Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ giúp các bà
mẹ tăng thực hành bú mẹ hoàn toàn; các đặc tính
của bà mẹ: nghề nghiệp, trình độ, và đặc điểm
sống cùng người lớn tuổi có liên quan với thực
hành bú mẹ hoàn toàn.
Để cải thiện tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu nên tăng cường kỷ năng và nâng cao
chất lượng tuyên truyền viên, thiết lập đường
dây nóng để giúp các bà mẹ giải quyết các vấn đề
gặp phải khi chăm sóc bé đặc biệt khi nuôi con
bằng sữa mẹ.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ với bú mẹ hoàn toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 217
MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
VỚI BÚ MẸ HOÀN TOÀN
Trần Nguyễn Thị Anh Đào*, Huỳnh thị Duy Hương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mặc dù rất nhiều nổ lực tích cực trong tuyên truyền và phổ biến nhưng tỷ lệ trẻ được nuôi
hoàn toàn bằng sữa mẹ rất thấp chỉ đạt 17% trong 6 tháng đầu đời.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau sinh với tình hình bú mẹ
hoàn toàn ở thời điểm một tháng sau sinh.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu tiến hành tại bệnh viện Hùng vương –TPHCM từ tháng 1-
5/2010. Sản phụ sau sinh thỏa tiêu chuẩn chọn mẩu phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẳn về những đặc điểm bản
thân và kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ ngay trước xuất viện. Mức độ kiến thức được đánh giá dựa vào số
lượng câu trả lời đúng. Những trường hợp này được theo dỏi đến 1 tháng sau sinh và được phỏng vấn tình hình
cho con bú mẹ ở thời điểm tái khám 1 tháng sau sinh. Các yếu tố liên quan đến tình hình bú mẹ 1 tháng sau sinh
được xác định bằng phân tích hồi qui đa biến với mức có ý nghĩa p<0,05.
Kết quả: Chỉ có 136 sản phụ sau sinh (51,6%) có kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ trong số 265 bà mẹ được
phỏng vấn ngay trước xuất viện. Trong số 258 trường hợp tái khám 1 tháng sau sinh, sau khi khống chế các yếu
tố gây nhiểu, những yếu tố có liên quan đến tình hình cho con bú mẹ hoàn toàn sau sinh 1 tháng bao gồm: kiến
thức đúng về cho con bú mẹ(aOR 2,23(1,2-4,0)), trình độ văn hóa từ lớp 6-12(aOR 3,46 (1,07-11,22)), có sống
với người lớn tuổi( aOR 3,22(1,81-5,74)) và làm nghề tự do(aOR 0,25(0,12-0,53)).
Kết luận: Kiến thức đúng nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn. Cần nghiên cứu thêm về
hiệu quả của những chương trình can thiệp nhằm tăng kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ trong các bệnh
viện sản.
Từ khóa: kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, bú mẹ hoàn toàn
ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN KNOWLEDGE OF BREASTFEEDING AND EXCLUSIVE
BREASTFEEDING
Tran Nguyen Thi Anh Dao,, Huynh Thi Duy Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 217 - 221
Background: Regardless of enormous efforts, only 17% of Vietnamese newborns are exclusively breastfed
during the first six month, respectively.
Objective: To determine the relation between correct knowledge of breastfeeding before hospital discharge
and practice of exclusive breastfeeding at one month postpartum.
Method: A prospective cohort study was carried out at Hung Vương hospital, a tertiary-level ObGyn
Hospital of Ho Chi Minh City from January to may 2010. Eligible subjects were interviewed by a pre-printed
questionaire before hospital discharge to collect data on demographies and knowledge of breastfeeding. Knowledge
level was dichotomized using number of correct answer on breastfeeding. A cohort was followed up until a month
postpartum and then interviewed on practice of breastfeeding. Multiple logistic regression was use to identify the
* Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS. BSCKII Huỳnh thị Duy Hương, ĐT: 0903759882 Email: masterduyhuong@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 218
independent predictors of postpartum breastfeeding with significant level of 0.05.
