣợc đối xử lại nhƣ thế: Ðó là một nguyên tắc sống rất công bằng, hợp lý. Phải tâm niệm và áp dụng nguyên tắc này vào trong đời sống, chúng ta sẽ tiếp nhận đƣợc niềm thông cảm chân thành và tình yêu thƣơng vô cùng tốt đẹp. Việc đời có đi có lại, gieo nhân nào gặt quả nấy. chúng ta vui vẻ, tận tâm với ngƣời thì ngƣời sẽ vui vẻ, tận tâm lại với chúng ta. Chính việc làm đó làm cho tâm hồn mình cở mở, sung sƣớng và có tác dụng cảm hoá đƣợc ngƣời. Hỏi 28: Thế nào là sống tế nhị ? Tõi sao môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo cần phải sống tế nhị ? Ðáp: Tế: Tinh tế. Nhị: Ý nhị. Sống tế nhị là sống khéo léo, lanh lợi, khôn ngoan, uyển chuyển, ứng biến đƣợc với hoàn cảnh, dù trong trƣờng hợp éo le khó xử. Ngƣời tế nhị là ngƣời do nhạy cảm tính và phản ứng mau lẹ mà cảm thấy cái gì nên làm, cái gì không nên làm, cái gì thích hợp cần khai triển, cái gì sai lệch nên gạt bỏ, không bao giờ làm cho ngƣời khác phải đỏ mặt vì lời nói hoặc cử chỉ, thái độ của mình. Trong cuộc tranh dua, khi thắng ngƣời vì sự sơ ý, bất cẩn của ngƣời, ngƣời tế nhị phải giả bộ sơ ý bất cẫn để ngƣời khác thắng lại. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo cần phải sống tế nhị, vì võ học rèn luyện cho chúng ta có phong thái hiên ngang, tính tình cƣơng mãnh, nếu thiếu lối sống tế nhị, chúng ta sẽ trở thành những con ngƣời cộc cằn, võ phu, thô bạo. Cần phải lấy tế nhị tiết giảm sự cứng mạnh của võ dõng, chúng ta mới dễ dàng hoà hợp đƣợc mọi ngƣời, mới đƣợc mọi ngƣời qúy mến. kính trọng. Hỏi 29: Muốn sống tế nhị, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải áp dụng những phương châm nào ? Ðáp: Muốn sống tế nhị, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải biết “tùy thời định việc”, vì không thể chỉ áp dụng một phƣơng thức cho nhiều sự việc. Trong những trƣờng hợp và hoàn cảnh khác nhau. Hỏi 30: Tùy thời và xu thời có cùng một nghĩa không ? Hãy giãi thích và dẫn chứng. Ðáp: Không, tùy thời biểu hiện sự thông minh lanh lợi, đầu óc sáng suốt, quý ngƣời, trọng việc, nhận định đƣợc những diễn biến của sự việc mà linh dộng thay đổi cho phù hợp với tinh thần vô tƣ, bất vụ lợi; còn xu thời chỉ là thái độ bợ đỡ xu phụ để cầu lợi. Ngƣời xu thời là ngƣời thiếu tinh thần, không có chí khí, khôngvạch đƣợc hƣớng đi; do đó họ quay nhƣ chong chóng để cầu an, hƣởng lợi. Hỏi 31: Ðức tính phục tùng có phản lại đức tính tự chủ không? Hãy giải thích và dẫn chứng. Ðáp: Không, đức tính phục tùng không bao giờ phản lại đức tính tự chủ cả. Trái lại, nhờ có đức tính phục tùng mà đức tính tự chủ đã nổi bật. Một ngƣời không bao giờ nghe ai là một ngƣời mang đầy mặc cảm, muốn che đậy những yếu kém. Một ngƣời luôn luôn tôn trọng ý kiến ngƣời khác, luôn luôn khép mình vào kỷ luật là ngƣời đã làm chủ đƣợc những hành vi của họ trong đời sống. Danh ngôn có câu “Kẻ nào muốn cầm đầu mọi ngƣời hãy đứng sau mọi ngƣời và phụng sự mọi ngƣời”. Hỏi 32: Có mấy trường hợp cần phục tùng trong việc xử thế ? Hãy kể ra và giải thích đại cương. Ðáp: Có 4 trƣờng hợp cần phục tùng trong việc xử thế: 1/ Phục tùng lẽ phải: là điều hiển nhiên phải chấp nhận nếu không muốn là kẻ ngoan cố, ƣơng ngạnh. 2/ Phục tùng đa số: Thông thƣờng những quyết định của đa số đều đúng tới 95%, vì sự góp ý của nhiều khối óc. 3/ Phục tùng thƣợng cấp: Ðể chứng tỏ sự tôn trọng kỷ luật, tôn trọng trật tự chung của một tập thể mà mình đã tham gia. 4/ Phục tùng để tỏ thiện chí: Ðây là một trƣờng hợp đặc biệt. Trƣớc một ngƣời bảo thủ, ngoan cố, hoặc trƣớc một số đông kém hiểu biết, nếu chúng ta cứ khƣ khƣ cố chấp, không chịu dẹp tự ái, nhƣờng nhịn thì đổ vỡ sẽ xảy ra, tình hữu nghị sẽ sứt mẻ, công việc sẽ đình chỉ. Trái lại, chúng ta biết phục tùng dể tỏ thiện chí, thì sự việc có nhiều hy vọng thay đổi, cải thiện, vì thái độ của chúng ta có tác dụng rất mạnh để Cảm hoá ngƣời, để ngƣời tự nhận thấy sự bảo thủ, ngoan cố vô lý của họ. Hỏi 33: Danh dự là gì ? Tự ái là gì ? Trọng danh dự và tự ái khác nhau như thế nào ? Ðáp: Danh dự (tiếng tốt) phần giá trị tinh thần do sự ý thức và thực hiện đƣợc nghĩa vụ tạo thành. Tự ái (yêu mình, cho mình là nhất) phần giá trị tinh thần do xúc động tâm lý tạo thành. Nói tới danh dự là nói tới sự bảo vệ thể diện, uy tín đã có. Còn tự ái là phản ứng chống đối khi bị xúc phạm. Trọng danh dự là trọng thanh danh và trọng những vinh dự bản thân trong cuộc sống, khi hội nhập vào tập thể. Do đó, ngƣời trọng danh dự là ngƣời chỉ hành động khi nghĩ tới tập thể, bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần cao quý của bản thân trong đời sống tập thể, bằng thái độ khoan hoà, điềm đạm nhƣng cƣơng quyết. tự ái là phản ứng chống đối xốc nổi chỉ biết nghĩ tới mình, với niềm xúc khích riêng tƣ. Ngƣời tự ái là ngƣời luôn luôn hách khí, tự kiêu dễ nổi giận và cho nhƣ vậy là phƣơng cách biểu lộ tài ba và hùng khí để biểu ƣơng cái “TA” trong cuộc sống. Hỏi 34: Trường hợp phải lựa hoặc coi nhe, danh dự, hoặc phải gạt bỏ tự ái, ta nên chọn đường nào ? Hãy giải thích tại sao ? Ðáp: Nên gạt bỏ tự ái vì tự ái chỉ là những phản ứng do xúc động tâm lý cá nhân. Hơn nữa, trong tập thể có cá nhân, trọng danh dự tập thể là trọng danh dự của chính ta nữa. Hỏi 35: Lòng tự tin và tự phụ có giống nhau không ? Hãy