Cạnh tranh là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường thị trường . Bất kì mặt hàng kinh doanh trên thị trường cũng có cạnh tranh quyết liệt và chỉ cá cạnh tranh mới giúp cho doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường có hiệu quả hơn , sản phẩm của họ ngày càng hoàn thịên hơn
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty thì đối thủ cạnh tranh không chỉ là các đối thủ trong nước (Công ty thủ công mỹ nghệ Thăng Long, Công ty BRADTEXT) mà chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh trên trường quốc tế như Trung Quốc và một số nước Châu á khác.
Trung Quốc là quốc gia lớn có kinh nghiệm từ lâu đời về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm của Trung quốc khá đựoc ưa chuộng trên thế giới và có khả năng cạnh tranh rất cao. Chủ yếu là các hàng Gốm sứ nổi tiếng ở Giang Tây, Thượng Hải. Nhưng Trung quốc có một bất lợi về quan hệ chính trị ở các nước phương Tây do vậy còn bị hạn chế trong việc chiếm lĩnh thị trường đó chính là lợi thế để Công ty tận dụng
Các nước Châu á khác : Thaí Lan, Philipin, Maláyia : Là những nước có tiềm năng xuất khẩu rất lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ . Trong mấy năm qua KN -xuất khẩu của các nước này tăng rất nhanh họ nhập khẩu từ Trung Quốc lục địa để tái xuất sang các nước EU một bất lợi đối với các nước này đó là hàng thủ công mỹ nghệ phải đi nhập không tạo sự chủ động trong nguồn hàng và chất lượng mẫu mã không được chủ động quyết định tạo sự khó khăn trong quan hệ bạn hàng lâu dài đối với bên mua
102 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cường các lợi ích cho khách hàng, cung cấp các sản phẩm phù hợp mức thu nhập, điều kiện đời sống của nhân vùng đó
*Khách hàng thuộc một số khu vực thị trường khác , và thị trường thuộc Châu Mỹ
Đó là tập hợp khách hàng thuộc các khu vực thị truờng nhỏ lẻ có kim ngạch xuất khẩu không cao . Nhưng đây là các thị trường tiềm năng mới củaCông ty trong thời gian tới ví dụ: như thị trường ở khu vực Bắc Mỹ (Canada và Mỹ) cũng có xu hướng tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ của VN (chủ yếu là hàng gốm sứ) năm 2000 thị trường khu vực này cũng chiếm kim ngạch xuất khẩu của Công ty là 2,76% (307.557 R/USD )...Cụ thể kim ngạch xuất khẩu ở một số thị trường này là:
Bảng 18; GÍÁ TRỊ XUẤT KHẨU Ở MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG KHÁC 1996-2000
Năm
Tổng KN-XK
Trị giá XK sang khu vực thi trường khác
Tỷ trọng
(%)
1996
7.493.362
297.892
3,98
1997
10.718.703
2.002.290
18,68
1998
12.096.999
703.379
5,81
1999
10.404.128
463.562
4,46
2000
11.254.762
100.479
0,89
Nguồn ; Phòng tài chính kế hoạch của Công ty
Nói tóm lại cơ cấu khách hàng của Công ty chủ yếu là cấc khách hàng thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương và khu vực Tây Bắc Âu chiến tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm tiêu thụ xuất khẩu của Công ty. Đó là khách hàng tiềm năng của Công ty .Muốn giữ được khách hàng này lâu dài điều cốt yếu nhất đối với Công ty là phải nâng cao chất lượng sản phẩm thật sự coi trọng tính nghệ thuật của sản phẩm .
c) Cạnh tranh
Cạnh tranh là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường thị trường . Bất kì mặt hàng kinh doanh trên thị trường cũng có cạnh tranh quyết liệt và chỉ cá cạnh tranh mới giúp cho doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường có hiệu quả hơn , sản phẩm của họ ngày càng hoàn thịên hơn
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty thì đối thủ cạnh tranh không chỉ là các đối thủ trong nước (Công ty thủ công mỹ nghệ Thăng Long, Công ty BRADTEXT) mà chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh trên trường quốc tế như Trung Quốc và một số nước Châu á khác.
