Từ các kết quả trên, nhóm tác giả đưa thêm vài số liệu
minh họa để so sánh hiệu năng hoạt động giữa công nghệ
LoRa và các công nghệ không dây phổ biến khác sử dụng
trong lĩnh vực IoT như Bluetooth, ZigBee, Wi-Fi được thể
hiện ở Bảng 4 [8].
Số liệu ở Bảng 4 cho thấy, công nghệ LoRa rất phù hợp
với các ứng dụng tầm xa khi vùng phủ sóng đạt được từ
3 – 15 km và mức tiết kiệm năng lượng cao với dòng tiêu
thụ đỉnh chỉ 28 mA so với các giao thức không dây còn lại.
Khoảng cách hoạt động xa và tiết kiệm năng lượng có thể
coi là ưu điểm lớn nhất của công nghệ không dây LoRa
mang lại nhờ vào công nghệ điều chế CSS (Chirp spread
spectrum). Tốc độ bit của công nghệ LoRa là thấp nhất,
chính điều này mạng LoRa lại rất thích hợp để truyền tải
các dữ liệu như tín hiệu điều khiển, dữ liệu cảm biến trong
các ứng dụng IoT và không thích hợp cho việc truyền tải
dữ liệu lớn như hình ảnh hay video. Ngoài ra, số lượng thiết
bị đầu cuối kết nối tối đa 10,000 node đủ để triển khai các
mô hình không dây số lượng lớn với LoRa.
4 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mạng không dây LoRa cho ứng dụng IOT tầm xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 Trần Văn Líc, Lê Hồng Nam
MẠNG KHÔNG DÂY LoRa CHO ỨNG DỤNG IoT TẦM XA
LoRa WIRELESS NETWORK FOR AN LONG-RANGE IoT APPLICATION
Trần Văn Líc, Lê Hồng Nam
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng; tvlic@dut.udn.vn, lehongnam@dut.udn.vn
Tóm tắt - LoRa (Long Range) là một chuẩn không dây mới trong
những năm gần đây, được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng mạng
diện rộng công suất thấp (LPWAN), dùng để kết nối các thiết bị với
băng thông thấp, tập trung vào hiệu quả về vùng phủ và điện năng.
Những đặc điểm này của LoRa rất có tiềm năng cho số lượng lớn
các ứng dụng Internet of Things (IoT) hiện nay, đặc biệt rất phù hợp
cho các ứng dụng IoT tầm xa. Đã có nhiều bài báo thực hiện mô
phỏng phân tích giao thức truyền không dây tầm xa LoRa, trong khi
đó việc đánh giá triển khai ứng dụng cụ thể vẫn còn nhận được ít sự
chú ý. Trong bài báo này, chúng tôi thực hiện thiết lập thông số LoRa
ứng với các khoảng cách khác nhau trong mô hình IoT sử dụng
mạng không dây LoRa, qua đó đánh giá được khả năng hoạt động
thực tế cho mạng LoRa cho ứng dụng IoT tầm xa.
Abstract - LoRa (Long Range) is a new wireless standard in recent
years, specially designed for Low-Power Wide-Area Network
(LPWAN). It provides low bandwidth and focuses on long range
and energy efficiency. These features of LoRa help it have high
potential for a large number of Internet of Things (IoT) applications,
especially for Long-Range IoT applications. Various research
papers have already reported on simulation and performance
analysis of LoRa wireless network, while performance analysis for
specific applications has not yet received enough attention. In this
paper, we establish LoRa parameters that operate with diffirent
distances in the IoT model based LoRa wireless network, thereby
evaluate the real operation of LoRa wireless network for long-range
IoT applications.
Từ khóa - LPWAN; LoRa; LoRaWAN; Internet of Things; Wireless
network.
Key words - LPWAN; LoRa; LoRaWAN; Internet of Things;
Wireless network.
