Nếu chính sách tập trung và công nghiệp
và xuất khẩu (tỷ trọng hàng xuất khẩu là sản
phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn) có thể
làm tăng một chỉ tiêu mang tính thành tích
như GDP nhưng người dân và đất nước
không được gì nhưng nguồn lực của nền kinh
tế ngày càng yếu đi do luồng tiền chi trả sở
hữu ra nước ngoài ngày một lớn. Tốc độ tăng
trưởng của luồng tiền chi trả sở hữu cao hơn
tăng trưởng GDP rất nhiều (năm 2017, theo
số liệu của Tổng cục Thống kê, chi trả sở hữu
thuần ra nước ngoài gần 11 tỷ USD, chiếm
5% GDP và tỷ lệ GNI so với GDP chỉ còn
khoảng 95%).
Các doanh nghiệp FDI chiếm gần 60%
giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp
(bao gồm khai thác) và 73% trong giá trị
xuất khẩu hàng hóa, như vậy cấu trúc 3
nhóm ngành lớn và cấu trúc trong nội ngành
công nghiệp hàm ý rằng cần nâng cao chất
lượng thu hút FDI hướng tới sự bền vững về
kinh tế và môi trường. Cấu trúc trong bảng 5
và hình 5 có thể khiến GDP tăng 2,1% đến
năm 2025 và 2,5% đến năm 2030. Việc thay
đổi chất lượng rừng, cải tiến kỹ thuật để
ngành nông nghiệp phát triển “xanh” hơn có
thể khiến chất thải nhà kính GHG giảm 4,5%
đến năm 2025 và 9% đến năm 2030 (trong
trường hơp hệ số hút CO2 của rừng
(LULUCF)1 tăng lên 0,02 và 0,04 điểm phần
trăm và hệ số phát thải của nông nghiệp
giảm 0,1 - 0,3%). Với việc thu hút và quản lý
FDI hiệu quả sẽ khiến luồng tiền chi trả sở
hữu giảm xuống.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường đường cong Kuznets, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐƯỜNG CONG KUZNETS
Bùi Trinh*, Bùi Quốc**
Tóm tắt:
Những năm gần đay, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao đã tạo nhiều
thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo, tạo việc
làm, nâng cao đời sống nhân dân và thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mang lại, phát triển kinh tế cũng đã gây ra sức ép rất lớn lên
chất lượng môi trường. Bài viết giới thiệu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường
dựa trên đường cong Kuznets, qua đó phân tích cấu trúc và lượng phát thải khí nhà kính của
21 nhóm ngành kinh tế Việt Nam.
1. Giới thiệu
Nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi
trường đã diễn ra trong hơn ba thập kỷ qua.
Những vấn đề này đã được giải quyết rộng
rãi vào đầu những năm 1990, chủ yếu là do
Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Phát
triển và Môi trường năm 1992. Các tác phẩm
nổi tiếng khác từ thời kỳ này đã được công
bố, trong đó có các ấn phẩm của Grossman
và Krueger [1991] và Shafik và
Bandyopadhyay [1992] [được trích dẫn sau
Stern, 2004]. Vào thời điểm đó, một khái
niệm đã xuất hiện xác định mối quan hệ này
là một đường cong môi trường Kuznets. Khái
niệm này ám chỉ mối quan hệ giữa bất bình
đẳng thu nhập và phát triển kinh tế được mô
tả bởi Kuznets vào giữa những năm 1950
[Kuznets, 1955] và cho rằng đường cong
Kuznets môi trường thường có hình dạng
* Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam
** Khoa Toán, Đại học Khoa học tự nhiên,
ĐHQG Hà Nội
chữ U ngược, nghĩa là có thu nhập thấp
cường độ và mức độ suy thoái môi trường
thấp. Sau đó, sự phát triển mạnh mẽ của
nông nghiệp và công nghiệp hóa khiến việc
tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên với tốc độ
nhanh hơn so với đổi mới của họ, cũng như
sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và độc
tính của chất thải. Ở cấp độ phát triển kinh
tế cao hơn, những thay đổi cơ cấu tập trung
vào phát triển sản xuất và dịch vụ sử dụng
kiến thức về môi trường tự nhiên kết hợp với
nhận thức về môi trường và thực thi luật môi
trường, công nghệ thân thiện hơn và tăng chi
tiêu cho bảo vệ môi trường, chúng giảm dần
sự suy thoái môi trường [Panayotou, 1993].
