1. Mô hình hồi quy mô tả hiệu suất hòa
tách thiếc và chì từ PCBs đƣợc biểu
diễn:
ŷthiếc = 71,19 + 8,58x1 + 6,12x3 – 5,2x1x3
– 7,16x3x4
ŷchì = 62,7 + 8,62x1 – 2,97x2 + 5,62x3 +
9,82x4 + 3,56x1.x2 – 3,14x1.x4 – 5,4x3.x4
2. Điều kiện tốt nhất trong vùng thực
nghiệm để hiệu suất hòa tách chì và
thiếc lớn nhất là nồng độ axit HCl 6 M;
tỷ lệ rắn/lỏng 160 g/L; nhiệt độ phản
ứng 60 oC và trong thời gian 150 phút. Ở
điều kiện đó, hiệu suất hòa tách thiếc và
chì thu đƣợc là 91,6% và 81,4%.
Lời cảm ơn:Nghiên cứu này là một phần
của Đề tài: ―Nghiên cứu công nghệ xử lý
chất thải điện tử gia dụng‖. Đề tài do
Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trƣờng - trƣờng Đại học Bách khoa chủ
trì thực hiện
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình hóa quy trình hòa tách thu hồi thiếc, chì từ bản mạch in thiết bị điện tử gia dụng thải bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 19, Số 3/2014
MÔ HÌNH HÓA QUY TRÌNH HÒA TÁCH THU HỒI THIẾC,
CHÌ TỪ BẢN MẠCH IN THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG THẢI BẰNG
PHƢƠNG PHÁP QUY HOẠCH THỰC NGHIỆM
Đến tòa soạn 11 - 3 – 2014
Hà Vĩnh Hƣng, Huỳnh Trung Hải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
SUMMARY
MODELING OF LEACHING PROCESS OF TIN AND LEAD FROM PRINTED
CIRCUIT BOARDS OF DISCARDED HOUSEHOLD APPLIANCES
This paper presents the results of the reseach on leaching of tin and lead in
hydrochloric acid media by method of experimental planning of general linear model.
The research resultsshow that modelings are very good with excellent predictive
power. Throughtworegression models, theinteractionsbetweenfactors
ofhydrochloricacidconcentration, ratioof solid/liquid, reaction
temperatureandleachingtimeas well astheir influenceson leaching performance were
evaluated.Theoptimalconditionsof 6MHClacidconcentration,160g/L ratio
ofsolid/liquid, temperature60
o
Candreactiontime150min alsoweredetermined. Leaching
performance of tinandleadobtainedunder these conditionsis91.6% and81.4%,
respectively.
1. MỞ ĐẦU
Ngày nay, sản phẩm thiết bị điện, điện
tử ngày càng gia tăng về số lƣợng và
tuổi thọ ngày càng giảm; là một thách
thức lớn đối với môi trƣờng về lƣợng
chất thải. Bản mạch in (PCBs) có thành
phần rất đa dạng, chứa nhiều kim loại
nặng gây ô nhiễm môi trƣờng khi thải bỏ
không phù hợp. Hàm lƣợng trung bình
của Sn và Pb tƣơng ứng khoảng 1,0 –
5,28% và 0,99 – 4,19% [1]. Vì vậy,
PCBs là chất thải nguy hại khi thải bỏ
không phù hợp nhƣng cũng có thể đƣợc
xem nhƣ một nguồn tài nguyên "thứ
cấp‖. Trong những thập kỷ qua, các
nghiên cứu tái chế chất thải điện tử bằng
phƣơng pháp thủy luyện đƣợc các nhà
khoa học quan tâm. Barakat M.A [2] đã
nghiên cứu hòa tách Zn, Sn và Pb từ xỉ
hàn kẽm bằng H2SO4 và HCl. Myerson
và Cudahy [3] đã nghiên cứu thu hồi Zn,
Cu, Pb, Sn và Cd bằng cách hòa tách với
17
axit H2SO4 và trung hòa dung dịch axit
với Zn(OH)2 nhằm kết tủa thu hồi kim
loại. Ở nghiên cứu trƣớc [4], thiếc và chì
có trong bản mạch in (PCBs) của thiết bị
điện tử thải đƣợc hòa tách bằng HCl, chì
đƣợc thu hồi trong kết tủa PbCl2, còn
thiếc đƣợc thu hồi dƣới dạng SnO2. Kết
quả nghiên cứu đƣa ra một số kết luận
khả quan nhƣ hiệu suất hòa tách lớn, tốc
độ nhanh. Tuy nhiên các nghiên cứu đó
đƣợc tiến hành chỉ dựa vào ý kiến chủ
quan của ngƣời nghiên cứu để chọn
hƣớng nghiên cứu. Kết quả của các
nghiên cứu chỉ cho phép tìm kiếm các
mối phụ thuộc giữa thông số đánh giá và
các yêu tố ảnh hƣởng một cách riêng
biệt theo từng yếu tố nên không kết luận
chặt chẽ về mức độ ảnh hƣởng của từng
yếu tố trong mối tác động qua lại giữa
chúng.