giải thích ? Ðáp: Không, hoàn toàn khác nhau. Lòng tự tin là kết tinh của sự biết do kinh nghiệm thực tiển mà có, trong khi tự phụ chỉ là ý muốn hãnh tiến trong một lúc, không do kinh nghiệm thực tiển đúc kết thành. Hỏi 36: Người có lòng tự tin tính nết ra sao ? Người hay tự phụ tính nết như thế nào ? Ðáp: Ngƣời có lòng tự tin luôn luôn có thái độ ung dung, điềm đạm, hoà nhã, vì đã tin vào chân giá trị sẳn có. Ngƣơi hay tự phụ tính nết kiêu căng, hợm hỉnh, hiếu chiến hiếu thắng, khoe khoang, phách lối. Hỏi 37: Do đâu một người hay tự cao, tự đại? Người có lòng tự tin có tư cao tự đại không ? Ðáp: Một ngƣời hay tự cao, tự đại là do mặc cảm thua sút ngƣời về một phƣơng diện nào đó, muốn che lấp đi để khỏi bị ngƣời coi thƣờng. Ngƣời có lòng tự tin không bao giờ tự cao tự dại vì đã tin vào thực tài, thực đức, thực chí sẳn có của mình. Hỏi 38: Hãy giải thích điểm dị biệt giữa tham vọng và chí hướng. Ðáp: Tham vọng là lòng ƣớc ao thỏa mãn ƣớc vọng. Chí hƣớng là tiêu hƣớng của ý chí muốn đạt tới. Hỏi 39: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo có cần tham vọng không ? Tại sao ? Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo có cần tham vọng. Vì có tham vọng chúng ta mới hăng say làm việc, mới cố gắng triển khai cá tính, mới dốc hết tâm tƣ vào cuộc sống để mong đƣợc hƣởng thụ và tiến bộ. Tuy nhiên, phải là những tham vọng tốt, hợp lý, ngay thẳng, trong sạch, hƣớng thƣợng chớ không phải là những tham vọng xấu, phi lý, quay quắt, ô trọc, đê hạ. Hỏi 40: Khi nào tham vọng trở nên tốt đẹp cần thiết ? Ðáp: Tham vọng trở nên tốt đẹp cần thiết khi có chí hƣớng chỉ đạo. Tham vọng ai ai cũng có song nuôi chí hƣớng phải là những ngƣời hiểu biết và giàu nghị lực. Một thí dụ dể hiểu: ƣớc ao biến đổi cục đất thành pho tƣợng là một tham vọng, song muốn đạt đƣợc tham vọng, phải nuôi chí học nghề, đó là chí hƣớng. Ðiển hình truyện Tây Du với Huyền Trang tƣợng trƣng cho chí hƣớng. Tôn Ngộ Không: Tham vọng, Trƣ Bát Giới: dục vọng và Sa tăng: an phận thủ thƣờng. II . CÁC CÂU HỎI VỀ PHÉP GIAO TẾ NHÂN SỰ Hỏi 41: Nguyên tắc đầu tiên về phép giao tế nhân sự của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo là gì ? Tõi sao chúng ta phải “Nghĩ tới người” ? Ðáp: Nguyên tắc dầu tiên về phép giao tế nhân sự của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo là “nghĩ tới ngƣời”. chúng ta phải nghĩ tới ngƣời vì sự thành công và hạnh phúc trong đời sống chúng ta đều do sự giúp đỡ, hỗ trợ và tán thƣởng của mọi ngƣời chung quanh. Thái độ và cách cƣ xử tận tình của ngƣời đối với ta lại tùy thuộc vào thái độ Và cách cƣ xử tận tình của ta đối với họ. Do đó. Chúng ta phải nghĩ tới ngƣời. Hỏi 42: Nghĩ tới người có phải là gạt bỏ mình không ? Hãy dẫn chứng bằng thí dụ cụ thể ? Ðáp: Không, nghì tới ngƣời là một phƣơng thức nghĩ về mình một cách thích cực, khôn ngoan nhất. Có nghĩ tới ngƣời, có lo lắng, sốt sắng và chân thành với ngƣời, thì ngƣời mới nghĩ tới ta, mới lo lắng, sốt sắng và chân thành với ta. Thí dụ: Khi câu cá, muốn đƣợc cá chúng ta phải tìm hiểu sở thích của cá (chớ không phải sở thích của mình); mồi đúng sở thích cá sẽ cắn câu, chúng ta đƣợc nhiều cá. Hỏi 43: Nhận biết chân giá trị của người có làm cho người trở nên hợm hĩnh, kênh kiệu với mình không ? Hãy giải thích. Ðáp: Không, nhận biết chân giá trị củ ngƣời sẽ làm cho ngƣời cảm động mếm phục ta - coi ta là tri kỷ, thích giao du với ta. Trái lại, không nhận biết chân giá trị của ngƣời, chúng ta không bao giờ có đƣợc cộng tác chân thành, hết lòng hết sức vì ta, nếu chƣa muốn nói, sẽ bị ngƣời buồn chán mà xa lánh. Hỏi 44: Khen và Nịnh khác nhau như thế nào ? Ðáp: Khen: Tán thƣởng một cách chân thành, bất vụ lợi, để tỏ lòng ngƣỡng mộ hoặc khuyến khích, cổ võ ngƣời (ca ngợi những gì có thực) Nịnh: Tán tụng lố lăng, hời hợt, cốt vui lòng ngƣời để mƣu lợi. Khen khác Nịnh ở chổ: muốn khen phải là ngƣời sành sỏi, có khiếu thẩm mỹ, nhận đúng dƣợc gia; trị của sự việc. còn nịnh thì không căn cứ vào sự lịch thiệp hiểu biết, cứ phát ngôn bừa bải, vô trách nhiệm với thái độ xum xoe, bợ đỡ. Khen có giá trị trƣờng cữu, cao thƣợng đƣợc ngƣời xúc động cảm mến; nịnh chỉ là thái độ mua chuộc hèn hạ làm cho ngƣời khinh khi, đôi khi còn gây sự bực bội, chán ghét cho ngƣời. Hỏi 45: Dùng lời khen để được người cảm mến có phải là thiếu thành thực không ? Ðáp: Không, khi dùng lời khen ta có mƣu cầu lợi lộc gì đâu mà e ngại. Ðó chỉ là ta đã có lòng quý trọng ngƣời, đã biểu lộ sự quan tâm và thành thực biết ơn ngƣời. Không ai có thể dùng lời khen một ngƣời mà mình khinh khi, ghét bỏ. Bởi vậy, khen là biểu hiện của thành tâm thiện ý. Hỏi 46: Hãy đưa ra vài dẫn chứng làm sáng tỏ nguyên tắc “nhận biết chân giá trị của người” Ðáp: Nhận biết chân giá trị của ngƣời là một nguyên tắc hàng đầu trong việc thu phục nhân tâm và đƣợc ngƣời trung thành, tận tụy với mình. Câu chuyện có thực sau đây sẽ làm sáng tỏ nguyên tắc đó. Sáu năm trƣớc thế chiến thứ hai, một sinh viên nổi danh nhất rong ban thể thao một trƣờng đại học tại miền tây Mỹ quốc cƣới một nữ điều dƣỡng vừa đẹp vừa thạo nghề. Hai ngƣời thật xứng đôi và rất yêu nhau. Sau đó, chàng kinh doanh giàu có trở thành một nhân vật có tiếng tâm trong tỉnh. Chàng chiều vợ lắm, không muốn