Nhiều nhà kinh tế coi tài khoản này là một
thực tế cách điệu cần được mô tả bằng lý
thuyết. Đường cong Kuznets môi trường vẫn
là tâm điểm của các nhà nghiên cứu, mặc dù
nó không tìm thấy sự xác nhận rõ ràng trong
nghiên cứu thực nghiệm tại thời điểm đó.
Trong những năm tiếp theo, khái niệm này
đã được phát triển một cách có hệ thống. Sự
gia tăng ổn định sự quan tâm của các cộng
đồng khoa học đối với khái niệm đường cong
➢➢➢
4
Kuznets môi trường đã
xảy ra từ đầu những năm
1990. Mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế và chất
lượng môi trường vẫn còn
gây tranh cãi cho đến bây
giờ. Năm 1991,
Grossmanand Kreuger
(1991) lần đầu tiên giới
thiệu đường cong Kuznets
môi trường hình chữ U
ngược (EKC) trong nghiên
cứu về Hiệp định thương
mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA) và ô nhiễm
không khí ở Mexico
(1991). Họ tìm thấy mối
quan hệ thống kê mạnh
mẽ giữa chất lượng môi
trường và thu nhập bình
quân đầu người cho một
mặt cắt ngang của các
quốc gia. Mối quan hệ này
được mô tả bằng hình chữ
U, tương tự như mối quan
hệ được sử dụng để mô
tả mối quan hệ giữa bất
bình đẳng và tăng trưởng
được đề xuất bởi Kuznets
vào năm 1955. Cụ thể, ô
nhiễm theo hình dạng
ngược của chữ U: ô nhiễm
gia tăng cùng chiều với
tăng trưởng kinh tế tại
mức thu nhập thấp nhưng
cuối cùng giảm sau khi
đạt đến một mức thu
nhập nhất định, kinh
nghiệm nhiều nước cho
thấy GDP bình quân đầu
người ước tính khoảng từ
4.000 đến 5.000 đô la sẽ đạt ngưỡng này.
Một số lý thuyết có thể được sử dụng để giải thích đường
cong môi trường (Environmental Kuznets’ Curve - EKC), đầu tiên
là Panayotou (1993) dựa trên các giai đoạn phát triển kinh tế để
giải thích hình chữ U ngược. Sự thay đổi cấu trúc của một quốc
gia từ nông thôn sang thành thị và nông nghiệp sang công
nghiệp chế biến chế tạo trong giai đoạn phát triển đầu tiên có
thể dẫn đến suy thoái môi trường. Sự phát triển này dẫn đến
một lượng khí thải nhà kính cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp
theo, cơ cấu kinh tế chuyển từ công nghiệp chế biến chế tạo
sang dịch vụ và ô nhiễm có thể được giảm thiểu do sự tăng
trưởng của các ngành thâm dụng carbon thấp. Do đó,
Panayotoubelpered cho rằng suy thoái môi trường là một phần
không thể tránh khỏi trong con đường phát triển của các quốc
gia. Ngoài ra, tiến bộ công nghệ có thể là một lý do để giảm
lượng khí thải khi một quốc gia đạt đến giai đoạn thu nhập cao.
Điều này có nghĩa là khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, họ có
nhiều nguồn lực hơn để cải thiện công nghệ của họ. Do đó, các
công nghệ gây ô nhiễm được thay thế bằng các công nghệ thân
thiện với môi trường (Galeotti và Lanza, 2005). Một lời giải thích
khác cho EKC là chất lượng môi trường có thể được coi là hàng
hóa thông thường hoặc thậm chí là hàng xa xỉ (Beckerman,
1992). Độ co giãn thu nhập của nhu cầu đối với chất lượng môi
trường lớn hơn 0 hoặc thậm chí lớn hơn một. Trong trường hợp
này, khi thu nhập tăng, nhận thức về môi trường cá nhân tốt
hơn, và sau đó nhu cầu về chất lượng môi trường cũng cao hơn.
