Mối quan hệ giữa cử tri và ứng cứ viên trong bầu cử

Nhận xét: về cơ bản, pháp luật bầu cử đã quy định khá rõ ràng mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên trong giai đoạn bỏ phiếu. Cử tri là chủ thể quyết định ai là người trúng cử thông qua lá phiếu của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy có một số hạn chế sau: thông thường, đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì chỉ để năm ứng cử viên, đơn vị được bầu năm đại biểu thì chỉ để lại bảy ứng cử viên. Bởi vì tại vòng hiệp thương, cử tri không phải là chủ thể quyết định đến việc chọn ứng cử viên, nên quyền chọn lựa của cử tri được thực hiện chính tại giai đoạn này, nhưng với tỷ lệ người ứng cử trên số đại biểu được bầu quá thấp như vậy, nên có thể thấy cử tri chỉ có quyền chọn 28% đến 40%11. Đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến việc bỏ phiếu của cử tri còn mang tính hình thức, nhiều cử tri khá “hời hợt” trong việc lựa chọn ứng cử viên, hiện tượng bỏ phiếu hộ còn nhiều, việc kiểm phiếu nhiều nơi cũng chưa được thực hiện nghiêm túc Những hạn chế này ảnh hưởng ít nhiều đến mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên. Kiến nghị: Cần phải có những quy định về số lượng ứng cử viên chính thức theo hướng tăng số lượng ứng cử viên chính thức trên mỗi đơn vị bầu cử lên, có các quy định chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát hoạt động bỏ phiếu của cử tri, tránh tình trạng bỏ phiếu hộ, hoặc bỏ phiếu cảm tính

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa cử tri và ứng cứ viên trong bầu cử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÖËI QUAN HÏå GIÛÄA CÛÃ TRI VAÂ ÛÁNG CÛÃ VIÏN TRONG BÊÌU CÛÃ THái THị THU TraNG* Bầu cử, dù theo quy trình nào thì trọng tâm vẫn là mối quan hệ giữa người đi bầu và người được bầu, hay nói cách khác là giữa cử tri và các ứng cử viên. Trong một cuộc bầu cử dân chủ, việc lựa chọn ai phải do cử tri quyết định, quy trình đặt ra cho cuộc bầu cử suy cho cùng là để người dân thực hiện tốt hơn quyền lựa chọn của mình chứ không phải làm hạn chế quyền này của họ. 32 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 1. Bản chất mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên Nhà nước dân chủ là nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng nói như vậy không có nghĩa là cần phải có một “chính phủ toàn dân”1 vì đó là một điều lý tưởng. Còn thực tế, người dân phải lựa chọn những người mà họ tin tưởng rằng, những người đó có thể sử dụng quyền lực nhà nước để phục vụ cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bầu cử dân chủ chính là cơ sở đầu tiên để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ đại diện. Như vậy, bản chất mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên trong chế độ bầu cử dân chủ chính là sự lựa chọn và trao quyền của người dân cho người mà nhân dân tín nhiệm. Muốn được như vậy, trong suốt quá trình bầu cử, quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên phải thực sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ để cử tri thực sự hiểu rõ người mình muốn lựa chọn và trao quyền là ai. Còn từ phía ứng cử viên, họ sẽ có cơ hội để vận động cử tri bỏ phiếu cho mình. 2. Quy định của pháp luật hiện hành về mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên Thứ nhất, mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên trong quá trình hiệp thương Theo Nghị quyết liên tịch số 1 1 / 2 0 1 6 / N Q L T / U B T V Q H - C P - ĐCTUBTWMTTQVN ngày 01/02/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam về hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhiệm kỳ XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2016 - 2021, sau khi hội nghị hiệp thương lần thứ nhất kết thúc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang đã xác định được số lượng * ThS, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội. 1 Jonh Stuart Mill, Chính thể đại diện, nguồn: “Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới”, tr. 79. 