Theo Chỉ thị số 85/374/EEC ngày 25/7/1985
của Cộng đồng các quốc gia Châu Âu về trách
nhiệm sản phẩm [11] thì nhà sản xuất đương
nhiên được miễn trách nhiệm trong trường hợp
mình chứng minh được rằng: (1) Họ đã không
đưa sản phẩm vào lưu thông; (2) Căn cứ vào
hoàn cảnh, có thể xác định được khuyết tật gây
ra thiệt hại không tồn tại vào thời điểm đưa sản
phẩm vào lưu thông hoặc khuyết tật này phát
sinh sau đó; (3) Sản phẩm không dùng để bán
hoặc để phân phối dưới các hình thức khác; (4)
Trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm đưa sản
phẩm vào lưu thông không cho phép phát hiện ra
khuyết tật sản phẩm; (5) Khuyết tật là do phải
tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật.
Điều 24, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD của
Việt Nam cũng có quy định miễn trừ trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do khuyết tật hàng hóa gây
ra cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, tuy
nhiên, trong phạm vi khá hẹp, chỉ khi tổ chức, cá
nhân kinh doanh chứng minh được khuyết tật
của hàng hóa không thể phát hiện được với trình
độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho NTD.
Chỉ với quy định này, quyền lợi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh chưa thật sự được bảo đảm, bởi
lẽ, trong những trường hợp như khuyết tật là do
phải tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật
hoặc sản phẩm không dùng để bán hoặc để phân
phối dưới các hình thức khác, nhưng bằng một
cách trái pháp luật NTD có được, sử dụng và gây
thiệt hại, vậy trách nhiệm không thể thuộc về nhà
kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp hàng hóa
bán tại các cuộc đấu giá, đồ cũ, hàng tồn kho.
thì NTD phải chấp nhận rủi ro do khuyết tật hàng
hóa có thể đem lại mà không thể đòi hỏi sự đảm
bảo chất lượng từ phía nhà kinh doanh. Để dung
hòa lợi ích giữa các bên, đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, pháp luật
cần có thêm trường hợp miễn, giảm trách nhiệm
cho nhà sản xuất nếu thiệt hại xảy ra do khuyết tật
của sản phẩm và đồng thời do lỗi của người bị
thiệt hại hoặc của người mà người bị thiệt hại phải
chịu trách nhiệm.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bất cập của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và giải pháp hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 12-19
12
Review Article
The Inadequacies of Law on Protection of Consumer’s Rights
2010 and The Solutions for Improvement
Nguyen Trong Diep, Nguyen Thanh Ly
1VNU School of Law, Vietnam National University, Hanoi,
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2Graduate Academy of Social Sciences, 477 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam
Received 20 May 2020
Revised 22 June 2020; Accepted 27 June 2020
Abstract: On 17 November 2010, the eighth session of the XII National Assembly passed the Law
on Protection of Consumer’s rights, which took effect on July 1, 2011, set an important legal
milestones that affirmed the interest of the Party and the State in protecting consumer’s rights.
However, after 10 years of enforcement, some regulations of the Law on Protection of consumer’s
rights 2010 are no longer in accordance with reality. Consumer relations in the context of the market
economy are varied and complex have posed great challenges to the legal system to protect
consumers. Through this article, the authors pointed out some inadequacies of the Law on Protection
of Consumer’s rights 2010 and at the same time proposed solutions to improve the Law on Protection
of Consumer’s rights 2010.
Keywords: consumers, human rights, consumer relations.
________
Corresponding author.
Email address: dieptrongnguyen@yahoo.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4300
N.T. Diep, N.T. Ly / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 12-19
13
Một số bất cập của luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 2010 và giải pháp hoàn thiện
Nguyễn Trọng Điệp1,, Nguyễn Thanh Lý2
1Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2 Khoa Luật, Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 20 tháng 5 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 22 tháng 6 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 6 năm 2020
Tóm tắt: Ngày 17 tháng 11 năm 2010 Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8, thông qua Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 là một dấu mốc pháp
lý quan trọng khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, một số quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010 không còn phù hợp với thực tiễn. Quan hệ tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
luôn biến động đa dạng và phức tạp đã đặt ra các thách thức lớn đối với hệ thống pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng. Bởi vậy, thông qua bài viết này, tác giả chỉ ra một số bất cập hiện nay của Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Từ khóa: người tiêu dùng, quyền con người, quan hệ tiêu dùng.
