Mặt khác, theo Moorrees và Kean(17), độ lệch
chuẩn khi tái thiết lập chính xác tư thế đầu tự
nhiên thấp hơn khi so sánh với độ lệch chuẩn
trong quá trình tái lập bất cứ đường tham chiếu
nào trong sọ. Lundstrom, Forsberg Peck và
McWilliam(11) đưa ra giá trị độ lệch chuẩn của
việc tái lập tư thế đầu tự nhiên (± 2°) thấp hơn độ
lệch chuẩn khi xác định độ nghiêng của mặt
phẳng Frankfort (±4°đến 6). Điều này có nghĩa là
khả năng tái lập tư thế đầu tự nhiên và mặt
phẳng ngang thật chính xác hơn các mặt phẳng
Frankfort hay SN(1,12). Peng và Cooke (8) cho rằng
tư thế đầu tự nhiên ít thay đổi theo thời gian dù
khả năng tái định vị có thay đổi nhưng không
đáng kể và là một tư thế tham chiếu tốt, ổn định
(có thể tái lập tốt với giá trị tương đối ổn định
sau 15 năm). Vậy khả năng tái lập tư thế đầu tự
nhiên và mặt phẳng ngang thật chính xác hơn
các mặt phẳng Frankfort hay SN(1,12). Ở tư thế
đầu tự nhiên cả yếu tố thẩm mỹ và chức năng
của bệnh nhân đều được xem xét(5).Như vậy, vị
trí đầu tự nhiên cùng với đường thẳng đứng dọc
thật hay đường thẳng ngang thật là một tham
chiếu đáng tin cậy(10).
Vì vậy việc tìm được mối liên quan giữa tư
thế đầu tự nhiên (thông qua mặt phẳng ngang
thật của bệnh nhân) và mặt phẳng Frankfort sẽ
là tiền đề cho những nghiên cứu sọ mặt sau này
theo hướng thật gần gũi với tư thế hằng ngày
của bệnh nhân, nhằm giúp cho quá trình phân
tích thẩm mỹ khi điều trị thật sự phù hợp với
cách đánh giá thẩm mỹ khi quan sát đối tượng
trong cuộc sống hằng ngày.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật trên người Việt Nam trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 22
MỐI QUAN HỆ GIỮA MẶT PHẲNG FRANKFORT VÀ MẶT PHẲNG
NGANG THẬT TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH
Nguyễn Thị Bích Ngọc*, Đống Khắc Thẩm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm thiết lập mối quan hệ giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng
ngang thật của bệnh nhân khi đầu được định vị ở tư thế tự nhiên, đồng thời đề ra hướng đánh giá thẩm mỹ mới
dựa trên tư thế đầu tự nhiên và mặt phẳng ngang thật của bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 100 người Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi có khuôn mặt hài
hòa, thỏa mãn một số tiêu chuẩn chọn mẫu. Các đối tượng nghiên cứu được chụp phim với đầu được định vị ở tư
thế tự nhiên. Tất cả các phim được vẽ nét theo quy tắc được thống nhất trên thế giới, tiến hành xác định góc giữa
mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật, đo góc giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật. Xử lý
thống kê tìm các giá trị trung bình của góc tạo bởi mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật.
Kết quả: Góc giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa hai giới (p>0,05).
Kết luận: Khi đánh giá thẩm mỹ có thể dùng giá trị trung bình của góc độ giữa mặt phẳng Frankfort và mặt
phẳng ngang thật để chuyển đổi nghiên cứu từ định vị đầu theo mặt phẳng Frankfort (tư thế thường gặp khi định
vị đầu để chụp phim sọ nghiêng) sang định vị theo mặt phẳng ngang thật khi đầu ở tư thế tự nhiên.
Từ khóa: Sơ đồ lưới, phân tích sọ mặt, thẩm mỹ, mặt phẳng ngang thật, tư thế đầu tự nhiên.
