Hướng nghiên cứu trong tương lai: cần có
những nghiên cứu định tính nhằm xác định yếu
ố nguy cơ của các loại bạo hành.
Phổ biến rộng rãi trong trường học và xã hội
về: “Luật phòng chống bạo lực gia đình”.
Mở rộng các chương trình giáo dục sức khỏe
inh sản, cung cấp kiến thức về các biện pháp
ngừa thai cho đối tượng công nhân cũng như
ác biến chứng của nạo phá thai.
Tầm soát nhằm phát hiện các trường hợp bị
bạo hành thể chất, tinh thần hoặc tình dục ở
những phụ nữ đến phá thai từ đó cung cấp các
địa chỉ tư vấn và hỗ trợ để họ có nơi chia sẻ và
bảo vệ quyền lợi.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa bạo hành về thể chất, tinh thần và tình dục với mang thai ngoài ý muốn ở phụ nữ dưới 25 tuổi tại bv Từ Dũ (2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 94
MỐI LIÊN QUAN GIỮA BẠO HÀNH VỀ THỂ CHẤT, TINH THẦN
VÀ TÌNH DỤC VỚI MANG THAI NGOÀI Ý MUỐN Ở PHỤ NỮ
DƯỚI 25 TUỔI TẠI BV TỪ DŨ (2010).
Trần Thị Nhật Vy*, Võ Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa mang thai ngoài ý muốn ở những phụ nữ dưới 25 tuổi với các loại
bạo hành gia đình: bạo hành tinh thần, bạo hành thể chất, bạo hành tình dục và một số đặc điểm dịch tễ, xã hội.
Phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng không bắt cặp được thực hiện tại bệnh viện Từ Dũ trong thời
gian từ 03/2010 đến 08/2010 ở phụ nữ dưới 25 tuổi. Nhóm bệnh: 135 phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đến bỏ
thai và nhóm chứng gồm 270 phụ nữ thai theo kế hoạch từ 37 tuần trở lên đến sanh.
Kết quả: Nguy cơ mang thai ngoài ý muốn tăng lên ở những phụ nữ bị bạo hành tinh thần gấp 2,93 lần
(KTC 95% = 1,258 – 6,844), bạo hành tình dục gấp 2,52 lần (KTC 95% = 1,048 – 6,055). Bạo hành gia đình nói
chung làm tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn lên 4,85 lần (KTC 95% = 3,113 – 7,554). Nếu người phụ nữ chịu
đồng thời 3 nhóm bạo hành thì nguy cơ này tăng gấp 8,92 lần (KTC 95% = 3,626 – 21,924).
Kết luận: Bạo hành gia đình là một yếu tố nguy cơ dẫn tới thai ngoài ý muốn ở phụ nữ dưới 25 tuổi. Thêm
vào đó, phụ nữ sống ở nội thành Tp.HCM, có nghề nghiệp, công nhân hoặc CNV, kinh tế khó khăn, chưa kết hôn
cũng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Do đó, nên phổ biến rộng rãi trong trường học và xã hội về:
“Luật phòng chống bạo lực gia đình”.
Từ khóa: Thai ngoài ý muốn, bạo hành gia đình.
ABSTRACR
RELATIONSHIP BETWEEN DOMESTIC VIOLENCE AND UNWANTED PREGNANCY IN WOMAN
UNDER 25 YEARS OLD IN TU DU HOSPITAL (2010)
Tran Thi Nhat Vy, Vo Minh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 94 - 101
Objectives: Investigate the relationship between domestic violence (psychological - physical - sexual
violence) and some epidemiological-social factors and unwanted pregnancy among woman under 25 years old.
Methods: An unmatched case - control study among women under 25 years was carried out at TuDu
hospital from March 2010 to August 2010. Cases included 135 women who have unwanted pregnancy and wait
for abortion. Controls included 270 women who gave birth at full term (≥ 37 weeks).
Result: Psychological violence increases the risk of unwanted pregnancy to 2.93 times (95%CI = 1.258 –
6.844), sexual violence to 2.52 times (95%CI = 1.048 – 6.055). In general, domestic violence has OR = 4.85
(95%CI = 3.113 – 7.554). The OR would be 8.92 (95%CI = 3.626 – 21.924) if women suffer from 3 combined
kinds of the domestic violences.
Conclusion: Domestic violence is one of the risk factors of unwanted pregnancy among women under 25
years old. Also, women who are living in HCM city, worker, officer, poor or unmarried status are more like to
have unwanted pregnancy. Thus, the law of preventing domestic violence must be popularized in school and
society.
