Môn võ thuật Taekwondo

10.1 Việc xử phạt bất cứ lỗi vi phạm nào đều sẽ do trọng tài tuyên bố. 10.2 Việc xử phạt được chia thành “Kyong-go” (phạt cảnh cáo) và “Gam-jeom” (phạt trừ điểm). 10.3 Hai lần “Kyong-go” được xem như bị trừ 1 điểm. Tuy nhiên, lần “Kyonggo” lẻ cuối cùng sẽ không bị trừ điểm trong bảng tổng điểm. 10.4 Một lần “Gam-jeom” bị trừ 1 điểm. 10.5 Các lỗi vi phạm: 10.5.1 Các lỗi vi phạm dưới đây sẽ bị xử phạt “Kyong-go”: a. Vượt ra khỏi đường biên b. Tránh thi đấu bằng cách xoay lưng lại đối phương c. Bị ngã xuống sàn d. Lẫn tránh thi đấu (thi đấu không tích cực) e. Ôm, kéo hoặc đẩy đối phương f. Tấn công vào vùng dưới thắt lưng g. Giả vờ bị chấn thương h. Tấn công bằng đầu gối i. Đánh vào mặt đối phương bằng tay hoặc nắm đấm j. VĐV hoặc huấn luyện viên thốt ra những lời nói thiếu lịch sự hoặc có bất kỳ một hành động thiếu văn hóa nào. 10.5.2 Các lỗi vi phạm sau đây sẽ bị xử phạt “Gam-jeom”: a. Tấn công đối phương sau khi có khẩu lệnh “Kal-yeo” b. Tấn công khi đối phương bị ngã c. Quăng quật đối thủ bằng cách ôm chân đối thủ khi đối thủ đang tấn công hoặc đẩy đối thủ bằng tay. d. Cố ý tấn công vào mặt đối phương bằng tay e. VĐV hoặc huấn luyện viên làm gián đoạn tiến trình thi đấu f. VĐV hoặc huấn luyện viên có hành động thô bạo hoặc bày tỏ thái độ gay gắt. 10.6 Khi một VĐV cố tình không tuân thủ luật thi đấu hoặc lệnh của trọng tài, trọng tài có thể tuyên bố VĐV thua cuộc bằng cách xử phạt ngay cả khi trận đấu mới bắt đầu được 1 phút. 10.7 Khi một VĐV bị trừ 4 điểm, trọng tài sẽ tuyên bố VĐV đó bị thua. 10.8 “Kyong-go” và “Gam-jeom” sẽ được tính vào tổng điểm chung của cả 3 hiệp đấu. 10.9 Khi trọng tài cho trận đấu tạm dừng để công bố phạt “Kyong-go” hay “Gam-jeom”, thời gian thi đấu sẽ không được tính kể từ lúc trọng tài ra lệnh “Kye-shi” cho đến khi trọng tài ra lệnh “Kye-sok” thì trận đấu lại tiếp tục.

pdf90 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môn võ thuật Taekwondo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy nhiên vận động viên cũng phải chú ý là không nên kiễng chân lên quá cao, bởi vì điều này sẽ làm cho trọng tâm cơ thể bị đẩy lên cao hơn và vì vậy sẽ gặp khó khăn cho việc giữ thăng bằng. Nhìn chung vũ khí sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật này là ức bàn chân, tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt mũi bàn chân cũng có thể được sử dụng để tấn công vào các điểm trọng yếu trên cơ thể đối phương như háng, mỏ ácNếu kỹ thuật này được thực hiện với mu bàn chân để tấn công vào háng của đối phương thì nó sẽ được gọi là đá thốc trước (Apollyeo Chagi). (2) Yopchagi (Đá tống ngang). - Trước hết cũng được thực hiện tương tự như đòn đá tống trước: chân đá gập gối từ từ nâng lên, sau đó xoay thân người ngược với hướng đá và duỗi thẳng khớp gối để đá mạnh vào mục tiêu bằng cạnh ngoài của bàn chân. - Khi thực hiện kỹ thuật này phải xoay hông để đưa chân đá vào trong nhưng đầu vẫn phải giữ thẳng và mắt phải nhìn thẳng vào mục tiêu. Lúc này do vai, thân và chân đã được xoay và xoắn lại giống như hình chôn ốc, cho nên đòn đá sẽ được phóng đi tựa như viên đạn bay ra khỏi nòng súng để chạm mạnh vào mục tiêu. Trên thực tế, mục tiêu tấn công sẽ được quyết định tùy thuộc vào tư thế và vị trí đứng của đối phương, ví dụ: nếu đối phương đứng đối diện với hướng đá thì đòn đá sẽ được thực hiện vào mặt hoặc vào mỏ ác của đối phương, còn khi đối phương đứng nghiêng, vai xoay vào hướng đá thì đòn đá sẽ được thực hiện vào một bên cằm hoặc một bên sườn của đối phương. - Cũng giống như đòn đá tống trước, sau khi hoàn thành kỹ thuật chân đá phải được thu về theo đúng đường đá ban đầu hoặc đặt ở các vị trí có lợi nhất cho việc thực hiện của các kỹ thuật tiếp theo. 54 (2) yop chagi 1 (2) yop chagi 2 (2) yop chagi 3 (2) yop chagi 4 (2) yop chagi 5 - Chân trụ phải lấy ức bàn chân làm điểm tựa để xoay bàn chân ra ngoài và phải đồng thời duỗi thẳng gối khi thực hiện đòn đá để tăng cao tốc độ và lực tác động vào mục tiêu. Sau khi kết thúc động tác chân đá phải được thu về đồng thời với việc gập gối và thả lỏng cổ chân của chân trụ. - Khi thực hiện kỹ thuật này, phần thân trên không nên ngã quá nhiều về hướng đối diện với đòn đá mà nó phải được giữ sao cho giữa hai chân và phần thân trên tạo thành hình chữ Y để có thể tạo ra lực tác động tối đa cho đòn đá. Kỹ thuật này thường sử dụng phần dưới của gót chân và cạnh ngoài của bàn chân để tấn công vào mục tiêu. Chân đá nhất thiết phải chuyển động trên đường thẳng được kẻ từ điểm bắt đầu tới điểm chạm trên mục tiêu tấn công. 55 (3) Dollyo Chagi (Đá vòng cầu). - Dồn trọng lượng cơ thể sang chân trụ, nhấc gối và xoay thân người rồi tung chân đá theo một đường vòng cung để duỗi thẳng đầu gối và sử dụng ức bàn chân hoặc mu bàn chân để tấn công vào mục tiêu là phần thân hay phần mặt trên cơ thể đối phương. - Chân trụ phải duỗi thẳng đầu gối và khớp cổ chân để có thể dễ dàng sử dụng ức bàn chân làm điểm tựa khi xoay thân người. - Chân đá phải lập tức dừng lại ngay sau khi châm vào mục tiêu mà không được có thêm bất cứ một sự chuyển động theo đà nào. - Khác với đòn đá tống trước và đòn đá tống ngang, trong kỹ thuật này chân đá không chuyển động theo một đường thẳng, mà nó chỉ được nâng lên khi bắt đầu và sau đó thì sẽ chuyển động theo một đường vòng cung. - Nếu được luyện tập cẩn thận và thực hiện đúng cách thì đòn đá vòng cầu sẽ có thể tạo ra một sức công phá rất mạnh vào mục tiêu tấn công. (3) doll o chagi 1 y (3) doll o chagi 2 y (3) doll o chagi 3 y (3) doll o chagi 4 y (3) doll o chagi 5 y 56 C. Các biến thể của các đòn đá cơ bản. (4) Badal Chagi (Đá vòng trước) Kỹ thuật này là kết quả của sự phối hợp giữa đòn đá tống trước và đá vòng cầu. Khi thực hiện kỹ thuật này chân đá chuyển động trên nửa vòng cung từ ngoài vào trong và sử dụng ức hoặc mu bàn chân để tấn công vào mục tiêu. (5) Bitureo Chagi (Đá nghịch vòng cầu) - Nếu chân phải được sử dụng để đá trong thế tấn trước trái (Wen Apkubi) thì chân phải cũng nhất gối và nâng lên như trong đòn đá tống trước, rồi đưa về phía trước, bên trái của cơ thể, sau đó bất ngờ đưa vòng sang phải và bật mạnh đầu gối để thực hiện đòn đá