KẾT LUẬN
Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới:
Đặc điểm lâm sàng
Các bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới
có tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ
(1,8:1).Các bệnh bị bệnh mạch máu chi dưới tại
Bệnh viện Thanh Nhàn có các triệu chứng lâm
sàng tương tự như các bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới trong các báo trên Thế giới: đau
các hồi chiếm tỷ lệ cao nhất 46,6%, thứ hai triệu
chứng tê bì chiếm tỷ lệ 27,1%. Thứ ba triệu
chứng phù nề chiếm tỷ lệ 20,3%. Sau đó biến đổi
màu sắc da chiếm tỷ lệ 4,2%. Triệu chứng hoại tử
chi dưới chiếm tỷ lệ 1,7 % là tỷ lệ thấp nhất.
Đặc điểm cận lâm sàng
Các bệnh nhân đều được tiến hành làm siêu
âm Doppler mạch máu chi dưới phát hiện tồn
thương ở hệ động mạch và hệ tĩnh mạch chi
dưới. Tỷ lệ xơ vữa hệ động mạch trên gối lớn
hơn hệ mạch dưới gối. Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị
bệnh lý tĩnh mạch chi dưới lớn hơn nam (2,8:1).
Yếu tố bệnh lý liên quan bệnh mạch máu
chi dưới
Các yếu tố liên quan bệnh mạch máu chi
dưới:
Tuổi: độ tuổi từ 60 đến 70 chiếm tỷ lệ cao
nhất 40,8% tổng số các trường hợp, thấp nhất
nhóm tuổi trên 90 chiếm tỷ lệ 1,7%. Nhóm tuổi
từ 50 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ 12,7%. Nhóm tuổi từ
70 – 80 tuổi chiếm tỷ lệ 35,6%. Nhóm tuổi 80 – 90
tuổi chiếm tỷ lệ 9,3%.
Tiền sử bệnh lý nền: Tăng huyết áp chiếm tỷ
lệ cao nhất chiếm 28,8% và thấp nhất bệnh
TBMMN chiếm tỷ lệ 4,2%. ĐTĐ chiếm tỷ lệ
21,2%, Rối loạn chuyển hóa mỡ máu chiếm tỷ lệ
19,5%. Các bệnh lý khác chiếm tỷ lệ 9,3%. Không
có bệnh lý nền chiếm tỷ lệ 11%.
Tiền sử hút thuốc lá: Bệnh nhân nam có sử
dụng thuốc lá bị bệnh mach máu chi dưới so với
nhóm không bị bệnh 1,6:1.
Chỉ số BMI: nhóm bệnh nhân có BMI > 23 bị
bệnh mạch máu chi dưới cao hơn nhóm có BMI
< 23. 1,3:1.
Thời gian bị ĐTĐ kéo dài hơn 10 năm bị
bệnh cao hơn nhóm có thời gian ĐTĐ dưới 10
năm 1,5:1.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô tả lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lý mạch máu chi dưới tại bệnh viện Thanh Nhàn (02/2013 – 10/2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 183
MÔ TẢ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
BỆNH LÝ MẠCH MÁU CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
(02/2013 – 10/2013)
Lê Thị Thu Nguyệt*, Nguyễn Thị Kim Dung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh trên siêu âm Doppler bệnh nhân bị bệnh lý mạch máu
chi dưới.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 118 bệnh nhân hơn 50 tuổi
bị bệnh lý mạch máu chi dưới (lâm sàng và hình ảnh siêu âm Doppler mạch máu) tại Bệnh viện Thanh Nhàn
trong 09 tháng (02/2013 – 10/2013).
Kết quả: 118 bệnh nhân (77 nữ, 41 nam), tỷ lệ bệnh nhân nữ bị bệnh lý mạch máu chi dưới cao hơn nam.
Số lượng và tỷ lệ mắc bệnh lý mạch máu chi dưới tăng theo tuổi: Nhóm tuổi 60-70 có tỷ lệ mắc cao nhất. Bệnh lý
mạch máu chi dưới có liên quan tới các yếu tố nguy cơ: Hút thuốc lá, chỉ số BMI tăng cao, một số bệnh lý nền
(Tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường type 2)Siêu âm Doppler mạch máu là công cụ
hữu hiệu để đánh giá tổn thương xơ vữa mạch đặc biệt hệ mạch chủ chậu và đùi khoeo.
Kêt luận: Siêu âm Doppler là phương pháp không xâm lấn hữu hiệu để đánh giá chính xác bệnh lý mạch
máu chi dưới.
Từ khóa: Bệnh lý mạch máu chi dưới, Siêu âm Doppler mạch máu.
ABSTRACT
CLINICAL AND IMAGING ON DOPPLER ULTRASONIC
OF LOWER LIMB PERIPHERAL VASCULAR DISEASE IN THANH NHAN HOSPITAL
(02/2013-10/2013).
Le Thi Thu Nguyet, Nguyen Thi Kim Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 183-191
Purpose – Objectives: To study the clinical and imaging on Doppler ultrasonic of lower limb peripheral
vascular disease.
