Among the tsunami source zones defined in the East Vietnam sea region, the Manila trench,
west of the Philippines is considered as the most dangerous for the Vietnamese coast. The recent research
results show that the maximum expected earthquake magnitude for the Manila Trench source zone may reach
to the value of Mw = 8.7, and it takes approximately 2 hours for a tsunami from this source zone to hit the
Vietnamese coast at the earliest.
In this study, we create a worst-case scenario of tsunami earthquake excited by Manila Trench megathrust
and assess the impact to the Vietnamese coast. The source parameters are defined based on the models
proposed by Wu T-R. et al (2009) and Megawati K. et al (2009). The earthquake magnitude, Mw, is assumed to
be 9.3 generated on the Manila Trench. The tsunami propagation is numerically computed by using the
COMCOT open source code. We focus the discussion in Central Vietnam coastal regions, and carefully
describe the maximum tsunami wave heights around two coastal cities, Da Nang and Nha Trang. In Central
Vietnam coast, the maximum tsunami wave high of 18m is observed at the Quang Ngai province coast. The
maximum wave height is 10.2m recorded at the coast of Da Nang city and is 8.8m at the coast of Nha Trang
city. It might be concluded that the tsunami hazards from Manila Trench source are devastating to Vietnamese
coast, especially to the Central Vietnam coast.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng kịch bản sóng thần cực đại phát sinh trên vùng nguồn máng biển sâu manila bằng mô hình Comcot, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
307
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 307-316
ISSN: 1859-3097
MÔ PHỎNG KỊCH BẢN SÓNG THẦN CỰC ĐẠI PHÁT SINH
TRÊN VÙNG NGUỒN MÁNG BIỂN SÂU MANILA
BẰNG MÔ HÌNH COMCOT
Nguyễn Hồng Phương*, Vũ Hà Phương, Phạm Thế Truyền, Vi Văn Vững
Viện Vật lý Địa cầu-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
*E-mail: phuong.dongdat@gmail.com
Ngày nhận bài: 14-4-2013
TÓM TẮT: Trong số các vùng nguồn sóng thần được xác định trên khu vực Biển Đông, vùng nguồn
Máng biển sâu Manila được coi là nguy hiểm nhất đối với bờ biển Việt Nam. Theo các nghiên cứu gần đây,
động đất cực đại dự báo trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila đạt tới 8,7 theo thang Mô men. Kết quả tính
thời gian lan truyền sóng thần cũng cho thấy sau khi phát sinh trên vùng nguồn Máng biển Manila, sóng thần
chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để tấn công vào bờ biển Việt Nam.
Bài báo này trình bày việc áp dụng mô hình COMCOT để mô phỏng một kịch bản động đất cực đại gây
sóng thần phát sinh trên đới hút chìm Máng biển sâu Manila và đánh giá tác động của trận sóng thần này tới
các vùng bờ biển của Việt Nam. Việc áp dụng mô hình COMCOT và hệ thống lưới tính lồng cho phép mô
phỏng sự lan truyền sóng thần trong cả hai trường hợp nước sâu (giữa đại dương) và nước nông (gần bờ). Mô
hình COMCOT cũng cho phép sử dụng thuật toán đường biên động để mô phỏng quá trình ngập lụt.
Mô hình nguồn động đất gây sóng thần cực đại được xây dựng trên cơ sở tham khảo các dữ liệu quan trắc
động đất và GPS đã cập nhật và hai mô hình nguồn động đất gây sóng thần trên đới siêu đứt gẫy Máng biển
sâu Manila được công bố gần đây của Wu T-R. (2009) và Megawati K. (2009). Kịch bản sóng thần được giả
thiết là gây ra bởi động đất cực đại phát sinh trên đới siêu đứt gẫy Máng biển sâu Manila với độ lớn tương
đương Mw=9,3.
Độ nguy hiểm sóng thần đối với các vùng bờ biển Việt Nam được đánh giá qua đại lượng độ cao sóng cực
đại do sóng thần gây ra. Các kết quả mô phỏng kịch bản sóng thần cực đại phát sinh trên đới siêu đứt gẫy
Máng biển sâu Manila được thể hiện dưới dạng các bản đồ độ cao sóng ở những khu vực và với độ chi tiết
khác nhau bao gồm toàn bộ dải ven biển Việt Nam, dải ven biển miền Trung và khu vực ven biển của hai thành
phố Đà Nẵng và Nha Trang (các hình 7, 8, 9 và 10). Các bản đồ độ cao sóng cho thấy độ nguy hiểm sóng thần
tập trung chủ yếu dọc theo dải ven biển miền Trung Việt Nam (đoạn từ tỉnh Quảng Ngãi đến tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu), với độ cao sóng lớn nhất đạt tới trên 18m tại địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu chi tiết cho
hai thành phố ven biển miền Trung cũng cho thấy độ cao sóng cực đại đạt tới 10,2m tại thành phố Đà Nẵng và
8,8m tại thành phố Nha Trang.