vòng từ trong ra. Ức và mu bàn chân là các vũ khí thường hay được sử dụng trong kỹ thuật này. - Khi thực hiện kỹ thuật này, thân người trước tiên cũng xoay sang trái và sau đó bất ngờ xoay sang phải để tung chân đá ra. - Cũng giống như trong đòn đá tống trước, chân trái trong kỹ thuật này cũng được dùng làm điểm tựa để xoay cơ thể và khi thực hiện đòn đá thì cổ chân cũng duỗi nhẹ và đầu gối thì cũng hơi gập lại. (4) bandal chagi (5) bitureo chagi (6) Dwichagi (Đá tống sau) - Từ tư thế đứng tự nhiên nhấc chân đá lên và đạp thẳng về phía sau để tấn công vào mục tiêu bằng phần dưới của gót chân. - Động tác kết thúc của kỹ thuật này cũng tương tự như đòn đá tống ngang. - Khi đứng chân trước chân sau thì chân trước thường được sử dụng để đá. Tuy nhiên cũng có thể thực hiện đòn đá bằng chân sau sau khi đã đẩy nó về sát chân trước. Trên thực tế, kỹ thuật này thường được thực hiện khi đã tạo ra được một khoảng cách nhất định với đối phương và khi việc quay lưng lại với đối phương không gây ra nguy hiểm cho người thực hiện đòn đá. - Khi thực hiện kỹ thuật, mắt phải nhìn theo hướng đá và chân trụ cũng gập gối 57 như trong đòn đá tống ngang. Thân trên ngả nhiều hơn về phía trước so với đòn đá tống ngang. (6) dwi chagi 1 (6) dwi chagi 2 (6) dwi chagi 3 (7) Ppodeo Chagi (Đạp trước) (7) ppodeo chagi 1 (7) ppodeo chagi 2 (7) ppodeo cha (7) ppodeo chagi 4 58 - Kỹ thuật này cũng được thực hiện tương tự như đòn đá tống trước với đầu gối của chân đá không gập quá nhiều, chân đá cũng chỉ hơi nhất lên và lệch về phía bên phải để thực hiện đòn đá bằng cách đạp thẳng về trước. - Khác với đòn đá tống trước, chân đá trong kỹ thuật này không chuyển động lên trên mà chuyển động đơn giản thẳng về phía trước bằng cách duỗi thẳng đầu gối để đá vào phía trước của đối phương. Mục tiêu tấn công chủ yếu của kỹ thuật này chỉ là phần hông và thân dưới của đối phương. - Kỹ thuật này thường được thực hiện với lòng bàn chân để tấn công vào đối phương, nhưng khi nó được thực hiện bằng phần dưới của gót chân thì lực tác động sẽ rất mạnh. Trong trường hợp đặc biệt, kỹ thuật này cũng có thể được thực hiện bằng cạnh ngoài của bàn chân bằng cách xoay người và đưa chân đá đi sát chân trụ. - Khi tấn công vào háng đối phương có thể sử dụng mũi bàn chân với đầu các ngón chân duỗi thẳng để thực hiện kỹ thuật này. Thân trên ngả về phía trước ít hơn so với trong đòn đá tống trước. (8) Mom Dollyo Chagi (Đá vòng xoay). Bắt đầu từ tấn trước trái (Wen Apseogi), đòn đá vòng xoay (Mom Dollyo Chagi) có thể được thực hiện theo các bước sau: - Mắt nhìn thẳng theo hướng chỉ của mũi bàn chân trái, xoay người thuận theo chiều kim đồng hồ (từ trái sang phải). Chú ý, khi xoay thân người, mắt quay còn thân người quay . 0360 0180 Khi xoay thân người, chân phải đồng thời thực hiện đòn đá vòng sau (Banmom Dollyo Chagi) rồi chạm đất trong tư thế tấn trước phải (Oreun Apseogi) - Khi đã thuần thục đòn đá vòng sau như đã nêu trên thì mới tiến hành luyện tập đòn đá xoay vòng (Momdollyo Chagi). Để thực hiện được đòn đá này, cả thân người và chân đá đều phải đồng thời quay theo chiều kim đồng hồ bằng lực xoay thân và sau đó chân đá lại phải trở về đúng vị trí ban đầu. 0360 - Nếu kỹ thuật này được thực hiện trong thế tấn trước phải (Oreun Apseogi) bằng cách bước chân trái một bước về phía trước và dùng chân trái làm điểm tựa để xoay thân người và thực hiện đòn đá bằng chân phải thì nó sẽ được gọi là: Đá xoay vòng đổi chân (Onmom Dollyo Chagi). - Đòn đá xoay vòng thường được thực hiện bằng các kỹ thuật sau: + Đá vòng sau (xoay nửa vòng ) (Banmom Dollyo Chagi). 0180 + Đá vòng sau liên tục (Banmom Dollyo Huryo Chagi). + Đá móc câu vòng sau (Banmom Dollyo Nakka Chagi). + Đá chẻ vòng sau (Banmom Dollyo Naeryo Chagi). + Xoay người đá tống ngang (Banmomdollyo Yopchagi). 0360 + Đá xoay vòng liên tục (Momdollyo Huryo Chagi). + Đá móc câu vòng sau (Banmom Dollyo Naeryo Chagi). - Khi bật người đá vòng xoay thì kỹ thuật này cũng được thực hiện tương tự như đòn đá bay (Twio Chagi). 59 (8) onmomdollyo huryo chagi 1 (8) onmomdollyo huryo chagi 2 (8) onmomdollyo huryo chagi 3 (8) onmomdollyo huryo chagi 4 (8) onmomdollyo huryo chagi 5 (8) onmomdollyo huryo chagi 6 (9) Nakka Chagi (Đá móc câu). Khi đối phương tránh được đòn đá tấn công và thu hẹp khoảng cách để chuẩn bị ra đòn phản công, thì người tấn công phải ngay lập tức sử dụng chính chân đã đá hụt đó để tấn công vào phần sau đầu (ót) hoặc phần lưng của đối phương, bằng cách gập gối lại để thực hiện đòn đá giống như hình lưỡi câu. Giả sử khi thực hiện hỏng đòn đá vòng cầu thì phải ngay lập tức gập khớp gối và đá vòng ngược trở lại để tấn công vào phần sau đầu của đối phương bằng gót chân, lòng bàn chân. 60 (9) nakka chagi (9) nakka chagi (10) Naeryo Chagi (Đá chẻ). (10) nae yo chagi 1 r (10) nae yo chagi 2 r (10) nae yo chagi 3 r - Chân đá vung lên cao quá đầu của đối phương và thực hiện đòn đá bằng cách kéo thẳng chân xuống với đầu gối duỗi thẳng. - Nếu đối phương không đứng quá gần thì có thể nhất gối và nâng chân đá lên theo trục dọc của cơ thể để thực hiện đòn đá chẻ. - Nếu đối phương đứng gần và người tấn công thực hiện đòn đá chẻ bằng cách nâng chân đá từ trong ra ngoài thì kỹ thuật này được gọi là: Đá chẻ từ trong ra ngoài (Bakkat Naeryo Chagi). Ngược lại nếu chân đá được nâng từ ngoài vào trong thì kỹ thuật này được gọi là: Đá chẻ từ ngoài vào trong (An Naeryo Chagi). - Vũ khí được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật này là gót và lòng bàn chân. 61 (11) Anchagi (Đá tạt từ ngoài vào). Tương tự như đòn đá vòng trước (Bandal Chagi), kỹ thuật này cũng được thực hiện bằng cách đưa chân đá chuyển động theo một đường vòng cung từ ngoài vào trong. Kỹ thuật này sử dụng cạnh trong của bàn chân để tấn công vào đối phương và trên thực tế nó thường được sử dụng để nâng chân khi thực hiện đòn đá chẻ. (11) a chagi 1 n (11) a chagi 2 n (11) a chagi 3 n (12) Bakkat Chagi (Đá tạt từ trong ra). Thực hiện ngược lại với đòn đá tạt từ ngoài vào (Anchagi) và kỹ thuật này cũng tương tự như đòn đá vòng cầu nghịch (Bitureo Chagi) với việc sử dụng phần dưới của gót chân để tấn công đối phương. (12) bakkat