1. Mở đầu
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
tiêu dùng mà đằng sau nó là chế định quyền con
người luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết
các quốc gia, trong đó có Việt Nam. So với các
nước trong khu vực Đông Nam Á, pháp luật bảo
vệ người tiêu dùng (NTD) ở Việt Nam ra đời
không hề muộn, đánh dấu bằng Pháp lệnh Bảo
vệ quyền lợi NTD 1999, sau này là Luật Bảo vệ
quyền lợi NTD 2010. Cùng với sự phát triển của
kinh tế và tích cực tham gia vào quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã không ngừng
lỗ lực, tiếp thu những kinh nghiệm pháp luật điều
chỉnh quan hệ tiêu dùng trên thế giới. Về mặt thể
chế, pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam
đã có những bước tiến quan trọng trong những
năm qua. Vấn đề tiêu dùng và việc bảo vệ quyền
của NTD luôn mang tính thời sự, ngày càng
________
Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: dieptrongnguyen@yahoo.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.
nhận được sự quan tâm của đông đảo các chủ thể
từ bản thân NTD; nhà sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ đến các cơ quan nhà nước và tổ chức
xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD cũng bộc lộ những
hạn chế, bất cập sau:
2. Khái niệm người tiêu dùng
Ở Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng chỉ
thực sự được biết đến và quan tâm khi nền kinh
tế thị trường hình thành. Khái niệm người tiêu
dùng được định nghĩa trong Pháp lệnh Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/4/1999:
"NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ
cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân,
gia đình và tổ chức" (Điều 1). Luật Bảo vệ quyền
N.T. Diep, N.T. Ly / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 12-19
14
lợi NTD 2010 ra đời thay thế Pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi NTD 1999 có nhiều quy định mới so
với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên,
nội hàm khái niệm NTD vẫn không thay đổi
“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
của cá nhân, gia đình, tổ chức” [1, khoản 1,
Điều 3]. Như vậy, cơ sở để xác lập tư cách NTD
theo pháp luật Việt Nam bao gồm: (i) Về tư cách
chủ thể thì người tiêu dùng có thể là cá nhân, gia
đình hoặc tổ chức (cá nhân, pháp nhân). (ii) Sử
dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức. (iii) Quan
hệ tiêu dùng được xác lập thông qua hợp đồng
mua bán, cung ứng dịch vụ hoặc phát sinh trên
cơ sở sử dụng hàng hóa, dịch vụ [2].
Khái niệm người tiêu dùng theo quy định của
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa hợp
lý và mâu thuẫn bởi các lý do sau:
Thứ nhất, mục đích ra đời của pháp luật bảo
vệ quyền lợi NTD là nhằm xác lập nguyên tắc
công bằng trong giao dịch giữa người tiêu dùng
(được cho là bên yếu thế) và các doanh nghiệp.
Nhưng rõ ràng, tổ chức là một tập hợp người có
bộ máy, cơ cấu chặt chẽ, có sự hiểu biết trong
nhiều lĩnh vực nhất định, khả năng tiếp cận, xử
lý thông tin kể cả tiềm lực kinh tế tốt hơn nhiều
so với cá nhân đơn lẻ. Chính vì vậy, sẽ không
hợp lý khi tổ chức lại có thể trở thành NTD yếu
thế cần được bảo vệ một cách “đặc biệt” bởi pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD trong mối quan hệ với
tổ chức sản xuất, kinh doanh khác.
Thứ hai, chỉ có cá nhân với tư cách là một
con người cụ thể mới sử dụng hàng hóa, dịch vụ
để thỏa mãn các nhu cầu của đời sống sinh hoạt
hàng ngày. Còn tổ chức là thực thể pháp lý không
phải là con người tự nhiên nên không có nhu cầu
ăn, mặc, ở, khám bệnh... như con người. Trong
một số trường hợp, tổ chức là bên giao kết hợp
đồng và thanh toán hàng hóa, dịch vụ, nhưng
người thụ hưởng, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó
là cá nhân cụ thể. Trong trường hợp này các giao
dịch mà tổ chức tham gia, mặc dù có đối tượng
giao dịch là hàng hóa, dịch vụ dùng cho tiêu
dùng hàng ngày nhưng sẽ được điều chỉnh bởi
pháp luật dân sự. Vì thế, không thể có khái niệm
sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt của tổ chức. Mà chỉ có thể là sử
dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt của cá nhân.