Từ khóa: Máng biển sâu Manila, mô hình COMCOT, kịch bản sóng thần cực đại, độ nguy hiểm sóng
thần
Nguyễn Hồng Phương, Vũ Hà Phương
308
MỞ ĐẦU
Chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ, hai trận
động đất có độ lớn tới 9,3 đã gây sóng thần hủy diệt
tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trận động
đất thứ nhất xảy ra ngày 26 tháng 12 năm 2004 tại
bờ tây quần đảo Xumat’ra, Inđônêxia đã cướp đi
sinh mạng của gần 300.000 người trên 11 quốc gia
nằm trên bờ biển Ấn Độ Dương, còn trận động đất
thứ hai được biết dưới tên gọi động đất Tôhôku xảy
ra ngày 11 tháng 3 năm 2011 ở phía Đông đảo
Honshu của Nhật Bản cũng đã cướp đi sinh mạng
của khoảng 20.000 người và gây ra sự cố hạt nhân
nghiêm trọng tại Nhật Bản. Điều đáng chú ý là cả
hai trận sóng thần hủy diệt nêu trên đều không gây
thiệt hại gì cho các vùng bờ biển và hải đảo của Việt
Nam, do Biển Đông được bao bọc bởi lục địa Trung
Quốc về phía Bắc, hệ thống cung đảo dày đặc của
Thái lan và Malayxia về phía Tây Nam, của
Inđônêxia và Malayxia về phía Nam và quần đảo
Philíppin về phía Đông.
Mặc dù từ trước tới nay chưa có một tài liệu
chính thức nào được công bố về thiệt hại do sóng
thần gây ra đối với các vùng bờ biển và hải đảo của
Việt Nam trong quá khứ, các chuyên gia vẫn không
loại trừ khả năng hiểm họa sóng thần có thể đến từ
ngay bên trong khu vực Biển Đông. Trên cơ sở
nghiên cứu và phân tích các đặc trưng kiến tạo địa
động lực khu vực Đông Nam Á, chín vùng nguồn
sóng thần có khả năng gây thiệt hại tới vùng bờ biển
Việt Nam được xác định trên khu vực Biển Đông và
các vùng biển lân cận. Trong số các vùng nguồn sóng
thần được xác định trên khu vực Biển Đông, vùng
nguồn Máng biển sâu Manila được coi là nguy hiểm
nhất đối với bờ biển Việt Nam. Theo các nghiên cứu
gần đây, động đất cực đại dự báo trên vùng nguồn
Máng biển sâu Manila đạt tới 8,7 theo thang Mô men.
Kết quả tính thời gian lan truyền sóng thần cũng cho
thấy sau khi phát sinh trên vùng nguồn Máng biển
Manila, sóng thần chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để
tấn công vào bờ biển Việt Nam [11].
Bài báo cáo này trình bày việc áp dụng mô hình
COMCOT để mô phỏng một kịch bản động đất cực
đại gây sóng thần phát sinh trên đới hút chìm Máng
biển sâu Manila và đánh giá độ nguy hiểm sóng thần
do kịch bản này gây ra đối với các vùng bờ biển của
Việt Nam. Các kết quả mô phỏng được thể hiện
dưới dạng các bản đồ độ cao sóng ở những phạm vi
khác nhau, từ khu vực đến địa phương và với độ chi
tiết tăng dần.
CÁC ĐẶC TRƯNG ĐỊA CHẤN KIẾN TẠO VÀ
ĐỊA ĐỘNG LỰC CỦA ĐỚI HÚT CHÌM MÁNG
BIỂN SÂU MANILA
Hình 1. Vị trí đới siêu đứt gẫy Máng biển sâu
Manila trên Biển Đông
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về hoạt động kiến tạo và tính địa chấn của đới siêu
đứt gẫy Máng biển sâu Manila. Máng biển sâu
Manila là một đới hút chìm có chiều dài khoảng
1.200km chạy dọc theo thềm lục địa phía Tây quần
đảo Philíppin với góc cắm về phía Đông. Đới hút
chìm được cho là hình thành trong thời kỳ Mioxen
sớm (khoảng 22-25 triệu năm trước đây) và vẫn còn
hoạt động cho đến thời điểm hiện tại [4, 2, 17, 12].
