Môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ doanh nghiệp tư nhân

Kết quả khảo sát năm 2016 của VCCI cho thấy, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp lớn rõ rệt nhất ở lĩnh vực mua sắm công (35% doanh nghiệp đồng ý) và cũng khá rõ nét trong lĩnh vực tiếp cận đất đai (27%), tiếp cận vốn (27%), thủ tục hành chính nhanh chóng, đơn giản (26%). Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng, việc địa phương ưu ái doanh nghiệp lớn gây khó khăn cho hoạt động của họ giảm đáng kể so với năm 2005, khi lần đầu tiên khảo sát PCI, song con số vẫn đủ lớn để tiếp tục là một vấn đề đáng lo ngại, vì đây là một trong những chỉ số chuyển biến chậm, nguyên nhân chủ yếu là từ những chính sách. Hơn nữa, tình trạng cạnh tranh thiếu bình đẳng hiện diện ở khắp các địa phương trên toàn quốc với các mức độ khác nhau. Quá nửa doanh nghiệp tại một số tỉnh tham gia khảo sát PCI đồng ý với nhận định, chính quyền tỉnh tạo thuận lợi hơn cho DNNN và doanh nghiệp FDI tiếp cận đất đai, tín dụng và lao động đã qua đào tạo./.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ doanh nghiệp tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 49Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Trong quá trình đổi mới kinh tế, dù có khẳng định phát triển kinh tế nhiều thành phần là chủ trương có tính chất chiến lược và “kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là động lực của nền kinh tế”, nhưng vẫn chưa giải thoát được những quan điểm e ngại về sự phát triển mạnh của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) gắn liền với sự gia tăng những tiêu cực trong kinh tế và xã hội, làm suy yếu nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN), dẫn đến chệch hướng XHCN. Trên thực tế, những mặt tiêu cực của KTTN còn phụ thuộc vào hiệu lực và hiệu quả của việc phát huy vai trò quản lý điều hành vĩ mô của Nhà nước: Nhà nước hoạt động kém hiệu lực, kém hiệu quả, các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường (KTTT) sẽ phát triển; ngược lại, khi hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, Nhà nước sẽ ngăn ngừa và hạn chế được các tiêu cực của KTTN. Hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với khu vực KTTN còn thiếu nhất quán, “lúc mở, lúc thắt”, vẫn ưu ái đối với khu vực kinh tế nhà nước (KTNN), chưa tạo lập sự kết nối chặt chẽ giữa các mắt xích trong nền kinh tế, tạo “nền móng” vững chắc cho sự phát triển (Vũ Hùng Cường. 2011, tr.35-36). MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Lưu Hoài Nam • Tóm tắt: Môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng vẫn chứa đựng nhiều khó khăn và thách thức. Vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các đoanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các thủ tục hành chính, trong tiếp cận nguồn tài chính, Đó chính là những rào cản làm cho doanh nghiệp tư nhân khó có thể trở thành động lực của nền kinh tế, nếu như chúng ta không có những giải pháp khắc phục. Từ khóa: Kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. Abstract: The business environment has improved significantly in recent years, but still contains many difficulties and challenges. Discrimination still exists between private and state-owned enterprises, between domestic private enterprises and foreign- invested enterprises in administrative procedures, in accessing financial resources., ... These are barriers that make difficulties for private enterprises to become the driving force of the economy, if we do not have the solutions to overcome. Keywords: Market economy, state economy, private economy, business environment, private enterprises, state enterprise. * Giảng viên, Trợ lý Khoa Quản lý kinh doanh, Trường ĐH KD&CN Hà Nội. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 50Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, Nhà nước phải thực hiện “vai trò kép”. Một mặt, là người quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với sự tham gia của các chủ thể kinh tế thuộc các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế khác nhau; mặt khác, có trách nhiệm tạo lập môi trường bình đẳng cho tất cả các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, tạo điều kiện quan trọng để các khu vực kinh tế, trong đó có khu vực KTTN, phát huy được năng lực vốn có và góp phần tích cực nhất vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo tinh thần đó, khả năng phát triển của khu vực KTTN phụ thuộc quan trọng vào các chính sách, thể chế của Nhà nước tạo lập môi trường luật pháp, môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường chính trị - xã hội cho sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trên thị trường. 