Để hoàn thiện pháp luật về giá,
chúng tôi cho rằng:
Một là, cần thống nhất nguyên tắc áp
dụng pháp luật về giá trong đó Luật Giá được
xem là văn bản pháp luật chuyên ngành về
lĩnh vực giá. Các loại giá cụ thể cần được
quy định dựa trên (và phù hợp với) Luật Giá.
Việc tồn tại cùng một lúc nhiều văn bản luật
điều chỉnh các loại giá cụ thể là nhu cầu thực
tế, do đó cần thống nhất nguyên tắc áp dụng
để có thể ban hành các văn bản pháp luật
cũng như phối hợp quản lý sao cho có hiệu
quả nhất.
Hai là, cần phân định cụ thể về thẩm
quyền quản lý giá theo hướng hạn chế việc
“chia cắt” một cách cơ học như hiện nay.
Việc phân định thẩm quyền cần xác
định rõ đối với từng hoạt động trong lĩnh
vực giá, theo đó, ở Trung ương thì cơ quan
chủ trì là Bộ Tài chính (trừ một số lĩnh vực
đặc biệt), còn địa phương, UBND cấp tỉnh
chỉ thực hiện những quyền hạn cụ thể theo
luật (chứ không phải văn bản dưới luật),
đồng thời đảm bảo không can thiệp vào giá
cả hàng hóa, dịch vụ (trừ giá dịch vụ công,
bảng giá đất và giá đất cụ thể theo quy định
của pháp luật và nằm trong khung giá do cơ
quan có thẩm quyền quy định). Việc hạn chế
quyền hạn của địa phương trong điều hành
giá sẽ góp phần đảm bảo mặt bằng giá cả
của cả nước, hạn chế tình trạng khác biệt về
giá giữa các địa phương dẫn đến sai lệch về
hoạt động đầu tư cũng như tiêu dùng.
Ba là, cần thống nhất về cách tiếp cận
hoạt động thẩm định giá trong các lĩnh vực
cụ thể, thay vì gọi là “định giá” hoặc “tư vấn
xác định giá” như hiện nay.
Như đã phân tích, tư vấn xác định giá
đất chính là thẩm định giá đối với quyền sử
dụng đất. Việc xác định đúng nội hàm của
hình thức dịch vụ này mới đảm bảo cho việc
áp dụng các chuẩn mực (tiêu chuẩn) thẩm
định giá vào hoạt động thẩm định giá quyền
sử dụng đất một cách khoa học, tránh việc
có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh
một loại hình dịch vụ này dẫn đến khó áp
dụng. Đối với Bộ luật Dân sự (Điều 306) và
Bộ luật Tố tụng hình sự (Điều 215 và 69),
trong quá trình hướng dẫn hoặc giải thích
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nên
xác định khái niệm “định giá” trong nhiều
trường hợp cần được hiểu là “thẩm định
giá”, đồng thời về lâu dài khi sửa đổi, bổ
sung các văn bản này thì cần định danh đúng
là “thẩm định giá”.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bất cập của pháp luật về giá và đề xuất hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ
VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
Tóm tắt:
Từ khi Luật Giá có hiệu lực vào ngày 01/01/2013, Chính phủ, Bộ
Tài chính và các Bộ có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Các văn bản luật tạo
thành hệ thống pháp luật về giá tương đối đa dạng, phức tạp. Mặc
dù các cơ quan thẩm quyền đã có nhiều cố gắng hoàn thiện, tuy
nhiên, hệ thống pháp luật về giá vẫn còn nhiều bất cập cần được
nhận diện và tìm giải pháp hoàn thiện để tăng cường hiệu quả điều
chỉnh pháp luật.