*Bộ Môn Sản, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Võ Minh Tuấn, ĐT:0909727199 Email: DrVo_obgyn@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 95
Keywords: Unwanted pregnancy, domestic violence.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình
thì Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá
thai cao nhất thế giới (1,2 – 1,6 triệu ca mỗi
năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành
niên. Còn theo điều tra của Tổng cục Thống kê
công bố vào cuối năm 2005, thì tỷ lệ nạn nạo phá
thai của Việt Nam vẫn thuộc loại cao nhất thế
giới: 82% số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ đang có
chồng đã ít nhất một lần làm thủ thuật này.
Bạo hành gia đình (BHGĐ) được định nghĩa
là “Những hành động cưỡng bức về thể chất,
tinh thần và tình dục của bạn tình/chồng hiện tại
hoặc trước đây đối với phụ nữ trong độ tuổi vị
thành niên và trưởng thành”(13). Campbell và cs.
(1995)(2) trong một nghiên cứu tiến hành tại Mỹ
đã tìm thấy mối liên quan giữa bạo hành với
việc mang thai ngoài ý muốn, ông lý giải rằng
điều này xuất phát từ việc người phụ nữ bị kiểm
soát trong việc dùng các biện pháp ngừa thai bởi
bạn tình/chồng.
Với mong muốn làm sáng tỏ mối liên quan
trên nhằm một lần nữa nhấn mạnh đến ảnh
hưởng của BHGĐ lên sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
xác định mối liên quan giữa bạo hành về tinh
thần – thể chất – tình dục với thai ngoài ý muốn
ở những phụ nữ dưới 25 tuổi.
Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành
nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Liệu việc
mang thai ngoài ý muốn ở những phụ nữ dưới 25
tuổi có liên quan với bạo hành về tinh thần – thể
chất – tình dục hay không ? “.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
Xác định mối liên quan giữa mang thai
ngoài ý muốn ở những phụ nữ dưới 25 tuổi với
các loại bạo hành gia đình: bạo hành tinh thần,
bạo hành thể chất và bạo hành tình dục.
Mục tiêu phụ
Xác định mối liên quan giữa mang thai
ngoài ý muốn ở những phụ nữ dưới 25 tuổi với
một số đặc điểm dịch tễ, xã hội bao gồm: tuổi,
nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh
tế, tình trạng hôn nhân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh chứng không bắt cặp tỷ lệ
1 bệnh: 2 chứng.
Dân số mục tiêu
Phụ nữ dưới 25 tuổi bị bạo hành về thể chất
– tinh thần – tình dục có thai ngoài ý muốn.
Dân số nghiên cứu
Phụ nữ dưới 25 tuổi mang thai ngoài ý
muốn đến bỏ thai và phụ nữ dưới 25 tuổi có thai
theo kế hoạch từ 37 tuần trở lên đến sanh tại
bệnh viện Từ Dũ.
Dân số chọn mẫu
Nhóm bệnh: những phụ nữ dưới 25 tuổi có
thai ngoài ý muốn đến chấm dứt thai kì tại khoa
Kế hoạch hóa gia đình thuộc bệnh viện Từ Dũ từ
01/03/2010 – 30/04/2010.
Nhóm chứng: những phụ nữ dưới 25 tuổi có
thai theo kế hoạch từ 37 tuần trở lên đến sanh tại
bệnh viện Từ Dũ từ 03/05/2010 – 31/08/2010.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ dưới 25 tuổi.
Nghe và hiểu tiếng Việt.
Không mắc các bệnh tâm thần.
Sức khỏe bình thường.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Nhóm bệnh: Chấm dứt thai kì do chỉ định y
khoa.
Nhóm chứng:
Thai kì ngoài ý muốn trong lần có thai này.
Thai <37 tuần.
Tiền sử có thai ngoài ý muốn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 96
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho thiết kế
bệnh – chứng:
2
21
2
/21
)(p
)Z)(1)((
)1(
p
Zpp
r
rn
−
+−+
=
− αβ
Trong đó:
α: xác suất sai lầm loại 1 = 0,05. 1 - ß: năng
lực mẫu = 0,8 (80%).
P1: xác suất phơi nhiễm trong nhóm bệnh.
P2: xác suất phơi nhiễm trong nhóm chứng.
Tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành về thể chất:
30,9%(12).
Tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành về tinh thần:
25%(11).
Tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành về tình dục: 30%(11).
1 2
2
P PP +=
OR = 2.
Cỡ mẫu tối thiểu để đảm bảo năng lực mẫu
cho mục tiêu chính là 369 trường hợp với 123
trường hợp cho nhóm bệnh và 246 trường hợp
cho nhóm chứng.
