Cần làm gì để thoát khỏi khó khăn
và vượt lên
Dạy nghề ở nước ta đang đứng trước
quá nhiều vấn đề, bất cập, đòi hỏi phải
được giải quyết một cách cơ bản và khẩn
trương để có thể đáp ứng được nhu cầu
thị trường về lao động đang lớn lên và
thay đổi nhanh chóng.
Một là, cần thúc đẩy thị trường dạy
nghề phát triển một cách đầy đủ theo
đúng ý nghĩa của từ này. Yêu cầu quan
trọng hàng đầu đối với phát triển hệ thống
thể chế kinh tế thị trường xã hội ở nước
ta là phải phát triển đồng bộ, thông suốt
các loại thị trường, trong đó có thị trường
lao động. Lao động dịch chuyển có thông
suốt trong toàn bộ nền kinh tế thì cơ thể
kinh tế mới khỏe mạnh. Trong đó, cần chú
ý xác định lại và rõ vai trò của Nhà nước
trong phát triển dạy nghề - đang là vấn đề
lúng túng lâu nay. Nhà nước, trước hết,
phải tạo ra và bảo đảm hiệu lực khung
khổ pháp lý về đầu tư và hoạt động của
các cơ sở dạy nghề theo nguyên tắc cạnh
tranh bình đẳng, lành mạnh, minh bạch và
thuận lợi. Như vậy, dạy nghề cũng như
đào tạo khác được coi là một thị trường
thực sự. Đồng thời, Nhà nước cần hoàn
thiện hệ thống thể chế thị trường để đồng
bộ hóa và thông suốt các thị trường, trong
đó có thị trường dạy nghề, vốn luôn có sự
liên kết chặt chẽ.
Hai là, với chức năng tạo lập và bảo
đảm hiệu lực của khung pháp luật về dạy
nghề, Nhà nước không trực tiếp đầu tư
và hỗ trợ đầu tư ngân sách cho các cơ
sở dạy nghề. Thay vào đó, Nhà nước sẽ
thay đổi cách hỗ trợ dạy nghề thông qua
học bổng học nghề cho người học đối
với những ngành nghề Nhà nước muốn
khuyến khích, qua đó vừa hỗ trợ chuyển
đối cơ cấu kinh tế đi đôi với cơ cấu nghề
nghiệp, vừa khuyến khích người lao động
học nghề.
Ba là, khuyến khích hợp tác dạy nghề
giữa cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp,
tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nghiên cứu biện pháp khuyến khích hợp
tác ba bên trong phát triển dạy nghề giữa
doanh nghiệp cùng với hiệp hội nghề
nghiệp mà doanh nghiệp tham gia - Nhà
nước - người học nghề nhằm tạo quỹ cho
đào tạo nghề.
Bốn là, khuyến khích các doanh
nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn
phát triển các cơ sở dạy nghề, đầu tư
vào dạy nghề, góp vốn cùng hình thành
cơ sở dạy nghề bằng cách miễn thuế thu
nhập cho các khoản đầu tư này; miễn
thuế thu nhập cho cơ sở dạy nghề khi
các khoản lợi nhuận này được sử dụng
cho tái đầu tư.
Năm là, các cơ sở dạy nghề phải tự
chủ, tự lực vươn lên, nâng cao chất lượng
cơ sở hạ tầng đào tạo nghề, đội ngũ nhà
giáo, chương trình dạy và học nghề đáp
ứng nhu cầu lao động của thị trường.
Thực hiện tốt được các biện pháp nói
trên, chúng ta có thể dựng thuận chiều trở
lại tháp đào tạo, đáp ứng đủ về số lượng
và chất lượng lao động học nghề, phù hợp
với nhu cầu thị trường lao động./.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một nền kinh tế “thừa thầy thiếu thợ” liệu có phát triển?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
46Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Một câu chuyện đời thực
EVD là một công ty công nghệ cao
có trụ sở tại Hà nội, chuyên nhập khẩu
hoặc đại lý cho nhiều hãng thiết bị công
nghệ cao của nước ngoài, chuyển giao
công nghệ, bảo trì, sữa chữa thiết bị hiện
đại. Do vậy, Công ty cần nhiều lao động
có trình độ cao ở mọi cấp và trên nhiều
lĩnh vực: cơ khí, điện tử, điện, công nghệ
thông tin,..., và tiến hành tuyển dụng nhân
sự khi cần. Tuy nhiên, giám đốc điều hành
Công ty cho biết rất khó tìm được nhân sự
đáp ứng được yêu cầu của Công ty. Công
ty đành phải hạ thấp tiêu chuẩn để có thể
tuyển dụng được, đồng thời dự kiến bồi
dưỡng chuyên môn, tay nghề cho người
lao động mới tuyển dụng, nếu sau này
đáp ứng yêu cầu thì tuyển dụng tiếp lâu
dài. Thực tế này đã đặt ra nhiều khó khăn
cho Công ty khi không thể nâng cao chất
lượng dịch vụ của mình, đồng thời luôn
bị rình rập bởi sự rủi ro về nhân sự có thể
xảy ra bất cứ lúc nào.