1. Đặt vấn đề
LoRa là một công nghệ không dây được phát triển để cho
phép truyền tốc độ dữ liệu thấp trên một khoảng cách lớn bởi
các cảm biến và bộ truyền động cho M2M và IoT cũng như
các ứng dụng IoT. LoRa hướng tới các kết nối M2M ở
khoảng cách lớn. Nó có thể hỗ trợ liên lạc ở khoảng cách lên
tới 15 – 20 km, với hàng triệu node mạng [1]. Nó có thể hoạt
động trên băng tần không phải cấp phép, với tốc độ thấp từ
0,3kbps đến khoảng 30kbps [2]. Với đặc tính này, mạng
LoRa phù hợp với các thiết bị thông minh trao đổi dữ liệu ở
mức thấp nhưng duy trì trong một thời gian dài. Thực tế các
thiết bị LoRa có thể duy trì kết nối và chia sẻ dữ liệu trong
thời gian lên đến 10 năm chỉ với năng lượng pin.
Một mạng LoRa có thể cung cấp vùng phù sóng tương
tự như của một mạng di động. Trong một số trường hợp,
các ăng-ten Lora có thể được kết hợp với ăng-ten di động
khi các tần số là gần nhau, do đó giúp tiết kiệm đáng kể chi
phí. Công nghệ không dây LoRa được đánh giá là lý tưởng
để sử dụng trong một loạt các ứng dụng, bao gồm: định
lượng thông minh, theo dõi hàng tồn kho, giám sát dữ liệu
của máy bán hàng tự động, ngành công nghiệp ô tô, các
ứng dụng tiện ích và trong bất cứ lĩnh vực nào mà cần báo
cáo và kiểm soát dữ liệu.
LoRaWAN hoạt động trong dải ISM được cấp miễn
phí. Chuẩn băng tần ISM được dành cho bằng tần vô tuyến
ngành công nghiệp, khoa học và y tế. Tại Mỹ sử dụng băng
902-928MHz, Châu Âu là 868 MHz [3].
Với những ưu điểm vượt trội LoRa mang lại, trên thế giới
đã ứng dụng chuẩn không dây LoRa mới này thay thế cho
chuẩn không dây cũ vào rất nhiều ứng dụng outdoor hoặc
indoor trước đó như Smart Campus, Smart Home, Smart
Parking, Air Pollution Monitoring, ... Các công ty linh kiện
điện tử cũng bắt đầu nhập về các module LoRa để cung cấp
cho các ứng dụng về mạng LoRa. Xuất hiện nhiều mô hình
thành công trong việc áp dụng vào nông nghiệp, cụ thể là các
nhà kính, các hệ thống tưới thông minh,
Khảo sát một số nghiên cứu gần đây cho thấy, đã có các
bài báo nghiên cứu và đánh giá về LoRa và LoRaWAN cho
mạng cảm biến không dây bằng việc thực hiện những phân
tích, mô phỏng và cho ra được kết quả khả quan về việc sử
dụng mạng LoRa cho các ứng dụng tầm xa.
Trong [4], tác giả thông qua mô phỏng để đánh giá khả
năng hoạt động của mạng LoRa với giả định cơ chế tắc
nghẽn, va chạm đơn giản liên quan đến giao thức truyền
tải. Những giả định này sẽ dẫn đến khả năng hoạt động của
mạng LoRa sẽ thấp hơn khi triển khai thực nghiệm.
Trong [5], tác giả nghiên cứu thực nghiệm về việc triển
khai mạng không dây LoRa ở khu vực cụ thể là Glasgow.
Bài báo tập trung vào việc khảo sát khả năng đáp ứng của
LoRa gateway và tốc độ dữ liệu hơn là tập trung vào vùng
phủ sóng LoRa và thiết lập các thông số phù hợp để đánh
giá khả năng hoạt động của mạng LoRa như trong nghiên
cứu của chúng tôi.
Có thể thấy rằng việc nghiên cứu tính toán, mô phỏng
hiện tại đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên các
nghiên cứu về việc triển khai đánh giá mô hình thực tế của
mạng không dây LoRa còn hạn chế, đặc biệt sử dụng trong
lĩnh vực IoT.
Trong bài báo này, để bổ sung cho việc nghiên cứu đánh
giá hiệu năng của mạng LoRa cho các ứng dụng IoT tầm
xa, nhóm tác giả tập trung vào triển khai xây dựng và đánh
giá mô hình thực tế mạng không dây LoRa sử dụng trong
ứng dụng IoT tầm xa. Cụ thể là triển khai mô hình thực tế
sử dụng công nghệ không dây LoRa và IoT, qua đó đánh
giá được hiệu năng sử dụng thực tế của mạng không dây
LoRa vào mô hình IoT.
