Kiến nghị các giải pháp củng cố, kiện
toàn mô hình Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao
Trên cơ sở khẳng định tính đúng đắn
của việc thành lập và hoạt động của mô hình
VKSND cấp cao, trong thời gian tới, chung
ta cần tiếp tục củng cố và tăng cường mô
hình này thông qua những giải pháp cơ bản
sau:
- Đảng và Nhà nước, VKSND tối cao
cần sớm tổ chức sơ kết, tổng kết chuyên
đề về tổ chức và hoạt động của mô hình
VKSND cấp cao. Bên cạnh đó, cần tổ chức
nhiều hội thảo khoa học, chuyên đề về vị
trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của mô
hình VKSND cấp cao để không ngừng bổ
sung và hoàn thiện mô hình này phục vụ cho
công cuộc cải cách tư pháp, phát huy được
lợi thế tối đa của mô hình độc đáo này trong
hệ thống VKSND. Đồng thời, cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của
cấp kiểm sát mới này, làm cho thiết chế này
đến gần người dân hơn, làm chỗ dựa tin cậy
cho nhân dân; cần có cơ chế động viên, cổ
vũ để thu hút lực lượng công chức từ các địa
phương về yên tâm công tác; có giải pháp
đột phá trong xây dựng hệ thống nhà công
vụ với đầy đủ tiện nghi, chất lượng cao, đa
dạng cho từng cấp kiểm sát viên và cần có
thêm chế độ đãi ngộ thích đáng khác, như
quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, về
sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, hỗ trợ tiền
tàu xe, phối hợp chính quyền địa phương
ưu tiên giải quyết vấn đề việc làm cho thân
nhân của cán bộ, công chức VKSND cấp
cao. thì mới thu hút được thêm những kiểm
sát viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình
công tác.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình viện kiểm sát nhân dân cấp cao nhìn từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của các viện kiểm sát nhân dân cấp cao hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ThS. Thái Văn Đoàn*
* Phó Viện trưởng, Viện Kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng.
Tóm tắt:
Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao là mô hình hoàn toàn mới, có
vai trò, vị trí rất quan trọng trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân
dân. Bài viết làm rõ cơ sở lý luận và các chủ trương chính sách
của Đảng, quy định của pháp luật về việc thành lập, tổ chức
và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân
dân cấp cao. Từ đó nêu lên thực tiễn, kết quả hoạt động của 03
Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Việt Nam, lấy ví dụ cụ thể
từ Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng để minh họa,
chứng minh và khẳng định tính đúng đắn của mô hình Viện
Kiểm sát nhân dân cấp cao này trong cải cách tư pháp.
Abstract:
The high-level People's Procuracy is a all new model with
a crucial important role and position in the system of the
People's Procuracies. This article provides the clarifications
of the rationale and policies of the Party and the legal
provisions on the establishment, organization and operation,
functions and mandates of the high-level People's Procuracy.
The article also provides the practical performance and
results of three high-level People's Procuracy in Vietnam,
an example of the high-level People's Procuracy in Da Nang
to illustrate, prove and confirm this model of the People's
Supreme Procuracy is in the reform of the judiciary.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, hệ
thống Viện Kiểm sát nhân dân
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 13/10/2017
Biên tập: 09/11/2017
Duyệt bài: 16/11/2017
Article Infomation:
Keywords: high-level People's Procuracy,
the system of the People's Procuracies
Article History:
Received: 13 Dec. 2017
Edited: 09 Nov. 2017
Approved: 16 Nov. 2017
MÔ HÌNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO NHÌN TỪ THỰC TIỄN TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO HIỆN NAY
Mô hình Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp cao lần đầu tiên được xuất hiện
trong hệ thống VKSND kể từ khi có Luật
Tổ chức VKSND năm 2014. Do đây là mô
hình hoàn toàn mới trong bối cảnh cải cách
tư pháp, nên chúng ta rất cần nghiên cứu làm
sáng tỏ về mặt lý luận và sơ kết, tổng kết
từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của các
VKSND cấp cao để củng cố và hoàn thiện
mô hình này.