chagi 1 (12) bakkat chagi 2 (12) bakkat chagi 3 (13) Twio Chagi (Đá bay). - Đây là đòn đá được thực hiện bằng một chân trong lúc toàn bộ cơ thể đang bay ở trên không trung. Kỹ thuật này có thể thực hiện ở thế tấn nghiêm (Moaseogi), nhưng nhìn chung nó thường thu được hiệu quả cao hơn khi được thực hiện với tấn sau (Dwitkubi), bởi vì trong tư thế tấn này chân sẽ đứng chân trước chân sau và khoảng cách giữa hai chân cũng rộng hơn so với tấn nghiêm và vì vậy hai chân có thể đồng 62 thời cùng giậm bật đất để đẩy thân người lên không trung. Trên thực tế, kỹ thuật này cũng có thể được thực hiện với một số tư thế tấn khác. (13) twio chagi 3 (13) twio chagi 2 (13) twio chagi 1 - Khi kỹ thuật này được thực hiện bằng chân trước thì nó được gọi là: Đá bay (Twio Chagi). Nếu đòn đá được thực hiện bằng chân sau trong khi thân người đang bay về phía trước thì được gọi là: đá bay đổi chân (Twio Bakkuwo Chagi). - Đá bay có thể được thực hiện với các kỹ thuật sau: + Đá bay tống trước (Twio Apchagi). + Đá bay tống ngang (Twio Yopchagi). + Đá bay vòng cầu (Twio Dollyo Chagi). + Đá bay vòng trước (Twio Bandal Chagi). + Đá bay chặn đẩy (Twio Mireo Chagi). + Bay người đá chẻ xoay vòng (Twio Momdollyo Naeryo Chagi). + Đá bay móc câu xoay vòng (Twio Momdollyo Nakka Chagi). Thực hiện ngược lại với đòn đá Anchagi và kỹ thuật này cũng tương tự như đòn đá vòng cầu nghịch với việc sử dụng phần dưới của gót chân để tấn công đối phương. Trên đây chúng tôi đã trình bày chi tiết về các đòn đá cơ bản và các biến thể đơn giản của chúng, các kỹ thuật mà luôn được thực hiện với chân trụ chống đất để giữ thăng bằng và chân kia tung đòn đá trên không trung để tấn tân vào các điểm trọng yếu trên cơ thể của đối phương. Nhìn chung một đòn đá có thể tạo ra một lực tác động lớn gấp ba lần so với một đòn đấm. Tuy nhiên nếu các đòn đá không được thực hiện với một tốc độ và độ chính xác cao thì không những nó không tạo ra được những kết quả như mong muốn mà ngược lại còn làm mất thăng bằng của cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phản công của đối phương. Hơn nữa việc thực hiện thất bại một đòn đá sẽ làm cho đối thủ tấn công phải tiêu hao một nguồn năng lượng lớn gấp ba lần so với đối phương Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với mỗi vận động viên Taekwondo là phải bỏ công khổ luyện để hoàn thiện hệ thống kỹ thuật đòn chân. 63 CHƯƠNG III QUYỀN (POOMSE) I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP CÁC BÀI QUYỀN TRONG MÔN VÕ TAEKWONDO. 1.1 Nguồn gốc của các bài quyền. Các bài quyền Taekwondo được thiết lập để tăng cường sức mạnh của tập thể nhằm chống lại các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. Vì lợi ích của cả cộng đồng, dựa trên các kỹ thuật căn bản, các lão võ sư đã sáng tạo ra các bài quyền độc đáo mang đậm nét dân tộc để giúp các võ sinh rèn luyện sức mạnh thể chất, tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật và hoàn thiện khả năng tự vệ của bản thân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá và thuận tiện cho việc rèn luyện của các võ sinh, các bài quyền đều được xây dựng với các động tác đơn giản, hiệu quả và phù hợp với tình hình của thực tế. Cùng với thời gian và sự trợ giúp tích cực của y học và các môn khoa học khác, các bài quyền cũng ngày càng được hệ thống, củng cố và hoàn thiện hơn. Người ta vẫn cho rằng các bài quyền Taekwondo đã được giai cấp thống trị độc chiếm và tiến hành luyện tập từ thời cổ đại và chúng chỉ được phổ biến và truyền bá trong quảng đại dân chúng vào khoảng đầu thế kỷ thứ I dưới triều đại Koguryo trên bán đảo Triều Tiên. 1.2 Khái niệm về các bài quyền. Quyền là một hệ thống các động tác kỹ thuật nhằm thể hiện những tinh hoa nhất của sức mạnh thể chất và tinh thần cũng như các nguyên tắc cơ bản, chủ đạo của hoạt động tấn công và phòng thủ thông qua việc củng cố và hoàn thiện các kỹ thuật cơ bản và tinh thần của môn võ Taekwondo. 1.3 Vai trò và ý nghĩa của các bài quyền. Quyền là một hệ thống các kỹ thuật tấn công và phòng thủ được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định mà các vận động viên có thể dễ dàng tiến hành tập luyện cho dù không có sự chỉ đạo và giám sát của huấn luyện viên. Đối với các vận động viên Taekwondo, quyền có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua việc tập luyện các bài quyền, các vận động viên có thể dễ dàng củng cố, hoàn thiện và ứng dụng các động tác kỹ thuật vào trong thực tế song đấu và thi đấu Taekwondo, đặc biệt là đối với các động tác kỹ thuật khó, điều mà luôn gây ra khó khăn cho việc luyện tập của các vận động viên khi tiến hành thực hiện chúng đơn lẻ một mình. Trên thực tế, các bài quyền có thể được thực hiện bằng hai cách là tư duy tưởng tượng hoặc thực hiện thực tế theo đồ hình (đánh dấu vị trí khởi đầu của hai chân và các hướng di chuyển khi thực hiện bài quyền). 1.4 Những điều cần chú ý khi thực hiện một bài quyền. Để thu được hiệu quả cao trong luyện tập một bài quyền, vận động viên nhất thiết phải thực hiện đầy đủ ba bước sau: * Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa và phương cách thực hiện các động tác kỹ thuật trong bài quyền. * Ghi nhớ đồ hình, nhịp điệu và phương hướng di chuyển của bài quyền. 64 * Trong khi thực hiện bài quyền phải chú ý tới các vấn đề sau: - Hướng nhìn của mắt. - Sự thay đổi của trọng tâm cơ thể. - Tốc độ thực hiện các động tác kỹ thuật (nhanh, chậm). - Lực thực hiện các động tác kỹ thuật (mạnh, yếu). - Điểu chỉnh nhịp thở. II. MỘT SỐ BÀI QUYỀN CƠ BẢN. 2.1 THÁI CỰC KIỀN CUNG QUYỀN (TAEGEUK 1 JANG). 2.1.1 Ý nghĩa: Bài Thái cực Kiền cung quyền (Taegeuk 1 Jang) được thiết lập dựa theo nguyên lý hoạt động của Kiền (Keon) một trong 8 quẻ của Bát quái tượng trưng cho mặt trời và ánh sáng. Theo thuyết Bát quái thì Kiền (Keon) là sự bắt đầu để sản sinh ra vạn vật trên vũ trụ và vì vậy bài Thái cực Kiền cung quyền (Taegeuk 1 Jang) đã được xếp vào vị trí đầu tiên trong hệ thống các bài quyền Taekwondo. 