Patients and methods: It is prospective study. 118 lower limb peripheral vascular patients hospitalized
(clinical and imaging Doppler ultrasonic) more than 50 years old in Thanh Nhan hospital in 09 months (02/2013
– 10/2013).
Results: 118 patients (77 woman, 41 man), woman have higher LLVD proportional rate than man. The
amount and prevalence of LLVD increase steadily according to the age: 60-70 age groups have highest
proportional rate. LLVD is correlation with high risk factors: Smoke, BMI index, base diseases: Hypertension,
dyslipidemia, diabetes 2Doppler ultrasonic is an accurate tool for assessment of atherosclerosis lesions in the
aortoiliac and femoropopliteal tract.
Conclusions: Doppler ultrasonic is method noninvasive, assesses accreting LLVD.
Key word: Lower limb peripheral vascular disease (LLVD), Doppler ultrasound.
* Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội
Tác giả liên lạc: Lê Thị Thu Nguyệt ĐT: 0904396809 Email: lethunguyetdt@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 184
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý mạch máu ngoại biên (PVD) dường
như đang trở nên ngày càng gia tăng số người bị
bệnh, là nguyên nhân gây ra sự mất chi thậm chí
nặng hơn làm mất cả mạng sống. Tại Mỹ ước
tính có khoảng 8 triệu người bị bệnh PVD và
chương trình quốc gia về tầm soát bệnh lý mạch
máu chi dưới đã được chính phủ khởi động từ
năm 1999. Sự kết hợp giữa yếu tố viêm và tổ
chức viêm gây ra sự xơ vữa mạch làm giảm tưới
máu mô hình thành nên bệnh lý mạch máu
ngoại biên. Rất nhiều người chung sống hằng
ngày với bệnh lý mạch máu ngoại biên; tuy
nhiên với tốc độ tạo thành bệnh thiếu máu chi
cấp tính, đây là một bệnh lý ảnh hưởng tới số
lượng lớn người bệnh đe dọa đến tính mạng và
cần có biện pháp can thiệp khẩn cấp làm giảm
thiểu tỷ lệ biến chứng và tử vong do bệnh.
PVD được biết như là bệnh lý xơ vữa, là
kết quả quá trình xơ vữa mạch. Mảng xơ vữa
được hình thành có nhân là cholesterol kết hợp
với protein và phủ lên bởi sợi fibrin trong
mạch máu. Mảng xơ vữa sẽ phát triển lớn dần
làm bít tắc các mạch máu trung bình cho đến
mạch máu lớn.
Chính bởi tính thời sự của bệnh lý này nên
chúng tôi thực hiện đề tài “ Mô tả lâm sàng - cận
lâm sàng bệnh lý mạch máu chi dưới tại Bệnh
viện Thanh Nhàn ” với hai mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh
siêu âm của bệnh nhân có bệnh lý mạch máu chi
dưới tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến bệnh
mạch máu chi dưới tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Bệnh lý mạch máu chi dưới ở người lớn tuổi
Bệnh lý mạch máu có thể gây nên biến
chứng cấp tính: huyết khối, nghẽn mạch, chấn
thương cấp tính làm giảm tưới máu. Chứng
huyết khối được hình thành do quá trình xơ vữa
tự nhiên và dường như hay diễn ra ở chi dưới
nhiều hơn ở chi trên. Có rất nhiều bệnh nhân có
tố chất (thiên bẩm) hình thành huyết khối. Các
yếu tố này bao gồm: Nhiễm trùng, huyết áp
thấp, phình mạch, mảng xơ vữa ở trong lòng
mạch hẹp, phình tách động mạch chủ,vị trí nối
bắc cầu.
Yếu tố nghẽn mạch là nguyên nhân phổ biến
gây thiếu máu cấp tính, thường có nguồn gốc từ
tim (80%); chúng cũng là nguyên nhân đầu tiên
gây bệnh xơ vữa mạch, khối u, hay các vật thể lạ.
Vật nghẽn mạch thường xuất hiện ở vị trí động
mạch chia rẽ nhánh đôi hay ở chỗ tĩnh mạch đột
ngột bị chít hẹp. Vị trí chẽ đôi của động mạch
chậu là nơi phần lớn xảy ra (43%), động mạch cơ
kheo (15%).
Bên cạnh sự nghẽn mạch, sự hiện diện của
tuần hoàn bàng hệ sẽ quyết định mức độ nặng
của các biến chứng cấp tính. Huyết khối thường
gây biến chứng cao hơn vì tình trạng nặng
không có thời gian cho việc hình thành tuần
hoàn bàng hệ. Việc hình thành huyết khối tại vị
trí gần hay xa so với tim đều phụ thuộc vào tốc
độ dòng chảy của máu.