Dọc theo đới hút chìm, lớp vỏ đại dương của Biển
Đông hạ thấp dần về phía đông và chui dần xuống
phía dưới lục địa Philíppin, phần lục địa cực nam
Đài Loan và các khu vực thềm biển lân cận. Phần
lồi ra và xoắn về phía Tây của Máng biển sâu
Manila được giải thích là do sự dịch chuyển từ từ
của đảo Luzon sang phía Tây trườn lên trên các
mảng kiến tạo có tuổi đại dương, trong khi phần cực
nam và phần cực bắc của máng biển sâu bị ghìm lại
do sự va chạm của các địa khối tại các vĩ tuyến của
đảo Palaoan (120N - 1200E) và Nam Đài Loan (230N
- 1200E) [12]. Cụ thể hơn, địa khối Sunda bị hút
chìm xuống phía dưới của địa khối Biển Philíppin
dọc theo máng biển sâu Manila ở độ sâu 5km từ Bắc
xuống Nam. Đới hút chìm được phân bố theo nhiều
đoạn với ba hướng chính: hướng Bắc-Nam tính từ vĩ
tuyến 140N đến vĩ tuyến 180N, hướng Đông Bắc-
Tây Nam tính từ phía Bắc vĩ tuyến 180N và hướng
Tây Bắc-Đông Nam tính từ phía Nam vĩ tuyến
140N. Quá trình hút chìm được thay bởi sự va chạm
kiến tạo trên đỉnh cực bắc của đới hút chìm gần lục
địa Đài Loan [3, 1] và dưới đỉnh cực nam của đới
hút chìm giữa Palaoan và Minđôrô [8]. Trên phần
phía Đông của máng biển sâu Manila tồn tại hai bể
Mô phỏng kịch bản sóng thần cực đại
309
trầm tích trước cung mang tên trũng Bắc Luzon từ
180N đến 210N và trũng Tây Luzon từ 140N đến
160N. Độ dày trầm tích trong các trũng này lên tới 4
- 5km [7, 5]. Chuỗi các đỉnh núi ngầm Scarborough
Seamount có thể quan sát thấy từ 1150E đến 1190E,
có liên quan đến sự hút chìm theo hướng Đông Bắc-
Tây Nam của rặng núi dưới đáy Biển Đông có tâm
điểm nằm trên bờ phía Tây của máng biển sâu
Manila. Các rặng núi dưới đáy biển này cũng đang
bị hút chìm theo hướng xiên chéo dọc theo máng
biển sâu Manila [9].
Hình 2. Phân bố chấn tâm động đất trên khu vực
bắc Luzon từ năm 1619 đến năm 1997. Các đường
có đánh dấu bằng chữ hoa (chẳng hạn A-A’) là các
mặt cắt tính địa chấn [1]
Trên hình 1 minh họa vị trí của đới siêu đứt gẫy
Máng biển sâu Manila trên Biển Đông (các hệ thống
đứt gẫy khác không được đưa lên bản đồ). Hình 1
cũng minh họa phân bố các trận sóng thần, núi lửa
và động đất đã ghi nhận được trên toàn khu vực
Biển Đông. Các số liệu động đất được lấy từ Trung
tâm thông tin động đất quốc gia của Tổng cục địa
chất Hoa Kỳ (NEIC), được ghi nhận trong khoảng
thời gian từ 1975 đến nay và có độ lớn từ 5,0 trở
lên. Thang màu biểu thị độ sâu chấn tiêu. Có thể
thấy rõ từ bản đồ này toàn bộ đới hút chìm Máng
biển sâu Manila là cả một vùng nguồn động đất gây
sóng thần lớn, bởi nó chính là một phần của một
trong hai vành đai động đất lớn nhất hành tinh còn
được biết đến dưới tên gọi là Vành đai lửa Thái
Bình Dương.
Sử dụng danh mục động đất và các dữ liệu về
cơ cấu chấn tiêu động đất khu vực Luzon, Philíppin,
Bautista C. B. và cộng sự [1] đã nghiên cứu các đặc
trưng kiến tạo và xây dựng mô hình mô phỏng quá
trình hút chìm của khối Âu-Á xuống bên dưới đoạn
phía Bắc của máng biển sâu Manila. Các tác giả đã
xây dựng một loạt mặt cắt tính địa chấn dọc theo 9
tuyến chạy cắt ngang qua toàn bộ đới hút chìm để có
được hình dung 3D về hình học và các chế độ ứng
suất của các vùng phát sinh động đất. Trên hình 2
minh họa phân bố các mặt cắt tính địa chấn dọc theo
đới hút chìm trong nghiên cứu của Bautista C. B. và
cộng sự.
Hình 3. Phân bố cơ cấu chấn tiêu động đất có độ
sâu dưới 50 km trong khoảng thời gian từ 1973 đến
2010. Màu sắc biểu thị phân loại cơ cấu chấn tiêu
được chỉ ra ở góc dưới bên trái bản đồ [16]
Hsu Y. J. và cộng sự [16] đã tổng hợp các kết
quả phân tích cơ cấu chấn tiêu động đất trên khu
vực đới hút chìm Máng biển sâu Manila và phân
loại các cơ cấu chấn tiêu bằng các màu sắc khác
nhau như minh họa trên hình 3. Từ bản đồ này có
Nguyễn Hồng Phương, Vũ Hà Phương
310
thể thấy rõ trên toàn đới hút chìm các cơ cấu chấn
tiêu động đất dạng thuận tập trung chủ yếu trên đoạn
phía Bắc đới, từ vĩ tuyến 220N xuống vĩ tuyến 180N,
trong khi các cơ cấu dạng chờm nghịch tập trung
trên phần còn lại của đới, từ vĩ tuyến 180N xuống vĩ
tuyến 120N, với mật độ cao tập trung trong khoảng
từ vĩ tuyến 160N trở xuống vĩ tuyến 120N. Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá độ
nguy hiểm sóng thần, bởi sóng thần chủ yếu được
phát sinh bởi các đứt gẫy chờm nghịch.