Results: Only 136 women (51.6%) had correct knowledge of breastfeeding among 265 postpartum women
enrolled in study. Among 258 women visiting for a scheduled check-up at 1 month postpartum, the predictors,
independently associated with practice of exclusive breastfeeding, were correct knowledge of breastfeeding before
hospital discharge (aOR 2.23(1.2-4.0)), educational level from 6th to 12th grade(aOR 3.46 (1.07-11.22)), living
with a senior(aOR 3.22 (1.81-5.74)) and having no-specific occupation(aOR 0.25 (0.12-0.53)).
Conclusion: Correct knowledge of breastfeeding before hospital discharge is positively associated with
practice of exclusive breasfeeding at one month postpartum. Further study on interventions to improve
knowledge of breastfeeding in maternity setting is warranted.
Key words: Knowledge of breastfeeding, exclusive breastfeeding
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu y học đã chứng minh việc nuôi con
bằng sữa mẹ là cung cấp cho trẻ nguồn dinh
dưỡng quí giá nhất(3,12). Thời gian qua, ngành y tế
nước ta đã có nhiều chỉ đạo tích cực đối với các
bệnh viện và mạng lưới y tế quận huyện nhằm
đẩy mạnh chương trình nuôi con bằng sữa mẹ,
tuy nhiên tình hình nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn vẫn còn thấp. Trong tháng 8/2009 theo báo
cáo của Vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tỷ lệ trẻ
được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng
đầu sau sinh tại Việt Nam chỉ đạt 17%, và chỉ tiêu
trong năm 2010 tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu này phải đạt là 50%. Bệnh viện Hùng
Vương là bệnh viện Bạn Hữu Trẻ Em, đã thực
hiện chương trình nuôi con bằng sữa mẹ trong
nhiều năm, hiện nay từ thực tế chung để cải thiện
và nâng cao chất lượng chương trình nuôi con
bằng sữa mẹ chúng tôi tiến hành nghiên cứu liên
quan giữa kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ với
việc bú mẹ hoàn toàn tại bệnh viện Hùng Vương
từ tháng 1/2010 đến 5/2010.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu.
Đối tượng nghiên cứu
- Các sản phụ sinh trẻ tại bệnh viện Hùng
Vương từ tháng 1/2010 thỏa tiêu chuẩn chọn
mẫu.
- Trẻ có cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gr, không
nhập khoa sơ sinh.
- Trẻ không có dị tật sứt môi, chẻ vòm.
- Mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Mẹ sau sinh có bệnh lý cần can thiệp(băng
huyết sau sinh, tiền sản giật nặng).
- Mẹ có bệnh lý chống chỉ định cho con bú
mẹ.
- 265 bà mẹ chọn ngẩu nhiên tại phòng sinh,
sau sinh 36-48G được đánh giá bằng bộ câu hỏi
soạn sẵn về đặc điểm dân số -xã hội và kiến thức
về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ; tiêu chuẩn
đánh giá kiến thức dựa vào câu trả lời đúng trên
tổng số câu về kiến thức và thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ.
- Biến số nghiên cứu là tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn
lúc 1 tháng, biến số nền kiến thức nuôi con bằng
sữa mẹ và biến số ảnh hưởng đặc điểm dân số -
xã hội của bà mẹ. Dữ liệu được nhập và xử lý
bằng phần mềm SPSS 11.5.
KẾT QUẢ
Cỡ mẫu ban đầu 265 bà mẹ phù hợp với công
thức tính, tuy nhiên trong quá trình theo dõi có 7
bà mẹ không tiếp tục tham gia chiếm 2,7%; còn
lại 136 bà mẹ có kiến thức và 122 bà mẹ không
kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ.
Đặc điểm chung
Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Kiến thức đúng về thực hành của nhóm bà
mẹ có kiến thức cao hơn có ý nghĩa so với các bà
mẹ không kiến thức.
- Không nên vắt sữa non vì sữa non tốt cho
trẻ (91,2% và 55,4%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 219
- Sau sinh bắt đầu cho trẻ bú mẹ khi mẹ căng
sữa (72,1% và 35,5%).
- Cho bú hết 1 bên vú mới đổi bên dể làm mẹ
mất sữa (78,7% và 46,3%).
- Không nên cho trẻ bú mẹ ban đêm (89,7%
và 64,5%).
