Mô hình bệnh tật của đối tượng cán bộ diện quản lý sức khoẻ tại ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An (năm 2013)

Tăng huyết áp giữa 2 nhóm nam ‐ nữ cũng có sự khác biệt rõ. Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tăng men gan, gan nhiễm mỡ và tăng huyết áp (bảng 5). Như vậy, ở nhóm nam, tình trạng rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao hơn nữ là có liên quan đến tình trạng tăng men gan, gan nhiễm mỡ nhiều hơn nữ, đồng thời nó cũng có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp ở nam cao hơn dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu ở nam lại càng nhiều hơn nữ. Để giái thích sự khác biệt do các mối tương quan trên, có thể nhận thấy rằng các đối tượng nam ‐ nữ này có cùng trình độ học vấn, cùng môi trường sinh hoạt, và cùng được chăm sóc sức khoẻ tại ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An. Như vậy, sự khác nhau trong tình trạng viêm gan và tăng huyết áp có thể được giải thích do sự khác biệt về lối sống giữa nam và nữ, theo đó các đối tượng nam thường phải tiếp xúc nhiều hơn với rượu bia, thuốc lá Và tình trạng tăng men gan (có thể do rượu gây ra) cũng góp phần làm tỉ lệ tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá lipid và gan nhiễm mỡ tă

pdf4 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình bệnh tật của đối tượng cán bộ diện quản lý sức khoẻ tại ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An (năm 2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  331 MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA ĐỐI TƯỢNG CÁN BỘ   DIỆN QUẢN LÝ SỨC KHOẺ TẠI BAN BẢO VỆ   VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁN BỘ TỈNH LONG AN (NĂM 2013)  Nguyễn Văn Thành*, Trang Mộng Hải Yên*, Võ Văn Tỵ*, Nguyễn Đức Công*, Nguyễn Tuấn Quang**  TÓM TẮT  Mở đầu: Sức khoẻ là vốn quý của con người, xác định tình trạng sức khoẻ và bệnh tật thông qua phân tích  mô hình bệnh tật là công việc rất cần thiết, giúp công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ hiệu quả.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mô hình bệnh tật ở đối tượng cán bộ, diện quản lý sức khỏe tại Ban bảo vệ  và chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh Long An năm 2013.  Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 379 cán bộ thuộc diện được quản lý sức khỏe  tại ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Long An qua khám sức khỏe định kỳ 2013.  Kết quả: Mô hình bệnh thường gặp ở đối tượng cán bộ diện quản lý sức khỏe tại Ban bảo vệ và chăm sóc  sức khỏe cán bộ Tỉnh Long An năm 2013 là: rối loạn chuyển hoá lipoprotein và tăng lipid máu khác (E78)  là  67,11%, tăng huyết áp: 37,67%, đái tháo đường typ 2: 13,23%, thiếu máu cơ tim: 4,76%, nhiễm viêm gan siêu  vi B: 7,9%.  Từ khóa: mô hình bệnh  ABSTRACT  DISEASE MODEL IN ADVANCED BUREAUCRATS WHO ARE MONITORED   BY THE HEALTH CARE DEPARMENT OF LONG AN PROVINCE (2013 YEAR)  Nguyen Van Thanh, Trang Mong Hai Yen, Vo Van Ty, Nguyen Duc Cong, Nguyen Tuan Quang  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 3313 ‐ 334  Background: Health is invaluable asset for human. Identifying the health condition by analysing the disease  patterns  is  essential  for  the  health  care  staff  in  the  work  of  protecting  the  health  of  advanced  bureaucrats  efficiency.  