Tại Việt nam, theo Phạm thị Thu Thủy(11),
nghiên cứu trên 7234 bệnh nhân bị viêm gan virút
viêm gan siêu vi B, C, xơ gan cho thấy tỷ lệ Đái tháo
đường ở siêu vi C là 11,5% trong khi siêu vi B
5,18%. Tuổi càng lớn thì tỷ lệ Đái tháo đường càng
cao. Theo tác giả này, có mối liên quan mạnh mẽ
giữa nhiễm HCV và Đái tháo đường: nhiễm HCV
làm tăng thêm nguy cơ Đái tháo đường.
Đây là một nghiên cứu mô tả từ đó hình
thành một giả thiết về mối liên quan giữa nhiễm
virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường nhưng
không phân định rõ ràng là Đái tháo đường típ 1
hay típ 2? Ở nghiên cứu của chúng tôi, từ giả
thuyết ban đầu của Phạm Thị Thu Thủy, chúng
tôi đã thiết kế một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu
với phương pháp phân tích hồi quy Logistic đa
biến và đơn biến đối với những yếu tố khác nhau
có ảnh hưởng trong sự gây ra bệnh Đái tháo
đường típ 2 , nhằm xác định có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa nhiễm virút viêm gan C và
Đái tháo đường típ 2 (RR= 3,9 95% CI = 2,16 -
7,33), đồng thời đi đến kết luận trong nhóm
nhiễm virút viêm gan C, yếu tố nhiễm virút viêm
gan C [RR = 5,86 (95% CI = 2,79 -12,28)] là yếu tố
nguy cơ có mối liên quan mạnh nhất so với
những yếu tố nguy cơ quan trọng khác trong việc
gây ra bệnh Đái tháo đường típ 2 như tuổi tác
trên 45, tình trạng quá cân và phụ nữ có tiền sử
sinh con trên 4Kg.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa nhiễm virút viêm gan C và bệnh đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
81
MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM VIRÚT VIÊM GAN C
VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2
Lê Nguyễn Thùy Khanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm mối liên quan giữa nhiễm virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường típ 2.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Chọn hai nhóm người từ 30t trở lên, gồm nhóm
chứng 376 người không nhiễm virút viêm gan C và nhóm bệnh 214 người nhiễm virút viêm gan C, chúng tôi hồi cứu hồ
sơ bệnh án của bệnh nhân đã đến khám tại phòng khám Tổng quát và phòng khám Viêm gan BV Đại học Y Dược từ năm
2000 đến thời điểm nghiên cứu tháng 4 năm 2007 . Chúng tôi ghi nhận đường huyết của 590 người ở hai nhóm, sau đó
tính tỷ lệ bệnh Đái tháo đường típ 2 ở mỗi nhóm. Tính RR và 95% CI. Dùng phương pháp hồi quy Logistic đa biến và đơn
biến để phân tích mối tương quan và sức mạnh kết hợp của các yếu tố nguy cơ với bệnh Đái tháo đường típ 2.
Kết quả: Tỷ lệ Đái tháo đường típ 2 ở mỗi nhóm: Nhóm chứng: 4,5%, Nhóm bệnh: 15,9%, Vậy RR = 3,9 (95% CI =
2,16 - 7,33). Dùng phương pháp phân tích Logistic Regression đa biến và đơn biến ta thấy: Mối liên quan giữa nhiễm
virút viêm gan C và Đái tháo đường típ 2: RR=5,86 (95% CI= 2,79-12,28). Mối liên quan giữa tuổi và bệnh Đái tháo
đường típ 2: RR=7,23 (95% CI=2,16-24,16). Mối liên quan giữa BMI (tình trạng quá cân) và bệnh Đái tháo đường típ 2:
RR=4,03 (95% CI=1,64 - 9,86). Mối liên quan giữa phụ nữ có tiền sử sinh con ≥ 4Kg và bệnh Đái tháo đường típ 2:
RR=3,18 (95% CI=1,02-9,9). Mối liên quan giữa tuổi và nhiễm virút viêm gan C: RR=1,32 (95% CI= 0,92-1,9). Mối liên
quan giữa BMI và nhiễm virút viêm gan C: RR = 0,67 (95% CI = 0,47 – 0,94). Mối liên quan giữa phụ nữ có tiền sử sinh
con ≥ 4Kg và nhiễm virút viêm gan C: RR = 0,82 (95% CI = 0,36 - 1,85).