Sự gia tăng chất lượng môi trường tốt hơn dẫn đến những thay
đổi trong cơ cấu kinh tế làm thay đổi sản xuất bẩn sang sản
xuất sạch hơn và các quy định môi trường yếu thành các quy
định nghiêm ngặt (Grossman và Kreuger, 1991 & 1995).
Hình 1: Đường cong kinh tế môi trường Kuznets
5
2. Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu dựa trên mô hình Ghosh và Trinh
và các cộng sự (2012) đưa ra hàm mô tả quan hệ của đường
Kuznets
∆E = (1-µ).e.(I-α.A’d )-1.ΔVd
µ →0 đường tuyến tính theo hướng đi lên điều này có
nghĩa càng tăng trưởng lượng chất thải càng tăng;
µ >1 đường tuyến tính theo hướng đi xuống có nghĩa tăng
trưởng về ΔVd nhưng lượng chất thải giảm (absorption on
residuals);
∆E biểu thị trục tung, ΔVd biểu thị trục hoành (Hình 1).
Đường cong Kuznets được xác định bởi hai đường tiếp
tuyến ngoài, đường cong Kuznets mang dáng vẻ chữ U ngược
nhưng không phải hình pa-ra-bôn. Như vậy hình thù, điểm giao
nhau của 2 đường tuyến tính và điểm tiếp xúc của của hai
đường tiếp tuyến với đường phi tuyến phụ thuộc vào chính sách
của mỗi quốc gia.
Bài viết này dựa trên bảng cân đối liên ngành của Việt Nam
(GSO) năm 2012 và 2016 cập nhật bởi Viện Nghiên cứu phát
triển Việt Nam.
3. Thảo luận
Điều này phần nào được chứng minh trong cấu trúc kinh tế
của Việt Nam. Trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ước tính đến năm 2010 lượng phát thải GHG là khoảng 247
triệu tấn, tính toán của
nhóm nghiên cứu cho
thấy lượng GHG đến năm
2012 là 300 triệu tấn và
đến năm 2016 là 423
triệu tấn. Báo cáo của Bộ
Tài nguyên và Môi trường
dự báo đến năm 2020
lượng khí nhà kính là 466
triệu tấn. Theo tính toán
của nghiên cứu này, với
cấu trúc công nghiệp xây
dựng như hiện nay thì
lượng khí thải nhà kính
đến năm 2020 sấp xỉ 600
triệu tấn. Tăng trưởng về
khí nhà kính bình quân từ
năm 2010-2020 khoảng
7,5%, tăng nhanh hơn
tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân trong giai đoạn
này (khoảng 6,3%). Tức
là trong giai đoạn hiện
nay, mối quan hệ kinh tế
và môi trường đang nằm
bên phía trái của Hình 1.
Bảng 1: Lan tỏa từ các nhân tố của cầu cuối cùng nội địa đến
các yếu tố kinh tế và môi trường
Năm 2012 Năm 2016
Tiêu
dùng
cuối
cùng
Đầu
tư/
Tích
lũy
Xuất
khẩu
hàng
hóa
Xuất
khẩu
dịch
vụ
Tổng số
GHG
(Triệu
tấn)
Tiêu
dùng
cuối
cùng
Đầu
tư/
Tích
lũy
Xuất
khẩu
hàng
hóa
Xuất
khẩu
dịch
vụ
Tổng số
GHG
(Triệu
tấn)
Lan tỏa tới sản
lượng (Lần)
1,744 1,799 1,788 1,601 2,053 2,128 2,094 1,911
Lan tỏa tới giá
trị tăng thêm
(Lần)
0,72 0,58 0,56 0,76 0,66 0,54 0,52 0,69
Lan tỏa tới
nhập khẩu
(Lần)
0,28 0,42 0,44 0,24 0,34 0,46 0,48 0,31
➢➢➢
6
Năm 2012 Năm 2016
Tiêu
dùng
cuối
cùng
Đầu
tư/
Tích
lũy
Xuất
khẩu
hàng
hóa
Xuất
khẩu
dịch
vụ
Tổng số
GHG
(Triệu
tấn)
Tiêu
dùng
cuối
cùng
Đầu
tư/
Tích
lũy
Xuất
khẩu
hàng
hóa
Xuất
khẩu
dịch
vụ
Tổng số
GHG
(Triệu
tấn)
Ước tính phát