Tương tự như vậy, gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng [3,
Khoản 2, Điều 3]. Gia đình không phải là một
chủ thể của giao dịch dân sự [4, Khoản 1, Điều
3], và lại càng không phải là một cá nhân đơn lẻ.
Chính vì vậy, gia đình cũng không thể sử dụng
hàng hóa, dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày của mình, mà chỉ có thể là từng cá
nhân, thành viên trong gia đình đó tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ mà thôi.
Tóm lại, khái niệm NTD - đối tượng được
bảo vệ của pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD, theo
quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền
lợi NTD bao gồm cả tổ chức và gia đình là chưa
xác đáng, không hợp lý và thiếu thuyết phục. Với
quy định này, đối tượng được bảo hộ bởi pháp
luật Bảo vệ quyền lợi NTD là rất rộng, điều này
làm mất ý nghĩa cũng như lãng phí nguồn lực cho
chính sách bảo vệ NTD, can thiệp quá sâu và
không cần thiết vào các quan hệ dân sự. Hơn thế
nữa, đây có thể là một kẽ hở để cho các tổ chức
hưởng lợi một cách không chính đáng trong giao
dịch dân sự với bên kia dưới danh nghĩa NTD.
3. Phạm vi các giao dịch của người tiêu dùng
được bảo hộ bởi Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
quy định: người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ
cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày sẽ
trở thành NTD và được bảo vệ với tư cách là bên
yếu thế trong quan hệ với nhà sản xuất, kinh
doanh [1, Khoản 1, Điều 3]. Như vậy, có thể hiểu
không phải tất cả các giao dịch dân sự vì mục
đích tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày giữa cá nhân
và nhà sản xuất, kinh doanh đều thuộc phạm vi
điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD,
mà phải là quan hệ mua, sử dụng “hàng hóa”
hoặc “dịch vụ” của nhà sản xuất kinh doanh. Vậy
vấn đề cần làm sáng tỏ ở đây là nội hàm của thuật
N.T. Diep, N.T. Ly / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 12-19
15
ngữ “hàng hóa”, “dịch vụ”, chúng là loại tài sản,
của cải, vật chất hay công việc nào mà khi cá
nhân mua, sử dụng chúng cho mục đích sinh hoạt
hàng ngày được bảo hộ bởi pháp luật Bảo vệ
quyền lợi NTD. Đây cũng chính là giới hạn hay
nói cách khác chính là phạm vi điều chỉnh của
pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Thế nhưng,
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
không hề đưa ra bất kỳ khái niệm nào về hàng
hóa, dịch vụ hoặc quy định dẫn chiếu, mặc dù
đây là khái niệm cơ bản và rất quan trọng để xác
định phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD.
Trong một số văn bản pháp luật khác có định
nghĩa về “hàng hóa” nhưng lại không thống nhất
ở các văn bản pháp luật khác nhau. Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa định nghĩa “Hàng hóa
là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng
thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị” mà “Sản
phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc
cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh
hoặc tiêu dùng” [5, Điều 3]. Còn theo Luật
Thương Mại 2005 thì hàng hóa bao gồm: (i) Tất
cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành
trong tương lai;(ii) Những vật gắn liền với đất
đai [6, Khoản 2, Điều 3].
Tương tự như “hàng hóa”, khái niệm “dịch
vụ” cũng không được định nghĩa trong Luật Bảo
vệ quyền lợi NTD. Vậy có thể sử dụng khái niệm
dịch vụ trong Luật Thương mại 2005 để làm tiêu
chí xác định quan hệ tiêu dùng được bảo vệ bởi
pháp luật bảo vệ NTD không? Tuy nhiên, Luật
Thương Mại 2005 định nghĩa về dịch vụ rất
trừu tượng, dùng thuật ngữ “dịch vụ” để giải
thích cho khái niệm “dịch vụ”: “Cung ứng
dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một
bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có
nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác
và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau
đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ
theo thỏa thuận” [6, Khoản 9, Điều 5]. Vậy,
theo Luật Thương mại thì dịch vụ chính là
dịch vụ, thế nên, không thể xác định công việc
nào là dịch vụ chịu sự điều chỉnh của pháp
luật Bảo vệ quyền lợi NTD nếu lấy khái niệm
“dịch vụ” của Luật Thương mại làm giới hạn
phạm vi điều chỉnh.