Công cụ thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu có nguồn gốc từ
bảng câu hỏi của TCYTTG: “Nghiên cứu đa
quốc gia về Sức khỏe và Kinh nghiệm sống của
phụ nữ”(14). Bảng câu hỏi được phát triển nhằm
mục đích áp dụng cho những nền văn hóa khác
nhau và thích hợp cho việc so sánh giữa các nền
văn hóa. TCYTTG đã dựa trên những thang đo
đánh giá về mức độ bạo hành như “Chỉ số của
bạo hành vợ chồng” và “Thang đo mức độ mâu
thuẫn” là những công cụ có giá trị tin cậy cao.
Bảng câu hỏi được dịch sang tiếng Việt, từng
được dùng trong nghiên cứu: “Tìm hiểu về tình
hình sức khỏe phụ nữ và các sự kiện liên quan
trong đời” thực hiện tại tỉnh Ba Vì – Hà Tây(12)(13).
Bảng câu hỏi gốc bao gồm 18 trang chia thành 7
phần với 89 câu, trong đó chỉ có phần thứ 5:
“Người phụ nữ và sự kiện liên quan” với 3 câu
hỏi 504, 505, 506 là có liên quan đến mục tiêu
nghiên cứu của chúng tôi. Qua nghiên cứu thử,
chúng tôi quyết định chỉnh sửa bảng câu hỏi gốc
bằng cách chỉ lấy 3 câu 504, 505, 506 nhằm xác
định BHGĐ. Từ đó, BHGĐ sẽ được đánh giá
bằng cách phân nhóm bạo hành (thể chất, tinh
thần, tình dục), mức độ thường xuyên và mức
độ nặng mà bạo hành xảy ra trong vòng 12
tháng trước khi đối tượng nghiên cứu có thai.
Phương pháp tiến hành
Nghiên cứu thử 30 người cho nhóm bệnh tại
khoa KHHGĐ và 30 người cho nhóm chứng tại
khoa Hậu sản vào 01/03/2010, mục đích nhằm
đánh giá mức độ dễ hiểu và hoàn chỉnh bảng
câu hỏi đặc biệt là tình trạng kinh tế. Vì yếu tố
này chưa có một qui định phân loại cụ thể nào
để đánh giá nhưng trong y văn đó là yếu tố có
liên quan đến thai ngoài ý muốn. Kết quả là đối
tượng được khảo sát sẽ tự đánh giá về tình trạng
kinh tế của mình. Mẫu nghiên cứu thử này
không tính trong mẫu nghiên cứu chung.
Việc lấy mẫu được chia thành 2 bước
Bước 1: Tiến hành tại khoa KHHGĐ bắt đầu
từ ngày 15/03/2010 và kết thúc vào ngày
30/04/2010. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu
nhiên hệ thống, lấy mẫu vào 4 ngày trong tuần
(thứ hai, thứ ba, thứ năm và thứ sáu), sáng từ 8 –
12 giờ và chiều từ 13 – 19 giờ. Tất cả các trường
hợp đến bỏ thai, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đều
được quy ước là mang thai ngoài ý muốn. Tác
giả ngồi tại phòng tư vấn trước khi bỏ thai, nhận
bệnh và chọn bệnh vào mẫu nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành tại khoa Hậu sản bắt đầu
từ ngày 03/05/2010 và kết thúc vào ngày
31/08/2010. Đối với nhóm chứng, chúng tôi lấy
mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Mỗi ngày, vào buổi sáng trước khi thu thập số
liệu, tác giả mở sổ nhận bệnh của khoa, ghi tên
và đánh số thứ tự (bắt đầu từ số “1”) cho tất cả
sản phụ dưới 25 tuổi, sanh đủ tháng (≥ 37 tuần),
nhập khoa từ 7 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ 59
phút ngày hôm đó. Sau đó, dùng phần mềm
chọn 4 sản phụ ngẫu nhiên trong danh sách đó
để phỏng vấn. Lấy mẫu vào 4 ngày trong tuần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 97
(thứ hai, thứ ba, thứ năm và thứ sáu), sáng từ 7
giờ 30 phút – 11 giờ và chiều từ 13 – 17 giờ.
Tất cả các trường hợp dưới 25 tuổi, mang
thai ≥ 37 tuần, sanh thường tại khoa Hậu sản
được sàng lọc bằng bảng câu hỏi để xác định
rằng thai kì lần này không phải là ngoài ý muốn
cũng như trước đây chưa từng mang thai ngoài
ý muốn. Những đối tượng thỏa tiêu chuẩn này
sau đó sẽ được nhận vào mẫu nghiên cứu.
