Xây dựng được những mục tiêu có chất lượng ở chiến lược phát triển
KH&CN quốc gia còn giúp giảm bớt các mục tiêu trong định hướng phát
triển của các lĩnh vực, ngành, địa phương bởi thực tế có những trường hợp
một số lĩnh vực, ngành, địa phương phải xây dựng thêm mục tiêu riêng nhằm
bù đắp lại những thiếu vắng ở mục tiêu quốc gia.
Theo kinh nghiệm quốc tế, một số chỉ tiêu cần chú ý là: Tỷ lệ đầu tư R&D
toàn xã hội trên GDP; Mức độ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài; Số bài
báo khoa học quốc tế được trích dẫn; Số bằng độc quyền sáng chế người bản
quốc được cấp; Tỷ lệ đóng góp của tiến bộ KH&CN vào tăng trưởng kinh tế;
Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tạo/giá trị gia tăng CNC/mới;
Tổng số nguồn nhân lực KH&CN; Tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động đổi mới. Đó không chỉ là những chỉ tiêu cần thiết để mô tả rõ bức
tranh KH&CN quốc gia trong tương lai, tạo điều kiện so sánh với thế giới,
mà còn có ý nghĩa định hướng cho các chiến lược, quy hoạch phát triển
KH&CN khác.
Hiện nay đã xuất hiện mục tiêu KH&CN của một số lĩnh vực, ngành, địa
phương trước khi có mục tiêu KH&CN quốc gia. Những mục tiêu này cần
tiếp tục rà soát, điều chỉnh khi chính thức ban hành mục tiêu phát triển
KH&CN quốc gia.
3. Việc xác định một số mục tiêu phát triển KH&CN phụ thuộc vào những
điều kiện nhất định như hiện diện của các mục tiêu đóng vai trò cơ sở.
Trường hợp một mục tiêu chưa được xác định rõ thì không chỉ do phương
pháp tính toán mà còn bởi thiếu các căn cứ bên ngoài làm cơ sở cho tính
toán. Bỏ qua điều kiện này sẽ không tránh khỏi hình thành những chỉ tiêu
gượng ép, mang tính hình thức.
Trong những bối cảnh nhất định, cần chấp nhận trạng thái thiếu đầy đủ, hoàn
chỉnh ở mục tiêu phát triển KH&CN của lĩnh vực, ngành, địa phương. Đó
cũng là chấp nhận một thực tế là điều “có thể” nhiều khi hạn hẹp hơn quan
niệm của con người về điều “cần thiết”./.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển KH&CN
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TS. Hoàng Xuân Long
Trưởng ban, Ban Nghiên cứu Chiến lược và Dự báo
Tóm tắt:
Hiện tại, ở nước ta đang có một số biểu hiện thiếu thống nhất và gắn kết giữa các mục tiêu
phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) của các cấp, lĩnh vực và ngành kinh tế như:
không dựa trên mục tiêu chung của quốc gia, các tính toán mục tiêu của lĩnh vực, ngành,
địa phương thiếu mất một căn cứ quan trọng và cũng là cơ sở chung để thống nhất các mục
tiêu của những hoạt động KH&CN riêng lẻ với nhau; có các hệ thống tiêu chí khác nhau
giữa các mục tiêu phát triển KH&CN; chưa thể hiện rõ quan hệ tương thích về mức độ đạt
đến của mục tiêu phát triển KH&CN trong một số chiến lược, quy hoạch; thiếu liên kết,
phối hợp trong xây dựng các mục tiêu phát triển KH&CN. Quan hệ thiếu tương thích giữa
các mục tiêu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của các văn bản và tới phối hợp hoạt động diễn
ra trên thực tế. Để khắc phục tình trạng thiếu gắn kết giữa các mục tiêu phát triển KH&CN
của các cấp, lĩnh vực và ngành kinh tế, cần có những đổi mới về nội dung và phương thức
xây dựng các mục tiêu này.
1. Thực trạng mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển khoa học và
công nghệ
Hiện tại, ở Việt Nam đã có khá nhiều mục tiêu phát triển KH&CN đến năm
2020 được chính thức phê duyệt trong các văn bản của các cấp, các ngành1.