- Cho trẻ bú sữa bột vài ngày đợi mẹ lên sữa
(69,9% và 53,7%).
- Khi trẻ bú không hết nên vắt sữa dư (48,5%
và 24,8%).
- Khi mẹ có thai nên ngừng cho trẻ bú (44,2%
và 24,2%).
- Trẻ bú nhiều mẹ không đủ sữa (81,6% và
39,7%).
Bảng1:. Đặc điểm dân số xã hội của bà mẹ
Đặc tính Nhóm KT (+) (%) Nhóm KT (-) (%)
<20 5,7 3,7
20-30 64 65,6 Tuổi
≥30 30,3 30,7
Tự do 27,2 38,5
Công nhân viên 66 34 Nghề nghiệp
Nội trợ 6,8 27,5
Dưới lớp 6 3,6 14,8
Từ lớp 6-12 57,4 69,7 Trình độ
Trên lớp 12 39 15,5
1 con 67,4 53,2
Số con
≥2 con 32,6 46,8
Ngã âm đạo 39 54,9 Cách
sinh Mô 61 45,1
Có 60,3 50 Sống
cùng
người
lớn tuổi Không 39,7 50
Về tuổi: 2 nhóm đểu có tuổi tập trung 20-30,
đây là tuổi phù hợp cho việc sinh và nuôi con
bằng sữa mẹ; Về nghề nghiệp, nhóm bà mẹ có
kiến thức chủ yếu là công nhân viên chức 66%,
nhóm bà mẹ không kiến thức có phân bố giữa các
nghề gần bằng nhau; Về trình độ: bà mẹ 2 nhóm
có trình độ từ lớp 6 -12 chiếm chủ yếu; Về số con:
nhóm bà mẹ có kiến thức, bà mẹ có 1 con chiếm
tỷ lệ cao 67,4%; Đặc điểm có sống cùng người lớn
tuổi, ở nhóm bà mẹ có kiến thức tỷ lệ bà mẹ có
sống cùng người lớn tuổi chiếm cao 60,3%.
Tại thời điểm 1 tháng, những thông tin thu
được của 258 bà mẹ khi tái khám lúc 1 tháng hoặc
qua điện thoại có 55,1% bà mẹ nhóm có kiến thức
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cao hơn có ý
nghĩa so với 34,4% bà mẹ nhóm không kiến
thức(p<0,01).
Bảng 2: Bú mẹ hoàn toàn theo kiến thức nuôi con
bằng sữa mẹ
BMHT(+), n(%) BMHT(-), n(%)
KT(+) 75(55,1) 61(44,9)
KT(-) 42(34,4) 80(65,6)
χ2, p 11,243; <0,01
Sau khi phân tích, ghi nhận tỷ lệ bú mẹ hoàn
toàn theo nghề nghiệp(p<0,05), trình độ(p<0,05),
và đặc điểm sống cùng người lớn tuổi(p<0,01)
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3: Bú mẹ hoàn toàn theo đặc điểm dân số xã hội
của mẹ
Đặc điểm dân số xã hội
BMHT (+)
n(%)
BMHT (-)
n(%)
χ2(p)
Tự do 26(31) 58(69)
Công nhân viên 44(46,8) 50(53,2) Nghề nghiệp
Nội trợ 47(58,8) 33(41,3)
13,114
(<0,05)
Dưới lớp 6 5(21,7) 18(78,3)
Từ lớp 6-12 77(47,2) 86(52,8) Trình độ
Trên 12 35(48,6) 37(51,4)
6,117
(<0,05)
Không 36(31,3) 79(68,7) Sống cùng
người lớn
tuổi Có 81(56,6) 62(43,4)
16,772
(<0,01)
- Khi dùng hồi qui đa biến phân tích liên
quan giữa kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ có
khống chế tác động của các yếu tố đặc điểm
dân số xã hội của bà mẹ, ghi nhận bà mẹ có
kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ có thực hành
bú mẹ hoàn toàn lúc 1 tháng tăng so với bà mẹ
không kiến thức.
- Bà mẹ nghề tự do có thực hành bú mẹ hoàn
toàn thấp hơn so với bà mẹ nội trợ có ý nghĩa
thống kê.