Phỏng vấn tại phòng tư vấn hậu sản
Người phỏng vấn sẽ giới thiệu tên, chức
danh, đọc bảng đồng thuận, nêu lợi ích mà
nghiên cứu sẽ đem lại nếu có sự hợp tác của các
đối tượng nghiên cứu. Sau đó, đối tượng nghiên
cứu sẽ kí vào bảng đồng thuận trước khi được
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Cuộc phỏng vấn đảm bảo riêng tư, chỉ có
người nghiên cứu và đối tượng tham gia nghiên
cứu. Trong quá trình phỏng vấn, đối tượng
nghiên cứu có thể rút tên không tham gia vào
bất cứ lúc nào, thông tin của họ vẫn được đảm
bảo bí mật.
Nếu trong quá trình nghiên cứu các đối
tượng được phát hiện có liên quan đến BHGĐ sẽ
được cung cấp tờ bướm có thông tin về “Luật
phòng chống bạo lực gia đình”, các địa chỉ tư
vấn về vấn đề này đồng thời cung cấp các thông
tin về các biện pháp ngừa thai nếu các đối tượng
nghiên cứu có yêu cầu.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian từ 15/3/2010 đến 31/08/2010,
thu thập được 405 trường hợp (135 ca bệnh và
270 ca chứng). Tổng số bảng câu hỏi sử dụng
cho nghiên cứu thử và nghiên cứu chính thức là
465 bảng, không có trường hợp nào từ chối tham
gia nghiên cứu. Thời gian trung bình cho mỗi
cuộc phỏng vấn trực tiếp kéo dài 30 – 45 phút.
Sau mỗi cuộc phỏng vấn, tất cả các đối tượng
nghiên cứu sẽ được tư vấn về các biện pháp
ngừa thai hoặc phát tờ bướm liên quan đến vấn
đề bạo hành gia đình nếu họ thuộc nhóm bị bạo
hành. Tổng số tờ bướm phát ra là 166 tờ, việc
phát tờ bướm bắt đầu được áp dụng khi nghiên
cứu chính thức.
Bảng 1: Đặc điểm xã hội của mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ(%)
Tỉnh 174 42,96
Ngoại thành 25 6,17 Cư trú
Nội thành 206 50,86
Vị thành niên 40 9,88
Tuổi
Trưởng thành 365 90,12
Cấp 1 19 4,69
Cấp 2 124 30,62
Cấp 3 151 37,28
Trình độ
Trên cấp 3 111 27,41
Nội trợ 121 29,88
Công nhân 105 25,93
BB – DV 82 20,25
HS – SV 37 9,14
Nghề
nghiệp
CNV 60 14,81
Khó khăn 128 31,6
Đủ sống 272 67,16 Kinh tế
Khá giả 5 1,23
Chưa kết hôn 95 23,46
Hôn nhân
Kết hôn 310 76,54
Tổng 405 100
Nhận xét: Đa số đối tượng khảo sát có độ
tuổi từ 20 tuổi – 25 tuổi (90,12%), tập trung chủ
yếu ở các quận nội thành thuộc Tp.HCM
(50,86%), phần lớn đã lập gia đình và đang sống
với chồng (76,54%). Về trình độ học vấn: cấp 2
và cấp 3 chiếm đa số, trong đó 30,62% trình độ
cấp 2 và 37,28% trình độ cấp 3, trình độ trên cấp
3 chiếm tỉ lệ không cao (27,41%). Về nghề
nghiệp, đa phần đối tượng là công nhân
(25,93%) hoặc nội trợ (29,88%) và đều cho rằng
mình không lo lắng về tài chính (67,16%).
Mối liên quan giữa các loại bạo hành với
thai ngoài ý muốn
Các hình thức bạo hành
Bảng 2: Phân loại các hình thức bạo hành ở mẫu
nghiên cứu (n = 405).