Objective: Determine the pattern of disease in advanced bureaucrats who are monitored by the health care  department of Long An province (2013 year).  Methodology: A  cross‐sectional  descriptive  on  379  bureaucrats who  are monitored  by  the  health  care  department of Long An province (2013 year).  Results:  Common  disease  patterns  in  advanced  bureaucrats  who  are  monitored  by  the  health  care  department  of  Long  An  province  (2013  year)  following:  lipoprotein  metabolism  disorders  and  other  lipids  disorder  (E78)  is  67.11%,  hypertension:  37.67%,  diabetes mellitus  type  2:  13.23%,  chronic  ischemic  heart  diseases: 4.76%, hepatitis B: 7.9%.  Keywords: disease model.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Sức khoẻ là vốn quý của con người. Ban bảo  vệ và chăm  sóc  sức khoẻ  tỉnh Long An  là một  trong những đơn vị được Bệnh viện Thống Nhất  trực  tiếp hỗ  trợ công  tác quản  lý, bảo vệ, chăm  sóc sức khoẻ cho cán bộ thuộc địa phương trong  nhiều năm nay. Việc khám sức khoẻ định kỳ cho  các cán bộ, với sự phối hợp giữa Ban bảo vệ và  chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An và bệnh  * Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ chí Minh  ** Ban BVCSSKCB Tỉnh Long An  Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Thành,   ĐT: 0908.46.42.48,   Email: bsthanhtn@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  332 viện Thống Nhất.  Việc xác  định mô hình bệnh  tật  thông qua  phân  tích  tình hình bệnh  tật  cán bộ đến khám  định kỳ  là công việc cần  thiết giúp Ban bảo vệ  chăm  sóc  sức  khoẻ  cán  bộ  tỉnh  Long An  xây  dựng chương trình kế hoạch hoạt động sát thực,  đề ra những chính sách phù hợp có trọng điểm  trong  công  tác  quản  lý,  chăm  sóc  sức  khoẻ,  phòng ngừa bệnh tật cho cán bộ.  Chính  vì  lí  do  trên,  chúng  tôi  thực  hiện  nghiên cứu: “ Khảo sát mô hình bệnh  tật của  các cán bộ được quản  lý sức khoẻ tại Ban bảo  vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An  năm 2013”.  Mục tiêu nghiên cứu  Khảo sát mô hình bệnh tật của đối tượng các  cán bộ diện quản lý sức khoẻ tại ban bảo vệ và  chăm  sóc  sức khoẻ  cán bộ  tỉnh Long An  (năm  2013).  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Cắt ngang mô tả.  Đối tượng chọn mẫu  Tất  cả  các  cán  bộ  đang  được  quản  lý  sức  khoẻ  tại ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ  tỉnh  Long An.  Cỡ mẫu: 379 cán bộ đang được chăm sóc sức  khoẻ tại Ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ  tỉnh  Long An.  Thời gian nghiên cứu: Tháng 4 năm 2013.  Thu thập dữ liệu  Các  đối  tượng  cán  bộ  đến  khám  sức  khỏe  định kỳ theo kế hoạch được cân đo, phỏng vấn,  khám sức khoẻ và  lấy mẫu máu để xét nghiệm  và điền kết quả vào mẫu thu thập dữ liệu.  Phân tích thống kê  Nhập số liệu bằng phần mềm Excel.  Xử  lý  và  thống  kê  số  liệu  theo phần mềm  Stata 12.  Tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu  Bảng phân  loại quốc  tế bệnh  tật  lần  thứ 10  (mã ICD10)(1).  KẾT QUẢ  Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu   Tuổi  thấp nhất của đối  tượng nghiên cứu  là: 31.   Tuổi cao nhất là: 73   Tuổi trung bình  là: 51±5,5 Có 5 cán bộ trên  60 tuổi.  Trong  379  cán  bộ  đang  được  theo  dõi  sức  khoẻ tại Ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ  tỉnh  Long An,  có 01  cán bộ không  đủ dữ kiện, 329  cán bộ nam và 49 cán bộ nữ.  Mô hình bệnh tật  Bảng 1: Tỉ lệ các bệnh thường gặp  BỆNH MÃ ICD 10 N 378 % 01 RL chuyển hoá lipid E78 253 66,93 02 Tăng huyết áp I10 142 37,57 03 Đái tháo đường typ 2 E11 50 13,23 04 Viêm gan B B16 30 7,9 05 Thiếu máu cơ tim I25 18 4,78 Nhận xét:  Bệnh  lý  thường gặp nhất  ở đối  tượng cán  bộ  diện  quản  lý  sức  khoẻ  tại  ban  bảo  vệ  và  chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An (năm  2013)  là  rối  loạn  chuyển  hoá  lipoprotein  và  tăng lipid máu khác (E78) chiếm tỉ lệ 67,11%.  Tăng huyết  áp  là  bệnh  thường  gặp  thứ  2  chiếm tỉ lệ 37.67%.  Đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ 13,23%  Viêm gan siêu vi B là 7,9%.  Bảng 2: Tỉ lệ các bệnh thường gặp giữa 2 nhóm nam  ‐ nữ  NAM (n,%) NỮ (n,%) P* RL chuyển hoá lipid 222 (67,48) 31 (63,26) 0,56 Tăng huyết áp 136 (41,34) 6 (12,24) 0,00 Đái tháo đường 48 (14,59) 2 (4,08) 0,04 Nhận xét:   Không  có  sự  khác  biệt  về  tình  trạng mắc  bệnh  rối  loạn  chuyển  hoá  lipid  giữa  2  nhóm  nam – nữ với p = 0,56.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  333 Tỷ lệ THA, ĐTĐ2 ở nam cao hơn ở nữ khác  biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05.  Bảng 3: Tỉ lệ các bệnh lý gan ở 2 nhóm nam – nữ  Tình trạng bệnh lý NAM (n,%) NỮ (n,%) P Tăng men gan 153 (46,5) 4 (8,16) 0,00 Gan nhiễm mỡ 110 (33,43) 18 (36,73) 0,44 Nhận xét:  Tăng men  gan  chủ  yếu  gặp  ở  đối  tượng  nam  giới  khác  biệt  giữa  nam  và  nữ  rất  có  ý  nghĩa  thống kê với p = 0,00. Tỷ  lệ gan nhiễm  mỡ ở đối tượng nghiên cứu không có sự khác  biệt giữa nam và nữ. với p >0,05.  Bảng 4: Phân loại sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An  Xếp loại sức khoẻ n % A 7 1,85 B1 99 26,19 B2 269 71,16 C 3 0,79 Nhận xét: 71,16%  cán bộ  tỉnh Long An  đạt  tiêu chuẩn sức khoẻ  là B2, có 26,19% cán bộ có  phân loại sức khoẻ là B1. Chỉ có 1,85% cán bộ có  phân  loại sức khoẻ  là A, 0,79% cán bộ có phân  loại sức khoẻ là C.  BÀN LUẬN  Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu  Tỉ  lệ cán bộ nam  cao hơn nhiều  so với nữ,  bên cạnh đó, tuổi trung bình cũng có xu hướng  cao, gần với tuổi về hưu. Sự chênh lệch tỉ lệ nam  ‐ nữ cũng như lệch về độ tuổi cũng ảnh hưởng  nhiều mô  hình  bệnh  tật  của  nhóm  đối  tượng  nghiên cứu này.  Về mô hình bệnh tật  Mặt bệnh  thường gặp nhất  ở nhóm nghiên  cứu  là Rối  loạn chuyển hoá  lipoprotein và tăng  lipid  máu  khác,  tăng  huyết  áp,  và  đái  tháo  đường. Chiếm ưu thế vẫn là rối loạn chuyển hoá  lipoprotein và  tăng  lipid máu  khác  với  tỉ  lệ  là  66,93%. Cùng với bệnh lý này, nhóm nghiên cứu  cũng  cho  thấy  đa  số  có  sự  tăng men  gan  tỉ  lệ  41,53% mà chủ yếu là tăng GGT (34,65%) và tình  trạng gan nhiễm mỡ (33,86%).   