thải nhà kính
(Triệu tấn)
77 65 152 6 300 140 100 176 7 423
Cấu trúc của
GHG (%)
25,7 21,7 50,7 1,9 100 33,3 23,5 41,6 1,7 100
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên các bảng I/O và số liệu của Bộ TN-MT
Kết quả tính toán Bảng 2 và Hình 2 cho
thấy các chỉ số về mặt kinh tế nhóm ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản đều có những
chỉ số ấn tượng, thực trạng từ cấu trúc kinh
tế hiện tại cho thấy nhóm ngành này lại thải
ra môi trường lượng phát thải gây hiệu ứng
nhà kính gấp hơn 2 lần mức phát thải chung
của nền kinh tế trong cả giai đoạn 10 năm
(mỗi bảng cân đối liên ngành đại diện 5
năm). Đáng chú ý là lượng phát thải gây hiệu
ứng nhà kính đang có xu hướng tăng lên
(Hình 2). Ngành phát thải ra hiệu ứng nhà
kính cao nhất là nhóm ngành sản xuất các
sản phẩm khoáng phi kim loại (ngành số 7),
cao hơn mức bình quân chung 3,3 lần, sau
đó là nhóm ngành xây dựng (2,39 lần), nhóm
nông, lâm nghiệp và thủy sản (2,36 lần);
cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải; công nghiệp chế biến chế
tạo khác; sản xuất thực phẩm, đồ uống và
thuốc lá; khai khoáng đều có mức phát thải
hiệu ứng nhà kính cao hơn mức bình quân
chung của nền kinh tế. Một điều chú ý rằng
hầu như ai cũng nghĩ ngành vận tải thải ra
hiệu ứng nhà kính lớn nhưng thực chất lại
không phải như vậy, ngành vận tải thải ra
lượng CO2 tương đối lớn nhưng không thải ra
nhiều CH4 và N2O. Hầu hết các nhóm
ngành dịch vụ không chỉ lan tỏa đến thu
nhập cao mà còn lan tỏa đến môi
trường không khí thấp.
Hình 2: Phát thải nhà kính gây nên trong quá trình sản xuất năm 2012 và 2016
Đơn vị tính: lần
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên báo cáo của Bộ TN-MT
và bảng I/O năm 2012 và 2016
0.000
0.050
0.100
0.150
0.200
0.250
0.300
0.350
2016
2012
7
Bảng 2: Lan tỏa từ một đơn vị tăng lên của cầu cuối cùng đến giá trị tăng thêm và nhập khẩu
Đơn vị tính: Lần
Năm 2012 Năm 2016
TT Ngành kinh tế
Lan tỏa
đến VA của
đơn vị tăng
lên của cầu
cuối cùng
Mức
lan
tỏa
đến
VA
bình
quân
Mức độ
lan tỏa
đến
nhập
khẩu
Lan tỏa
đến VA
của đơn vị
tăng lên
của cầu
cuối cùng
Mức
lan
tỏa
đến
VA
bình
quân
Mức độ
lan tỏa
đến
nhập
khẩu
1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,684 1,024 0,952 0,640 1,050 0,922
2 Khai khoáng 0,654 0,979 1,042 0,585 0,960 1,062
3
Sản xuất thực phẩm, đồ uống và
thuốc lá
0,625 0,935 1,130 0,580 0,953 1,074
4
Sản xuất các sản phẩm dệt may,
trang phục và đồ da
0,560 0,838 1,327 0,511 0,839 1,251
5
Sản xuất các sản phẩm dầu mỏ
và khí đốt
0,483 0,722 1,560 0,431 0,707 1,456
6 Sản xuất các sản phẩm hóa chất 0,511 0,765 1,474 0,493 0,809 1,297
7
Sản xuất các sản phẩm khoáng
phi kim loại
0,663 0,992 1,016 0,619 1,016 0,975
8
Sản xuất và chế biến kim loại và
các sản phẩm kim loại
0,431 0,645 1,716 0,413 0,678 1,502
