Mối tương quan giữa tỉ số spo2/fio2 và pao2/fio2 ở bệnh nhi suy hô hấp cấp

Qua nghiên cứu phân tích 674 cặp dữ liệu S/F và P/F từ 102 bệnh nhi suy hô hấp được giúp thở qua hệ thống CPAP hoặc máy thở, chúng tôi ghi nhận có mối tương quan thuận giữa S/F và P/F và rút ra được giá trị S/F 210,4 và 296,7 tương ứng P/F 200 và 300 có thể tiên đoán hội chứng nguy kịch hô hấp ARDS và tổn thương phổi cấp ALI với độ nhạy cảm, đặc hiệu tương ứng là 95,6% và 93,2% và 99,2%, 81,8%. Điều này rất giúp ích cho các bác sĩ lâm sàng khi màđiều kiện thử khí máu động mạch còn hạn chế cũng như khó khăn trong việc lấy mẫu máu động mạch ở trẻ nhỏ, trong khi đó với máy đo độ bão hòa oxy máu qua nhịp mạch pulse-oximetry cho phép đo SpO2 từđó tính được S/F giúp tiên đoán sớm tổn thương phổi ALI/ARDS ở trẻ em, từđó can thiệp điều trị kịp thời giúp cứu sống bệnh nhân.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan giữa tỉ số spo2/fio2 và pao2/fio2 ở bệnh nhi suy hô hấp cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 88 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TỈ SỐ SpO2/FiO2 VÀ PaO2/FiO2 Ở BỆNH NHI SUY HÔ HẤP CẤP Bạch Văn Cam*, Lê Vũ Phượng Thy**, Nguyễn Minh Tiến** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệđộ bão hòa oxy đo qua nhịp mạch/FiO2 có thể là phương pháp thay thế tỉ lệ phân áp oxy trong máu động mạch/FiO2 đáng tin cậy để xác định trẻ bị tổn thương phổi. Phương pháp: nghiên cứu quan sát tiến cứu. Kết quả: 674 cặp dữ liệu S/F và P/F có được từ 102 bệnh nhi được đưa vào phân tích để sát định ngưỡng giá trị S/F tương ứng với tiêu chuẩn P/F về tổn thương phổi cấp tính (≤ 300) và hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (≤ 200). S/F được dựđoán qua phương trình hồi qui S/F = 37,832 + 0,863 x P/F. Tỉ lệ S/F 296,7 và 210,4 tương ứng với tỉ lệ P/F 300 và 200. Điểm cắt S/F 296,7 chẩn đoán tổn thương phổi cấp có độ nhạy cảm 99,2% và độđặc hiệu 81,8%. Điểm cắt S/F 210,4 chẩn đoán hội chứng nguy kịch hô hấp cấp có độ nhạy 95,6% và độđặc hiệu 93,2%. Kết luận: Tỉ lệ S/F là thông số không xâm lấn, đáng tin cậy thay thế tỉ lệ P/F để xác định trẻ có tổn thương phổi cấp hay hội chứng nguy kịch hô hấp cấp. Từ khóa: suy hô hấp cấp, tỉ số SpO2/FiO2 VÀ PaO2/FiO2 ABSTRACT CORRELATION BETWEEN THE PULSE OXIMETRIC SATURATION/FRACTION OF INSPIRED OXYGEN RATIO AND THE PAO2/FRACTION OF INSPIRED OXYGEN RATIO IN CHILDREN WITH ACUTE LUNG INJURY OR ACUTE RESPIRATORY DISTRESS SYNDROME Bach Van Cam, Le Vu Phuong Thy, Nguyen Minh Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 88 - 95 Objective: To determine the pulse oximetric saturation (SpO2)/FIO2 (SF) ratio may be a reliable noninvasivealternative to the PF ratio for identifying children with lung injury. Methods: Prospective observational study Results: 674 data pairs of S/F and P/F from 102 children patients were included in the analysis to identify threshold values for SF ratios that correspond to PF criteria for