Trung Quốc là quốc gia lớn có kinh nghiệm từ lâu đời về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm của Trung quốc khá đựoc ưa chuộng trên thế giới và có khả năng cạnh tranh rất cao. Chủ yếu là các hàng Gốm sứ nổi tiếng ở Giang Tây, Thượng Hải. Nhưng Trung quốc có một bất lợi về quan hệ chính trị ở các nước phương Tây do vậy còn bị hạn chế trong việc chiếm lĩnh thị trường đó chính là lợi thế để Công ty tận dụng
Các nước Châu á khác : Thaí Lan, Philipin, Maláyia : Là những nước có tiềm năng xuất khẩu rất lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ . Trong mấy năm qua KN -xuất khẩu của các nước này tăng rất nhanh họ nhập khẩu từ Trung Quốc lục địa để tái xuất sang các nước EU một bất lợi đối với các nước này đó là hàng thủ công mỹ nghệ phải đi nhập không tạo sự chủ động trong nguồn hàng và chất lượng mẫu mã không được chủ động quyết định tạo sự khó khăn trong quan hệ bạn hàng lâu dài đối với bên mua
Nói chung hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các hàng khác bị cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường xong đó không phải là một khó khăn không thể khắc phục được của Công ty. Công ty cần hỗ trợ giúp đỡ các nơi cung cấp nguồn hàng để có hàng hoá đẩm bảo chất lượng, mẫu mã đa dạng và phong phú đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trên thị trường ...
2)Công tác phát triển thị trường của Công ty
Như trên đã nói để hoạt động thị trường được hiệu quả thì tất yếu doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường. Công việc này phải được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên.Trước đây, thị trường rất hạn chế chủ yếu là ở Đông Âu-SNG sau năm 1989 để mở rộng và phát triển thị trường một cách nhanh nhất công ty đã lập một phòng thị trường. Phòng này hoạt động khá hiệu quả, qua một thòi gian ngắn 5 năm (1993-1998) công ty đã làm bạn hàng với 40 nước trên thế giới mở rộng thêm hai khu vực lớn Châu á-Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu.
Năm 1998 do chính sách Nhà nước đòi hỏi các công ty trực thuộc phải đơn giản cơ cấu bộ máy kồng kềnh, giảm biên chế và công ty cũng muốn các phòng kinh doanh phải có sự chủ động trong hoạt động thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của mình nên công ty đã giải phóng phòng thị trường chuyển sang đóng vai trò trợ lý cho giám đốc và công tác thị trường thì giao cho từng phòng chuyên doanh và kinh doanh tự chủ và đảm nhiệm cho hoạt động kinh doanh của mình. Do hoạt động này mới và chưa có kinh nghiệm và trình đọ trong hoạt động thị trường nên các phòng này hoạt ddộng còn nhiều bỡ ngỡ và chưa đạt hiệu quả cao, còn mang nặng tính thụ động. Song cho đến nay các phòng đã cố gắng và bắt đầu bắt nhịp với các hoạt động này.
Các hoạt động thị trường chủ yếu được thực hiện :
Công tác thu thập thông tin: Hiểu được tầm quan trọng của thông tin thị trường- nó là nền tảng cho hoạt động phát triển thị trường do vậy công ty không ngừng đẩy mạnh hoạt động này: Từ nghiên cứu trực tiếp đến nghiên cứu gián tiếp. Đối với thị trường lớn hoặc điều kiện cho phép công ty cử các đoàn trực tiếp tham gia các hội chợ triển lãm, trực tiếp nghiên cứu và giao dịch kết nối bạn hàng trên thị trường trực tiếp như là sang thị trường Tây Bắc Âu , Nhật, Trung Quốc, Đài Loan...đơn cử năm 2000 công ty cử đi năm đoàn và chủ trương năm 2001 công ty sẽ cử đi 7 đoàn, bên cạnh đó công ty cũng thông qua báo chí, các đại sứ quán...Để thu thập thông tin thị trường.
Về thanh toán: Công ty củng cố tài chính để hoạt động thanh toán được linh động hơn. Nhưng chủ yếu để đảm bảo an toàn cho cả bên mua và bán, công ty thường sử dụng phương thúc thanh toán bằng L/C.