9 Sản xuất thiết bị, máy móc 0,388 0,581 1,845 0,375 0,615 1,600
10
Công nghiệp chế biến chế tạo
khác
0,538 0,806 1,392 0,514 0,844 1,243
11
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí
0,879 1,316 0,364 0,763 1,253 0,606
12
Cung cấp nước; hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải
0,772 1,154 0,689 0,690 1,133 0,793
13 Xây dựng 0,578 0,864 1,274 0,538 0,883 1,183
14 Vận tải kho bãi 0,604 0,904 1,193 0,555 0,911 1,138
15
Bán buôn, bán lẻ; Khách sạn và
nhà hàng
0,798 1,195 0,608 0,724 1,189 0,706
16 Thông tin và truyền thông 0,682 1,020 0,959 0,608 0,998 1,003
17
Hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm
0,869 1,300 0,396 0,798 1,309 0,517
18
Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ
0,822 1,230 0,536 0,714 1,171 0,733
19 Giáo dục và đào tạo 0,928 1,388 0,218 0,830 1,363 0,434
20 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 0,680 1,018 0,964 0,614 1,008 0,988
21 Các ngành dịch vụ khác 0,886 1,325 0,345 0,799 1,311 0,515
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ bảng I/O 2012 và 2016
➢➢➢
8
4. Kết luận và hàm ý chính sách
Nếu cấu trúc của nhóm ngành công
nghiệp chiếm trong GDP như hiện nay hoặc
ngày càng có xu hướng tăng lên, thì không
có lợi cho nền kinh tế thậm chí gây ảnh
hưởng to lớn cho môi trường, vì nhóm ngành
công nghiệp chế biến chế tạo lan tỏa thấp
đến giá trị tăng thêm nhưng lan tỏa mạnh
đến phát thải nhà kính. Nhóm ngành nông,
lâm thủy sản lan tỏa tốt đến thu nhập nhưng
cũng lan tỏa cao đến môi trường, như vậy
cần công nghiệp hóa nhóm ngành này theo
hướng một nền nông nghiệp xanh. Trong khi
chưa thay đổi được cấu trúc sản xuất của
nhóm ngành công nghiệp cần đưa những quy
chế nghiêm ngặt về quản lý và xử lý chất
thải. Cần tập trung vào nhóm ngành công
nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy
sản. Nhóm ngành này có hệ số lan tỏa đến
giá trị tăng thêm cao và lan tỏa đến nhập
khẩu khá thấp. Nhóm ngành công nghiệp chế
biến này cần thay đổi quy trình công nghệ để
giảm thiểu chất thải ra môi trường. Cơ cấu
trong nội bộ ngành công nghiệp đến năm
2030 được đề xuất ở Hình 3. Trong đó, cơ
cấu nhóm ngành khái thác và công nghiệp
chế biến khác giảm trong khi công nghiệp
chế biến sản phẩm nông nghiệp tăng lên.
Hiện nay, nền công nghiệp Việt Nam
thực chất là nền công nghiệp gia công lắp
ráp phụ thuộc vào FDI rất lớn, hàm lượng giá
trị tăng thêm rất thấp và hàm lượng giá trị
tăng thêm mà phía Việt Nam nhận được còn
thấp hơn nhiều, nhưng lại gây ô nhiễm môi
trường nhiều nhất. Như vậy, để phát triển
bền vững đến năm 2025 nhóm ngành này
cần giảm cấu trúc trong GDP 2 điểm phần
trăm (từ 34% GDP xuống 32% GDP) và
nhóm ngành dịch vụ cần tăng lên 44% GDP,
cơ cấu nhóm ngành nông, lâm và thủy sản
giữ nguyên không giảm nữa. Như vậy nền
kinh tế vừa tăng trưởng tốt vừa giảm thiểu
được ô nhiễm.