Yếu tố tiên phát gây ra bệnh PVD đó là quá
trình xơ vữa mạch. Các nguyên nhân khác cùng
tồn tại với bệnh PVD: Bệnh lý mạch vành
(CAD), thiếu máu cơ tim (MI), rung nhĩ, đột quỵ,
bệnh thận, thiếu máu cục bộ. PVD cùng tồn tại
với CAD làm tăng nguy cơ hình thành bệnh xơ
vữa mạch. Nghiên cứu đã cho thấy bệnh PVD
không triệu chứng có liên quan làm tăng biến
chứng bệnh CAD. Các xét nghiệm không xâm
lẫn mạch máu – đo vận tốc sóng mạch - đã chỉ ra
mối liên hệ giữa số lượng mạch máu bị tắc
nghẽn với CAD.
Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh PVD bao
gồm: Hút thuốc lá, tăng mỡ máu, đái tháo
đường và tăng độ nhớt máu.
Các yếu tố mô bệnh học khác cho việc phát
triển bệnh PVD bao gồm: Viêm mạch, chấn
thương hay phẫu thuật, bệnh lý tự miễn, viêm
mạch, viêm khớp, hay bệnh lý đông máu. PVD
hiếm khi tồn tại đợt cấp tính; nó phát triển theo
quá trình mạn tính. Những bệnh nhân có bệnh
lý huyết khối cấp tính gây ra thiếu máu chi
thường có bệnh rung nhĩ mới hay mạn tính,
bệnh van tim, hay thiếu máu cấp tính, tiền sử có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 185
bệnh: đau cách hồi, đau khi nghỉ, loét gợi ý cho
bệnh huyết khối và bệnh PVD. Xạ trị - thuyên
giảm PVD đã trở nên phổ biến.
Đau cách hồi có thể là dấu hiệu sớm của bệnh
PVD. Mối quan hệ giữa động mạch và vị trí đau
cách hồi có mối quan hệ gần gũi như sau:
Bệnh động mạch chủ - hông biểu hiện đau
tại vùng đùi dưới và vùng mông, Bệnh đùi – cơ
kheo biểu hiện đau tại vùng bắp chân.
Các triệu chứng bộc lộ khi đi bộ nhanh với
khoảng cách được dự báo và giảm đi khi nghỉ
ngơi.
Tuần hoàn bàng hệ phát triển sẽ làm giảm
triệu chứng của đau cách hồi, nhưng sự suy
giảm các yếu tố kiểm soát và các yếu tố nguy cơ
thường gây nên sự tái cấp cứu.
Đau cách hồi có thể xuất hiện sau khi đùi
trên hay chân đã vận động hết sức sau giai đoạn
nhất định và không thể hiện triệu chứng điển
hình của đau trong lúc hoạt động.
Đau cách hồi thường không xảy ra trong lúc
ngồi và khi đứng.
Đau của thiếu máu khi nghỉ thường gây
nhiều lo lắng: thường liên quan tới mức độ đau
nặng của sự phối hợp giữa PVD và sự tưới máu
không thỏa đáng. Đau thiếu máu khi nghỉ
thường tăng lên khi công suất của tim giảm.
Điều kiện này thường giảm đi một phần hay
hoàn toàn tại vị trí tận cùng của chi, bởi ở đó sự
tưới máu được tăng cường do ảnh hưởng của
trọng lực.
Viêm tắc tĩnh mạch chi là tình trạng bệnh lý
có liên quan đến cục máu đông trong tĩnh mạch
chi dưới. Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới xảy
ra ở tĩnh mạch nông gặp trong bệnh nhân bị giãn
tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới chủ
yếu là do hở val tĩnh mạch trong các tĩnh mạch
hiển. Viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới gặp sau
chấn thương, bỏng, sinh khó, phẫu thuật
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên tất cả
các bệnh nhân trên 50 tuổi còn đủ hai chân được
chẩn đoán có bệnh lý mạch máu chi dưới:
- Biểu hiện trên lâm sàng: Đau, tổn thương
vùng chi dưới
- Có hình ảnh bệnh lý trên siêu âm mạch
máu chi dưới (được làm tại phòng siêu âm mạch
máu khoa chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện
Thanh Nhàn từ 02/2013 đến 10/2013).
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không bị bệnh mạch máu chi
dưới trên lâm sàng và không có hình ảnh bệnh
học trên siêu âm mạch máu chi dưới.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo
phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu cắt
ngang 118 bệnh nhân trên 50 tuổi được chẩn
đoán có bệnh lý mạch máu chi dưới trên lâm
sàng và siêu âm mạch máu tại Bệnh viện Thanh
Nhàn trong năm 2013.
Các bước tiến hành
Các bệnh nhân được khám lâm sàng và chỉ
định siêu âm mạch máu.
Khám lâm sàng: Bệnh nhân được khám lâm
sàng bệnh lý nội khoa tổng quát (đặc biệt chú ý
khám kỹ hệ mạch máu chi dưới).
Cận lâm sàng:
Siêu âm Doppler mạch máu chi dưới được
thực hiện tại phòng siêu âm mạch máu (do bác
sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh thực hiện),
làm trên máy siêu âm màu 4D, Mindray HT 7
(máy Trung Quốc), đầu dò đa tầng.
