Đặc điểm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang

Với kết quả khảo sát 543 bệnh nhi TBS trong 3 năm tại BV Kiên Giang, chúng tôi có một số kết luận: Tuổi đến khám đa số ở lứa tuổi nhỏ, với bệnh cảnh nhiễm trùng hô hấp, nhưng cũng có 24% trẻ đến ở lứa tuổi trên 6 tuổi với 4 ca đã quá chỉ định can thiệp. Gần một phần năm số trẻ có tật bẩm sinh khác kèm theo, trong đó nhiều nhất là hội chứng Down. Loại TBS không tím chiếm đa số, hầu hết là TBS không tím có luồng thông trái-phải, thông liên thất chiếm tỉ lệ nhiều nhất. 71% trẻ TBS không tím có luồng thông trái-phải đã có TAĐMP. Gần 50% số trẻ bị suy dinh dưỡng và 15% suy tim. Qua đó chúng tôi nhận thấy: số lượng bệnh nhi TBS tại BV Kiên Giang khá đông, chúng ta vẫn đang phải điều trị nội khoa nhiều trường hợp TBS với các biến chứng TAĐMP, suy dinh dưỡng, suy tim, Vì thế, chỉ định siêu âm tim tiền sản thường qui, tầm soát, phát hiện TBS để có hướng xử trí phù hợp, quản lý ngay sau khi sinh là rất cần thiết. Việc tái khám, kiểm tra siêu âm tim định kỳ, theo dõi sát diễn tiến các trường hợp TBS là hết sức quan trọng. Đặc biệt, phát triển lớn mạnh các chương trình điều trị triệt để đã được triển khai, can thiệp kịp thời ngay khi có chỉ định, nhằm hạn chế biến chứng, giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhi TBS, đồng thời góp phần giảm tải cho tuyến trên là vấn đề cấp thiết và phát triển lâu dài.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 21 ĐẶC ĐIỂM BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG Trương Bích Thủy*, Văng Kiến Được* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định số lượng - tỉ lệ các loại bệnh tim bẩm sinh (TBS), tỉ lệ một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và biến chứng ở trẻ em bệnh TBS khám-điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Kiên giang (BVĐKKG). Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả:,Khảo sát 543 bệnh nhi tim bẩm sinh (sơ sinh đến 15 tuổi), từ tháng 1 - 2009 đến tháng 10-2011, cho kết quả như sau: tỉ lệ nam: nữ là 1,04:1. 60% trẻ TBS đến khám ở tuổi dưới 36 tháng. 17,3% có kèm dị tật khác, trong đó 8,1% là hội chứng Down. 87,7% có tuổi mẹ lúc mang thai là 18-35 tuổi. 55% trẻ đến khám vì ho, khò khè kéo dài. 54,5% có viêm phổi kèm theo. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là tiếng tim bất thường (87%). Phân loại có 17,5% TBS tím, 82,5% TBS không tím, trong đó TBS không tím có luồng thông trái-phải là 74%. Loại TBS nhiều nhất là thông liên thất 39,6%, thông liên nhĩ 13,6%, còn ống động mạch 13,4%, tứ chứng Fallot 9,9%. Biến chứng thường gặp nhất là TAĐMP 57%, suy dinh dưỡng 47%; suy tim 14,7%. 