Có sự khác biệt về mô hình bệnh tật giữa
người cao tuổi và người trẻ, ngoài ra số bệnh đi
kèm và số lượng thuốc dùng của người cao tuổi
cũng nhiều hơn so với người trẻ.
Các bệnh hàng đầu ở người cao tuổi tập
trung vào các bệnh của hệ tuần hoàn, nội
tiết,nhiễm trùng, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh với
những bệnh điển hình là THA, BTTMCB, ĐTĐ,
TBMMN, người cao tuổi có số bệnh mạn tính
trung bình là gần 2 bệnh, thời gian nằm viện
trung bình là 8,69 ngày và số thuốc trung bình là
6 thuốc
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình bệnh tật ở người cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 248
MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2009
Trần Văn Thanh Phong*, Nguyễn Văn Trí **
TÓM TẮT
Mở đầu: Người cao tuổi trên thế giới ngày càng tăng, tại Việt Nam dân số đang trở nên già hóa. Số người
cao tuổi tăng tạo gánh nặng cho không chỉ cho xã hội mà cả cho ngành y tế. Với tình trạng bệnh tật tăng dần theo
tuổi thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi cũng tăng lên. Với mục đích xác định mô hình bệnh tật
của người có tuổi chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang những trường hợp nhập viện điều trị nội trú tại BVCR
trong năm 2009. Mẫu nghiên cứu gồm 1000 bệnh nhân với 329 người cao tuổi. Nghiên cứu so sánh mô bình
bệnh của người trẻ so với người cao tuổi và xác định những bệnh thường gặp nhất của người cao tuổi cũng như
số lượng bệnh mạn tính, số thuốc và số bệnh trung bình của người cao tuổi.
Kết quả: Có sự khác biệt giữa mô hình bệnh tật của người cao tuổi so với người trẻ, người cao tuổi có nhiều
bệnh hơn và dùng nhiều thuốc hơn người trẻ. Chương bệnh tuần hoàn, nội tiết, nhiễm trùng, hô hấp, tiếu hóa,
thần kinh là nhũng chương bệnh thường gặp nhất với những bệnh điển hình ở người cao tuổi như: THA,
BTTMCB, TBMMN, ĐTĐ, Rung – cuồng nhĩ. Người cao tuổi có số bệnh mạn tính trung bình là gần 2 bệnh,
thời gian nằm viện trung bình là 11 ngày và số thuốc trung bình là 6 thuốc.
Kết luận: Nhóm bệnh tuần hoàn và chuyển hóa là những bệnh thường gặp nhất của người cao tuổi. Người
cao tuổi cũng thường có bệnh mạn tính đi kèm nên phải dùng nhiều thuốc.
Từ khóa: Mô hình bệnh tật, người cao tuổi, ICD-10.
ABSTRACT
MORBIDITY PROFILE OF ELDERLY ADMITTED IN CHO RAY HOSPITAL IN 2009
Tran Van Thanh Phong, Nguyen Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 248 - 252
Background: As there is a rapid expansion in number of elderly population, there is an urgent need to
develop geriatric health care services in developing countries like Viet nam and provide training to health care
providers to manage th commonly existing health problems in the country. Thus, the present study was carried
out in hopital 115 to find out the morbidity pattern among elderly.
Methods: a cross-section study, we have 1018 patients of 55996 patients admitted in Cho Ray hospital in
2009. We compare morbidity profile between young and elderly patients. We also assess the most common disease
in elderly patients and reveal how many chronic diseases, drugs they have.
Results: There is a different morbidity profile between young and elderly patients. Diseases of circulation
syestem, endocrine and metabolic diseases are the most common disease with Hypertension, Diabetes mellitus,
Stroke, coronary artery disease, atrial fibrilation have high prevalence. Elderly patients have 2 chronic diseases, 6
dugs and 11 hospitalized days by means.