Các mục tiêu KH&CN thường gắn với các cấp quản lý KH&CN, lĩnh vực
1 Ví dụ như Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế
hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định số
246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin
và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày
26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn tới 2020; Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê
duyệt Đề án Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến
năm 2025; Quyết định số 78/2008/QĐ-BNN ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Về việc phê duyệt Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 53/2008/BCT
ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành áp dụng CNC
đến năm 2020; Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 17/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Chương
trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020”; Chiến lược phát triển KH&CN thành phố
Hải Phòng đến 2010, tầm nhìn 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1486/QĐ-UB ngày 19/10/2005 của UBND
thành phố Hải Phòng); Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến
năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4179/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh Quảng
Ninh); Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND ngày 20/7/2006 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chiến lược phát triển
KH&CN tỉnh Quảng Nam đến 2015, tầm nhìn 2020; Kế hoạch Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh An
Giang từ nay đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 16/6/2008 của Chủ tịch
UBND tỉnh An Giang); ...
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 29
KH&CN và ngành kinh tế khác nhau2. Nét riêng của các mục tiêu là cần
thiết để phù hợp với đặc thù của địa bàn, phạm vi, lĩnh vực hoạt động
KH&CN. Nét riêng này cũng liên quan tới ý chí, quyết tâm phấn đấu của đội
ngũ nhà khoa học, nhà quản lý của các cấp, lĩnh vực và ngành cụ thể.
Không thể giống nhau về mục tiêu phát triển giữa những địa phương phát
triển như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương trình độ
KH&CN và kinh tế thấp hơn. Không thể có sự ngang bằng giữa mục tiêu
phát triển của lĩnh vực CNC vốn rất năng động như công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin, với nhiều lĩnh vực công nghệ truyền thống. Không
thể có những mục tiêu KH&CN tương tự giữa ngành kinh tế được ưu tiên
phát triển và đóng vai trò tiên phong với các ngành kinh tế khác.
Khác nhau về đặc thù và quyết tâm thể hiện ở chỉ tiêu và mức độ phấn đấu.
Chẳng hạn, mục tiêu đến năm 2020 được nhấn mạnh trong lĩnh vực toán học
là “tăng gấp đôi số lượng công trình công bố quốc tế so với năm 2010” [1]
còn lĩnh vực công nghệ sinh học là “phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh
học, đáp ứng năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực, thiết yếu của nền kinh
tế quốc dân” [2]; thứ hạng vươn tới vào năm 2020 của công nghệ sinh học là
“đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ,
tiêu chuẩn quốc tế” [2], của công nghệ thông tin là “xây dựng và phát triển
Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp
điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá trong
khu vực ASEAN” [3], của KH&CN ngành xây dựng là “đạt trình độ công
nghệ tiên tiến trong khu vực; một số lĩnh vực như thiết kế, tính toán kết cấu,
thi công các công trình đặc biệt, một số mặt hàng vật liệu xây dựng đạt tiêu
chuẩn quốc tế” [4], của KH&CN ngành lâm nghiệp là “đạt ngang tầm các
nước trong khu vực” [5], của KH&CN ngành giao thông vận tải là “tương
đương với trình độ KH&CN giao thông vận tải của các nước tiên tiến trong
khu vực và một số lĩnh vực phải tương đương với các nước phát triển” [6],
của công nghệ ngành khai khoáng là “đạt trình độ khu vực vào năm 2015 và
trình độ thế giới vào năm 2025 [7], của toán học là “đưa thứ hạng toán học
Việt Nam từ vị trí hiện nay (50 - 55) lên hàng thứ 40” [1];
Tuy nhiên, độc lập và khác biệt giữa các mục tiêu KH&CN không phải là
tuyệt đối. Giữa các mục tiêu KH&CN vẫn tồn tại mối quan hệ thống nhất và
điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Bản thân hoạt động KH&CN của các
cấp, lĩnh vực, ngành kinh tế vốn quan hệ tương tác với nhau. Xét về tổng thể,
đó là những mặt cắt khác nhau của một nền KH&CN thống nhất. Quan hệ
tương thích giữa các mục tiêu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của các văn bản
và tới phối hợp hoạt động diễn ra trên thực tế.
2 Ở đây không xét tới các mục tiêu KH&CN của các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.
30 Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển KH&CN
Ở nước ta hiện đang có một số biểu hiện thiếu thống nhất và gắn kết giữa các
mục tiêu phát triển KH&CN của các cấp, lĩnh vực và ngành kinh tế.