414 trẻ có chỉ định can thiệp, trong đó 125 trẻ đã được phẫu thuật tại bệnh viện Kiên giang. Kết luận: Số lượng bệnh nhi TBS khá nhiều, đa số là TBS không tím với các biến chứng TAĐMP, suy dinh dưỡng, và bệnh cảnh nhiễm trùng hô hấp kèm theo. Phần lớn bệnh nhi có chỉ định điều trị can thiệp, một số đã được phẫu thuật tại BV Kiên giang. Từ khóa: tim bẩm sinh, trẻ em ABSTRACT CHARACTERISTICS OF CONGENITAL HEART DISEASE IN CHILDREN AT THE KIEN GIANG HOSPITAL Truong Bich Thuy, Vang Kien Duoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 21 - 26 Objectives: To determine the number, the rate of congenital heart disease (CHD), the rate of epidemiology, clinical characteristics, and of common complications in CHD children who were treated at the pediatric department at Kien giang Hospital. Methods: Cross-sectional descriptive study. Results: From January, 2009 to October, 2011, there were 543 cases CHD of children from neonatal to 15 years old. The male: female ratio was 1.04:1. 60% of them were under 36 months; 17.3% was accompanied by other malformations of which 8.1% Down syndrome. 87.7% mothers aged from 18 to 35 years. The rate of cough and wheezing lasting was 55%. The rate of pneumonia was 54.5%. Clinical symptom most commonly was abnormal heart sound (87%). Acyanotic CHD made up 82.5% which 74% the left-to-right shunt lesions. The rate of ventricular septal defect, atrial septal defect, patent ductus arteriosus and tetralogy of fallot were 39.6%, 13.6%, 13.4% and 9.9%. The rate of pulmonary artery hypertension (PAH), malnutrition and heart failure were 57%, 47% and 14.7%. 414 patients needing surgery in which 125 patients who had surgery at the Kien Giang hospital. * Khoa Nhi - BV ĐK Kiên Giang Tác giả liên lạc: BS. CKII. Trương Bích Thủy ĐT: 0913871172 Email: thuykg0611@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 22 Conclusions: There were many CHD children, most of them were acyanotic CHD had complications such as PAH, malnutrition, and accompanied by respiratory tract infection. The majority of patients needing surgery, one-third of them who had surgery at the Kien giang hospital. Keywords: congenital heart disease, children ĐẶT VẤN ĐỀ Tim bẩm sinh (TBS) là dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra ngay từ lúc còn ở thời kỳ bào thai. Đây là một trong những loại bệnh bẩm sinh, chiếm khoảng 0,7-0,8% tổng số trẻ sơ sinh lúc chào đời. Diễn tiến bệnh TBS phức tạp, thường dẫn đến các biến chứng suy hô hấp, suy tim, suy dinh dưỡng..., ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển của trẻ, góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong ở bệnh nhi. Trên thế giới đã có những thống kê về tim bẩm sinh trong cộng đồng, ở các bệnh viện, các trung tâm nhi khoa, trung tâm tim mạch(3,4,7),Ở Việt Nam, chưa có công trình công bố các số liệu về tần suất tim bẩm sinh trong cộng đồng, chỉ có một số dữ kiện về tim bẩm sinh trong bệnh viện như: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Viện Nhi Trung ương, Viện tim thành phố Hồ Chí Minh(10,14), Tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, số bệnh nhi có bệnh tim bẩm sinh đến khám và có chỉ định điều trị can thiệp chiếm số lượng không ít. Hiện tại, với sự giúp đỡ của tuyến trên (Bệnh viện Chợ Rẫy), bệnh viện đã thực hiện điều trị triệt để một số bệnh tim bẩm sinh bằng phẫu thuật và trong thời gian tới sẽ triển khai thêm thông tim can thiệp. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát đặc điểm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em tại bệnh viện, giúp các thầy thuốc lâm sàng có cái nhìn bao quát hơn, có thêm các dữ kiện lâm sàng cụ thể hơn với những thống kê thực tế. Từ đó, góp phần cho tiến trình hoạch định kế hoạch phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh kịp thời, có hiệu quả; phát triển lớn mạnh các chương trình điều trị can thiệp, nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhi được chẩn đoán xác định TBS bằng siêu âm tim doppler màu, khám-điều trị tại khoa Nhi-BV ĐK Kiên giang từ 01-2009 đến 10-2011. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Xử lý dữ liệu: Xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0, xác định tỉ lệ, trung bình theo mục tiêu cụ thể, dùng phép kiểm Chi-Square (χ 2 ), mức ý nghĩa p < 0,05. KẾT QUẢ Trong 3 năm, ghi nhận 543 trường hợp (ca) đưa vào lô nghiên cứu với các đặc điểm sau: Đặc điểm dịch tễ Giới tính Nam: 278 ca, chiếm 51%. Nữ: 265 ca, chiếm 49%. Tỉ lệ nam:nữ=1,04:1. Tuổi Tuổi trung bình 44,83 ± 41,81 tháng (sơ sinh- 15 tuổi), trong đó: Sơ sinh: 85 ca – 15,7%. 1-36 tháng: 238 ca – 43,8%. 36-72 tháng: 89 ca – 16,4%. Trên 72 tháng: 131 ca – 24%. Nơi cư ngụ Nơi cư ngụ phân bố rải rác ở khắp các huyện, thị. Tuổi của mẹ lúc mang thai Trung bình 26,26 ± 5,31 tuổi (17-40 tuổi), trong đó: Dưới 18 tuổi: 11ca – 2%. 18-35 tuổi: 476 ca – 87,7%. Trên 35 tuổi: 56 ca – 10,3%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 23 Đặc điểm lâm sàng Tiền sử Bảng 1. Đặc điểm tiền sử bệnh nhi TBS Đặc điểm Sốca (n=543) Tỉlệ (%) Cân nặng lúc sinh: ≥2.500g 381 70,2 <2.500g 162 29,8 Tuổi thai Đủ tháng 381 70,2 Thiếu tháng 162 29,8 Phát hiện TBS lúc <2 tháng 85 15,7 2-12 tháng 273 48,3 13-36 tháng 113 20,8 37-72 tháng 65 12,0 > 72 tháng 13 2,4 Có dị tật khác 94 17,3 Triệu chứng thường có trong tiền sử: Ho, khò khè 203 37,4 Tím 98 18,0 Mệt 74 13,6 - 94 ca (17%) có dị tật khác kèm theo, trong đó 44 ca (8,1%) là hội chứng Down. Lý do đến khám bệnh - Ho, khò khè kéo dài: 298 ca – 54,9%. - Thở mệt, thở bất thường: 102 ca – 18,8%. - Gia đình thấy trẻ không khỏe: 72 ca – 13,3%. - Tím môi, tay, chân: 46 ca – 8,5%. - Lồng ngực bất thường: 25 ca – 4,6%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng thường gặp Triệu chứng Số ca (n = 543) Tỉ lệ (%) Tiếng tim bất thường 478 87,1 Tím 119 21,9 Ổ đập bất thường ở ngực 89 16,4 Biến dạng lồng ngực 81 14,9 Các bệnh khác kèm theo 390 ca (71%) có bệnh khác kèm theo, trong đó viêm phổi là 298 ca (54,9%). Các loại bệnh tim bẩm sinh Chẩn đoán xác định các loại bệnh TBS dựa trên kết quả siêu âm tim doppler màu, một số trường hợp kết hợp với kết quả chụp MSCT, kết quả thông tim. Có 95 ca (17,5%) TBS tím và 448 ca (82,5%) TBS không tím, trong đó TBS không tím có luồng thông trái-phải là 405 ca (74%). Bảng 3: Các loại bệnh TBS Loại bệnh Số ca (n=543) Tỉ lệ (%) Thông liên thất 215 39,6 Thông liên nhĩ 74 13,6 Còn ống động mạch 73 13,4 Tứ chứng Fallot 54 9,9 