Lao động thì có nhiều nhưng lao động
có trình độ nghề nghiệp cao thì ít. Vậy thì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế đất
nước sao có thể thành hiện thực?
Đào tạo nghề nghiệp ngược với nhu
cầu thị trường
Hiện mỗi năm cả nước có khoảng từ
90 đến 95% (tương đương khoảng 1 triệu)
số học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT.
Trong đó có tới 90% thi vào các trường
đại học, cao đẳng (số đỗ chính thức vào
MỘT NỀN KINH TẾ “THỪA THẦY THIẾU THỢ”
LIỆU CÓ PHÁT TRIỂN?
Nguyễn Minh Tú *
* Trường ĐH KD&CN Hà Nội.
Tóm tắt: Nhân lực là yếu tố quyết định nhất đối với bất cứ nền kinh tế nào. Trình
độ, cơ cấu, chất lượng nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó cơ cấu lao động
theo trình độ đào tạo và bố trí theo các ngành kinh tế cần được quan tâm nghiên cứu.
Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo ở nước ta trong những năm gần đây là rất bất
thường, đi ngược với quy luật thông thường của thế giới và của nền kinh tế thị trường.
Bài viết phân tích thực tế đó và đề xuất hướng giải quyết.
Từ khóa: nhân lực, lao động, cơ cấu lao động, đào tạo nghề.
Summary: Human resource is the most decisive factor for any economy.
Qualifications, structure and quality of human resources are of very important
significance, in which the structure of the labor force by training level and arranged
by economic branches should be studied. The labor structure by training level in our
country in recent years is very unusual, contrary to the normal law of the world and
of the market economy. The article analyzes that fact and suggests solutions.
Keywords: human resources, labor, labor structure, vocational training.
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
47Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
các trường đại học công lập khoảng 60%,
số còn lại vào các trường đại học tư thục,
hoặc các trường cao đẳng) và chỉ khoảng
10% học nghề. Vậy là, gần như không còn
người để đi học nghề, hoặc số học sinh đi
học nghề rất ít. Thực tế này đi ngược với
nhu cầu thị trường lao động: nhu cầu đối
với lao động học nghề thì rất cao, còn nhu
cầu lao động có trình độ cao (đại học và
cao đằng) thì thấp hơn rất nhiều.
Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho
rằng, Việt Nam đang rất thiếu lao động có
trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật cao.
Về chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam
chỉ đạt 3,79 điểm/10, xếp thứ 11/12 nước
châu Á. Như vậy, Việt nam đang vừa
thiếu vừa mất cân đối nghiêm trọng về cơ
cấu lao động qua đào tạo. Theo số liệu
thống kê năm 2015, cứ một người trình
độ ĐH trở lên thì chỉ có 0,32 người trình
độ cao đẳng, 0,61 trình độ trung cấp và
0,37 sơ cấp. Trong khi ở các nước công
nghiệp, tỷ lệ này là 1/4/10, thậm chí ở giai
đoạn công nghiệp cơ khí hóa, tỷ lệ này
là: 1/4/60- có nghĩa là ngược hẳn với tình
trạng ở nước ta.
Bên cạnh cơ cấu lao động và đào tạo
lao động bất hợp lý, chúng ta cũng đang
thiếu trầm trọng lao động nghề qua đào
tạo ở nhiều lĩnh vực, như: tin học, viễn
thông, chế tạo, v.v.