Đặc điểm Nhóm chứng
n (%)
Nhóm bệnh
n (%)
Bạo hành tinh thần N = 56 N = 65
Quát mắng / Sỉ nhục / Lăng mạ 46 (82,14) 57 (87,69)
Làm mất phẩm giá/thể diện
trước mặt người khác 2 (3,57) 5 (7,69)
Đe dọa / dọa nạt (vd: nhìn
gườm, đập phá đồ..) 43 (76,79) 36 (55,38)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 98
Đặc điểm Nhóm chứng
n (%)
Nhóm bệnh
n (%)
Dọa đánh đập đối tượng hoặc
người họ yêu quý 10 (17,86) 15 (23,08)
Bạo hành thể chất N = 44 N = 42
Tát hoặc ném vật gì vào người 26 (59,09) 19 (45,24)
Đẩy hoặc xô thứ gì vào người 10 (22,73) 11 (26,19)
Đánh bằng tay hoặc vật gì 20 (45,46) 23 (54,76)
Đá, lôi kéo hay cào cấu 15 (34,09) 19 (45,24)
Bóp cổ hoặc làm bỏng 2 (4,54) 5 (11,90)
Dọa sử dụng hoặc đã sử dụng
dao, kéo gây hại 0 (0) 0 (0)
Bạo hành tình dục N = 30 N = 51
Dùng vũ lực cưỡng ép quan hệ
tình dục 1 (3,33) 5 (9,80)
Bắt quan hệ tình dục dù đối
tượng không muốn 20 (66,67) 42 (82,35)
Bắt quan hệ tình dục bằng
đường miệng, hậu môn hoặc
dùng dụng cụ kích dục dù đối
tượng không muốn
17 (56,67) 31 (60,78)
Trong các kiểu bạo hành tinh thần, “Quát
mắng/Sỉ nhục” và “Đe dọa” chiếm tỷ lệ cao ở
cả 2 nhóm, thấp nhất là hình thức “Làm mất
phẩm giá/thể diện trước mặt người khác”. Tuy
nhiên, tỷ lệ phụ nữ có thai ngoài ý muốn bị
bạn tình/chồng gây mất thể diện trước mặt
người khác cao hơn nhóm chứng 2 lần (7,69%
so với 3,57%).
Trong các hành vi bạo hành thể chất, “tát
vào mặt” và “đánh bằng tay hoặc vật gì” chiếm
tỷ lệ cao nhất (tỷ lệ lần lượt: 9,14%; 10,62% – tính
trên tổng 405 người). Trong nhóm mang thai
ngoài ý muốn, hơn một nửa phụ nữ bị ít nhất 1
lần bạn tình/chồng dùng tay hoặc vật gì để đánh
(54,76%). Tương tự, có 59,09% trường hợp bị tát
hoặc ném vật gì vào người ở nhóm có thai theo
kế hoạch.Ngoài ra, không ghi nhận trường hợp
nào bị gây bỏng hoặc bị đe dọa bằng dao/súng.
Trong số những người bị bạo hành tình dục
thuộc nhóm thai kì ngoài ý muốn có tới 9,8%
trường hợp bị cưỡng dâm bởi chính bạn tình của
mình (3 trường hợp vị thành niên (60%) – 2
trường hợp trưởng thành (40%), tất cả đều chưa
kết hôn), con số này cao gấp 3 lần so với nhóm
chứng (3,33%).
Liên quan giữa các loại bạo hành với thai
ngoài ý muốn
Bảng 3: Mối liên quan giữa các loại bạo hành với thai
ngoài ý muốn.
Loại bạo
hành
Nhóm
bệnh
N=135 (%)
Nhóm
chứng
N=270 (%)
OR KTC 95% P*
Bạo hành thể chất
Không 93(68,89) 226(83,70) 1
Có 42(31,11) 44(16,30) 2,32 1,425 – 3,775 0,001
Vừa 7(16,67) 14(31,82) 1,21 0,475 – 3,107 0,684
Nặng 35(83,33) 30(68,18) 2,84 1,645 – 4,885 0,000
Bạo hành tinh thần
Không 70(51,85) 214(79, 26) 1
Có 65(48,15) 56(20,74) 3,55 2,267 – 5,553 0,000
Bạo hành tình dục
Không 84(62,22) 240(88,89) 1
Có 51(37,78) 30(11,11) 4,86 2,902 – 8,128 0,000
Bạo hành
Không 46(34,07) 193(71,48) 1
Có 89(65,93) 77(28,52) 4,85 3,113 – 7,554 0,000
1 nhóm 37(41,57) 32(41,56) 4,85 2,737 – 8,596 0,000
2 nhóm 35(39,33) 37(48,05) 3,97 2,260 – 6,969 0,000
3 nhóm 17(19,10) 8(10,39) 8,92 3,626 – 21,924 0,000
(*): Hồi quy đơn biến.
Phân tích đơn biến cho thấy phụ nữ bị bạo
hành về thể chất có nguy cơ mang thai ngoài ý
muốn cao gấp 2,32 lần và nếu họ bị bạo hành ở
mức độ nặng có nguy cơ mang thai ngoài ý
muốn cao gấp 2,84 lần so với người không bị
bạo hành (P <0,05). Lý giải chính cho việc bạo
hành thể chất trước thai kì dẫn đến nguy cơ
thai ngoài ý muốn tập trung chủ yếu vào vấn
đề người phụ nữ vì sợ phải đối mặt với bạo
hành nên hạn chế khả năng thương lượng với
bạn tình/chồng về việc lựa chọn và sử dụng
các biện pháp tránh thai một cách hiệu quả.