TBS tím, kết hợp phức tạp 31 5,7 TBS không tím, kết hợp 31 5,7 Hẹp Động mạch phổi 24 4,4 Kênh nhĩ thất 18 3,3 Thất phải 2 đường ra + TLT 10 1,8 Hẹp eo Động mạch chủ 10 1,8 Bệnh cơ tim, van tim bẩm sinh 9 1,7 Các biến chứng thường gặp Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) Trong tổng số 543 ca TBS có 310 ca TAĐMP, chiếm 57,1%, trong đó: TAĐMP nhẹ: 131 ca – 24,2%. TAĐMP trung bình: 98 ca – 17,7%. TAĐMP nặng: 81 ca – 15,2%. Trong 405 ca TBS không tím với luồng thông trái-phải có 290 ca TAĐMP, chiếm 70,8%. Các biến chứng khác Suy dinh dưỡng: 258 ca – 47,5%. Suy tim: 80 ca – 14,7%. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: 6 ca – 1,1%. Phức hợp Eisenmenger: 4 ca – 0,7%. Một số đặc điểm trong các nhóm TBS Nhóm TBS tím Bảng 4: Tuổi của mẹ khi mang thai ở 2 nhóm: TBS tím và không tím Nhóm TBS Nhóm tuổi mẹ 35 tuổi Tím 4ca-4,2% 75ca-78,9% 16ca-16,8% K.tím 7ca-1,6% 401ca-89,5% 40ca-8,9% Nhận xét: có tương quan giữa tuổi của mẹ khi mang thai ở 2 nhóm tuổi dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi với TBS tím (P=0,014). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 24 Nhóm TBS không tím, có luồng thông trái- phải Trong 405 ca ở nhóm TBS không tím với luồng thông trái-phải có 83 ca có dị tật khác kèm theo, trong đó 39 ca là hội chứng Down, chiếm 46%. Bảng 5: Tương quan giữa các loại bệnh TBS và tật bẩm sinh khác kèm theo Loại TBS H/C Down (39 ca) Tật bẩm sinh khác (44 ca) Thông liên nhĩ 20ca-95,2% 1ca-4,8% Kênh nhĩ thất 5ca-83,3% 1ca-16,7% Thông liên thất 5ca-15,2% 28ca-84,8% TBS K.tím kết hợp 5ca-45,5% 6ca-54,5% Còn ống động mạch 4ca-33,3% 8ca-66,7% Nhận xét: có sự tương quan thuận giữa Thông liên nhĩ, Kênh nhĩ thất với hội chứng Down: tỉ lệ bệnh thông liên nhĩ, kênh nhĩ thất có hội chứng Down kèm theo nhiều hơn tật bẩm sinh khác (P=0,0001). Bảng 6: So sánh một số đặc điểm của nhóm có TAĐMP và chưa TAĐMP Đặc điểm Có TAĐMP 290 ca Chưa TAĐMP 115 ca Giá trị P(χ2) Lý do đến khám Ho, khò khè 181ca 70ca 0,0001 Thở mệt 64ca 1ca Khác 45ca 44ca Bệnh kèm theo Viêm phổi 254ca 90ca 0,018 Khác 36ca 25ca Suy dinh dưỡng Có SDD 138ca 21ca 0,0001 Không SDD 152ca 94ca Suy tim Có suy tim 46ca 1ca 0,0001 Không suy tim 244ca 114ca Nhận xét: Tình trạng TAĐMP có tương quan thuận với: Tỉ lệ bệnh nhi đến khám vì ho khò khè, tỉ lệ bệnh viêm phổi kèm theo, biến chứng suy dinh dưỡng và biến chứng suy tim. Điều trị 414 ca có chỉ định can thiệp ngay tại thời điểm đến khám (75,9%),125 ca chưa có chỉ định can thiệp (23,4%) và 4 ca đã quá chỉ định can thiệp điều trị ngoại (0,7%). Bảng 7: Điều trị can thiệp Điều trị Số ca (n=543) Tỉ lệ (%) Có chỉ định can thiệp: 414 75,9 -Chuyển tuyến trên 269 49,5 -PT tại BV KG 145 26,4 Chưa có chỉ định can thiệp (Đang tái khám tại BV KG) 125 23,4 Quá chỉ định can thiệp 4 0,7 BÀN LUẬN Khảo sát 543 ca tim bẩm sinh nhi, chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ bệnh ở nữ tương đương với nam: 1,04: 1. Đặc điểm này tương tự trong y văn(7,3,9), các số liệu tổng kết và ghi nhận ở một số nghiên cứu khác như