Rõ ràng, cho đến nay khái niệm “hàng hóa”,
“dịch vụ” vẫn chưa được quy định và hiểu một
cách thống nhất trong các văn bản pháp luật, mà
đặc biệt là không được quy định trong Luật Bảo
vệ quyền lợi NTD. Thế thì cơ sở pháp lý nào
để xác định loại “hàng hóa”, “dịch vụ” trong
các quan hệ dân sự mà cá nhân mua, sử dụng
được điều chỉnh bởi các quy phạm của pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD. Điều này dẫn đến
nguy hiểm khá trầm trọng, không xác định
được phạm vi bảo hộ, phạm vi điều chỉnh của
pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Có thể nói,
đây chính là “lỗ hổng” không nhỏ của Luật bảo
vệ quyền lợi NTD.
4. Quyền của người tiêu dùng theo Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng
Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010
quy định NTD Việt Nam có các quyền sau: (i)
Quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức
khỏe, tài sản; (ii) Quyền được cung cấp thông
tin; (iii) Quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ
theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết
định tham gia hoặc không tham gia vào giao dịch
với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ; (iv) Quyền được góp ý kiến với tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; (v) Quyền
tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp
luật về bảo vệ QLNTD; (vi) Quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại; (vii) Quyền khiếu nại, tố cáo,
khởi kiện; (viii) Quyền được tư vấn, hỗ trợ,
hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng. Với quy định
như trên, NTD Việt Nam có khá đầy đủ quyền
của một NTD, đây là những quyền mà hầu hết
pháp luật các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận
cho công dân của mình. Tuy nhiên, còn một số
vấn đề cần bàn sau:
Một là, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010
dường như đã bỏ qua một quyền hết sức quan
trọng và cơ bản của NTD với tư cách là con
người, đó chính là “quyền được thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản” mà Tổ chức quốc tế người tiêu
dùng (Consumers International), Liên Hiệp
N.T. Diep, N.T. Ly / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 12-19
16
Quốc và nhiều nước trên thế giới đã công nhận
cho NTD, công dân của họ. Đây là quyền được
tiếp cận, được đáp ứng, được thỏa mãn những
hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, đáp ứng nhu cầu cơ
bản và tối thiểu nhất của con người trong từng
giai đoạn lịch sử khác nhau như ăn, mặc, ở, điện,
nước sạch, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ, tinh thần
và giáo dục.
Vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay ở Việt
Nam, doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh
tế nhà nước vẫn nắm giữ độc quyền trong một số
lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ như điện, nước, xăng
dầu... mà đây là một trong những loại hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu, phục vụ nhu cầu hàng ngày của
NTD [7, tr.128-130]. NTD khi mua những hàng
hóa này sẽ ký vào những hợp đồng (hợp đồng gia
nhập) có sẵn về mức giá cả, chất lượng, cách
thức cung cấp... do bên doanh nghiệp cung cấp
soạn sẵn. NTD sẽ mua và sử dụng những hàng
hóa này với tâm thế “có sao dùng vậy” bởi họ
không có quyền so đo, đòi hỏi hơn về mặt chất
lượng nên dễ dàng chấp nhận “có còn hơn
không”. Ở một khía cạnh khác, với điều kiện
kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, các doanh
nghiệp cung cấp một số mặt hàng này hoàn toàn
có thể sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ
chất lượng cao hơn, hoặc bán ra với mức giá thấp
hơn, hoặc cung cấp được đến những vùng sâu,
vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn...
nhưng vì thói quen dựa dẫm vào sự bảo trợ của
Nhà nước các doanh nghiệp này “không có động
lực để làm tốt hơn”. Như vậy, cái quyền cơ bản
và tối thiểu nhất của NTD, quyền được tiếp cận,
được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho sinh
hoạt hàng ngày rất dễ bị “chà đạp”, hoặc bị chối
bỏ bởi gốc rễ của sự độc quyền và phần lớn là do
nguyên nhân chưa được ghi nhận bởi pháp luật
Bảo vệ quyền lợi NTD. Vật là Luật Bảo vệ quyền
lợi NTD đã “bỏ sót” một quyền cơ bản đầu tiên,
quan trọng nhất của NTD với tư cách là con
người, mà quyền này lại được thừa nhận rộng rãi
trong pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều
quốc gia hiện đại. Điều này dẫn đến hệ lụy khôn
lường cho sự phát triển của nền kinh tế, cộng
đồng xã hội và đặc biệt là sự phát triển của con
người.