Theo nghiên cứu tiến hành tại Ấn Độ(4) và
Ghana(1) cho thấy người phụ nữ ít có quyền
quyết định về khả năng sinh sản của mình và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 99
lo sợ phải đối mặt với bạo hành thể chất khiến
họ không ngừa thai và bị thai ngoài ý muốn.
Phụ nữ bị bạo hành về tinh thần bởi bạn
tình/chồng thì nguy cơ cô ta có thai ngoài ý
muốn cao gấp 3,55 lần so với những phụ nữ
khác (P <0,05). Cơ chế giải thích mối liên quan
giữa bạo hành tinh thần với thai ngoài ý muốn
cho đến nay vẫn chưa rõ. Một số nghiên cứu đã
chỉ ra rằng thai ngoài ý muốn là kết quả của việc
không ngừa thai hoặc ngừa thai thất bại, hiếm
hơn, đó là hậu quả của sự cưỡng bức tình dục(5).
Vì thế, những phụ nữ bị kiểm soát hành vi hoặc
bị bạo hành tinh thần bởi người bạn tình/chồng
có thể bị giảm cơ hội sử dụng biện pháp ngừa
thai từ đó dẫn đến thai ngoài ý muốn.
Bạo hành về tình dục làm tăng nguy cơ
mang thai ngoài ý muốn cao gấp 4,86 (P <0,05).
Kết quả phù hợp với Cripe SM & cs cũng như
Pallitto & O’Campo(9). Theo các nghiên cứu trên,
nguy cơ bị thai ngoài ý muốn cao hơn ở những
phụ nữ từng có kinh nghiệm về bạo hành tình
dục. Tương tự, một cuộc khảo sát trên diện rộng
tại Uttar Pradesh (Ấn Độ) đã chứng minh rằng
chính bạo hành tình dục là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến thai ngoài ý muốn: những người
đàn ông thừa nhận có dùng vũ lực buộc vợ quan
hệ tình dục có nguy cơ gây ra thai ngoài ý muốn
cao gấp 2,6 lần những người khác(6).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quy ước
tất cả những trường hợp phá thai đều là thai
ngoài ý muốn và chỉ quan tâm đến tình trạng
bạo hành xảy ra trong vòng 12 tháng trước khi
quá trình mang thai xảy ra. Với tiêu chí như
trên, kết quả phân tích cho thấy so với nhóm
không bị bạo hành, những đối tượng bị bạo
hành về mặt tinh thần, thể chất hoặc tình dục
có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn cao gấp
4,85 lần (P <0,05). Kết quả của chúng tôi còn
cho thấy tỷ lệ phụ nữ phải chịu cả 3 loại bạo
hành ở nhóm thai ngoài ý muốn cao hơn nhóm
chứng (19,10% so với 10,39%). Và nếu người
phụ nữ phải chịu cả 3 loại bạo hành thì họ có
nguy cơ bị thai ngoài ý muốn cao gấp 8,92 lần
so với nhóm không bị bạo hành (KTC 95% =
3,625 – 21,924; P <0,05). Điều đó khẳng định
rằng phụ nữ càng chịu nhiều loại bạo hành
cùng một lúc càng có nguy cơ mang thai ngoài
ý muốn. Điều này phù hợp với báo cáo của
Cripe SM và cs., so với những phụ nữ không
bị bạo hành thì tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn ở
những phụ nữ từng là nạn nhân của bạo hành
thể xác hoặc tình dục cao gấp 1,63 lần và 3,31
lần nếu bị bạo hành cả về thể xác lẫn tình dục.
Từ đó chúng tôi nhận thấy rằng, phụ nữ
càng bị nhiều loại bạo hành cùng một lúc và
mức độ càng nặng thì nguy cơ mang thai ngoài
ý muốn càng cao.
Liên quan giữa các loại bạo hành và các
yếu tố dịch tễ, xã hội với thai ngoài ý muốn
Bảng 4: Phân tích hồi quy đa biến.