Phát triển ý tƣởng của nghiên cứu trƣớc,
nghiên cứu này thực hiện quá trình hòa
tách thiếc và chì từ PCBs trong HCl
bằng phƣơng pháp mô hình hóa thực
nghiệm thông qua phƣơng pháp kế
hoạch hóa thực nghiệm và thống kê toán
học. Từ đó, đánh giá đƣợc vai trò tác
động qua lại lẫn nhau của các yếu tố ảnh
hƣởng đến quá trình hòa tách, đồng thời
xác định điều kiện tối ƣu để hòa tách
thiếc và chì.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Vật liệu
PCBs sử dụng trong nghiên cứu này
đƣợc tháo dỡ từ tivi (39%), DVD (20%),
máy tính (41%); xử lý sơ bộ bằng các
quá trình cắt, nghiền, tách từ để loại bỏ
sắt. Thành phần các kim loạichủ yếu của
mẫu nghiên cứu đƣợc trình bày trong
bảng 1.Các hóa chất thí nghiệm và phân
tích đƣợc sử dụng thuộc loại tinh khiết.
Bảng 1.Thành phần các kim loại chủ yếu
trong mẫu nghiên cứu
Kim loại Đồng Thiếc Chì
Hàm lƣợng
(%) khối
lƣợng
25,5 4,87 2,8
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm đƣợc tiến hành trong
bình phản ứng dung tích 500 mL, đƣợc
sục khí nitơ để đuổi khí ôxy trƣớc khi
bắt đầu thí nghiệm, duy trì tốc độ khuấy
trộn 200 vòng/phút, nhiệt độ đƣợc ổn
nhiệt bằng máy điều nhiệt. Sau mỗi thí
nghiệm, phần bã rắn PCBs còn lại đƣợc
lọc, rửa và chia làm 2 phần bằng nhau.
Một phần ngâm chiết trong dung dịch
axit HNO3 5% để phân tích hàm lƣợng
chì còn lại. Một phần đƣợc ngâm chiết
trong axit HCl đậm đặc để phân tích
hàm lƣợng thiếc còn lại. Nồng độ của
các kim loại trong dung dịch đƣợc xác
định bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử
(AAS, Perkin Elmer AA800).
Các thí nghiệm đƣợc xây dựng theo
phƣơng pháp quy hoạch thực nghiệm kế
hoạch bậc một hai mức tối ƣu toàn phần.
Hàm mục tiêu là hiệu suất hòa tách của
thiếc và chì, có 4 biến độc lập (nồng độ
HCl, tỷ lệ rắn/ lỏng, nhiệt độ và thời
gian hòa tách). Giá trị thực và giá trị mã
hóa đƣợc trình bày ở bảng 2. Kế hoạch
gồm 16 thí nghiệm ở ―nhân‖ và 3 thí
nghiệm tại tâm (bảng 3).