Về phương thức vận chuyển: Công ty hoạt động lâu năm trên thương trường nên rất có uy tín đối với các chủ tàu hàng, và đây cũng chính là lí do tại sao công ty lại được nhiều doanh nghiệp trong nước uỷ thác xuất khẩu đến tới 65%tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Về thu thập nguồn hàng: Để nguồn hàng đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, công ty đã liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất hàng, như cơ sở Gốm sứ Bát Tràng, cơ sở Thêu ren ở Hà Nội, Hà Tây... tăng cường vốn hỗ trợ giúp đỡ các khó khăn về nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã...
Về phân phối: Chủ yếu công ty đảm nhiệm vai trò là một doanh nghiệp được uỷ thác bởi các doanh nghiệp trong nước (vì công ty có thâm niên và uy tín trong hoạt động xuất nhập khẩu )Và doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài thông qua kênh phân phối trực tiếp hoặc kênh phân phối gián tiếp qua các trung gian hoặc đại lý. Trong hoạt động xuất khẩu công ty còn có một thuận lợi đó là phương tiện vận chuyển. Do hoạt động xuất khẩu lâu năm nên công ty rất uy tín, và thuận lợi về nhiều mặt.
III-Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của công ty
1) Những thành tựu
Sau năm 1989 cơ chế kinh tế thay đổi công ty phải tự độc lập tự chủ trong kinh doanh, thị trường truyền thống Đông Âu-SNG biến động do vậy công ty đã gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi trong thời kì này, tuy vậy với hướng đi đúng đăn công ty đã cố gắng dần vượt qua những khó khăn đó và đạt được những thành tựu nhất định.
Công ty đã khắc phục được những khói khăn nâng dần kim ngạch xuất khẩu của công ty lên từ 7.493.000USD năm 1996 lên 11.254.000USD năm 2000 tăng 50,19% chiếm hơn 10% tỷ trọng hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trong cả nước năng dần doanh thu từ 29.455tr VND năm 1996 lên 56.000tr VND năm 2000, lợi nhuận tăng từ 1.776trVND năm 1996 lên 4.150trVND năm 2000 tăng 133,67%, nên đã tích luỹ được mức vốn đáng kể từ 45.685trVND năm1996 lên 63.221trVND năm 2000 diều đó đã tạo điều kiện phát triển kinh doanh trong thời gian tới. Cụ thể trên các mặt như sau:
Về thị trường : Công ty đã mở rộng quan hệ bạn hàng với 40 nước trên thế giới các khu vực chính Châu á-Thái Bình Dương , Tây Bắc Âu, Đông Âu-SNG và có một số thị trường truyền thống chiếm tỷ troịng lớn như Nhật, Đài Loan, Đức, Pháp Nga... và hiện nay đang mở rộng thêm các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Canada... và tăng thêm lượng sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường khu vực Châu á-Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu .
Về mặt hàng: Công ty đã chủ động liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất thuộc các làng nghề truyền thống như gốm ở Bát Tràng, Nghệ An và một số vùng Nam Bộ... Thêu ren ở Hà Tây Hà Nội ... Cói ở Thái Bình và rất nhiều các vùng trong cả nước nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, hình dạng màu sắc đa dạng và phong phú dần phù hợp với nhu cầu thị trường. Cùng với sự khuyến khích đa dạng các mặt hàng xuất khẩu (nghị định 57-TM năm 1998) công ty đã đẩy mạnh nhập khẩu nhiều loại mặt hàng mới nâng cao kim ngạch xuất khẩu các loại này lên 1.84.000USD năm 2000 (tăng 45,805 so với năm 1999).
Về hoạt động thị trường :Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường đã được công ty chú trọng đẩy mạnh hoạt động như cho các đoàn đi tham gia hội chợ triển lãm ở các nước đặc biệt là thị trường EU. Liên hệ với các phòng đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài để thu thập thông tin thị trường tìm hiểu bạn hàng. Liên doanh liên kết với một số đơn vị kinh doanh nước ngoài để mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm...
Về cán bộ thị trường : Đào toạ nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho các cán bộ công ty đặc biệt là các cán bộ thuộc vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh doanh. Nâng cao thu nhập cho cán bôj công nhân viên thu nhập trung bình là 1.406.000VND/tháng nộp ngân sách Nhà nước các năm đầy đủ.
Đó là những thành tựu đạt được của công ty. Tuy rằng kết quả này chưa cao nhưng nó cũng góp phần ổn định phát triển công ty, là cơ sở điều kiện tạo đà cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới.