Một là, việc xây dựng nhiều mục tiêu KH&CN của các lĩnh vực KH&CN,
ngành kinh tế, địa phương diễn ra trong điều kiện thiếu vắng mục tiêu phát
triển chung của quốc gia3. Không dựa trên mục tiêu chung của quốc gia, các
tính toán mục tiêu của lĩnh vực, ngành, địa phương thiếu mất một căn cứ
quan trọng và cũng là cơ sở chung để thống nhất các mục tiêu của những
hoạt động KH&CN riêng lẻ với nhau.
Hai là, có các hệ thống tiêu chí khác nhau giữa các mục tiêu phát triển
KH&CN. Về lĩnh vực KH&CN, chỉ tiêu tăng thị phần trên thị trường trong
lĩnh vực cơ khí [8] không có trong lĩnh vực công nghệ sinh học [2,9] và công
nghệ thông tin [3].
Ngay như riêng trong công nghệ sinh học, là lĩnh vực được thống nhất cao
về mục tiêu đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và
ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới4 thì cũng xuất hiện những
sự lệnh nhau về loại chỉ tiêu cơ bản phản ánh mục tiêu phấn đấu đến năm
2020. Cụ thể, chỉ tiêu “phần trăm đóng góp của công nghệ sinh học trên tổng
số đóng góp của KH&CN vào sự gia tăng giá trị của ngành kinh tế” được
nêu tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/2006/QĐ-TTg ngày
12/01/2006 về việc phê duyệt chương trình trọng điểm phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
đến năm 2020 và Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007 Về việc
phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến đến năm 2020”, đã không có trong Quyết định số
14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể
phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020, Quyết
3 Trong khi Chiến lược phát triển KH&CN quốc gia đến năm 2020 chưa được ban hành, ở nước ta đã có văn bản
định hướng phát triển KH&CN trong thời gian tới như Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị số 234-TB/TW ngày
01/4/2009 về Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương II (Khóa VIII) về KH&CN và nhiệm
vụ, giải pháp phát triển KH&CN từ nay đến năm 2020; tuy nhiên ở đây mục tiêu phát triển KH&CN chưa được thể
hiện rõ.
4 Cụ thể là: “ đến năm 2020 công nghệ sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh
vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế” (Điều 1, Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 của Thủ
tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến
năm 2020”); “Công nghệ sinh học nông nghiệp nước ta đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối
ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới” (Điều 1, Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày
12/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”; “Đến năm 2020: Đưa công nghệ sinh
học thuỷ sản đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á” (Điều 1, Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg
ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020); “Tầm nhìn đến 2020: Đưa công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp
chế biến của nước ta đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực đạt trình độ các nước phát triển
trên thế giới” (Điều 1, Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê
duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”).
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 31
định của Thủ tướng Chính phủ số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 phê
duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy
sản đến năm 2020; chỉ tiêu “phần trăm tăng trưởng của sản lượng nhờ phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh học” được sử dụng tại Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 phê duyệt Đề án phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020
lại không có trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/2006/QĐ-
TTg ngày 12/01/2006 về việc phê duyệt chương trình trọng điểm phát triển
và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn đến năm 2020; các chỉ tiêu “đào tạo nhân lực KH&CN”, “xây
dựng trung tâm KH&CN” được nêu tại Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg
ngày 22/01/2008 Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng
dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020” nhưng không có trong
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006
về việc phê duyệt chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”,
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007
phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
thủy sản đến năm 2020, Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007
Về việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong
lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”;
Về ngành kinh tế, trong khi chỉ tiêu chủ yếu của mục tiêu nêu tại Tầm nhìn
phát triển KH&CN giao thông vận tải đến năm 2020 do Bộ Giao thông Vận
tải ban hành là mức độ tiên tiến của các công nghệ được áp dụng, tiếp nhận
và làm chủ, thì ở Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số
78/2008/QĐ-BNN ngày 01/7/2008 Phê duyệt Chiến lược nghiên cứu lâm
nghiệp Việt Nam đến năm 2020 lại là đóng góp của khoa học đối với phát
triển của ngành, ở Chiến lược phát triển KH&CN ngành xây dựng đến năm
2010 và tầm nhìn 2020 do Bộ Xây dựng ban hành là KH&CN đảm bảo nâng
cao trình độ kinh tế - kỹ thuật của các hoạt động trong ngành (khảo sát, thiết
kế, thi công).