1. Thực trạng môi trường kinh doanh trong những năm qua a) Chi phí gia nhập thì trường Kết quả khảo sát chỉ số cạnh tranh PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chi phí gia nhập thị trường giai đoạn 2006-2018 đã có xu hướng được cải thiện. Hầu hết các địa phương đều nỗ lực tạo điều kiện gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, giảm bớt các yêu cầu cấp phép và thiết lập cơ chế một cửa. Bảng 1. Các chỉ số thành phần đo lường chi phí gia nhập thị trường TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Thời gian đăng ký doanh nghiệp, ngày 20 15 12,25 10 10 8,5 10 10 2 Thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, ngày 10 7 7 7 7 7 7 7 3 Thời gian chờ đợi cấp Chứng nhận Quyền sử dụng đất, ngày 121 60 38,5 32,5 30 30 30 30 4 Chờ hơn một tháng để hoàn tất các thủ tục hoạt động chính thức, % 25,81 27,21 21,91 19,35 24,39 14,7 13,95 16,67 5 Chờ hơn ba tháng để hoàn tất các thủ tục hoạt động chính thức, % 5,78 6,78 5,72 4,44 5,77 3,33 2,94 3,57 Nguồn: Khảo sát PCI của VCCI Xét chi tiết các chỉ số thành phần, thời gian đăng ký doanh nghiệp đã giảm một nửa, từ 20 ngày năm 2006 xuống chỉ còn 10 ngày năm 2013 và 7 ngày năm 2018. Thời gian thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cũng đã giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày trong giai đoạn 2008-2018, cải thiện nhiều hơn là thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu năm 2006 các doanh nghiệp phải mất khoảng 4 tháng, năm 2013 mất 1 tháng, thì đến năm 2018 chỉ cần 18 ngày là các doanh nghiệp có thể có được giấy phép. Những kết quả này cho thấy, sự nỗ lực của các cấp chính quyền ở Việt Nam trong việc giảm bớt các chi phí gia nhập thị trường. Nhờ thế, tỷ lệ các doanh nghiệp phải chờ đợi trên 1 tháng hoặc 3 tháng để hoàn tất các thủ tục chính thức đi vào hoạt động đã giảm trong giai đoạn 2010-2018. Nhìn chung, nhờ có sự cải thiện điều kiện gia nhập thị trường, số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN đăng Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 51Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 ký hoạt động đã gia tăng nhanh ngay sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. b). Tính minh bạch Việc xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thông tin và dự báo sự biến động của thị trường, đồng thời phải hiểu rõ và nắm bắt được các chính sách liên quan đến quy hoạch và chiến lược, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần một sự minh bạch trong việc tiếp cận các chính sách, các quy định liên quan đến việc kinh doanh của họ. Tuy nhiên, dù có nhiều lỗ lực, nhưng chỉ số về tính minh bạch hầu như chưa được cải thiện nhiều trong thời gian qua và chỉ đạt 6.5 điểm trên thang điểm 10. Sự thiếu minh bạch thể hiện việc các doanh nghiệp không dễ dàng để tiếp cận các tài liệu quy hoạch. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu đề tài tại hai tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc cũng cho thấy, có khoảng 30-45% doanh nghiệp được hỏi tại các địa phương khảo sát khó tiếp cận hoặc không thể tiếp cận quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm công, đấu thầu. Một trong những mối quan ngại về tình trạng thiếu minh bạch thường xảy ra, đó là quan hệ với các cán bộ thuế. Các doanh nghiệp thường hay thương lượng với cán bộ thuế trong việc đóng thuế doanh nghiệp dù tỷ lệ này có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao gần 30% năm 2018. TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tiếp cận tài liệu quy hoạch (1: tiếp cận rõ ràng; 5: không thể tiếp cận) 2,63 2,51 2,55 2,44 2,31 2,51 2,39 2,61 2 Tiếp cận tài liệu pháp lý (1: tiếp cận rõ ràng; 5: không thể tiếp cận) 3,15 3,05 3,11 3,11 3,05 3,03 2,84 3,14 3 Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu (quan trọng hoặc 62,5 56,6 49,82 61,26 78,64 75,0 62,2 51,47 rất quan trọng), % 4 Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh 61,05 44,7 36,71 41,32 40,78 41,09 39,21 39,44 (hoàn toàn đồng ý hoặc không đồng ý), % 5 Khả năng có thể dự đoán việc địa phương thực thi các quy định pháp luật của Trung 9,49 7,46 6,94 8,4 8,97 8,75 6,6 8,18 ương (luôn luôn hoặc thường xuyên), % Nguồn: Khảo sát PCI của VCCI Bảng 2. Các chỉ số thành phần đo lường tính minh bạch c) Chi phí không chính thức Chi phí không chính thức có xu hướng cải thiện nhẹ từ năm 2009 trở lại đây: số vụ và quy mô tham nhũng lớn giảm, nhưng vẫn còn tham nhũng vặt, doanh nghiệp phải chi để sớm được cấp phép xây dựng, sớm được thuê mặt bằng kinh doanh, được chọn là đơn vị mua sắm công, Chỉ số chi phí không chính thức được cải thiện thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp cho rằng, tỷ lệ phải trả các khoản phí không chính thức giảm từ 70% năm 2006 xuống còn 50,43% năm 2013 và 45% năm 2018. Dù có giảm, nhưng có trên 54,8% doanh nghiệp (2018) cho rằng phải trả các khoản chi phí không NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 52Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 chính thức cho thấy, đây vẫn là một trong những cản trở trong kinh doanh ở Việt Nam. Tỷ lệ các doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho chi phí không chính thức, dù đã giảm từ 12,99% năm 2006 xuống 6,96% năm 2013, trong khi tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của các doanh nghiệp khu vực KTTN đạt 8,3% năm 2012 và 8,5% năm 2018, cho thấy các khoản chi không chính