2)Những tồn tại của công ty:
Bên cạnh những thành tựu trên không thể không kể đến những khó khăn, tồn tại của công ty để khắc phục cho sự phát triển trong thời gian tới:
Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng tăng không đều năm 1999 giảm tới 13,99% so với năm 1998, xu hướng nhu cầu các mặt hàng Gốm sứ, Gỗ mỹ nghệ trên thế giới tăng, kim ngạch xuất khẩu hàng đó của Việt nam tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty lại giảm.
Tuy rằng công ty mở rộng được quan hệ bạn hàng với các nước trên thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường này còn bấp bênh chưa ổn định khi tăng khi giảm chưa đảm bảo được uy tín với các bạn hàng truyền thống như Đài Loan Nhật, Đức... công tác phát triển thị trường tuy được chú trọng, nhưng vẫn chưa xây dựng được các kế hoạch cụ thể dài hạn, và còn thụ động ở một số phòng kinh doanh.
Các sản phẩm đã được nâng cấp chất lượng cải tiến mẫu mã còn nghềo nàn so với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới (chủ yếu là hàng Trung Quốc và các nước Châu á...
Tuy rằng, mức vốn công ty cũng lớn nhưng chưa đảm bảo được tốt trong hoạt động thanh toán trong kinh doanh của công ty như chưa coá khả năng kí kết những hợp đồng lớn, chưa có khả năng ứng trước lượng mặt hàng lớn cho các thị trường khó khăn trong thanh toán như ở Nga và các nước Đông Âu...
Cán bộ công nhân viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ nhưng chưa đồng đều, và chưa đáp ứng được sự năng động,của thị trường thế giới.
3) Nguyên nhân rút ra:
Qua những nghiên cứu phân tích thực trạng kinh doanh của công ty. Ta có thể rút ra một số nguyên nhân chính cần phải khắc phục như sau:
- Tuy rằng công ty đã chú trọng hoạt đọng nghiên cứu và phát triển thị trường nhưng chưa đi sâu sát từng thị trường và hoạt động phát triển thị trường ở các phòng kinh doanh còn thụ động chưa chú trọng đúng mức như vai trò quan trọng của nó.
- Các thông tin thị trường còn thiếu, rất khó khăn để thu thập, do các kế hoạch, chiến lược đặt ra chỉ được trong thời gian ngắn hạn chưa đủ tin cậy chính xác:
- Nghiệp vụ về thị trường và hoạt động xuất khẩu của cán bộ công nhân viên còn chưa cao nên công ty hạn chế nhiều trong đánh giá thông tin thị trường và hoạt động mở rộng phát triển thị trường.
- Quan hệ bạn hàng chưa tốt chưa giữ được uy tín trong kinh doanh, chuưa linh động trong thanh toán. Mặc dù công ty đã liên doanh liên kết giúp đỡ các cơ sở sản xuất sản phẩm để đảm bảo được chất lượng và đồng bộ nguồn hàng xuất khẩu nhưng thật sự chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, mẫu mã còn khá đơn giản và ít so với nhu cầu đặt ra.
- Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị xuất khẩu cùng ngành hàng cũng như khác ngành hàng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu một cách tốt hơn
- Và còn rất nhiều nguyên nhân khác cần phải khắc phục như kỷ luật của cán bộ công nhân viên, sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng, tính tự giác các nhân chưa cao....
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXTPORT
I) Mục tiêu và phương hướng của Công ty trong năm 2001 & kế hoạch 5 năm 2001-2005
1) Chủ trương của Nhà nước
Năm 2001 là năm khởi đầu của một thế kỷ mới - thế kỷ 21. Đó là năm bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (2001-2005 ) và kế hoạch 10 năm (2001-2010 ) mà Đại hội IX đã đặt ra. “Vạn sự khởi đầu nan” do vậy năm nay có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong sự phát triển chung của một thế kỷ mới. Theo mục tiêu chung của Đảng là “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển: nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân: tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường thể chế hoá kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản: vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. Để đạt được mục tiêu chung thì tất cả các ngành, nghề vùng kinh tế đều phải cố gắng nỗ lực phát huy chức năng của mình trong cỗ máy kinh tế đó, ngành thương mại cũng đẩy mạnh hoạt động thương mại trong nước và xuất khẩu ra quốc tế với mục tiêu, kế hoạch chiến lược cụ thể trong từng thị trường và từng mặt hàng.
