Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Liên doanh Khách sạn vườn Bắc Thủ Đô

LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề phát triển kinh tế luôn là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong tất cả các thời đại, đặc biệt là trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay. Mỗi doanh nghiệp được ví như là một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Tuy nhiên, điều kiện môi trường kinh tế ngày nay đã có nhiều biến động và tốc độ biến động cũng vô nhanh chóng, vì vậy vấn đề kinh doanh có hiệu quả và ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn không phải của bất cứ doanh nghiệp nào mà là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Việt Nam chúng ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, chịu nhiều hậu quả chiến tranh và hiện nay đang trong giai đoạn từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy môi trường kinh doanh đang ngày càng chịu sự tác động của nhiều phía với nhiều chiều hướng khác nhau, tốc độ khác nhau, tác động ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Đây là một thách thức không nhỏ đối cả nền kinh tế quốc dân và đối với tất cả các doanh nghiệp. Để có thể đối phó với mọi biến động của môi trường kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự dự báo, phân tích và đề ra các giải pháp để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh hay nói cách khác là phải có các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Với tính cần thiết của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, tôi chọn đề tài nghiên cứu trong giai đoạn thực tập thực tế tại đơn vị kinh doanh là : “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô”. Chuyên đề này căn cứ trên số liệu thu thập được từ đơn vị kinh doanh là Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh cho công ty trong thời gian tới. Chuyên đề này gồm có các nội dung cơ bản sau: Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doang nghiệp và khái quát về Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh khách sạn vườn Bắc Thủ Đô. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô.

docx54 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Liên doanh Khách sạn vườn Bắc Thủ Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí cùng giảm nhưng mức độ giảm chi phí nhiều hơn thì mới đạt được hiệu quả. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thường bao gồm các bộ phận: chi phí mua hàng, chi phí lưu thông, chi nộp thuế và chi mua bảo hiểm. Giảm chi phí kinh doanh đòi hỏi giảm các khoản mục tạo thành chi phí kinh doanh. Trong đó khoản mục chi thuế và chi mua bảo hiểm về nguyên tắc là không giảm được vì khoản mục chi phí này gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ vủa doanh nghiệp. Còn lại hai khoản mục chi phí còn lại có thể có các biện pháp để giảm chi phí. - Nhóm biện pháp giảm chi phí mua hàng: chi phí mua hàng là khoản mục chi phí chính liên quan tới việc mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhóm đối tượng này để có thể giảm thiểu chi phí thì biện pháp đầu tiên và tôi ưu nhất là biện pháp liên quan tới công tác tạo nguồn hàng. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn nhà cung ứng thích hợp, một nhà cung ứng thích hợp là nhà cung ứng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của doanh nghiệp: cung ứng hàng hóa - dịch vụ đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đúng về thời gian giao hàng và cơ cấu hang hoá, bên có doanh nghiệp còn xét đến các yếu tố khác như các uy tín, các dịch vụ kèm theo, khoảng cách giữa nguồn cung ứng và doanh nghiệp,… Khi tìm hiểu nguồn hàng doanh nghiệp nên đưa ra một danh mục các nhà cung ứng tiềm năng, sau đó tuỳ vào các điều kiện thoả thuận giữa hai bên để lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của doanh nghiệp trong điều kiện ràng buộc phải tối thiểu hóa chi phí để lựa chọn nhà cung ứng hay cơ cấu các nhà cung ứng mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. - Nhóm biện pháp giảm chi phí lưu thông: Chi phí lưu thông bao gồm chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hóa; chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ (bán hàng); chi phí hao hụt hàng hóa; chi phí quản lý hành chính. + Các biện pháp giảm chi phí vận tải, bốc dỡ: rút ngắn quảng đường vận tải bình quân và lựa chọn đúng đắn phương tiện vận tải hàng hóa; kết hợp chặt chẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ; phân bố hợp lý mạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận động hợp lý và ngắn nhất; hợp tác chặt chẽ với đơn vị vận chuyển và hai đầu tuyến vận chuyển;… + Các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hóa luân chuyển; tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hóa; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách. + Biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hóa: hao hụt hàng hóa có liên quan đến nhiều khâu, nhiều yếu tố vì vậy để giảm chi phí hao hụt có thể áp dụng các biện pháp: kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hóa nhập; có sự phân loại hàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu; xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các yếu tố có liên quan đến hao hụt tự nhiên; tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật bảo quản và tinh thần trách nhiệm của công nhân bảo quản, bảo vệ hàng hóa. + Biện pháp giảm chi phí quản lý hành chính: Tinh giảm bộ máy quản lý hành chính và cải tiến bộ máy phù hợp với sự phát triển của công ty; giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, các khoản chi có tính chất hình thức, phô trương; áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý hành chính đảm bảo thông tin thông suốt, chính xác. 5.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân chia làm hai nhóm cơ bản là vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định và vốn lưu thông, vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lai hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại dùng trong kinh doanh, tài sản cố định dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều kỳ kinh doanh hay nói cách khác là về mặt thời gian phải trên một năm. + Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của một vòng lưu chuyển hàng hóa. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, áp dụng các biện pháp để tăng năng suất lao động,…; tiết kiệm chi phí kinh doanh, sử dụng hợp lý tài sản, giảm bớt rủi ro thiệt hại. Doanh nghiệp thương mại cần giảm tối đa chi phí trong đơn giá hàng mua (mua tận gốc, mua buôn, bán tận ngọn,…), tiết kiệm chi phí lưu thông và tìm hiểu đón đầu các xu hướng tiêu dùng mới để bán hàng nhanh chóng, thuận tiện,…; tăng cường công tác quản trị vốn, quản trị tài chính ở doanh nghiệp bằng cách áp dụng chế độ hạch toán kinh doanh đầy đủ ở các chi nhánh, bộ phận, chấp hành đầy đủ kỷ luật thanh toán, vay trả, quản trị chặt chẽ vốn, các khoản thu chi chống lãng phí, tham ô, giảm các khoản phí phát sinh không đáng có,… + Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là vốn dùng để xây dựng và mua sắm, trang bị các loại tài sản cố định khác nhau ở doanh nghiệp thương mại vì vậy để nâng cao hiệu quả của vốn cố định phải nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng, mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Các công tác xây dựng, mua sắm và trang bị tài sản cố định phải được tiến hành trên cơ sở xét duyệt tính khả thi và khả năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nghĩa là mục đích thực hiện vệc xây dựng hay mua sắm phải là góp phần mang lại hiệu quả cao hơn tròn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là phải xét đến tính kinh tế. Bên cạnh công tác xây dựng, mua sắm, trang bị hay sửa chữa tài sản cố định thì vấn đề quản lý, bảo quản sử dụng hợp lý tài sản cố định cũng là một vấn đề cần quan tâm khi muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tài sản trong doanh nghiệp càng được sử dụng hợp lý, sử dụng hết công suất cho phép thì hiệu quả mang lại càng cao hay nói cách khác là doanh nghiệp đã hợp lý nguồn lực. 5.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Thực chất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đã được đề cập trong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng nói tóm lại để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì doanh nghiệp khi lập kế hoạch mua sắm tài sản cần phải nắm rõ đặc trưng của tài sản như chức năng,công dụng, bảo quản, cách vận hành, sử dụng… để có kế hoạch sử dụng hợp lý đảm bảo sử dụng đúng công dụng chức năng, vận hành đúng cách, đúng quy trình, đúng công suất,… 5.5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một nguồn lực của doanh nghiệp. Suy cho cùng thì mọi hoạt động đều do con người thực hiện vì vậy cần phải có chính sách chú trọng tới nguồn lực này. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là cơ sở để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Đây là một phần trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp đòi hỏi phải có nghệ thuật và kinh nghiệm quản trị . Tuỳ theo đặc điểm của nguồn nhân lực ở doanh nghiệp để nhà quản trị có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực: - Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có tài năng, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm quản lý và có đạo đức kinh doanh. - Tuyển chọn đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi công tác nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và có tinh thần trách nhiệm. - Đưa ra hệ thống chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức trong lao động, các chính sách thưởng phạt phân minh rõ ràng, chính sách thưởng để khuyến khích sự phấn đấu đóng góp của người lao động và chính sách phạt để tăng cường trách nhiệm của người lao động. Hệ thống chính sách này phải được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng lao động để đảm bảo tính công bằng. - Có chính sách tiền lương hợp lý phù hợp với đặc thù công việc. - Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có điều kiện nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ cũng như tạo điều kiện thăng tiến cho ngươig lao động để người lao động có động lực phấn đấu và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. - Quan tâm tới đời sống của người lao động và gia đình. - Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, gắn bó giúp đỡ nhau và cùng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp… II. Khái quát về Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô 1. Giới thiệu chung về công ty : Tên gọi : Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô Tên viết tắt : khách sạn Vườn Thủ Đô Địa chỉ :48A Láng Hạ(4 Hoàng Ngọc Phách),Láng Hạ,Đống Đa,Hà Nội. SĐT : 04.8350383 Fax : 04.8350363 Website : http:// www.capitalgardenhotel.com.vn Ngành nghề kinh doanh : dịch vụ khách sạn, nhà hàng Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ: - Một tòa nhà 5 tầng : gồm 87 phòng khách, 1 phòng tập thể thao, 2 phòng họp có sức chứa tối đa : 110 người. - 3 nhà hàng với công suất thiết kế : 200 chỗ ngồi; phục vụ các món ăn Âu, Á 2. Quá trình hình thành và phát triển : Tiền thân là Công ty liên doanh Quốc Tế Mandarin Hà Nội được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 817/GP do Ủy Ban Nhà Nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ) cấp ngày 04/03/1994; đến 18/01/1995 công ty liên doanh Quốc Tế Mandarin Hà Nội chính thức đổi tên thành Công ty Liên doanh Khách Sạn Vườn Bắc Thủ Đô theo công văn số 06/UB-QL của Ủy ban Nhà Nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch Đầu tư ) với thời gian hoạt động là 20 năm kể từ ngày được cấp giấy phép Đầu tư và có trụ sở tại 48A Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Các bên tham gia công ty liên doanh gồm có: - Bên Việt Nam : Công ty xây dựng bảo tàng Hồ CHí Minh - một doanh nghiệp Nhà Nước có địa chỉ tại 5B Ngọc Hà, Hà Nội. - Bên nước ngoài là TREASURE RESOURCES LTD - một công ty nước ngoài được thành lập theo Luật của Bristish Virgin Island, có trụ sở tại 1501 Edinburgh Tower, The Landmark, 15 Queen’s Road, Central Hongkong. Mục tiêu hoạt động của công ty liên doanh là cải tạo, mở rộng, nâng cấp tòa nhà 48A Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội thành một khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 3 sao và kinh doanh các dịch vụ khách sạn, văn phòng cho thuê tại đây. Ngay sau khi được cấp giấy phép đầu tư, công ty liên doanh đã nhanh chóng triển khai các công việc cần thiết để đưa công ty liên doanh chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 5/1995, Công ty liên doanh đi vào vận hành thử và một tháng sau đó chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. 3. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu : 3.1. Khách sạn Khách sạn của công ty là một khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao với 87 phòng chia làm 4 loại phòng cơ bản : - Superior double : 43 phòng - Moderate : 4 phòng - Deluxe double : 13 phòng - Excutive: + Excutive deluxe : 20 phòng + Excutive suite : 7 phòng Các phòng ở khách sạn đều được thiết kế và trang bị các thiết bị hiện đại đảm bảo cho quý khách khi lưu lại khách sạn sẽ có cảm giác thoải mái. Mỗi phòng đều có : điều hòa nhiệt độ, TV với hệ thống các kênh quốc tế và trong nước phong phú, mini – bar, điện thoại, máy sấy tóc, phòng tắm riêng với bồn tắm hoặc vòi sen... Ngoài ra, khi khách check-in vào khách sạn thì được phục vụ hoa quả và bánh kẹo, trà hoặc cà phê miễn phí tại phòng. Không khí nghỉ ngơi ở khách sạn khá yên tĩnh đồng thời đội ngũ nhân viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Khách hàng khi lưu lại khách sạn có thể bàn bạc, làm việc ngay tại khách sạn; với những khách hàng là khách du lịch thì khách sạn có thể liên hệ các tour du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khách sạn cũng có các dịch vụ khác luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng như: giặt là, đặt xe của khách sạn, phục vụ ăn tại phòng,... Hiện tại, khách sạn luôn hoạt động với công suất phòng khoảng trên 75%. Đối tượng khách chủ yếu của khách sạn là khách quốc tế trong đó khách Nhật Bản chiếm khoảng 80%. Để ở khách sạn, khách hàng có thể đặt phòng trước với bộ phận đặt phòng qua điện thoại đặt qua mạng hoặc liên hệ trực tiếp tại khách sạn. Với những khách hàng có đặt trước, ở khách sạn với thời gian dài và thường xuyên thì khách sạn sẽ ký hợp đồng với giá cả ưu đãi và phục vụ tất cả các yêu cầu của phía khách hàng yêu cầu như trong hợp đồng. 3.2. Nhà hàng Công ty có 3 nhà hàng với công suất thiết kế 200 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn Âu – Á. Hệ thống nhà hàng của công ty vừa phục vụ cho khách hàng ở tại khách sạn đồng thời cũng phục vụ cho cả khách ngoài với hệ thống thực đơn phong phú, đặc biệt có món phở Cali sau 1 vòng quanh trái đất lại quay về Việt Nam với hương vị rất riêng. Với đội ngũ các đầu bếp giỏi ở cả trong nước và nước ngoài, nhà hàng đưa ra các thực đơn phong phú và hợp khẩu vị với người Việt Nam tuy nhiên vẫn mang đậm phong cách đặc sắc trong cách chế biến cũng như phục vụ các món ăn Âu và Á. Không chỉ phục vụ theo thực đơn của nhà hàng mà nhà hàng còn nhận đặt tiệc theo yêu cầu của khách hàng, ví dụ như tiệc cưới hoặc các loại tiệc chiêu đãi, gặp mặt theo cả hai phong cách Âu và Á. Nhà hàng còn có phần dành riêng cho cafe và anytime BBQ house & bar để khách hàng có thể nghỉ ngơi thư giãn và thưởng thức các thức uống trong không khí ấm cúng, gần gũi. Hai lĩnh vực kinh doanh này tuy được tách thành hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau của công ty nhưng khi hoạt động lại có sự phối kết hợp giữa hai bộ phận để hỗ trợ nhau trong việc khai thác nguồn khách hàng chung.Mọi yêu cầu của khách hàng tại khách sạn đều được nhà hàng ưu tiên phục vụ và ngược lại, phía khách sạn góp phần giới thiệu và quảng bá các thực đơn của nhà hàng cho khách hàng để khách hàng có thể cân nhắc khi lựa chọn. Sự kết hợp này mang lại lợi ích chung cho cả phía công ty và khách hàng. Khách hàng sẽ có được sự phục vụ tận tình ngay chính tại khách sạn, khách hàng không phải đi đâu xa mà vẫn được thưởng thức các món ngon, thậm chí nếu khách hàng có nhu cầu phục vụ bữa ăn tại phòng thì nhà hàng vẫn sẵn lòng phục vụ. Về phía công ty, sự kết hợp này là một yếu tố thuận lợi trong cạnh tranh với các khách sạn khác. 4. Mô hình tổ chức bộ máy : Hội đồng quản trị Ban giám đốc Bộ phận sảnh -lễ tân -tổng đài -bộ phận đặt phòng -lái xe Bộ phận phòng -Bộ phận quản lý phòng -Bộ phận giặt là -Bộ phận dọn dẹp Bộ phận nhà hàng -Bộ phận nhà hàng -Bộ phận đặt tiệc Bộ phận bếp Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kế toán -nhân viên thanh toán -cán bộ quản lý Bộ phận nhân sự CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh khách sạn vườn Bắc Thủ Đô 1. Những đặc điểm chủ yếu trong hoạt động của công ty: Hình thức sở hữu vốn Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô là một công ty liên doanh được thành lập theo giấy phép đầu tư số 817/GP ngày 04 tháng 03 năm 1994 và các giấy phép điều chỉnh số 1546/UB – QL ngày 13 tháng 8 năm 2004, giấy phép điều chỉnh số 06/UB – QL ngày 18 tháng 1 năm 1995 do Ủy ban Nhà Nước về Hợp tác và đầu tư ( nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) cấp. Các bên tham gia đầu tư vào Công ty là: Bên Việt Nam: Công ty xây dựng Bảo Tàng Hồ Chí Minh, trụ sở tại 5B Ngọc Hà, Hà Nội. Bên nước ngoài: Công ty Treasure Resources Ltd., thành lập theo luật pháp của British Virgin Islands, trụ sở tại 1501 Ediburgh Tower, the Landmark, 15 Queen’s Road, Central Hongkong Thời gian hoạt động của công ty là 20 năm, kể từ ngày được giấy phép đầu tư Vốn pháp định: 2740000 USD Vốn đầu tư : 4136000 USD Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh khách sạn. Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh các dịch vụ khách sạn Cho thuê văn phòng Là một công ty liên doanh có thời hạn hoạt động trong vòng 20 năm, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, cụ thể là kinh doanh về khách sạn và nhà hàng. Mọi hoạt động kinh doanh cũng như phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ của công ty đều phải tuân thủ sự điều chỉnh của Luật pháp Việt Nam đặc biệt là Luật đầu tư nước ngoài và các quy định cụ thể được quy định trong quyết định thành lập công ty do Ủy ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư cấp (quyết định số 817/GP cấp ngày 4/3/1994), giấy phép đầu tư, hợp đồng liên doanh cũng như điều lệ mà công ty đã đăng ký. Công ty tiến hành kinh doanh trong ngành kinh doanh dich vụ khách sạn và nhà hàng, trong đó ngành kinh doanh khách sạn có đối tượng khách chủ yếu là khách nước ngoài mà cụ thể ở đây là khách Nhật Bản (chiếm 80%). Chủ trương của khách sạn là hướng tới các khách hàng ổn định, lâu dài, tập trung chủ yếu là các khách hàng có hợp đồng trước với công ty. Đối tượng khách hàng này chủ yếu là các khách hàng đến công tác và làm việc tại địa bàn Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Về phía nhà hàng, đối tượng khách hàng của nhà hàng bao gồm khách hàng đang ở tại khách sạn của công ty và khách hàng là những người có nhu cầu thưởng thức các món ăn của nhà hàng. Với việc cung cấp các thực đơn phong phú với phong cách của châu Âu và Châu Á, nhà hàng hy vọng chinh phục khách hàng bằng sự đặc biệt trong thực đơn và phong cách phục vụ. Với việc hướng đến các đối tượng khách hàng ổn định, tạo lập các khách hàng truyền thống, công ty cố gắng tạo ra một bầu không khí thoải mái thân thiện cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của công ty để khách hàng tiếp tục lựa chọn công ty trong những lần tiếp theo hay nói cách khác công ty cố gắng xây dựng mối quan hệ truyền thống với khách hàng, tất nhiên không phải vì vậy mà thiếu quan tâm đến các đối tượng khách hàng khác. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của công ty là công ty kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và hướng tới dịch vụ chất lượng cao nên giá cả tương đối cao, đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty là khách hàng ngoại quốc hoặc các khách hàng trong nước có thu nhập khá. 2. Một số nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các chỉ tiêu kinh tế của công ty: Một, nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu : Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện : Phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua. Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dich đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo biên bản xác nhận khối lượng công việc được chấp nhận thanh toán trong kỳ. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương pháp đánh giá công việc hoàn thành. Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Hai, nguyên tắc ghi nhận các loại chi phí phát sinh. Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước: Chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh trong nhiều năm: Công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn. Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hoạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả : Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chí phí tài chính: Các khoản được ghi nhận bao gồm: Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính. Chi phí cho vay và đi vay vốn. Các khoản lỗ do thay đổi tỉ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Các khoản trên đươc ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính. Trên đây là nguyên tắc và phương pháp bộ phận kế toán của công ty áp dụng để tiến hành ghi nhận các chỉ tiêu kinh tế về doanh thu và chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa trên nguyên tắc và phương pháp này, bộ phận kế toán tiến hành lập các báo cáo tài chính phản ánh tình hình kinh doanh của công ty. Nắm được các nguyên tắc cơ bản này để có thể hiểu được nội dung của các chỉ tiêu kinh tế có trong các báo cáo tài chính thu thập được từ công ty. II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô 1. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: Như đã nói ở trên, môi trường vĩ mô là nhóm yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp và có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà các nhân tố thuộc nhóm này có sự ảnh hưởng khác nhau lên các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành, một lĩnh vực thường chịu các tác động tương đối giống nhau từ nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. 1.1. Môi trường chính trị - pháp luật Xét một cách tổng thể có thể đánh giá môi trường chính trị - pháp luật có một số đặc điểm cơ bản và các tác động như sau: - Chính trị ổn định ổn định. Việt Nam với một nhà nước pháp quyền do một Đảng cầm quyền thống nhất lãnh đạo đã xây dựng được một môi trường chính trị ổn định trong nhiều năm qua. Đặc biệt, Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô có địa điểm kinh doanh tại thủ đô Hà Nội - một thành phố được mệnh danh là thành phố hòa bình. Vì vậy một điều kiện thuận lợi là môi trường chính trị rất ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định tâm lý kinh doanh, không bị đe doạ bởi các vấn đề bạo động, biểu tình,… như ở một số nước khác. Tuy nhiên, sự ổn định này là điều kiện thuận lợi chung cho tất cả các doanh nghiệp khác chứ không riêng gì công ty. - Hệ thống pháp luật vừa thiếu, vừa yếu, cơ chế áp dụng chưa mang tính thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan. Có thể nói rằng hệ thống pháp luật Việt Nam đang ngày càng được quan tâm, chỉnh sửa và bổ sung qua các năm nhằm ngày càng thích ứng với điều kiện thực tế. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam không ổn định, luôn có sự thay đổi qua các năm và điều này tạo ra những nguy cơ cho các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp khi hoạch định các chiến lược kinh doanh phải quan tâm, dự báo các thay đổi trong hệ thống các quy định pháp luật có liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình. - Nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam để tăng khả năng khai thác các nguồn lực trong nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, hệ thống pháp luật Việt Nam từ khi bắt đầu thời kỳ đổi mới chuyển hướng nền kinh tế đã đưa ra một số lượng không nhỏ các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động đầu tư có gắn với yếu tố nước ngoài. Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Việt Nam có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô với xuất thân là một công ty liên doanh với nước ngoài nên đã nhân được một số ưu đãi trong hoạt động kinh doanh như sau: Công ty được miễn thuế đối với thiết bị, máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vận chuyển) và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành công ty. Công ty có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà Nước Việt Nam. Trong đó, thuế lợi tức hàng năm bằng 15% lợi nhuận thu được trong 5 năm đầu và bằng 25% trong các năm tiếp theo. Công ty được miễn thuế lợi tức trong 02 năm đầu kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lãi và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo. Nói tóm lại, môi trường chính trị - pháp luật về cơ bản là thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và cho công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô nói riêng. Nhưng những điều kiện thuận lợi này lại ảnh hưởng chung đến tất cả các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp cũng kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn – nhà hàng giống công ty nên đó đồng thời cũng là một khó khăn cho công ty. 1.2. Môi trường kinh tế Một nhận xét là trong những năm gần đây môi trường kinh tế của Việt Nam có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc cả về mặt chất và mặt lượng. Sự biến đổi này đã có những tác động trái ngược nhau đến hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể có thể xem xét một vài yếu tố cơ bản sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP tăng đều qua các năm. Vài năm lại đây, Việt Nam được đánh giá là một nước đang lên trong khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt được mức cao trong khoảng 7,5% – 8%/ năm. Đây thực sự là một chỉ số đáng nể cho thấy Việt Nam là một nước có khả năng phát triển trong những năm tới. Nền kinh tế có khả năng tăng trưởng báo hiệu sự phát triển của các hoạt động kinh doanh vì vậy đây là một yếu tố tác động thuận lợi tới hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh khách sạn Vườn Thủ Đô. Thực vậy, với một nền chính trị ổn định và nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khách du lịch – đây chính là nhân tố vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, hứa hẹn một nguồn khách hàng tiềm năm cho những năm tới. - Tỷ lệ lạm phát tăng cao và sự kiểm soát giá của nhà nước. Những năm gần đây tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao đỉnh điểm có thời gian những tháng cuối năm 2007 tỷ lệ lạm phát đạt tới hai con số. Giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thị trường đều tăng đáng kể đặc biệt là nhóm hàng lương thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác. Đây chính là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty nhất là trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Giá cả các mặt hàng tăng cao làm gia tăng chi phí đầu vào của các món ăn và vì vậy giá cả các món ăn của nhà hàng cũng phải tăng theo để bù đắp chi phí. Chính sự tăng giá không mong muốn này có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, làm sụt giảm doanh thu. - Lãi suất tiền vay - tiền gửi, tỷ giá hối đoái. Đây là các yếu tố có nhiều biến động trong thời gian gần đây, những tháng đầu năm 2008 vừa qua lãi suất tiền vay Việt Nam đồng lên tới 12%/năm kéo theo đó tất nhiên là sự tăng theo của lãi suất tiền vay. Tỷ giá hối đoái cũng có nhiều biến động thất thường tác động không tốt tới hoạt động kinh doanh của công ty. Thực vậy, trong cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm, tỷ trọng vốn vay chiếm tương đối lớn vì vậy việc lãi suất tiền vay tăng sẽ làm tăng chi phí hoạt động tài chính của công ty, làm tăng chi phí kinh doanh chung của toàn công ty. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái tăng giảm thất thường cũng có những tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của công ty mà cụ thể là hoạt động kinh doanh của bộ phận nhà hàng khi một số nguyên vật liệu chế biến món ăn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vấn đề này buộc công ty phải cân đối lại cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý và tìm các nguồn nguyên vật liệu thay thế phù hợp khi việc nhập khẩu trở nên khó khăn để vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vừa giữ được hương vị và chất lượng của món ăn. - Mức lương tối thiểu và thu nhập bình quân dân cư. Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu của khách hàng của công ty. Mức lương tối thiểu trong bộ phận công chức nhà nước đang trong lộ trình điều chỉnh để cải thiện điều kiện cho một bộ phận lớn người lao động ở Việt Nam. Hiện nay mức lương tối thiểu của bộ phận công chức nhà nước là 540.000đ và dự kiến sẽ tăng lên 900.000đ vào năm 2010, mức lương tối thiểu của người lao động làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài là 800.000đ và sẽ còn được điều chỉnh trong thời gian tới. Nói tóm lại, thu nhập bình quân của dân cư đang ngày được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể theo đó mức độ nhu cầu cần được thỏa mãn cũng tăng lên. Vì vậy các nhu cầu về ăn uống, giải trí, du lịch, nghỉ ngơi,… ngày một gia tăng và đó chính là một trong những nhân tố thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty có khả năng phát triển trong thời gian tới. Tóm lại, môi trường kinh tế có rất nhiều nhóm nhân tố có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vấn đề là công ty phải nhận diện được nhân tố nào tác động đến hoạt động của công ty và tác động như thế nào để có những đối sách phù hợp, đón nhận cơ hội và hạn chế các tác động tiêu cực nhằm giữ vững và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3. Môi trường văn hoá Trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào thì yếu tố văn hóa cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở đây công ty liên doanh khách sạn Vườn Thủ Đô kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn thì yếu tố thuộc về môi trường văn hóa lại càng có những tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh. Đứng trên góc độ kinh doanh khách sạn, nhân tố văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến cách bài trí trong khách sạn, cách thức phục vụ hay nói cách khác là nó ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của công ty. Bản thân các yếu tố văn hóa của những nhà lãnh đạo, nhân viên trong công ty kết hợp với văn hóa của đối tượng khách hàng chính trong khách sạn có sự chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Điều đó tạo ra nét riêng cho khách sạn. Có thể nói yếu tố văn hóa tạo nên sự khác biệt tương đối giữa khách sạn của công ty với các khách sạn khác. Đối tượng khách hàng chính của khách sạn là khách hàng ở khu vực Đông Nam Á vì vậy khách sạn mang hơi hưởng Á Đông hiện đại - vừa lịch sự, tiện nghi vừa ấm cúng, chan hoà tạo sự thoải mái cho khách hàng. Tuy nhiên mỗi sự khác biệt trong văn hóa lại chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng vì vậy yếu tố văn hoá có thể vừa có tác động tốt vừa có tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của khách sạn. Đứng trên góc độ kinh doanh nhà hàng, môi trường văn hóa có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của bộ phận này. Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa như trình độ văn hóa, phong tục tập quán trong sinh hoạt và đặc biệt là khẩu vị ăn uống của khách hàng có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Ví dụ, trong văn hóa ẩm thực của người miền bắc các món ăn không nhiều vị ngọt, vị cay nhưng lại ưa thích sử dụng nhiều lại gia vị đi kèm; khẩu vị của đối tượng khách hàng chính từ phía khách sạn là người Nhật cũng có nhiều điểm đặc trưng trong nghệ thuật chế biến và trình bày các món ăn,…vì vậy khi chế biến các món ăn phải chú ý đến khẩu vị và nét văn hóa đặc trưng trong phong cách ẩm thực của thực khách để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thưởng thức của khách hàng, tạo tiền đề để thu hút khách hàng lựa chọn nhà hàng trong những lần sau. Bên cạnh các yếu tố thuộc về văn hoá ẩm thực thì các yếu tố thuộc về phong cách thẩm mỹ, phong cách tiêu dùng, tập quán, yếu tố tôn giáo,… cũng là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Việc các yếu tố này có tác động như thế nào còn phải phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, quan tâm và vận dụng những hiểu biết đó vào hoạt động kinh doanh như thế nào, nếu công ty có những hiểu biết sâu sắc về văn hóa của người bản địa, đặc trưng văn hóa của các đối tượng khách hàng và có sự chú tâm để làm hài lòng khách hàng thì những yếu tố văn hóa này sẽ có tác động thuận lợi cho công ty. Ngược lại, công ty thiếu những hiểu biết về các yếu tố văn hóa đặc trưng của địa bàn mình đang kinh doanh và văn hóa của khách hàng thì các yếu tố này lại là rào cản rất lớn đối với hoạt động kinh doanh cảu công ty, thậm chí các hoạt động của công ty có thể bị tẩy chay. Vì vậy, vấn đề ở đây là công ty phải có kiến thức về môi trường văn hoá tại địa bàn hoạt động kinh doanh, có kiến thức về văn hoá của khách hàng và tiến hành xây dựng một môi trường văn hoá đặc trưng cho công ty căn cứ trên đặc trưng văn hoá của khách hàng và những người trong công ty. 1.4. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng vật chất xã hội Môi trường tự nhiên có những tác động trực tiếp đến yếu tố hậu cần đầu vào của công ty nên có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của công ty. Trong một vài năm lại đây điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Tình hình thiên tai, lũ lụt, hạn hán,… các điều kiện thời tiết xấu làm giảm đáng kể số lượng khách hàng đến với công ty tác động theo chiều hướng xấu cho cả bộ phận khách sạn và nhà hàng. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh trong nông nghiệp cũng gây ra những vấn đề khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả của các yếu tố đầu vào cho nhà hàng: chất lượng các yếu tố đầu vào không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn, giá cả hàng hoá đặc biệt là lương thực thực phẩm tăng cao làm tăng chi phí đầu vào, tăng giá cả sản phẩm của công ty kéo theo sẽ làm giảm sút số lượng thực khách, giảm doanh thu và lợi nhuận của bộ phận nhà hàng và của cả công ty. Hạ tầng cơ sở vật chất xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo chiều hướng như thế nào là còn tuỳ thuộc vào điều kiện của hạ tầng cơ sở hạ tầng. Nếu điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất xã hội không tốt thì sẽ có tác động tiêu cực tới hoạt động của công ty, không ai lựa chọn nghỉ ngơi, thưởng thức món ăn ở một khách sạn – nhà hàng mà để đến được đó mất nhiều thời gian vì hệ thống giao thông thiếu thốn, bất tiện, hay vì các điều kiện về thông tin liên lạc yếu kém,…Ngược lại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi khi điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất xã hội tốt, tạo điều kiện thuân lợi cho khách hàng đi lại nhanh chónh, liên lạc thuận tiện,…Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi rộng thì các doanh nghiệp, các công ty cùng nhau khai thác hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất xã hội như: hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, nhà ga, sân bay, bến đỗ,…), hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại, viễn thông,…), hệ thống bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện nước,… Điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất xã hội có sự khác biệt và ảnh hưởng khác nhau đến các doanh nghiệp khi xét ở phạm vi hẹp hơn đó là vị trí cụ thể của công ty. Trong kinh doanh nhà hàng và khách sạn thì yếu tố vị trí kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng ảnh hưởng manh mẽ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty liên doanh khách sạn Vườn Thủ Đô toạ lạc tại vị trí khá thuận lợi, gần trung tâm thành phố nên có hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Đây chính là một lợi thế của công ty. Bên cạnh những thuận lợi thì hệ thống cơ sở vật chất xã hội cũng mang lại cho công ty một vài vấn đề khó khăn. Thực chất đây không phải là những khó khăn cá biệt của công ty mà của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Đó chính là những yếu kém trong hệ thống giao thông (hệ thống đường giao thông chật hẹp, hay bị đào bới sửa chữa gây nên tình trạng tắc đường; hệ thống giao thông công cộng yếu kém, gần như chưa có hệ thống cơ sở vật chất giành riêng cho loại hình giao thông công cộng,…), những yếu kém trong hệ thống thông tin ( cước phí đắt, cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến chất lượng truyền tin thấp,…). Xét riêng đối với công ty, ngoài những khó khăn chung như đã kể trên thì công ty gặp một khó khăn trong vấn đề diện tích mặt bằng tương đối hẹp vì vậy không gian bị bó hẹp tạo cảm giác bất tiện cho khách hàng. Hiện nay phương tiện ô tô đã trở nên phổ biến nhưng hệ thống bãi đỗ xe nói chung của cả thành phố và của công ty nói riêng rất hạn chế, đó cũng là một bất lợi của công ty. 2. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vi mô: 2.1. Các yếu tố nội tại doanh nghiệp Một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều yếu tố, bộ phận cấu thành nên và mỗi bộ phận có một vai trò cũng như ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô cũng tồn tại nhiều bộ phận chức năng và về cơ bản các bộ phận này hoạt động một cách độc lập tương đối với nhau. Điều đó có nghĩa là kết quả hoạt động của bộ phận này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của bộ phận khác, vì vậy cần có sự điều hành, chỉ đạo thống nhất giữa các bộ phận để bản thân mỗi bộ phận có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận khác hoạt động. Về cơ bản khi xem xét các yếu tố nội tại của công ty ta có thể xem xét các yếu tố cơ bản sau: - Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, theo đó sản phẩm mà công ty cung ứng ra thị trường là các sản phẩm dịch vụ khách sạn và nhà hàng. Với mục tiêu xây dựng một khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, công ty đưa ra các sản phẩm dịch vụ xứng tầm với tiêu chuẩn đó. Cụ thể khách sạn của công ty bao gồm một toà nhà 5 tầng gồm 87 phòng với 4 loại phòng cơ bản (superior double, moderate, deluxe double, excutive – excutive deluxe & excutive suite), 1 phòng tập thể thao, 2 phòng họp có sức chứa tối đa 110 người; 3 nhà hàng với công suất thiết kế 200 chỗ ngồi phục vụ các món ăn Âu – Á. Thực tế với lĩnh vực kinh doanh là công ty đã lựa chọn và hệ thống cơ sở hạ tầng như trên công ty có nhiều thuận lợi do lĩnh vực kinh doanh là một lĩnh vực đang đựoc khuyến khích và có tiềm năng phát triển trong những năm tới tại Việt Nam.Trong những năm lại đây làn sóng đầu tư và du lịch của người nước ngoài vào Việt Nam đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới khi mà Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên đứng trước những cơ hội đó công ty cũng phải đối mặt với những thách khi mà nhu cầu của khách hàng càng cao thì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp lại có hạn vì rất khó để có thể nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình khi mà điều kiện cơ sở vật chất hạn chế và ngành kinh doanh này ngày càng có sự gia nhập của các công ty nước ngoài khác hùng mạnh hơn về mọi mặt. - Các yếu tố thuộc về nhân sự. Công ty với quy mô hoạt động không lớn vì vậy đội ngũ nhân sự không thuộc loại quá đông đảo chỉ bao gồm khoảng 260 đến 270 người. Công ty có một bộ máy lãnh đạo bao gồm những người nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành và một lực lượng nhân viên có trình độ tay nghề, có nghiệp vụ và ngoại ngữ được tuyển chọn kỹ càng để có thể đảm nhận công việc một cách có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ với số lượng không quá đông và có trình độ tay nghề, nghiệp vụ là một lợi thế trong công tác quản trị nhân sự của công ty. Người lãnh đạo sẽ có điều kiện tiếp xúc với tất cả các nhân viên để thu thập thông tin cũng như có điều kiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên đồng thời qua đó cũng có điều kiện quan tâm đến đội ngũ nhân viên của công ty, tăng thêm sự hiểu biết và tạo sự đoàn kết gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên. - Các yếu tố thuộc về quản trị tài chính - kế toán. Nhóm yếu tố này của công ty có tác động lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Mọi hoạt động đều cần phải có nguồn tài trợ vì vậy các hoạt động quản lý và huy động nguồn tài chính ổn định cho công ty là cả một vấn đề. Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn tồn tại hai bộ phận là nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu, vấn đề khó khăn là việc phải cân đối cơ cấu nguồn của các nguồn vốn để đảm bảo chi phí vốn ở mức độ hợp lý để vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh. - Các yếu tố thuộc hệ thống thông tin trong công ty. Trong công ty luôn tồn tại hai hệ thống thông tin là hệ thống thông tin nội bộ và hệ thống thông tin với bên ngoài. Hệ thống thông tin nội bộ của công ty được vânh hành đơn giản, thuận tiện cho các nhân viên liên lạc, phối hợp công việc với nhau một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Hệ thống thông tin với bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm thông tin của công ty với khách hàng hoặc các đối tác bên ngoài và hệ thống thông tin phục vụ cho khách hàng của công ty. Công ty có hệ thống điện thoại, máy vi tính khắp các phòng ban bộ phận và phòng của khách. Bên cạnh đó còn có bộ phận tổng đài để hỗ trợ cho việc kết nối đến các địa chỉ mong muốn, công ty còn có hê thống internet không dây (wifi) để phục vụ cho việc cập nhật thông tin. Việc xây dựng một hệ thống thông tin thông suốt trong và ngoài công ty làm tăng hiệu quả công việc của người lao động đồng thời cũng tăng sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của công ty. Bên cạnh những yếu tố nội tại trên thì vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Nói chung với các yếu tố nội tại, công ty chỉ cần có sự chú tâm và đưa ra các biện pháp thích hợp thì hoàn toàn có thể điều chỉnh chiều hướng cũng như phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hoạt động của công ty. 2.2. Người cung ứng Nguồn cung ứng của công ty bao gồm cả nguồn cung ứng trong nước và nước ngoài. Cả hai nguồn cung ứng này trong thời gian gần đây luôn có những bất ổn tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Thời gian vừa qua cả trong nước và nước ngoài liên tiếp xãy ra các điều kiện bất lợi cho hoạt động nông nghiệp: thiên tai, bão lũ, hạn hán, bệnh dịch xãy ra liên tiếp cả trong trồng trọt và chăn nuôi gây ra sự khan hiếm trong nguồn lương thực - thực phẩm. Giá cả của hầu hết các mặt hàng cũng tăng cao trong một thời gian ngắn làm gia tăng chi phí đầu vào của công ty. Việc khan hiếm hàng hoá sẽ làm gia tăng quyền lực của nhà cung ứng đối với công ty, các nhà cung ứng sẽ lấy lý do khan hiếm hàng hóa để gây khó dễ khi cung ứng cho công ty, thậm chí họ có thể cung ứng hàng hóa có chất lượng không đáp ứng yêu cầu hoặc ép giá. 2.3. Khách hàng Khách hàng của của công ty phần đông là khách nước ngoài mà cụ thể là khách Nhật Bản chiếm đến 75-80% . Đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa là khó khăn của công ty. Với một nhóm đối tượng khách hàng đồng nhất về văn hoá công ty sẽ thuận lợi trong việc đưa ra các dịch vụ phù hợp với đặc trưng văn hóa của họ, có điều kiện để quan tâm chăm sóc đến khách hàng hơn do số lượng của đối tượng khách hàng này đủ lớn để triển khai các dịch vụ đặc biệt cho khách hàng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh. Tuy nhiên, người Nhật Bản thường kỹ tính và cầu kỳ đặc biệt là trong ẩm thực nên nếu phục vụ không tốt, không phù hợp thì sẽ làm cho khách hàng không hài lòng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đánh mất khách hàng. Khách hàng tập trung theo nhóm đặc trưng như vậy trong thời gian dài cũng sẽ gây ra khó khăn cho công ty vì thường công ty chỉ quen phục vụ cho đối tượng khách hàng chủ đạo của mình mà thiếu quan tâm tới các nhóm khách hàng khác vì vậy sẽ bỏ qua những đối tượng khách hàng tiềm năng. Đặc biệt trong thời gian tới khi làn sóng đầu tư và du lịch đổ vào Việt Nam ngày một mạnh mẽ nhưng công ty không chủ động tìm kiếm mở rộng đối tượng đối tượng khách hàng thì công ty sẽ đánh mất cơ hội, lợi thế trong kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh của mình. 2.4. Đối thủ cạnh tranh Lĩnh vực kinh doanh khách sạn – nhà hàng là một lĩnh vực có mức độ cạnh tranh tương đối lớn hiện nay. Chỉ tính trong phạm vi thành phố Hà Nội thì mật độ khách sạn – nhà hàng tương đối dày đặc với nhiều khách sạn nổi tiếng với quy mô lớn hơn và đạt hệ thống tiêu chuẩn cao hơn như: khách sạn Melia, khách sạn Bảo Sơn, khách sạn Dewoo, khách sạn Kim Liên, khách sạn Lake View,… Ngoài những khách sạn lớn thì bộ phận khách sạn của công ty còn phải cạnh tranh với một mạng lưới dày đặc các khách sạn nhỏ, hệ thống nhà nghỉ. Tất cả mạng lưới khách sạn trong thành phố có thể chia thành 3 nhóm cơ bản: nhóm khách sạn hạng sang, nhóm khách sạn hạng trung và nhóm khách sạn nhà nghỉ bình dân. Mỗi nhóm như vậy có một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau và phân chia thị trường thành đoạn khác nhau. Với điều kiện và vị thế của khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô thì có thể xếp khách sạn vào nhóm khách sạn hạng trung, chuyên khai thác đoạn thị trường khách hàng có mức thu nhập khá. Việc nhận định được đoạn thị trường giúp công ty nhận diện được vị thế và nhóm khách hàng tiềm năng của công ty, đồng thời cũng nhận biết được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình để có các chiến lược kinh doanh phù hợp tạo lợi thế trong kinh doanh. Tương tự như bộ phận khách sạn, đối thủ cạnh tranh của bộ phận nhà hàng là một hệ thống các nhà hàng hoạt động chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhà hàng của công ty có một lợi thế đó là có một số lượng tương đối lớn khách hàng từ phía khách sạn. Nhà hàng của công ty đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho món phở Cali thu hút được một lượng đông đảo thực khách và tạo thành một đặc trưng riêng trong thực đơn của nhà hàng. Nhà hàng vẫn tiếp tục đưa ra các thực đơn đặc biệt để tạo lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. III. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 1. Thực trạng kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2003 – 2007 Tổng kết các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây cho ta các bảng số liệu sau: Bảng 2: Chi phí của công ty qua các năm 2003 – 2007 Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Giá vốn hàng bán 589.315,56 574.007,05 918.763,87 2.150.707,80 1.263.053,59 Chi phí tài chính 111.680,04 111.679,92 121.946,78 114.140,74 89.675,77 Chí phí bán hàng 12.712,79 5.225,85 1.626,36 2.000,16 7.350,31 Chi phí quản lý 301.691,71 508.081,28 744.347,15 959.311,66 1.161.830,95 Chi phí khác - 262,80 5.546,04 8.940,46 60.605,70 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2003- 2007 Bảng 3: Lợi nhuận của công ty qua các năm 2003 – 2006 (đơn vị: USD ) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 LN gộp 700.376,37 867.817,06 936.430.66 1.143.521,03 1.431.710,85 LN từ hoạt động tài chính (111.109,89) (105.922,35) (121.564,59) 113.237,29 49.439,21 LN thuần từ hoạt động KD 274.861,98 248.587,58 68.892,56 68971,92 213090,39 Thu nhập khác 809,61 156,02 (4.425,61) (20.973,65) 12.101,03 LN trước thuế 275.671,59 248.743,60 64.466,95 81.072,95 192.116,74 LN sau thuế 275.671,59 248.743,609 64.466,95 81.072,95 188.420,29 IV. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty theo nhóm chỉ tiêu chung: Bảng 4: Phân tích chung tình hình lợi nhuận Đơn vị: USD, % Chỉ tiêu Mức biến động năm sau so với năm trước 2004 2005 2006 2007 số tiền tỉ lệ số tiền tỉ lệ số tiền tỉ lệ số tiền tỉ lệ LN gộp 167440,69 23,91 68613,60 7,91 207090,37 22,11 288189,82 25.20 LN từ hoạt động KD -26274,40 -9,56 -179695,02 -72,29 79,36 0.12 144118,47 208,95 LN trước thuế -26927,99 -9,77 -184276,65 -74,08 16606,00 25,76 111043,79 136,97 LN sau thuế -26927,99 -9,77 -184276,65 -74,08 16606,00 25,76 107347,34 132,41 Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 3 Bảng 5: Phân tích khả năng sinh lợi qua các năm Đơn vị: % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 P’1 21,35 16,11 3,47 3,77 7,13 P’2 21,37 17,25 3,47 3,77 7,13 P’3 15,53 15,60 4,17 5,53 10,51 P’4 27,15 20,24 3,60 2,51 7,44 P’5 Nguồn: Xử lý các số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty theo hệ thống các chỉ tiêu đánh giá Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua các năm Đơn vị: USD, Vòng, Ngày Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 DT thuần 1289691,93 1441824,11 1855194,53 2150707,80 2695053,59 TSLĐ đầu kỳ 244265,54 204576,88 302087,97 322150,52 295492,40 TSLĐ cuối kỳ 204576,88 302087,97 322150,52 295492,40 616248,48 TSLĐ bq 224421,21 253332,425 312119,245 308821,46 455870,44 N 5,75 5,69 5,94 6,96 5,91 V 62,61 63,27 60,61 51,72 60,91 Bảng 7: Phân tích tình hình sử dụng lao động Đơn vị: USD/ người Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 LN trước thuế 275671,59 248743,60 64466,95 81072,95 192116,74 Tổng số lao động đầu kỳ 263 275 282 271 265 Tổng số lao động cuối kỳ 275 282 271 265 255 Số lao động bình quân 269 278,5 276,5 268 260 Năng suất lao động bình quân 1024,80 893.15 233,15 302.51 738,91 Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô I. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô: 1.Đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh 2.Kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng tinh giảm có hiệu quả 3.Quan tâm, chăm lo đời sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong công ty 4.Hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng 5.Tiến hành các biện pháp giảm chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm III. Một số kiến nghị KẾT LUẬN Bản báo cáo chuyên đề với đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty liên doanh khách sạn Vườn Bắc Thủ Đô” đã trình bày những kiến thức cơ bản chung nhất về vấn đề HQKD và nâng cao HQKD trong doanh nghiệp. Trên cơ sở các tài liệu thực tế tại đơn vị thực tế tôi đưa ra phân tích một số các chỉ tiêu đánh giá HQKD của đơn vị kinh tế này nhằm đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian 2003-2007. Từ đó kiến nghị một số biện pháp để nâng cao HQKD của Công ty trong những năm tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTM-01.docx
Tài liệu liên quan