Kết luận: Giữa nhiễm virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường típ 2 có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với RR=
3,9 ( 95% CI = 2,16- 7,33) và trong những yếu tố nguy cơ của bệnh Đái tháo đường típ 2 như tuổi ≥ 45t, tình trạng quá
cân, và phụ nữ có tiền sử sinh con ≥ 4Kg thì yếu tố nhiễm virút viêm gan C là yếu tố nguy cơ có sức mạnh kết hợp mạnh
nhất với bệnh Đái tháo đường típ 2 với RR=5,86 (95% CI= 2,79-12,28).
ABSTRACT
THE ASSOCIATION BETWEEN HEPATITIS C VIRUS INFECTION AND TYPE 2 DIABETES MELLITUS
DISEASE
Le Nguyen Thuy Khanh* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 2 – 2008: 81 - 88
Objectives: To determine the association between Hepatitis C virus infection and type 2 Diabetes Mellitus disease.
Method: Retrospective cohort study was done. In the general consulting section and Hepatitis consulting section of
the University Medical Center HCM city, from 2000 to August, 2007, secondary data of 590 patients who were 30 years or
more were analysed. They were divided into two groups: 376 non Hepatitis C virus infection people and 214 patients with
Hepatitis C virus infection. The glycemia was recorded. The proportion of type 2 Diabetes Mellitus disease for each group
was evaluated. Relative Risk with 95% CI was establisted. Logistic Regression analysis was used to evaluate the statistical
association of Hepatitis C virus infection factor, 45 years old or more factor, overweight condition factor and history of
women having child with birthweight equal to or greater than 4 Kg factor with type 2 Diabetes Mellitus disease.
Results: The proportion type 2 Diabetes Mellitus disease in non Hepatitis C virus infection group was: 4.5%, and in
Hepatitis C virus infection group was: 15.9%. RR= 3.9 (95% CI = 2.16 - 7.33). The results of Logistic Regression analysis
method was used to evaluate the statistical association between risk factors with outcome were: Association between
Hepatitis C virus infection with type 2 Diabetes Mellitus disease: RR = 5.86 (95% CI = 2.79-12.28). Association between
age with type 2 Diabetes Mellitus disease: RR = 7.23 (95% CI = 2.16 - 24.16). Association between BMI (overweight
condition) with type 2 Diabetes Mellitus disease RR = 4.03 (95% CI = 1.64 - 9.86). Association between history of women
having child with birthweight equal to or greater than 4 Kg with type 2 Diabetes Mellitus disease: RR = 3.18 (95% CI =
95% CI = 1.02 - 9.9). Association between age with Hepatitis C virus infection: RR = 1.32 (95% CI = 0.92 - 1.9).
Association between BMI (overweight condition) with Hepatitis C virus infection: RR = 0.67 (95% CI = 0.47 - 0.94).
Association between history of women having child with birthweight equal to or greater than 4 Kg with Hepatitis C virus
* Bệnh viện Đại học Y Dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
82
infection: RR = 0.82 (95% CI = 0.36 - 1.85).
Conclusion: There is the significant statistically relationship between Hepatitis C virus infection and type 2 Diabetes
Mellitus disease with RR = 3.9 (95% CI = 2.16 - 7.33). Furthermore, Hepatitis C virus infection has the strongest
correlation with type 2 Diabetes Mellitus disease (RR = 5.86, 95% CI = 2.79 - 12.28) versus other risk factors such as age,
overweight condition and history of women having child with birthweight equal to or greater than 4 Kg
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số tác nhân nhiễm trùng đã từng có mối
liên quan với một số bệnh mạn tính, bao gồm sự
liên kết giữa nhiễm HIV và hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải; Eptein Barr virút với
Burkitt’s Lymphoma; Human papilomas với ung
thư cổ tử cung; nhiễm virút viêm gan B với ung
thư tế bào gan< đã có những bằng chứng sinh
học và dịch tễ học chứng minh các mối liên quan
này.
Viêm gan C là một bệnh chủ yếu của gan. Tuy
nhiên , nhiễm virút viêm gan C cũng liên kết với
những tình trạng mạn tính khác nhau, liên quan
đến một vài cơ quan và mô khác bao gồm thận và
da. Bệnh Đái tháo đường típ 2 là một bệnh mạn tính
liên kết với virút viêm gan C. Đã có nhiều báo cáo
về mối liên quan này trên thế giới(1,2,3,4,6,7,10,12,13,14,15).