2. Thiết lập mô hình mạng LoRa vào IoT
2.1. Đề xuất mô hình mạng LoRa và IoT
Mô hình sử dụng mạng LoRa và IoT bao gồm ba khối
chính:
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 1 51
Hình 1. Mô hình IoT sử dụng mạng không dây LoRa
• Khối Gateway (khối điều khiển chính): sử dụng
máy tính nhúng Raspberry Pi3 để nhận dữ liệu và gửi tín
hiệu điều khiển tới node cảm biến thông qua mạng Lora,
ngoài ra có thể qua giao tiếp wifi hoặc bluetooth. Dữ liệu
được gửi lên web server thông qua giao thức MQTT.
• Các sensor node: sử dụng mạng LoRa để truyền dữ
liệu nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ khí CO, cường độ sáng đo
được từ cảm biến gửi về khối Gateway. Trong bài báo này,
dữ liệu nồng độ khí CO từ sensor node sẽ được gửi về
Gateway để đánh giá.
• Server: Hiển thị giao diện người dùng, xây dựng các
biểu đồ thể hiện các giá trị đọc từ cảm biến và lưu trữ giá
trị đó để đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống và các
chức năng điểu khiển thiết bị.
2.2. Gateway LoRa
Gateway LoRa sử dụng máy tính nhúng Raspberry Pi 3
giao tiếp với module LoRa RFM95W như Hình 2. Các
thông số thiết lập cho Gateway và Node LoRa được cấu
hình thể hiện ở Bảng 1.
Hình 2. Sơ đồ kết nối và hình ảnh thực tế Gateway LoRa
Bảng 1. Thông số cấu hình cho Gateway và Node LoRa
Thông số Gateway Node
Module LoRa RFM95W RFM95W
LoRa chip Semtech SX1276 Semtech SX1276
Tần số 868 MHz 868 MHz
Băng thông (BW) 125 kHz 125 kHz
Công suất phát 14 dBm 14 dBm
Điều chế LoRa LoRa
Hệ số trải phổ (SF) 12 12
Tốc độ mã hóa (CR) 4/8 4/8
Chip LoRa được sử dụng là SX1276 của Semtech. Đây
là chuẩn sử dụng chirp trải phổ làm điều chế để truyền tín
hiệu với khoảng cách xa trong băng 868 MHz.
Hệ số trải phổ SF xác định số lượng tín hiệu chirp khi
mã hóa tín hiệu được điều chế tần số (chipped signal) của
dữ liệu. Ví dụ nếu SF=12 có nghĩa là 1 mức logic của tín
hiệu chirp được điều chế sẽ được mã hóa bởi 12 xung tín
hiệu chip.
Đối với các hệ thống mạng không dây thông thường yêu
cầu tỷ lệ lỗi bit BER phải nhỏ hơn 10-03. Hình 3 cho thấy hệ
số trải phổ SF càng cao thì đường cong BER càng dốc hơn.
Tại SNR=-20dBm, ta thấy xác suất lỗi bít BER của các hệ
số trải phổ SF tăng dần từ SF12 đạt giá trị nhỏ nhất (khoảng
10-5.5) và SF7 có BER lớn nhất (xấp xỉ 1).
Hình 3. BER theo các giá trị SF khác nhau với
kênh truyền vô tuyến sử dụng LoRa [2]
Hệ số trải phổ SF=12 thường được dùng cho các thiết bị
ở xa Gateway hoặc bị che chắn bởi tường hoặc tòa nhà. SF=7
thường sử dụng cho các thiết bị gần Gateway. Vì vậy với
ứng dụng cho IoT tầm xa này, nhóm tác giả chọn giá trị
SF=12 để đảm bảo được tỷ lệ lỗi bit BER cho mạng LoRa.
LoRa sử dụng ba băng thông BW là 125kHz, 250kHz
và 500kHz. Nếu băng thông càng rộng thì thời gian mã hóa
tín hiệu càng ngắn, từ đó thời gian truyền dữ liệu cũng giảm
xuống nhưng đổi lại khoảng cách truyền cũng ngắn lại. Vì
các dữ liệu từ cảm biến không đòi hỏi băng thông lớn mà
cần truyền với khoảng cách xa nên BW=125 kHz được
chọn trong mô hình thử nghiệm này.