Bảng 2.Các mức của các yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố
ảnh hƣởng
Ký
hiệu
Mức của các yếu
tố
-1 0 1
18
Nồng độ HCl
(M)
x1 4 5 6
Tỷ lệ
rắn/lỏng (g/l)
x2 100 130 160
Nhiệt độ (oC) x3 60 75 90
Thời gian
(phút)
x4 50 100 150
Cực trị của hàm hồi quy thu đƣợc thông
qua kế hoạch thực nghiệm đƣợc xác
định bằng phƣơng pháp leo dốc theo bề
mặt biểu diễn (phƣơng pháp Box -
Wilson) [5]. Công cụ hỗ trợ cho việc
giải bài toán mô hình hóa và tối ƣu hóa
các điều kiện thực nghiệm đƣợc sử dụng
là phần mềm Modde 5.0 của Công ty
Umetrics (Thụy Điển).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định hàm hồi quy của hiệu
suất hòa tách thiếc và chì
Mô hình hồi quy đa thức của hiệu suất
hòa tách thiếc và chì đƣợc biểu diễn theo
biến mã hóa không thứ nguyên có dạng
phƣơng trình (1) [5]:
y = b0 + uj
ujuj
juj
j
j xxbxb
4
)(1,
4
1
(1)
Trong đó, y – hiệu suất hòa tách của
thiếc, chì (%); xj,xu (j, u = 1 - 4) tƣơng
ứng là giá trị mã hóa (từ -1 đến 1) của
nồng độ axit HCl, tỷ lệ rắn/lỏng, nhiệt
độ phản ứng và thời gian phản ứng; b0,
bj, bju (j, u = 1 - 4) là các hệ số hồi quy
của mô hình thống kê.
Từ kết quả thí nghiệm và tính toán (bảng
3), hiệu suất hòa tách thiếc và chì của các
thí nghiệm đƣợc nhập vào phần mềm
MODDE 5.0 nhằm tƣơng thích hóa mô
hình bởi phƣơng pháp hồi quy tuyến tính
đa biến. Sau khi kiểm tra tính có nghĩa
của các hệ số theo tiêu chuẩn Student,
phƣơng trình hồi quy mô tả hiệu suất hòa
tách thiếc và chì đƣợc biểu diễn theo
phƣơng trình (2) và (3) tƣơng ứng.
Bảng 3.Kế hoạch thực nghiệm và kết quả
x1 x2 x3 x4 yPb ySn
1 -1 -1 -1 -1 36,6 45,1
2 1 -1 -1 -1 53,4 68,3
3 -1 1 -1 -1 19,9 30,4
4 1 1 -1 -1 52,4 71,5
5 -1 -1 1 -1 63,8 67,2
6 1 -1 1 -1 66,8 88,7
7 -1 1 1 -1 39,0 83,5
8 1 1 1 -1 80,9 82,0
9 -1 -1 -1 1 60,0 53,4
10 1 -1 -1 1 76,0 80,8
11 -1 1 -1 1 71,5 74,2
12 1 1 -1 1 76,6 92,7
13 -1 -1 1 1 76,9 71,7
14 1 -1 1 1 81,6 74,4
15 -1 1 1 1 54,7 71,1
16 1 1 1 1 72,7 75,6
17 0 0 0 0 71,8 79,6
18 0 0 0 0 69,6 70,8
19 0 0 0 0 67,2 71,7
ŷthiếc = 71,19 + 8,58x1 + 6,12x3 – 5,2x1x3 – 7,16x3x4 (2)
ŷchì = 62,7 + 8,62x1 – 2,97x2 + 5,62x3 + 9,82x4 + 3,56x1.x2 – 3,14x1.x4 – 5,4x3.x4 (3)
Sau khi tính toán phƣơng sai dƣ và
phƣơng sai lặp, giá trị chuẩn số Fisher
của phƣơng trình (1) và (2)tính đƣợc
tƣơng ứng là 2,75 và 12,85. Trong khi
19
đó các giá trị tiêu chuẩn Fisher theo mức
có nghĩa (p = 0,05), số bậc tự do lặp (f2=
2) và số bậc tự do dƣ của phƣơng trình
(1) (f1(1) = 11) và phƣơng trình (2) (f1(2)
= 8) tƣơng ứng là 19,4 và 19,3 [5]. Điều
đó cho thấy cả hai mô hình tƣơng hợp
với thực nghiệm.