Ở cấp địa phương, có thể kể ra những chỉ tiêu riêng hiện diện trong mục tiêu
phát triển của một tỉnh và hầu như không có trong các tỉnh khác như: “Phấn
đấu đến năm 2015, hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm mang thương
hiệu Quảng Ninh đạt 40% GDP và đến năm 2020 đạt 42% GDP” [10], “Các
chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp
tỉnh có ít nhất 60% phục vụ trực tiếp cho sản xuất - kinh doanh” [11], “Trên
90% công nghệ chuyển giao vào địa bàn tỉnh Nghệ An đảm bảo đúng quy
định, phù hợp với Luật Chuyển giao công nghệ; trên 90% công nghệ và thiết
bị được thẩm định đảm bảo chất lượng đúng thời gian, đúng quy định và
mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội” [12].
32 Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển KH&CN
Xét về khía cạnh tiêu chí chính là những đường nét cơ bản định vị mô hình
trong tương lai, việc sử dụng các tiêu chí riêng biệt sẽ dẫn tới khác nhau
trong phương thức mô tả về phát triển. Bức tranh chung của nền KH&CN
quốc gia sẽ bao gồm những mảnh ghép có bố cục khác nhau. Xét về khía
cạnh chỉ tiêu là hình thức cụ thể của các mục tiêu cần thực hiện, không thống
nhất trong sử dụng tiêu chí sẽ tạo nên những định hướng quan tâm khác
nhau. Hậu quả là gây cản trở đối với những quan hệ phối hợp trong thực thi
các chiến lược, quy hoạch phát triển KH&CN.
Ba là, chưa thể hiện rõ quan hệ tương thích về mức độ đạt đến của mục tiêu
phát triển KH&CN trong một số chiến lược, quy hoạch.
Trong một số trường hợp, giữa mục tiêu của các chiến lược, quy hoạch vốn
có quan hệ cân đối với nhau. Tuy nhiên thật khó nhận biết được mối quan hệ
này qua những gì đã được thể hiện.
Một ví dụ về sự vênh nhau là mục tiêu “Đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ giảng
viên toán có bằng tiến sĩ ở các trường đại học lớn phải đạt trên 70%” trong
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1483/QĐ-TTg ngày 17/8/2010 Phê
duyệt “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010
đến 2020” và “Đến năm 2020 có trên 75% giảng viên đại học có trình độ tiến
sĩ” trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 121/2007/QĐ-TTg ngày
27/7/2007 Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng
giai đoạn 2006 - 2020.
Tương thích về mức độ phấn đấu không chỉ thể hiện ở quan hệ ngang bằng
mà còn cả chiều ngược lại. Với nguồn lực hạn hẹp, tập trung ưu tiên phát
triển mạnh mẽ một bộ phận này đồng thời là hi sinh cơ hội phát triển của
một bộ phận khác. Điều này trái với xu hướng đua nhau đề xuất các mục tiêu
cao ở nhiều lĩnh vực, ngành, địa phương.
Thiếu tương thích về mức độ phấn đấu sẽ có nguy cơ dẫn tới mất cân đối
trong phát triển KH&CN ở nước ta. Thiếu tương thích về mức độ phấn đấu
cũng cản trở quan hệ phối hợp đầu tư phát triển KH&CN giữa các cấp, lĩnh
vực, ngành kinh tế. Mục tiêu chung trở nên khó thực hiện khi bỏ qua sự kết
nối, hỗ trợ và tiếp sức từ các mục tiêu cụ thể khác.
Chẳng hạn, các mục tiêu ở tầm quốc gia như “Công nghệ sinh học nông
nghiệp đóng góp trên 50% tổng số đóng góp của KH&CN vào sự gia tăng
giá trị của ngành nông nghiệp” trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 về việc phê duyệt chương trình trọng
điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển nông thôn đến năm 2020, “Công nghệ sinh học trong lĩnh vực
công nghiệp chế biến đóng góp trên 40% tổng số đóng góp của KH&CN vào
giá trị gia tăng của ngành công nghệ chế biến” trong Quyết định số
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 33
14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007 Về việc phê duyệt “Đề án phát triển và
ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm
2020”, “sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực tăng 30% nhờ
phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản” trong
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007
phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực
thủy sản đến năm 2020, khó có thể đạt khi chúng bị bỏ qua trong các
chương trình, kế hoạch phát triển công nghệ sinh học của nhiều địa phương
như Kế hoạch Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh An Giang từ
nay đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày
16/6/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang), Chương trình hành động về
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2005 -
2010 và hướng tới năm 2020, Quyết định số 1100/QĐ-UBND ngày
21/4/2006 Phê duyệt đề cương Đề án Phát triển công nghiệp sinh học tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2020,
Bốn là, thiếu liên kết, phối hợp trong xây dựng các mục tiêu phát triển
KH&CN.