33 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT người ứng cử được phép giới thiệu, sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri về những người được dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp. Mặc dù giai đoạn này, những người dự kiến được giới thiệu chưa chính thức là ứng cử viên, nhưng đây là tiền đề cho mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên. Sự tham gia của cử tri ngay từ giai đoạn dự kiến người được giới thiệu sẽ đảm bảo người được giới thiệu phải dựa trên sự tín nhiệm của cử tri, tránh việc giới thiệu mang tính chủ quan, duy ý chí của những chủ thể có thẩm quyền giới thiệu. Theo Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015 (Luật Bầu cử năm 2015), mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên được hình thành chính thức là giữa vòng hội nghị hiệp thương lần thứ hai và hội nghị hiệp thương lần thứ ba, thông qua Hội nghị cử tri để lấy ý kiến của cử tri đối với các ứng cử viên được giới thiệu hoặc tự ứng cử làm căn cứ lên danh sách ứng cử viên chính thức. Căn cứ các Điều 45, Điều 46, Điều 54, Điều 55 Luật Bầu cử năm 2015, Hội nghị cử tri được tiến hành tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử cư trú do Ban thường trực MTTQ Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì. Bên cạnh đó, đối với những ứng cử viên cần phải lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác thì được tổ chức tại chính tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc và do người đứng đầu tổ chức, đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì. Như vậy, trong quá trình hiệp thương, mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên không được thực hiện rộng rãi mà chỉ giới hạn giữa cử tri ở địa phương nơi người ứng cử cư trú hoặc có thể cả nơi người ứng cử công tác. Cụ thể: - Người ứng cử ĐBQH ở trung ương: gửi lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú (Khoản 2 Điều 43 Luật Bầu cử năm 2015); người ứng cử ĐBQH ở cấp tỉnh: gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác (Khoản 2 Điều 44 Luật Bầu cử năm 2015). - Người ứng cử đại biểu HĐND các cấp: lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, đối với người tự ứng cử hoặc được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND cấp xã thì còn lấy ý kiến cử tri nơi người đó công tác (Khoản 2 Điều 53 Luật Bầu cử năm 2015). Số lượng cử tri tham dự Hội nghị được quy định chi tiết tại Nghị quyết số 1134/2016/UBTVQH132 của UBTVQH. - Số lượng cử tri nơi công tác: Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến về người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND ở những nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức Hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự. Nơi có từ một trăm cử tri trở lên thì có thể tổ chức Hội nghị đại diện cử tri nhưng phải bảo đảm ít nhất là bảy mươi cử tri tham dự. Tùy đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các tổ chức công đoàn trực thuộc cử đại diện tham dự; trường hợp không có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các đơn vị trực thuộc cử đại diện tham dự (khoản 3 Điều 1). 2 Nghị quyết số 1134/2016/UBTVQH13 quy định chi tiết, hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung. 34 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT - Số lượng cử tri nơi cư trú: Số lượng cử tri tham dự Hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến về người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức Hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm trên 50% số cử tri tham dự. Nơi có từ một trăm cử tri trở lên thì phải bảo đảm ít nhất là năm mươi lăm cử tri tham dự (khoản 3 Điều 2). Tại Hội nghị, cử tri nghe người tổ chức đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử và có quyền phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử (Điều 4 Nghị quyết số 1134/2016/UBTVQH13). Nhận xét: Như vậy, trong quá trình hiệp thương, mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên đã được hình thành, cử tri có cơ hội để nắm bắt những điểm cơ bản của ứng cử viên, ý kiến của cử tri chính là căn cứ để đánh giá phẩm chất, năng lực của người ứng cử, kiểm tra tính đúng đắn của việc giới thiệu người ra ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên cơ sở đảm bảo phù hợp với ý chí, nguyện vọng của cử tri. Thế nhưng, quy định về nội dung này đang thể hiện sự bất cập, cụ thể: Một là, quy định chưa đảm bảo sự thống nhất trong tiêu chuẩn tỷ lệ cử tri có mặt tại Hội nghị: Đối với nơi số lượng cử tri ít hơn một trăm thì sự tham gia của cử tri căn cứ tỷ lệ phần trăm, còn đối với nơi có số lượng cử tri trên một trăm người thì lại quy định số lượng cử tri tối thiểu cụ thể (bảy mươi cử tri, năm lăm cử tri). Sẽ là không tương thích, khi ví dụ, Trường Đại học Luật Hà Nội, số lượng cử tri là khoảng năm trăm người, nên nếu lấy số lượng cử tri tối thiểu thì chỉ cần bảy mươi cử tri. Số cử tri này chỉ bằng khoảng 14% tổng số cử tri. Hai là, về tính quyết định của cử tri trong việc