ALI (≤ 300) and ARDS (≤ 200). SF ratio could be predicted by the regression equation S/F = 37.832 + 0.863 x P/F SF ratios of 296.7 and 210.4 corresponded to PF ratios of 300 and 200, respectively. The ALI SF cutoff of 296,7 had 99.2% sensitivity and 81.8% specificity, and the ARDS SF cutoff of 210,4 had 95.6% sensitivity and 93.2% specificity. Conclusion: SF ratio is a reliable noninvasive marker for PF ratio to identify children with ALI orARDS. Key words: acute lung injury, acute respiratory distress syndrome, S/F pulse oximetric saturation/fraction of inspired oxygen, PF: Pao2/fraction of inspired oxygen ĐẶT VẤN ĐỀ Tổn thương phổi cấp tính (ALI) và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng giảm oxy máu nặng, khởi phát cấp tính với sự thâm nhiễm 2 phế trường trên xquang ngực mà không có bằng chứng tăng áp lực nhĩ trái; được định nghĩa * Hội hồi sức cấp cứu TP. HCM ** Khoa hồi sức tích cực chống độc bệnh viện Nhi đồng 1 Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Minh Tiến, ĐT: 0903 391 798, Email: tiennd1@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 89 là ALI khi PaO2/FiO2 từ 200 đến dưới 300, và ARDS khi PaO2/FiO2 từ 200 trở xuống(1). Để chẩn đoán ALI/ARDS theo định nghĩa của Hội nghịđồng thuận Âu Mỹ 1994(1), khí máu động mạch (KMĐM) là một xét nghiệm không thể thiếu. Tuy nhiên, việc lấy khí máu động mạch là một thủ thuật xâm lấn và khó thực hiện được ở trẻ nhỏ. Trong khi đó, máy đo độ bão hòa oxy (pulse oxymetry) hiện nay đãđược sử dụng rộng rãi trong các khoa Hồi sức tích cực để theo dõi bệnh nhân suy hô hấp. Đây là một phương tiện theo dõi hữu ích, đơn giản, không xâm lấn(4). Độ bão hòa oxy trong máu đo bằng máy (SpO2) phản ánh tương đối chính xác độ bão hòa oxy máu động mạch đo bằng khí máu (SaO2) (4), qua đó phản ánh áp suất riêng phần oxy trong máu động mạch (PaO2). Dựa trên mối tương quan giữa SpO2 và PaO2, tác giả Rice(4 )đã tiến hành một nghiên cứu ở người lớn và nhận thấy tỉ số SpO2/FiO2 (S/F) có tương quan với PaO2/FiO2 (P/F), và S/F có thể được dùng để xác định ALI/ARDS. Chúng tôi đặt ra giả thuyết là ở trẻ em, tỉ số S/F có tương quan tuyến tính với tỉ số P/F, và có thể được dùng để chẩn đoán sớm ALI/ARDS với độ nhạy và độ đặc hiệu tốt. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát mối tương quan giữa tỉ số SpO2/FiO2 và PaO2/FiO2 ở bệnh nhi suy hô hấp cấp. Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định mối tương quan giữa tỉ số S/F và P/F. 2. Xác định giá trị tỉ số S/F tương ứng với giá trị P/F từ 201 đến 300. 3. Xác định giá trị tỉ số S/F tương ứng với giá trị P/F dưới 200. 4. Xác định độ nhạy và độđặc hiệu của tỉ số S/F trong chẩn đoán sớm ALI/ARDS. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu quan sát tiến cứu Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhi có hỗ trợ hô hấp và thử khí máu động mạch được điều trị tại khoa HSTC trong thời gian từ 20/11/2009 đến 20/07/2010. Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu của tác giả Khemani: - Tỉ số SF ở ngưỡng 263 tương ứng với PF 300, có độ nhạy là 93% và độđặc hiệu là 43% - Tỉ số SF ở ngưỡng 201 tương ứng với PF 200, độ nhạy là 84% và độđặc hiệu là 78%. Nghiên cứu thử của chúng tôi trong 2 tháng (từ 20/11/2009 đến 19/01/2010) trên các bệnh nhi có hỗ trợ hô hấp điều trị tại khoa HSTC-CĐ cho thấy tỉ lệđủ tiêu chuẩn chẩn đoán ALI/ARDS trong nhóm đối tượng này là 20,8% và ước tính độ nhạy trung bình 90%, độđặc hiệu 60% từ nghiên cứu trên. Cỡ mẫu cần thiết đểước tính độ nhạy(7) Ước tính số dương tính thật (TP) và âm tính giả (FN): Với: Z = 1,96; d = 0,05; p = 90% (p là độ nhạy, lấy trị số trung bình của nghiên cứu trên) Với tỉ lệ ALI/ARDS là 20,8%,cỡ mẫu cần thiết đểước tính độ nhạy là: n se= 138/0,208≈663 Cỡ mẫu cần thiết đểước tính độđặc hiệu Ước tính số âm tính thật (TN) và dương tính giả (FP): = 138 TP + FN = (1,96) 2 × 0,9 × (1 - 0,9) (0,05) 2 TP + FN = Z 2 × p × (1- p) d 2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 90 Với: Z = 1,96; d = 0,05; p = 60% (p là độđặc hiệu, lấy trị số trung bình của nghiên cứu trên) Với tỉ lệ ALI/ARDS là 20,8%, cỡ mẫu cần thiết đểước tính độđặc hiệu là: n sp= 368 / (1 - 0,208)≈465 Mục tiêu của chúng tôi là chứng minh tỉ số S/F có thể dùng để phát hiện sớm ALI/ARDS ở các bệnh nhi suy hô hấp với độ nhạy cao nên cỡ mẫu chúng tôi chọn là 663 cặp. Chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhi được chọn vào lô nghiên cứu khi có đủ tiêu chuẩn sau: * Có hỗ trợ hô hấp bằng 1 trong các biện pháp sau: - Áp lực dương liên tục qua mũi hay qua nội khí quản - Thở máy Vì đây là các trường hợp có FiO2 được cài đặt chính xác, trong khi những bệnh nhân thở oxy qua cannula FiO2 dao động từ 24-40%. * Có đặt catheter động mạch * Có thử khí máu động mạch * SpO2 80% - 97% Tiêu chuẩn loại trừ * Bệnh lý tim mạch: - Tim bẩm sinh có cao áp phổi hoặc suy tim - Suy tim do nguyên nhân khác - Tim bẩm sinh tím * Bất thường Hemoglobin: MetHb, HbCO (4) * Thiếu máu nặng (Hb < 5g/dL) * Các yếu tố làm giảm độ chính xác của SpO2 (4) -Đang sốc sâu (M = 0, HA = 0) - Hạ thân nhiệt -Đang dùng thuốc co mạch - Phù, vàng da * SpO2 97% [12] Cách tiến hành * Cách đo SpO2 đạt độ chính xác cao nhất (4 - Bệnh nhân nằm yên hoàn toàn - Sensor sạch, được che sáng - Trong vòng 10 phút trước đo: Không thay đổi tư thế bệnh nhân Không hút đàm - Trong vòng 30 phút trước đo: Không thay đổi thông số máy thở, kiểu hỗ trợ hô hấp Không thủ thuật xâm lấn - Quan sát SpO2 ít nhất 1 phút mới ghi nhận kết quả Phân tích và xử lý số liệu - Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0 BN có: - Hỗ trợ HH - Catheter ĐM Đo SpO2 / 1 phút Lấy vào lô nghiên cứu Lấy KMĐM SpO2 = 80 – 97% Trong vòng 10 phút = 368 TN + FP = (1,96) 2 × 0,6 × (1 - 0,6) (0,05) 2 TN + FP = Z 2 × p × (1- p) d 2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 91 - Các test thống kê: tương quan hồi qui tuyến tính, hệ số tương quan Pearson - Ngưỡng