Theo tính toán, để đạt đỉnh của đường
cong kinh tế môi trường Kuznets, đến năm
2030 cơ cấu 3 nhóm ngành như sau: ngành
dịch vụ chiếm 45%, công nghiệp xây dựng
chiếm 30% và nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 14%, cơ cấu này tốt cho tăng trưởng
và giảm thiểu được phát thải nhà kính. Chú ý
rằng cơ cấu nhóm ngành nông lâm thủy sản
tăng không chỉ đối với nông nghiệp mà còn
cần tập trung cho ngành trồng, chăm sóc và
bảo vệ rừng để nâng cao chất lượng rừng
nhằm giảm một cách hiệu quả lượng phát
thải nhà kính của nền kinh tế.
Hình 3: Cơ cấu 3 nhóm ngành khuyến nghị đến năm 2030
Đơn vị tính: %
Chú thích: Chú ý rằng tổng cơ cấu của 3 nhóm ngành trong GDP nhỏ hơn 100%, vì từ năm 2010 TCTK tính
GDP theo giá cơ bản không bao gồm thuế sản phẩm
0
10
20
30
40
50
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2025 2030
Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản
Công nghiệp và xây
dựng
Dịch vụ
Thuế sản phẩm
9
Nếu chính sách tập trung và công nghiệp
và xuất khẩu (tỷ trọng hàng xuất khẩu là sản
phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn) có thể
làm tăng một chỉ tiêu mang tính thành tích
như GDP nhưng người dân và đất nước
không được gì nhưng nguồn lực của nền kinh
tế ngày càng yếu đi do luồng tiền chi trả sở
hữu ra nước ngoài ngày một lớn. Tốc độ tăng
trưởng của luồng tiền chi trả sở hữu cao hơn
tăng trưởng GDP rất nhiều (năm 2017, theo
số liệu của Tổng cục Thống kê, chi trả sở hữu
thuần ra nước ngoài gần 11 tỷ USD, chiếm
5% GDP và tỷ lệ GNI so với GDP chỉ còn
khoảng 95%).
Các doanh nghiệp FDI chiếm gần 60%
giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp
(bao gồm khai thác) và 73% trong giá trị
xuất khẩu hàng hóa, như vậy cấu trúc 3
nhóm ngành lớn và cấu trúc trong nội ngành
công nghiệp hàm ý rằng cần nâng cao chất
lượng thu hút FDI hướng tới sự bền vững về
kinh tế và môi trường. Cấu trúc trong bảng 5
và hình 5 có thể khiến GDP tăng 2,1% đến
năm 2025 và 2,5% đến năm 2030. Việc thay
đổi chất lượng rừng, cải tiến kỹ thuật để
ngành nông nghiệp phát triển “xanh” hơn có
thể khiến chất thải nhà kính GHG giảm 4,5%
đến năm 2025 và 9% đến năm 2030 (trong
trường hơp hệ số hút CO2 của rừng
(LULUCF)1 tăng lên 0,02 và 0,04 điểm phần
trăm và hệ số phát thải của nông nghiệp
giảm 0,1 - 0,3%). Với việc thu hút và quản lý
FDI hiệu quả sẽ khiến luồng tiền chi trả sở
hữu giảm xuống.
Tài liệu tham khảo:
1. Beckerman, W. (1992), ‘Economic
growth and the environment: Whose growth?
Whose environment?’, World development
20(4):481-496;
1 Land Use, Land-Use Change and Forestry
2. Bui.T. (2018), ‘Economic Structure
and Greenhouse Gas Emission of Vietnam’,
MAGNT Research Report, Vol.5(2), (June);
3. Dietzenbacher, Erik, Jiansuo Pei, and
Cuihong Yang. (2012), ‘Trade, Production
Fragmentation, and China’s Carbon Dioxide
Emissions’, Journal of Environmental
Economics and Management 64 (1): 88-101.
doi.org/10.1016/j.jeem.2011.12.003;
4. Grossman, G. M. and Krueger, A. B.
(1995), ‘Economic growth and the
environment’, The Quarterly Journal of
Economics, 110(2):353-377;
5. Galeotti, M. and Lanza, A. (2005),
‘Desperately seeking environmental Kuznets’,
Environmental Modelling and Software,
20(11):1379-1388;
6. Kuznets S. (1955), ‘Economic growth
and income inequality’, American Economic
Review, vol. 45, no. 1: 1-28;
7. Kuznets S. (1963), ‘Quantitative Aspects
of the Economic Growth of Nations: VIII.