vợ phải mó tay làm một việc gì. Chàng luôn luôn mua tặng vợ những món quà xa xỉ đắt tiền. Nhìn bề ngoài, ai cũng cho cuộc sống của nàng thật là hạnh phúc và tình yêu chồng của nàng sẽ mỗi ngày một nồng nàn, đằm thắm. Nhƣng trong một buổi kia, nàng xin ly dị với chồng và tái giá với một phế binh nghèo khổ. Nàng sống rất hạnh phúc với ngƣời chồng sau, sung sƣớng trong công việc nâng đỡ, săn sóc, an ủi ngƣời chồng tật nguyền. Thì ra nàng có thiệ.n chí muốn đƣợc giúp đỡ ngƣời, có nhu cầu muốm ngƣời khác cần đến sự săn sóc, giúp đở của mình, mà ngƣời chồng trƣờc vì không hiểu tâm lý đó và vô tình bắt vợ sống trong nhàn rỗi, vô vị, không giúp ích đƣợc gì cho ai. Nếu chàng làm ăn không tấn phát cần phải nhờ vợ tiếp tay, hoặc nếu chàng ốm đau để Vợ có dịp săn sóc, giúp đỡ thì chuyện ly dị đã không xảy ra và cuộc lứa đôi sẽ vô cùng hạnh phúc. Do đó, chúng ta thấy tâm lý thông thƣờng ai cũng muốn làm đủ mọi cách để ngƣời khác nhận biết chân giá trị của mình, ai cũng khát khao đƣợc một ngƣời nào đó cần tới mình, coi mình là quan trọng. Hỏi 47: Một người đã ra ơn cho ta và một người đã nhận ơn của ta, ai là người muốn thân cận với ta ? Tại sao ? Hãy chứng minh bằng một vài thí dụ. Ðáp: Nói chung, ngƣời đã ra ơn cho ta muốn thân cận với ta hơn là ngƣời đã nhận ơn của ta, vì theo tâmlý thông thƣờng, ai cũng muốn tỏ ra mình là ngƣời tốt, hãnh diện phô trƣơng công việc mình giúp đỡ ngƣời, và che dấu những kém cỏi nhờ vả ngƣời, nhất là những kẻ mới giàu sổi muốn quyên hết dĩ vãng nghèo khổ bằng cách xa lánh những ngƣời đã giúp đỡ họ. Ðây là một thí dụ điển hình: Một ông già nọ có một cô con gái xinh đẹp đƣợc nhiều cậu trai để ý. Trong số đó, có hai cậu có hy vọng chiếm đƣợc ngƣời đẹp, vì gia thế, học thức và diện mạo đều trội ngang nhau. Chàng trai thứ nhất nhờ may mắn đã hai lần cứu ông ià thoát chết: Một lần cứu khỏi nạn cọp vồ, và một lần cứu thoát chết đuối. Chàng trai thứ hai thấy vậy vô cùng thất vọng, vì dịp may đâu có thể Tái diễn với cậu, tuy nhiên, không tuyệt vọng, cậu nghĩ ra một kế, thay vì tìm cơ hội giúp đỡ ông già, cậu lại tạo cơ hội để Ông già phải hy sinh giúp đỡ cậu, cũng bằng một lần bị cọp vồ và một lần sắp bị chết đuối. Và cậu đã thắng chàng trai thứ nhất, ông già đã gả con gái yêu cho cậu. Nếu gả con gái cho chàng thứ nhất, thì chỉ là một sự đền ơn đáp nghĩa, với mặc cảm nhờ vả “tự ty”, còn gả cho chàng thứ hai, ông già có cái hãnh diện, không những ban hạnh phúc cho cả cuộc đời của cậu, mà nếu không nhờ ông cứu cậu đã hết sống. Tâm lý con ngƣời thông thƣờng đều muốn quên những điều tốt đẹp mà ngƣời khác đã làm cho mình, trong khi lại muốn ngƣời khác phải luôn nhớ ơn mình. Hỏi 48: Muốn ước vọng của riêng mình đạt được dễ dàng, chúng ta phải làm thế nào ? Ðáp: Muốn ƣớc vọng của riêng mình đạt đƣợc dễ dàng, chúng ta phải làm cho nó trở thành ƣớc vọng chung của mọi ngƣời. Hỏi 49: Thế nào là “Nhận thức được mình” ? Người ta có thể hiểu người hoặc làm cho người hiểu mình mà không tự mình hiểu được mình không ? Ðáp: “Nhận thức đƣợc mình” là hiểu rõ đƣợc ƣớc vọng chân thực, sâu xa trong tâm hồn mình. Ƣớc vọng chân thực của một ngƣời đàn bà khi còn là nàng dâu, muốn đƣợc mẹ chồng cởi mở, dễ dãi, đối xử Thƣơng yêu nhƣ con ruột, nhƣng một khi trở thành mẹ chồng lại đi vào nếp sống cố hữu ngàn đời, là nghiêm khắc xét nét nàng dâu từng ly từng tí, bắt khoan bắt nhặt đủ điều, không dành cho nàng dâu một chút tự do nào cả, đều là chƣa nhận thức đƣợc mình. Khi đã chƣa tự mình hiểu mình thì không làm sao có thể hiểu ngƣời và làm cho ngƣời hiểu mình đƣợc. Hỏi 50: Mình chưa hiểu mình thì có thể hoạch định lấy một phương hướng sống hoà hợp với mọi người được không? Ðáp: Không, mình chƣa hiểu nổi mình thì làm sao có thể tự hoạch định lấy một phƣơng hƣớng sống hoà hợp với mọi ngƣời đƣợc. Vì vậy, cần tìm hiểu nguyện vọng, chí hƣớng chân thực của mình để hoạch định và sử dụng đời mình cho đƣợc đúng mức và hợp lý. Hỏi 51: Thông thường con người có sống với cuộc sống thực của họ không ? Hay chỉ là sống cho thói quen,, cho tập tục di truyền, hoặc sống bởi các ảnh hưởng của mọi người xung quanh đã thâm nhập vào họ ? Hãy chứng minh bằng một vài thí dụ. Ðáp: Không, họ không sống với cuộc sống thực của họ đâu. Họ chỉ sống cho thói quen, cho tập tục di truyền, hoặc sống bởi các ảnh hƣởng của mọi ngƣời xung quanh đã thâm nhập vào họ. Trong trƣờng hợp mẹ chồng nàng dâu là một thí dụ điễn hình. Trƣờng hợp một ngƣời chƣa có địa vị xã hội chê tác phong quan liêu khệnh khạng, hách dịch của ngƣời đƣơng quyền, nhƣng khi ở vào địa vị đó lại dập khuân theo mẩu mà họ đã bài bác. Hoặc khi làm thợ thì muốn đƣợc chủ tôn trọng, nhƣng khi nhảy lên địa vị chủ thì lại bốc lột, khinh khi ngƣời làm. Hỏi 52: Do đâu mà một người mới chỉ nhìn khoé mắt, vẻ mặt và cách phục sức, đi đứng, ta đã có sẳn cảm tình, mến thích và tin tưởng ở họ? Ðáp: Do cá tính của họ, cá tính của một ngƣời đƣợc ví nhƣ thỏi nam châm thu hút các vật dụng bằng sắt lại gần. Ngƣời có cá tính dễ dàng thu phục đƣợc cảm tình của mọi ngƣời chung quanh. Hỏi 53: Cá tính là gì ? Người có cá tính, thái độ, cử chỉ và hành xử ra sao ? Ðáp: Cá tánh là một tấm gƣơng phản chiếu tâm hồn và tánh tình của một ngƣời có ý chí, nghị lực. Ngƣời có cá tính không tranh biện, mỉa mai, sàm sỡ, không khoe khoang tự đề cao, luôn luôn ăn vận tề chỉnh, ngay thẳng, tự tín, yêu đời, hăng say hoạt động, gặp ai cũng niềm nở làm quen, hay chú ý tới ngƣời khác và tìm dịp giúp đỡ mọi ngƣời chung quanh. Hỏi 54: có mấy điều kiện trui rèn cá tánh ? Hãy kể ra và giải thích đại cương. Ðáp: Có 5 điều kiện trui rèn cá tính. 1/ có mục đích cho đời sống: Nhờ đó đời sống có ý nghĩa và hứng thú làm việc. 2/ Có tƣ tƣởng thanh cao: Nét mặt hồn hậu dễ thƣơng, đƣợc cảm tình mến trọng của mọi ngƣời. 