Nguyễn Hồng Phương và cộng sự [11] khi phân
tích danh mục động đất ghi nhận được trên toàn đới
hút chìm Máng biển sâu Manila đã nhận định là động
đất mạnh nhất xảy ra tập trung trên đoạn phía Bắc
đới, từ đó vạch ra ranh giới vùng nguồn mang tên gọi
Máng biển sâu Manila Bắc. Phương pháp xác suất
được áp dụng để ước lượng động đất động đất cực đại
trên vùng nguồn này đạt tới giá trị Mmax = 8,7.
MÔ HÌNH NGUỒN ĐỘNG ĐẤT CỰC ĐẠI
GÂY SÓNG THẦN TRÊN ĐỚI HÚT CHÌM
MÁNG BIỂN SÂU MANILA
Do sóng thần được phát sinh ra do một trận
động đất có chấn tâm nằm ở dưới biển, nên việc
nghiên cứu khả năng phát sinh sóng thần cũng được
xuất phát từ việc nghiên cứu cơ chế nguồn phát sinh
động đất. Trong nghiên cứu này, hai mô hình nguồn
phát sinh động đất gây sóng thần (dưới đây sẽ gọi
tắt là mô hình nguồn sóng thần) được tham khảo để
xây dựng kịch bản sóng thần cực đại phát sinh trên
đới hút chìm Máng biển sâu Manila. Đó là: 1) mô
hình nguồn do Wu T-R. và cộng sự đề xuất và 2)
mô hình nguồn do Megawati K. và cộng sự đề xuất.
Mô hình nguồn sóng thần của Wu T-R. và cộng sự
Trên cơ sở phân tích tham số nguồn của ba trận
động đất gây sóng thần hủy diệt đã xảy ra trong quá
khứ (bảng 1), Wu T-R. và cộng sự [13] đã đưa ra
các giá trị ước lượng của các tham số nguồn của một
trận động đất gây sóng thần mạnh nhất (cực đại) có
thể xảy trên đới hút chìm Máng biển sâu Manila.
Theo các tác giả, trận động đất cực đại này sẽ có các
tham số nguồn như sau:
Độ lớn động đất Mw = 9,35;
Độ sâu chấn tiêu H = 40km;
Đứt gẫy nguồn có độ dài L = 990km, chiều
rộng W = 200km và dịch chuyển D = 20m.
Bảng 1. Tham số của ba trận động đất gây sóng thần mạnh nhất
Thời gian Địa điểm Kinh,vĩ Mw Dài (km) Rộng (km) Dịch chuyển (m)
Độ sâu chấn
tiêu (km)
Độ cao sóng
cực đại (m)
1960/5/22 Chile 74,5; 39,5 9,5 1.000 300 - 60 25
1964/3/28 Alaska - 147,5; 61,1 9,2 540-740 300 18-22 23 67
2004/12/26 Sumatra 95,98; 3,3 9 1300 200 20 28,6 50
Dựa trên giả thiết ban đầu này, các tác giả chia
toàn bộ đới đứt gẫy Máng biển sâu Manila ra thành
6 đoạn, đánh số từ 1 đến 6 như trên hình 4 và ước
lượng các tham số của 6 đoạn đứt gẫy này như liệt
kê trong bảng 2. Các tham số này được sử dụng để
xây dựng kịch bản cực đoan nhất phát sinh trên
vùng nguồn Máng biển sâu Manila [13]. Từ bảng 2,
có thể nhận thấy tọa độ chấn tâm được lấy tại các
điểm giữa của mỗi đoạn đứt gẫy nguồn nhỏ, đồng
thời các giá trị chiều rộng, độ dịch chuyển và góc
trượt của cả 6 đoạn đứt gẫy nguồn nhỏ đều được gán
các giá trị bằng nhau.
Bảng 2. Tham số nguồn của siêu đứt gẫy Máng biển sâu Manila [13]
Đoạn Kinh Vĩ Dài (km) Rộng (km) Dịch chuyển (m) Sâu (km) Phương vị (độ) Cắm (độ) Trượt (độ)
1 120,5 20,2 160 200 20 40 354 10 90
2 119,8 18,7 180 200 20 40 22 20 90
3 119,3 18,7 180 200 20 40 2 28 90
4 119,2 15,1 170 200 20 40 356 20 90
5 119,6 13,7 140 200 20 40 344 22 90
6 120,5 12,9 100 200 20 40 331 26 90
Mô hình nguồn của Wu T-R. có ưu điểm là đã
chi tiết hóa toàn bộ đới siêu đứt gẫy Máng biển sâu
Manila thành 6 đoạn đứt gẫy thành phần. Tuy nhiên
mô hình này lại có nhược điểm là hình dạng của các
đoạn đứt gẫy được mô phỏng khá thô, cụ thể là
chiều rộng và đại lượng dịch trượt của tất cả các
Mô phỏng kịch bản sóng thần cực đại
311
đoạn đứt gẫy thành phần đều được gán giá trị không
đổi. Ngoài ra, chiều dài của một số đoạn đứt gẫy
thành phần được gán các giá trị không tương xứng
với hình dạng thật của chúng trên bản đồ.