Yếu tố OR* KTC 95% P*
Tỉnh 1
Ngoại thành 2,38 0,483 – 11,819 0,286 Cư trú
Nội thành 10,49 4,513 – 24,394 0,000
Tuổi 0,93 0,779 – 1,117 0,451
Cấp 1 + cấp 2 1
Cấp 3 2,29 0,980 – 5,345 0,055Trình độhọc vấn
Trên cấp 3 3,16 0,991 – 10,017 0,052
Nội trợ 1
Công nhân 5,72 1,922 – 17,045 0,002
HS – SV 0,76 0,098 – 5,886 0,793
BB – DV 2,08 0,695 – 6,265 0,189
Nghề
nghiệp
CNV 3,89 1,007 – 15,061 0,049
Đủ sống 1
Khá giả 1,80 0,142 – 22,728 0,650 Kinh tế
Khó khăn 5,21 1,936 – 14,051 0,001
Ngừa thai hiện
đại 1
Ngừa thai truyền
thống 1,12 0,230 – 5,491 0,885
Ngừa
thai
Không ngừa thai 0,82 0,397 – 1,686 0,588
Kết hôn 1 Tình
trạng
hôn
nhân
Chưa kết hôn 51,93 15,451 – 174,543 0,000
Không 1 Bạo
hành
tinh thần Có 2,93 1,258 – 6,844 0,013
Không 1 Bạo
hành thể
chất Có 0,76 0,296 – 1,935 0,561
Không 1 Bạo
hành
tình dục Có 2,52 1,048 – 6,055 0,039
(*): Hồi quy đa biến.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 100
Sống ở nội thành làm tăng nguy cơ mang
thai ngoài ý muốn cao gấp 10,49 lần so với sống
ở tỉnh với P <0,05; tương tự nghiên cứu tại Ấn
Độ(8), Ethiopia(10). Theo xu hướng mới, việc quan
hệ trước hôn nhân ngày càng phổ biến, đặc biệt
trong giới trẻ tại các thành phố lớn do ảnh
hưởng lối sống phương Tây, tuổi quan hệ tình
dục lần đầu của người Việt Nam có khuynh
hướng giảm nhưng lại thiếu kiến thức về các
biện pháp ngừa thai hoặc ngừa thai không hiệu
quả(7) dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn.
Nghề nghiệp công nhân làm tăng nguy cơ
thai ngoài ý muốn cao gấp 5,72 lần và CNV
làm tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn cao gấp
3,89 lần với P <0,05. Đa phần các nữ công nhân
có nguồn gốc từ các tỉnh tập trung về Tp.HCM
sinh sống và làm việc. Tình trạng xa nhà, thiếu
thốn tình cảm khiến họ dễ quan hệ trước hôn
nhân, cộng thêm sự thiếu hiểu biết về cách
tránh thai nên hậu quả mang thai ngoài ý
muốn là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, mang
thai đồng nghĩa với nghỉ việc, càng làm tăng
sự khó khăn về tình trạng kinh tế. Chính
những điều trên đã thúc đẩy họ tìm đến các
dịch vụ phá thai, một vấn đề nóng bỏng mà
gần đây các bài báo đã đề cập đến.
Kinh tế khó khăn làm tăng thai ngoài ý
muốn gấp 5,21 lần với p <0,05. Tương tự nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thùy Linh cho thấy đa số
phụ nữ nêu ra lý do phá thai là không đủ điều
kiện kinh tế để sinh con, không đủ điều kiện
đảm bảo nhu cầu nuôi con. Ngoài ra đa phần
các gia đình nghèo thường đi đôi với không có
công việc làm ổn định, trình độ văn hóa thấp
nên ít hiểu biết và không tiếp cận được các biện
pháp tránh thai. Vì vậy họ dễ có thai ngoài ý
muốn và đi đến quyết định phá thai.
Phụ nữ chưa lập gia đình có nguy cơ bị thai
ngoài ý muốn cao gấp 51,93 lần so với nhóm đã
kết hôn với P <0,05. Quan hệ trước hôn nhân và
có thai là điều đa phần không được chấp nhận
về mặt xã hội do vậy tỷ lệ phụ nữ chưa kết hôn
cho rằng việc mang thai của mình là ngoài ý
muốn cao hơn so với người đã lập gia đình(3).
Kết cuộc của những thai kì này thường được
chấm dứt bằng cách phá thai.
Qua phân tích đa biến, không còn tìm thấy
mối liên quan giữa bạo hành thể chất với thai
ngoài ý muốn, điều này chứng tỏ thế mạnh
của hồi quy đa biến trong việc xác định mối
liên quan giữa các yếu tố. Bạo hành tình dục
và bạo hành tinh thần vẫn cùng khuynh
hướng liên quan với thai ngoài ý muốn mặc
dù OR hiệu chỉnh giảm hơn 10% so với đơn
biến ở cả 2 nhóm.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 405 trường hợp, trong đó
135 trường hợp mang thai ngoài ý muốn và 270
trường hợp có thai theo kế hoạch, chúng tôi rút
ra một số kết luận như sau:
So với những phụ nữ không bị bạn
tình/chồng bạo hành thì nguy cơ mang thai
ngoài ý muốn ở người bị: Bạo hành gia đình cao
gấp 4,85 lần; KTC 95% = 3,113 – 7,554. Bạo hành
tinh thần cao gấp 2,93 lần; KTC 95% = 1,258 –
6,844. Bạo hành tình dục cao gấp 2,52 lần; KTC
95% = 1,048 – 6,055. Bạo hành đồng thời 3 nhóm
cao gấp 8,92 lần; KTC 95% = 3,626 – 21,924.