- Bà mẹ trình độ từ lớp 6-12 có thực hành bú
mẹ hoàn toàn tăng so với bà mẹ dưới lớp 6, tuy
nhiên các bà mẹ trình độ trên 12 không ghi nhận
tăng thực hành bú mẹ hoàn toàn hơn.
- Các bà mẹ có sống cùng người lớn tuổi có
thực hành bú mẹ hoàn toàn tăng có ý nghĩa
thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 220
Bảng 4: Liên quan giữa kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, đặc điểm dân số, xã hội với bú mẹ hoàn toàn
OR thô, 95% khoảng tin cậy p
OR hiệu chỉnh, 95%
khoảng tin cậy p
KT NCBSM(+) 2,34 (1,42-3,87) <0,01 2,23 (1,2-4,0) < 0,05
tự do 0,31 (1,66-0,6) <0,01 0,25 (0,123-0,53) < 0,01 Nghề
nghiệp Công nhân viên chức 0,61 (0,34-1,12) 0,117 0,45 (0,173-1,16) 0,1
Từ lớp 6-12 3.22 (1,14-9,09) <0,05 3,46 (1,07-11,22) < 0,05
Trình độ
Trên 12 3,41 (1,14-10,16) <0,05 2,48 (0,54-11,29) 0,239
Có sống cùng người lớn tuổi 2,87 (1,71-4,79) <0,01 3,22 (1,81-5,74) < 0,01
BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu ghi nhận hiện nay đa
số các bà mẹ hiểu đúng về lợi ích của sữa mẹ và
trong quá trình nghiên cứu được biết những kiến
thức lợi ích mà các bà mẹ nhận được chủ yếu từ
phương tiện truyền thông: quảng cáo trên tivi,
đài phát thanh. Tuy nhiên về thực hành đúng
nuôi con bằng sữa mẹ thì vẫn còn thấp, sự khác
biệt kiến thức đúng giữa hai nhóm trong nghiên
cứu chủ yếu ở phần kiến thức thực hành kết quả
này tương tự với kết quả của Huỳnh Thị Hiếu(221)
và Nguyễn thị Thanh Thủy(11). Trong thực tế kiến
thức thực hành thường được phổ biến đến các bà
mẹ trực tiếp từ nhân viên y tế, qua sách
báo(221,07,8,11) như vậy theo kết quả nghiên cứu của
chúng tôi có thể việc tuyên truyền từ nhân viên y
tế chưa thật sự hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ được vai trò
của kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ với việc bú
mẹ hoàn toàn, các bà mẹ có kiến thức nuôi con
bằng sữa mẹ có tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn cao hơn
các bà mẹ không có kiến thức, việc tăng bú mẹ
hoàn toàn ở nhóm bà mẹ có kiến thức có thể nhờ
nhóm này kiến thức thực hành đúng cao hơn.
Trong nghiên cứu của Jose Labarere, Nathalie
thực hiện tại Pháp 2001-2002 thì cũng cho thấy có
liên quan giữa kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
với việc bú mẹ hoàn toàn tuy nhiên tỷ lệ bú mẹ
hoàn toàn của họ cao hơn nghiên cứu của chúng
tôi có thể do nghiên cứu này thực hiện tại quốc
gia có mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe
tốt. Các đặc tính của bà mẹ cũng có ảnh hưởng
trên việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, các bà
mẹ nghề tự do thực hành bú mẹ hoàn toàn thấp
hơn so với các bà mẹ nội trợ điều này có thể do
bà mẹ nội trợ có nhiều thời gian ở gần con hơn;
các bà mẹ trình độ từ lớp 6 trở lên có thực hành
bú mẹ cao hơn, rõ ràng trình độ là cơ sở thuận lợi
giúp cho các bà mẹ tiếp nhận kiến thức nuôi con
bằng sữa mẹ tốt(2,6); Các bà mẹ có sống cùng
người lớn tuổi thì thực hành bú mẹ hoàn toàn
tăng, từ xưa đến nay thì các bậc Ông Bà là những
người cung cấp cho các bà mẹ rất nhiều kinh
nghiệm trong việc chăm sóc bé, nuôi dạy con trẻ
qua kết quả nghiên cứu này chúng ta còn thấy
vai trò của các bậc Ông bà trong gia đình là hỗ trợ
giúp bà mẹ duy trì tốt hơn việc nuôi con bằng sữa
mẹ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ giúp các bà
mẹ tăng thực hành bú mẹ hoàn toàn; các đặc tính
của bà mẹ: nghề nghiệp, trình độ, và đặc điểm
sống cùng người lớn tuổi có liên quan với thực
hành bú mẹ hoàn toàn.