Kết quả này cũng  tương đương với các kết  quả của các nghiên cứu trong nước như nghiên  cứu mô hình bệnh tật của Bùi Tấn Dương (2012)  tại  tỉnh  Bình  Dương(2)  và Nguyễn  Đức  Chỉnh  nghiên cứu mô hình bệnh tật người cao tuổi tại  bệnh viện 115 năm 2009(3). Nghiên cứu của Trịnh  Bích Hà nghiên cứu mô hình bệnh tật người cao  tuổi  tại  bệnh  viện  nhân dân Gia  Định  (2011)(5)  hay nghiên cứu của Trần Văn Thanh Phong tại  Bệnh viện Chợ rẫy năm 2009(4).  Tăng huyết áp giữa 2 nhóm nam  ‐ nữ cũng  có sự khác biệt rõ. Chúng tôi nhận thấy có mối  liên quan giữa  rối  loạn  lipid máu và  tăng men  gan, gan nhiễm mỡ và tăng huyết áp (bảng 5).   Như vậy,  ở nhóm nam,  tình  trạng  rối  loạn  lipid máu chiếm tỉ lệ cao hơn nữ là có liên quan  đến  tình  trạng  tăng men  gan,  gan  nhiễm mỡ  nhiều hơn nữ,  đồng  thời nó cũng có  liên quan  đến tình trạng tăng huyết áp ở nam cao hơn dẫn  đến tình trạng rối loạn mỡ máu ở nam lại càng  nhiều hơn nữ.  Để giái thích sự khác biệt do các mối tương  quan trên, có thể nhận thấy rằng các đối tượng  nam  ‐ nữ này  có  cùng  trình  độ học vấn,  cùng  môi  trường  sinh hoạt, và  cùng  được  chăm  sóc  sức khoẻ  tại ban bảo vệ và chăm  sóc  sức khoẻ  cán bộ  tỉnh Long An. Như  vậy,  sự  khác nhau  trong  tình  trạng viêm gan và  tăng huyết áp có  thể được giải  thích do sự khác biệt về  lối sống  giữa  nam  và  nữ,  theo  đó  các  đối  tượng  nam  thường  phải  tiếp  xúc  nhiều  hơn  với  rượu  bia,  thuốc láVà tình trạng tăng men gan (có thể do  rượu gây ra) cũng góp phần làm tỉ lệ tăng huyết  áp, rối loạn chuyển hoá  lipid và gan nhiễm mỡ  tăng cao.  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy: Tỉ  lệ  cán  bộ  nam  nhiều  hơn  nữ.  Bệnh  có  tỉ  lệ  thường  gặp  nhất  là:  Rối  loạn  chuyển  hoá  lipoprotein và  tăng  lipid máu khác,  tăng huyết  áp, đái  tháo đường  týp 2. Xếp  loại sức khoẻ có  71,16%  đạt  loại  B2. Có  sự  liên  quan  giữa  tình  trạng rối loạn lipid máu và tăng huyết áp, tăng  men gan và gan nhiễm mỡ.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  334 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y  tế  (1998) Hướng dẫn sử dụng bảng phân  loại quốc  tế  bệnh tật lần thứ 10 (ICD ‐ 10). Nhà xuất bản y học.  2. Bùi Tấn Dương (2012) Mô hình bệnh tật và tử vong người cao  tuổi điều trị nội khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương  năm 2011. Luận án chuyên khoa cấp II.  3. Nguyễn Đức Chỉnh (2011) Mô hình bệnh tật người cao tuổi  điều trị nội trú tại tại bệnh viện nhân dân 115 năm 2009. Luận  văn bác sỹ nội trú.  4. Trần Văn Thanh Phong  (2011) Mô hình bệnh  tật người  cao  tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009. Luận án  bác sỹ nội trú.  5. Trịnh Thị Bích Hà  (2011) Mô hình bệnh  tật người  cao  tuổi  điều trị nội trú tại bệnh viện nhân dân Gia Định năm 2009.  Luận văn bác sỹ nội trú.  Ngày nhận bài báo       01‐7‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:    18‐7‐2013  Ngày bài báo được đăng:      01‐8‐2013 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_benh_tat_cua_doi_tuong_can_bo_dien_quan_ly_suc_khoe.pdf