Hơn bao giờ hết, pháp luật bảo vệ quyền lợi
NTD cần nhanh chóng quy định quyền được tiếp
cận, được đáp ứng, được thỏa mãn những hàng
hoá, dịch vụ thiết yếu, đáp ứng nhu cầu cơ bản,
tối thiểu của NTD. Trong trường hợp vì nhiều lý
do chưa thể xóa bỏ độc quyền thì cũng không vì
thế mà “lấy mất” quyền được đáp ứng, được thỏa
mãn nhu cầu cơ bản của NTD, pháp luật cần quy
định và kiểm soát chặc chẽ để đảm bảo quyền
này của NTD. Bởi lẽ, nếu như không có được cái
quyền cơ bản đầu tiên, quyền được tiếp cận,
được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho sinh
hoạt hàng ngày, thì cái quyền được lựa chọn,
quyền được thông tin, quyền được an toàn khi sử
dụng hàng hóa, dịch vụ, quyền được khiếu nại và
bồi thường... [1, Điều 8] cũng chẳng để làm gì vì
quá “xa xỉ” và có lẽ không cần dùng đến.
Hai là, mặc dù quyền được tư vấn, hỗ
trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng của NTD
được “trân trọng” ghi nhận tại Khoản 8 Điều 8
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD [8]. Có thể nói, đây
là cái quyền rất nhân văn và cần thiết vì tất cả
NTD Việt Nam vừa bước ra từ nền kinh tế tập
trung bao cấp và hầu hết được đánh giá là lạc
hậu, thiếu hiểu biết về pháp luật, kiến thức về
hàng hóa, dịch vụ [9]. Thế nhưng, quyền này khó
mà thực hiện vì dường như Luật bảo vệ quyền
lợi NTD chỉ ghi nhận và để đó, mà chưa có cơ
chế để thực thi quyền này một cách cụ thể như:
quyền được hỗ trợ, giáo dục kiến thức tiêu dùng
của NTD được thể hiện như thế nào trên thực tế?
Chủ thể nào có nghĩa vụ đáp ứng quyền này cho
NTD, biểu hiện của việc vi phạm quyền này của
NTD ra sao? Chế tài thế nào được áp dụng để xử
lý vi phạm?..., Tất cả các vấn đề này không được
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 và các văn
bản hướng dẫn đề cập đến. Vậy trên thực tế,
NTD dựa vào đâu để đòi hỏi các chủ thể có nghĩa
vụ thực hiện việc “giáo dục” cho mình.
Với sự thiếu sót nói trên, pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD cần nhanh chóng khắc phục, cần
quy định một cách rõ ràng, đầy đủ về công việc,
quy trình, kinh phí cũng như chế tài... đối với chủ
thể thực hiện nghĩa vụ tư vấn, hỗ trợ, giáo dục
kiến thức tiêu dùng cho NTD. Có như vậy thì
NTD Việt Nam mới có thể nhanh chóng trở
N.T. Diep, N.T. Ly / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 12-19
17
thành “NTD thông thái” như khẩu hiệu kêu gọi
từ các cơ quan quản lý Nhà nước.
5. Nghĩa vụ của người tiêu dùng và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ
Thứ nhất, về nghĩa vụ của người tiêu dùng.
NTD không chỉ có quyền được bảo vệ, mà
còn có nghĩa vụ tự bảo vệ mình và những NTD
khác, phải đảm bảo, tạo điều kiện cho công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác được thực hiện một cách hiệu
quả. Theo đó, người tiêu dùng có nghĩa vụ “kiểm
tra hàng hoá trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng,
không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần
phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy
hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của
người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng
dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ” [1, Khoản 1,
Điều 9]. Tuy nhiên, những quy định về nghĩa vụ
của NTD nói trên còn rất chung chung, chưa cụ
thể và khó mà thực hiện được. Đặc biệt việc áp
dụng chế tài khi vi phạm nghĩa vụ. Chỉ có thể áp
dụng chế tài đối với hành vi sử dụng hàng hóa,
dịch vụ “dởm” khi mà NTD được giáo dục và
trình độ nhận thức đạt đến khả năng có thể nhận
biết được đâu là hàng thật và đâu là hàng giả.
