Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động của câu lạc bộ võ thuật ở trường Đại học thủ đô Hà Nội

Biện pháp 10 “Thực hiện nghiêm túc quy định tập luyện thể thao ngoại khoá trong trường” Đây là quy định có tính chất bắt buộc, do vậy không cần đến sự can thiệp bổ sung bằng văn bản của các cấp quản lý hay công tác tuyên truyền. Tuy vậy, hoạt động ngoại khóa dưới hình thức CLB là hoạt động tự nguyện, nên việc có thu hút, lôi cuốn được hội viên tham gia hay không phụ thuộc vào việc giới thiệu nội dung, chương trình hoạt động và hiệu quả của CLB. Quán triệt tinh thần này, lãnh đạo khoa đã chủ động đề xuất, phối hợp với lãnh đạo nhà trường, các đơn vị, phòng ban chức năng, các giảng viên, huấn luyện viên của các CLB TDTT khác cũng như CLB Võ thuật nhằm đa dạng hóa hình thức và đơn giản hóa cách thức tổ chức, hoạt động hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi buổi sinh hoạt, tập luyện. Công tác này đã thực hiện tương đối tốt, thể hiện qua ý thức trách nhiệm và nhiệt tình của cả người tổ chức lẫn các hội viên. Từ đây, có thể khẳng định rằng, hoạt động của các CLB TDTT nói chung, CLB Võ thuật nói riêng là thiết thực, hiệu quả, thu hút được sự quan tâm, tham gia của không chỉ SV trong trường mà cả những người quan tâm, có nhu cầu ngoài trường.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động của câu lạc bộ võ thuật ở trường Đại học thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 175 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ VÕ THUẬT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Thế Nhiên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hoạt động thể thao ngoại khóa diễn ra theo nhiều hình thức, có người hướng dẫn hoặc tự tập luyện. Hình thức Câu lạc bộ hiện đang phổ biến, được tiến hành ngoài giờ học chính khóa, phù hợp với sở thích của học sinh, sinh viên. Bài viết này điểm lại hoạt động của các câu lạc bộ, đặc biệt đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động của Câu lạc bộ Võ thuật ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Từ khóa: Thể thao ngoại khóa, Câu lạc bộ, Câu lạc bộ Võ thuật, trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Nhận bài ngày 10.5.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.6.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thế Nhiên; Email: ntnhien@hnmu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động thể thao ngoại khóa có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân cách cho học sinh, sinh viên. Thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi, đầy tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, TDTT ngoại khóa càng có ý nghĩa tích cực về mặt cộng đồng, hướng thế hệ trẻ vào các sinh hoạt thể thao lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội. Do đó, nghiên cứu hoạt động TDTT ngoại khóa trong các trường học ở nước ta làm cở sở phát triển phong trào TDTT sinh viên cả nước là rất cần thiết. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện có nhiều câu lạc bộ (CLB) đang hoạt động, trong đó có Câu lạc bộ Võ thuật. Để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, bản lĩnh; tăng cường sức mạnh thể lực cho người học, thu hút được ngày càng nhiều người tham gia, bên cạnh việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia, cố vấn, cần cải tiến và phát huy mạnh mẽ công tác tổ chức quản lý. 176 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2. NỘI DUNG 2.1. Câu lạc bộ TDTT - một hình thức cơ bản của hoạt động ngoại khoá Giáo dục thể chất là môn học áp dụng đồng thời cả hai hình thức tổ chức dạy học: chính khóa và ngoại khóa. Hiện các