Viện Tim TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhi đồng I(11), tác giả Vũ Minh Phúc: tỉ lệ này là 1:1(14), tác giả Alabdugader: 1,05:1(1). Tuổi đến khám tập trung khá nhiều ở nhóm dưới 36 tháng (60%), là nhóm tuổi nhập viện phổ biến trong các nghiên cứu về TBS. Nhưng tuổi trung bình của dân số trong nghiên cứu này là 44,83 tháng và đặc biệt có 131 ca (24%) đến khám ở lứa tuổi trên 6 tuổi (trong đó có 4 ca đã quá chỉ định can thiệp phẫu thuật), cao hơn so với một số nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và nước ngoài(1,4,14). Đặc điểm này cho thấy ở một nhóm dân số, sức khỏe của trẻ chưa được quan tâm, có thể do điều kiện thực tế tại địa phương: trình độ dân trí còn hạn chế, phương tiện đi lại chưa thuận tiện, kinh tế khó khăn, mạng lưới y tế cơ sở chưa được phát huy, phương tiện chẩn đoán, theo dõi bệnh còn thiếu. Trong nghiên cứu này có 29,8% trẻ sinh thiếu tháng và cân nặng thấp dưới 2.500g. Theo số liệu, chúng tôi chưa thấy rõ mối liên quan giữa tuổi thai và cân nặng lúc sinh (CNLS) với tần suất bệnh và biến chứng. Nhưng, trên thực tế, CNLS thấp và thai thiếu tháng góp phần gây khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị cho trẻ, là yếu tố các bác sĩ lâm sàng cần quan tâm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 25 Tuổi lúc phát hiện TBS trung bình là 18,7 tháng. Phần lớn trẻ được phát hiện TBS trong vòng 12 tháng tuổi (358 ca-64%). Thống kê này tương tự một số nghiên cứu tại BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và một số tác giả nước ngoài(4,7,14). Điều này cho thấy có tiến triển tốt hơn trong chẩn đoán sớm bệnh TBS, nhưng vẫn còn hạn chế vì số bệnh nhi được chẩn đoán trong thai kỳ và sơ sinh chưa nhiều, đồng thời chúng ta cũng chưa chủ động thực hiện được những nghiên cứu tầm soát trong cộng đồng. Qua kiểm định, nhận thấy trong nhóm TBS tím: tỉ lệ mẹ mang thai ở tuổi trên 35 tuổi nhiều hơn nhóm tuổi 18 - 35 tuổi. 94 ca (17%) trong lô nghiên cứu có dị tật khác kèm theo, trong đó nhiều nhất là hội chứng Down. Theo y văn, Down là dị tật bẩm sinh thường kết hợp nhất với TBS(5,14,15). Qua kiểm định và phân tích, nhận thấy tỉ lệ bệnh Thông liên nhĩ, Kênh nhĩ thất có hội chứng Down kèm theo nhiều hơn các các loại TBS khác và tật bẩm sinh khác. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác cũng ghi nhận tương tự: theo Daniel: tỉ lệ trẻ có hội chứng Down trên tổng số trẻ TBS là 10,7%(3), theo Vid VL: trong số những trẻ TBS có dị tật khác kèm theo thì 54% là hội chứng Down(13). 205 ca (37,4%) có tiền sử thường ho khò khè, trong đó 70% là trẻ dưới 36 tháng. Đây là đặc điểm chung của bệnh nhân TBS, đặc biệt là nhóm TBS có luồng thông trái – phải(4,7,14). Vì vậy, tỉ lệ trên là đáng lưu ý với các bác sĩ lâm sàng trong quá trình điều trị, tiên lượng bệnh, và cho các chỉ định cận lâm sàng kịp thời để tầm soát TBS, dị tật hệ mạch máu, hô hấp. Phần lớn lý do gia đình đưa trẻ đến khám là ho khò khè và dấu hiệu thở không bình thường (54,9% + 18,8%). Đồng thời đa số bệnh kèm theo là