Conclusions: The study has highlighted the high prevalence of morbidity among elderly especially
* Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS Trần Văn Thanh Phong. ĐT: 0983816687 Email: phongbt307c@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 249
cardiovascular diseases and metabolic syndrome. Thus, there is an urgent need to develop geriatric health care
services on the basis of existing morbidity profile.
Keyword: Morbidity profile, morbidity pattern, chronic disease, elderly patient.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tích tuổi là quá trình biến đổi cơ thể song
song với sự tích lũy của tuổi tác. Qúa trình này
bắt đầu từ lúc con người mới sinh ra, liên tục
tiến triển song song với quá trình sống của con
người, và kết thúc khi sự sống ngừng lại. Năm
1980, theo định nghĩa của Liên hợp quốc, những
người từ 60 tuổi trở lên được xác định là người
cao tuổi (NCT)(9). Việt Nam là một nước
đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân
số vẫn thuộc loại trẻ, song số NCT tuổi đang có
xu hướng tăng nhanh(11). Tình hình bệnh tật của
người dân nói chung và của NCT nói riêng phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, kinh
tế, văn hoá-xã hội, chính trị, tập quán... Nó khác
nhau theo từng giai đoạn lịch sử của mỗi nước.
Ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói
riêng phải luôn có những chính sách thích hợp
để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho
NCT. Xác định mô hình bệnh tật là hết sức cần
thiết, giúp cho các bệnh viện nói riêng và ngành
Y tế nói chung chủ động trong công tác xây
dựng dự án, kế hoạch chăm sóc sức khoẻ nhân
dân một cách toàn diện, đầu tư công tác phòng
chống bệnh có chiều sâu và có trọng điểm, có
chiến lược đầu tư kỹ thuật chuyên môn, trang
thiết bị hiện đại, nhằm đưa ra các giải pháp
chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày
một hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên, tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.
HCM) nói chung và bệnh viện Chợ Rẫy nói
riêng cho đến nay, chưa có một nghiên cứu hệ
thống về tình hình cơ cấu bệnh tật của NCT theo
phân loại bệnh quốc tế theo ICD-10. Việc xác
định mô hình bệnh tật tại một nơi cụ thể, tại một
thời điểm cụ thể sẽ là cơ sở khoa học giúp công
tác phòng bệnh, xây dựng kế hoạch điều trị để
giúp hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh. Vì vậy
chúng tôi tiến hành đề tài: “Mô hình bệnh tật
của NCT điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm
2009” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
So sánh một số đặc điểm về bệnh tật của
người trẻ so với NCT
Tìm hiểu mô hình bệnh tật của NCT điều trị
nội trú tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nhập viện điều trị tại bệnh viện
Chợ Rẫy từ ngày 01/01/2009 đến ngày
31/12/2009.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân từ 18 tuổi (bệnh nhân
sinh từ năm 1991 về trước) nhập viện điều trị
nội trú tại bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/01/2009
đến ngày 31/12/2009 có hồ sơ lưu trữ đầy đủ các
thông tin cần khảo sát.
Cỡ mẫu
Theo công thức
)1(
2
2
2
1
PP
d
Z
N
Với: Z: trị số từ phân phối chuẩn.
α : xác suất sai lầm loại 1 (= 0,05).
Suy ra
2
1
Z
= 1,96.
P: trị số mong muốn. (= 0,369, là tỉ lệ mắc của
bệnh hệ tuần hoàn năm 2008).
d: độ chính xác tương đối (hay là sai số cho
phép) = 0,03.
Vậy : N = 993,86.
NCT nào đúng tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ
được chọn vào mẫu nghiên cứu, ít nhất là 994
bệnh nhân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 250
Cách chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên hệ thống 1:100 trên toàn
bộ 110.102 bệnh án lưu trữ đầy đủ thông tin của
bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên vào điều trị tại bệnh
viện Chợ Rẫy năm 2009. Số ngẫu nhiên được
chọn là 07. Như trình bày ở trên, mẫu nghiên
cứu ít nhất là 994 bệnh nhân, vậy mẫu thực tế
được chọn là: 1000 bệnh án
Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh được chẩn đoán mà bệnh không
có trong ICD-10 theo khuyến cáo của WHO năm
1993 sẽ không thuộc đối tượng nghiên cứu của
đề tài này.