ABSTRACT
THE RELATIONSHIP BETWEEN FRANKFORT PLAN AND TRUE HORIZONTAL PLAN
ON VIETNAMESE ALDULTS
Nguyen Thi Bich Ngoc, Dong Khac Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 22 - 27
Objectives: This study was taken place to establish the relationship between Frankfort plan and true
horizontal plan in natural head position and to introduce a new method in aesthetic evaluation based on natural
head position and true horizontal plan.
Methods: This study was conducted on 100 Vietnamese adults, fitting some certain standard samples. All of
them were taken lateral cephalometric Xray film with natural head position. All of their cephalometric Xray were
traced and mesured the angle between Frankfort and true horizontal plan. Statistic measurements were used to
determine the means that helped build the norm mesh diagram for males and females, and the mean of the angle
between Frankfort plan and true horizontal plan.
Results: There was no significant difference in the angle between the Frankfort plan and horizontal plan
between male and female (p>0.05).
Conclusion: The mean of the angle between the Frankfort plan and true horizontal plan can be used to
change the head position in aesthetics research.
Key words: Mesh diagram, craniofacial analysis, aesthetics, true horizontal plan, natural head position.
* Trường đại học Y dược Cần Thơ **Bộ môn CHRM - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc ĐT: 0917273663 Email: ntbngoc77@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 23
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá thẩm mỹ và điều trị tìm đạt thẩm
mỹ mặt là một nhiệm vụ quan trọng của người
thực hành CHRM cũng như phẫu thuật thẩm
mỹ. Thông thường, trong quá trình điều trị bệnh
nhân sẽ được nghiên cứu qua phân tích sọ mặt
thẳng và nghiêng. Quá trình này thường được
tiến hành trước và sau điều trị theo một phương
pháp đo sọ nào đó tùy thuộc mục đích của từng
nhà lâm sàng. Phân tích phim sọ nghiêng
thường hữu dụng hơn khi xét về yếu tố thẩm mỹ
như độ nhô môi, độ nhô cằm, hướng phát triển
của hai xương hàm Tuy nhiên, có sự khác biệt
đáng kể giữa việc nhìn nhận thẩm mỹ dựa vào
chuẩn đo đạc và thực tế. Vì hiện nay tư thế chụp
phim sọ nghiêng được chuẩn hóa với mặt phẳng
Frankfort song song với sàn nhà, tư thế này hoàn
toàn khác với tư thế của bệnh nhân trong cuộc
sống hằng ngày; hơn nữa, khi phân tích phim sọ
nghiêng thông thường góc nhìn của nhà phân
tích cũng hoàn toàn khác – vì dựa trên một
đường thẳng (hay mặt phẳng) trong sọ, do đó
đầu được định vị không hoàn toàn “tự nhiên”.
Sự khác biệt chính do một cá thể được nhận định
về thẩm mỹ từ người đối diện thường dựa vào
thực tế hình ảnh của cá thể trong cuộc sống là tư
thế tự nhiên, khác với tư thế được nghiên cứu
trong quá trình điều trị dựa trên phim đo sọ.
Với mong muốn tìm một tư thế mới có thể
áp dụng trong phân tích và thật gần gũi tự nhiên
để kết quả thẩm mỹ đạt được sau điều trị là tối
đa và khắc phục vấn đề định vị tư thế đầu khi
chụp phim, nghiên cứu được thực hiện với mục
tiêu: xác định mối tương quan giữa mặt phẳng
Frankfort và mặt phẳng ngang thật (khi đầu ở tư
thế tự nhiên).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân
tích trên mẫu gồm 50 nam và 50 nữ từ 18 đến 25
tuổi, có cha mẹ và ông bà nội ngoại là người Việt
Nam, dân tộc Kinh. Đối tượng có gương mặt hài
hòa, có khớp cắn Angle I, còn đầy đủ răng cửa,
răng cối lớn thứ nhất hàm trên và hàm dưới, có
độ cắn phủ - cắn chìa bình thường, không có
chấn thương hàm mặt, dị hình hàm mặt, không
qua điều trị chỉnh hình răng mặt hoặc phẫu
thuật thẩm mỹ.