Trần Vũ Hải*
ThS. Đào Ánh Tuyết**
* TS. Trường Đại học Luật Hà Nội
** TS. Trường Đại học Luật Hà Nội
Abstract
Since the Law on Price entered into enforcement on 01 January
2013, the Government, the Ministry of Finance and other
relevant ministries have issued a series of documents for detailed
regulations and guideliens for the enforcement of this law. The
legal documents have established a legal system of prices, which is
relatively diverse, complex. Although the competent entities have
made great efforts to improve, however, the legal system on prices
still has several inadequacies that need to be identified and to find
a proper solution to enhance the effectiveness of the regulations.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: pháp luật về giá, quản lý nhà
nước về giá, định giá, thẩm định giá,
thẩm định giá của Nhà nước, Quỹ bình
ổn giá
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 25/05/2018
Biên tập : 07/06/2018
Duyệt bài : 14/06/2018
Article Infomation:
Keywords: law on prices; governmental
management on price; pricing;
valuation; valuation by governmental
entity; price stabilization fund
Article History:
Received : 25 May 2018
Edited : 07 Jun 2018
Approved : 14 Jun 2018
1. Tổng quan pháp luật về giá
Quản lý của nhà nước đối với giá đã
được ghi nhận qua quá trình lịch sử hàng
ngàn năm, với những bằng chứng tại Ai Cập
1 Indrani Thuraisingham, “Price Control and Monitoring in Developing Countries”, www.consumersinternational.org,
2010, truy cập ngày 15/4/2018..
cổ đại và thời hoàng đế Diocletian ở La Mã
ở thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên1. Sự can
thiệp vào lĩnh vực giá của Nhà nước được
cho là khá phổ biến trong lịch sử các nước
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 15(367) T8/2018
phương Tây, điều này thường được lý giải
bởi những lý do chính trị, khi mà Chính phủ
được lợi từ việc điều chỉnh giá theo xu hướng
giảm (sự ủng hộ từ cử tri và dân chúng) và
ngay cả khi tăng giá (sự ủng hộ từ các nhà
vận động hành lang và các công ty)2. Sự can
thiệp vào giá, thông qua ban hành và thực
thi các quy định điều chỉnh giá cũng được
ghi nhận từ khá sớm tại nhiều quốc gia trên
thế giới nhằm mục đích điều tiết nền kinh
tế, góp phần ổn định thị trường và nền chính
trị. Ví dụ tại Anh, Nhà nước đã can thiệp vào
việc điều chỉnh giá bán buôn và bán lẻ mặt
hàng rượu, bánh mỳ và một số loại lương
thực thiết yếu3. Tại Pháp, sự điều chỉnh
đầu tiên về giá được ghi nhận đối với mặt
hàng thực phẩm khi giá mặt hàng này có sự
gia tăng không kiểm soát, hay tại Mỹ, việc
kiểm soát giá năng lượng được thực hiện
trong suốt giai đoạn Chiến tranh thế giới
lần thứ II4.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay,
một trong những lý do để Nhà nước quản
lý giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường là
nhằm duy trì khả năng chi trả cho các mặt
hàng thực phẩm và hàng hóa thiết yếu và
để hạn chế gánh nặng chi phí trong những
thời điểm khó khăn5. Quy định do cơ quan
quản lý ban hành và điều chỉnh về giá trong
giai đoạn đầu thường nhắm đến một số mặt
hàng thiết yếu và/hoặc mục tiêu điều tiết tạm
thời. Tại Việt Nam, ngay từ thời kỳ đầu đổi
mới, trong “Chiến lược ổn định phát triển
2 Fiona M.Scott Morton, “The Problems of Price Controls”, https://www.cato.org/publications/commentary/prob-
lems-price-controls, truy cập ngày 8/8/2017.
3 Robert L.Schuettinger and Eamonn F. Butler, “Forty Centuries of Wage and Price Controls, How not to fight infla-
tion”,1979, trang 29.