2.1.2 Cách thực hiện: * Chuẩn bị (Jumbi): Từ điểm khởi đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước và thực hiện tư thế tấn sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi). - Nhịp 1: Xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái. 090 - Nhịp 2: Chân phải bước lên thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 3: Rút chân phải về, xoay người sang phải thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay phải. 0180 - Nhịp 4: Chân trái bước lên thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 5: Chân trái bước chéo sang trái, xoay người sang trái thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái. 090 - Nhịp 6: Giữ nguyên tư thế, mắt nhìn thẳng về phía trước và thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 7: Chân phải bước sang phải, xoay người sang phải thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay trái. 090 - Nhịp 8: Chân trái bước lên thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 9: Chân trái rút về sau, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay phải. 0180 - Nhịp 10: Chân phải bước lên thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái. 65 - Nhịp 11: Chân phải đưa chéo sang phải, xoay người sang phải thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay phải. 090 - Nhịp 12: Giữ nguyên tư thế, mắt nhìn thẳng về phía trước và thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 13: Chân trái bước sang trái, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng (Olgul Makki) bằng tay trái. 090 ĐỒ HÌNH CỦA BÀI THÁI CỰC CUNG QUYỀN 66 - Nhịp 14: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, thu chân về thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 15: Chân phải rút về sau, xoay người sang phải thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng (Olgul Makki) bằng tay phải. 0180 - Nhịp 16: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân trái, thu chân về thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 17: Chân trái bước sang phải, xoay người sang phải thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái. 090 - Nhịp 18: Chân phải bước lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải, đồng thời thét “Kihap”. * Kết thúc (Keuman): Chân phải giữ nguyên vị trí, xoay người sang trái và thu chân trái về để trở về tư thế sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi) ban đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước. 0180 2.1.3 Phân thế và ứng dụng của bài thái cực kiền cung quyền (Taegeuk 1 Jang) a. Khi đối phương thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, tay trái lập tức gạt hạ đẳng (Arae Makki) để chặn đòn tấn công của đối phương. Lập tức truy sát và phản công đối phương bằng đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) của tay phải. (Hình 1) b. Khi đối phương thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, tay trái thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) để chặn đòn tấn công của đối phương. Trước khi đối phương kịp tháo lui hoặc ra tiếp đòn tấn công, lập tức phản công lại đối phương bằng đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) của tay phải(Hình 2) c. Khi đối phương tấn công bằng đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải, tay trái lập tức thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào (Momtong Anmakki) để chặn đòn tấn công của đối phương và phản công đối phương bằng đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) của tay phải. (Hình 3) (Hình 1) 67 (Hình 2) (Hình 3) d. Khi đối phương tấn công bằng đòn đấm thượng đẳng thuận (Olgul Jireugi) bằng tay phải, tay trái lập tức thực hiện đòn đỡ thượng đẳng (Olgul Makki) để gạt đòn tấn công của đối phương. Lập tức phản công đối phương bằng đòn đá tống trước (Apchagi) và truy sát đối phương bằng đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay trái. (Hình 4) (Hình 4) 68 2.2 THÁI CỰC ĐOÀI CUNG QUYỀN (TAEGEUK 2 JANG). 2.2.1 Ý nghĩa: Bài Thái cực Đoài cung quyền (Taegeuk 2 Jang) được thiết lập dựa theo nguyên lý hoạt động của Đoài (Tae) với hàm ý “trong cứng, ngoài mềm”. Trong bài quyền này xuất hiện thêm nhiều các đòn gạt thượng đẳng (Olgul Makki) và các đòn đá tống trước (Apchagi) cũng được sử dụng thường xuyên hơn so với bài bài Thái cực Kiền cung quyền (Taegeuk 1 Jang). 2.2.2 Cách thực hiện: * Chuẩn bị (Jumbi): Từ điểm khởi đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước và thực hiện tư thế tấn sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi). - Nhịp 1: Xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái. 090 - Nhịp 2: Chân phải bước lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 3: Rút chân phải về, xoay người sang phải thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay phải. 0180 - Nhịp 4: Chân trái bước lên thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 5: Chân trái bước chếch sang trái, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay phải. 090 - Nhịp 6: Bước chân phải lên thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay trái. - Nhịp 7: Chân trái bước sang trái, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái. 090 - Nhịp 8: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, thu chân về thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm thượng đẳng thuận (Olgul Bandae Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 9: Chân phải rút về sau, xoay người sang phải thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay phải. 0180 - Nhịp 10: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân trái, thu chân về thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn đấm thượng đẳng thuận (Olgul Bandae Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 11: Chân trái bước chếch sang trái, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng (Olgul Makki) bằng tay trái. 090 - Nhịp 12: Bước chân phải lên thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng (Olgul Makki) bằng tay phải. - Nhịp 13: Chân trái đưa chéo sang phải, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay phải. 0270 69 - Nhịp 14: Chân phải đưa chéo ra sau, xoay người sang phải180 thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay trái. 0 - Nhịp 15: Chân trái bước chéo lên, xoay người sang trái 90 thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái. 0 - Nhịp 16: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, thu chân về thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đấm thượng đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải. ĐỒ HÌNH CỦA BÀI THÁI CỰC ĐOÀI CUNG QUYỀN 70 - Nhịp 17: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân trái, thu chân về thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đấm thượng đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 18: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, thu chân về thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đấm thượng đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải, đồng thời thét “Kihap”. * Kết thúc (Keuman): Chân phải giữ nguyên vị trí, xoay người sang trái và thu chân trái về để trở về tư thế sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi) ban đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước. 0180 2.2.3 Phân thế và ứng dụng của bài thái cực đoài cung quyền (Taegeuk 2 Jang) a. Khi hai đối thủ đứng trước mặt và sau lưng lần lượt tấn công bằng đòn đấm trung đẳng (Momtong Jireugi), tay phải lập tức thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào (Momtong Anmakki) để chặn đòn tấn công của đối phương ở trước mặt (Hình 5.1) b. Sau khi chặn đòn tấn công của đấu thủ ở trước mặt, lập tức quay người (đổi hướng) để thực hiện kỹ thuật tương tự bằng tay trái, nhằm chặn đứng đòn tấn công của đối thủ ở sau lưng (Hình 5.2, 5.3, 5.4) 0180 (5.1) (5.2) (5.3) (5.4) (Hình 5) 71 * Vận động viên có thể thực hiện ứng dụng động tác 13 của bài quyền này bằng cách thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào (Momtong Anmakki) bằng tay phải và quay sau để thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân trái vào đối thủ đứng ở phía sau. 2.3 THÁI CỰC LY CUNG QUYỀN (TAEGEUK 3 JANG). 2.3.1 Ý nghĩa: Bài Thái cực Ly cung quyền (Taegeuk 3 Jang) được xây dựng theo nguyên lý hoạt động của Ly (Ri) biểu tượng của “lửa và mặt trời”. Bài quyền này sẽ giúp các vận động viên hướng tới sự công bằng, tăng cường hứng thú và lòng hăng say trong tập luyện đồng thời thông qua việc thực hiện thuần thục bài quyền này vận động viên có thể nâng cao được trình độ chuyên môn của mình. 2.3.2 Cách thực hiện: * Chuẩn bị (Jumbi): Từ vị trí đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước và thực hiện tư thế tấn sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi). - Nhịp 1: Xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái. 090 - Nhịp 2: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, thu chân về thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải và trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 3: Rút chân phải về, xoay người sang phải thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay phải. 0180 - Nhịp 4: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân trái, thu chân về thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay trái và trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 5: Chân trái bước chếch sang trái, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn chặt cổ bằng cạnh ngoài của bàn tay phải (Oreun Hansonnal Mokchigi). 090 - Nhịp 6: Bước chân phải lên thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn chặt cổ bằng cạnh ngoài của bàn tay trái (Wen Hansonnal Mokchigi). - Nhịp 7: Chân trái bước chéo sang trái, xoay người sang trái thành tấn sau phải (Oreun Dwitkubi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng cạnh hông (Hansonnal Momtong Yopmakki) bằng cạnh ngoài của bàn tay trái. 045 - Nhịp 8: Xoay bàn chân phải sang trái (khoảng ), đẩy bàn chân trái về trước nửa bước, xoay người thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải. 045 - Nhịp 9: Chân phải kéo lên nửa bước, xoay người sang phải thành tấn sau trái (Wen Dwitkubi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng cạnh hông (Hansonnal Momtong Yopmakki) bằng cạnh ngoài của bàn tay phải. 0135 72 - Nhịp 10: Xoay bàn chân trái sang phải (khoảng ), đẩy bàn chân phải về trước nửa bước, xoay người thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái. 045 - Nhịp 11: Chân trái bước chếch sang trái, xoay người sang trái 90 thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay phải. 0 - Nhịp 12: Bước chân phải lên thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay trái. ĐỒ HÌNH CỦA BÀI THÁI CỰC LY CUNG QUYỀN 73 - Nhịp 13: Chân trái đưa chéo sang phải, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái. 0270 - Nhịp 14: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, thu chân về thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải và trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 15: Rút chân phải về, xoay người sang phải thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay phải. 0180 - Nhịp 16: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân trái, thu chân về thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay trái và trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 17: Chân trái bước chéo sang trái, xoay người sang trái thành tấn trước trái (Wen Apseogi) rồi thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái và đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải. 090 - Nhịp 18: Bước chân phải lên thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) rồi thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay phải và đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái. - Nhịp 19: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân trái, thu chân về thành tấn trước trái (Wen Apseogi) rồi thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái và đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải. - Nhịp 20: Giữ nguyên tư thế, thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải, thu chân về thành tấn trước phải (Oreun Apseogi) rồi thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay phải và đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái, đồng thời thét “Kihap”. * Kết thúc (Keuman): Chân phải giữ nguyên vị trí, xoay người sang trái và thu chân trái về để trở về tư thế sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi) ban đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước. 0180 2.3.3 Phân thế và ứng dụng của bài thái cực ly cung quyền (Taegeuk 3 Jang) a. Khi đối phương tấn công bằng đòn đá tống trước (Apchagi), lập tức dùng tay trái thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) để chặn đòn tấn công của đối phương (Hình 6.1). Lập tức truy sát đối phương bằng đòn đá tống trước (Apchagi) của chân phải (Hình 6.2); đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) của tay phải (Hình 6.3) và đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái (Hình 6.4). b. Khi đối phương tấn công bằng đòn đấm trung đẳng (Momtong Jireugi), sử dụng bàn tay trái để thực hiện kỹ thuật đỡ trung đẳng cạnh hông (Hansonnal Yopmakki) nhằm gạt đòn tấn công của đối phương. Lập tức truy sát đối phương bằng đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải (Hình 7). 