Hình 4. Phân đoạn siêu đứt gẫy nguồn Máng biển
sâu Manila [13]
Mô hình nguồn động đất gây sóng thần của
Megawati K. và cộng sự
Megawati K. và cộng sự [6] đã xây dựng mô
hình phá hủy bề mặt cho vùng nguồn Máng biển sâu
Manila bằng cách ngoại suy từ 10 mặt cắt tính địa
chấn của Bautista C.B. [1] và một mặt cắt của Wu
Y.M. và cộng sự [15] trên toàn vùng nguồn. Trong
mô hình này, các tác giả đã gán giá trị dịch chuyển
trượt cực đại bằng 40m và áp dụng phương pháp
ngoại suy để tính các giá trị trượt trên toàn vùng
nguồn, với giả thiết là các giá trị trượt theo hướng
vuông góc với trục của vùng nguồn là không đổi.
Trên hình 5a minh họa mô hình trượt của vùng nguồn
nhận được bằng phương pháp ngoại suy. Để tính
được giá trị dịch chuyển theo phương thẳng đứng của
đáy biển phục vụ cho mô hình thủy lực, toàn bộ bề
mặt của vùng nguồn Máng biển sâu Manila được rời
rạc hóa thành 33 thành phần nguồn có dạng các đa
giác nhỏ như minh họa trên hình 5b. Các giá trị dịch
trượt dọc theo hướng dịch chuyển của siêu đứt gẫy và
góc cắm được cho tương ứng với mô hình trượt đã
được xây dựng. Độ lớn của dịch chuyển trượt của 33
thành phần nguồn được gán cho tâm điểm của mỗi đa
giác. Mô hình phá hủy này sẽ phát sinh ra động đất có
độ lớn bằng Mw = 9,3.
So với mô hình của Wu T-R. và cộng sự, mô
hình của Megawati K. và cộng sự có ưu điểm là
kích thước ngang của từng đoạn đứt gẫy thành phần
được gán các giá trị có tỷ lệ tương ứng với các giá
trị dịch trượt tính được theo phương pháp ngoại suy.
Hình 5. a) Mô hình dịch chuyển trượt cho vùng
nguồn Máng biển sâu Manila (trái); và b) Mô hình
nguồn rời rạc phục vụ tính toán dịch chuyển đáy
biển (phải) theo [6]
Mô hình nguồn động đất cực đại gây sóng thần
áp dụng trong nghiên cứu này
Bảng 3. Tham số nguồn của siêu đứt gẫy Máng biển sâu Manila (theo nghiên cứu này)
Đoạn Kinh Vĩ Dài (km) Rộng (km) Dịch chuyển (m) Sâu (km) Phương vị (độ) Cắm (độ) Trượt (độ)
1 120,5 20,2 190 120 25 30 354 10 90
2 119,8 18,7 250 160 40 30 22 20 90
3 119,3 17,0 220 160 40 30 2 28 90
4 119,2 15,1 170 90 28 30 356 20 90
5 119,6 13,7 140 110 12 30 344 22 90
6 120,5 12,9 95 80 5 30 331 26 90
Mô hình nguồn động đất cực đại trên đới hút
chìm Máng biển sâu Manila được chúng tôi xây
dựng trên cơ sở kết hợp những ưu điểm của hai mô
hình mô tả trên đây. Mô hình này cũng bao gồm 6
a b
Nguyễn Hồng Phương, Vũ Hà Phương
312
đoạn đứt gẫy thành phần như trong mô hình của Wu
T-R. và cộng sự, nhưng với các tham số hình học
của mỗi đoạn được hiệu chỉnh cho phù hợp hơn với
thực tế, đồng thời các giá trị dịch chuyển trượt trên
mỗi đoạn sẽ được xác định cho phù hợp với mô hình
dịch chuyển trượt của Megawati K. và cộng sự.
Tham số nguồn của siêu đứt gẫy Máng biển sâu
Manila sử dụng trong nghiên cứu này được liệt kê
trong bảng 3.
ÁP DỤNG MÔ HÌNH COMCOT MÔ PHỎNG
KỊCH BẢN SÓNG THẦN CỰC ĐẠI PHÁT
SINH TRÊN VÙNG NGUỒN MÁNG BIỂN SÂU
MANILA
Mô hình COMCOT
Trong nghiên cứu này, mô hình COMCOT
được sử dụng để mô phỏng kịch bản sóng thần cực
đại phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu
Manila. COMCOT (Cornell Multi-grid Coupled
Tsunami model) được xây dựng đầu tiên tại trường
Đại học Cornell, Hoa Kỳ và cho đến nay đã được
phát triển đến phiên bản 1.7 [10]. Đây là một trong
ba mô hình mô phỏng và tính toán sóng thần được
sử dụng rộng rãi trên thế giới và khu vực châu Á -
Thái Bình Dương được viết bằng ngôn ngữ Fortran
với mã nguồn mở.