4 Fiona M.Scott Morton, đã dẫn.
5 Indrani Thuraisingham, đã dẫn.
6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
1991, tr.148.
kinh tế - xã hội đến năm 2000” được thông
qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng (năm 1991) đã xác định mục
đích quản lý giá cũng rất phù hợp với quan
niệm quốc tế: “Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ
và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước Giá cả, tỷ giá hối
đoái, lãi suất tín dụng hình thành theo cơ chế
thị trường. Nhà nước dùng các biện pháp
kinh tế là chủ yếu để tác động đến cung cầu
trên thị trường, ổn định giá cả, chỉ định giá
một số rất ít sản phẩm thuộc diện độc quyền
và thiết yếu, có chính sách bảo hiểm giá cho
một số nông sản và hàng xuất khẩu Khi
giá cả biến động lớn, Nhà nước bù đắp kịp
thời và thoả đáng cho những người hưởng
lương và trợ cấp cố định”6.
Đến nay, đã có nhiều quốc gia ban
hành luật điều chỉnh trong lĩnh vực giá, ví dụ
như Luật Giá của Phillipines năm 1994, Luật
Quản lý giá của Trung Quốc năm 1998, Luật
Quản lý giá của Malaysia năm 1946, Luật
Định giá và chống độc quyền của Thái Lan
năm 1979, Luật Quản lý giá của Singapore
năm 1985, Luật Quản lý giá của Slovenia
năm 1999, Luật Kiểm soát giá năng lượng
năm 1942 của Hoa Kỳ v.v.. Một số đạo luật
về giá chỉ thực hiện trong những thời điểm
nhất định, tuy nhiên, đa số các đạo luật vẫn
đang được thi hành cùng với những sửa đổi,
bổ sung phù hợp trong từng giai đoạn lịch
sử cụ thể. Có thể khẳng định, trong nền kinh
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 15(367) T8/2018
tế thị trường, nhất là nền kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN, vai trò của Nhà
nước là hết sức quan trọng trong lĩnh vực
giá nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, hạn
chế những tác động tiêu cực của quá trình tự
do cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh.
Trong gần 30 năm đổi mới, Việt Nam
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN dẫn đến cơ chế quản lý thị trường
nói chung và quản lý giá nói riêng có những
đổi thay căn bản, từ chỗ Nhà nước là chủ
thể quyết định hầu hết các mức giá phân
phối chính thức đến chỗ thị trường là nơi
hình thành giá cả thông qua các giao dịch
dân sự, ngoại trừ một số ít hàng hòa, dịch vụ
nhất định do Nhà nước định giá. Điều đó có
nghĩa, thay vì Nhà nước “quyết định giá” thì
trong nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, Nhà nước chỉ “quản lý giá” nhằm
đảm bảo giá cả vận hành theo cơ chế thị
trường, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng
của các chủ thể tham gia, bảo vệ lợi ích của
toàn dân và của Nhà nước.
Từ khi Luật Giá có hiệu lực vào ngày
01/01/2013 để thay thế Pháp lệnh Giá,
Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ có liên
quan đã ban hành nhiều văn bản quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành như: Nghị
định số 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ,
Nghị định số 149/2016/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Giá, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP
hướng dẫn Luật Giá về thẩm định giá, Nghị
định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
giá, lệ phí, hóa đơn; Nghị định số 44/2014/
NĐ-CP quy định về giá đất; Nghị định số
01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất
đai, Thông tư số 56/2014/TT-BTC, Thông
tư số 233/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính
hướng dẫn Nghị định số 177/2013/NĐ-CP,
Thông tư số 38/2014/TT-BTC của Bộ Tài
chính hướng dẫn Nghị định số 89/2013/
NĐ-CP, Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng,
điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể
và tư vấn xác định giá đất cùng nhiều văn
bản khác.
Ngoài Luật Giá và các văn bản hướng
dẫn thi hành, pháp luật về giá còn được đề
cập đến ở nhiều luật, pháp lệnh, nghị định
và thông tư của các lĩnh vực khác, đặc biệt
là trong lĩnh vực pháp luật kinh tế như pháp
luật về doanh nghiệp, thương mại, tài chính,
đất đai, tài nguyên, môi trường, cạnh tranh
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Như
vậy, có thể khẳng định, pháp luật về giá là
tổng thể các quy định pháp luật điều chỉnh
trong lĩnh vực giá, với nguồn là Luật Giá và
các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm
cả các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực
cụ thể.