CR là số lượng bít được tự thêm vào trong trọng tải của
gói tin LoRa, bởi LoRa chipset để mạch nhận có thể sử dụng
để phục hồi lại một số bít dữ liệu nhận sai và từ đó phục hồi
được nguyên vẹn dữ liệu trong tải trọng. Do đó, sử dụng CR
càng cao thì khả năng nhận dữ liệu đúng càng tăng, nhưng
bù lại chip LoRa sẽ phải gửi nhiều dữ liệu hơn và có thể làm
tăng thời gian truyền dữ liệu trong không khí.
2.3. LoRa Sensor Node
LoRa Sensor Node: node cảm biến truyền bằng công
nghệ không dây LoRa sử dụng module Lora RFM95W,
truyền dữ liệu khí CO về Gateway.
52 Trần Văn Líc, Lê Hồng Nam
Hình 4. Sơ đồ kết nối và hình ảnh thức tế của LoRa node
Hình 4, mô tả sơ đồ kết nối của LoRa Sensor Node.
Module cảm biến khí CO lấy nguồn từ Arduino Mini Pro
với chân VCC và GND tương ứng. Module có hai chân dữ
liệu Digital và Analog, nhưng ở đây ta chọn chân Analog
của module và kết nối với chân Analog 0 đầu vào cho
Arduino chuyển đổi tín hiệu điện thành dữ liệu khí CO để
cung cấp cho quá trình xử lý ở Gateway.
Anten LoRa đã được in trên mạch PCB được thiết kế
bới Trường Đại học Université Côte d'Azur (UCA), tần
số cộng hưởng của Anten có thể điều chỉnh từ 845-
9550MHz.
2.4. Xây dựng khối Webserver
Khối server được xây dựng dựa trên nền tảng NodeJS
hoạt động trên cloud của Amazon Web Service (AWS).
Nhiệm vụ của khối server là nhận dữ liệu và phân tích đánh
giá các gói dữ liệu truyền về từ Gateway thông qua giao
thức MQTT.
3. Kết quả và đánh giá hiệu năng hoạt động của mạng
LoRa với ứng dụng IoT tầm xa
3.1. Dữ liệu nhận được với SF và BW khác nhau
Dữ liệu khí CO ở Hình 5 được thu thập từ các khu vực
tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả được thực hiện tại khoảng
cách xa nhất và tỷ lệ mất gói dữ liệu dưới 10% với hệ số
trải phổ (SF) và băng thông (BW) khác nhau được thể hiện
ở Bảng 2. Số liệu tại Bảng 2 thể hiện, việc tăng khoảng
cách phụ thuộc vào việc giảm BW hoặc tăng SF, bởi vì BW
càng nhỏ và SF càng cao có thể làm tăng đáng kể độ nhạy.
Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tốc độ dữ liệu và dẫn tới
tăng độ trễ truyền đi.
Hình 5. Dữ liệu khí CO thu được từ LoRa node
Ngoài việc LoRa có phạm vi phủ sóng rộng và mức tiêu
thụ năng lượng thấp, độ trễ quá trình truyền cũng được tính
đến trong hệ thống IoT. Vì lý do này và dựa vào kết quả ở
Bảng 2, SF=7 và BW=125kHz được sử dụng trong hệ
thống mạng LoRa của nhóm tác giả để tạo sự cân bằng tối
ưu hệ thống IoT vừa đảm bảo khoảng cách truyền nhận và
đảm bảo được độ trễ không quá cao.
Bảng 2. Kết quả vùng phủ song với SF và BW khác nhau
SF BW (kHz)
Khoảng cách đạt dưới 10% tỷ lệ
mất gói dữ liệu (m)
7 125 kHz 2612-2988
250 kHz 2514-2870
9 250 kHz 3150-3345
11 250 kHz 3940-4150
3.2. Khoảng cách truyền và tỷ lệ lỗi
Để đánh giá khoảng cách truyền và tỷ lệ lỗi, Gateway
được cấu hình như thông số Bảng 1 và được đặt ở vị trí được
đánh dấu màu xanh như Hình 6. LoRa sensor node được di
chuyển trong các khu vực A, B, C, D. Khu vực A có nhiều
tòa nhà cao tầng với chiều cao trung bình 80 m. Ở khu vực
B và C là khu vực sân bay với khoảng cách gần như nhau và
có ít vật cản. Khu vực D có nhiều nhà cao tầng với chiều cao
trung bình 100m cao hơn so với khu vực A.