ý nghĩa thống kê được chọn là p<0,05 Các định nghĩa SpO2:Độ bão hòa oxy trong máu động mạch đo bằng Pulse oximetry FiO2: Là tỉ lệ oxy trong khí hít vào, thay đổi theo biện pháp hỗ trợ hô hấp và lưu lượng oxy. Trong thở áp lực dương liên tục FiO2 được xác định qua bảng có sẵn. Trong thở máy, FiO2 là thông số cài đặt và được đảm bảo ổn định. ALI/ARDS: ALI (tổn thương phổi cấp tính) và ARDS (Hội chứng suy hô hấp cấp) là tình trạng suy hô hấp giảm oxy máu xảy ra cấp tính, chẩn đoán dựa theo các tiêu chuẩn của “The American Europe Conference Consensus 1994”, gồm (1): - Bệnh khởi phát cấp tính - Thâm nhiễm lan tỏa 2 phế trường trên Xquang ngực - PaO2/FiO2 ≤ 200 trong ARDS - PaO2/FiO2 ≤ 300 trong ALI - Không có dấu hiệu tăng áp lực nhĩ trái. Biểu hiện bằng: + Áp lực động mạch phổi bít ≤ 18 mmHg + Hoặc không dấu hiệu gián tiếp khác của tăng áp lực nhĩ (T) KẾT QUẢ Trong thời gian từ 20/11/2009 đến 20/07/2010, khoa hồi sức bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận 614 trường hợp bệnh nặng trong đó 102 bệnh nhi suy hô hấp được hỗ trợ bằng CPAP, thở máy, được đưa vào lô nghiên cứu với các đặc điểm như sau: Đặc điểm dịch tễ học Bảng 1:Đặc điểm dịch tễ học Đặc điểm Kết quả Tuổi(tháng) 49,3  5,2 Giới: Nam/nữ 54/48 Bệnh lý Đặc điểm Kết quả Viêm phổi 49 (48,1%) Sốc sốt xuất huyết dengue 28 (27,5%) Nhiễm trùng huyết 10 (9,8%) Viêm não màng não 4 (3,9%) Ngạt nước 2 (1,9%) Khác (ngộđộc, rắn cắn, ong đốt,...) 9 (8,8%) Có 674 cặp dữ liệu về S/F và P/F thu thập từ102 bệnh nhân suy hô hấp được hỗ trợ hô hấp với đặc điểm sau: Đặc điểm điều trị Bảng 2: Đặc điểmkhí máu và điều trị Đặc điểm Kết quả Số cặp S/F, P/F trung bình cho mỗi bệnh nhân 6,8 ± 1,5 Thời gian từ lúc đo SpO2 đến lúc lấy khí máu < 5 phút 622 (92,3%) 5-10 phút 52 (7,7%) pH 7,33  0,09 PCO2 42,1  18,7 PO2 78,4  17,1 HCO3 21,4  6,9 AaDO2 396,1  171,1 FiO2 (%) 72,8  22,7 SpO2(%) 93,6  4,1 S/F 143,4  56,7 P/F 122,3  60,7 Thở CPAP 28 (27,5%) PEEP (cmH2O) 8,3  1,7 FiO2 (%) 69,6  18,6 Thở máy 74 (72,5%) Chếđộ kiểm soát áp lực 74 (100%) PEEP (cmH2O) 11,3  3,8 MAP (cmH2O) 21,4  6,8 AaDO2: alveolar – arterial oxygengradient,S/F: SpO2/FiO2, P/F PaO2/ FiO2 CPAP continuous positive airway pressure, PEEP positive end expiratory pressure, MAP mean airway pressure, PIP peak inspiratory pressure Mối tương quan giữa S/F và P/F Trị số S/F và P/F được phân bố theo biểu đồ 1 dưới dây, trục hoành thể hiện trị số P/F tương ứng với trị số S/F thể hiện qua trục tung, tức là mỗi điểm trên biểu đồ có tọa độ tương ứng là P/F và S/F. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 92 Biểu đồ 1: Phân bố trị số PaO2/FiO2 và SpO2/FiO2 Nhìn trên biểu đồ chúng ta thấy S/F và P/F có mối tương quan tuyến tính. Điều này được chứng minh qua phân tích tương quan Pearson S/F va P/F có mối tương quan tuyến tính với hệ số tương 0.923 ngưỡng ý nghĩa < 0.01. Phương trình hồi qui tuyến tính thể hiện mối tương quan giữa P/F và S/F: S/F = 37,832 + 0,863 x P/F Như vậy trị số P/F dao động từ 201 – 300 sẽ tương ứng với trị số S/F tương ứng từ 211,295 – 296,732 (#269.7), trị số P/F ≤ 200 tương ứng với S/F ≤ 210,432 (#210.4) Độ nhạy cảm, đặc hiệu của trị số S/F chẩn đoán ALI/ARDS Từ phương trình hồi qui tuyến tính trên ta suy ra được giá trị S/F ≤ 269,7 có thể chẩn đoán được trẻ bị tổn thương phổi cấp (ALI), S/F ≤ 210,4 có thể chẩn đoán được trẻ bị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS) với độ nhạy cảm và đặc hiệu được tính toán theo bảng dưới đây: Bảng 3: Xác định độ nhạy cảm, đặc hiệu chẩn đoán ALI ALI Tổng số Không có SF >296,7 SF ≤297,7 9 5 14 2 658 660 Tổng số 11 663 674 Độ nhạy cảm, độđặc hiệu của S/F trong chẩn đoán tổn thương phổi cấp ALI lần lượt là 99,2% (658/663), 81,8% (9/11). Đường cong ROC biểu diễn mối liên hệ giữa độ nhạy cảm, đặc hiệu chẩn đoán ALI với diện tích dưới đường cong (AUC: area under curve) 0,981, ngưỡng ý nghĩa < 0,01. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 93 Biểu đồ 2:Đường cong ROC biểu diễn mối liên hệ giữa độ nhạy cảm, đặc hiệu chẩn đoán ALI (ROC: receiver operating characteristic) Bảng 4: Xác định độ nhạy cảm, đặc hiệu chẩn đoán ARDS ARDS Tổng số Không có SF > 210.4 SF ≤ 210.4 69 26 95 5 574 579 Total 74 600 674 Độ nhạy, độđặc hiệu của S/F trong chẩn đoán hội chứng nguy kịch hô hấp cấp ARDS lần lượt là 95,6% (574/600), 93,2% (69/74). Đường cong ROC biểu diễn mối liên hệ giữa độ nhạy cảm, đặc hiệu chẩn đoán ARDS với diện tích dưới đường cong (AUC) 0,983, ngưỡng ý nghĩa < 0,01 Biểu đồ 3:Đường cong ROC biểu diễn mối liên hệ giữa độ nhạy cảm, đặc hiệu chẩn đoán ARDS BÀN LUẬN Trong thời gian nghiên cứu, có 102 bệnh nhi suy hô hấp được hỗ trợ bằng thở áp lực dương liên tục CPAP, hoặc thở máy được đưa vào lô nghiên cứu với tuổi trung bình 49,3 tháng, không có sự khác biệt về giới. Các bệnh lý gây suy hô hấp thường gặp bao gồm viêm phổi (48,1%), sốc sốt xuất huyết dengue (27,5%), nhiễm trùng huyết (9,8%), viêm màng não (3,9%), ngạt nước (1,9%). Các trường hợp này được xét nghiệm khí máu động mạch và đo SpO2 trung bình 6,8 lần cho mỗi bệnh nhân ở các thời điểm khác nhau với diễn tiến bệnh khác nhau, đạt được tổng số 674 cặp dữ liệu về trị số S/F và P/F. Đa số khí máu thực hiện trong vòng 5 phút (92,3%) từ sau khi đo SpO2, còn lại (7,7%) được thực hiện trong 5-10 phút(8). Kết quả khí máu động mạch (bảng 1) có tình trạng toan máu nhẹ pH trung bình 7,33 do tăng thán khí nhẹ PCO2 trung bình: 42,1 mmHg, giảm nhẹ bicarbonate HCO3 trung bình: 21,4 mmHg và tình trang thiếu oxy máu với giảm P/F trung bình 122,3 với tri số S/F trung bình tương ứng là 143,4 và tăng khuynh áp oxy phế nang – động mạch AaDO2 trung bình 396,1(3). Tất cả các trẻđều được hỗ trợ hô hấp, phần lớn được thông khí cơ học thở máy (72,5%), còn lại (27,5%) được thở CPAP. Chế độ thở máy được chọn là chế độ kiểm soát áp lực, với PEEP trung bình là 11,3 cmH2O, MAP trung bình là 21,4cmH2O, FiO2 trung bình 75,3%. Các trường