1. Cơ sở chính trị, pháp lý của Viện kiểm
sát nhân dân cấp cao
Trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà
nước pháp quyền của chúng ta, hệ thống cơ
quan tư pháp có tính độc lập đặc thù, được
tổ chức và hoạt động theo một số nguyên tắc
đặc trưng cơ bản như nguyên tắc: “khi xét
xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật”; Tòa án thực hiện
hai cấp xét xử; tập trung, thống nhất lãnh đạo
trong ngành”; “không lệ thuộc vào bất cứ cơ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 5(357) T3/2018
quan nhà nước nào ở địa phương”... Vì vậy,
việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan
tư pháp phải theo mô hình cấp xét xử, cấp
tố tụng, có “địa hạt tư pháp” riêng, hạn chế
thấp nhất việc tổ chức theo hệ thống của cơ
quan hành chính. VKSND ba cấp trước đây
đã tổ chức theo mô hình hoàn toàn gắn với
cơ quan hành chính từng tồn tại trong thời
gian dài đã bộc lộ nhiều hạn chế và bị chi
phối bởi cơ quan hành chính và các cơ quan
nhà nước khác ở địa phương, ảnh hưởng
đến tính độc lập trong hoạt động tố tụng tư
pháp. Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra là phải
xây dựng nền tư pháp gần dân hơn, nhất là
trong việc giải quyết khiếu kiện, kháng cáo,
đề nghị, đơn thư của công dân, cơ quan, tổ
chức, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận
nhanh chóng, thuận tiện với hệ thống tư
pháp. Do đó mà ngay từ Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
(Nghị quyết 49) đã định hướng chiến lược
rất quan trọng là: “tổ chức hệ thống Tòa án
theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc
vào đơn vị hành chính” và đưa ra mô hình
“Tòa Thượng thẩm được tổ chức theo khu
vực” (Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay).
Nghị quyết 49-NQ/TW cũng đã định hướng
tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát,
đó là “VKSND được tổ chức phù hợp với hệ
thống tổ chức của Tòa án”1.
Kết luận số 79-KL/TW ngày
28/7/2010 về “Đề án đổi mới tổ chức và
hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ
quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020”, Kết luận số 92-KL/
TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về
việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/
TW đã ngày càng khẳng định xu hướng cải
cách tư pháp này và chỉ rõ, việc thành lập
hệ thống Tòa án nhân dân (TAND) bốn cấp
1 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
(thay vì ba cấp như trước đây) và hệ thống
VKSND cũng được thành lập tương ứng với
hệ thống Tòa án.
Khoản 2 Điều 107 Hiến pháp năm
2013 quy định: “VKSND gồm VKSND tối
cao và các Viện kiểm sát khác do luật định”.
Như vậy, mặc dù Hiến pháp không quy định
cụ thể hệ thống tổ chức VKSND, nhưng để
ngỏ khả năng thành lập VKSND cấp cao.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm
2013, Điều 40 Luật Tổ chức VKSND năm
2014 quy định: Hệ thống VKSND gồm:
1. VKSND tối cao; 2. VKSND cấp cao; 3.
VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; 4. VKSND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và tương đương; 5. Viện Kiểm
sát quân sự các cấp. Như vậy, VKSND cấp
cao là cấp kiểm sát thứ hai trong hệ thống
bốn cấp kiểm sát (hệ thống Viện Kiểm sát
quân sự các cấp được tổ chức riêng).
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND
cấp cao được quy định tại khoản 2 Điều 41
Luật Tổ chức VKSND năm 2014: “VKSND
cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc
thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
cấp cao”.
Hai nhiệm vụ, quyền hạn này xuất
phát từ nhiệm vụ đặt trưng, xuyên suốt của
ngành kiểm sát nhân dân nói chung, đối
với từng cấp kiểm sát nói riêng. Trên cơ
sở đó, Quyết định số 26/QĐ-VKSTC-VC
ngày 20/11/2015 của Viện trưởng VKSND
tối cao ban hành kèm theo Quy chế tổ chức
và hoạt động của VKSND cấp cao. Khoản
1 Điều 3 Quy chế này quy định, VKSND
cấp cao: “Thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ
việc thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
tối cao, thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 5(357) T3/2018
đối với các bản án, quyết định chưa có hiệu
lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có kháng cáo, kháng
nghị, thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm đối với các bản án, quyết định của
Tòa án cấp tỉnh, TAND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và tương đương có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị”.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 2 Nghị
quyết 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của
Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức
VKSND năm 2014 quy định: “Viện trưởng
VKSND cấp cao kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối
với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của TAND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và tương đương, TAND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trong phạm
vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền.”