Với một hệ thống các quy định tương
đối đa dạng, phức tạp, nên mặc dù đã có
gắng hoàn thiện, hệ thống pháp luật về giá
vẫn còn nhiều bất cập cần được nhận diện và
tìm giải pháp hoàn thiện để tăng cường hiệu
quả điều chỉnh pháp luật.
2. Một số bất cập của pháp luật hiện hành
về giá
Thứ nhất, hiện nay còn có nhiều văn
bản luật cùng điều chỉnh về giá, dẫn đến
việc xác định rõ ràng về trật tự ưu tiên áp
dụng không dễ dàng.
Như đã nêu, ngoài các văn bản chuyên
biệt như Luật Giá thì pháp luật về giá còn
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 15(367) T8/2018
bao gồm nhiều quy định về giá trong các
văn bản thuộc những lĩnh vực khác. Ví dụ,
Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản
và nhiều văn bản luật khác quy định rằng,
các luật này mới điều chỉnh về giá trong
những lĩnh vực thuộc đối tượng điều chỉnh
mà không quy định được áp dụng pháp luật
khác (trong đó có Luật Giá). Một trường hợp
khác, Luật Giá và Nghị định số 89/2013/NĐ-
CP yêu cầu thẩm định viên về giá phải ban
hành chứng thư thẩm định giá khi thẩm định
giá bất động sản, còn Nghị định số 44/2014/
NĐ-CP lại yêu cầu thẩm định viên khi tư
vấn xác định giá đất phải ban hành chứng
thư định giá đất, trong khi về bản chất hai
loại hình dịch vụ này là một. Để cụ thể hóa
quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP,
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu
chứng thư định giá đất7 không đồng nhất với
mẫu chứng thư thẩm định giá bất động sản8
do Bộ Tài chính quy định. Chẳng hạn, yêu
cầu của chứng thư thẩm định giá thì thẩm
định viên phải ghi mã số thẻ thẩm định viên,
nhưng trong mẫu chứng thư định giá đất thì
không bắt buộc phải ghi, dẫn đến nếu không
ghi thì phù hợp với pháp luật về định giá đất
nhưng trái với pháp luật về thẩm định giá.
Thứ hai, tồn tại tình trạng chồng chéo
về thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh
vực giá giữa địa phương và trung ương, giữa
các Bộ, ngành ở trung ương với nhau.
Luật Giá quy định, Chính phủ thống
nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên
phạm vi cả nước; Bộ Tài chính chịu trách
7 Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 đã dẫn.
8 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tiêu chuẩn
thẩm định giá số 05, 06 và 07.
9 Luật Giá, Điều 8.
10 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP đã dẫn, Điều 8 khoản 2 điểm đ.
11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Điều 8 khoản 3 và 4.
nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; các Bộ,
cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về giá
trong lĩnh vực được pháp luật quy định; Ủy
ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước
trong lĩnh vực giá tại địa phương9.
Tuy nhiên, trên thực tế, vì có nhiều
văn bản cùng điều chỉnh nên việc xác định
thẩm quyền quản lý là không dễ dàng. Ví
dụ, trong việc quản lý giá khám bệnh, chữa
bệnh. theo quy định của Luật Giá và Nghị
định số 177/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi
Nghị định số 149/2016/NĐ-CP), việc quy
định về giá khám bệnh, chữa bệnh thuộc
thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế theo quy
định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
và bảo hiểm y tế10. Trong khi đó, Luật Khám
bệnh, chữa bệnh lại quy định, Bộ trưởng
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ trưởng Bộ Y
tế quy định khung giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh. Căn cứ vào khung giá, Bộ trưởng
Bộ Y tế quy định giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh thuộc Bộ Y tế và các Bộ khác; Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quy định giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm
vi quản lý của địa phương theo đề nghị của
UBND cùng cấp11. Như vậy, ở trung ương
có sự chồng chéo thẩm quyền giữa Bộ Tài
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 15(367) T8/2018
chính và Bộ Y tế trong quy định giá dịch vụ
khám, chữa bệnh; ở địa phương có sự chồng
chéo giữa Hội đồng nhân dân và UBND.