Vẫn có những đợt lấy ý kiến và góp ý rộng rãi trong quá trình soạn thảo các
văn bản có hàm chứa mục tiêu phát triển KH&CN, tuy nhiên nhìn chung
việc đóng góp ý kiến và tiếp thu ý kiến trong hình thành mục tiêu phát triển
KH&CN còn khá hình thức và mang tính một chiều.
Quá trình xây dựng các mục tiêu có tác dụng tạo đồng thuận thông qua
những thỏa hiệp, cam kết giữa nhiều bên liên quan. Do vậy, hậu quả của việc
không coi trọng phối hợp trong xây dựng mục tiêu không chỉ là hình thành
những mục tiêu không tương thích về nội dung mà còn là bỏ qua những tiền
đề cho việc hợp tác, phối hợp trong quá trình thực hiện các mục tiêu của các
chiến lược, quy hoạch
2. Một số khuyến nghị
Giống như các lĩnh vực khác, xây dựng mục tiêu chiến lược có ý nghĩa quan
trọng đối với phát triển KH&CN. Những mặt thiếu gắn kết nêu trên là hạn
chế đáng kể của các chiến lược, quy hoạch ở nước ta hiện nay với hậu quả
chính là: các mục tiêu KH&CN thiếu tính thuyết phục do đó khó tuyên
truyền, phổ biến trong cuộc sống; khó phối hợp nguồn lực phát triển
KH&CN giữa các lĩnh vực, ngành, địa phương do định hướng theo những
mục tiêu khác nhau; khó có sự phối hợp chủ động, hiệu quả trong triển khai
thực tế do thiếu phối hợp ngay từ khi xây dựng mục tiêu trong các văn bản;
gây phức tạp, tốn kém do phải điều chỉnh nhiều lần các mục tiêu phát triển
KH&CN vốn được hình thành một cách độc lập ở các văn bản khác nhau.
34 Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển KH&CN
Cơ sở của phối hợp là các quan hệ cân đối. Phối hợp bên trong cần cân đối
nội bộ của mỗi cấp, lĩnh vực, ngành. Phối hợp bên ngoài cần cân đối giữa
các cấp, lĩnh vực, ngành. Khác với cân đối tự phát tạo lập qua cơ chế thị
trường, cân đối trong mục tiêu chiến lược được thực hiện một cách “tự giác”,
do vậy các mối quan hệ ở đây cần được mô tả rõ ràng.
Khác với phối hợp điều chỉnh qua cơ chế thị trường, phối hợp trong mục tiêu
chiến lược mang tính chất là những cam kết của các bên liên quan. Một khi
cam kết không được thực hiện sẽ gây phá vỡ cân đối dây chuyền Do vậy,
các mối quan hệ cần xây dựng trên cơ sở đồng thuận cao nhất có thể hoặc
trên những cơ sở chung.
Với những ý nghĩa trên, dưới đây xin nêu ra một số ý kiến ban đầu nhằm
tăng cường gắn kết giữa các mục tiêu chiến lược trong phát triển KH&CN ở
nước ta.
1. Mặc dù tập trung vào phạm vi của từng cấp, lĩnh vực, ngành, nhưng các
mục tiêu phải thể hiện rõ mối quan hệ với các cấp, lĩnh vực, ngành khác trên
các mặt cụ thể sau:
- Sử dụng những mục tiêu khác làm căn cứ tính “đầu vào” và “đầu ra”
trong xác định mục tiêu của một cấp, lĩnh vực, ngành cụ thể. Chú ý đến
các mục tiêu khác trong tính toán các nguồn lực bên ngoài có thể sử dụng,
phối hợp để đạt mục tiêu. Sử dụng mục tiêu ở cấp cao hơn, tầm chung
hơn làm căn cứ cụ thể hóa trong xác định mục tiêu của lĩnh vực, ngành,
địa bàn đặc thù;
- Cùng với các căn cứ “đầu vào”, “đầu ra” là xác định rõ những tiêu chí
tương thích giữa các mục tiêu phát triển KH&CN của các cấp, lĩnh vực,
ngành;
- Thống nhất tối đa về phương pháp tính toán các chỉ số trong mục tiêu
phát triển KH&CN của các cấp, lĩnh vực, ngành.