- Những bệnh nhân chuyển viện hoặc trốn
viện.
Cách tiến hành và phương pháp thu thập
số liệu
+ Nghiên cứu điều tra trực tiếp qua hồ sơ
bệnh án, các báo cáo thống kê tại bệnh viện Chợ
Rẫy.
+ Công cụ thu thập số liệu
Biểu mẫu thu thập số liệu đã thống nhất.
đầy đủ nhất.
Xử lý số liệu
Các số liệu được nhập bằng phần mềm Excel
2003.
Theo phương pháp thông kê y học, dựa vào
phần mềm thống kê hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế,
sử dụng các thuật toán thống kê y học thông
thường để phân tích và so sánh các dữ liệu thu
thập được, chương trình SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu( N= 1018)
Phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi
Bảng 1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi
STT Nhóm tuổi Tần suất Tỉ lệ Phân nhóm
1 <60 671 67,1 Nhóm người trẻ
2 60 - 69 156 15,6
Nhóm người cao tuổi 3 70 - 79 121 12,1
4 >= 80 52 5,2
Tổng 1000 100
Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới
Bảng 2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới
STT Giới
Người trẻ
Người cao
tuổi
Tổng
Tần
suất
Tỉ lệ
Tần
suất
Tỉ lệ
Tần
suất
Tỉ lệ
1 Nam 423 63,0 174 52,9 597 50,1
2 Nữ 248 37,0 155 47,1 403 49,9
Tổng 671 100 329 100 1000 100
Phân bố mẫu nghiên cứu theo ngày nhập
viện
Bảng 3: Phân bố mẫu nghiên cứu theo tháng nhập
viện
STT
Tháng
nhập
viện
Người trẻ
Người cao
tuổi
Tổng
Tần
suất
Tỉ lệ
Tần
suất
Tỉ lệ
Tần
suất
Tỉ lệ
1 1 63 9,4 24 7,3 87 8,7
2 2 40 6,0 19 5,8 59 5,9
3 3 51 7,6 33 10,0 84 8,4
4 4 41 6,1 33 10,0 74 7,4
5 5 63 9,4 25 7,6 88 8,8
6 6 53 7,9 35 10,6 88 8,8
7 7 56 8,3 32 9,7 88 8,8
8 8 74 11,0 31 9,4 105 10,5
9 9 52 7,7 32 9,7 84 8,4
10 10 60 8,9 36 10,9 96 9,6
11 11 70 10,4 17 5,2 87 8,7
12 12 48 7,2 12 3,6 60 6,0
Tổng 671 100 329 100 1000 100
Phân bố mẫu nghiên cứu theo nơi cư trú
Bảng 4: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nơi cư trú
ST
T
Nơi cư
trú
Người trẻ
Người cao
tuổi
Tổng
Tần
suất
Tỉ lệ
Tần
suất
Tỉ lệ
Tần
suất
Tỉ lệ
1 Nội thành 88 13,1 51 5,8 139 13,9
2
Ngoại
thành
64 9,5 19 15,5 83 8,3
3 Tỉnh khác 519 77,3 259 78,7 778 77,8
Tổng 671 100 329 100 1000 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 251
So sánh các bệnh thường gặp ở người cao
tuổi và người trẻ
Bảng 6: So sánh các bệnh thường gặp ở người cao
tuổi và người trẻ
Người cao
tuổi
Mã
bệnh
Tên bệnh
Người trẻ
P
Tỉ lệ
(%)
Tần
số
ST
T
STT
Tần
số
Tỉ lệ
(%)
29,8 89 1
I10 –
I15
Bệnh tăng huyết
áp
1 55 30,1 0,001
9,4 31 3
I20 –
I25
Bệnh tim thiếu
máu cục bộ
4 27 6,2 0,001
13,1 43 2