Tại Việt nam đã có báo cáo của Phạm Thị Thu
Thủy(11), tuy nhiên đây chỉ mới là một nghiên cứu
mô tả bước đầu đưa ra giả thuyết về mối liên quan
giữa nhiễm virút viêm gan C và bệnh Đái tháo
đường típ 2 , chưa phải là một thiết kế nghiên cứu
để chứng minh mối liên quan nhiễm virút viêm gan
C và bệnh Đái tháo đường típ 2.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với
thiết kế nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu nhằm xác định
có mối liên quan giữa nhiễm virút viêm gan C và
bệnh Đái tháo đường típ 2.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đoàn hệ hồi cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống, chúng tôi hồi cứu được hồ sơ bệnh án của
214 bệnh nhân nhiễm virút viêm gan C từ 30t trở
lên và 376 người hoàn toàn khỏe mạnh không bị
nhiễm virút viêm gan C cũng từ 30t trở lên, đã đến
khám tại hai phòng khám Tổng quát và phòng
khám Viêm gan Bệnh Viện Đại học Y Dược TP Hồ
Chí Minh từ năm 2000 đến thời điểm thu thập số
liệu -tháng 4 năm 2007.
Cỡ mẫu
Theo công thức kiểm định một yếu tố nguy cơ
Theo những nghiên cứu trước đây trên thế giới
RR= 3
p = 0,05
Z1-/2 = 1,96
Ta có n = ít nhất là 207 người cho mỗi nhóm.
Tiêu chí chọn vào mẫu nghiên cứu
Nhóm chứng
Chọn hồ sơ bệnh án của những người hoàn
toàn khoẻ mạnh đến kiểm tra sức khoẻ tại phòng
khám tổng quát đã thử máu xác định không nhiễm
virút viêm gan C, gồm 376 người từ 30t trở lên.
Nhóm bệnh
Chọn hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân đến
khám tại phòng khám Viêm gan đã được chẩn
đoán nhiễm virút viêm gan C và tại thời điểm chẩn
đoán không bị Đái tháo đường típ 2, gồm 214 người
từ 30t trở lên.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Bệnh Đái tháo đường típ 2: Bệnh nhân ≥ 30t,
đường huyết đói tĩnh mạch thử cách nhau 2 lần ≥
126mg%, ceton máu âm tính.
Nhiễm virút viêm gan C: HCV RNA: dương
tính.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân đồng nhiễm virút viêm gan
B và hay xơ gan.
Những bệnh lý kèm theo gây Đái tháo đường
thứ phát.
Tiền sử dùng những thuốc có thể gây Đái tháo
đường thứ phát
Các bước tiến hành:
Tất cả hai nhóm chứng và nhóm bệnh được đưa
vào nghiên cứu như sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
83
Bệnh án hồi cứu được thu thập gồm các chi tiết:
Họ tên tuổi giới
Cư trú (Thành phố / nông thôn)
Nghề nghiệp (tĩnh tại như hay vận động).
Tiền sử:
Cha hay và mẹ bị Đái tháo đường típ 2
Phụ nữ có tiền sử sinh con ≥ 4Kg
Tiền sử rối loạn dung nạp glucose
Đái tháo đường thai kỳ
Ghi nhận chỉ số huyết áp
BMI (chỉ số khối cơ thể): bình thường < 23,
quá cân ≥ 23)
Chỉ số eo/mông
Ghi nhận kết quả thử máu:
- Anti HCV
- Đường huyết
- Bilan Lipid máu: Cholesterol, Triglyceride
Xử lý và phân tích dữ liệu
Bằng phần mềm SPSS 13.0
Tính RR và 95% CI
Dùng phân tích hồi quy Logistic đa biến và đơn
biến để phân tích các yếu tố nguy cơ.