3.2. Tác động qua lại của các yếu tố và
ảnh hƣởng của chúng đến hiệu suất
hòa tách thiếc và chì
Ảnh hưởng của nồng độ axit HCl: Từ
phƣơng trình (2) và (3) cho thấy trong
vùng thực nghiệm hiệu suất hòa tách chì
và thiếc tỷ lệ thuận với nồng độ axit
HCl. Mức độ ảnh hƣởng tích cực đến
hiệu suất hòa tách thiếc tỷ lệ nghịch với
nhiệt độ phản ứng, thể hiện qua hệ số b13
của phƣơng trình (2) âm. Đối với hiệu
suất hòa tách chì, mức độ ảnh hƣởng
tích cực của nồng độ axit HCl tỷ lệ
thuận với tỷ lệ rắn/lỏng (hệ số b12 của
phƣơng trình (3) dƣơng) và tỷ lệ nghịch
với thời gian hòa tách (hệ số b14 của
phƣơng trình (3) âm). Do đó, việc tăng
nồng độ axit HCl sẽ có hiệu quả trong
trƣờng hợp nhiệt độ thấp, tỷ lệ rắn/lỏng
lớn và thời gian hòa tách ngắn.
Ảnh hưởng của tỷ lệ rắn/lỏng: Từ
phƣơng trình (2) cho thấy trong vùng
thực nghiệm hiệu suất hòa tách thiếc
không phụ thuộc vào tỷ lệ rắn/lỏng. Còn
hiệu suất hòa tách chì tỷ lệ thuận với tỷ
lệ rắn/lỏng khi nồng độ axit HCl lớn hơn
5,66 M (x1 > 0,83) và tỷ lệ nghịch với tỷ
lệ rắn/lỏng trong trƣờng hợp ngƣợc lại,
tuy nhiên ảnh hƣởng này không lớn (hệ
số b2 và b12 trong phƣơng trình (3) có trị
tuyệt đối gần bằng nhau và ngƣợc dấu).
Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng:
Nhiệt độ phản ứng hầu nhƣ tỷ lệ thuận
với hiệu suất hòa tách thiếc và chì, trừ
trƣờng hợp thời gian phản ứng tiệm cận
tới 150 phút. Trong trƣờng hợp này,
hiệu suất hòa tách thiếc tỷ lệ nghịch với
nhiệt độ phản ứng (trong phƣơng trình
(2) hệ số b34 có trị tuyệt đối lớn hơn và
ngƣợc dấu với b3), còn hiệu suất hòa
tách chì hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng
bởi nhiệt độ phản ứng (hệ số b3 và b34
của phƣơng trình (3) ngƣợc dấu nhau và
xấp xỉ nhƣ nhau về trị tuyệt đối). Do đó,
việc tăng nhiệt độ sẽ không làm tăng
hiệu suất hòa tách thiếc và chì khi thời
gian hòa tách lớn.
Ảnh hưởng của thời gian hòa tách:
Trong vùng thực nghiệm, thời gian hòa
tách có ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực
đến hiệu suất hòa tách thiếc, phụ thuộc
vào nhiệt độ phản ứng. Khi nhiệt độ
phản ứng dƣới 75oC (x3< 0) thì hiệu suất
hòa tách thiếc tỷ lệ thuận với thời gian
hòa tách, còn khi nhiệt độ phản ứng lớn
hơn 75oC thì ngƣợc lại, hiệu suất hòa
tách thiếc tỷ lệ nghịch với thời gian hòa
tách (hệ số b34 của phƣơng trình (2) âm).
Đối với quá trình hòa tách chì, thời gian
hòa tách có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu
suất hòa tách chì, mức độ ảnh hƣởng
tích cực tỷ lệ nghịch với nồng độ axit
HCl và nhiệt độ phản ứng, thể hiện qua
hệ số b14 và b34 của phƣơng trình (3)
âm.