3/ Có ý chí, nghị lực: thần thái, hiên ngang, đỉnh đạc, tự tín, yêu đời. 4/ Sẳn sàng hoà hợp với mọi ngƣời: Sẽ đƣợc ngƣời tán thƣởng, tiếp tay trợ sức và gây đƣợc nguồn hứng khởi cho mọi ngƣời trong mọi hoạt động. 5/ Luôn tin tƣởng ở tƣơng lai: Sẽ vƣợt đƣợc mọi khó khăn, nguy hiểm, kiên trì chiến đấu để Cải hoá nghịch cảnh; không bao giờ thất vọng dầu gặp nhiều thất bại ê chề; hiểu thấu đáo và nắm vững đƣợc câu ngạn ngữ “thất bại là mẹ thành công” để đạt đƣợc thành công cuối cùng. Hỏi 55: Thói quen là gì ? thói quen đem lại lợi ích hay tai hại cho ta ? Ðáp: Thói quen là việc diễn đi diễn lại nhiều lần. Thói quen đem lại lợi ích hay tai hại cho ta là do nơi chúng ta có thói quen tốt hay xấu. Có thói quen tốt, chúng ta sẽ đỡ tốn sức mà gặt hái dƣợc nhiều thành quả, sáng tạo đƣợc nhiều và có nhiều thời giơ rãnh rỗi, tiêu khiển. Trái lại, có thói quen xấu thì chúng ta sẽ luôn luôn hối hả, vất vả mà chẳng đƣợc việc gì ra hồn cả. Hỏi 56: Tại sao chúng ta cần làm chủ được thói quen ? Ðáp: Vì có thói quen tốt, có thói quen xấu. Nếu chúng ta làm chủ đƣợc thói quen thì có thể biến xấu thành tốt, và nó sẽ tự động giúp ích chúng ta. Trái lại, nếu “nô lệ” thói quen thì sẽ trở thành xấu gây tai hại, phiền lụy cho chúng ta. Chúng ta sẽ bị mọi ngƣời coi thƣờng, công việc dễ đổ vỡ, thất bại. Hỏi 57: Phải làm thế nào rèn luyện được thói quen tốt ? Ðáp: - Phải có mục đích rõ ràng và có ý muốn mạnh mẽ dạt đƣợc mục đích đó. Giao thiệp với những ngƣời có thể gây ảnh hƣởng tốt cho chúng ta về thói quen đó. Gần những ngƣời lạc quan, có ý chí tiến thủ, xa những kẻ hay phàn nàn, chỉ trích, thất vọng. Lựa sách bổ ích mà đọc. Nghiền ngẩm về những đức tính tốt của các danh nhân mà gây ảnh hƣởng cho tâm hồn. Hỏi 58: Thói quen hay che đậy những sơ thất vì sợ người cười chê, có phải là thói quen tốt, chứng tỏ người có nghị lực không ? Ðáp: Thói quen hay che đậy những sơ thất vì sợ ngƣời cƣời chê, là thói quen xấu chứng tỏ con ngƣời tầm thƣờng, thiếu nghị lực, không có hùng tâm, dũng khí đổi thay nếp sống để đƣợc mọi ngƣời mến trọng. Hỏi 59: Khi nào chúng ta dám thẳng thắng nhìn nhận những lỗi lầm mà không sợ uy tín bị giảm ? Ðáp: Khi đã tin ở thực tài, thực chí, thực đức của mình, tin ở nhừng công việc đúng đắn mà chúng ta đang thực hiện, tức đã tin chân giá trị con ngƣời của mình. Lý thuyết vovinam việt võ đạo Thi lên: hoàng đai đệ III cấp Vũ trụ quan - Nhân sinh quan việt-võ-đạo Hỏi1: Môn phái Vovinam chỉ chú trọng tới mục đích quảng bá võ thuật không thôi, hay chú trọng tới mục đích gì khác nữa ? Hãy giải thích. Ðáp: Quảng bá võ thuật là mục tiêu đầu tiên của môn phái Vovinam. Nhƣng ngoài mục nêu trên, môn phái Vovinam còn: Tích cực xây dựng môn phái để tiến tới một nền võ đạo dân tộc, gọi tắt là Việt Võ Ðạo. Xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo theo đƣờng lối tâm thân cách mạng do Sáng tổ Nguyễn Lộc đề xƣớng, để tạo một sinh khí mới cho dân tộc Việt Nam theo hai phƣơng châm “Danh dự và tổ quốc” . Hỏi 2: Tõi sao hệ tư tưởng của môn phái Vovinam cũng nhận chịu ít nhiều ảnh hưởng của xã hội ? Ðáp: Hệ tƣ tƣởng của môn phái Vovinam cũng nhận chịu ít nhiều ảnh hƣởng của xã hội, vì môn phái Vovinam chính là một sản phẩm của xã hội, qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta, do trực cảm từ các chủ thể siêu hình bao trùm và chi phối tất cả Hỏi 3: Vũ trụ quan của người môn sinh Vovinam có mấy định lý ? Ðó là những định lý gì? Ðáp: Vũ trụ quan của ngƣời môn sinh Vovinam có 4 định lý:  Ðịnh lý Tam Nguyên  Ðịnh lý Tam Tạo  Ðịnh lý Thƣờng Dịch  Ðịnh lý Miên Sinh Hỏi 4: Ðịnh lý Tam Nguyên là gì ? Hãy giải thích tổng quát ? Ðáp: Ðịnh lý Tam Nguyên là định lý công nhận có 3 nguyên lý trong sinh hoạt thiên nhiên, đó là: Nguyên lý Tiên Nguyên: Mọi vật đều do nguên lý tiên nguyên tác thành. Võ phái có võ tổ, gia đình có gia trƣởng, sự sống có chủ thể. Ðó là nguyên lý tiên nguyên. Nguyên Lý Vi Nguyên: Mọi vật đèu do nguyên lý vi nguyên cấu tạo thành. Nguyên tử, tế bào, các đơn chất hóa học đều là những vi nguyên. Thừa nhận có một ý niệm khởi đầu (phải có) qua nguyên lý tiên nguyên, ta cũng thừa nhận thêm rằng sau cái bắt đầu ta phải thừa nhận cái nhỏ nhất (vi nguyên) trong cuộc sống. Nguyên lý quán Nguyên: Vạn vật đều do nguyên lý quán nguyên tập hợp thành. Phải có nguyên lý thứ ba này, những vi nguyên của cuộc sống mới gắn bó, không rời rạc: Ví dụ: Khi nói tới VOVINAM, ta có:  Tiên nguyên thể: Việt Nam  Vi nguyên thể: Những ngƣời trong võ phái  Quán nguyên thể: một tổ chức võ thuật và võ đạo đã đƣợc khai sanh và hoạt động hơn nữa thế kỷ. Hỏi 5: Ðịnh lý tam tạo là gì ? Hãy giải thích tổng quát ? Ðáp: Ðịnh lý Tam Tạo là một định lý thừ nhận rằng: Vũ trụ, vạn vật đều do 3 thành tố tạo nên là: Âm tố, Dƣơng tố, và Ðạo thể.  