KẾT QUẢ
Đặc tính mẫu khảo sát
Bắt đầu từ tháng 4 năm 2007 chúng tôi hồi cứu
hồ sơ bệnh án của 590 người từ 30t trở lên, đã đến
khám từ năm 2000, trong đó chia làm hai nhóm:
Nhóm chứng (không nhiễm virút viêm gan C)
376 người: độ tuổi từ 30 đến 79 với tuổi trung bình
là : 48,79±9,83
Nam 112 người, từ 30 đến 79, tuổi trung bình:
47,15±10,25
Nữ 264 người, từ 30 đến 78, tuổi trung bình:
49,48±9,59
Nhóm bệnh (nhiễm virút viêm gan C) 214
người: độ tuổi từ 30 đến 86 với tuổi trung bình:
52,04 ± 11,2
Nam 86 người, từ 30 đến 77, tuổi trung bình:
51,58 ± 11,78
Nữ 128 người, từ 34 đến 86, tuổi trung bình:
52,34 ± 10,85
Bảng 1. Nhóm chứng (không nhiễm virút viêm gan C) và Nhóm bệnh (nhóm nhiễm virút viêm gan C)
Đặc tính
Tần số Tỷ lệ %
Nhóm chứng Nhóm bệnh Nhóm chứng Nhóm bệnh
Giới
Nam
Nữ
112/ 376
264/376
86/214
128/214
29,8
70,2
40,2
59,8
Tuổi
30-44t
≥ 45t
130/376
246/376
61/214
153/214
34,65
65,4
28,5
71,5
Nghề nghiệp
Tĩnh tại
Vận động
45/376
331/376
28/214
186/214
12
88
13,1
86,9
Cư trú
Thành phố
Nông thôn
56/376
320/376
36/214
178/214
14,9
85,1
16,8
83,2
Tiền sử có cha hay và mẹ bị đái
tháo đường típ 2
Có
Không
23/376
353/376
17/214
197/214
6,1
93,9
7,9
92,1
Phụ nữ có tiền sử sinh con ≥
4Kg
Có
Không
19/264
245/264
9/128
119/128
7,2
92,8
7
93
Tiền sử có rối loạn dung nạp
glucose
Có
Không
0/376
376/376
0/214
214/214
0
100
0
100
Tiền sử Đái tháo đường thai kỳ
Có
Không
0/264
376/264
0/128
128/128
0
100
0
100
BMI
Nam
Bt
Quá cân
47/112
65/112
41/86
45/86
42
58
47,7
52,3
Nữ
Bt
Quá cân
91/264
173/264
58/128
70/128
34,5
65,5
45,3
54,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
84
Đặc tính
Tần số Tỷ lệ %
Nhóm chứng Nhóm bệnh Nhóm chứng Nhóm bệnh
Phân loại CS
eo/ mông
Nam
Bt
≥ 90
70/112
42/112
39/86
47/86
62,5
37,5
45,3
54,7
Nữ
Bt
≥ 80
43/264
221/264
19/128
109/128
16,3
83,7
14,8
85,2
Cao huyết áp tâm thu
(≥ 140mmHg)
Có
Không
32/376
342/376
11/214
203/214
8,6
91,4
5,1
94,9
Cao huyết áp tâm
trương(≥90mmHg)
Có
Không
9/376
367/376
4/214
210/214
2,4
97,6
1,9
98,1
Tăng Cholesterol trong máu
(≥200 mg/L)
Có
Không
238/376
138/376
60/214
154/214
63,3
36,7
28
72
Tăng triglyceride trong máu
(≥150 mg/L)
Có
Không
172/376
204/376
69/214
145/214
45,7
54,3
32,2
67,8
Đái tháo đường típ 2 Có
Không
17/376
359/376
34/214
180/214
4,5
95,5
15,9
84,1
Tỷ lệ Đái tháo đƣờng típ 2 ở mỗi nhóm
Nhóm chứng: 4,5%
Nhóm bệnh: 15,9%
Vậy RR= 3,9 (95% CI = 2,16- 7,33)
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và Đái
tháo đƣờng típ 2
Bằng cách dùng phương pháp phân tích hồi
quy Logistic đa biến ta có kết quả sau:
Bảng 3: Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và Đái
tháo đường típ 2
STT Mối liên quan giữa những yếu
tố sau và Đái tháo đường típ 2
RR 95% CI
1 Nhiễm virút viêm gan C 5,86 2,79-12,28
2 Tuổi 7,23 2,16-24,16
3 BMI(tình trạng quá cân) 4,03 1,64-9,86
4 Phụ nữ có tiền sử sinh con ≥ 4Kg 3,18 1,02-9,9
5 Nghề nghiệp 0,59 0,21-1,67
6 Nơi cư trú 0,54 0,25-1,16
7 Tiền sử có cha hay và mẹ bị đái
tháo đường típ 2
0,53 0,11-2,44
8 Chỉ số eo/ mông 1,14 0,4-3,22
9 Cao huyết áp tâm thu 2,02 0,65-6,26
10 Cao huyết áp tâm trương 0.52 0,042-5,04
11 Tăng Triglyceride 1,46 0,75-2,85
12 Tăng Cholesterol 1,22 0,6-2,5
13 Giới tính 1,33 0,63-2,83
Bằng phương pháp hồi quy Logistic đơn biến
đối với các biến số nhiễm virút viêm gan C, tuổi tác
≥ 45t, tình trạng quá cân và tiền sử phụ nữ sinh con
≥ 4Kg, ta có kết quả sau:
Bảng 4: Mối liên quan giữa những yếu tố nguy cơ và
nhiễm virút viêm gan C
STT Mối liên quan giữa những yếu tố
sau và nhiễm virút viêm gan C
RR 95%CI
1 Tuổi 1,32 0,92-1,9
2 BMI 0,67 0,47-0,94
3 phụ nữ có tiền sử sinh con ≥ 4Kg 0,82 0,36-1,85
BÀN LUẬN
Từ kết quả thu được ta nhận thấy:
Tỷ lệ Đái tháo đường típ 2 ở mỗi nhóm:
Nhóm chứng (không nhiễm virút viêm gan C ):
4,5%.