hình thức hoạt động TDTT ngoại khoá rất đa dạng, bao gồm tập thể dục (TD) buổi sáng, TD giữa giờ, TDTT theo lớp, theo khoá (theo nhóm), ngày thi đấu, hội diễn TDTT, CLB thể thao, trung tâm đào tạo VĐV, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT v.v Hoạt động ngoại khóa bằng việc tổ chức, thành lập các CLB bao gồm một nhóm người có chung nhu cầu sở thích, có nguyện vọng cùng tham gia hoạt động, cùng thể hiện khả năng, năng lực cá nhân trong môi trường tập thể đang là phổ biến. Xét về khái niệm, có thể hiểu “CLB là tổ chức liên kết nhóm người với mục đích giao lưu trao đổi với nhau những vấn đề chính trị, khoa học, văn hoá, nghệ thuật, nghề nghiệp, tâm tư, tình cảm, ham muốn, hành vi, cuộc sống của con người”. Như vậy, CLB TDTT là một loại hình sinh hoạt giáo dục tự nguyện nằm trong hệ thống giáo dục tự nguyện. Mọi người (không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ, nghề nghiệp) đều có thể tham gia theo nhu cầu, mục đích riêng của mình. Trong sinh hoạt CLB TDTT, mọi người được lựa chọn các môn TDTT để tập luyện, được CLB tổ chức, hướng dẫn hoạt động (tập luyện) theo nguyên tắc (qui định, nội quy) chung mà CLB đã đề ra, chịu sự quản lí của CLB. Việc quản lí này dựa trên các quy chế, quy định chung về tổ chức hoạt động ngoại khóa. Trong “Bách khoa toàn thư” Trung Quốc có ghi: “Quản lý TDTT là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, giám sát và điều tiết đối với công tác TDTT để thu được hiệu qủa xã hội tốt hơn”. Đây là một định nghĩa làm sáng tỏ hơn các mặt công tác cụ thể trong quản lý TDTT. Từ đây, có thể khái quát như sau: Quản lý TDTT là một loạt các hoạt động tổng hợp, có mục tiêu xác định, có tổ chức thực hiện, có đánh giá hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp TDTT hoặc thực hiện các mục tiêu của công tác TDTT và không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác TDTT. 2.2. Vài nét về các CLB ngoại khóa và hoạt động của CLB Võ thuật ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay Giáo dục Thể chất là một môn học gồm nhiều nội dung khác nhau. Ngoài các giờ lên lớp lý thuyết cung cấp các kiến thức về lịch sử, lý luận và phương pháp, thời lượng dành cho thực hành, luyện tập tương đối lớn và quan trọng. Việc nâng cao chất lượng luyện tập, thực hành qua các hoạt động ngoại khóa là hết sức cần thiết, một mặt bảo đảm chất lượng của việc thực hành luyện tập đó, góp phần bổ khuyết sự mất cân đối về thời lượng trong cơ cấu chương trình đào tạo hiện hành; mặt khác tạo sự hứng thú cho người tham gia. Hầu hết sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội đều tham gia một hoặc một vài CLB ngoại khóa TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 177 chuyên sâu nào đó theo các môn thể thao mà họ yêu thích, được tổ chức trong trường và ngoài trường. Khảo sát, thăm dò sinh viên năm học vừa qua, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Số lượng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa TT Loại hình CLB Số lượng Tỷ lệ % 1 Bóng đá 268 22 2 Bóng rổ 95 8 3 Cầu lông 220 19 4 Bóng bàn 89 6 5 Võ thuật 348 28 6 Điền kinh 231 17 7 Bơi lội 239 18  1520 100 Qua bảng trên, có thể thấy, tỉ lệ sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội tham gia hai môn thể thao tập thể như bóng đá, bóng rổ chiếm 47% vì đây là các dễ tổ chức và hầu như trường nào, khu vực nào cũng có sân tập. Các môn thể thao cá nhân như cầu lông, bóng bàn, võ thuật và điền kinh cũng có người tham gia nhiều (53%), nhưng theo phong trào và đòi hỏi phải có huấn luyện về chuyên môn, kĩ thuật. Trong các môn này, môn điền kinh là môn thường ít được sinh viên các