Thẩm quyền này cũng được quy định
cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS)
năm 2015 (Điều 373 và Điều 400); Bộ luật
Tố tụng dân sự (TTDS) năm 2015 (Điều 331
và Điều 354) và Luật Tố tụng hành chính
(TTHC) năm 2015 (Điều 260 và Điều 283).
Đây là thẩm quyền mới của VKSND cấp
cao, thay thế thẩm quyền kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng VKSND,
Chánh án TAND cấp tỉnh trước đây đối với
bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp
luật của TAND cấp huyện.
Như vậy, việc tổ chức và hoạt động
của mô hình VKSND cấp cao (cũng như mô
hình TAND cấp cao) có vai trò làm hạt nhân
thu gọn đầu mối, bảo đảm tính tập trung
thống nhất về người có thẩm quyền kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và người tham
gia các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm,
nhằm khắc phục tình trạng có quá nhiều đơn
vị thực hiện chức năng kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm; tạo điều kiện để VKSND
cấp tỉnh tập trung làm tốt công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát
xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, không tham
gia nhiều giai đoạn xét xử vừa sơ thẩm, phúc
thẩm lại vừa giám đốc thẩm, tái thẩm như
trước đây.
Trong mối quan hệ ngành dọc thì Viện
trưởng VKSND cấp cao còn có thẩm quyền
“Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động
nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử của VKSND cấp tỉnh, VKSND
cấp huyện” (điểm b, khoản 2 Điều 65 Luật
Tổ chức VKSND năm 2014).
Có thể nói rằng, mô hình VKSND cấp
cao này không hoàn toàn mới mà có tính kế
thừa mô hình Viện kiểm sát thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc giải quyết các loại án phúc thẩm. Mô
hình này vừa phát huy lợi thế trong việc
tiếp nhận giải quyết khiếu kiện, đơn thư của
người dân đối với những bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ở địa
phương theo địa hạt tư pháp, tạo điều kiện
cho người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận
tiện với công lý, với hệ thống tư pháp, đưa
nền tư pháp nước ta đến gần dân hơn khi
VKSND cấp cao được tăng cường mới chức
năng, nhiệm vụ rất quan trọng tại giai đoạn
giám đốc thẩm, tái thẩm, đồng thời cũng góp
phần giảm tải đáng kể khối lượng đơn thư
khiếu nại, tố cáo tập trung về các cơ quan
trung ương như trước đây. Bên cạnh đó,
VKSND cấp cao là cấp kiểm sát độc lập còn
tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát
trong việc chủ động thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao, tăng cường các thẩm
quyền công tác và tự chịu trách nhiệm đối
với Viện trưởng VKSND tối cao. Ưu điểm
này khắc phục được nhiều hạn chế mà đơn
vị tiền thân của nó khi trực thuộc VKSND
tối cao về mọi mặt.
Tóm lại, mô hình VKSND cấp cao có
tính độc đáo ở chỗ đơn vị này không thực
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 5(357) T3/2018
hiện chức năng thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc giải quyết án ở giai đoạn
sơ thẩm và chức năng kiểm sát công tác thi
hành án dân sự, hình sự như các cấp kiểm sát
khác, mà chỉ tập trung vào công tác nghiệp
vụ chuyên sâu là thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc giải quyết án ở giai đoạn phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Mặt khác,
VKSND cấp cao được tổ chức hoàn toàn độc
lập với cấp hành chính, không chịu sự ràng
buộc, chi phối, áp lực nào về mặt lý thuyết
cũng như trên thực tế bởi bất cứ cơ quan nhà
nước nào ở địa phương, mà chỉ chịu sự lãnh
đạo trực tiếp, tập trung thống nhất toàn diện
của VKSND tối cao (kể cả tổ chức Đảng bộ
VKSND). Cách thức tổ chức này thể hiện rõ
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND
“không lệ thuộc vào cơ quan nhà nước nào ở
địa phương”, không “song trùng trực thuộc”.