Đào tạo cho lao động nông nghiệp và
khu vực nông thôn còn có nhiều bất cập,
khi khu vực nông thôn nước ta chiếm
khoảng 70% dân số và hơn 50% lực lượng
lao động xã hội. Lao động nông thôn chủ
yếu làm việc trong lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp, có trình độ nghề nghiệp chưa
đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Công tác đào tạo nghề cho lao
động ở nông thôn triển khai còn rất chậm
so với yêu cầu nâng cao chất lượng và
hiệu quả của ngành nông nghiệp và hoạt
động kinh tế ở nông thôn. Năm 2012, cả
nước chỉ có 132.148 lao động nông thôn
được tham gia các khóa đào tạo nghề, đạt
27,1% kế hoạch năm; trong đó có 92.322
người đã học xong, 67.052 người có việc
làm (đạt 72,6%) chủ yếu là tự tạo việc
làm [3]. Đến năm 2015, nước ta có 10
triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao
động trong độ tuổi, nhưng chỉ có 17%
trong số đó được đào tạo thông qua các
lớp tập huấn khuyến nông, còn lại 83%
là lao động chưa qua đào tạo, chưa có
trình độ chuyên môn trong sản xuất nông
nghiệp [4]. Khá nhiều hộ nông dân chưa
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của
việc học nghề cho bản thân mình và con
em mình sau này tiếp tục quản lý sản xuất
nông nghiệp cho gia đình mình; nhiều gia
đình chỉ cho con em học nghề khi không
đủ điều kiện vào các trường đại học, cao
đẳng mà coi thường học nghề. Hoạt động
đào tạo nghề chỉ thu hút được 25% số lao
động trẻ ở nông thôn tham gia, chiếm tỷ
lệ thấp hơn so với nhóm lao động đã có
tuổi (trên 35 tuổi). Trong thời gian gần
đây, lác đác tại một số địa phương, đã
có một số lao động có trình độ cao đã
quay trở lại nông thôn tiến hành đầu tư,
triển khai thực hiện và quản lý các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, trong đó có
khá nhiều người thành công, nhất là áp
dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật công
nghiệp, công nghệ mới trong nuôi, trồng,
kiến thức tiếp cận thị trường,
Đào tạo nghề cho lao động tại các
khu công nghiệp cũng đang đối mặt với
nhiều khó khăn khi các khu công nghiệp,
khu kinh tế tập trung - một lực lượng chủ
chốt của công nghiệp hóa đất nước đang
được phát triển ngày càng nhiều ở khắp
mọi vùng đất nước và thu hút ngày càng
nhiều lao động. Các khu công nghiệp
(KCN), khu kinh tế (KKT) hiện có đã thu
hút khoảng trên 3 triệu người làm việc,
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
48Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
trong đó lao động trong các KCN là ngót
2 triệu lao động trực tiếp và hàng chục
vạn lao động gián tiếp. Tuy nhiên, đại bộ
phận lao động đang làm việc trong KCN,
KTT (80%) là lao động nhập cư, không
có kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng lao
động còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng và hiệu quả kinh tế
của các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Các chủ doanh nghiệp trong các khu công
nghiệp, khu kinh tế phải tự đào tạo nghề
cho lao động của mình hoặc phải đào tạo
lại số lao động tuy đã được đào tạo nghề
trước đó nhưng không thích hợp.