Distribution of Income by Size’, Economic
Development and Cultural Change, vol.11, no.
2:1-80;
8. Ministry of National Resource and
Environment “THE INITIAL BIENNIAL
UPDATED REPORT OF VIET NAM TO THE
UNITED NATIONS FRAMEWORK
CONVENTION ON CLIMATE CHANGE” VIET
NAM PUBLISHING HOUSE OF NATURAL
RESOURCES, ENVIRONMENT AND
CARTOGRAPHY, 2014;
9. Nguyễn Hồng Sơn (2010), Dịch vụ Việt
nam 2020: Hướng tới chất lượng, hiệu quả và
hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
(Xem tiếp trang 19)
19
nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có
thu nhập trung bình cao là đạt được. Sau 7
năm sau nữa, nếu vẫn giữ tốc độ tăng
GNI/người trung bình hàng năm 9,7%, thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ
tăng gấp đôi đạt 7.168 đô la vào năm 2030;
điều này cảnh báo mục tiêu đến năm 2030
Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các
nước có thu nhập trung bình cao (trên
10.000 đô la) là khó khả thi. Nhưng 7 năm
tiếp sau năm 2030, nếu Việt Nam vẫn giữ tốc
độ tăng GNI/người trung bình hàng năm
9,7%, thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam tiếp tục tăng đạt 13.704 đô la, Việt
Nam có thể trở thành nước có thu nhập cao
vào năm 2036 chứ không phải chờ đến giữa
thế kỷ XXI (năm 2045) mới trở thành nước
phát triển, có thu nhập cao.
Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt
của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận
lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn
cũng không hề nhỏ. Đối với một quốc gia có
thu nhập trung bình thấp, để đảm bảo tăng
trưởng bao trùm và bền vững hơn, thách
thức đặt ra với Việt Nam là quá trình quá độ
sang mô hình tăng trưởng mới dựa vào tăng
trưởng năng suất nhanh chóng, đổi mới, gia
tăng giá trị cao và thúc đẩy khả năng cạnh
tranh quốc tế để mang lại nhiều công ăn việc
làm cho phần lớn người dân Việt Nam. Để
đạt được khát vọng 2035, lựa chọn duy nhất
của Việt Nam là thực hiện những cải cách
toàn diện và sâu rộng về thể chế và thị
trường nhằm thúc đẩy mạnh mẽ những động
lực phát triển, tạo nền tảng cho một nền kinh
tế thu nhập cao vào năm 2036.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS, TS. Nguyễn Văn Thạo, Tầm nhìn
của Đảng về phát triển đất nước đến giữa
thế kỷ XXI, Hội đồng Lý luận Trung ương,
Tạp chí Cộng sản ngày 17/02/2020;
2. World Bank, The World Bank Atlas
method - detailed methodology,
https://datahelpdesk.worldbank.org/knowled
gebase/articles/378832-what-is-the-world-
bank-atlas-method.
------------------------------------------------------
Tiếp theo trang 9
10. Nguyen.H, Kathleen B. Aviso, Dien
Quang Le, and Akihiro Tokai. (2018). Main
Drivers of Carbon Dioxide Emissions in
Vietnam Trajectory 2000-2011: An Input-
Output;
11. Panayotou, T. (1993), Empirical tests
and policy analysis of environmental
degradation at different stages of economic
development, Technical report, International
Labour Organization;
12. Shafik N., Bandyopadhyay S. (1992),
Economic growth and environmental quality:
time-series and cross-country evidence,
World Bank Publications, vol. 904;
13. Susmita Dasgupta, Benoit Laplante,
Hua Wang and David Wheeler (2002),
‘Confronting the Environmental Kuznets
Curve’, Journal of Economic Perspectives,
Volume 16, Number 1-Winter 2002, Pages
147-168;
14. To TrungThanh, Nguyen, V. P. and
Bui, T. (2016), ‘Some comparisons between
the vietnam and china‟s economic structure,
policy implications’, Advances in Management
& Applied Economics, 6(3): 153-66.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_he_giua_kinh_te_va_moi_truong_duong_cong_kuznets.pdf