Thứ ba, tồn tại tình trạng cùng một sự
kiện pháp lý nhưng lại được định nghĩa bởi
các thuật ngữ khác nhau, dẫn đến sự phức
tạp trong quản lý cũng như hướng dẫn thực
hiện.
Hiện nay, hoạt động “thẩm định giá”
theo quy định của Luật Giá và hoạt động
“tư vấn xác định giá đất” theo quy định của
Luật Đất đai được xem là hai hoạt động khác
nhau. Tuy nhiên, thực chất hai hoạt động này
có cùng bản chất. Theo định nghĩa của Luật
Giá, thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức
có chức năng thẩm định giá xác định giá trị
bằng tiền của các loại tài sản theo quy định
của Bộ luật Dân sự (BLDS) phù hợp với giá
thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất
định, phục vụ cho mục đích nhất định theo
tiêu chuẩn thẩm định giá12, trong khi đó,
mặc dù Luật Đất đai không xác định rõ khái
niệm “tư vấn xác định giá đất”, nhưng các
nguyên tắc tư vấn, phương pháp xác định
giá đất và điều kiện của định giá viên gần
như hoàn toàn trùng với nguyên tắc, phương
pháp thẩm định giá và điều kiện của thẩm
định viên về giá13.
Tương tự như vậy, BLDS và Bộ luật
Tố tụng hình sự (TTHS) cũng sử dụng thuật
ngữ “định giá” nhưng bản chất lại là “thẩm
định giá”. Điều 306 BLDS quy định “Bên
bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa
thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá
thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý
12 Luật Giá, Điều 4 khoản 15.
13 Cụ thể tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP và Thông tư số 36/2016/TT-BTNMT đã dẫn.
14 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng
định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong TTHS.
tài sản bảo đảm” và “Việc định giá tài sản
bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp
với giá thị trường”. Như vậy, việc định giá
của tổ chức thứ ba không phải người sở hữu
tài sản và không thuộc diện Nhà nước định
giá thì phải được hiểu đúng bản chất là hoạt
động thẩm định giá. Điều 215 và Điều 69
Bộ luật TTHS quy định “Khi cần xác định
giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự,
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra
văn bản yêu cầu định giá tài sản” và “Người
định giá tài sản là người có kiến thức chuyên
môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định
của pháp luật”. Sau một thời gian dài có
nhiều vướng mắc do chưa có khung pháp lý
cụ thể, hiện nay, việc định giá tài sản trong
TTHS vừa được quy định rõ trong Nghị định
số 38/2018/NĐ-CP14. Nếu coi việc định giá
tài sản trong TTHS về bản chất là định giá
do Nhà nước thực hiện thì không phù hợp
với quy định tại Điều 19 Luật Giá về những
hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá vì
trong nhóm các loại hàng hóa, dịch vụ được
quy định tại Điều 19 thì không có trường
hợp định giá đối với tài sản trong TTHS.
Thứ tư, do các quy định của pháp luật
về giá còn nhiều bất cập dẫn đến việc điều
hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa hiệu
quả.