Các xét nghiệm này được thực hiện tại bệnh
viện Thanh Nhàn.
Việc chọn lựa đầu dò để khảo sát chi dưới
phụ thuộc vào thể trạng/kích thước cơ thể của
bệnh nhân và độ sâu của mach máu cần khảo
sát. Cho đại đa số bệnh nhân, đầu dò có tần số 5-
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 186
10 MHz là thích hợp. Mạch máu có kích thước từ
1mm đến 1 cm có thể nhìn thấy rõ ràng ở chiều
sâu 6cm. Nên dùng đầu dò có tần số thấp hơn
cho bệnh nhân có kích thước cơ thể lớn.
SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH CHI
DƯỚI: Để khảo sát động mạch chi dưới, người
bệnh nằm tư thế ngửa, bằng đầu dò siêu âm
doppler, bác sĩ sẽ thăm dò dòng máu ở chi.
NĂM BƯỚC KHẢO SÁT HKTMS CHI
DƯỚI BẰNG SIÊU ÂM DUPLEX
- Bước 1: Khảo sát tại vùng bẹn, chú ý hai
điểm.
+ Chỗ thông nối tĩnh mạch đùi chung và tĩnh
mạch hiển lớn.
+ Chỗ chia đôi hai nhánh tĩnh mạch đùi nông
và tĩnh mạch đùi sâu.
- Bước 2: Khảo sát mặt trong vùng đùi gối,
chú ý hai điểm.
+ Kênh cơ áp: tĩnh mạch đùi đi trong kênh cơ
áp.
+ Thường có hai tĩnh mạch đùi nông.
- Bước 3: Hố khoeo, chú ý hai điểm.
+ Tĩnh mạch thường nằm nông hơn động
mạch khoeo.
+ Thường có hai tĩnh mạch khoeo.
- Bước 4: Khảo sát vùng bắp chân. Gồm 4
mặt cắt trước, sau, trong, ngoài.
- Bước 5: Khảo sát phía trên vùng bẹn (tĩnh
mạch chậu - tĩnh mạch chủ dưới) khi cần thiết, ví
dụ khi phát hiện HKTMS ở tĩnh mạch đùi.
- Siêu âm Doppler khảo sát hệ tĩnh mạch
nông chi dưới: Đánh giá chức năng hoạt động
của các vals hệ tĩnh mạch chi dưới.
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Xử lý số liệu trên máy tính theo chương trình
SPSS 15.0.
Sai số và các biện pháp khắc phục: Chọn
mẫu nghiên cứu đủ lớn.
Khía cạnh đạo đức của đề tài
- Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu
được giải thích trao đổi cặn kẽ để họ tự nguyện
tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu
cung cấp được giữ bí mật.
- Nghiên cứu là nghiên cứu mô tả không can
thiệp, chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe của
người bệnh chứ không nhằm một mục đích nào
khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Gi?i tính S? lư?ng T? l? %
Nam 41 35
Nu 77 65
To resize chart data range, drag lower right corner of range.
Biểu đồ 1: Phân bố giới tính của các bệnh nhân bệnh
mạch máu chi dưới
Nhận xét: Trong tổng số 118 bệnh nhân bị
bệnh mạch máu chi dưới có 41 bệnh nhân nam
giới chiếm tỷ lệ 35% và 77 bệnh nhân nữ giới
chiếm tỷ lệ 65% (1:1,8).
Biểu đồ 2: Phân bố tuổi của bệnh nhân bệnh mạch
máu chi dưới
Nhận xét: Trong các bệnh nhân bị bệnh
mạch máu chi dưới từ 50 tuổi trở lên nhóm tuổi
60 – 70 chiếm tỷ lệ bị bệnh cao nhất 40,7%.
Phân bố các bệnh lý nền của bệnh nhân
có bệnh mạch máu chi dưới
Bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới có
bệnh kèm theo Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao
nhất chiếm 29,7% và thấp nhất bệnh TBMMN
chiếm tỷ lệ 4,2%. Có trường hợp bệnh nhân bị
bệnh mạch máu chi dưới và nhiều bệnh lý nền
kèm theo, nhiều nhất bệnh ĐTĐ và Tăng huyết
áp có 7 trường hợp chiếm tỷ lệ 5,9% tổng số
bệnh nhân (Biểu đồ 3).
12.7
40.7
35.6
9.3
1.7
0
10
20
30
40
50
50-60 60-70 70-80 80-90 > 90
Số lượng
Tỷ lệ
15
48
42
11
Nhóm tuổi
2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 187
Biểu đồ 3: Phân bố các bệnh lý nền của bệnh nhân có
bệnh mạch máu chi dưới
Bảng 1. Phân bố chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể - body
mass index) = cân nặng/ (chiều cao)2(kg/m2).