trường ĐH, CĐ ưa chuộng, nhưng do giá trị rèn luyện thể chất, sinh viên vẫn tham gia tập luyện ngoại khóa thường xuyên dưới nhiều hình thức. Môn võ thuật tuy không phổ biến, nhưng hiện nay cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (28%). Trong các CLB hiện đang hoạt động ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay, CLB Võ thuật đang ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ, nhiều đối tượng tham gia vì tính mục đích, tính hiệu quả rõ rệt của nó. Lợi thế của việc tổ chức ngoại khóa tập luyện võ thuật theo hình thức CLB là ở chỗ nó không đòi hỏi các điều kiện cố định về cơ sở vật chất, chẳng hạn sân bãi, đường chạy như điền kinh, bóng đá; sân chuyên dụng, bàn chuyên dụng như bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, nó có thể triển khai ở các phạm vi không gian không cần quá rộng, ở các khoảng thời gian linh hoạt tùy theo nhu cầu và sự bố trí, sắp xếp của người tham gia. Hiện các lớp học võ thuật tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội thường được tổ chức cuối giờ buổi chiều hoặc đầu giờ buổi tối, người học tham gia hoàn toàn tự nguyện. Xin xem bảng thống kê số lượng các CLB và các lớp đang hoạt động dưới đây: 178 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Bảng 2: Các loại CLB và số lượng lớp, học viên TT Tên câu lạc bộ Số lớp Số lượng, tỉ lệ n % 1 Taewkondo 7 282 19,9 % 2 Karatedo 3 118 8,3 % 3 Bóng đá 1 16 1,1 % 4 Cầu lông 16 615 43,4 % 5 Bóng rổ 4 150 10,5 % 6 Khiêu vũ 4 140 9,9 % 7 Cờ vua 2 92 6,4 % 8 Bóng bàn 1 12 0,8 %  38 1.417 100% Từ bảng trên, có thể thấy, có tới 1417/1798 sinh viên của trường năm học 2018-2019 đăng kí tham gia các CLB. Điều này phản ánh nhu cầu rèn luyện thể chất, sức khỏe ngày càng cao, sự quan tâm ngày càng lớn đến vấn đề thể lực song song với phát triển trí tuệ, tâm hồn của thế hệ mới, con người mới. Tuy nhiên, cũng như nhiều CLB khác, trong lĩnh vực võ thuật, hiện mới đang triển khai một số môn võ thuật quốc tế thông dụng, dễ luyện tập với nhiều đối tượng như Taewkondo, Karatedo, các môn võ thuật khác như Thiếu lâm, Võ dân tộc, quyền Anh chưa có điều kiện triển khai, nhưng như đã thấy, số lượng học viên tham gia CLB Taewkondo, Karatedo như trên cũng là rất đáng kể. Các CLB võ thuật này tận dụng đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên tại chỗ, thuộc khoa Giáo dục Thể chất & Sức khỏe, điều kiện tập luyện tại chỗ và quản lí vận hành theo các quy định chung của các quy định hiện hành. Tập luyện võ thuật đòi hỏi sức khỏe, tính kiên trì và sự chịu đựng, tính kỉ luật cao; nên điểm thuận lợi là học viên đều tự nguyện, tự giác tuân thủ nội quy của CLB, lớp học, nhưng cũng có khó khăn là năng lực, trình độ căn bản chưa có hoặc không đồng đều, do vậy rất cần tổ chức quản lí, giảng dạy linh hoạt, vừa đa dạng vừa cụ thể, phù hợp đối tượng. 2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động của CLB Võ thuật 2.3.1. Lựa chọn biện pháp Để lựa chọn, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động của các CLB Võ thuật trong trường một cách phù hợp, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 179 quản lý các phòng, ban chức năng và các giảng viên giảng dạy môn Giáo dục Thể chất (GDTC) (tổng số người phỏng vấn là 34 đồng chí, trong đó 09 đồng chí lãnh đạo, 11 đồng chí giảng viên giảng dạy môn GDTC và 14 đồng chí cán bộ giảng viên tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trong các CLB thể thao trong trường). Nội dung phỏng vấn tập trung vào 10 vấn đề dưới dạng trả lời đồng ý hay không đồng ý, tán thành hay không tán thành. Kết quả thu được như sau: Bảng 3: Kết quả phỏng vấn (n=34) TT