E10 –
E11
Bệnh ĐTĐ 3 28 9,7 0,001
8,5 28 4
I60 –
I69
Bệnh mạch
máu não
7 17 9,2 0,001
7,3 27 5 C22 K gan 5 26 1,9 0,001
6,7 22 6
J15-
J18
Viêm phổi 6 22 1,4 0,01
5,2 17 7 N18 Suy thận mạn 2 30 1,7 0,01
4,9 15 8 C18 K đại tràng 8 12 4,0 0,643
4,3 13 9 C34 K phổi 9 9 8,3 0,001
4,0 10 10 J44 COPD 10 8 3,0 0,001
329 Tổng 579 100.0
So sánh tương quan số ngày điều trị, số
lượng thuốc và số bệnh trung bình giữa
các nhóm tuổi
Bảng 7: Tương quan giữa số ngày điều trị, số lượng
thuốc, số bệnh giữa NCT và người trẻ
Nhóm trẻ
(n=579)
Nhóm cao tuổi
(n=439)
p
Số ngày nằm
viện
7,42 8,69 <0,05
Số lượng
thuốc
6,93 8,15 <0,001
Số bệnh 1,45 2,4 <0,001
Tỷ lệ bệnh nhận cao tuổi mắc nhiều bệnh
Bảng 8. Tỷ lê bệnh nhân cao tuổi mắc nhiều bệnh
Số lượng bệnh mắc Tần số Tỷ lệ (%)
Một bệnh 113 34,35
Nhiều bệnh 216 65,65
tổng 329 100
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi, lớn tuổi
nhất là 98 tuổi, tuổi trung bình là 51.65 tuổi.
Trong mẫu nghiên cứu tỷ lệ người cao tuổi
chiếm 35.4%. Những bệnh nhân từ 80 tuổi trở
lên chiếm tỷ lệ rất thấp (6,0%).
Mẫu nghiên cứu chung có tỉ lệ nam: nữ
nhập viện là 1,48:1.
Bệnh nhân nhập viện nhiều nhất vào tháng 8
và tháng 10 , tháng 2 và tháng 12 có ít bệnh nhân
nhập viện với tỉ lệ là 5,9% và 6,1% bệnh nhân
nhập viện cả năm. Ở người cao tuổi với tỉ lệ
nhập viện cao nhất vào tháng 2 và thấp nhất
vào tháng 12.
Đa số các bệnh nhân Chở rẫy là ở tỉnh khác
ngoài TP Hồ Chí Minh với tỉ lệ 77,8%, các bệnh
nhân ở ngoại thành chiếm tỉ lệ thấp với 8,3%.
So sánh một số đặc điểm về bệnh tật của
người cao tuổi so với người trẻ.
Ở người cao tuổi, chương bệnh tuần hoàn
chiếm tỷ lệ cao nhất (62.7%)), các chương bệnh
tiếp theo lần lượt là chương bướu tân sinh
(29.1%), chương bệnh tiêu hóa (17.4%), chương
bệnh hô hấp (16.7%), chương nội tiết dinh
dưỡng và chuyển hóa (15.7%).
Có sự khác biệt giữa người cao tuổi và
người trẻ tuổi. Ở người trẻ tuổi thì chương bệnh
thường gặp nhất là chương chấn thương, ngộ
độc (26.6%). Ở người cao tuổi các chương bướu
tăng sinh, chương hô hấp, chương nội tiết chiếm
tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa so với người trẻ tuổi
trong khi đó chương bệnh nhiễm trùng và ký
sinh trùng thì lại có tỷ lệ thấp hơn người trẻ
tuổi.
Có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh của các
bệnh thường gặp ở người cao tuổi so với người
trẻ tuổi như: tăng huyết áp, đái tháo đường,
bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não,
k gan, viêm phổi, k đại tràng, COPD, k phổi.