Nhóm bệnh (nhóm nhiễm virút viêm gan C):
15,9%.
RR= 3,9 với 95% CI = 2,16- 7,33.
Như vậy, ta thấy có mối liên quan giữa nhiễm
virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường típ 2 hay
nói cách khác là người nhiễm virút viêm gan C có
nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường típ 2 gấp 3,9 lần
người không nhiễm virút viêm gan C và mối liên
quan này có ý nghĩa thống kê với 95% CI = 2,16-
7,33.
Bằng phương pháp phân tích hồi quy Logistic
đa biến ta lần lượt phân tích ảnh hưởng tương tác
giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh Đái tháo đường
típ 2 và đã thu được các kết quả như sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
85
Bảng 5:Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh
Đái tháo đường type 2
Mối liên quan giữa nhiễm
virút viêm gan C và Đái
tháo đường típ 2
RR=5,86 95% CI= 2,79-
12,28
với 0,000 Sig T
Mối liên quan giữa tuổi và
bệnh Đái tháo đường típ
2
RR=7,23 95% CI=2,16-24,16
với 0.001 SigT
Mối liên quan giữa
BMI(tình trạng quá cân)
và bệnh Đái tháo đường
típ 2
RR=4,03 95% CI=1,64-9,86
với 0,002Sig T
Mối liên quan giữa phụ
nữ có tiền sử sinh con ≥
4Kg và bệnh Đái tháo
đường típ 2
RR=3,18 95% CI=95% 1,02-
9,9
với 0,045 Sig T
Chúng tôi tiếp tục phân tích ảnh hưởng tương
tác giữa những yếu tố nguy cơ quan trọng đã kể
trên bằng phương pháp hồi quy Logistic đơn biến,
thu được kết quả như sau:
Mối liên quan giữa tuổi và bệnh Đái tháo
đường típ 2: RR=8,57 (95% CI=2,63-27,88)
Nhưng mối liên quan giữa tuổi và nhiễm virút
viêm gan C: RR=1,3 (95% CI= 0,92-1,9).
Vậy ta có thể diễn giải là yếu tố tuổi tác≥ 45t,
không phải là yếu tố gây nhiễu của hai yếu tố độc
lập là Bệnh đái tháo đường típ 2 và nhiễm virút
viêm gan C .
Mối liên quan giữa BMI cụ thể là tình trạng quá
cân đến bệnh Đái tháo đường típ 2 : RR=3,42 (95%
CI=1,63-7,17).
Nhưng mối liên quan giữa BMI đến nhiễm
virút viêm gan C: RR=0,67 (95% CI= 0.47-0.94) Vậy
ta có thể diễn giải là yếu tố BMI cụ thể là tình trạng
quá cân, không phải là yếu tố gây nhiễu của hai yếu
tố độc lập là bệnh Đái tháo đường típ 2 và nhiễm
virút viêm gan C.
Đối với yếu tố phụ nữ có tiền sử sinh con ≥
4Kg và mối liên quan với yếu tố Đái tháo đường
típ 2 ta có kết quả sau: RR=2,43 (95% CI= 0,88-
6,71).