Mô hình này tạo cho VKSND cấp cao có
điều kiện hoạt động độc lập, khách quan, chỉ
tuân theo pháp luật và chỉ chịu sự lãnh đạo
tập trung thống nhất của VKSND tối cao. Vì
vậy, có thể coi đây là mô hình có tính “đột
phá” của cải cách tư pháp.
2. Tình hình hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao
Năm 2015, VKSND cấp cao được
thành lập tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh. Kể từ khi được thành lập
và đi vào hoạt động đến nay, điểm nổi bật,
thành công nhất của mô hình VKSND cấp
cao là công tác xem xét giải quyết đơn đề
nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm,
giải quyết được nhiều đơn thư khiếu nại, tố
cáo tồn đọng, bức xúc trong nhân dân.
2 Thái Văn Đoàn, “VKSND cấp cao tại Đà Nẵng: Hai năm nhìn lại”, Tạp chí Kiểm sát online ngày 19/6/2017 (http://
www.kiemsat.vn/)
Thái Văn Đoàn, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng: Hai năm nhìn lại, Tạp chí Kiểm sát online ngày 19/6/2017. Bổ sung địa
chỉ của trang web
3 Văn Tình: Lãnh đạo VKSND tối cao nghe các VKSND cấp cao, VKSND TP. Hà Nội và VKSND TP. Hồ Chí Minh báo
cáo kết quả công tác năm 2016, Báo Bảo vệ Pháp luật ngày 26/11/2016.
4 Nguyễn Huy Tiến: Nhìn lại công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ ngày thành lập VKSND cấp cao
tại Hà Nội, Tạp chí Kiểm sát số 03/2017.
Ví dụ, tại VKSND cấp cao tại Đà
Nẵng, tính từ ngày mới thành lập đến tháng
3/2017 đã thụ lý giải quyết 3.843 đơn/2.472
việc (trong đó hình sự 840 đơn/401 việc; dân
sự: 2.035 đơn/1.493 việc; hành chính, kinh
doanh thương mại, lao động: 968 đơn/578
việc). Trong đó tiếp nhận 1.334 đơn/796
việc từ VKSND tối cao chuyển về theo thẩm
quyền mới. VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã
phân loại, giải quyết: 2.325 đơn/1.315 việc,
đạt tỷ lệ 60,49% về số đơn (2.325 đơn/3.843
đơn), 53,19% về số việc (1.315 việc/ 2.472
việc). VKSND cấp cao tại Đà Nẵng cũng đã
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: 96 vụ
(hình sự: 18 vụ; dân sự: 48 vụ; hành chính,
kinh doanh thương mại, lao động: 30 vụ).
Tòa án kháng nghị 214 vụ (hình sự: 36 vụ;
dân sự: 130 vụ; hành chính, kinh doanh
thương mại, lao động: 48 vụ), còn lại là các
trường hợp trả lời không kháng nghị, thông
báo Tòa án đã thụ lý, giải quyết đơn2
Mặc dù mới được thành lập và tiếp
nhận nhiệm vụ mới mẻ, rất phức tạp, có tính
chuyên môn sâu rộng, song các VKSND cấp
cao đã không ngại khó khăn, thiếu thốn về
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nêu
cao tinh thần quyết tâm, tập trung giải quyết
được khối lượng rất lớn đơn đề nghị kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đều đạt tỷ lệ
lên đến trên 50% 3,4, mà trước đây theo mô
hình cũ còn tồn đọng rất nhiều và tỷ lệ giải
quyết chỉ từ 20% đến 25%. Chất lượng công
tác thực hành quyền công tố kiểm sát giải
quyết án ở giai đoạn phúc thẩm, giám đốc
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 5(357) T3/2018
thẩm, tái thẩm không ngừng được nâng lên,
bảo đảm sự độc lập, khách quan trong công
tác, giảm thiểu đáng kể khối lượng đơn khiếu
nại, tố cáo gay gắt, tạo điều kiện để người
dân được tiếp cận với công lý gần hơn, nhanh
hơn, thuận lợi hơn. Từ sự thành công này cho
thấy, chủ trương cải cách tư pháp trong việc
thành lập và đi vào hoạt động của mô hình
VKSND cấp cao bước đầu đã thể hiện tính
đúng đắn và hiệu quả cao, giải quyết được
khối lượng rất lớn công việc, đặc biệt là đơn
giám đốc thẩm, tái thẩm khi phân vùng, phân
định cụ thể trách nhiệm về cho các VKSND
cấp cao, Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao.