Tất cả các đối tượng được đánh giá qua ảnh
chụp mặt nghiêng với đầu ở tư thế tự nhiên.
Nhóm đánh giá gồm 6 bác sĩ RHM thuộc bộ môn
CHRM - Đại học Y Dược Tp.HCM. Thang điểm
đánh giá từ 1 đến 5, trong đó (1) khuôn mặt xấu,
(2) khuôn mặt không hài hòa, (3) khuôn mặt
tương đối hài hòa, (4) khuôn mặt khá hài hòa, (5)
khuôn mặt rất hài hòa. 100 đối tượng trong mẫu
nghiên cứu phải đạt số điểm từ 3 trở lên.
Phương pháp tiến hành
Máy chụp phim: Hiệu PANEX – EC số hiệu
X100 EC – 9405, với loại ống đầu dài 65 KVP, 10
mA trong thời gian từ ½ đến 1 ½ giây. Khoảng
cách từ đầu cone đến mặt phẳng dọc giữa của
đối tượng nghiên cứu là 1,52 m.
Ngay phía trước cassette có gắn một sợi dây
dọi cản quang để có thể xác định được trên phim
đường thẳng đứng dọc chuẩn.
Gắn một đoạn dây kim loại chỉnh hình nằm
ngang với đường kính 0,5mm; dài 2cm ở ngang
mức ống tai ngoài bằng băng keo dính. Đoạn
dây kim loại này được điều chỉnh bằng thước
thăng bằng sao cho nằm đúng theo mặt phẳng
ngang. (Thước thăng bằng là thước có một
khoảng bong bong khí bên trong, nếu mặt phẳng
của cây thước không nằm ngang bong bóng khí
sẽ xoay qua xoay lại, khi nào mặt phẳng cây
thước nằm ngang thì bong bóng khí sẽ nằm
chính giữa cây thước).
Tư thế của đối tượng
Đối tượng đứng thẳng, hai tay buông xuôi và
nhìn thẳng vào gương.
Phía bên trái của đầu đối tượng nghiên cứu
tiếp xúc với phim để giảm độ phóng đại và độ
méo lệch. Đối tượng được chụp phim ở tư thế
đứng, với đầu ở tư thế tự nhiên, hai môi khép
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 24
kín, răng ở cắn khít trung tâm. Chùm tia X đi
qua tai ngoài vào thẳng góc với phim.
Các đối tượng được chụp phim sọ nghiêng
bởi duy nhất một kỹ thuật viên tại bộ môn tia X
khoa RHM ĐHYD Tp.HCM nhằm giảm thiểu sai
số do thay đổi kỹ thuật chụp phim.
Tất cả 100 phim sọ nghiêng của bệnh nhân
(50 nam và 50 nữ) với đầu ở tư thế tự nhiên đều
do một người vẽ nét trên giấy scan 0,003 matte
với viết chì đường kính nhỏ 0,5 mm theo
phương pháp vẽ nét được thống nhất trên thế
giới. Sau đó tiến hành xác định điểm mốc nhằm
xác định mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng
ngang thật.
Đo đạc
Đo góc giữa mặt phẳng Frankfort và mặt
phẳng ngang thật với thước chuyên dụng trong
chỉnh hình hiệu Ormco Sybron.
Giá trị góc Frankfort: dương Giá trị góc Frankfort: âm
Hình 1: Quy ước giá trị góc tạo bởi mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật.
Số liệu được công bố trong nghiên cứu này là
số liệu trên phim, không hiệu chỉnh.
Xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích thống kê với phần
mềm SPSS 16.0.
Thống kê mô tả
Biến số độc lập là giới tính. Biến số phụ
thuộc là góc giữa mặt phẳng Frankfort và mặt
phẳng ngang thật.
Xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
khoảng tin cậy 95% của số trung bình, giá trị lớn
nhất và nhỏ nhất của các biến số. Các giá trị này
được tính riêng cho từng giới.
Thống kê suy lý
So sánh số trung bình của từng số liệu giữa
hai giới bằng t-test.