COMCOT sử dụng phương trình tuyến tính và
phi tuyến nước nông trong cả hệ tọa độ cầu và hệ
tọa độ Đề các. Trong hệ tọa độ cầu, hệ phương trình
tuyến tính nước nông có tính đến lực Coriolis có
dạng:
t
hQP
Rt
cos
cos
1 (1)
0
cos
fQ
R
gh
t
P
(2)
0
fP
R
gh
t
Q
(3)
ở đây η là độ cao mặt nước; (P, Q) biểu thị các
thông lượng theo hướng X (Đông - Tây) và Y (Nam
- Bắc), tương ứng (φ, ψ) biểu thị các vĩ độ và kinh
độ của Trái đất; R là bán kính của Trái Đất; g là gia
tốc trọng trường và h là độ sâu. Thành phần -∂h/∂t
phản ánh hiệu ứng của chuyển động tức thời dưới
đáy biển có thể áp dụng cho trường hợp trượt lở đất
tạo ra sóng thần. Hệ số lực Coriolis f do tác động
quay của Trái Đất được tính theo công thức:
sinf (4)
với Ω là vận tốc quay của Trái Đất.
Các phương trình phi tuyến nước nông có tính
đến lực ma sát đáy có dạng:
t
hQPP
Rt
)(cos
cos
1
(5)
0
cos
1
2
cos
1
xFfQR
gH
H
PQ
RH
P
Rt
P
(6)
021
cos
1
yFfPR
gH
H
Q
RH
PQ
Rt
Q
(7)
Trong đó, H là tổng chiều sâu của nước và H =
η + h; Fx và Fy là ma sát đáy của hướng X và Y
tương ứng. Hệ số nhám n được tính theo công thức
của Manning :
2/1)22(3/7
2
QPP
H
gn
xF
(8)
2/1)22(3/7
2
QPQ
H
gn
xF (9)
Hệ thống lưới tính và dữ liệu địa hình đáy biển
Để mô phỏng sự lan truyền của sóng thần trên
Biển Đông, bốn lưới tính lồng nhau được sử dụng
và được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3A và 3B, trong đó
Mô phỏng kịch bản sóng thần cực đại
313
lưới tính 1 chứa toàn bộ khu vực Biển Đông, lưới
tính 2 chứa vùng biển miền Trung, còn các lưới 3A
và 3B chứa các khu vực lân cận của hai thành phố
ven biển Đà Nẵng và Nha Trang (hình 6). Các lưới
tính có độ chi tiết tỷ lệ nghịch với phạm vi của lưới,
hay nói cách khác là phạm vi của lưới tính càng hẹp
thì độ chi tiết của lưới tính càng tăng lên. Độ phân
giải của các dữ liệu địa hình đáy biển cũng được thu
thập và xử lý để có độ phân giải phù hợp tương
xứng với mỗi lưới tính. Các lưới tính 3A và 3B có
độ chi tiết và độ phân giải của dữ liệu cao nhất,
được sử dụng với mục đích tính toán mức độ ngập
lụt do sóng thần gây ra tại khu vực hai thành phố
lớn ở ven biển miền Trung. Thông tin chi tiết về các
lưới tính được liệt kê trong bảng 4.
Hình 6. Hệ thống lưới tính lồng sử dụng trong
nghiên cứu này
Bảng 4. Thông tin các lưới tính áp dụng trong nghiên cứu này
Lưới 1 Lưới 2 Lưới 3A Lưới 3B
Hệ tọa độ Cầu Cầu Cầu Cầu
Phương trình chính tuyến tính nước nông tuyến tính nước nông phi tuyến nước nông phi tuyến nước nông
Kích thước lưới 1’ 0,5’ 0,03125’ 0,03125’
Sử dụng ma sát đáy Không Có Có Có
Hệ số nhám Manning Không 0,025 0,025 0,025
Số ô lưới theo phương X 1.621 478 1.056 480
Số ô lưới theo phương Y 1.621 1.078 576 448
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các kết quả mô phỏng thời gian truyền sóng
cho thấy sự phù hợp với các kết quả đã công bố
trước đây, lưu ý rằng thời gian lan truyền sóng thần
không phụ thuộc vào độ lớn của động đất phát sinh
sóng thần [11]. Vì vậy, trong nghiên cứu này, độ
nguy hiểm sóng thần được đánh giá qua đại lượng
độ cao sóng thần cực đại tại các vùng bờ biển của
Việt Nam.
Các kết quả mô phỏng kịch bản sóng thần cực
đại phát sinh trên đới siêu đứt gẫy Máng biển sâu
Manila được thể hiện dưới dạng các bản đồ độ cao
sóng ở những khu vực và với độ chi tiết khác nhau
bao gồm toàn bộ dải ven biển Việt Nam, dải ven
biển miền Trung và khu vực ven biển của hai thành
phố Đà Nẵng và Nha Trang (các hình 7, 8, 9, 10).