Chỉ số BMI n (%)
>23 67 56,8
<23 51 43,2
Tổng số 118 100
Nhận xét: Trong tổng số 118 bệnh nhân bị
bệnh mạch máu chi dưới có 56,8% bệnh nhân
BMI > 23 và 43,2% bệnh nhân BMI < 23 (1,3:1).
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân dùng thuốc lá bị bệnh lý
mạch máu chi dưới
Thuốc lá n (%)
Có 25 61
Không 16 39
Tổng số 41 100
Nhận xét: Trong tổng số 41 bệnh nhân nam
giới bị bệnh mạch máu chi dưới có 61% bệnh
nhân hút thuốc lá (1,5:1).
Bảng 3. Phân bố thời gian bị ĐTD ở bệnh nhân bị
bệnh lý mạch máu chi dưới
Đái tháo Đường n (%)
> 10 năm 15 60
< 10 năm 10 40
Tổng số 25 100
Nhận xét: Trong tổng số 25 bệnh nhân đái
tháo đường bị bệnh mạch máu chi dưới có 60%
bệnh nhân bị đái tháo đường hơn 10 năm (1,5:1).
55
32
5 2
24
Đau cách hồi
Phù nề
Tê bì
Thay đổi màu sắc da
Hoại tử
47,6%
27,1%
1,7%
4,2%
20,3%
Biểu đồ 3: Phân bố các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bị bệnh lý mạch máu chi dưới.
Nhận xét: Trong 118 bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới triệu chứng đau cách hồi chiếm tỷ lệ
cao nhất 46,7% gồm 55 trường hợp và thấp nhất hoại tử chiếm tỷ lệ 1,7% gồm 2 trường hợp.
Bảng 4. Phân bố hệ mạch tổn thương chi dưới
Bệnh lý mạch máu n (%)
Hệ động mạch 99 83,9
Hệ tĩnh mạch 14 11,9
Cả hai hệ mạch 5 4,2
Tổng số 118 100
Nhận xét: trong 118 bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới bệnh lý động mạch chiếm tỷ lệ cao
nhất 83,9% và thấp nhất tổn thương hai hệ mạch
chiếm 4,2%.
Bảng 5. Phân bố vị trí mảng xơ vữa hệ động mạch
chi dưới
Vị trí mảng xơ vữa n (%)
Động mạch chậu ngoài và đùi chung 13 12,5
Động mạch đùi nông và động mạch kheo 6 5,8
Động mạch chày trước, chày sau 3 2,9
Rải rác thành động mạch chi dưới hai bên 82 78,8
Tổng số 104 100
Nhận xét: Trong 104 bệnh nhân bị bệnh
mach máu chi dưới hệ động mạch vị trí mảng xơ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 188
vữa rải rác thành động mạch chiếm tỷ lệ cao
nhất 78,8% và thấp nhất động mạch xa (chày
trước, chày sau) chiếm tỷ lệ 2,9%.
Bảng 6. Phân bố tỷ lệ gây hẹp lòng động mạch chi
dưới
Hẹp lòng động mạch n (%)
Hẹp < 50% 97 93,3
Hẹp 50 – 75% 3 2,9
Hẹp > 75% 4 3,8
Tổng số 104 100
Nhận xét: Trong 104 bệnh nhân bị bệnh
mạch máu chi dưới có 93,3% trường hợp hẹp
dưới 50% lòng mạch và 3,8% hẹp > 75% lòng
động mạch.
Bảng 7. Phân bố giới tính của nhóm bệnh nhân bị
bệnh lý tĩnh mạch chi dưới.
Bệnh nhân bị bệnh tĩnh mạch n (%)
Nam 5 26,3
Nữ 14 73,7
Tổng số 19 100
Nhận xét:Trong 19 bệnh nhân bị bệnh lý tĩnh
mạch có 14 bệnh nhân nữ bị bệnh chiếm tỷ lệ
73,7%.
Bảng 8. Phân bố hệ mạch bệnh lý của tĩnh mạch chi
dưới
Hệ Tĩnh mạch n (%)
Tĩnh mạch nông 6 31,6
Tĩnh mạch sâu 13 68,4
Tổng số 19 100
Nhận xét: Trong 19 bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới hệ tĩnh mạch bệnh lý tĩnh mạch
sâu chiếm tỷ lệ cao nhất 68,4% (2,2:1).
Bảng 9. Phân bố tính chất bệnh lý của hệ tĩnh mạch
chi dưới
T/c Bệnh lý tĩnh mạch n (%)
Cấp tính 5 26,3
Mạn tính 14 73,7
Tổng số 19 100%
Nhận xét: Trong 19 bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới hệ tĩnh mạch có 14 bệnh nhân
chiếm tỷ lệ 73,7% trường hợp bệnh lý tĩnh mạch
mạn tính (2,8:1).
Bệnh lý tĩnh mạch cấp liên quan tắc nghẽn
do huyết khối.
Bệnh lý tĩnh mạch mạn tính thường do suy
van tĩnh mạch (tĩnh mạch nông).