Liên quan với các yếu tố nhân dịch tễ – xã
hội, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn ở những
phụ nữ sống ở nội thành Tp.HCM, có nghề
nghiệp công nhân hoặc CNV, kinh tế khó khăn,
chưa kết hôn cũng làm tăng nguy cơ mang thai
ngoài ý muốn.
KIẾN NGHỊ
Hướng nghiên cứu trong tương lai: cần có
những nghiên cứu định tính nhằm xác định yếu
tố nguy cơ của các loại bạo hành.
Phổ biến rộng rãi trong trường học và xã hội
về: “Luật phòng chống bạo lực gia đình”.
Mở rộng các chương trình giáo dục sức khỏe
sinh sản, cung cấp kiến thức về các biện pháp
ngừa thai cho đối tượng công nhân cũng như
các biến chứng của nạo phá thai.
Tầm soát nhằm phát hiện các trường hợp bị
bạo hành thể chất, tinh thần hoặc tình dục ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 101
những phụ nữ đến phá thai từ đó cung cấp các
địa chỉ tư vấn và hỗ trợ để họ có nơi chia sẻ và
bảo vệ quyền lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bawah AA, Patricia A, Simmons R, Phillips JF (1999).
“Women's fears and men's anxieties: The impact of family
planning on gender relations in northern Ghana”. Studies in
Family Planning, 30(1), pp. 54 – 66.
2 Campbell JC, Pugh LC, Campbell D & Visscher M (1995). “The
influence of abuse on pregnancy intention”. Women’s Health,
Issues 5, pp. 214–224.
3 Eggleston E (1999). “Determinants of unintended pregnancy
among women in Ecuador”. International Family Planning
Perspectives, 25(1), pp. 27 – 33.
4 Khan ME, Townsend JW, Sinha R & Lakhanpal S (1996).
Sexual violence within marriage. In: Seminar. New Delhi,
Population Council, pp. 32 – 35.
5 Klima CS (1998). “Unintended pregnancy. Consequences and
solutions for a worldwide problem”. J Nurse Midwifery, 43(6),
pp. 483 – 491.
6 Martin SL, Tsui AO, Maitra K & Marinshaw R (1999).
“Domestic violence in northern India”. American Journal of
Epidemiology, 150(4), pp. 417 – 426.
7 Nguyễn Thị Thùy Linh, Lê Hồng Cẩm (2009). “Các yếu tố
nguy cơ phá thai ở phụ nữ chưa có con tại bệnh viện đa khoa
Long An”. Y Học TP.Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 51 – 55.
8 Pallikadavath S and Stones RW (2006). “Maternal and Social
Factors Associated with Abortion in India: A Population-Based
Study”. International Family Planning Perspectives, 32(3), pp.
120 – 125.
9 Pallitto CC and O’Campo (2004). “The Relationship between
Intimate Partner Violence and Unintended Pregnancy:
Analysis of a National Sample from Colombia”. International
Family Planning Perspectives, 30(4), pp. 165 – 173.
10 Senbeto E, Alene G, Abesno N, Yeneneh H (2005). “Prevalence
and associated risk factors of Induced Abortion in northwest
Ethiopia”. Ethiop.J.Health Dev., 19(1), pp. 37 – 44.
11 UNFPA (2007). Nghiên cứu rà soát các chương trình phòng
chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam, tr. 1 – 75.
12 Vung N, Ostergren et al. (2008). "Intimate partner violence
against women in rural Vietnam - different socio-demographic
factors are associated with different forms of violence: Need
for new intervention guidelines?". BMC Public Health, 8(1),
pp. 55 – 57.
13 World Health Organization (1997). Violence Against Women:
A Priority Health Issue. World Health Organization, WHO
document WHO/ FRH/WHD/97.6, Geneva.
14 World Health Organization (2000). Multicountry study on
women's health and life experiences questionnaire (version 9).
Geneva: World Health Organization.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_bao_hanh_ve_the_chat_tinh_than_va_tinh_du.pdf