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng của nghề truyền thống Việt Nam phát triển mặt hàng này không những tăng kim ngạch xuất khẩu mà con tăng thu nhập cho dân cư và giải quyết vấn đề bán thất nghiệp ở nông thôn. Do vậy, cùng với xu hướng chung Bộ thương mại cũng đặt ra kế hoạch và mục tiêu cho mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ .
Mục tiêu đặt ra của nhà nước đối với kim ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ là tăng 23% hàng năm, và năm 2001 đạt 200-250 triệu USD và đến năm 2005 đạt khaỏng 500-600 triệu USD. Để thực hiện được mục tiêu này Bộ thương mại chủ trương:
- Thứ nhất: Tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển các xí nghiệp, hợp tác xã, hàng nghề và các vùng nguyên liệu để phục vụ sản xuất, đảm bảo hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu được đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.
- Thứ hai thuê chuyên gia thiết kế mẫu sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, đảm bảo tính nghệ thuật của sản phẩm.
- Thứ ba Nhà nước sẽ giải quyết mọi vướng mắc về cơ chế, chính sách, về sản phẩm kinh doanh , công nghiệp hoá, hiện đại hoá và một số khâu hạ giá thành sản phẩm.
- Thứ tư tổ chức tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi và tìm hiểu thông tin cho các doanh nghiệp.
2) Phương hướng và mục tiêu của Công ty xuất nhập khẩu - thủ công mỹ nghệ
Bước vào năm 2001 là bước vào một thế kỷ mới với những điều kiện và môi trường kinh doanh có nhiều biến động :
Thứ nhất, về môi trường kinh doanh : thì quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước ở các khu vực thị trường chính khá thuận lợi như ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương , Châu Âu, và đặc biệt là đã ký hiệp định thương mại với Mỹ tháng 7/2000. Những điều đó đã tạo một môi trường tốt một vé vào cửa thuận tiện vào thị trường xuất khẩu.
Thứ hai: Việt Nam ký hiệp ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế nên các điều kiện về thương mại đối với các doanh nghiệp ở nước ta thuận lợi hơn trong quan hệ buôn bán nhất là khu vực thị trường Châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ ba: Xu hướng tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng ưa chuộng. Và bên cạnh đó Nhà nước cũng trợ giúp tạo điều kiện phát triển mặt hàng thủ công mỹ
nghệ .
Thứ tư : Năm 2000 thực hiện vượt mức kế hoạch đặt ra điều đó chứng tỏ Công ty đã nhận định đúng về tình hình kinh doanh của mình.
Từ những điều kiện trên Công ty đặt ra mục tiêu cho năm 2001 như sau:
Bảng 19 : CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2001
Đơn vị ; 1000 USD
(1)
Thực hiện năm 2000(2)
Kế hoạch năm 2001(3)
Tỷ lệ (%)
00'/ 01' (4)
1-Tổng kim ngạch XNK
27.500
106
a) Kim ngạch XK
Trong đó :
-XK trực tiếp
-XK uỷ thác
11.254
4.054
7.200
12.800
4.800
8.000
107,1
* Mặt hàng chủ yếu :
-Hàng thêu ren
-Hàng gốm sứ
-Hàng sơn mài - MN
-Hàng cói ngô dừa
-Hàng may mặc
-Hàng TC MN khác
2.154
3.772
1.915
1.071
502
1.840
12.800
2.600
4.300
2.500
1.100
400
1.900
(1)
(2)
(3)
(4)
b) Kim ngạch NK ;
Trong đó :
-Nhập khẩu trực tiếp
-Nhập khẩu uỷ thác
13.520
3.008
10.513.