KẾT QUẢ
Góc tạo bởi mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật
Bảng 1: Mối liên hệ giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật (°).
Góc
(0) Nam Nữ
Mức khác biệt Giá trị p
TB ĐLC TB ĐLC
Góc giữa mp Frankfort và mp ngang thật 2,17 3,20 3,33 2,83 ns 0,0578
BÀN LUẬN
Góc tạo bởi mặt phẳng Frankfort và mặt
phẳng ngang thật
Không có sự khác biệt giữa góc tạo bởi mặt
phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật
giữa nam và nữ (p = 0,058). Vậy có thể dùng
giá trị chung của góc này cho cả hai giới là -
2,75° (ĐLC: 3,06).
Tính đến thời điểm hiện nay, các phim sọ
nghiêng dùng trong CHRM ở nước ta đa số
được định vị theo mặt phẳng Frankfort. Nếu
nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu thẩm
mỹ thì đầu bệnh nhân phải được định vị với tư
thế đầu tự nhiên. Vậy chúng ta có nên chuẩn hóa
một tư thế nghiên cứu phim sọ nghiêng mới với
đầu ở “vị trí tự nhiên” hay không?
Mặt phẳng
Frankfort
Mặt phẳng
ngang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 25
Tại sao lại cho rằng tư thế đầu tự nhiên và mặt
phẳng ngang thật là một tham chiếu quan
trọng?
Đã có nhiều mặt phăng tham chiếu được sử
dụng trong các phân tích sọ mặt, thường gặp
như mặt phẳng nền sọ trước (S-N) hay mặt
phẳng Frankfort. Tuy nhiên, theo Wits(6) thì việc
đánh giá tương quan sọ - mặt khi dùng mặt
phẳng S-N (nền sọ trước) sẽ không thật chính
xác vì các lý do như (1) độ dài của nền sọ trước,
(2) độ dốc của nền sọ trước, (3) độ nghiêng của
mặt phẳng nhai. Chính các yếu tố này sẽ làm
thay đổi các giá trị góc SNA hay SNB dẫn đến
việc kết luận sai lệch với thực tế lâm sàng.
Năm 1884 trong một hội nghị về nhân chủng
học, mặt phẳng Frankfort được định nghĩa lần
đầu tiên tại Đức, việc sử dụng mặt phẳng
Frankfort trở nên rộng rãi hơn và trở thành mặt
phẳng định vị trong quá trình chụp phim sọ
nghiêng: khi đầu được cố định bởi bộ phận giữ
đầu thì mặt phẳng Frankfort song song với sàn
nhà(15). Nhưng nhiều nghiên cứu sau này cho
thấy mặt phẳng Frankfort không trùng với mặt
phẳng ngang thật(14).
Hình 2: Sự khác biệt về độ dốc của mặt phẳng
Frankfort trên những bệnh nhân có cùng vị trí đầu tự
nhiên(14).
Theo Lundstrom(10), nghiên cứu trên 79 trẻ 12
tuổi, nhận thấy không có một bằng chứng nào
đảm bảo rằng mặt phẳng Frankfort có giá trị tin
cậy tốt hơn mặt phẳng S-N vì cả hai mặt phẳng
này đều không có một giá trị ổn định khi so sánh
với mặt phẳng ngang thật, chỉ khác là về phương
diện sinh học mặt phẳng Frankfort ít thay đổi
hơn S-N nhưng về phương diện lâm sàng thì
không có sự khác biệt.
Theo Bass(3), mặt phẳng Frankfort không nên
dùng để đánh giá thẩm mỹ mô mềm mặt khi sự
xác định của mặt phẳng này hoàn toàn dựa vào
các điểm mốc trong sọ (mô xương), và vị trí của
chúng rất thay đổi (nhất là vị trí Porion). Theo
Downs(4,7), với cùng một tư thế đầu tự nhiên
nhưng lại xác định được nhiều mặt phẳng
Frankfort với độ nghiêng khác nhau.
Hình 3: Hai bệnh nhân có cùng một nét mặt nhìn
nghiêng nhưng lại có sự khác biệt nhiều về độ dốc của
nền sọ trước (S-N) và mặt phẳng Frankfort(14,15).