74 (6.1) (6.2) (6.3) (6.4) (Hình 6) (Hình 7) c. Khi đối phương tấn công bằng đòn đá tống trước (Apchagi), lập tức dùng tay phải thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) để chặn đòn tấn công của đối phương và phản công lại bằng đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái (Hình 8). 75 (Hình 8) d. Khi đối phương tấn công liên tục bằng đòn đấm trung đẳng liên hoàn (Momtong Dubeon Jireugi) của hai tay, lập tức thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay trái và đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Momtong Anmakki) bằng tay phải để chặn đứng đòn tấn công của đối phương. Lập tức thu hẹp khoảng cách và phản công bằng đánh chỏ vòng ngang của tay phải (Palkup Dollyo Chigi) (Hình 9). (Hình 9) 76 CHƯƠNG IV ĐỐI LUYỆN I. NHẤT THẾ ĐỐI LUYỆN (TRUNG ĐẲNG): HANBEON KYORUGI (MOMTONG). - Hai người đứng đối mặt nhau trong tư thế tấn nghiêm (Charyot), cúi chào (Kyongrye) và đứng tấn sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi) (Hình 1). Hình 1 - Người tấn công thét “Kihap” và thực hiện tấn sẵn sàng (Kongkyok Bangwo Jumbi) [chân phải lùi ra sau thành lập tấn trái(Wen Apkubi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng (Arae Makki) bằng tay trái], người phòng thủ đứng trong tư thế chuẩn bị (Jumbi) cũng đồng thời thét “Kihap” (Hình 2). Hình 2 Bài 1: 1. Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải, người phòng thủ lùi chân trái về sau thành tấn sau trái (Wen Dwitkubi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào bằng tay phải (Momtong Makki) (Hình 3.1). 2. Người phòng thủ bước nhanh chân phải tới trước thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và phản công đối phương bằng đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái vào mỏ ác của đối phương đồng thời thét “Kihap” (Hình 3.2). 77 (3.1) (3.2) Hình 3 Bài 2: 1. Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải, người phòng thủ lùi chân trái về sau thành tấn sau trái (Wen Dwitkubi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào bằng tay phải (Hansonnal Momtong Anmakki) (Hình 4.1). 2. Người phòng thủ bước nhanh chân phải tới trước thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và phản công đối phương bằng đòn đấm thượng đẳng nghịch (Olgul Baro Jireugi) bằng tay trái vào huyệt nhân trung của đối phương đồng thời thét “Kihap” (Hình 4.2). (4.1) (4.2) Hình 4 Bài 3: 1. Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải, người phòng thủ lùi chân phải về sau thành tấn sau phải (Oreun Dwitkubi) và thực hiện đòn gạt trung đẳng từ trong ra ngoài bằng cạnh bàn tay trái (Hansonnal Momtong Makki) (Hình 5.1). 2. Người phòng thủ bước nhanh chân phải tới trước thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và phản công đối phương bằng đánh chỏ vòng ngang của tay phải (Palkup Dollyochigi) vào quai hàm của đối phương đồng thời thét “Kihap” (Hình 5.2). 78 (5.1) (5.2) Hình 5 Bài 4: 1. Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải, người phòng thủ lùi chân phải về sau thành tấn sau phải (Oreun Dwitkubi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ trong ra ngoài bằng tay trái (Sonnal Momtong Makki) (Hình 6.1). 2. Người phòng thủ bước nhanh chân trái tới trước thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và phản công đối phương bằng đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải vào mỏ ác của đối phương đồng thời thét “Kihap” (Hình 6.2). (6.2) (6.1) Hình 6 ài 5: Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện B 1. đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải, người phòng thủ lùi chân phải về sau thành tấn sau phải (Oreun Dwitkubi) và thực hiện đòn đỡ trung đẳng từ trong ra ngoài bằng cạnh ngoài cổ tay trái (Momtong Bakkat Makki) (Hình 7.1). 79 2. Người phòng thủ bước nhanh chân trái tới trước thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và phản công đối phương bằng đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay phải vào mỏ ác của đối phươ (7.1) ng đồng thời thét “Kihap” (Hình 7.2). (7.2) Bài 6: Người tấn công bước chân phải lên thành ải chếch hiệ ài 7: Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện thành tấn ngan Hình 7 1. lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải. 2. Người phòng thủ bước chân ph lên phía trước bên phải 045 thành tấn ngang (Juchum seogi) và thực n đòn đỡ từ trong ra ngoài bằng cạnh ngoài bàn tay trái (Hansonnal Momtong Makki), đồng thời thực hiện đòn chặt cổ bằng cạnh ngoài bàn tay phải (Sonnal Mokchigi ) (Hình 8) vào cổ của đối phương, đồng thời th ét “Kihap”. Hình 8 B 1. đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) bằng tay phải. 2. Người phòng thủ bước chân phải chếch lên phía trước bên phải 045 g (Juchum seogi) và thực hiện đòn đỡ từ trong ra ngoài bằng cạnh ngoài bàn tay trái (Sonnal Momtong Makki), đồng thời thực hiện đòn đấm thượng đẳng bằng tay phải (Olgul Jireugi) vào quai hàm của đối phương (Hình 9.1). Sau đó, chân phải chuyển thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm ngửa (Jecho Jireugi) bằng tay trái vào mỏ ác của đối phương (Hình 9.2) đồng thời thét “Kihap”. 80 (Hình 9.1) (Hình 9.2) Hình 9 Bài 8: ai người từ tư thế chuẩn bị, lùi chân phải ra sau vào tư thế song đấu (Hình 10). 