Mạng lưới cơ sở dạy nghề (CSDN)
đã có sự thay đổi lớn: cơ sở dạy nghề
tư nhân đã ra đời và chiếm tỷ trọng chủ
yếu so với thời kỳ trước đây chỉ có cơ sở
đào tạo nghề của nhà nước với số lượng
ít ỏi. Tính đến hết năm 2015 cả nước có
1.467 CSDN, gồm 190 trường cao đẳng
nghề (CĐN), 280 trường trung cấp nghề
(TCN), 997 trung tâm dạy nghề (TTDN)
và hơn 1000 cơ sở khác có tham gia dạy
nghề, tăng 3,5% so với năm 2010. Đã có
45 trường công lập được lựa chọn để ưu
tiên, tập trung đầu tư thành trường chất
lượng cao vào năm 2020, đồng thời đã
có 26 quy hoạch nghề cấp độ quốc tế, 34
nghề cấp độ ASEAN và hơn 130 nghề
cấp độ quốc gia đã được phê duyệt. Đáng
chú ý, có số lượng không nhỏ cơ sở dạy
nghề trực thuộc doanh nghiệp: đã có 285
CSDN thuộc doanh nghiệp, trong đó có
28 CSDN thuộc DN nhà nước (chiếm tỷ
lệ 9,82%), 257 CSDN thuộc DN tư nhân
(chiếm tỷ lệ 90,18%). Những CSDN
thuộc doanh nghiệp, chủ yếu đào tạo
nhân lực cho doanh nghiệp, bao gồm cả
các doanh nghiệp trong các KCN (Ví dụ
như: CĐN Việt Nam – Singapore (Khu
Công nghiệp Việt Nam-Singapore, Bình
Dương), CĐN Kỹ thuật Công nghệ Dung
Quất (Khu Kinh tế Dung Quất, Quảng
Ngãi), CĐN Chu Lai-Trường Hải (Khu
Phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu
Lai - Trường Hải, Quảng Nam), Các
cơ sở dạy nghề này đã giúp các doanh
nghiệp chủ động đào tạo tạo nghề cho
công nhân của mình, khi đào tạo nghề
xã hội chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động, mặt khác thể hiện chi
phí sản xuất đối với các doanh nghiệp
cũng tăng lên. Đây là một điểm yếu cố
hữu của thị trường lao động Việt Nam.
Tuy gần đây đã xuất hiện xu hướng
mới liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và
cơ sở dạy nghề, bảo đảm giúp các cơ sở
dạy nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của
doanh nghiệp và bảo đảm lao động sau
khi được đào tạo có được việc làm tương
đối chắc chắn. Tuy nhiên, số cơ sở dạy
nghề có sự liên kết như vậy còn rất ít và
một sự liên kết như vậy có bền vững hay
không vẫn là một câu hỏi.
Trong khi thị trường lao động ngày
càng phát triển, ngày càng đa dạng, ngày
càng sôi động, biến động nhanh thì các
cơ sở dạy nghề nói chung vẫn ở tình trạng
trì trệ, có cơ sở hạ tầng cho việc dạy và
học nghề lạc hậu, phương pháp dạy nghề
chưa phù hợp, chất lượng và hiệu quả hoạt
động còn thấp. Không ít trường nghề,
nhất là trường dạy nghề công lập nhiều
năm không tuyển dụng được học viên,
thậm chí phải đóng cửa hoặc cho thuê
mặt bằng, hạ tầng cơ sở. Có những ngành
nghề, như cơ khí, điện, một thời nước ta
có cơ sở dạy nghề khá tốt, do những sai
lầm trong chính sách khi chuyển sang
nền kinh tế thị trường thì các cơ sở này
bị tan rã. Nay nhiều ngành công nghiệp
hình thành và phát triển, cần lao động
lành nghề thì không có cơ sở dạy nghề
và không có lao động lành nghề đáp ứng
nhu cầu thị trường lao động. Nhược điểm
lớn này của lao động nước ta cũng giải
thích được hiện tượng, nền kinh tế nước
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
49Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
ta không hoặc chưa hấp thụ được các
ngành công nghệ cao, mà mới chỉ hấp thụ
được chủ yếu công nghiệp lắp ráp truyền
thống, cần lao động ít kỹ năng hoặc kỹ
năng thấp.
Trong những thập kỷ trước đây, nguồn
lao động dồi dào, giá rẻ là lợi thế so sánh
của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, từ một
số năm gần đây, lao động giá rẻ không
còn là điểm mạnh của Việt Nam nữa, đặc
biệt, khi Việt Nam ký kết các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) lớn như CPTPP,
EVFTA thì lao động trình độ cao mới có
nhiều cơ hội có việc làm và số đông còn
lại đứng trước nguy cơ thất nghiệp.
Cần làm gì để thoát khỏi khó khăn
và vượt lên
Dạy nghề ở nước ta đang đứng trước
quá nhiều vấn đề, bất cập, đòi hỏi phải
được giải quyết một cách cơ bản và khẩn
trương để có thể đáp ứng được nhu cầu
thị trường về lao động đang lớn lên và
thay đổi nhanh chóng.