2. Đặt trong mối liên kết hệ thống, quan hệ trước - sau trong xây dựng các
mục tiêu cần được chú ý. Mục tiêu chung của quốc gia chính là điểm xuất
phát của hệ thống nên phải được tập trung hình thành trước.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, tính toán mục tiêu phát triển KH&CN
thường khá công phu, tốn kém và cần huy động đông đảo các lực lượng. Ở
tầm quốc gia có điều kiện để lựa chọn phương pháp phù hợp và xác định
những tiêu chí cơ bản. Đối với các cấp khác, mục tiêu của quốc gia vừa cung
cấp phương pháp mẫu, vừa cung cấp các căn cứ (thông tin nền tảng, thông
tin về “đầu vào”, thông tin về “đầu ra”) phục vụ cho việc tính toán mục
tiêu riêng. Không chỉ vậy, mục tiêu quốc gia còn truyền ý chí, quyết tâm
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 35
phát triển KH&CN của cấp cao nhất sang cho các lĩnh vực, ngành, địa
phương cụ thể.
Xây dựng được những mục tiêu có chất lượng ở chiến lược phát triển
KH&CN quốc gia còn giúp giảm bớt các mục tiêu trong định hướng phát
triển của các lĩnh vực, ngành, địa phương bởi thực tế có những trường hợp
một số lĩnh vực, ngành, địa phương phải xây dựng thêm mục tiêu riêng nhằm
bù đắp lại những thiếu vắng ở mục tiêu quốc gia.
Theo kinh nghiệm quốc tế, một số chỉ tiêu cần chú ý là: Tỷ lệ đầu tư R&D
toàn xã hội trên GDP; Mức độ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài; Số bài
báo khoa học quốc tế được trích dẫn; Số bằng độc quyền sáng chế người bản
quốc được cấp; Tỷ lệ đóng góp của tiến bộ KH&CN vào tăng trưởng kinh tế;
Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tạo/giá trị gia tăng CNC/mới;
Tổng số nguồn nhân lực KH&CN; Tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động đổi mới. Đó không chỉ là những chỉ tiêu cần thiết để mô tả rõ bức
tranh KH&CN quốc gia trong tương lai, tạo điều kiện so sánh với thế giới,
mà còn có ý nghĩa định hướng cho các chiến lược, quy hoạch phát triển
KH&CN khác.
Hiện nay đã xuất hiện mục tiêu KH&CN của một số lĩnh vực, ngành, địa
phương trước khi có mục tiêu KH&CN quốc gia. Những mục tiêu này cần
tiếp tục rà soát, điều chỉnh khi chính thức ban hành mục tiêu phát triển
KH&CN quốc gia.
3. Việc xác định một số mục tiêu phát triển KH&CN phụ thuộc vào những
điều kiện nhất định như hiện diện của các mục tiêu đóng vai trò cơ sở.
Trường hợp một mục tiêu chưa được xác định rõ thì không chỉ do phương
pháp tính toán mà còn bởi thiếu các căn cứ bên ngoài làm cơ sở cho tính
toán. Bỏ qua điều kiện này sẽ không tránh khỏi hình thành những chỉ tiêu
gượng ép, mang tính hình thức.
Trong những bối cảnh nhất định, cần chấp nhận trạng thái thiếu đầy đủ, hoàn
chỉnh ở mục tiêu phát triển KH&CN của lĩnh vực, ngành, địa phương. Đó
cũng là chấp nhận một thực tế là điều “có thể” nhiều khi hạn hẹp hơn quan
niệm của con người về điều “cần thiết”./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020.
36 Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển KH&CN
3. Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm
2020.
4. Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
“Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm
2020”.
5. Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Đề án Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
6. Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 17/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
“Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020”.
7. Quyết định số 4179/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Ninh Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
8. Quyết định số 78/2008/QĐ-BNN ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Phê duyệt Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đến năm
2020.
9. Quyết định số 99/2009/QĐ-UBND ngày 27/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ
An Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
10. Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND ngày 20/7/2006 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chiến
lược phát triển KH&CN tỉnh Quảng Nam đến 2015, tầm nhìn 2020.
11. Chiến lược phát triển KH&CN ngành Xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do
Bộ Xây dựng ban hành.
12. Tầm nhìn phát triển KH&CN Giao thông Vận tải đến năm 2020 do Bộ Giao thông Vận
tải ban hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_he_giua_cac_muc_tieu_phat_trien_khoa_hoc_va_cong_ng.pdf