14.700
3.200
11.500
105,1
* Mặt hàng chủ yếu
-NhómNL,TB, H/C cho SX
-Nhóm hàng tiêu dùng
13.520
10.000
2.520
14.700
11.200
3.500
2) Kế hoạch LĐTL
-Lao động bìng quân (người)
-Đơn giá tiền lương (trVND)
-Tổng quỹ lương (trVND)
327
1,406
4.600
340
1,176
4.800
3)Các chỉ tiêu tài chính
-Tổng doanh thu
+ Doanh thu XK
+D.thu Hoa/h uỷ thác xnk
+D.thu bán hàng (NK)
+D.thu khác
Tr VNĐ
125.000
56.000
4.800
64.000
200
Tr VNĐ
130.000
64.000
4.600
61.000
400
104,8
-Các khoản nộp ngân sách( Tr VNĐ)
+Thuế VAT
+Thuế TNDN
+Thuế vốn
+Thuế XNK(chủ yếu NK)
+Các khoản nộp khác
+Nộp cho năm trước
6550
-1500
320
680
5.600
450
1000
5.750
-1.800
352
748
5000
250
1.200
Nguồn ; Phòng tài chính kế hoạch của Công ty
-Lợi nhuận cả năm
701
1.100
110
Và cụ thể chỉ tiêu năm 2002-2005.
Bảng 20: CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2002 - 2005
(1)
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
a) Kim ngạch XK
Trong đó :
-XK trực tiếp
-XK uỷ thác
- XK hình thức khác
Tr.USD
13.300
4.900
8.200
200
13.800
5.000
8.400
400
14.300
5.200
8.600
500.
14.800
5.400
8.800
600
* Cơ cấu mặt hàng:
- Hàng TCMN truyền thống
- Mặt hàng khác
Tr. USD
11.200
2.100
11.500
2.300
11.700
2.600
12.000
2.800
2) Kế hoạch LĐTL
-Lao động bìng quân (người)
-Tổng quỹ lương (trVND)
340
5.000
335
5.500
330
6.000
325
6.500
3)Các chỉ tiêu tài chính
-Tổng doanh thu
+ Doanh thu XK
+ D.thu bán hàng (NK)
+ D.thu khác
Tr.VND
123.700
60.000
58.700
5.000
128.500
65.000
58.400
5.100
130.000
76.000
54.900
5.100
135.000
80.000
49.300
5.700
-Các khoản nộp ngân sách TrVNĐ
+ Thuế VAT
+ Thuế TNDN
+ Thuế vốn
+ Thuế XNK(chủ yếu NK)
+ Các khoản nộp khác
+ Nộp cho năm trước
5.800
-2.200
370
830
5.500
300
1000
6.450
-2.500
400
850
6.000
500
1.200
6.850
-2.800
500
850
6.500
500
1.300
7.450
-3.000
600
850
7.000
500
1.500
Nguồn ; Phòng tài chính kế hoạch
h của Công ty
Phòng
Mỹ nghệ
Trên đây là mục tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2001 của Công ty. Và mục tiêu này chỉ đạt được khi đạt được sự thành công trên thị trường của Công ty. Do vậy em xin mạo muội đưa ra một số biện pháp phát triển thị trường nhằm nâng cao gía trị xuất khẩu đạt được mục tiêu Nhà nước và Công ty đặt ra trong năm 2001
II) Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Các biện pháp phát triển thị trường được đưa ra dựa trên phương hướng mục tiêu của Nhà nước, phương hướng mục tiêu của Công ty năm 2001 và 5 năm 2001-2005 và kết hợp điều kiện kinh doanh của Công ty, điều kiện thực trạng kinh tế thị trường. Các biện pháp này đưa ra dựa trên hai hướng phát triển thị trường như sau
+ Giữ vững và khai thác thêm khách hàng ở các thị trường truyền thống, đó là các khách hàng thuộc khu vực thị trường Tây Bắc âu , Châu á Thái Bình Dương và khu vực thị trường Đông Âu -SNG
+Trên cơ sở tìm hiểu thông tin và sự giíup đỡ trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước. Công ty mở rộng thị trường tìm kiếm các thị trường mới đặc biệt là khu vực thị trường Bắc Mỹ
1) Yêu cầu của biện pháp phát triển thị trường.
- Các biện pháp này phải được đưa ra một cách đúng đắn , hợp lý phù hợp nguồn lực của Công ty và thực trạng thị trường để đạt được mục tiêu và hiệu quả cao nhất có thể.
- Các biện pháp này phải khắc phục đựơc các yếu điểm của Công ty, và các nhược điểm của hoạt động thị trường. Cụ thể :
2) Các biện pháp phát triển thị trường :
Dựa trên lý luận về phát triển thị trường và thực trạng về hoạt động kinh doanh nguồn lực của công ty và kết hợp với mục tiêu phương hướng của Nhà nước và của công ty em xin mạo muội đưa ra một số biện pháp phát triển thị trường kinh doanh của công ty.