Nội dung đề xuất Kết quả X2 Đồng ý Không đồng ý n % n % 1 Tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động của các CLB Võ thuật 32 94 2 6 26.5 2 Tăng cường công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể trong trường 30 88 4 12 19.9 3 Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên 28 82 6 18 7.1 4 Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT 34 100 0 0 34 5 Tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động CLB Võ thuật trong trường 34 100 0 0 34 6 Tăng số giải đấu phong trào TDTT và võ thuật trong sinh viên hàng năm. 32 94 2 6 26.5 7 Tăng số buổi hoạt động của CLB Võ thuật trong tuần 20 59 14 41 1.05 8 Tăng hình thức thi đấu giao lưu giữa CLB Võ thuật trong trường và ngoài trường 25 74 9 26 3.76 9 Phát huy vai trò trung tâm của giảng viên bộ môn Võ thuật trong việc giảng dạy của CLB Võ thuật 32 94 0 6 26.5 10 Thực hiện nghiêm túc quy định tập luyện thể thao ngoại khoá trong nhà trường 34 100 0 0 34 Kết quả phỏng vấn cho thấy đa số các biện pháp đưa ra đều được đánh giá cao. Số ý kiến đồng ý so với không đồng ý đa phần đều có ý nghĩa thống kê (X2tính > X 2 bảng = 3.841). 180 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Đó là các biện pháp 1,2,3,4,5,6,9,10. Riêng biện pháp 7 (tăng số buổi hoạt động của CLB trong tuần) và biện pháp 8 (tăng hình thức thi đấu giao lưu giữa CLB Võ thuật trong và ngoài trường) tỷ lệ tán đồng còn thấp và không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Ý kiến tán đồng về các giải pháp qua phỏng vấn được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Ý kiến về các biện pháp đề xuất Qua đó, có thể lựa chọn 6/10 biện pháp có mức độ tán đồng tập trung cao (trên 90% ý kiến tán thành) để ứng dụng vào nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động của CLB Võ thuật của trường, cụ thể các biện pháp 1, 4, 5, 6, 9,10. 2.3.2. Kết quả thực hiện Các biện pháp sau khi được khảo sát và lựa chọn cần được triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, căn cứ thực tiễn các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như kinh phí hỗ trợ hoạt động rèn luyện thể chất của nhà trường nói chung và hoạt động của CLB Võ thuật nói riêng, nhóm thực hiện đề tài đã triển khai trước mắt một số biện pháp khả thi sau: - Biện pháp 1 “Tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động của các CLB Võ thuật” + Thông qua kênh thông tin của Đoàn Thanh niên, tuyên truyền sâu rộng về các thành tích thi đấu của các CLB TDTT và CLB Võ thuật đã đạt được trong tháng đến toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên của trường; bước đầu thu hút được các nguồn tài trợ từ các khối Phòng, Khoa; sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo trường, các tổ chức đoàn thể. + Các giảng viên tham gia huấn luyện luôn đề cao tinh thần nghiêm túc, tận tình trong hướng dẫn tập luyện và thi đấu cho các học viên. Do vậy trong quá trình tham gia CLB, 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Biện pháp 8 Biện pháp 9 Biện pháp 10 % 94% 88% 82% 100% 100% 94% 59% 74% 94% 100% 94% 88% 82% 100% 100% 94% 59% 74% 94% 100% TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 181 các học viên luôn chăm chỉ tập luyện, cố gắng cao nhất trong rèn luyện, thi đấu để mang về thành tích tốt nhất cho toàn trường. - Biện pháp 9 “Phát huy vai trò trung tâm của giảng viên bộ môn Võ thuật trong việc giảng dạy của CLB Võ thuật” + Giảng viên bộ môn Võ thuật tham gia công tác quản lý và huấn luyện trong nhóm thực nghiệm xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện cả ở trong CLB và ngoài CLB cho các hội viên tham gia thực