Ngoài ra, về phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng
phải thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, hiệu
quả nghĩa vụ quản lý Nhà nước của mình.
Thứ hai, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ.
i) Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, dịch vụ của
nhà sản xuất kinh doanh.
Nếu xem bảo hành là việc khắc phục những
sai sót về mặt kỹ thuật, bảo đảm cho hàng hóa
đúng chất lượng, đủ những đặc tính như đã công
bố, cam kết, đảm bảo giá trị sử dụng trong một
khoảng thời gian nhất định hay còn gọi là “tuổi
thọ”, thì trách nhiệm bảo hành phải là nghĩa vụ
tuyệt đối mà không cần có sự thỏa thuận hay quy
định của pháp luật liên quan. Chính vì vậy, để
đảm bảo quyền lợi cho NTD trong việc sử dụng
hàng hóa, bảo hành phải là nghĩa vụ bắt buộc đối
với nhà sản xuất, kinh doanh, nhưng cũng phụ
thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau, có đặc
tính kỹ thuật khác nhau mà thời gian, phạm vi,
trách nhiệm bảo hành là khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay, Luật Bảo vệ quyền lợi
NTD quy định nghĩa vụ bảo hành của nhà sản
xuất, kinh doanh chỉ xuất hiện trong trường hợp
có thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
[1, Điều 21]. Điều này dẫn đến hệ quả, trừ một
số ít doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh, vì
muốn giữ uy tín cho thương hiệu cũng như để
cạnh tranh nên đã tự nguyện đưa ra trách nhiệm
bảo hành cho sản phẩm của mình. Số nhiều còn
lại thì hầu như không tự buộc mình vào trách
nhiệm này và NTD là kẻ gánh chịu thiệt thòi vì
không có khả năng thương lượng, yêu cầu,
không có “đủ sức” để thỏa thuận với nhà sản
xuất, kinh doanh phải bảo hành cho hàng hóa của
họ khi bán cho NTD. Bên cạnh đó, trường hợp
nghĩa vụ bảo hành của nhà sản xuất, kinh doanh
bắt buộc theo quy định của pháp luật, trên thực
tế, ngoại trừ nghĩa vụ bảo hành công trình xây
dựng của nhà thầu thi công xây dựng do pháp
luật quy định [10, Khoản 21, Điều 3] thì hầu như
chưa có một quy định nào khác ràng buộc bên
cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải bảo hành cho
sản phẩm của họ.
Do đó, để đảm bảo hơn quyền lợi NTD, tránh
thiệt hại cho xã hội cũng như nâng cao trách
nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh đối với cộng
đồng, NTD và sản phẩm của mình trong quá
trình sản xuất, lưu thông, pháp luật cần quy định
nhiều hơn nghĩa vụ bắt buộc bảo hành hàng hóa,
dịch vụ của các chủ thể này trong các văn bản
pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, một vấn đề
không kém phần quan trọng, để đảm bảo quy
định bảo hành được thực thi trong thực tế thì
không thể không xác định chủ thể chịu trách
nhiệm bảo hành trong một chuỗi từ sản xuất đến
phân phối sản phẩm. Nhà sản xuất, nhà nhập
khẩu hay nhà phân phối là người chịu trách
nhiệm bảo hành trước NTD, tránh sự đùn đẩy, né
tránh giữa các chủ thể này gây thiệt hại cho NTD.
ii) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng
hóa có khuyết tật gây ra.
N.T. Diep, N.T. Ly / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 12-19
18
Theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ
quyền lợi NTD thì tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình
cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe,
tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá
nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc
phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp chứng minh
được khuyết tật của hàng hóa không thể phát
hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời
điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung
cấp cho NTD.
Đây được xem là trách nhiệm sản phẩm
nghiêm ngặt, trường hợp này, cả NTD và nhà sản
xuất, kinh doanh không hề có lỗi, nhưng có thiệt
hại phát sinh, vậy ai là người gánh chịu thiệt hại.
Dựa trên nguyên tắc công bằng khi phân chia rủi
ro, kẻ có tiềm lực tài chính mạnh hơn sẽ là người
gánh chịu thiệt hại. Vì lẽ đó mà tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa vẫn phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho NTD, kể cả khi tổ chức,
cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong
việc phát sinh khuyết tật của hàng hóa.