Tư thế đầu tự nhiên(1,2,7,8,9,12,13,14,16,18)(1950) là
một thuật ngữ được các nhà nhân chủng học sử
dụng, nhằm biểu thị một “vị trí được chuẩn hóa
và có thể tái lập khi đối tượng ngồi ở tư thế thoải
mái và nhìn tập trung vào một vật đặt ngang
tầm mắt và cách một khoảng”. Có nhiều cách xác
định vị trí đầu tự nhiên như theo Von Baer và
Wagner (1861) và Broca (1862), vị trí này được
xác định khi đối tượng đứng với tầm mắt nhìn
theo mặt phẳng ngang thì lúc đó đầu ở vị trí tự
nhiên. Năm 1958, Molhave đã sử dụng tư thế
đầu tự nhiên là tư thế khi đối tượng đứng thư
giãn. Theo Bjerin (1957), Moorrees và Kean
(1958) tư thế này được xác định khi đối tượng
nhìn thẳng vào gương. Trong phân tích “sơ đồ
lưới”, tác giả Coenradd F.A Moorrees không sử
dụng một đường thẳng hay mặt phẳng chuẩn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 26
nào mà chỉ dựa vào đường thẳng dọc giữa thật
của bệnh nhân trên phim sọ nghiêng được ghi
nhận khi bệnh nhân ở tư thế đầu tự nhiên. Điều
này có vẻ không hợp lý đối với một phương
pháp khoa học nhưng lại hợp lý đối với một
quan sát và nhận định lâm sàng.
Mục đích chính của việc phân tích phim sọ
nghiêng dùng trong điều trị CHRM nhằm tìm ra
sự sai biệt và đưa về sự hài hòa, hay nói rõ hơn
là vì mục tiêu thẩm mỹ. Hơn nữa, dù là một bác
sĩ CHRM hay một nhà phẫu thuật tạo hình hay
chỉ đơn thuần là một người bình thường thì việc
đánh giá nét đẹp hay sự hài hòa trên thực tế đều
không qua một đường thẳng hay mặt phẳng
chuẩn nào cả, mà nét hài hòa trên khuôn mặt
đều được nhận định khi đầu ở tư thế tự nhiên.
Giá trị của mặt phẳng ngang thật trên bệnh nhân
(khi đầu ở tư thế tự nhiên) được nhìn nhận.
Mặt khác, theo Moorrees và Kean(17), độ lệch
chuẩn khi tái thiết lập chính xác tư thế đầu tự
nhiên thấp hơn khi so sánh với độ lệch chuẩn
trong quá trình tái lập bất cứ đường tham chiếu
nào trong sọ. Lundstrom, Forsberg Peck và
McWilliam(11) đưa ra giá trị độ lệch chuẩn của
việc tái lập tư thế đầu tự nhiên (± 2°) thấp hơn độ
lệch chuẩn khi xác định độ nghiêng của mặt
phẳng Frankfort (±4° đến 6). Điều này có nghĩa là
khả năng tái lập tư thế đầu tự nhiên và mặt
phẳng ngang thật chính xác hơn các mặt phẳng
Frankfort hay SN(1,12). Peng và Cooke (8) cho rằng
tư thế đầu tự nhiên ít thay đổi theo thời gian dù
khả năng tái định vị có thay đổi nhưng không
đáng kể và là một tư thế tham chiếu tốt, ổn định
(có thể tái lập tốt với giá trị tương đối ổn định
sau 15 năm). Vậy khả năng tái lập tư thế đầu tự
nhiên và mặt phẳng ngang thật chính xác hơn
các mặt phẳng Frankfort hay SN(1,12). Ở tư thế
đầu tự nhiên cả yếu tố thẩm mỹ và chức năng
của bệnh nhân đều được xem xét(5). Như vậy, vị
trí đầu tự nhiên cùng với đường thẳng đứng dọc
thật hay đường thẳng ngang thật là một tham
chiếu đáng tin cậy(10).