nghiệm. Bên cạnh đó giảng viên còn có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra quá trình tham gia tập luyện ngoại khoá của các sinh viên trong quá trình thực nghiệm để đảm bảo các sinh viên tham gia tập luyện một cách nghiêm túc và có trách nhiệm (thông qua điểm danh trong quá trình tập luyện ở trong CLB và tập luyện ngoài CLB). + Giảng viên bộ môn Võ thuật cũng đồng thời phải là những người giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, hiệu quả của việc rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần cho các hội viên thông qua võ thuật; chỉ ra mục đích, nội dung, những nét tinh túy nhất của các môn phái để hội viên, học viên có sự lựa chọn tập luyện phù hợp. - Biện pháp 10 “Thực hiện nghiêm túc quy định tập luyện thể thao ngoại khoá trong trường” Đây là quy định có tính chất bắt buộc, do vậy không cần đến sự can thiệp bổ sung bằng văn bản của các cấp quản lý hay công tác tuyên truyền. Tuy vậy, hoạt động ngoại khóa dưới hình thức CLB là hoạt động tự nguyện, nên việc có thu hút, lôi cuốn được hội viên tham gia hay không phụ thuộc vào việc giới thiệu nội dung, chương trình hoạt động và hiệu quả của CLB. Quán triệt tinh thần này, lãnh đạo khoa đã chủ động đề xuất, phối hợp với lãnh đạo nhà trường, các đơn vị, phòng ban chức năng, các giảng viên, huấn luyện viên của các CLB TDTT khác cũng như CLB Võ thuật nhằm đa dạng hóa hình thức và đơn giản hóa cách thức tổ chức, hoạt động hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi buổi sinh hoạt, tập luyện. Công tác này đã thực hiện tương đối tốt, thể hiện qua ý thức trách nhiệm và nhiệt tình của cả người tổ chức lẫn các hội viên. Từ đây, có thể khẳng định rằng, hoạt động của các CLB TDTT nói chung, CLB Võ thuật nói riêng là thiết thực, hiệu quả, thu hút được sự quan tâm, tham gia của không chỉ SV trong trường mà cả những người quan tâm, có nhu cầu ngoài trường. 3. KẾT LUẬN CLB Võ thuật của trường Đại học Thủ đô Hà Nội mới hoạt động không lâu nhưng đã cho thấy đây là một mô hình tốt, có hiệu quả trong việc rèn luyện ý thức, thể lực cho người tham gia. Nghiên cứu để hợp lý hóa, phát huy hiệu quả của công tác tổ chức, quản lí các CLB là cần thiết nhằm duy trì, bảo đảm hoạt động thường xuyên của các CLB này cũng như phong trào tập luyện TDTT của nhà trường. 182 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Thể dục, thể thao (2007), - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Luật Giáo dục (2005), - Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Phạm Tất Thắng (2002), “Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng hình thức tổ chức CLB TDTT hoàn thiện cho sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”, - Đề tài NCKH cấp Trường. 4. Nguyễn Ngọc Việt (2006), “Cơ sở lý luận xây dựng mô hình hoạt động TDTT ngoại khoá có hướng dẫn dành cho học sinh tiểu học”, - Tạp chí Khoa học thể dục thể thao, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội. MEASURES TO IMPROVE THE MANAGEMENT EFFICIENCY OF MARTIAL ART CLUB AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY Abstract: Extracurricular sports activities take place in form, with instructors or self- training. This is usually held in the form of a Club, conducted outside the regular school hours, in accordance with the interests of students. The paper points out some measures aiming to enhance the management efficiency of Martial Art Club at Hanoi Metropolitan University. Keywords: Extracurricular sports, club, Martial arts clubs, Hanoi Metropolitan University.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_li_hoat_dong_cua_cau.pdf
Tài liệu liên quan