hợp thở CPAP với PEEP trung bình 8,3 cmH2O, FiO2 trung bình 69,6%. Điều này cho thấy các trường hợp trẻ suy hô hấp trong trường hợp nặng cần hỗ trợ hô hấp với PEEP cao và FiO2 nồng độ cao. Mối tương quan giữa S/F và P/F được chứng minh là mối tương quan thuận qua phân tích Pearson có ý nghĩa thống kê với phương hồi quy tuyến tính: S/F = 37.832 + 0.863 x P/F, cho phép tính toán điểm cắt S/F tương ứng với P/F = 200 và P/F = 300 lần lượt là 210,4 và 296,7. Nghiên cứu ở trẻ em suy hô hấp ở các khoa hồi sức của tác giả Robinder G. và cộng sự trị số S/F tương ứng với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 94 P/F = 200 và P/F = 300 lần lượt là 201 và 263, của tác giả Thomas là 212 và 253. Trong khi đó tác giả Rice và CS nghiên cứu ở người lớn xác định trị số S/F cao hơn tương ứng là 235 và 315. Sở dĩ có sự khác biệt về trị số S/F giữa các nghiên cứu là do bệnh nền gây suy hô hấp ở các nghiên cứu khác nhau. Bệnh nền ở trẻ trong nghiên cứu của Khemani(5,6) và Thomas(10) phần lớn là do bệnh lý hậu phẫu tim mạch, sau chấn thương,...trong khi nghiên cứu của chúng tôi phân lớn là bệnh lý nhiễm trùng viêm phổi, sốt xuất huyết dengue, viêm màng não,...trong khi bệnh lý nền của người lớn trong nghiên cứu của Rice(9) là COPD bội nhiễm, chấn thương, hít sặc,...Ngoài ra mối tương quan S/F và P/F còn phụ thuộc vào pH máu, hemoglobin, thân nhiệt, chếđộ thở, mức PEEP, PIP,...mà về mặt thực hành rất khó tính toán “khấu trừ” những yếu tố này trên mỗi bệnh nhân để có được mối tương quan S/F và P/F hoàn hảo. Trong tương lai cần có các nghiên cứu khảo sát mối tương quan giũa S/F và P/F trên một loại bệnh như viêm phổi, sốt xuất huyết dengue, ngạt nước,...đưa ra được những điểm cắt S/F thích hợp cho từng loại bệnh, từđó giúp tiên đoán tổn thương phổi ALI hay ARDS. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy cảm và độđặc hiệu của S/F = 296,7 chẩn đoán ALI lần lượt là 99,2% và 81,8% trong khi nghiên cứu của Robinder với S/F = 263, độ nhạy cảm và độđặc hiệu là 93,3% và 43,4%, của tác giả Thomas(10) với S/F = 253, độ nhạy cảm và độđặc hiệu là 93% và 43%. Nghiên cứu trên người lớn của tác giả Rice(9) với S/F = 315, độ nhạy cảm và độđặc hiệu là 91% và 56%. Đường cong ROC (biểu đồ 2) biểu diễn mối liên hệ giữa độ nhạy cảm, đặc hiệu chẩn đoán ALI với diện tích dưới đường cong (AUC) 0.981, ngưỡng ý nghĩa < 0.01 cho thấy trị số S/F trong nghiên cứu của chúng tôi là một trị sốđáng tin cậy tiên đoán tổn thương phổi cấp ALI. Vềđộ nhạy cảm và độđặc hiệu của S/F trong chẩn đoán ARDS, nghiên cứu của chúng tôi với S/F = 210,4, độ nhạy cảm và độđặc hiệu lần lượt là 95,6%, 93,2% trong khi nghiên cứu của Khemani(6) với S/F = 201, độ nhạy cảm và độđặc hiệu là 84,3% và 77,7%, của tác giả Thomas với S/F = 212, độ nhạy cảm và độđặc hiệu là 76% và 83%. Nghiên cứu trên người lớn của tác giả Rice với S/F = 235, độ nhạy cảm và độđặc hiệu là 85% và 85%. Đường cong ROC (biểu đồ 3) biểu diễn mối liên hệ giữa độ nhạy cảm, đặc hiệu chẩn đoán ALI với diện tích dưới đường cong (AUC) 0.983, ngưỡng ý nghĩa < 0.01 cho thấy trị số S/F trong nghiên cứu của chúng tôi là một trị sốđáng tin cậy tiên đoán hội chứng nguy kịch hô hấp cấp ARDS. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu phân tích 674 cặp dữ liệu S/F và P/F từ 102 bệnh nhi suy hô hấp được giúp thở qua hệ thống CPAP hoặc máy thở, chúng tôi ghi nhận có mối tương quan thuận giữa S/F và P/F và rút ra được giá trị S/F 210,4 và 296,7 tương ứng P/F 200 và 300 có thể tiên đoán hội chứng nguy kịch hô hấp ARDS và tổn thương phổi cấp ALI với độ nhạy cảm, đặc hiệu tương ứng là 95,6% và 93,2% và 99,2%, 81,8%. Điều này rất giúp ích cho các bác sĩ lâm sàng khi màđiều kiện thử khí máu động mạch còn hạn chế cũng như khó khăn trong việc lấy mẫu máu động mạch ở trẻ nhỏ, trong khi đó với máy đo độ bão hòa oxy máu qua nhịp mạch pulse-oximetry cho phép đo SpO2 từđó tính được S/F giúp tiên đoán sớm tổn thương phổi ALI/ARDS ở trẻ em, từđó can thiệp điều trị kịp thời giúp cứu sống bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bernard GR (1994) The American-European Consensus Conference on ARDS. Definitions, mechanisms, relevant outcomes, and clinical trial coordination. Am J Respir Crit Care Med ; 149:818–824 2. Erickson S (2007). Acute lung injury in pediatric intensive care in Australia and New Zealand: A prospective, multicenter, observational study. Pediatr Crit Care Med; 8:317–323 3. Flori HR (2005). Pediatric acute lung injury: Prospective evaluation of risk factors associated with mortality. Am J Respir Crit Care Med; 171:995–1001. Epub 2004 Dec 23 4. Hill E (2000). Practical applications of pulse oximetry. Practical Procedures; Issue 11Article 4: page 1-2 5. Khemani RG (2009). Characteristics of children intubated and mechanically ventilated in 16 PICUs. Chest; 136(3). 6. Khemani RG (2009). Comparison of the Pulse Oximetric Saturation/Fraction of Inspired Oxygen Ratio and the PaO2/Fraction of Inspired Oxygen Ratio in Children, CHEST 2009; 135:662–668 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 95 7. Nguyễn Văn Tuấn (2008). Phương pháp ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu chẩn đoán, Y học thực chứng. Nhà xuất bản y học tr.93-95. 8. Razi E (2006). A Comparison of Arterial Oxygen Saturation Measured Both by Pulse oximetry and Arterial Blood gas Analyzer in Hypoxemic and Non-Hypoxemic Ulmonary Diseases. Turkish Respiratory Journal; 7(2): 43-47 9. Rice TW (2007). Comparison of the SpO2/FiO2 and the PaO2/FiO2 Ratio in Patients with Acute Lung Injury or ARDS. Chest; 132;410-417 10. Thomas NJ (2007). Defining acute lung disease in children with the oxygenation saturation index (OSI). Paper presented at: International Conference of the American Thoracic Society; May 18 –23, San Francisco, CA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_tuong_quan_giua_ti_so_spo2fio2_va_pao2fio2_o_benh_nhi_su.pdf