Vì vậy chủ trương cải cách tư pháp này của
Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục được phát
huy, tăng cường hơn nữa.
2.1 Những thuận lợi trong hoạt động
của VKSND cấp cao
Mô hình VKSND cấp cao tạo ra cơ
chế độc lập thực sự, bảo đảm công tác thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp trong việc giải quyết các vụ án hình sự,
hành chính, vụ việc dân sự ở giai đoạn phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm không bị can
thiệp, chi phối bởi yếu tố bên ngoài nào, góp
phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó, mô hình VKSND cấp
cao còn tạo ra môi trường công tác có tính
chuyên môn sâu rộng, tạo điều kiện cho đội
ngũ kiểm sát viên có điều kiện tiếp xúc, giải
quyết nhiều loại án hình sự, hành chính, vụ
việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao
động và những việc khác theo quy định của
pháp luật ở nhiều cấp xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của nhiều cấp
tỉnh, cấp huyện; góp phần nâng cao trình
độ, năng lực công tác chuyên môn của đội
ngũ cán bộ, công chức của ngành kiểm sát.
2.2 Những khó khăn trong hoạt động
của VKSND cấp cao
Công tác chuyên môn: Công tác thụ
lý, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm và công tác thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử giai đoạn giám đốc thẩm,
tái thẩm là công tác mới, rất phức tạp, trong
khi đó, nhiều kiểm sát viên trước đây công
tác tại VKSND địa phương chưa từng làm
công tác này, nên không tránh khỏi những
khó khăn, lúng túng ban đầu trong quá trình
giải quyết. Bên cạnh đó, khối lượng hồ sơ và
đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhận
bàn giao từ VKSND tối cao và các VKSND
địa phương rất lớn; cộng thêm khối lượng
hồ sơ và đơn đề nghị kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm mới tiếp nhận theo thẩm
quyền rất nhiều gây ra tình trạng quá tải cho
đội ngũ kiểm sát viên của VKSND cấp cao.
Công tác nhân sự: Do tính chất đặc
thù của cấp kiểm sát đòi hỏi kiểm sát viên
của VKSND cấp cao phải là người có kinh
nghiệm, đã từng trải qua nhiều vị trí công
tác ở địa phương, qua nhiều khâu công tác
từ thực hành quyền công tố, kiểm sát giải
quyết án hình sự, đến kiểm sát giải quyết
vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao
động, kiểm sát giải quyết án hành chính. Vì
vậy, nguồn kiểm sát viên của VKSND cấp
cao phải tiếp nhận từ VKSND địa phương,
hoặc từ VKSND tối cao đưa về. Trên thực
tế, nguồn nhân lực từ VKSND tối cao đưa
về còn hạn chế, trong khi đó nguồn từ các
VKSND địa phương cũng gặp khó khăn do
hiện nay các VKSND địa phương cũng thiếu
người, nhất là những công chức có năng lực,
kinh nghiệm công tác.
Điều kiện làm việc: Trụ sở làm việc
của các VKSND cấp cao đều tiếp quản từ trụ
sở làm việc của các Viện Thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm. Các
trụ sỏ này vừa đang xuống cấp, vừa không
đáp ứng được nhu cầu về diện tích sử dụng
gây ra tình trạng quá tải trong việc bố trí
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 5(357) T3/2018
phòng làm việc cho cán bộ, công chức của
VKSND cấp cao. Ví dụ tại VKSND cấp cao
tại Đà Nẵng hiện nay được tiếp quản từ trụ
sở Viện Thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng chỉ có diện
tích 956m2, được thiết kế cho khoảng 30- 40
người làm việc theo mô hình cũ, trong khi
mô hình mới - với khối lượng công việc tăng
gấp ba, số lượng định khung biên chế 130
người (hiện nay đã có 68 người) nên nhiều
phòng làm việc trở nên chật chội, quá tải.