Mô hình bệnh tật của người cao tuổi
Ở mỗi nhóm tuổi, bệnh tuần hoàn vẫn là
bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, tiếp theo lần
lượt là chương bệnh bướu tân sinh, tiêu hóa,
hô hấp (ở nhóm tuổi trên 80 tuổi thì chương
bệnh hô hấp chiếm thứ 2 sinh chương bệnh
tuần hoàn).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 252
Trong mười bệnh thường gặp bệnh THA có
tỉ lệ vượt trội với 29,8% người cao tuổi nhập
viên có THA. Các bệnh BTTMCB, ĐTĐ,
TBMMN chiếm tỉ lệ lần lượt là 9,4%, 13,1%, 8,5%
Các bệnh bệnh thận mạn, viêm phổi có tỷ lệ
giảm dần .
Tỷ lệ người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính
chiếm tỷ lệ cao. Có 65,650% người cao tuổi có ít
nhất một bệnh mạn tính, số bệnh mạn tính
nhiều nhất là 8 bệnh.
KẾT LUẬN
Có sự khác biệt về mô hình bệnh tật giữa
người cao tuổi và người trẻ, ngoài ra số bệnh đi
kèm và số lượng thuốc dùng của người cao tuổi
cũng nhiều hơn so với người trẻ.
Các bệnh hàng đầu ở người cao tuổi tập
trung vào các bệnh của hệ tuần hoàn, nội
tiết,nhiễm trùng, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh với
những bệnh điển hình là THA, BTTMCB, ĐTĐ,
TBMMN, người cao tuổi có số bệnh mạn tính
trung bình là gần 2 bệnh, thời gian nằm viện
trung bình là 8,69 ngày và số thuốc trung bình là
6 thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ansuman Das, Manish Kumar Guel, et al. (2008). “A study of
morbidity profile of elderly in urban areas of north India”.
Internet Jounal of Epidemiology, 2008. Available from:
A-Study-Of-Morbidity-Profile-Of-Elderly-In-Urban-Areas-Of-
North-India
2. Bộ Y tế (1997). Hướng dẫn sử dụng bảng phân loại quốc tế bệnh tật
lần thứ 10 (ICD- 10). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2009). Cơ cấu bệnh tật và tử vong theo chương. Thống kê
Y tế năm 2009. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. Lấy từ Webside:
4. Bộ Y tế (2010). “Già hóa dân số và chính sách chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi ở Việt Nam”. Tạp chí Y học thực hành. Lấy từ
Webside:
5. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Anh và cộng sự (2006). “Đánh
giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho NCT ở Việt Nam”. Viện
chiến lược và chính sách Y tế. Lấy từ website:
=56&ID=1116.
6. Đoàn Anh Luân (2007). Khảo sát mô hình bệnh tật và thực trạng
chăm sóc sức khỏe người có tuổi tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh.
7. Liu Z, Albanese E, et al. (2009). “Chronic disease prevalence and
care among the ederly in urban and rural Beijing, China”. BMC
Public Health 2009. Available from:
8. Nguyễn Thiện Thành (2002). Cơ chế của tích tuổi. Những bệnh
thường gặp ở NCT. Nhà xuất bản y học, thành phố Hồ Chí Minh,
tr 17- 26.
9. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng (2008). Mô hình bệnh tật
của người cao tuổi điều trị tại Viện lão khoa quốc gia năm 2008. Luận
án tốt nghiệp Đại học, Đại học Y Dược Hà Nội. Lấy từ website:
tat-cua-nguoi-cao-tuoi-dieu-tri-tai-vien-lao-khoa-quoc-gia-nam-
2008.htm
10. Núñez VMM, et al. (2009). “Implementation of an active aging
model in Mexico for prevetion and control of chronic in the
elderly”. BMC Geriatrics. 2009, 9(40), pp 14721-2318. Available
from:
11. Phạm Khuê (2000). Bệnh học tuổi già. Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội. tr 88-90.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_benh_tat_o_nguoi_cao_tuoi_dieu_tri_noi_tru_tai_benh.pdf