Và mối liên quan giữa yếu tố phụ nữ có tiền
sử sinh con ≥ 4Kg và yếu tố nhiễm virút viêm gan
C: RR=0,82 (95% CI= 0,36-1,85). Như vậy ta thấy
tiền sử phụ nữ sinh con ≥ 4Kg cũng không phải là
yếu tố nhiễu đối với hai yếu tố độc lập là nhiễm
virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường típ 2.
Kết luận, các yếu tố như yếu tố tuổi ≥ 45t, tình
trạng quá cân, tiền sử phụ nữ sinh con ≥ 4Kg không
phải là những yếu tố nhiễu của hai yếu tố độc lập là
nhiễm virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường típ
2. Từ đó, ta có thể thấy nhiễm virút viêm gan C là
yếu tố nguy cơ có sức mạnh kết hợp mạnh nhất
trong những yếu tố nguy cơ kể trên trong việc gây
ra bệnh Đái tháo đường típ 2 .
Tóm lại, bằng phương pháp phân tích hồi quy
Logistic đa biến và đơn biến để kiểm định mối
tương quan cũng như ảnh hưởng tương tác từ đó
suy ra mức độ kết hợp của những yếu tố như
nhiễm virút viêm gan C , yếu tố tuổi ≥ 45t, tình
trạng quá cân, tiền sử phụ nữ sinh con ≥ 4Kg với
yếu tố bệnh Đái tháo đường típ 2, ta có thể kết luận
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm
virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường típ 2
đồng thời thấy yếu tố như nhiễm virút viêm gan C
là yếu tố nguy cơ có sức mạnh kết hợp mạnh nhất
gây nên bệnh Đái tháo đường típ 2 ở những người
nhiễm virút viêm gan C so với những người không
nhiễm virút viêm gan C .
Cơ chế gây Đái tháo đường típ 2 ở người nhiễm
virút viêm gan C đã được công nhận như sau:
nhiễm virút viêm gan C mạn tính gây ra tình trạng
nhiễm mỡ ở gan. Trong một thử nghiệm chuyển
gen ở loài chuột, lõi gen của virút viêm gan C đã
gây ra nhiễm mỡ ở gan và điều này cũng xảy ra
tương tự gan người. Ở người, sự liên kết giữa
nhiễm mỡ ở gan và sự xơ hoá cũng đã từng được
báo cáo trước đây. Những nghiên cứu gần đây, 61%
của 148 những bệnh nhân bị nhiễm virút viêm gan
C mạn tính không điều trị bị nhiễm mỡ mà nó liên
quan trực tiếp với BMI. Sau đó là quá trình xơ hoá.
Trong nghiên cứu của Fujie H và cs, BMI, sự gia
tăng ngưỡng alanine aminotransferase và sự nhiễm
mỡ liên quan trực tiếp với sự hiện diện của protein
lõi của virút viêm gan C. Thay đổi chuyển hoá này
có thể đã dẫn đến bệnh đái tháo đường típ 2(2,5,7,14) .
Thêm vào đó, một nghiên cứu của Konrad và
cs(8) về đánh giá những yếu tố kiểm soát dung
nạp glucose ở những bệnh nhân nhiễm virút
viêm gan C trước và sau điều trị 4 tháng với
interferon, đã ghi nhận ở những bệnh nhân
nhiễm virút viêm gan C có 2 yếu tố đã cải thiện
sau điều trị với interferon. Đó là sự nhạy cảm với
Insulin ở gan hay nói cách khác là sự đề kháng
Insulin ở gan và sự tiết Insulin pha 1 ở tụy.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
86
Trong một nghiên cứu bệnh chứng được thực
hiện bởi tác giả Paul J.Thuluvath và Preeti R.
John(10) so sánh 97 người nhiễm virút viêm gan C
bị xơ gan với 194 người không nhiễm virút viêm
gan C và cũng bị xơ gan do nguyên nhân khác. Tỷ
lệ bị đái tháo đường típ 2 ở nhóm nhiễm virút
viêm gan C cao hơn nhóm chứng 1,9 lần OR= 1,9
(95% CI= 0,9-3,8). Điều này cho thấy, nhiễm virút
viêm gan C đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh của bệnh Đái tháo đường típ 2 ở những
bệnh nhân nhiễm virút viêm gan C.