3. Kiến nghị các giải pháp củng cố, kiện
toàn mô hình Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao
Trên cơ sở khẳng định tính đúng đắn
của việc thành lập và hoạt động của mô hình
VKSND cấp cao, trong thời gian tới, chung
ta cần tiếp tục củng cố và tăng cường mô
hình này thông qua những giải pháp cơ bản
sau:
- Đảng và Nhà nước, VKSND tối cao
cần sớm tổ chức sơ kết, tổng kết chuyên
đề về tổ chức và hoạt động của mô hình
VKSND cấp cao. Bên cạnh đó, cần tổ chức
nhiều hội thảo khoa học, chuyên đề về vị
trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của mô
hình VKSND cấp cao để không ngừng bổ
sung và hoàn thiện mô hình này phục vụ cho
công cuộc cải cách tư pháp, phát huy được
lợi thế tối đa của mô hình độc đáo này trong
hệ thống VKSND. Đồng thời, cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của
cấp kiểm sát mới này, làm cho thiết chế này
đến gần người dân hơn, làm chỗ dựa tin cậy
cho nhân dân; cần có cơ chế động viên, cổ
vũ để thu hút lực lượng công chức từ các địa
phương về yên tâm công tác; có giải pháp
đột phá trong xây dựng hệ thống nhà công
vụ với đầy đủ tiện nghi, chất lượng cao, đa
dạng cho từng cấp kiểm sát viên và cần có
thêm chế độ đãi ngộ thích đáng khác, như
quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, về
sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, hỗ trợ tiền
tàu xe, phối hợp chính quyền địa phương
ưu tiên giải quyết vấn đề việc làm cho thân
nhân của cán bộ, công chức VKSND cấp
cao... thì mới thu hút được thêm những kiểm
sát viên có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình
công tác.
- Để góp phần giải quyết bài toán bức
xúc về nhân lực, bên cạnh việc tiếp nhận
những công chức có kinh nghiệm từ các
VKSND khác, cần xây dựng cơ chế tuyển
mới một số công chức là những cử nhân
kiểm sát, luật tốt nghiệp loại khá, giỏi từ
Trường Đại học Kiểm sát, Trường Đại học
Luật có uy tín để thực hiện các công việc
tương đối đơn giản theo sự hướng dẫn giúp
đỡ của kiểm sát viên kinh nghiệm; từng
bước đào tạo, phát triển lâu dài lực lượng
công chức trẻ này theo định hướng: sau khi
được bổ nhiệm kiểm sát viên sơ cấp, kiểm
sát viên trung cấp cần tăng cường xuống một
số VKSND địa phương để trực tiếp tham gia
thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại
các phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính để
làm nguồn tại chỗ cho việc bổ nhiệm kiểm
sát viên cao cấp sau này.
- Tăng cường phối hợp với TAND cấp
cao tổ chức nhiều phiên tòa theo tinh thần
cải cách tư pháp là khâu then chốt, để các
kiểm sát viên tham gia học tập, góp ý, phân
tích, đánh giá nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng công tác xét xử, tạo điều kiện cho
kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp làm quen với
công việc để phát triển làm nguồn bổ nhiệm
kiểm sát viên cao cấp.
- Cuối cùng, để tạo điều kiện tiền đề
về cơ sở vật chất, bảo đảm hoạt động của mô
hình VKSND cấp cao, Đảng và Nhà nước,
VKSND tối cao cần xây dựng cơ chế chính
sách ưu tiên đặc biệt cho các VKSND cấp
cao về nguồn kinh phí xây dựng trụ sở mới,
đầu tư trang thiết bị hiện đại■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 5(357) T3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_vien_kiem_sat_nhan_dan_cap_cao_nhin_tu_thuc_tien_to.pdf