Hiện nay, các doanh nghiệp đầu mối
kinh doanh xăng dầu trong nước nắm giữ
Quỹ bình ổn giá chứ không phải là cơ quan
quản lý nhà nước, dẫn đến việc dư luận hoài
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 15(367) T8/2018
nghi về tính minh bạch trong sử dụng và
quản lý Quỹ của các doanh nghiệp trong thời
gian qua. Theo ý kiến của một số chuyên
gia, khi có hiện tượng muốn xả Quỹ bình ổn
thì các doanh nghiệp kêu lỗ, đến hết năm tài
chính lại công bố lãi lớn để tăng giá trị cổ
phiếu15. Xét về mặt bản chất, việc trích lập
Quỹ bình ổn giá xăng dầu từ giá bán lẻ xăng
dầu, rồi sau đó xả quỹ để giữ giá xăng không
tăng là cách người tiêu dùng tự mình bình ổn
giá xăng dầu, chứ không phát huy được vai
trò của Nhà nước hoặc của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu mối có thể
được hưởng lợi từ nguồn quỹ bình ổn giá
xăng dầu giống như vốn tín dụng mà không
phải trả lãi, trong khi cơ chế quản lý quỹ và
chi phí đầu vào của doanh nghiệp chưa thực
sự minh bạch. Chính vì vậy, vai trò bình ổn
giá của Quỹ trong thời gian gần đây tỏ ra
khá mờ nhạt và đã có nhiều ý kiến đề xuất
nên bỏ mô hình quỹ này16. Rút kinh nghiệm
từ mô hình Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Quỹ
bình ổn giá điện bán lẻ do Bộ Công thương
đề xuất thành lập vào năm 2016 đã không
nhận được sự đồng tình từ Chính phủ17.
Thứ năm, còn một số bất cập trong
điều chỉnh hoạt động thẩm định giá của Nhà
nước có thể dẫn đến việc lạm dụng công cụ
này, ảnh hưởng đến thị trường thẩm định giá.
Theo quy định của Luật Giá, thẩm
định giá của Nhà nước có thể được thực hiện
trong 4 trường hợp gồm: 1) Mua, bán, thanh
lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê
tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà
15
16
17
18 Luật Giá, Điều 44.
19 Tờ trình dự thảo Luật Giá, Nguồn: duthaoonline.quochoi.gov.vn
nước theo quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước; 2) Không thuê
được doanh nghiệp thẩm định giá; 3) Mua,
bán tài sản thuộc bí mật nhà nước; 4) Mua,
bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau
khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ
quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt
thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền18. Khi xây
dựng chế định thẩm định giá của Nhà nước,
Ban soạn thảo Luật Giá đã giải thích, sở dĩ
cần đến thẩm định giá của Nhà nước là để
đáp ứng hai mục tiêu chính: một là, những
trường hợp không nên để thẩm định giá cho
doanh nghiệp thực hiện do yếu tố bí mật
hoặc tầm quan trọng của tài sản cần thẩm
định; hai là, khi doanh nghiệp thẩm định giá
không có nhu cầu thực hiện (ví dụ những
tài sản giá trị nhỏ, nhưng chi phí thẩm định
lớn) thì cần Nhà nước phải đứng ra là người
thực hiện19.
Tuy nhiên, với quy định như trên,
phạm vi có thể sử dụng thẩm định giá của
Nhà nước là rất rộng với tài sản nhà nước,
hầu như bao trùm toàn bộ các loại tài sản
công thuộc diện Nhà nước quản lý, đồng
thời thẩm định giá của Nhà nước cũng có
thể thẩm định đối với tài sản đang thuộc sở
hữu của cá nhân, tổ chức khác nếu Nhà nước
đi thuê hoặc mua, điều hoàn toàn ngược lại
với thẩm định giá thông thường khi chủ thể
có nhu cầu thẩm định giá bắt buộc phải là
chủ sở hữu của tài sản thẩm định giá. Tuy
nhiên, trong Nghị định số 89/2013/NĐ-CP,
trường hợp “không thuê được doanh nghiệp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 15(367) T8/2018
thẩm định giá” cần được hiểu là chỉ áp dụng
đối với tài sản nhà nước, chứ không phải
với tài sản của các chủ sở hữu khác như lý
do mà Ban soạn thảo dùng để thuyết phục
khi xây dựng chế định thẩm định giá của
Nhà nước20.