1. H Hình 10 2. Người tấn công thực hiện đòn đ c (Apchagi) bằng chân phải vào mỏ ác củ á tống trướ a đối phương, người phòng thủ lùi chân phải về sau thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng bằng tay trái (Arae Makki) (Hình 11.1). Lập tức bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi), phản công bằng đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) của tay phải (Hình 11.2) đồng thời thét “Kihap”. (Hình 11.1) (Hình 11.2) 81 Bài 9: 1. Hai người từ tư thế chuẩn bị, lùi chân phải ra sau vào tư thế song đấu (Hình 10). trước (Apchagi) của c Người tấn công thực hiện đòn đá tống trước (Apchagi) bằng chân phải vào mỏ ác của đối phương, người phòng thủ lùi chân phải về sau thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn gạt hạ đẳng bằng tay trái (Arae Makki) (Hình 12.1) 2. Người phòng thủ lập tức truy sát đối phương bằng đòn đá tống hân phải (Hình 12.2); đòn đấm trung đẳng thuận (Momtong Bandae Jireugi) của tay phải (Hình 12.3) và đòn đấm trung đẳng nghịch (Momtong Baro Jireugi) bằng tay trái (Hình 12.4) đồng thời thét “Kihap”. (12.1) (12.2) (12.3) (12.4) I. NHẤT THẾ ĐỐI LUYỆN (THƯỢNG ĐẲNG): HANBEON KYORUGI gười đứng đối mặt nhau trong tư thế tấn nghiêm (Charyot), cúi chào (Kyo sẵn sàng (Kongkyok Bangwo Jumb Hình 12 I (OLGUL). - Hai n ngrye) và đứng tấn sẵn sàng (Kibon Jumbi Seogi). - Người tấn công thét “Kihap” và thực hiện tấn i) [chân phải lùi ra sau thành lập tấn trái(Wen Apkubi) và thực hiện đòn gạt hạ 82 đẳng (Arae Makki) bằng tay trái], người phòng thủ đứng trong tư thế chuẩn bị (Jumbi) cũng đồng thời thét “Kihap”. Bài 1: 1. Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm thượng đẳng thuận (Olgul Bandae Jireugi) bằng tay phải, người phòng thủ lùi chân trái về sau thành tấn sau trái (Wen Dwitkubi) và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng từ ngoài vào bằng tay phải (Hansonnal Olgul Anmakki) (Hình 13.1). 2. Người phòng thủ bước nhanh chân phải tới trước thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và phản công đối phương bằng đòn đánh cùi chỏ vòng ngang (Palkup Dollyo Chigi ) bằng tay trái vào mỏ ác của đối phương (Hình 13.2) đồng thời thét “Kihap”. (13.1) (13.2) Hình 13 Bài 2: 1. Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm thượng đẳng thuận (Olgul Bandae Jireugi) bằng tay phải, người phòng thủ lùi chân phải về sau thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng bằng tay trái (Olgul Makki) (Hình 14.1) 2. Người phòng thủ lập tức dùng tay trái (tay đỡ) nắm cổ tay và kéo đối phương về phía trước và phản công đối phương bằng đòn đấm thượng đẳng (Olgul Jireugi) của tay phải vào huyệt nhân trung của đối phương đồng thời thét “Kihap” (Hình 14.2) (14.1) (14.2) Hình 14 83 Bài 3: 1. Người tấn công bước chân phải lên thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và thực hiện đòn đấm thượng đẳng thuận (Olgul Bandae Jireugi) bằng tay phải, người phòng thủ lùi chân phải về sau thành lập tấn trái (Wen Apkubi) và thực hiện đòn đỡ thượng đẳng bằng tay trái (Olgul Makki).(Hình 14.1) 2. Người phòng thủ bước nhanh chân phải tới trước thành lập tấn phải (Oreun Apkubi) và phản công đối phương bằng đòn đánh về trước bằng lưng nắm đấm (Apchigi) bằng tay phải vào huyệt nhân trung của đối phương (Hình 12) đồng thời thét “Kihap”. Hình 15 84 CHƯƠNG V MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THI ĐẤU TAEKWONDO ĐIỀU 1: MỤC ĐÍCH Mục đích của luật thi đấu là nhằm giải quyết một cách công bằng và hoàn hảo những vấn đề liên quan đến các cuộc thi đấu ở các trình độ do Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF), Hiệp hội khu vực và các Liên đoàn Quốc gia thành viên tổ chức, thực hiện nhằm bảo đảm áp dụng luật lệ theo đúng tiêu chuẩn. ĐIỀU 2: KHU VỰC THI ĐẤU Khu vực thi đấu có kích thước 10m x 10m, sàn đấu hoàn toàn bằng phẳng, không có bất kỳ vật cản nào. Khu vực thi đấu phải được phủ bằng mặt thảm đàn hồi. Tuy nhiên, nếu cần thiết, khu vực thi đấu có thể đặt cao từ 50 – 60cm so với mặt sàn và phần ngoài đường biên không được nghiêng quá 30 để đảm bảo an toàn cho các đấu thủ. 0 Sơ đồ 1: Sơ đồ khu vực thi đấu I. Mặt bằng khu vực thi đấu (Field of Taekwondo play) 1. Vị trí của trọng tài (Refere’s Mark) II. Khu vực thi đấu (Competition Area) 2. Vị trí của giám định (Judge’s Mark) III. Đường ranh giới (Boundary) 3. Vị trí của thư ký (Recorder’s Mark) III.1 Đường ranh giới 1 (1 Boundary Line) 4. Vị trí của bác sỹ (Commision Doctor’s Mark) St Theo chiều kim đồng hồ là đường ranh giới 5.1 Vị trí cùa VĐV xanh (Blue contestant’s Mark) 2, 3 và 4. 5.2 Vị trí cùa VĐV đỏ (Red contestant’s Mark) 6.1 Vị trí cùa HLV xanh (Blue Coach’s Mark) 6.2 Vị trí cùa HLV đỏ (Red Coach’s Mark) 85 ĐIỀU 3: VÕ PHỤC VÀ TRANG THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA CÁC ĐẤU THỦ 3.1 Đấu thủ phải mang áo giáp, mũ bảo vệ, dụng cụ bảo vệ hạ bộ, dụng cụ bảo vệ ống tay, ống chân, bao tay và dụng cụ bảo vệ răng trước khi vào khu vực thi đấu. 3.2 Dụng cụ bảo vệ hạ bộ, bảo vệ ống tay ống chân phải mang bên trong võ phục Taekwondo. Các trang thiết bị bảo vệ mà các vận động viên dùng phải đủ tiêu chuẩn WTF (bao gồm cả bao tay và dụng cụ bảo vệ răng). Ngoài ra, vận động viên không được phép đội hoặc mang bất cứ thứ gì ngoài mũ bảo hiểm trên đầu. ĐIỀU 4: CÁC HẠNG CÂN 4.1 Hạng cân được chia ra thành các hạng cân dành cho nam và các hạng cân dành cho nữ. 4.2 Các hạng cân cơ bản được phạn chia như sau: STT Hạng cân Nam Nữ 01 Siêu nhẹ Không quá 54kg Không quá 47 kg 02 Ruồi Trên 54kg – Không quá 58 kg Trên 47kg – Không quá 51 kg 03 Gà Trên 58kg – Không quá 62 kg Trên 51kg – Không quá 55 kg 04 Lông Trên 62kg – Không quá 67 kg Trên 55kg – Không quá 59 kg 05 Nhẹ Trên 67kg – Không quá 72 kg Trên 59kg – Không quá 63 kg 06 Bán trung Trên 72kg – Không quá 78 kg Trên 63kg – Không quá 67 kg 07 Trung Trên 78kg – Không quá 84 kg Trên 67kg – Không quá 72 kg 08 Nặng Trên 84kg Trên 72kg 4.3 Các hạng cân thi đấu tại Thế vận hội Olympic được chia như sau: STT Hạng cân nam Hạng cân nữ 01 Không quá 58kg Không quá 49kg 02 Trên 58kg và dưới 68kg Trên 49kg và dưới 57kg 03 Trên 68kg và dưới 80kg Trên 57kg và dưới 67kg 04 Trên 80kg Trên 67kg ĐIỀU 5: HÌNH THỨC THI ĐẤU 5.1 Thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua 5.2 Thể thức thi đấu vòng tròn 5.3 Các cuộc thi đấu Taekwondo tại Thế vận hội Olympic sẽ được tiến hành bằng phương thức thi đấu cá nhân giữa các vận động viên. 5.4 Tất cả các cuộc thi đấu Quốc tế muốn được WTF thừa nhận phải có ít nhất 4 nước tham gia và mỗi hạng cân phải có từ 4 vận động viên trở lên. Bất cứ một hạng cân nào dưới 4 VĐV tham gia đều không được công nhận thành tích chính thức. ĐIỀU 6: THỜI GIAN THI ĐẤU Thời gian thi đấu là 3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút, thời gian nghỉ giữa các hiệp là 1 phút. Nếu sau khi thi đấu xong 3 hiệp mà tỉ số vẫn hòa thì các vận động viên sẽ nghỉ 1 phút, sau đó đấu hiệp thứ 4 là hiệp phụ trong thời gian 2 phút và sẽ áp dụng luật cái chết bất ngờ. 86 ĐIỀU 7: BẮT THĂM, CÂN ĐO 7.1 Việc bắt thăm sẽ được thực hiện một ngày trước trận đấu đầu tiên, được tiến hành bắt đầu từ hạng cân siêu nhẹ trở lên. 7.2 Các quan chức sẽ đại diện bắt thăm cho các quốc gia tham dự không có mặt trong buổi bắt thăm. 7.3 Cân chính thức các VĐV trong ngày thi đấu phải được hoàn tất trước khi tiến hành thi đấu một ngày. 7.4 Trong khi cân, các VĐV nam chỉ được mặc quần lót, các VĐV nữ mặc quần lót và áo nịt ngực. Tuy nhiên, VĐV có thể ở trần khi tiến hành cân nếu VĐV đó yêu cầu. ĐIỀU 8: CÁC KỸ THUẬT VÀ VÙNG ĐƯỢC PHÉP ĐÁNH 8.1 Các kỹ thuật được phép sử dụng: 8.1.1 Kỹ thuật đấm: kỹ thuật phát đòn bằng cách sử dụng mặt trước của ngón trỏ và ngón giữa của nắm đấm chặt. 8.1.2 Kỹ thuật chân: Được dùng các phần của chân từ mắt cá trở xuống. 8.2 Các vùng được phép đánh: 8.2.1 Phần thân: Được phép tấn công bằng các kỹ thuật tay và chân vào phần thân đã được bảo vệ. Tuy nhiên, các đòn này không được tấn công vào phần lưng không có áo giáp bảo vệ. 8.2.2 Phần mặt: Là vùng phía trước của mặt được giới hạn bởi 2 tai và chỉ được dùng đòn chân tấn công ĐIỀU 9: CÁC ĐIỂM ĐƯỢC GHI NHẬN 9.1 Vùng được điểm đúng luật: 9.1.1 Phần giữa thân người: là phần có áo giáp bảo vệ 9.1.2 Phần mặt: Toàn bộ khuôn mặt bao gồm cả tai (ngoại trừ phần gáy phía sau đầu) 9.2 Đấu thủ sẽ được tính điểm khi thực hiện một kỹ thuật hợp lệ chính xác và mạnh vào các khu vực được phép trên cơ thể đối phương. 9.3 Điểm số hợp lệ được phân chia như sau: 9.3.1 VĐV đạt được 1 điểm khi tấn công hiệu quả vào vùng áo giáp bảo vệ thân người 9.3.2 VĐV đạt được 2 điểm khi tấn công hiệu quả vào mặt đối phương. 9.3.3 Nếu VĐV thực hiện đòn đánh làm đối phương bị “Knocked down” hoặc bị trọng tài đếm thì cũng được thưởng thêm 1 (một) điểm nữa. 9.4 Tỷ số trung cuộc của trận đấu là tổng điểm của cả 3 hiệp đấu. 9.5 Điểm không được công nhận: Khi một VĐV tấn công ghi điểm bằng cách sử dụng các đòn đánh không đúng luật hoặc bị cấm thì điểm số đó sẽ bị hủy bỏ. 87 ĐIỀU 10: CÁC LỖI VI PHẠM VÀ XỬ PHẠT 10.1 Việc xử phạt bất cứ lỗi vi phạm nào đều sẽ do trọng tài tuyên bố. 10.2 Việc xử phạt được chia thành “Kyong-go” (phạt cảnh cáo) và “Gam-jeom” (phạt trừ điểm). 10.3 Hai lần “Kyong-go” được xem như bị trừ 1 điểm. Tuy nhiên, lần “Kyong- go” lẻ cuối cùng sẽ không bị trừ điểm trong bảng tổng điểm. 10.4 Một lần “Gam-jeom” bị trừ 1 điểm. 10.5 Các lỗi vi phạm: 10.5.1 Các lỗi vi phạm dưới đây sẽ bị xử phạt “Kyong-go”: a. Vượt ra khỏi đường biên b. Tránh thi đấu bằng cách xoay lưng lại đối phương c. Bị ngã xuống sàn d. Lẫn tránh thi đấu (thi đấu không tích cực) e. Ôm, kéo hoặc đẩy đối phương f. Tấn công vào vùng dưới thắt lưng g. Giả vờ bị chấn thương h. Tấn công bằng đầu gối i. Đánh vào mặt đối phương bằng tay hoặc nắm đấm j. VĐV hoặc huấn luyện viên thốt ra những lời nói thiếu lịch sự hoặc có bất kỳ một hành động thiếu văn hóa nào. 10.5.2 Các lỗi vi phạm sau đây sẽ bị xử phạt “Gam-jeom”: a. Tấn công đối phương sau khi có khẩu lệnh “Kal-yeo” b. Tấn công khi đối phương bị ngã c. Quăng quật đối thủ bằng cách ôm chân đối thủ khi đối thủ đang tấn công hoặc đẩy đối thủ bằng tay. d. Cố ý tấn công vào mặt đối phương bằng tay e. VĐV hoặc huấn luyện viên làm gián đoạn tiến trình thi đấu f. VĐV hoặc huấn luyện viên có hành động thô bạo hoặc bày tỏ thái độ gay gắt. 10.6 Khi một VĐV cố tình không tuân thủ luật thi đấu hoặc lệnh của trọng tài, trọng tài có thể tuyên bố VĐV thua cuộc bằng cách xử phạt ngay cả khi trận đấu mới bắt đầu được 1 phút. 10.7 Khi một VĐV bị trừ 4 điểm, trọng tài sẽ tuyên bố VĐV đó bị thua. 10.8 “Kyong-go” và “Gam-jeom” sẽ được tính vào tổng điểm chung của cả 3 hiệp đấu. 10.9 Khi trọng tài cho trận đấu tạm dừng để công bố phạt “Kyong-go” hay “Gam-jeom”, thời gian thi đấu sẽ không được tính kể từ lúc trọng tài ra lệnh “Kye-shi” cho đến khi trọng tài ra lệnh “Kye-sok” thì trận đấu lại tiếp tục. 88 ĐIỀU 11: ĐÁNH NGÃ (KNOCK DOWN) 11.1 Khi bất cứ bộ phận cơ thể nào trừ lòng bàn chân chạm xuống sàn do chịu tác động từ lực ra đòn của đối phương. 11.2 Khi một VĐV loạng choạng, không thể hiện ý định hay khả năng tiếp tục trận đấu 11.3 Khi trọng tài phán định rằng trận đấu không thể tiếp diễn do bất cứ đòn đành uy lực nào vừa được tung ra. ĐIỀU 12: CÁC QUYẾT ĐỊNH 12.1 Thắng bằng nốc ao 12.2 Thắng bằng quyết định dừng trận đấu của trọng tài 12.3 Thắng bằng điểm ưu thế 12.3.1 Thắng bằng điểm chung cuộc 12.3.2 Thắng bằng chênh lệch điểm Khi có chênh lệch là 7 điểm thì trận đấu sẽ dừng lại và người thắng cuộc sẽ được tuyên bố 12.3.3 Thắng bằng điểm trần Khi một VĐV ghi được 12 điểm thì trận đấu sẽ dừng lại và người đó sẽ được tuyên bố thắng cuộc. 12.4 Thắng do đối phương bỏ cuộc 12.5 Thắng do đối phương bị loại khỏi cuộc đấu 12.6 Thắng bằng tuyên bố phạt của trọng tài. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kim Yong Choi, 1990, Kỹ thuật Taekwondo, NXB Korea. 2. S.H.Choi, 1990, Taekwondo (Song đấu tự do), NXB Korea. 3. Nguyễn Hùng Sơn, 1992, Kỹ thuật Taekwondo, NXB TDTT, Hà Nội. 4. Hồ Hoàng Khánh, 1995, Căn bản Taekwondo, NXB TDTT, Hà Nội. 5. Kuk Hyun Chung – Kyung Myung Lee, 1998, Taekwondo huấn luyện nâng cao, NXB TDTT, Hà Nội. 6. Ủy ban TDTT, 1999, Giáo trình Taekwondo, NXB TDTT, Hà Nội. 7. Ủy ban TDTT, 2006, Luật thi đấu Taekwondo, NXB TDTT, Hà Nội. 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftaekwondo_8789.pdf
Tài liệu liên quan