Các bản đồ độ cao sóng cho thấy độ nguy hiểm sóng
thần tập trung chủ yếu dọc theo dải ven biển miền
Trung Việt Nam (đoạn từ tỉnh Quảng Ngãi đến tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu), với độ cao sóng lớn nhất đạt tới
trên 18m tại địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu
chi tiết cho hai thành phố ven biển miền Trung cũng
cho thấy độ cao sóng cực đại đạt tới 10,2m tại thành
phố Đà Nẵng và 8,8m tại thành phố Nha Trang. Các
kết quả này cũng cho thấy sự phù hợp với các kết
quả tính toán các kịch bản sóng thần phát sinh trên
cùng một vùng nguồn do Vũ Thanh Ca công bố
trước đây [14].
Hình 7. Độ cao sóng thần cực đại trên khu vực Biển
Đông Việt Nam (theo kịch bản động đất cực đại
phát sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila,
Mw=9,3)
Nguyễn Hồng Phương, Vũ Hà Phương
314
Hình 8. Độ cao sóng thần cực đại trên khu vực biển
miền Trung Việt Nam, đoạn từ Quảng Ngãi đến Bà
Rịa-Vũng Tàu (theo kịch bản động đất cực đại phát
sinh trên vùng nguồn Máng biển sâu Manila, Mw=9,3)
Hình 9. Độ cao sóng thần cực đại trên khu vực ven
biển miền thành phố Đà Nẵng (theo kịch bản động
đất cực đại phát sinh trên vùng nguồn Máng biển
sâu Manila, Mw=9,3
Hình 10. Độ cao sóng thần cực đại trên khu vực ven
biển miền thành phố Nha Trang (theo kịch bản động
đất cực đại phát sinh trên vùng nguồn Máng biển
sâu Manila, Mw=9,3)
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, mô hình COMCOT được
áp dụng để mô phỏng kịch bản sóng thần cực đại
phát sinh trên đới siêu đứt gẫy Máng biển sâu
Manila và đánh giá tác động của trận sóng thần này
tới toàn bộ dải ven biển của Việt Nam. Mô hình
nguồn động đất gây sóng thần cực đại được xây
dựng trên cơ sở tham khảo các dữ liệu quan trắc
động đất và GPS đã cập nhật và hai mô hình địa
động lực được công bố gần đây nhất về đới siêu đứt
gẫy Máng biển sâu Manila. Kịch bản sóng thần
được giả thiết là gây ra bởi động đất cực đại phát
sinh trên đới phần phía bắc của siêu đứt gẫy Máng
biển sâu Manila với độ lớn tương đương Mw=9,3.
Độ nguy hiểm sóng thần đối với các vùng bờ
biển Việt Nam được đánh giá qua đại lượng độ cao
sóng cực đại do sóng thần gây ra. Các kết quả mô
phỏng kịch bản sóng thần cực đại phát sinh trên đới
siêu đứt gẫy Máng biển sâu Manila được thể hiện
dưới dạng các bản đồ độ cao sóng ở những khu vực
và với độ chi tiết khác nhau bao gồm toàn bộ dải
ven biển Việt Nam, dải ven biển miền Trung và khu
vực ven biển của hai thành phố Đà Nẵng và Nha
Trang (các hình 7, 8, 9, 10). Các bản đồ độ cao sóng
cho thấy độ nguy hiểm sóng thần tập trung chủ yếu
dọc theo dải ven biển miền Trung Việt Nam (đoạn
từ tỉnh Quảng Ngãi đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu),
với độ cao sóng lớn nhất đạt tới trên 18m tại địa
phận tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu chi tiết cho hai
thành phố ven biển miền Trung cũng cho thấy độ
cao sóng cực đại đạt tới 10,2m tại thành phố Đà
Nẵng và 8,8m tại thành phố Nha Trang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bautista, C. B., Bautista, M. L. P., Oike, K., Wu, F.
T., Punongbayan, R. S., 2001. A new insight on
the geometry of subducting slabs in northern
Luzon, Philippines. Tectonophysics 339, 279-310.
2. Bellon, H., Yumul, G. P., 2000. Mio-Pliocene
magmatism in the Baguio Mining District
(Luzon, Philippines): age clues to its geodynamic
setting. Comptes Rendus De L Academie Des
Sciences Serie II Fascicule A-Sciences De La
Terre Et Des Planetes 331, 295-302.
3. Bowin, C., Lu, R. S., Lee, C. S., Schouten, H.,
1978. Plate convergence and accretion in
Taiwan-Luzon region. American Association of
Petroleum Geologists Bulletin 62, 1645-1672.
4. Fuller, M., McCabe, R., Williams, S., Almasco,
J., Encina, R. Y., Zanoria, A. S., 1983.
Paleomagnetism of Luzon. In: Hayes, D.E.
Mô phỏng kịch bản sóng thần cực đại
315
(Ed.), The Tectonic and Geologic Evolution of
South-East Asian Seas and Islands, Part II.