Theo Shruti H. Mehta và cs (14) đã tiến hành
một nghiên cứu tiền cứu đoàn hệ ở 1084 người từ
44 đến 65t ở Mỹ cho thấy có mối liên quan giữa
nhiễm virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường
típ 2. 548 người bị Đái tháo đường típ 2 sau thời
gian theo dõi 9 năm. Đối tượng nghiên cứu được
chia làm hai loại, nguy cơ thấp và nguy cơ cao đối
với bệnh Đái tháo đường típ 2 dựa trên tuổi và
BMI. Kết quả cho thấy ở nhóm nguy cơ cao
những người nhiễm virút viêm gan C phát triển
bệnh Đái tháo đường gấp 11 lần những người
không bị nhiễm. Còn trong nhóm nguy cơ thấp
thì không có sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh Đái
tháo đường típ 2 ở những người nhiễm virút
viêm gan C và không nhiễm virút viêm gan C.
Tóm lại, nhiễm virút viêm gan C có thể làm gia
tăng nguy cơ bị Đái tháo đường típ 2 ở những
người có nguy cơ cao bị Đái tháo đường típ 2.
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung phân tích
yếu tố nguy cơ quan trọng khác đối với bệnh Đái
tháo đường típ 2 như tuổi tác ≥ 45t, tình trạng quá
cân. Kết quả thu được từ phân tích hồi quy
Logistic cho thấy khi có sự hiện diện của yếu tố
nguy cơ nhiễm virút viêm gan C thì những yếu tố
này không làm gia tăng nguy cơ bị Đái tháo
đường típ 2 ở nhóm nhiễm virút viêm gan C so
với không nhiễm virút viêm gan C .
Grame J.M và cs.(6) thấy rằng tỷ lệ bệnh Đái
tháo đường gia tăng gấp 2 lần ở bệnh nhân nhiễm
virút viêm gan C so với những người không
nhiễm. Simo và cs.(15) cũng phát hiện 176 bệnh
nhân bị nhiễm virút viêm gan C bị Đái tháo
đường típ 2, gấp 5 lần so với nhóm chứng. Trong
một bài báo của Mehta và cs.(9) cũng chỉ ra rằng
những người bị nhiễm virút viêm gan C cũng
mắc bệnh Đái tháo đường nhiều gấp 3 lần người
không bị nhiễm.
Theo công bố trong một nghiên cứu 426 phụ nữ
người da đỏ của Charton Wilson(2), tỷ lệ bị Đái tháo
đường nhiều hơn ở những người nhiễm virút viêm
gan C so với những người không nhiễm, với
OR=9,8 (95% CI 2,4-34). Nghiên cứu của chúng tôi ở
590 người gồm 214 người bị nhiễm virút viêm gan
C và 376 người không nhiễm virút viêm gan C cho
kết quả tương tự: RR= 3,9 (95% CI = 2,16- 7,33).
Tại Việt nam, theo Phạm thị Thu Thủy(11),
nghiên cứu trên 7234 bệnh nhân bị viêm gan virút
viêm gan siêu vi B, C, xơ gan cho thấy tỷ lệ Đái tháo
đường ở siêu vi C là 11,5% trong khi siêu vi B
5,18%. Tuổi càng lớn thì tỷ lệ Đái tháo đường càng
cao. Theo tác giả này, có mối liên quan mạnh mẽ
giữa nhiễm HCV và Đái tháo đường: nhiễm HCV
làm tăng thêm nguy cơ Đái tháo đường.