thức vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 3. Các chỉ số thành phần đo lường chi phí không chính thức TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính 70,0 68,25 65,93 59,4 58,23 51,39 53,17 51,43 thức (đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý), % 2 Doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các khoản chi phí 12,99 11,54 9,89 8,75 6,78 6,56 6,45 6,96 không chính thức, % 3 Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến 39,76 38,21 37,12 50,35 50,0 40,28 43,75 41,18 (đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý), % 4 Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức 76,98 48,28 48,99 51,51 56,32 61,11 60,71 63,16 (thường xuyên hoặc luôn luôn), % Nguồn: Khảo sát PCI của VCCI d) Cạnh tranh bình đẳng Một trong những nguyên nhân của tình trạng hoạt động kém hiệu quả của doah nghiệp khu vực KTTN xuất phát từ môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng. Nói cụ thể hơn, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đang bị doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được ưu ái, tước đi nhiều cơ hội kinh doanh. Thực tế là, khoảng một phần ba doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI tiếp tục cho biết, sự ưu đãi đối với DNNN và doanh nghiệp FDI là một trở ngại cho hoạt động của họ. Các DNNN và doanh nghiệp FDI, trong một số trường hợp, do có quan hệ chặt chẽ với chính quyền, nên có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực đất đai, vốn và lao động được đào tạo, đấu thầu và mua sắm công. Để thu hút FDI, nhiều địa phương đã thực hiện mọi giá lôi kéo các doanh nghiệp FDI và dành cho các doanh nghiệp này nhiều ưu đãi liên quan đến địa điểm tiện lợi, giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế, tiếp cận tín dụng, thiếu ràng buộc về bảo vệ môi trường. Điều này đã tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp FDI vốn đã có nhiều lợi thế hơn so với các DNTN trong nước. Bảng 4. Các chỉ số thành phần đo lường sự cạnh tranh bình đẳng TT Chỉ tiêu (tỷ lệ trả lời “đồng ý” đối với các câu hỏi khảo sát), % 2013 1 Ưu đãi cho các DNNN có gây khó khăn cho DNTN? 32.14 2 Các DNNN có được dành đặc quyền thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai? 27.59 3 Các DNNN có được dành đặc quyền thuận lợi trong việc cấp phép khai thác tín dụng? 27.59 4 Các DNNN có được dành đặc quyền thuận lợi về cấp phép khai thác khoáng sản? 19.51 Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 53Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Kết quả khảo sát năm 2016 của VCCI cho thấy, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp lớn rõ rệt nhất ở lĩnh vực mua sắm công (35% doanh nghiệp đồng ý) và cũng khá rõ nét trong lĩnh vực tiếp cận đất đai (27%), tiếp cận vốn (27%), thủ tục hành chính nhanh chóng, đơn giản (26%). Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng, việc địa phương ưu ái doanh nghiệp lớn gây khó khăn cho hoạt động của họ giảm đáng kể so với năm 2005, khi lần đầu tiên khảo sát PCI, song con số vẫn đủ lớn để tiếp tục là một vấn đề đáng lo ngại, vì đây là một trong những chỉ số chuyển biến chậm, nguyên nhân chủ yếu là từ những chính sách. Hơn nữa, tình trạng cạnh tranh thiếu bình đẳng hiện diện ở khắp các địa phương trên toàn quốc với các mức độ khác nhau. Quá nửa doanh nghiệp tại một số tỉnh tham gia khảo sát PCI đồng ý với nhận định, chính quyền tỉnh tạo thuận lợi hơn cho DNNN và doanh nghiệp FDI tiếp cận đất đai, tín dụng và lao động đã qua đào tạo./. Nguồn: Khảo sát PCI của VCCI 5 Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các DNNN? 25.86 6 Dễ dàng có các hợp đồng từ cơ quan nhà nước là đặc quyền dành cho các DNNN? 35.00 7 Doanh nghiệp FDI được ưu tiên hơn so với các doanh nghiệp trong nước trong việc giải quyết các vấn đề, khó khăn? 28.30 8 Ưu tiên thu hút FDI hơn là phát triển khu vực KTTN? 29.50 9 Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI? 12.64 10 Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI? 9.64 11 Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI? 10.85 12 Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn từ phía các địa phương? 13.48 13 Hợp đồng đất đai, và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương? 96.59 14 Ưu đãi đối với các doanh nghiệp lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của bản thân đoanh nghiệp? 34.62 Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia, H - 2016. 2. PGS. TS. Vũ Hùng Cường. Kinh tế tư nhân – Một động lực cơ bản cho phát triển: NXB Khoa học xã hội.H. - 2016. 3. PCI năm 2018. 4. TS. Nguyễn Chiến Thắng. Khung khổ tổng thể đánh giá tác động tiềm năng của FTA. NXB. Khoa học xã hội. H. - 2018. 5. GS. TS. Nguyễn Kê Tuấn. Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. NXB Chính trị Quốc gia, H - 2010. 6. GS. TS. Nguyễn Quang Tuấn. Kinh tế thế giới và Việt Nam 2017-2018. NXB Khoa học xã hội.H. - 2018. Ngày nhận bài: 08/01/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_truong_kinh_doanh_o_viet_nam_nhin_tu_goc_do_doanh_nghiep.pdf