Một là, cần thúc đẩy thị trường dạy
nghề phát triển một cách đầy đủ theo
đúng ý nghĩa của từ này. Yêu cầu quan
trọng hàng đầu đối với phát triển hệ thống
thể chế kinh tế thị trường xã hội ở nước
ta là phải phát triển đồng bộ, thông suốt
các loại thị trường, trong đó có thị trường
lao động. Lao động dịch chuyển có thông
suốt trong toàn bộ nền kinh tế thì cơ thể
kinh tế mới khỏe mạnh. Trong đó, cần chú
ý xác định lại và rõ vai trò của Nhà nước
trong phát triển dạy nghề - đang là vấn đề
lúng túng lâu nay. Nhà nước, trước hết,
phải tạo ra và bảo đảm hiệu lực khung
khổ pháp lý về đầu tư và hoạt động của
các cơ sở dạy nghề theo nguyên tắc cạnh
tranh bình đẳng, lành mạnh, minh bạch và
thuận lợi. Như vậy, dạy nghề cũng như
đào tạo khác được coi là một thị trường
thực sự. Đồng thời, Nhà nước cần hoàn
thiện hệ thống thể chế thị trường để đồng
bộ hóa và thông suốt các thị trường, trong
đó có thị trường dạy nghề, vốn luôn có sự
liên kết chặt chẽ.
Hai là, với chức năng tạo lập và bảo
đảm hiệu lực của khung pháp luật về dạy
nghề, Nhà nước không trực tiếp đầu tư
và hỗ trợ đầu tư ngân sách cho các cơ
sở dạy nghề. Thay vào đó, Nhà nước sẽ
thay đổi cách hỗ trợ dạy nghề thông qua
học bổng học nghề cho người học đối
với những ngành nghề Nhà nước muốn
khuyến khích, qua đó vừa hỗ trợ chuyển
đối cơ cấu kinh tế đi đôi với cơ cấu nghề
nghiệp, vừa khuyến khích người lao động
học nghề.
Ba là, khuyến khích hợp tác dạy nghề
giữa cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp,
tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nghiên cứu biện pháp khuyến khích hợp
tác ba bên trong phát triển dạy nghề giữa
doanh nghiệp cùng với hiệp hội nghề
nghiệp mà doanh nghiệp tham gia - Nhà
nước - người học nghề nhằm tạo quỹ cho
đào tạo nghề.
Bốn là, khuyến khích các doanh
nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn
phát triển các cơ sở dạy nghề, đầu tư
vào dạy nghề, góp vốn cùng hình thành
cơ sở dạy nghề bằng cách miễn thuế thu
nhập cho các khoản đầu tư này; miễn
thuế thu nhập cho cơ sở dạy nghề khi
các khoản lợi nhuận này được sử dụng
cho tái đầu tư.
Năm là, các cơ sở dạy nghề phải tự
chủ, tự lực vươn lên, nâng cao chất lượng
cơ sở hạ tầng đào tạo nghề, đội ngũ nhà
giáo, chương trình dạy và học nghề đáp
ứng nhu cầu lao động của thị trường.
Thực hiện tốt được các biện pháp nói
trên, chúng ta có thể dựng thuận chiều trở
lại tháp đào tạo, đáp ứng đủ về số lượng
và chất lượng lao động học nghề, phù hợp
với nhu cầu thị trường lao động./.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
50Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 10/2020
Tài liệu tham khảo
1)
trang-dinh-huong-va-giai-phap-phat-trien-day-nghe-dap-ung-nhu-cau-nhan-luc-khu-
cong-nghiep/Default.aspx
2)
trong-boi-canh-hoi-nhap.html
3)
nhu-cau-thi-truong-lao-dong.html
4) https://expressmagazine.net/blogs/1297/phat-trien-cong-tac-dao-tao-nghe-
dap-ung-yeu-cau-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-va-hoi-nhap
5) https://expressmagazine.net/blogs/1297/phat-trien-cong-tac-dao-tao-nghe-
dap-ung-yeu-cau-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-va-hoi-nhap
6)
chat-luong-nguon-lao-dong-480321.html
7)
cho-lao-dong-nong-thon-thuc-trang-va-giai-phap.html
8)
huong-thuc-hoc-thuc-nghiep/296811.vgp
9)
10)
d7e12718-8bf5-45e1-a660-e915ba0bc6d8&groupId=13025
Ngày nhận bài: 25/04/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_nen_kinh_te_thua_thay_thieu_tho_lieu_co_phat_trien.pdf