Hình 6. Các khu vực kiểm thử hoạt động của mạng LoRa
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ mất gói dữ liệu ở khu
vực C chỉ 1,6%, lý do là có khá ít vật cản trong quá trình
truyền ở khu vực C.
Bảng 3. Tỷ lệ mất gói dữ liệu tại các khu vực khác nhau
Khu
vực
Khoảng cách
trung bình tới
Gateway (m)
Số gói dữ
liệu bị mất
Tổng số
gói dữ liệu
Tỷ lệ mất
gói dữ liệu
A 3350 759 1200 63,25%
B 2960 60 1200 5%
C 2300 19 1200 1,6%
D 3150 247 1200 20,56%
Có 5% tỷ lệ gói dữ liệu bị mất ở khu vực B, cao hơn so
với khu vực C. Mặc dù khoảng cách ở khu vực B lớn hơn
so với khu vực C. Điều đó cho thấy ảnh hưởng của vật cản
trên đường truyền lớn hơn nhiều so với khoảng cách đường
truyền. Ở khu vực A và D, 63,25% và 20,56% là tỷ lệ mất
gói dữ liệu tương ứng. Tỷ lệ mất gói dữ liệu cao ở 2 khu
vực này có thể do việc bị chắn bởi nhiều nhà cao tầng.
Kết quả trên cũng cho thấy, hệ thống mạng IoT dựa trên
công nghệ mạng không dây LoRa hoạt động tốt trong
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 1 53
khoảng 2km. Và hiệu quả của công nghệ không dây LoRa
cũng bị tác động bởi môi trường xung quanh bao gồm các
tòa nha cao tầng, cây cối, Vì vậy những nhân tố này nên
được tính đến khi triển khai thực hiện mạng không dây
LoRa cho hệ thống IoT.
3.3. So sánh hiệu năng hoạt động
Từ các kết quả trên, nhóm tác giả đưa thêm vài số liệu
minh họa để so sánh hiệu năng hoạt động giữa công nghệ
LoRa và các công nghệ không dây phổ biến khác sử dụng
trong lĩnh vực IoT như Bluetooth, ZigBee, Wi-Fi được thể
hiện ở Bảng 4 [8].
Số liệu ở Bảng 4 cho thấy, công nghệ LoRa rất phù hợp
với các ứng dụng tầm xa khi vùng phủ sóng đạt được từ
3 – 15 km và mức tiết kiệm năng lượng cao với dòng tiêu
thụ đỉnh chỉ 28 mA so với các giao thức không dây còn lại.
Khoảng cách hoạt động xa và tiết kiệm năng lượng có thể
coi là ưu điểm lớn nhất của công nghệ không dây LoRa
mang lại nhờ vào công nghệ điều chế CSS (Chirp spread
spectrum). Tốc độ bit của công nghệ LoRa là thấp nhất,
chính điều này mạng LoRa lại rất thích hợp để truyền tải
các dữ liệu như tín hiệu điều khiển, dữ liệu cảm biến trong
các ứng dụng IoT và không thích hợp cho việc truyền tải
dữ liệu lớn như hình ảnh hay video. Ngoài ra, số lượng thiết
bị đầu cuối kết nối tối đa 10,000 node đủ để triển khai các
mô hình không dây số lượng lớn với LoRa.
Bảng 4. So sánh giữa các giao thức không dây trong IoT [8]
Bluetooth ZigBee Wi-Fi LoRa
Thiết bị đầu
cuối tối đa
255 Hơn 64000
Phụ thuộc vào
số địa chỉ IP
10000
Dòng tiêu thụ
đỉnh
30 mA 30 mA 100 mA 28 mA
Vùng phủ sóng 10 m 10 -100 m 100 m 3-15 km
Tốc độ bit 1 Mbps 250 kbps
11 Mbps
và 55 Mbps
5.5 kbps
Công nghệ
điều chế
FHSS
(Frequency
Hopping
Spread
Spectrum)
DSSS
(Direct
Spread
Spectrum
Sequence)
OFDM
(Orthogonal
Frequency
Division
Multiplexing)
Chirp
spread
spectrum
(CSS)
Bảng 4 có thể thấy, công nghệ LoRa đã khắc phục được
những hạn chế của các công nghệ không dây hiện tại trong
lĩnh vực IoT, mang lại một hướng đi mới tiềm năng trong
việc triển khai các mạng không dây với vùng phủ sóng rộng
và tiết kiệm năng lượng.
4. Kết luận
Bài báo đã trình bày việc đánh giá công nghệ không dây
LoRa mới cho hệ thống IoT cơ bản mới được nghiên cứu
và thử nghiệm trong một vài năm gần đây. Công nghệ này
được phát triển để hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hiệu quả hiệu
năng hơn so với các mạng không dây diện rộng công suất
thấp LPWAN trước kia. Có thể thấy, với việc sử dụng công
nghệ không dây LoRa vào IoT hứa hẹn một hệ thống công
suất thấp nhưng vẫn truyền được với khoảng cách xa. Tuy
nhiên, LoRa là một mạng còn khá mới, nên các yêu cầu về
bảo mật và QoS chưa được hoàn thiện. Trong tương lai
nhóm tác giả sẽ tập trung thiết kế mạng LoRa tự thích nghi
để tối ưu hiệu suất, khi môi trường thay đổi, có thể tốt hơn
hay xấu hơn, thông số của mạng LoRa như SF hay BW có
thể tự động thay đổi để khoảng cách truyền và tỷ lệ mất gói
dữ liệu có thể được tối ưu.
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn tới Trường
Đại học Université Côte d'Azur (UCA) đã hỗ trợ PCB và chip
LoRa SX1276 trong quá trình thực hiện. Bài báo này được tài
trợ bởi Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng với đề
tài có mã số: T2018-02-11 và T2018-02-52.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Eyuel D. Ayele, Chiel Hakkenberg, Jan Pieter Meijers, Kyle Zhang,
Nirvana Meratnia, Paul J.M. Havinga, Performance Analysis of
LoRa Radio for an Indoor IoT Application, 2017 International
Conference on Internet of Things for the Global Community
(IoTGC), 10-13 July 2017.
[2] Phí Thị Thu, Phân tích và đánh giá hiệu năng mạng vô tuyến công
suất thấp cự ly xa LPWAN, Học viện công nghệ bưu chính viễn
thông, Năm 2017.
[3] Davide Magrin, Marco Centenaro, and Lorenzo Vangelist,
Performance Evaluation of LoRa Networks in a Smart City
Scenario, IEEE ICC 2017 SAC Symposium Internet of Things Track,
21-25 May 2017.
[4] M. C. Bor, U. Roedig, T. Voigt, and J. M. Alonso, “Do LoRa low-
power wide-area networks scale?” in Proceedings of the 19th ACM
International Conference on Modeling, Analysis and Simulation of
Wireless and Mobile Systems, ser. MSWiM ’16. New York, NY,
USA: ACM, 2016, pp. 59–67.
[5] Andrew J Wixted, Peter Kinnaird, Hadi Larijani, Alan Tait, Ali
Ahmadinia, Niall Strachan, Evaluation of LoRa and LoRaWAN for
wireless sensor network, 2016 IEEE Sensors, 30 Oct.-3 Nov. 2016.
[6] Rizzi, M., Ferrari, P., Flammini, A., & Sisinni, E. (2017).
Evaluation of the IoT LoRaWAN Solution for Distributed
Measurement Applications. IEEE Transactions on
Instrumentation and Measurement, 66(12), 3340–3349.
doi:10.1109/tim.2017.2746378.
[7] Feltrin, L., Buratti, C., Vinciarelli, E., De Bonis, R., & Verdone, R.
(2018). LoRaWAN: Evaluation of Link- and System-Level
Performance. IEEE Internet of Things Journal, 5(3), 2249–2258.
doi:10.1109/jiot.2018.2828867
[8] Noreen, U., Bounceur, A., & Clavier, L. (2017). A study of LoRa
low power and wide area network technology. 2017 International
Conference on Advanced Technologies for Signal and Image
Processing (ATSIP). doi:10.1109/atsip.2017.8075570
(BBT nhận bài: 12/9/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 26/11/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mang_khong_day_lora_cho_ung_dung_iot_tam_xa.pdf