Geophysics Monogram Series, vol. 27. AGU,
Washington D.C., pp. 79-94.
5. Hayes, D. E., Lewis, S. D., 1984. A
geophysical-study of the Manila Trench, Luzon,
Philippines. 1. Crustal structure, gravity, and
regional tectonic evolution. Journal of
Geophysical Research 89, 9171-9195.
6. Megawati, K., Shaw, F., Sieh, K., Huang, Z.,
Wu, T.-R., Lin, Y., Tan, S. K. and Pan, T.-C.,
2009. Tsunami hazard from the subduction
megathrust of the South China Sea Part I.
Source characterization and the resulting
tsunami. JEAS 36, 13-20.
7. Ludwig, W. J., 1970. The Manila trench and
West Luzon Trough - III. Seismicrefraction
measurements. Deep-Sea Research 17, 553-571.
8. Page, B. M., Suppe, J., 1981. The Pliocene
Lichi melange of Taiwan: its plate tetonic and
olistostromal origin. American Journal of
Sciences 281, 193-227.
9. Pautot, G., Rangin, C., 1989. Subduction of the
South China Sea axial ridge below Luzon
(Philippines). Earth and Planetary Science
Letters 92, 57-69.
10. Philip L. -F. Liu, Seung-Buhm Woo and Yong-
Sik Cho, 1998. Computer Program for Tsunami
Propagation and Inundation. School of Civil and
Environmental Engineering, Cornell University,
Ithaca, NY 14853, USA.
11. Phuong Hong Nguyen, Que Cong Bui, Xuyen
Dinh Nguyen. Investigation of tsunami sources,
capable of affecting the Vietnamese coast.
Natural Hazards, 64(1) pp. 311-327. DOI:
10.1007/s11069-012-0240-3, October 2012.
12. Queano, K. L., Ali, J. R., Milsom, J., Aitchison,
J. C., Pubellier, M., 2007. North Luzon and the
Philippine Sea plate motion model: insights
following paleomagnetic, structural, and age-
dating investigations. Journal of Geophysical
Research-Solid Earth 112 (B05101).
13. Wu T-R., Huang H-C., 2009. Modeling tsunami
hazards from Manila trench to Taiwan. Journal
of Asian Earth Sciences 36, 21-28.
14. Vũ Thanh Ca (chủ nhiệm), 2009. Xây dựng bản
đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ
biển Việt Nam, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ
TNMT năm 2006-2008.
15. Wu, Y. M., Chang, C. H., Zhao, L., Shyu, J. B.
H., Chen, Y. G., Sieh, K., Avouac, J. P., 2007.
Seismic tomography of Taiwan: improved
constraints from a dense network of strong
motion stations. Journal of Geophysical
Research-Solid Earth 112 (B08312).
16. Hsu, Y. J., Yu, S. B., Song, T. R. A., Bacolcol, T.,
2012. Plate coupling along the Manila subduction
zone between Taiwan and northern Luzon. Journal
of Asian Earth Sciences 51, 98-108.
17. Yumul, G. P., Dimalanta, C. B., Tamayo, R. A.,
Maury, R. C., 2003. Collision, subduction and
accretion events in the Philippines: a synthesis.
Island Arc 12, 77-91.
Nguyễn Hồng Phương, Vũ Hà Phương
316
SIMULATION OF WORST CASE TSUNAMI SCENARIO
FROM THE MANILA TRENCH USING
THE COMCOT MODEL
Nguyen Hong Phuong, Vu Ha Phuong, Pham The Truyen, Vy Van Vung
Institute of Geophysics-VAST
ABSTRACT: Among the tsunami source zones defined in the East Vietnam sea region, the Manila trench,
west of the Philippines is considered as the most dangerous for the Vietnamese coast. The recent research
results show that the maximum expected earthquake magnitude for the Manila Trench source zone may reach
to the value of Mw = 8.7, and it takes approximately 2 hours for a tsunami from this source zone to hit the
Vietnamese coast at the earliest.
In this study, we create a worst-case scenario of tsunami earthquake excited by Manila Trench megathrust
and assess the impact to the Vietnamese coast. The source parameters are defined based on the models
proposed by Wu T-R. et al (2009) and Megawati K. et al (2009). The earthquake magnitude, Mw, is assumed to
be 9.3 generated on the Manila Trench. The tsunami propagation is numerically computed by using the
COMCOT open source code. We focus the discussion in Central Vietnam coastal regions, and carefully
describe the maximum tsunami wave heights around two coastal cities, Da Nang and Nha Trang. In Central
Vietnam coast, the maximum tsunami wave high of 18m is observed at the Quang Ngai province coast. The
maximum wave height is 10.2m recorded at the coast of Da Nang city and is 8.8m at the coast of Nha Trang
city. It might be concluded that the tsunami hazards from Manila Trench source are devastating to Vietnamese
coast, especially to the Central Vietnam coast.
Keywords: Manila Trench, COMCOT model, worst case scenario, tsunami hazards
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3538_11969_1_pb_2327_2079600.pdf