Vì vậy việc tìm được mối liên quan giữa tư
thế đầu tự nhiên (thông qua mặt phẳng ngang
thật của bệnh nhân) và mặt phẳng Frankfort sẽ
là tiền đề cho những nghiên cứu sọ mặt sau này
theo hướng thật gần gũi với tư thế hằng ngày
của bệnh nhân, nhằm giúp cho quá trình phân
tích thẩm mỹ khi điều trị thật sự phù hợp với
cách đánh giá thẩm mỹ khi quan sát đối tượng
trong cuộc sống hằng ngày.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên mẫu được chọn gồm 50
nam và 50 nữ ở độ tuổi từ 18 đến 25 với gương
mặt hài hòa và thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn
chọn mẫu đã rút ra kết luận về góc giữa mặt
phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật,
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai giới (p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atashi MHA, Kachooei M (2008). Soft tissue cephalometric
standards based on Natural Head position in a sample of
Iranian adults. JODDD, 2: 53-57.
2. Bass NM (2003). Measurement of the profile angle and the
aesthetic of the facial profile. Journal of Orthodontic, 30: 3-9.
3. Bass NM (1991). The aesthetic analysis of the face. European
journal of orthodontics, 13: 343-350.
4. Faustini MM, Hale C, Cisneros GJ (1997). Mesh diagram
analysis: Developing a norm for African American. The Angle
Orthodontist, 2: 121-128.
5. Ferrario VF, Sforza C, Dalloca LL, Defranco DJ (1996).
Assessment of facial form modifications in orthodontics:
Proposal of a modified computerized mesh diagram analysis.
American Journal of Orthodontics and Dentofacial
Orthopedics, 263-270.
6. Jacobson A. Radiographic cephalometry: From basic to
videoimaging. Quintessence Publishing Co, Inc, 97-112.
7. Jiuhiu J, Tianmin X, Jiuxiang L (2007). The relationship
between estimated and registered Natural Head Position. The
Angle Orthodontist, 77(6): 1019-1024.
8. Li P, Cooke MS (1999). Fifteen-year reproducibility of natural
head posture - a longitudinal study. American Journal of
Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 116: 82-85.
9. Lundstrom A, Lundstrom F, Lebret LML, Moorrees CFA
(1995). Natural head position and natural head orientation:
basic consideration in cephalometric analysis and research.
European Journal of Orthodontics, 17: 111-120.
10. Lundstrom A, Lundstrom F, Lebret LML (1995). The Frankfort
horizontal as a basis for cephalometric analysis. American
Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 107:
537- 540.
11. Lundstrom A., Forsberg CM, Peck S, Mc William J (1992). A
proportional analysis of the soft tissue facial profile in young
adults with normal occlusion. The Angle Orthodontist, 62:
127-133.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 27
12. Madsen DP, Sampson WJ, Townsend GC (2008). Craniofacial
reference plane variation and natural head position. European
Journal of Orthodontics, 30: 532-540.
13. Moorrees CFA (1992). Commentary Analysis of the facial
profile. The Angle Orthodontist, 2: 121-128.
14. Moorrees CFA. Natural head position: The key to
cephalometry. Radiographic cephalometry: From basic to
videoimaging. Quintessence Publishing Co, Inc, 175-184.
15. Moorrees CFA, Lebret L (1962). The mesh diagram and
cephalometrics. The Angle Orthodontist, 32: 214-231.
16. Raju NS, Prasad KG, Jayade VP (2001). A modified approach
for obtaining Cephalograms in the Natural Head Position.
Journal of Orthodontics, 28: 25-28.
17. Tremont TJ (1980). An investigation of the variability between
the optic plane and Frankfort horizontal. American Journal of
Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 192-200.
18. Usumez S, Uysal T, Orhan M, Soganci E (2006). Relationship
between static natural head position and head position
measured during walking. American Journal of Orthodontics
and Dentofacial Orthopedics, 125: 42- 47.
Ngày nhận bài báo: 11/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_he_giua_mat_phang_frankfort_va_mat_phang_ngang_that.pdf