3.3. Tối ƣu hóa các điều kiện hòa tách
thiếc và chì
Để tìm điều kiện tốt nhất cho quá trình
hòa tách thiếc và chì với hiệu suất hòa
tách lớn nhất trong vùng thực nghiệm,
20
phƣơng pháp xác định cực trị đƣợc áp
dụng. Công cụ phần mềm Modde 5.0
đƣợc sử dụng để tối ƣu hóa hàm mục
tiêu theo phƣơng pháp leo dốc sau 556
lần lặp lại trong vùng nghiên cứu (hình
1). Kết quả thu đƣợc hiệu suất hòa tách
thiếc và chì tƣơng ứng là 91,6% và
81,4% ở điều kiện nồng độ axit HCl 6
M; tỷ lệ rắn/lỏng 160 g/L; nhiệt độ phản
ứng 60 oC và trong thời gian 150 phút.
Bề mặt đáp trị biểu diễn hiệu suất hòa
tách thiếc và chì theo nhiệt độ và thời
gian hòa tách khi nồng độ axit HCl 6 M
và tỷ lệ rắn lỏng 160 g/L đƣợc trình bày
ở hình 2.
4. KẾT LUẬN
1. Mô hình hồi quy mô tả hiệu suất hòa
tách thiếc và chì từ PCBs đƣợc biểu
diễn:
ŷthiếc = 71,19 + 8,58x1 + 6,12x3 – 5,2x1x3
– 7,16x3x4
ŷchì = 62,7 + 8,62x1 – 2,97x2 + 5,62x3 +
9,82x4 + 3,56x1.x2 – 3,14x1.x4 – 5,4x3.x4
2. Điều kiện tốt nhất trong vùng thực
nghiệm để hiệu suất hòa tách chì và
thiếc lớn nhất là nồng độ axit HCl 6 M;
tỷ lệ rắn/lỏng 160 g/L; nhiệt độ phản
ứng 60 oC và trong thời gian 150 phút. Ở
điều kiện đó, hiệu suất hòa tách thiếc và
chì thu đƣợc là 91,6% và 81,4%.
Lời cảm ơn:Nghiên cứu này là một phần
của Đề tài: ―Nghiên cứu công nghệ xử lý
chất thải điện tử gia dụng‖. Đề tài do
Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trƣờng - trƣờng Đại học Bách khoa chủ
trì thực hiện.
Hình 1. Các tham số tối ưu hóa sử dụng phần mềm Modde 5.0
21
a) b)
Hình 2. Bề mặt biểu diễn hiệu suất hòa tách của a) thiếc và b) chì theo nhiệt độ và thời
gian hòa tách khi nồng độ axit HCl 6M và tỷ lệ rắn/lỏng 160 g/L
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Paul T. Williams, ―Valorization of
Printed Circuit Boards from Waste
Electrical and Electronic Equipment
by Pyrolysis‖,Waste Biomass Valor
1, pp. 107-120(2010).
2. Barakat M.A,―Recovery of metal
values from zinc solder
dross‖,Journal of Waste Management
19; pp. 503 – 507(1999).
3. Myerson AS, Cudahy MW,―Leaching
for metal recovery from dust and
electric wastes containing zinc and
lead‖, US 5,431,713; 16 pp(1995).
4. Hà Vĩnh Hƣng, Vũ Đức Thảo,―Thu
hồi thiếc, chì từ bản mạch in điện tử
thải trong môi trƣờng axit clohydric‖,
Tạp chí Công nghiệp hóa chất, số 9,
trang 36-40, (2011).
5. Nguyễn Minh Tuyển,―Quy hoạch
thực nghiệm‖,Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội, (2006).
Hieu suat hoa tach Sn, %
Investigation: Hoa tach Pb-Sn (lan 3) (MLR)
Response Surface Plot
HCl = 6
R/L = 160
Hieu suat hoa tach Pb, %
Investigation: Hoa tach Pb-Sn (lan 3) (MLR)
Response Surface Plot
HCl = 6
R/L = 160
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17437_59772_1_pb_763_2096710.pdf