Dẫu biết rằng theo lẽ công bằng kẻ mạnh hơn
phải gánh chịu, tuy nhiên, cũng cần tính tới
quyền lợi chính đáng, hài hoà của nhà sản xuất.
Sẽ rất bất công nếu trong mọi trường hợp tổ
chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm
tất cả những thiệt hại mà họ không có lỗi chưa
kể trong trường hợp một phần lỗi gây ra thiệt hại
thuộc về NTD. Thế nên, cần có những quy định
nhằm miễn, giảm trách nhiệm của nhà kinh
doanh để đảm bảo lợi ích cho nhóm đối tượng
này [7].
Theo Chỉ thị số 85/374/EEC ngày 25/7/1985
của Cộng đồng các quốc gia Châu Âu về trách
nhiệm sản phẩm [11] thì nhà sản xuất đương
nhiên được miễn trách nhiệm trong trường hợp
mình chứng minh được rằng: (1) Họ đã không
đưa sản phẩm vào lưu thông; (2) Căn cứ vào
hoàn cảnh, có thể xác định được khuyết tật gây
ra thiệt hại không tồn tại vào thời điểm đưa sản
phẩm vào lưu thông hoặc khuyết tật này phát
sinh sau đó; (3) Sản phẩm không dùng để bán
hoặc để phân phối dưới các hình thức khác; (4)
Trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm đưa sản
phẩm vào lưu thông không cho phép phát hiện ra
khuyết tật sản phẩm; (5) Khuyết tật là do phải
tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật.
Điều 24, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD của
Việt Nam cũng có quy định miễn trừ trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do khuyết tật hàng hóa gây
ra cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, tuy
nhiên, trong phạm vi khá hẹp, chỉ khi tổ chức, cá
nhân kinh doanh chứng minh được khuyết tật
của hàng hóa không thể phát hiện được với trình
độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho NTD.
Chỉ với quy định này, quyền lợi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh chưa thật sự được bảo đảm, bởi
lẽ, trong những trường hợp như khuyết tật là do
phải tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp luật
hoặc sản phẩm không dùng để bán hoặc để phân
phối dưới các hình thức khác, nhưng bằng một
cách trái pháp luật NTD có được, sử dụng và gây
thiệt hại, vậy trách nhiệm không thể thuộc về nhà
kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp hàng hóa
bán tại các cuộc đấu giá, đồ cũ, hàng tồn kho...
thì NTD phải chấp nhận rủi ro do khuyết tật hàng
hóa có thể đem lại mà không thể đòi hỏi sự đảm
bảo chất lượng từ phía nhà kinh doanh. Để dung
hòa lợi ích giữa các bên, đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, pháp luật
cần có thêm trường hợp miễn, giảm trách nhiệm
cho nhà sản xuất nếu thiệt hại xảy ra do khuyết tật
của sản phẩm và đồng thời do lỗi của người bị
thiệt hại hoặc của người mà người bị thiệt hại phải
chịu trách nhiệm.
Tài liệu tham khảo
[1] Law on Protection of Consumer rights, 2010.
[2] Law on Marriage and Family, 2014.
[3] Law on Product and Goods quality, 2007.
[4] Law Commercial, 2005.
[5] The Civil Code law, 2015.
[6] Law Construction 2014.
[7] Resolution No. 39/248 of April 9, 1985 of the
United Nations General Assembly.
[8] Nguyen Van Cuong (2013), Consumer concepts in
the laws of countries and the issue of building
consumer concepts in the Draft Law on Law on
N.T. Diep, N.T. Ly / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 12-19
19
Protection of Consumer Rights, Institute of Legal
Science, Ministry of Justice, Hanoi.
[9] Nguyen Trong Diep (Lead researcher, 2015),
Subject: Current mechanism to protect consumer
rights in Vietnam, Science and Technology
Research Project, Human Rights Center Project,
National University
[10] Nguyen Nhu Phat, "Current laws on consumer
protection in Vietnam - status and legislative
directions", presentation at the Workshop on
Consumer Protection - International experiences,
Situation and Prospects in Vietnam, Institute of
State & Law, Ho Chi Minh City, November 16,
2009.
[11] Council Directive of 25 July 1985 on the
approximation of the laws, regulations and
administrative provisions of the Member States
concerning liability for defective products
(85/374/EEC) (OJ L 210, 7.8.1985, p. 29).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_bat_cap_cua_luat_bao_ve_quyen_loi_nguoi_tieu_dung_nam.pdf