Ngoài ra, một số nội dung quy định
đối với Hội đồng thẩm định giá của Nhà
nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng) cũng còn
nhiều hạn chế cả về chất lượng lẫn phương
thức thực hiện.
Về chất lượng, yêu cầu của pháp luật
là Hội đồng cần có tối thiểu một thành viên
đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
ngành thẩm định giá theo quy định của Bộ
Tài chính hoặc đã có bằng tốt nghiệp cao
đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành vật
giá, thẩm định giá21, nhưng lại có thể thẩm
định tài sản có giá trị lớn mà đã được doanh
nghiệp thẩm định giá thẩm định22 (trong khi
người thẩm định tại doanh nghiệp bắt buộc
phải là 02 thẩm định viên về giá đã được cấp
chứng chỉ thông qua kỳ thi thẻ thẩm định
viên được xem là rất khó hiện nay). Trong
khi đó, Hội đồng lại làm việc tập thể và quyết
định theo đa số, không phụ thuộc vào trách
nhiệm và kiến thức chuyên môn của từng
thành viên23. Sẽ là một dấu hỏi lớn nếu Hội
đồng chỉ có một thành viên duy nhất được
đào tạo nhưng lại thuộc về nhóm thiểu số
khi quyết nghị, mặc dù pháp luật cho phép
thành viên không đồng ý vẫn có quyền bảo
lưu ý kiến trong biên bản, nhưng không tác
động gì đến quyết định của Hội đồng. Mặt
20 Nghị định 89/2013/NĐ-CP, Điều 23 khoản 1 điểm b.
21 Nghị định 89/2013/NĐ-CP, Điều 28 khoản 2.
22 Nghị định 89/2013/NĐ-CP, Điều 23 khoản 1 điểm d.
23 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP, Điều 28 khoản 4.
24 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP, Điều 29 khoản 1 điểm b.
khác, Hội đồng cũng có quyền thuê thẩm
định giá đối với chính tài sản mà mình đang
thẩm định giá để có thêm thông tin24, điều đó
cho thấy việc thành lập Hội đồng thẩm định
giá trong trường hợp này là không cần thiết.
3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về giá
Để hoàn thiện pháp luật về giá,
chúng tôi cho rằng:
Một là, cần thống nhất nguyên tắc áp
dụng pháp luật về giá trong đó Luật Giá được
xem là văn bản pháp luật chuyên ngành về
lĩnh vực giá. Các loại giá cụ thể cần được
quy định dựa trên (và phù hợp với) Luật Giá.
Việc tồn tại cùng một lúc nhiều văn bản luật
điều chỉnh các loại giá cụ thể là nhu cầu thực
tế, do đó cần thống nhất nguyên tắc áp dụng
để có thể ban hành các văn bản pháp luật
cũng như phối hợp quản lý sao cho có hiệu
quả nhất.
Hai là, cần phân định cụ thể về thẩm
quyền quản lý giá theo hướng hạn chế việc
“chia cắt” một cách cơ học như hiện nay.
Việc phân định thẩm quyền cần xác
định rõ đối với từng hoạt động trong lĩnh
vực giá, theo đó, ở Trung ương thì cơ quan
chủ trì là Bộ Tài chính (trừ một số lĩnh vực
đặc biệt), còn địa phương, UBND cấp tỉnh
chỉ thực hiện những quyền hạn cụ thể theo
luật (chứ không phải văn bản dưới luật),
đồng thời đảm bảo không can thiệp vào giá
cả hàng hóa, dịch vụ (trừ giá dịch vụ công,
bảng giá đất và giá đất cụ thể theo quy định
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 15(367) T8/2018
của pháp luật và nằm trong khung giá do cơ
quan có thẩm quyền quy định). Việc hạn chế
quyền hạn của địa phương trong điều hành
giá sẽ góp phần đảm bảo mặt bằng giá cả
của cả nước, hạn chế tình trạng khác biệt về
giá giữa các địa phương dẫn đến sai lệch về
hoạt động đầu tư cũng như tiêu dùng.