Để cải thiện tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu nên tăng cường kỷ năng và nâng cao
chất lượng tuyên truyền viên, thiết lập đường
dây nóng để giúp các bà mẹ giải quyết các vấn đề
gặp phải khi chăm sóc bé đặc biệt khi nuôi con
bằng sữa mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abolyan LV. (2006), "The breastfeeding support and
promotion in Baby-Friendly Maternity Hospitals and Not-as-
Yet Baby-Friendly Hospitals in Russia", Breastfeed Med, 1(2),
pp. 71-78.
2. Ahluwalia IB., Morrow B and Hsia J (2005), "Why Do Women
Stop Breastfeeding? Findings From the Pregnancy Risk
Assessment and Monitoring System", Pediatrics, 116(6), pp.
1408-1412.
3. Bộ Y tế WHO, UNICEF (2003), "khóa học về tham vấn nuôi con
bằng sữa mẹ", hà nội, pp. tr1-15, 70-92, 129-131
4. Bonuck KA., Trombley M, Freeman K, et al. (2005),
"Randomized, Controlled Trial of a Prenatal and Postnatal
Lactation Consultant Intervention on Duration and Intensity of
Breastfeeding up to 12 Months", Pediatrics, 116(6), pp. 1413-
1426.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 221
5. Braun ML, Giugliani ER, Soares ME, et al. (2003), "Evaluation
of the impact of the baby-friendly hospital initiative on rates of
breastfeeding", Am J Public Health, 93(8), pp. 1277-1279.
6. DiGirolamo AM., Grummer-Strawn LM and Fein SB (2008),
"Effect of Maternity-Care Practices on Breastfeeding",
Pediatrics, 122 (Supplement_2), pp. S43-49.
7. Dương công Minh (2000), Đánh giá kiến thức - thái độ - thực
hành của phụ nữ đang nuôi con < 24 tháng tuổi về việc nuôi
con bằng sữa mẹ tại quận 8 Tp.hồ chí minh, luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Nhi khoa, Đại học Y dược Tp.Hồ chí minh, Hồ chí
minh
8. Hà văn Tuấn (2005), "Kiến thức - thái độ - hành vi nuôi con
bằng sữa mẹ của các bà mẹ đến sinh tại bệnh viện Đa khoa
Đăk lăk". Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sãn phụ khoa, Đại học Y
Dược, Tp Hồ Chí Minh.
9. Huỳnh thị Hiếu (2003), “Kiến thức-thái độ-thực hành của bà
mẹ sau sinh về việc nuôi con bằng sữa mẹ”, luận văn thạc sỹ
chuyên ngành sãn phụ khoa, Đại học Y dược Tp. Hồ chí minh.
10. Labarere J, Gelbert-Baudino N, Ayral AS, et al. (2005), "Efficacy
of Breastfeeding Support Provided by Trained Clinicians
During an Early, Routine, Preventive Visit: A Prospective,
Randomized, Open Trial of 226 Mother-Infant Pairs",
Pediatrics, 115(2), pp. e139-146.
11. Nguyễn thị thanh Thủy (2002), “Kiến thức - thái độ - thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ của các thai phụ đến khám thai tại bệnh
viện Từ Dũ” luận văn thạc sỹ chuyên ngành sãn phụ khoa, Đại học
Y dược Tp.Hồ chí minh.
12. Trần Thị Thanh Tâm (2007), "Nuôi con bằng sữa mẹ", bài giảng
nhi khoa Đại học Y Dược, Tp Hồ Chí Minh tập 1, pp. 96-108.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_kien_thuc_nuoi_con_bang_sua_me_voi_bu_me.pdf