viêm phổi. Ghi nhận này tương tự y văn và những nghiên cứu khác(4,7,8,10,11), ghi nhận rằng nhiễm trùng hô hấp dưới và suy tim đi song hành với nhau ở trẻ TBS.. Trên cơ địa trẻ TBS, nhiễm trùng hô hấp sẽ phức tạp hơn bởi vì suy hô hấp sẽ thúc đẩy suy tim nặng thêm và đó cũng lại là điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng hô hấp tái phát. Vì vậy, với bệnh nhi TBS, nhất là TBS có luồng thông trái-phải, đến khám- có triệu chứng ở đường thở, cần luôn nghĩ đến nhiễm trùng hô hấp. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là tiếng tim bất thường (87,1%) và/ hoặc tím (21,9%). Điều này đáng lưu ý với các bác sĩ lâm sàng để có chỉ định cận lâm sàng kết hợp kịp thời phát hiện TBS. Thống kê phân loại bệnh TBS cho thấy nhiều nhất là thông liên thất (39,6%), kế đến là thông liên nhĩ (13,6%), còn ống động mạch (13,4%), tứ chứng Fallot (9,9%). Số liệu này giống như trong y văn và tương tự các thống kê của nhiều nơi khác(11), tác giả Phạm Nguyễn Vinh: thông liên thất 35%(10), tác giả Vũ Minh Phúc: thông liên thất 28-40%(14), tác giả Daniel: thông liên thất 30- 36%(3), tác giả Myung K. Park: thông liên thất 29- 35%(9). Đặc biệt, có 405 ca chiếm 74% thuộc loại TBS không tím có luồng thông trái – phải. Đây là số liệu quan trọng giúp bệnh viện trong định hướng sắp tới về điều trị can thiệp TBS. Biến chứng thường gặp nhất là TAĐMP. Đặc biệt, trong nhóm TBS không tím có luồng thông trái-phải đã có 290 ca TAĐMP, chiếm 71%, và trong nhóm này, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa dấu hiệu TAĐMP và lý do đến khám là ho khò khè, bệnh viêm phổi kèm theo, tình trạng suy dinh dưỡng, suy tim. Hầu hết bệnh nhi TAĐMP đều có ho khò khè, viêm phổi. Trẻ có TAĐMP bị suy dinh dưỡng, suy tim nhiều hơn hẳn trẻ chưa TAĐMP. Ghi nhận này phù hợp với y văn và các nghiên cứu khác(1,3,7,10,14,15). Điều này cho thấy trẻ TBS có TAĐMP bị ảnh hưởng lên quá trình phát triển về mọi mặt. Đây là dấu hiệu cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình quản lý, theo dõi, tái khám cho bệnh TBS. Trong tổng số 543 ca TBS có 269 ca (49,5%) cần chuyển lên tuyến trên vì tổn thương phức tạp, bệnh nhân quá nhỏ, hoặc có kèm dị tật, bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 26 lý khác; có 4 ca quá chỉ định can thiệp vì đã tiến triển đến phức hợp Eisenmenger. Số còn lại (50%), với 145 ca có chỉ định can thiệp, qua hơn hai năm triển khai chương trình phẫu thuật tim tại BV Kiên giang, bệnh viện đã phẫu thuật được trên 80% và đang tiếp tục phẫu thuật. Song song đó, số bệnh nhi TBS chưa có chỉ định can thiệp (125 ca) vẫn được quản lý, tái khám kiểm tra định kỳ, theo dõi để kịp thời can thiệp đúng thời điểm cần thiết. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT Với kết quả khảo sát 543 bệnh nhi TBS trong 3 năm tại BV Kiên Giang, chúng tôi có một số kết luận: Tuổi đến khám đa số ở lứa tuổi nhỏ, với bệnh cảnh nhiễm trùng hô hấp, nhưng cũng có 24% trẻ đến ở lứa tuổi trên 6 tuổi với 4 ca đã quá chỉ định can thiệp. Gần một phần năm số trẻ có tật bẩm sinh khác kèm theo, trong đó nhiều nhất là hội chứng Down. Loại TBS không tím chiếm đa số, hầu hết là TBS không tím có luồng thông trái-phải, thông liên thất chiếm tỉ lệ nhiều nhất. 71% trẻ TBS không tím có luồng thông trái-phải đã có TAĐMP. Gần 50% số trẻ bị suy dinh dưỡng và 15% suy tim. Qua đó chúng tôi nhận thấy: số lượng bệnh nhi TBS tại BV Kiên Giang khá đông, chúng ta vẫn đang phải điều trị nội khoa nhiều trường hợp TBS với các biến chứng TAĐMP, suy dinh dưỡng, suy tim,Vì thế, chỉ định siêu âm tim tiền sản thường qui, tầm soát, phát hiện TBS để có hướng xử trí phù hợp, quản lý ngay sau khi sinh là rất cần thiết. Việc tái khám, kiểm tra siêu âm tim định kỳ, theo dõi sát diễn tiến các trường hợp TBS là hết sức quan trọng. Đặc biệt, phát triển lớn mạnh các chương trình điều trị triệt để đã được triển khai, can thiệp kịp thời ngay khi có chỉ định, nhằm hạn chế biến chứng, giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhi TBS, đồng thời góp phần giảm tải cho tuyến trên là vấn đề cấp thiết và phát triển lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alabdulgader AA (2008) “Congenital heart disease in Saudi Arabia: current epidemiology and future projections”. Eastern Mediterranean Health Journa. pp.157 2. Bernstein D (2011). “Congenital malformation syndrome associated with CHD”. Nelson textbook of pediatrics. Churchill Livingstone. pp.1859. 3. Bernstein D (2011). “Congenital heart disease”. Nelson textbook of pediatrics. Elsevier. pp.1732-1848 4. Dilber D, Maloic I (2010). “Spectrum of Congenital heart disease in Crotia”. European Juornal of Pediatrics. 169(5): pp.543-550. 5. Fyler. DC (2006). “Congenital heart disease”. NADAS Pediatric Cardiology. Saunders Elsevier. pp. 1276-1392 6. Lewis RA (2007). “Down syndrome”. Medical Encyclopedia 7. Marelli AJ, Mackie AS (2007) “Congenital heart disease in population”. Circulation. 115: 163-172 8. Nguyễn Thị Thanh Lan (2008). “Suy tim ở trẻ em”. Nhi khoa chương trình đại học. Nhà xuất bản Y học. Tập 2. Tr. 68-93. 9. Park MK. (2008). “Specific Congenital heart disease”. Pediatric Cardiology. Mosby. Pp. 129-263. 10. Phạm Nguyễn Vinh, Đào Hữu Trung (2008). “Bệnh tim bẩm sinh”. Bệnh học tim mạch. Nhà xuất bản Y học. Tr. 389-538 11. Số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 1.; Viện tim TP.HCM; Bệnh viện Nhi Trung ương. 12. Van Borm T, Zomer AC (2011). “The changing epidemiology of Congenital heart disease”. Nature Reviews Cardiology 8: pp.50-60 13. Vid VL, Barnoya J (2005). “Congenital heart disease in children with Down syndrome in Guatemala”. Cardiol young. 15(3). pp.286-290 14. Vũ Minh Phúc, Hoàng Trọng Kim (2008) “Bệnh tim bẩm sinh”. Nhi khoa chương trình đại học. Nhà xuất bản Y học. Tập 2. Tr. 43-67. 15. Webb GD, Smallhorn JF (2011). “Congenital heart disease”. Braunwald s HEART DISEASE: A textbook of cardiovascular medicine. Elsevier. pp. 1412-1464

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_benh_tim_bam_sinh_o_tre_em_tai_benh_vien_da_khoa_ki.pdf
Tài liệu liên quan