Âm tố: Chỉ sự mềm, sự tĩnh, sự tối  Dƣơng tố: Chỉ sự cứng, sự động, sự sáng.  Ðạo thể: Chỉ sự khắc chế, điều hoà, bao dung. Hỏi 6: Ðịnh lý thường dịch là gì ? Ðáp: Ðịnh lý thƣờng dịch là định lý thừa nhận rằng: Tất cả mọi sự vật đều biến đổi luôn luôn, không ngừng. Hỏi 7: Có mấy chiều đi thường dịch theo thường lệ ? Chiều đi thường dịch của Việt Võ Ðạo ra sao ? Ðáp: Có 3 chiều đi thƣờng dịch theo thƣờng lệ. Thƣờng dịch mỗi lúc một xấu hơn Thƣờng dịch mỗi lúc một tốt hơn Thƣờng dịch hỗn tạp: Lúc xấu hơn, lúc tốt hơn Chiều đi thƣờng dịch của Việt Võ Ðạo là: Vƣợt lên trên những cái quấy, cứng mềm, động tĩnh, sáng tối, thiện ác, tầm thƣờng để bao dung chúng ở địa hạt tinh thần, điều hành chúng về phƣơng diện thực tế, hóa giải chúng về phƣơng diện võ đạo và võ thuật. Hỏi 8: Hãy giải thích và chứng minh về định lý Miên sinh ? Ðáp: Ðịnh lý Miên Sinh là định lý thừa nhận rằng: Tất cả mọi sự vật trên đời đều có sự sống liên miên bất tận. Ví dụ: Hạt giống gieo xuống đất, sức ngƣời vun trồng thành cây. Cây cho quả, quả lại cho hạt giống, tạo nên giòng miên sinh bất tận của cây giống. Hỏi 9: Nhân sinh quan của môn sinh Vovinam có mấy nhận định căn bản ? Ðó là những nhận định gì ? Ðáp: Có 4 nhận định căn bản, đó là:  Nhận định về sự sống.  Nhận định về đích sống  Nhận định về tƣơng quan giừa cá nhân với tập thể Hỏi 10: Nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo ra sao ? Ðáp: Nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo là: Trên thế gian này, không có một sự vật nào có đơn lập tính tuyệt đối, vì chúng chỉ là những phần tử trong dòng miên sinh vô tận mà thôi. Về võ đạo và võ thuật cũng vậy: không có một danh thủ nào trong nghề võ có thể đứng một mình, không có một môn phái nào có thể đứng đơn lập mà phát triển. Do đó, Việt Võ Ðạo chủ trƣơng dung hợp các võ phái, cũng nhƣ các phần tử trong đại khối nhân loại để Cùng thƣờng dịch, miên sinh. Hỏi 11: Nhận định về đích sống ra sao ? Ðáp: Nhận định về đích sống của Việt Võ Ðạo là: Chỉ có những con ngƣời không có đích sống, chớ không có đích sống nào không có sự sống. Vì đích sống, tự nó đã có một giá trị. Chỉ có đích sống đúng hay sai, cao hay thấp mà thôi. Hỏi 12: Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể ra sao ? Ðáp: Nhận định về tƣơng quan giữa cá nhân với tập thể là giữa cá nhân với tập thể đều có tƣơng quan trách nhiệm. Tập thể vun trồng cho tài năng cá nhân nẩy nở, nhƣng cá nhân phải hòa đồng với tập thể mới mong thành công. Hỏi 13: Ðạo sống của Việt Võ Ðạo có mấy phần vụ ? Hãy chứng minh. Ðáp: Ðạo sống của Việt Võ Ðạo có 3 phần vụ: Sống - Giúp ngƣời khác sống - và Sống cho ngƣời khác. Về phần vụ “Sống”: Phải sống đầy đủ để trở thành những con ngƣời toàn diện, những con ngƣời sống thực, làm sao cho mỗi ngày có ý thức hơn và và bớt lầm lổi hơn. Về phần vụ “Giúp ngƣời khác Sống”: Nguyên vọng con ngƣời, nói chung, thƣờng giống nhau, nên những gì mình không muốn, đừng bắt ngƣời khác phải theo. Nếu có thể, hãy giúp đỡ ngƣời Về phần vụ “Sống cho ngƣời Khác” : Trong một số trƣờng hợp, chúng ta cần phải biết hy sinh một số quyền lợi tinh thần và vật chất bản thân để Thực hiện. Hỏi 14: Có thể đạt tới trình độ võ đạo mà không phải qua trình độ Võ thuật được không? Ðáp: Không, muốn đạt tới trình độ võ đạo phải qua trình độ võ thuật, vì “Thuật” là môn học về chuyên môn, thực dụng, còn “Ðạo” là môn học tổng quát về toàn diện, nên cần phải có một ý thức hệ, trong đó bao gồm cả chuyên môn, thực dụng ở cấp cao. Nền võ học việt nam Hỏi 15: Trước khi sáng tạo Vovinam, sáng tổ Nguyễn Lộc đã nghiên cứu các môn võ nào ? Ðáp: Trƣớc khi sáng tạo Vovinam, sáng tổ Nguyễn Lộc đã nghiên cứu các môn võ và vật cổ truyền Việt Nam, cùng hầu hết các môn võ thuật đã có trên thế giới, nhất là võ thuật Trung Hoa. Hỏi 16: Về phương diện nghệ thuật, Vovinam thái dụng mọi tinh hoa võ thuật đã và hiện có trên thế giới như vậy có phải là Vovinam đã toa rập, mô phỏng theo những môn võ đó không ? Hãy giải thích và chứng minh. Ðáp: Không - thái dụng ở đây có nghĩa là thâu hái những tinh hoa rồi biến chế, hoà điệu theo một tinh thần riêng, một đƣờng lối riêng trƣớc khi đem áp dụng, cũng ví nhƣ chúng ta thái dụng màu xanh và màu đỏ là phải pha trộn hai màu vào với nhau để Thành màu tím, chứ không là sự giữ nguyên màu xanh và màu đỏ nữa. Hơn nữa, việc thái dụng này nhắm vào việc lấy các môn võ trên thế giới làm đối tƣợng nghiên cứu để tìm cách “hóa giải” hoặc “khắc chế”. Nguyên lý võ học trên thế giới có môn thiên về Nhu (dĩ nhu chế cƣơng) nhƣ thiếu lâm Bắc phái, Jiu Jitsu, Judo, aikido, hoặc thiên về cƣơng (dĩ cƣơng khắc nhu) nhƣ thiếu lâm Nam phái, Boxe Anglaise, Karatedo, Tae Kwondo chẳng hạn. Vovinam bao gồm, tổng hợp cả hai nguyên lý đó với luật “Cƣơng nhu phối triển”. Trong Vovinam có đủ mọi đòn thế: Ðấm, đá, chém, xỉa, quăng, quật, vật, khóa. Xiết, đánh vào trọng huyệt, đoạt khí giới ...với sự chế biến tinh diệu, áp đảo và phản công hữu hiệu, khác hẳn mọi môn võ. Do đó, không thể nói là toa rập, mô phỏng đƣợc. Hỏi 17: Nguyên lý nào đã được chọn làm căn bản xây dựng nền võ hoc. Trung Hoa ? Ðáp: Nguyên lý Âm, Dƣơng tách biệt đã đƣợc họn làm căn bản xây dựng nên võ hoc. Trung Hoa. Do đó, có phái chọn âm (nhu tính) nhƣ Bắc phái, hoặc theo Dƣơng (cƣơng tính) nhƣ Nam phái Thiếu Lâm. Hỏi 18: Nền võ học Nhật Bản có liên hệ gì đến nền võ học Trung Hoa không? Ðáp: Xét về nguồn góc, Jiu Jitsu phát minh từ Nhật bản, nhƣng căn bản Nhu lại đƣợc chế biến từ môn Thiếu Lâm Bắc phái Trung Hoa (theo truyền thyết năm 1627, một vị danh y Nhật Bản tên là Shirobei Akiyama, sau khi đi qua Trung thổ tầm sƣ học đạo, trở về xứ và tu luyện trong đền Dazaifu. Một hôm, nhân quan sát một trận bảo tuyết thấy những cành cây to và cứng bi gãy đổ dƣới sức mạnh của gió và sức nặng của tuyết, trong khi những cành tre và liễu mềm mại chỉ bị gió tuyết làm rủ xuống chớ không gãy, mà chế biến ra mốt số thế võ “dĩ Nhu chế Cƣơng” tức lấy Mềm thắng Cứng. Cũng từ năm đó, một nhà sƣ Trung Hoa là Trần Nguyên Tán (Chen yuan Phi) thuộc Bắc phái Thiếu Lâm, tỵ nạn chính trị sang Nhật mới chế biến thêm với võ thuật Thiếu Lâm mà lập thành Jiu Jitsu. Hỏi 19: Căn bản Thuần Nhu của vị sáng tổ Nhu Ðạo Jigoro Kano có giá trị như thế nào? Ðáp: Căn bản Thuần Nhu của Nhu Ðạo không đạt đúng mức, vì vẫn có ít nhiều Cƣơng tính, nên chỉ có giá trị tƣơng đối. Hơn nữa, Nhu chỉ có thể “Hoá giải” chớ không “khắc chế”, trong Nhu phải có một phần sức mạnh (cƣơng) hổ trợ thì mới đạt thành quả và có giá trị cao. Hỏi 20: Môn võ cổ truyền Việt Nam có liên hệ gì tới nền võ hoc. Trung Hoa không? Ðáp: Môn võ cổ truyền Việt Nam vốn ảnh hƣởng từ các ngành võ từ phía Nam Trung Hoa, nên mang nhiều “cƣơng thuật tính”. Và, một khi đã lấy Cƣơng làm căn bản thì trong việc luyện võ bao giờ cũng lấy sức mạnh làm đầu, rất chú trọng tới Nội, Ngoai, Thần Công. Hỏi 21: Cương, Nhu phối triển là gì ? Ðáp:  Cƣơng: Cứng rắn, mạnh bạo, quả quyết.  Nhu: Mềm mại, uyển chuyển, tế nhị.  Phối: (tức là phối hợp) gắn bó, kết hợp, sánh đôi  Triển: (Tức phát triển) nẩy nở, mở mang, lan rộng. Cƣơng nhu phối triển là phối hợp, gắn bó cả hai tính Cƣơng - Nhu để Làm nẩy nở những tinh túy mới, đạt tới mức linh diệu, quyền biến mà vẫn hào hùng, cao cả, rất hiệu lực trong lúc dùng võ và xữ thế. Hỏi 22: Phương pháp té (ngã) của Vovinam như thế nào ? Nó có khác phương pháp té của nhu đạo không ? Và lối té (ngã) của Vovinam dựa trên căn bản Cương hay Nhu ? Ðáp: Phƣơng pháp té của Vovinam đƣợc áp dụng theo “phản lực ngang” trong động lực học để Làm giảm phản lực của sàn đá rắn. Nghĩa là , khi vừa rơi mình xuống sàn ciment, hay đá rắn, ngƣời võ sinh Vovinam co tròn ngƣời lại nhƣ con tôm, cằm chạm ngực, gáy cong vút lên khỏi mặt sàn, đồng thời lăn ngƣời sang ngang hoặc lăn tròn theo chiều dọc của thân thể mà đứng dậy. Khác hẳn với phƣơng pháp té của Nhu Ðạo là khi vừa rơi mình xuống mặt thảm, họ vung hai tay đập mạnh vào mặt thảm với mục đích làm giảm một phần phản lực của mặt thảm. Nhƣng nếu té trên sàn đá rắn mà đập tay nhƣ thế sẽ bị đau đớn hoặc chấn thƣơng ngay. Và, dầu có đập mạnh hai tay cách nào chăng nữa, thân thể của ngƣời đập vẫn còn chịu tới 7,8 phần 10 phản lực của sàn đá rắn, nhƣ thế sẽ không thể nào tránh khỏi nguy hiểm. Và té của Vovinam dựa trên nguyên lý “Cƣơng Nhu phối triển”, dung hòa hai phản lực Cứng và mềm để tạo sự thuận hoà, êm dịu. Hỏi 23: Thế nào là “Cương Nhu phối triển” trong tinh thần ? Ðáp: Cƣơng Nhu phối triển trong tinh thần là biết hoà hợp giữa Cƣơng và Nhu trong đời sống tinh thần, giữa tƣ tƣởng hùng vĩ với tâm hồn dạt dào tình cảm, giữa ý chí mãnh liệt với đức dộ khoan dung, từ ái, giữa nếp sống hào hùng với sự lanh lợi, uyển chuyển, quyền biến, lúc cƣơng, lúc Nhu, lúc vừa cƣơng, vừa Nhu để Hợp với lòng ngƣời và lẽ trời, hầu đạt tới thành công trong công cuộc phục vụ quốc gia, nhân loại. Hỏi 24: Căn bản “Cương”có giá trị, hay căn bản “Nhu” có giá trị ? Ðáp: Cƣơng và Nhu đều có giá trị riêng biệt của nó. Nhƣng muốn có kết qủa cao độ trong võ thuật và võ đạo thì phải có sự tác hợp giữa Cƣơng và Nhu Hỏi 25: Nguyên lý Cương Nhu phối triển của Vovinam có phải là nguyên lý võ học tuyệt đối không ? Ðáp: Nguyên lý “Cƣơng Nhu phối triển” của Vovinam không thể Là nguyên lý võ học tuyệt đối, nhƣng so với các nền võ hoc. Hiện thời, ít ra nó cũng có một giá trị cao nhất. KIẾN THỨC VIỆT VÕ ĐẠO Thi Lên Chuẩn Cao Đẳng Ý THỨC HỆ VIỆT VÕ ĐẠO: Hỏi 1: Tại sao Việt võ Đạo chủ xƣớng Tam Nguyên Luận ? hãy giải thích và chứng minh. Đáp: Việt Võ Đạo chủ xƣớng Tam Nguyên Luận vì 2 lý do: Tam Nguyên Luận hợp với truyền thống tƣ tƣởng của triết học Đông Phƣơng hơn cả - Thái Cực Đồ của Trung Hoa: Âm, Dƣơng, Đạo - Ấn Độ: Brahma: Chủ Tế, Vishmu (Vichmou), Bảo Sinh Thần, Shiva (Civa): Hoại Sinh Thần. Tam Nguyên Luận hòa điệu đƣợc các chiều hƣớng tƣ tƣởng, triết học, trong lúc nhất nguyên luận chỉ có biết một, nhị nguyên luận chỉ biết có hai. Nhất Nguyên Luận: (Monisme): Chủ trƣơng bản thể của vũ trụ chỉ có một nguyênlý duy nhất, một là duy tâm, hai là duy vật. Nhị Nguyên Luận (dualisme): Chủ trƣơng bản thể của vũ trụ tách rời làm hai: tâm và vật, chủ quan và khách quan, phải và quấy, lành và dữ, tốt và xấu, tĩnh và động... Tam Nguyên Luận (théorie ternaire): quan niệm rằng Tâm và Vật, phải và quấy, tốt và xấu, động và tỉnh .. chỉ là hai trạng thái của một sự vật, để khắc chế, điều hòa, bao cung, còn một thể thứ ba nữa. Ví dụ: Trong gia đình, đàn ông và đàn bà thuộc hai trạng thái khác nhau, tình vợ chồng là đạo thể gắn bó, phối hợp, đều hòa, khắc chế, bao dung. HỎI 2: Tại sao định lý đầu tiên của ý thức hệ Việt Võ Đạo là định lý Tam Nguyên ? Hãy giải thích và dẫn chứng. ĐÁP: Sở dĩ ý thức hệ Việt Võ Đạo đề cập tới định lý tam nguyên đầu tiên, vì vấn đề duy tâm luận hay duy vật luận từ xƣa đến nay là vấn đề quan trọng hàng đầu của triết học. Tuy nhiên, ý thức hệ Việt Võ Đạo không nhất thiết chủ trƣơng duy tâm hay duy vật một chiều mà chỉ tổng hợp những ý thức hợp lý nhất. 1. Công nhận Nguyên Lý Tiên Nguyên: là công nhận mỗi sự, mỗi vật đều có cội nguồn, trực cảm từ các chủ thể hữu hình trong mọi cuộc sống, dù lớn dù nhỏ, Việt Võ Đạo liên tƣởng đến một chủ thể siêu hình, bao trùm chi phối tất cả. 2. Công nhận Nguyên Lý Vi Nguyên: là công nhận những nguyên tố nhỏ bé nhất đã tạo ra cuộc sống, nhƣ nguyên tử tế bào... 3. Công nhận Nguyên Lý Quán Nguyên: là công nhận những hợp chất của sự vật đã tạo ra sự sống, nhƣ nƣớc ròng là công thức quán nguyên của thể H2O. HỎI 3: Công nhận nguyên lý tiên nguyên, ý thức hệ Việt võ Đạo có phải là một ý thức hệ duy tâm không? Hãy giải thích và dẫn chứng. ĐÁP: Không phải thế, nguyên lý tiên nguyên công nhận có chủ thể siêu hình, nhƣng qua sự liên tƣởng của các chủ thể hữu hình. Hơn nữa, nguyên lý tiên nguyên nằm trong định lý tam nguyên, mà định lý sau nhắm vào việc giải thích sự cấu tạo của vạn vật. Phái duy tâm trọng về tinh thần. Phái duy vật trọng về vật chất. Sự thật, tinh thần và vật chất cùng có giá trị nhƣ nhau và phải dựa vào nhau để tồn tại. HỎI 4: Định lý Tam Nguyên và Định lý Tam Tạo có những tƣơng quan nào ? Hãy so sánh và phân tích những đồng điểm và dị điểm. ĐÁP: Định Lý Tam Nguyên và Định Lý Tam Tạo có những tƣơng quan mật thiết bổ túc cho nhau, vì: Định lý Tam Nguyên giải thích về Nguyên Lý (nguồn gốc) của sự vật, còn định lý Tam Tạo giải thích về sự cấu tạo. Định lý Tam Nguyên giải thích về mặt tĩnh (bên Ngoài), định lý Tam Tạo giải thích về mặt động (bên trong) Định lý Tam Nguyên giải thích về sự sinh của sự vật, định lý tam tạo giải thích về mặt sự thành. Đồng điểm của 2 định lý trên, là nguyên lý Tiên Nguyên tƣơng tự nhƣ ĐạoThể. Dị điểm là 2 nguyên lý Vi Nguyên và Quán Nguyên hoàn toàn khác hẳn 2 tố Âm, Dƣơng. HỎI 5: Định lý Tam Tạo có thể áp dụng vào thực tế đƣợc không ? Hãy chứng minh bằng những thí dụ. ĐÁP: Định lý Tam tạo rất thích hợp với thực tế, nên lúc nào cũng có thể áp dụng với thực tế. Ví dụ: Một quốc gia có hai mâu thuẩn nội tại, khối thứ ba nhất định sẽ đóng vai tuồng hòa giải hay khắc chế cả hai. Hai khối trên là Âm tố hay Dƣơng tố. Khối thứ ba là Đạo thể. Một thí dụ khác: Tình cảm gia đình là Đạo thể, những phần tử trong gia đình thuộc 2 tố Âm, Dƣơng. Tình gia đình càng sâu, những mâu thuẩn nội tại trong gia đình càng giảm. HỎI 6: Tƣơng quan của định lý thƣờng dịch và định lý miên sinh ra sao ? Hãy phân tích những đồng điểm, dị điểm và điểm liên quan. ĐÁP: Tƣơng quan của định lý thƣờng dịch và định lý miên sinh là: Đồng điểm: Cả hai cùng chú trọng tới tính động của sự vật. Dị điểm: định lý Thƣờng Dịch giải thích về tính Động nhất thời, định lý Miên sinh giải thích về tính Động vĩnh cữu. Điểm liên quan: Thƣờng dịch là trạng thái (bên ngoài), miên sinh là thực chất (bên trong) Ví dụ: Hạt giống gieo xuống đất, nhựa đất, thời tiết, sức ngƣời vun trồng thành cây, cây cho qủa, quả lại cho hạt giống mà tạo nên giòng miên sinh. Nhƣng từ hạt giống thành cây, từ cây cho quả, từ qủa cho hạt giống, đó là sự chuyển hóa, sự chuyển hóa không ngừng là thƣờng dịch. HỎI 7: Định lý thƣờng dịch áp dụng vào sự nhận xét của những tinh vật ra sao ? Hãy đơn cử ví dụ và giải thích . ĐÁP: Một trái núi, thƣờng đƣợc những ngƣời bình thƣờng coi là tĩnh vật, nhƣng nó luôn luôn thay dổi, biến chuyển,. Nhƣng vì đổi thay quá chậm, nên mắt ngƣời thƣờng khôngkịp nhận thấy. ví dụ: Nƣớc mƣa, cát buị soi mòn, những cơn gió mang tới những chất làm băng hoại, động đất làm chuyển dịch hay mất đi... HỎI 8: Luậät Cƣơng Nhu Phối Triển của VOVINAM phù hợp với định lý nào trong ý thức hệ Việt Võ Đạo? Hãy dẫn chứng. ĐÁP: Luật Cƣơng Nhu phối triển phù hợp với tất cả các định lý trong ý thức hệ của Việt Võ Đạo, nhƣng đặc biệt nhất là phản ảnh rõ rệt ý thức hệ của định lý tam tạo. Cƣơng : Dƣơng tố Nhu : Âm tố Phối triển : Đạo thể HỎI 9: Lối nghiêm lễ của VOVINAM có phù hợp với định lý tam tạo trong ý thức hệ Việt võ Đạo và định luật Cƣơng Nhu phối triển trong Việt Võ Học không ? Hãy dẫn chứng. ĐÁP: Rất phù hợp vì: - Bàn tay thép : Cƣơng : Dƣơng tố - Trái tim từ ái : Nhu : Âm Tố - Tinh thần võû đạo : Tính phối triển : Đạo thể HỎI 10: Có thể tóm tắt vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo trong một vài từ ngữ đƣợc không ? Hãy dẫn chứng. ĐÁP: Có thể đƣợc. Về vũ trụ quan, đặc tính của đạo thể là DUNG, tất cả những định lý Tam Nguyên, Tam Tạo, Thƣờng Dịch, Miên Sinh đều có đặc tính DUNG. Về nhân sinh quan, đăc tính DUNG đƣợc thể hiện cả trong bốn nhận định về sự sống, đích sống, tƣơng quan giữa cá nhân với tập thể, đạo sống. Nhƣng dung không chƣa đủ, mà cần Phải DỊCH, tức là luôn luôn biến đổi, thích ứng với mọi điều kiện, mọi trƣờng hợp. Tóm lại, có thể tóm tắt vũ trụ quan và nhân sinh quan Việt Võ Đạo trong hai tiếng DUNG và DỊCH. ĐẶC TÍNH VĂN HÓA TRONG VÕ HỌC VIỆT NAM HỎI 11: Văn hoá là gì ? Có mấy định nghĩa chính ? ĐÁP: Có 2 định nghĩa chính về văn hóa: Văn hóa là phần kết tinh của năng lực con Ngƣời, trong việc sáng tạo ra những điều mới lạ (VĂN) để biến đổi (HÓA) ngoại cảnh và đồng thời cả Tâm, Thân mình nữa. Văn hóa là một tổng hợp những kiến thức những công trình kiến tạo, những cơ cấu xã hội, tôn giáo... biểu thị cho một xã hội. HỎI 12; Vỏ học theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp đƣợc hiểu ra sao ? ĐÁP: - Nếu hiểu theo nghĩa rộng võ học là một ngành sinh hoạt xã hội, và sinh hoạt văn hóa. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, võ học là một ngành học nhƣ mọi ngành học khác, tức tổng hợp những kiến thức và công trình kiến tạo, là văn hóa. HỎI 13: Muốn khẳng định đặc tính văn hoá trong võ học, chúng ta phải tìm hiểu những vần đề gì ? ĐÁP: Chúng ta phải tìm hiểu 3 vấn đề: Vai tuồng võ học trong sinh hoạt văn hóa. Các thời kỳ võ học Võ học Việt Nam hiện nay. HỎI 14: Vai tuồng võ học hiễu theo nghĩa dùng sức mạnh để chế phục ra sao ? ĐÁP: Nếu hiểu theo nghĩa rộng dùng sức mạnh để chế phục, võ học có hai đối tƣợng là thiên nhiên và con ngƣời, và có 2 loại sức mạnh phải vận dụng là sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. HỎI 15: Vai tuồng của võ học nếu hiểu theo nghĩa Kỹ thật dùng sức mạnh để chế phục ra sao ? ĐÁP: Nếu hiểu theo nghĩa Kỹ thuật dùng sức mạnh để chế phục, võ học có 3 phần vụ: Kỹ thuật dụng võ, quan niệm dụng võ và ý thức dụng võ. HỎI 16: Võ học Việt Nam có mấy đặc tính tổng quát ? ĐÁP: Võ học Việt Nam có 3 đặc tính tổng quát: Phản ảnh sinh hoạt thiên nhiên, nhƣ: thế nhảy của Nai, thế bay của Thủy Điểu. Kết tinh thói quen dùng sức mạnh, từ đòn, thế, miếng, tổng hợp thành bài, từ dùng đá mài nhọn thành giáo, gƣơm... Khả năng sáng tạo và paht minh những đòn thề, miếng mới, lấy đốitƣợng nghiên cứu từ những mônvõ du nhập nhƣ: Thiếu Lâm, võ Đang, võ Chiêm Thành, võ Lão Qua,võ Bồn Man, võ Chân Lạp (Cambodge), quyền Anh, quyền Pháp,. Nhu Thuật, Nhu Đạo, Karatedo, Tae Kwondo, Yoga... HỎI 17: Võ học Việt Nam gồm mấy thời kỳ ? Hãy liệt kê. ĐÁP: Võ học Việt Nam gồm 3 thời kỳ chính: Thời kỳ sơ khai, thời kỳ phát triển, và thời kỳ thăng hóa. HỎI 18: Võ học Việt Nam trong thời kỳ sơ khai ra sao ? ĐÁP: Trong thời kỳ sơ khai, võ học Việt Nam có những nét chính nhƣ sau: Về thời gian: đây là thời kỳ võ học dài nhất trong võ học sử, gồm 3,888 năm, từ thời kỳ lập quốc nguyên thủy ( trƣớc Công Nguyên) tới hết nhà Tiền Lê (1009) Về đặc tính: Phản ánh các kinh nghiệm và cảm hứng trong các nhu cầu đấu tranh để sinh tồn, nhất là với thiên nhiên; gió, bảo, sấm, sét, lửa, nƣớc... Ảnh hƣởng tới các bộ môn nghệ thuật: Điêu khắc: Biểu diễn từng thế võ trên các hình ngƣời, vật và đồ vật. Vũ: Xuất quân, khao quân, luyện quân... Nhạc: trống trận, các điệu hò, hành quân, thúc quân, sáp chiến. Họa: Ngƣời và vật dụng, vật luyện võ, diễn võ, dụng võ. Văn Thơ: du nhập triết lý Nho, Đạo, Phật vào võ học. HỎI 19: Vỏ học Việt Nam trong thời kỳ triển khai ra sao? ĐÁP: Trong thời kỳ triển khai, võ học Việt Nam vó những nét chính nhƣ sau: Về thời gian: Dài 935 năm, từ thời nhà Lý 91010) đến hết thời Pháp - Nhật thuộc (1945). Về đặc tính: du nhập, phối hợp, biến chế hầu hết các ngành võ học nổi tiếng trên thế giới nhƣ: Thiếu Lâm, Võ Đang, Sơn đông, QuyềnAanh, Quyền Pháp, Nhu Thuật, Nhu Đạo... Về Thái dụng: võ dân tộc đƣợc phối hợp, kết tinh với võ du nhập thành VOVINAM. HỎI 20: Võ học Việt Nam trong thời kỳ thăng hoá ra sao ? Đáp: Trong thời kỳ thăng hóa, võ học Việt Nam có những nét chính. Về thời gian: từ 1946 đến nay. Về đặïc tính: Phát động đƣợc phong trào học võ Tự vệ (Vovinam nhập môn) trên toàn quốc. Hệ thống hóa thành môn phái. Hình thành và lập thành Việt Võ Đạo. HỎI 21: Có mấy đặc tính văn hoá trong võ học Việt Nam hiện nay ? ĐÁP: Có 2 đặc tính văn hóa trong võ học Việt Nam hiện nay: Thấm nhuần dân tộc tính Tiềm ẩn tổng hợp tính. HỎI 22: Tại sao Võ học Việt Nam thầm nhần dân tộc tính ? Hãy giải thích. ĐÁP: Võ học việt Nam thầm nhầu dân ộc tính vì có tinh thần tự cƣờng và sáng kiến chế biến, nên không bị lệ thuộc hoàn toàn vào nhiều nguồn võ học du nhập nhƣ những quốc gia không có một nền võ học riêng trong các bộ môn; đô vật, kiếm, côn quyền. HỎI 23: Tại sao Võ học Việt Nam tiềm ẩn tổng hợp tính. Hãy giải thích. ĐÁP: Võ học Việt Nam tiềm ẩn tổng hợp tính, vì biết thâu thái những tinh hoa du nhập, nhƣng bảo vệ và phát huy đƣợc những tinh hoa văn hóa truyền thống: Về võ thuật: Học hỏi, chiêm nghiệm, thâu thái tinh hoa võ học nƣớc ngoài, nhƣng lƣợc bỏ, chế biến, hóa giải thành những đòn thế,miếng thích hợp với tạng thể ngƣời Việt. Về triết học: Tổng hợp đƣợc tinh hoa Nho, Đạo, Phật thành truyền thống tam giáo Việt Nam. Về y lý: Hòa diệu thuốc Bắc (cơ thể học, châm cứu học) với thuốc Nam. Về Binh pháp: Đƣa võ học vào chiến tranh, lập ra binh pháp riêng, nhƣ binh pháp Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng đạo...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfly_thuyet_thi_thang_cap_tu_ve_viet_vo_dao_lam_dai_9364.pdf
Tài liệu liên quan