Đây là một nghiên cứu mô tả từ đó hình
thành một giả thiết về mối liên quan giữa nhiễm
virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường nhưng
không phân định rõ ràng là Đái tháo đường típ 1
hay típ 2? Ở nghiên cứu của chúng tôi, từ giả
thuyết ban đầu của Phạm Thị Thu Thủy, chúng
tôi đã thiết kế một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu
với phương pháp phân tích hồi quy Logistic đa
biến và đơn biến đối với những yếu tố khác nhau
có ảnh hưởng trong sự gây ra bệnh Đái tháo
đường típ 2 , nhằm xác định có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa nhiễm virút viêm gan C và
Đái tháo đường típ 2 (RR= 3,9 95% CI = 2,16 -
7,33), đồng thời đi đến kết luận trong nhóm
nhiễm virút viêm gan C, yếu tố nhiễm virút viêm
gan C [RR = 5,86 (95% CI = 2,79 -12,28)] là yếu tố
nguy cơ có mối liên quan mạnh nhất so với
những yếu tố nguy cơ quan trọng khác trong việc
gây ra bệnh Đái tháo đường típ 2 như tuổi tác
trên 45, tình trạng quá cân và phụ nữ có tiền sử
sinh con trên 4Kg.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
87
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng
minh được: Nhiễm virút viêm gan C và bệnh Đái
tháo đường típ 2 có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với RR = 3,9 và 95% CI = 2,16 - 7,33
Trong nhóm nhiễm virút viêm gan C: yếu tố
nhiễm virút viêm gan C (RR = 5,86 , 95% CI = 2,79
- 12,28 với 0,000 Sig T) là yếu tố nguy cơ có sức
mạnh kết hợp mạnh nhất với bệnh Đái tháo
đường típ 2 so với những yếu tố nguy cơ quan
trọng khác như tuổi tác ≥ 45t (RR = 7,23 ,95% CI =
2,16 - 24,16 với 0,001 SigT), tình trạng quá cân (RR
= 4,03 ,95% CI = 1,64 - 9,86 với 0,002 Sig T) và phụ
nữ có tiền sử sinh con trên 4Kg (RR=3,18, 95%
CI=95% 1,02-9,9 với 0,045 Sig T) .
Chân thành cảm ơn GS Nguyễn Đình Hối, GS Phạm Hoàng Phiệt,
PGS Nguyễn Mậu Anh, TS Trương Bá Trung, BS Bùi văn Ninh, BS
Nguyễn Trung Tín, Cô Phan thị Thanh Hà, Cô Phan thị Phi Oanh và
tập thể nhân viên phòng khám Tổng quát đã giúp tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrew L. Manson et al (1999). Association of Diabetes Mellitus
and Chronic hepatitis C infection.Diabetes care, 29 (2): 328-333.
2. Charton Wilson (2004). Hepatitis C virus infection and type 2
Diabetes in American- Indian women. Diabetes care, 27 (9): 2116-
2119.
3. Chong –Shan Wang, Shan-Tair Wang et al (2007). Hepatitis C
virus infection and development of type 2 Diabetes in a
community- based longitudial study. American Journal of
Epidemiology, 166(2): 196-203.
4. Fraser GM, Harman I, Meller N, Niu Y, Porath A(1996). Diabetes
Mellitus is associated with chronic hepatitis C but not chronic
hepatitis B infection. Isr J Med Sci, 32(7): 526-530.
5. Fuji H et al(1999). Steatosis and intrahepatic hepatitis C virus in
chronic hepatitis.J Med Virol;59:141-5.
6. Graeme J.M. Alexander (2000). An Association between Hepatitis
C infection and type 2 Diabetes Mellitus : What is the connection.J
Hepatol, 133:650-652.
7. Knobler H. and Schattner A. (2005). TNF-, chronic hepatitis C and
diabetes. A novel triad.QJM, 98(1): 1-6.
8. Korad T et al (2000). Evaluation of factors controlling glucose
tolerance in patients with HCV infection before and after 4
months therapy interferon – . Euro J Cli invest, 30: 111-21.
9. Mehta S et al (2000). Prevalence of type 2 diabetes mellitus among
persons with hepatitis C virus infection in the United States.Ann
Intern Med , 133: 592-9.
10. Paul J. Thuluvath, Preeti R. John (2003). Association between
Hepatitis C, Diabetes Melitus, and race: A case control study. The
American Journal of Gastroenterology,98 (2):438-441.
11. Phạm thị Thu Thủy (2001). Mối liên quan giữa Tiểu đường và
nhiễm siêu vi viêm gan C.Tạp chí thông tin Y dược, Số chuyên đề
gan mật:28-32.
12. S.M. Kim, J.S. Lee et al (2006). Prevalence of Diabetes and
impaired fasting Glucose in Korea. Diabetes care, 29 (2):226-231.
13. Shinn- Jang Hwang , Liang- Kung Chen (2006). Chronic Hepatitis
C and Diabetes Mellitus. J Chin Med Asso , 69 (4): 143-145.
14. Shruti H. Mehta, Frederick L. Brancati et al (2003). Hepatitis C
virus infection and incident type 2 Diabetes. Epidemiologic
Reviews, 38: 50-56.
15. Simo R et al (1996). High prevalence hepatitis C virus infection in
diabetic patients. Diabetes Care,19: 998-1000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_nhiem_virut_viem_gan_c_va_benh_dai_thao_d.pdf