BÀN LUẬN
Giới tính của bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới
Trong tổng số 118 bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới có 41 bệnh nhân nam giới chiếm tỷ
lệ 35% và 77 bệnh nhân nữ giới chiếm tỷ lệ 65%
(1:1,8). Nhóm bệnh nhân nữ bị bệnh mạch máu
chi dưới cao hơn bệnh nhân nam giới bị bệnh
mạch máu chi dưới (p < 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với
kết quả nghiên cứu của Aronow WS. Tuy nhiên
theo nghiên cứu của Michael H Lewis thì tỷ lệ
nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới mặc dù
không có sự khác biệt về mặt giải phẫu giữa hai
giới nam và nữ.
Chúng tôi chưa tìm thấy số liệu trên các
công trình nghiên cứu của các tác giả trong
nước.
Tuổi của bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi
dưới
Trong các bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi
dưới từ 50 tuổi trở lên nhóm tuổi 60 – 70 chiếm
tỷ lệ bị bệnh cao nhất 40,7% có 48 trường hợp,
thấp nhất nhóm tuổi trên 90 chiếm tỷ lệ 1,7% có
2 trường hợp. Nhóm tuổi từ 50 – 60 tuổi có 15
trường hợp chiếm tỷ lệ 12,7%. Nhóm tuổi từ 70 –
80 tuổi có 42 trường hợp chiếm tỷ lệ 35,6%.
Nhóm tuổi 80 – 90 tuổi có 11 trường hợp chiếm
tỷ lệ 9,3%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự
như của tác giả Pratt AG, Norris ER, Kaufmann
M nhóm tuổi bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi
dưới trên 65 tuổi có tỷ lệ bị bệnh cao nhất.
Chúng tôi chưa tìm thấy số liệu của công
trình nghiên cứu trong nước.
Bệnh lý nền của bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới
Bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới có
bệnh kèm theo Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao
nhất chiếm 28,8% có 34 trường hợp và thấp nhất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 189
bệnh TBMMN chiếm tỷ lệ 4,2% có 5 trường hợp.
ĐTĐ có 25 trường hợp chiếm tỷ lệ 21,2%, Rối
loạn chuyển hóa mỡ máu có 23% trường hợp
chiếm tỷ lệ 19,5%. Các bệnh lý khác có 11 trường
hợp chiếm tỷ lệ 9,3%. Không có bệnh lý nền có
13 trường hợp chiếm tỷ lệ 11%. Bệnh lý phối hợp
có 3 nhóm bệnh chính. ĐTĐ và Tăng huyết áp có
7 trường hợp chiếm tỷ lệ 5,9%. ĐTĐ Tăng Huyết
áp và RLCH mỡ máu có 4 trường hợp chiếm tỷ
lệ 3,4%. Tăng huyết áp và RLCH mỡ máu có 5
trường hợp chiếm tỷ lệ 4,2%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự như của tác giả Kelly R. Ylitalo, MPH,
MaryFran Sowers, PHD, and Steven Heeringa,
PHD.
Chỉ số BMI của bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới
Trong tổng số 118 bệnh nhân bị bênh mạch
máu chi dưới có 67 trường hợp chiếm tỷ lệ 56,8%
bệnh nhân BMI > 23 và 51 trường hợp chiếm tỷ
lệ 43,2% bệnh nhân BMI < 23 (1,3:1). Bệnh nhân
béo phì bị bệnh mạch máu chi dưới nhiều hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trùng với
tác giả Giugliano G, Brevetti G.
Bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới và
thuốc lá
Trong 41 bệnh nhân nam giới bị bệnh mạch
máu chi dưới có 25 trường hợp chiếm tỷ lệ 61%
bệnh nhân hút thuốc lá và 16 bệnh nhân không
hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 39% (1,6:1). Bệnh nhân
có hút thuốc lá bị bệnh mạch máu chi dưới nhiều
hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trùng với
tác giả Cassar A và Poldermans D.
Bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới và
bệnh ĐTĐ type II
Trong 25 bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh
mạch máu chi dưới có 15 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
60% bệnh nhân bị đái tháo đường hơn 10 năm
và 10 bệnh nhân bị ĐTĐ dưới 10 năm chiếm tỷ lệ
40% (1,5:1). Bệnh nhân bị ĐTĐ type II hơn 10
năm bị bệnh mạch máu bệnh mạch máu chi
dưới nhiều hơn bệnh nhân ĐTĐ dưới 10 năm.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng
giống với tác giả Thomas GN, Critchley JA.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bị
bệnh mạch máu chi dưới
Trong các bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi
dưới triệu chứng đau cách hồi có 55 trường hợp
chiếm tỷ lệ 46,7% và tỷ lệ cao nhất. Thứ hai triệu
chứng tê bì có 32 trường hợp chiếm tỷ lệ 27,1%.