hình thành danh sách ứng cử viên chính thức. Theo quy định, về cơ bản, kết quả biểu quyết của cử tri tại Hội nghị cử tri dành cho các ứng cử viên không trực tiếp quyết định việc người ứng cử có được ghi tên trong danh sách ứng cử viên chính thức hay không, mà đây chỉ là một trong những yếu tố để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với tổ chức MTTQ lấy làm cơ sở lập danh sách ứng cử viên chính thức3. Ngoại trừ trường hợp bầu cử đại biểu HĐND cấp xã, thì tỷ lệ biểu quyết của cử tri mang tính quyết định: “Người được giới thiệu ứng cử là người được trên 50% cử tri có mặt tín nhiệm” (điểm đ, khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 1134/2016/UBTVQH13). Kiến nghị: Để đảm bảo tính dân chủ trong bầu cử, cần thiết phải có những quy định đảm bảo cho cử tri đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong giai đoạn này, ví dụ: tăng cường tỷ lệ cử tri tham gia Hội nghị cử tri, kết quả biểu quyết của cử tri phải có tính quyết định trong vấn đề lập danh sách ứng cử viên chính thức. Trong một tương lai xa hơn, có thể thay thế chế độ hiệp thương bằng chế độ bầu cử hai vòng4. Thứ hai, mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên trong giai đoạn vận động bầu cử Thời gian vận động bầu cử được thực hiện từ ngày công bố danh sách chính thức và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (Điều 64 Luật Bầu cử năm 2015). Đây là giai đoạn giúp cử tri hiểu rõ hơn về năng lực, phẩm chất của người ứng cử, cũng là cơ hội để các ứng cử viên thuyết phục, kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho mình. Luật Bầu cử năm 2015 đã có những quy định chi tiết, cụ thể về mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên trong giai đoạn này. Luật Bầu cử năm 3 Khoản 2 Điều 48, khoản 2 Điều 49, khoản 2 Điều 56 Luật Bầu cử năm 2015. 4 GS,TS. Thái Vĩnh Thắng, Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay, tham luận tại Hội thảo khoa học của Đại học Quốc gia ngày 2/7/2012, tr. 33. 35 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5 Điều 65 Luật Bầu cử năm 2015. 6 Điểm d khoản 2 Điều 66 Luật Bầu cử năm 2015. 7 Khoản 2, khoản 4 Điều 68 Luật bầu cử năm 2015. 8 GS,TS. Thái Vĩnh Thắng, Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay, tlđd. 2015 quy định ứng cử viên thực hiện vận động bầu cử qua hai hình thức5: Một là, thông qua Hội nghị tiếp xúc cử tri: Tại Hội nghị, cử tri địa phương sẽ được nghe tiểu sử tóm tắt của các ứng cử viên; từng người ứng cử báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được trúng cử. Cử tri có thể nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử. Luật Bầu cử năm 2015 còn bổ sung quy định về nguyên tắc trong việc tiếp xúc giữa cử tri và người ứng cử tại Hội nghị: “Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm”6. Hai là, thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Đây là cách thức vận động khá hiệu quả, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi việc sử dụng công nghệ thông tin khá phổ biến trong đời sống nhân dân. Với hình thức này, mặc dù cử tri và ứng cử viên không trực tiếp gặp nhau như hình thức tiếp xúc cử tri, nhưng qua phương tiện thông tin đại chúng, phạm vi tiếp cận đến các cử tri sẽ rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số hành động bị cấm trong giai đoạn vận động bầu cử, giúp mối quan hệ giữa cử tri và người ứng cử thực sự khách quan, đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên trong mối quan hệ với cử tri, đồng thời giúp cử tri đánh giá người ứng cử một cách đúng đắn, ví dụ: người ứng cử không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử; không sử dụng biện pháp hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri7 Nhận xét: Mọi cuộc bầu cử đều có giai đoạn vận động bầu cử. Đây là giai đoạn rất quan trọng với cả ứng cử viên và cử tri. Ở một số nước trên thế giới, tính tranh cử trong quá trình vận động bầu cử được thể hiện rất rõ, các ứng cử viên phải bỏ ra nhiều công sức, tài chính, chủ động tổ chức, xây dựng chương trình vận động cử tri nhằm thuyết phục công dân ủng hộ, bỏ phiếu cho mình. Tại nhiều nước trên thế giới, kết quả của cuộc bầu cử có thể được định hình ít nhiều ở giai đoạn này mà không cần chờ đến giai đoạn bỏ phiếu. “Vận động tranh cử có thể coi là linh hồn của cuộc bầu cử”8 bởi nó khiến cho cuộc bầu cử được sôi nổi hơn, gay cấn hơn, người ứng cử sẽ thể hiện được tâm huyết của mình, đồng thời người dân cũng bị thu hút, quan tâm nhiều hơn đến đời sống chính trị và quyền làm chủ của họ. Ở Việt Nam, hiện không có tranh cử trong vận động bầu cử, mà vận động bầu cử chủ yếu dựa trên việc tổ chức của MTTQ và chính quyền địa phương; chưa có sự chủ động của người ứng cử, do đó, mối quan hệ giữa cử tri và người ứng cử cũng khá bình lặng, khó có thể đẩy lên tới “cao trào” như ở những nước tổ chức bầu cử có hoạt động tranh cử. Có thể thấy, mối quan hệ giữa cử tri và người ứng cử ở giai đoạn này, nếu không được chú trọng, thì người dân sẽ khó hiểu rõ, đánh giá đúng về ứng cử viên, nên việc bỏ phiếu ở giai đoạn sau sẽ trở nên mơ hồ và cảm tính. Mặt khác, vận động bầu cử không chỉ có ý nghĩa ở việc giúp cử tri hiểu rõ hơn về những người mà mình sắp sửa bỏ phiếu cho họ, từ đó khiến họ tin tưởng hơn vào sự lựa chọn của mình, mà còn đảm bảo sự ràng buộc với những ứng cử viên, buộc họ khi trúng cử phải thực hiện đúng với những gì đã tuyên bố với cử tri. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để sau này đánh giá 36 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT năng lực của ĐBQH, đại biểu HĐND. Đặc biệt là khi, các tiêu chí cụ thể để bãi nhiệm đại biểu còn đang rất chung chung và khó thực hiện. Kiến nghị: Mặc dù Luật Bầu cử năm 2015 đã chú trọng hơn trong việc quy định nội dung vận động bầu cử, nhưng để thu hút người dân quan tâm đến hoạt động vận động bầu cử hơn nữa, cần phải có những biện pháp thúc đẩy hoạt động này, ví dụ: thời gian, địa điểm tiếp xúc cử tri phải được thông báo rộng rãi hơn, khuyến khích người dân tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri, tạo cơ chế để tăng khả năng chủ động cho người ứng cử trong việc vận động bầu cử. Thứ ba, mối quan hệ giữa cử tri với ứng cử viên trong quá trình bỏ phiếu Mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên được thể hiện rõ nhất thông qua hoạt động bỏ phiếu của cử tri đối với ứng cử viên mà mình tín nhiệm. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND. Cử tri không muốn chọn ai thì trực tiếp gạch tên người đó. Với nguyên tắc bỏ phiếu trực tiếp, người dân sẽ tự mình chọn ra người mà mình tín nhiệm, không qua khâu trung gian. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên rất chặt chẽ. Để đảm bảo nguyên tắc này, pháp luật quy định cử tri phải trực tiếp đi bầu, một số trường hợp đặc biệt do luật định có thể nhờ người khác bầu cử thay. Việc xác định ứng cử viên trúng cử hay không căn cứ trực tiếp ngay vào kết quả bỏ phiếu: người trúng cử phải được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu bầu hơn. Bên cạnh đó, nếu có nhiều ứng cử viên có số phiếu bằng nhau và nhiều hơn lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn sẽ trúng cử9. Ngoài ra, mối quan hệ giữa cử tri với ứng cử viên còn được thể hiện trong hoạt động bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung10. Nhận xét: về cơ bản, pháp luật bầu cử đã quy định khá rõ ràng mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên trong giai đoạn bỏ phiếu. Cử tri là chủ thể quyết định ai là người trúng cử thông qua lá phiếu của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy có một số hạn chế sau: thông thường, đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì chỉ để năm ứng cử viên, đơn vị được bầu năm đại biểu thì chỉ để lại bảy ứng cử viên. Bởi vì tại vòng hiệp thương, cử tri không phải là chủ thể quyết định đến việc chọn ứng cử viên, nên quyền chọn lựa của cử tri được thực hiện chính tại giai đoạn này, nhưng với tỷ lệ người ứng cử trên số đại biểu được bầu quá thấp như vậy, nên có thể thấy cử tri chỉ có quyền chọn 28% đến 40%11. Đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến việc bỏ phiếu của cử tri còn mang tính hình thức, nhiều cử tri khá “hời hợt” trong việc lựa chọn ứng cử viên, hiện tượng bỏ phiếu hộ còn nhiều, việc kiểm phiếu nhiều nơi cũng chưa được thực hiện nghiêm túc Những hạn chế này ảnh hưởng ít nhiều đến mối quan hệ giữa cử tri và ứng cử viên. Kiến nghị: Cần phải có những quy định về số lượng ứng cử viên chính thức theo hướng tăng số lượng ứng cử viên chính thức trên mỗi đơn vị bầu cử lên, có các quy định chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát hoạt động bỏ phiếu của cử tri, tránh tình trạng bỏ phiếu hộ, hoặc bỏ phiếu cảm tính n 9 Xem Điều 78 Luật Bầu cử năm 2015. 10 Xem Điều 79, Điều 80, Điều 89 Luật Bầu cử năm 2015. 11 GS,TS. Thái Vĩnh Thắng, Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay, tlđd, tr. 28.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_cu_tri_va_ung_cu_vien_trong_bau_cu.pdf
Tài liệu liên quan