Ba là, cần thống nhất về cách tiếp cận
hoạt động thẩm định giá trong các lĩnh vực
cụ thể, thay vì gọi là “định giá” hoặc “tư vấn
xác định giá” như hiện nay.
Như đã phân tích, tư vấn xác định giá
đất chính là thẩm định giá đối với quyền sử
dụng đất. Việc xác định đúng nội hàm của
hình thức dịch vụ này mới đảm bảo cho việc
áp dụng các chuẩn mực (tiêu chuẩn) thẩm
định giá vào hoạt động thẩm định giá quyền
sử dụng đất một cách khoa học, tránh việc
có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh
một loại hình dịch vụ này dẫn đến khó áp
dụng. Đối với Bộ luật Dân sự (Điều 306) và
Bộ luật Tố tụng hình sự (Điều 215 và 69),
trong quá trình hướng dẫn hoặc giải thích
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nên
xác định khái niệm “định giá” trong nhiều
trường hợp cần được hiểu là “thẩm định
giá”, đồng thời về lâu dài khi sửa đổi, bổ
sung các văn bản này thì cần định danh đúng
là “thẩm định giá”.
Bốn là, cần nghiên cứu thay đổi cơ chế
thành lập, quản lý và điều hành đối với Quỹ
bình ổn giá xăng dầu theo định hướng sau:
i) Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cần được thành
lập tập trung, hoặc có tư cách pháp nhân và
bộ máy quản lý riêng, hoặc giao cho Bộ Tài
chính quản lý; ii) Việc trích lập Quỹ bình ổn
phải theo nguyên tắc nhiều bên cùng tham
gia, trong đó doanh nghiệp đầu mối kinh
doanh xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng
dầu và người tiêu dùng cùng đóng góp theo
tỷ lệ nhất định; iii) Việc điều hành Quỹ bình
ổn phải có sự tham gia của cơ quan đại diện
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; iv)
Nguồn thu nhàn rỗi của Quỹ sẽ được đầu
tư an toàn như gửi tổ chức tín dụng, mua
trái phiếu và có thể cho doanh nghiệp xăng
dầu vay theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
và lãi.
Năm là, cần sửa đổi, bổ sung các quy
định về thẩm định giá của Nhà nước nhằm
đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn. Trước hết,
cần sửa đổi khoản 1 Điều 44 của Luật Giá
để đảm bảo việc thẩm định giá trước tiên
là dành cho các doanh nghiệp thẩm định
giá, tổ chức thẩm định giá nước ngoài được
phép hoạt động tại Việt Nam. Chỉ trong
trường hợp không thuê được doanh nghiệp
thẩm định giá thì mới sử dụng đến thẩm
định giá của Nhà nước. Đồng thời, hướng
dẫn đúng phạm vi của khoản 2 Điều 44, tức
là trong trường hợp tài sản của tổ chức, cá
nhân có nhu cầu thẩm định nhưng không thể
thuê được doanh nghiệp thẩm định giá thì
cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm
tiến hành thẩm định giá nếu tổ chức, cá nhân
có yêu cầu và được xem như là dịch vụ
công. Đối với Hội đồng thẩm định giá của
Nhà nước, cần xác định cụ thể những trường
hợp được thành lập Hội đồng, cũng như quy
định tiêu chuẩn cao hơn đối với các thành
viên Hội đồng. Trong trường hợp chỉ có một
thành viên duy nhất được đào tạo về kiến
thức thẩm định giá nhưng lại không thuộc
nhóm đa số, thì kết quả thẩm định giá không
được thông qua và Chủ tịch Hội đồng phải
báo cáo với cơ quan có thẩm quyền thành
lập Hội đồng để xử lý■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
58 Số 15(367) T8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_bat_cap_cua_phap_luat_ve_gia_va_de_xuat_hoan_thien.pdf