Thứ ba triệu chứng phù nề có 24 trường hợp
chiếm tỷ lệ 20,3%. Sau đó biến đổi màu sắc da có
5 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,2%. Triệu chứng hoại
tử chi dưới có 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,7 % là
tỷ lệ thấp nhất.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cúng
tương tự như nghiên cứu trên người phương
tây, triệu chứng đau cách hồi cũng là triệu chứng
chỉ điểm. Theo nghiên cứu tiến cứu của Boyd
1440 trường hợp đau cách hồi sau 10 năm tiếp
theo có 12,2% có chỉ định cắt cụt chi. Theo
nghiên cứu Framingham tỷ lệ tử vong bệnh
nhân bị đau cách hồi sau 5, 10 và 15 năm xấp xỉ
lần lượt 30%, 50% và 70%.
Theo Smith và cộng sự báo cáo tỷ lệ tử vong
bệnh nhân đau cách hồi cao hơn bốn lần bệnh
nhân không đau cách hồi với 80% bệnh nhân tử
vong do bệnh lý tim mạch.
Với hai trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu
hoại tử ngón chân với biểu hiện lâm sàng tím
đen ngón chân. Một trường hợp bệnh nhân nam
75 tuổi bị chạy thận nhân tạo chu kỳ có triệu
chứng lâm sàng từ 3 tháng nay và một trường
hợp bệnh nhân nữ 70 tuổi có biểu hiện lâm sàng
tím ngón chân với tiền sử bệnh ĐTĐ, cả hai
trường hợp này kết quả siêu âm đều cho thấy có
hiện tượng mảng xơ vữa vôi hóa bám thành
động mạch chi dưới hai bên.
Tổn thương mạch máu chi dưới trên siêu
âm Doppler mạch chi dưới
Trong 118 bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi
dưới phát hiện tổn thương mạch máu hệ động
mạch chiếm tỷ lệ cao nhất 83,9% ở 98 trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 190
hệ tĩnh mạch có 14 trường hợp chiếm tỷ lệ 11,9%
và tổn thương cả hai hệ mạch chiếm 4,2% có 5
trường hợp.
Vị trí mảng xơ vữa phân bố hệ động mạch
chi dưới
Trong tổng số 104 bệnh nhân bị bệnh lý
động mạch chi dưới: Rải rác mảng xơ vữa vôi
hóa thành động mạch chi dưới hai bên có 82
trường hợp chiếm tỷ lệ 78,8%. Vị trí động mạch
chậu ngoài và đùi chung có 13 trường hợp chiếm
tỷ lệ 12,5%. Vị trí động mạch khoeo có 6 trường
hợp chiếm tỷ lệ 5,8%, thấp nhất vị trí chày trước
và chày sau có 3 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,9%.
Theo tác giả Koelemay MJ, Prins MH hệ chủ
chậu và hệ đùi khoeo phát hiện sự hẹp và tắc
nghẽn lớn hơn hệ động mạch dưới gối.
Theo tác giả Collins R, Cranny G các nghiên
cứu cho thấy siêu âm Doppler phát hiện sự hẹp
và tắc nghẽn hệ mạch trên gối lớn hơn hệ mạch
dưới gối và mạch bàn chân.
Theo tác giả Diane Treat- Jacobson,
Carolyn Robinson tỷ lệ mảng xơ vữa tại hệ
động mạch đùi chung 25- 30%, hệ động mạch
khoeo 80-90%, động mạch chày và động mạch
mác 40-50%.
Dường như kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương tự kết quả của tác giả trên.
Hẹp lòng mạch do mảng xơ vữa
Trong tổng số 104 bệnh nhân bị bệnh lý
động mạch chi dưới có 97 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
93,3% bệnh nhân hẹp dưới 50% lòng mạch, 3
bệnh nhân chiếm tỷ 2,9% bệnh nhân hẹp 50 –
75% hẹp lòng mạch và 4 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
3,8% bệnh nhân hẹp > 75% lòng mạch.
Theo tác giả Michael H Lewis chỉ có thể phát
hiện được sự xơ vữa rõ ràng của radiologically
khi tỷ lệ hẹp > 50% lòng mạch.
Giới tính và bệnh lý tĩnh mạch
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 19 bệnh
nhân bị bệnh lý tĩnh mạch. Bệnh nhân nam có 5
trường hợp chiếm tỷ lệ 26,3% và 14 bệnh nhân
nữ chiếm tỷ lệ 73,7%. Tỷ lệ nữ: nam (2.8:1). Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như của
tác giả Phạm Thắng và Nguyễn Trung Anh.
Theo tác giả Sunil Agarwal và David Sadhu
trong nghiên cứu trên người Ấn Độ bênh lý tĩnh
mạch ở bệnh nhân nữ nhiều hơn có thể do yếu
tố Hoormon. Nghiên cứu Edinburgh cũng chỉ ra
tỷ lệ mắc bệnh lý tĩnh mạch ở nữ giới lớn hơn.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng gần giống với các nghiên cứu của các tác
giả trên.
Tổn thương hệ tĩnh mạch chi dưới
Trong 19 trường hợp có tổn thương hệ tĩnh
mạch chi dưới có 6 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
31,6% bị bệnh lý tĩnh mạch nông và 13 bệnh
nhân chiếm tỷ lệ 68,4% bị bệnh lý tĩnh mạch
sâu (1:2,2).
Theo các tác giả Ioannon CV, Giannnoukas
AD tỷ lệ bệnh lý tĩnh mạch sâu giao động rất
khác nhau từ 35,3% với bệnh tĩnh mạch tiên
phát và 92,3% bệnh tĩnh mạch chi dưới sau
huyết khối, 55% ở nhóm bệnh nhân loét tĩnh
mạch.
Bệnh lý tĩnh mạch cấp và mạn tính
Trong số 19 bệnh nhân bị bệnh lý tĩnh mạch
chi dưới có 14 bệnh nhân bị bệnh cấp tính chiếm
tỷ lệ 73,7% và 5 bệnh nhân bị bệnh mạn tính
chiếm tỷ lệ 26,3%.(2,8:1)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự như của tác giả Aparna Irodi,
Shyamkumar N. Keshava thực hiện nghiên cứu
trên nhóm người quét dọn đường sắt tại Ấn Độ.
KẾT LUẬN
Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới:
Đặc điểm lâm sàng
Các bệnh nhân bị bệnh mạch máu chi dưới
có tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ
(1,8:1).Các bệnh bị bệnh mạch máu chi dưới tại
Bệnh viện Thanh Nhàn có các triệu chứng lâm
sàng tương tự như các bệnh nhân bị bệnh mạch
máu chi dưới trong các báo trên Thế giới: đau
các hồi chiếm tỷ lệ cao nhất 46,6%, thứ hai triệu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 191
chứng tê bì chiếm tỷ lệ 27,1%. Thứ ba triệu
chứng phù nề chiếm tỷ lệ 20,3%. Sau đó biến đổi
màu sắc da chiếm tỷ lệ 4,2%. Triệu chứng hoại tử
chi dưới chiếm tỷ lệ 1,7 % là tỷ lệ thấp nhất.
Đặc điểm cận lâm sàng
Các bệnh nhân đều được tiến hành làm siêu
âm Doppler mạch máu chi dưới phát hiện tồn
thương ở hệ động mạch và hệ tĩnh mạch chi
dưới. Tỷ lệ xơ vữa hệ động mạch trên gối lớn
hơn hệ mạch dưới gối. Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị
bệnh lý tĩnh mạch chi dưới lớn hơn nam (2,8:1).
Yếu tố bệnh lý liên quan bệnh mạch máu
chi dưới
Các yếu tố liên quan bệnh mạch máu chi
dưới:
Tuổi: độ tuổi từ 60 đến 70 chiếm tỷ lệ cao
nhất 40,8% tổng số các trường hợp, thấp nhất
nhóm tuổi trên 90 chiếm tỷ lệ 1,7%. Nhóm tuổi
từ 50 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ 12,7%. Nhóm tuổi từ
70 – 80 tuổi chiếm tỷ lệ 35,6%. Nhóm tuổi 80 – 90
tuổi chiếm tỷ lệ 9,3%.
Tiền sử bệnh lý nền: Tăng huyết áp chiếm tỷ
lệ cao nhất chiếm 28,8% và thấp nhất bệnh
TBMMN chiếm tỷ lệ 4,2%. ĐTĐ chiếm tỷ lệ
21,2%, Rối loạn chuyển hóa mỡ máu chiếm tỷ lệ
19,5%. Các bệnh lý khác chiếm tỷ lệ 9,3%. Không
có bệnh lý nền chiếm tỷ lệ 11%.
Tiền sử hút thuốc lá: Bệnh nhân nam có sử
dụng thuốc lá bị bệnh mach máu chi dưới so với
nhóm không bị bệnh 1,6:1.
Chỉ số BMI: nhóm bệnh nhân có BMI > 23 bị
bệnh mạch máu chi dưới cao hơn nhóm có BMI
< 23. 1,3:1.
Thời gian bị ĐTĐ kéo dài hơn 10 năm bị
bệnh cao hơn nhóm có thời gian ĐTĐ dưới 10
năm 1,5:1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cigarette
smoking. Office for National Statistics. 2011.
2. Magnusson MB, et al. Sweden, Eur J Vasc Endovase Surg.
2011, Apr 21(4): 353 – 60.
3. Nguyễn Lân Việt. Thực hành bệnh Tim Mạch. 2007. (p622 –
634).
4. Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA, et al. Inter-Society
Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease
(TASC II). J Vasc Surg . 2007. ; 45 Suppl S:S5.
5. Phạm Thắng, Nguyễn Trung Anh . Hội nghị lão khoa quốc tế
lần thứ II .2013, p230 - 235.
Ngày nhận bài báo: 11-04-2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20-04-2014
Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_ta_lam_sang_can_lam_sang_benh_ly_mach_mau_chi_duoi_tai_be.pdf