Với mục tiêu chung là giữ thị phần của công ty trên thị trường cũ (truyền thống) mở rộng tăng cường thị phần doanh nghiệp trên thị trường mới nhiều triển vọng để đạt được điều đó công ty cần phải có những hoạt động trên các mặt để đạt được mục tiêu đó một cánh hiệu quả nhất.
a)Tăng cường nghiên cứu và liên hệ bạn hàng .
Để mở rộng và phát triển được trên bất kì thị trường nào thì công việc thiết yếu và quan trọng đầu tiên của công ty đó là nghiên cứu và thu thập thông tin về thị trường. Công tác thị trường khá được công ty chú trọng trong thời kì mới chuyển đổi nhưng hiện nay công ty giao cho từng phòng kinh doanh nên công tác này có phần bị trì trệ và chỉ được phát huy ở một số phòng kinh doanh như phòng Tổng hợp 3, Tổng hợp 9, phòng Cói, phòng Thêu, còn lại các phòng như phòng Gốm, phòng Mỹ nghệ hoạt động còn chưa hiệu quả cụ thể ta thấy rằng mặc dù nhu cầu hàng Gốm và gỗ mỹ nghệ cao nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty lại giảm từ năm 1998 trở lại đây vì vậy công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động thị trường, công tác nghiên cứu thị trường chú trọng hơn.
Công ty cần kết hợp các cách thu thập thông tin sử dụng từ các nguồn khác nhau.
+ Đối với các thị trường truyền thống có xu hướng bị giảm thị phần và các thị trường mới nhiều triển vọng như Trung Quốc, Mỹ... Công ty cần phải chú trọng tìm hiểu và nghiên cứu kĩ tìm thông để hiểu rõ các nguyên nhân và điều kiện của thị trường đó. Chủ động nghiên cứu thị trường và liên hệ bạn hàng trực tiếp thông qua tham gia các hoạt động hội chợ triển lãm chào hàng.
+ Đối với các công ty, nước cơ sở hạ tầng phát triển thông tin liên lạc thuận tiện công ty nên tận dụng các mạng lưới đó để tìm hiểu thông tin về thị trường bạn hàng và qua đó cũng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và công ty đẻ đưa thông tin của công ty đến với các bạn hàng quốc tế.
+ Hiện nay, Nhà nước rất chú trọng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế do vậy, công ty liên hệ với các cơ quan thường vụ, đại sứ quán, văn phòng của Việt Nam tại nước ngoài để nắm bắt thông tin một cánh cập nhật, thường xuyên và nếu cố thể thì thông qua đó để kiên hệ bạn hàng.
+ Công ty có các chính sách khuyến khích vật chất cho từng cá nhân trong công tác giúp công ty thu thập thông tin, tìm hiểu mở rộng bạn hàng.
b)Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường
Đối với các thị trường truyền thống công ty cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót đã xảy ra, còn các thị trường mới có triển vọng cần có các chiến lược thâm nhập phù hợp cụ thể:
Đối với thị trường Châu á - Thái Bình Dương.
Thị trường này có một lợi thế lớn đó là cùng thuộc vùng điạ lý với Việt Nam, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi. Tuy bị khủng hoảng kinh tế năm 1997 nhưng đến nay đã ổn định và phát triển. Một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, SingGapoer tham gia tổ chức WTO nên hàng rào thuế quan được giảm xuống.
Bên cạnh những thuận lợi trên thì phải nói đến những khó khăn ở khu vực thị trường này mà theo chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ làm kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này sẽ giảm trong thời gian tới: sau khi khôi phục kinh tế các nước bắt đầu quản lý xuất nhập khẩu chặt chẽ hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới với các mặt hàng có lợi thế. Do vậy: để giữ và phát triển thị trường khu vực này Công ty cần có những biện pháp:
+ Do được ưu đãi về thuế quan, Công ty nên giảm giá một số mặt hàng cạnh tranh gay gắt trên khu vực này ví dụ như hàng Gốm sứ.để tăng khả năng cạnh tranh thông qua giá
+ Khu vực thị trường này không chỉ là thị trường xuất khẩu mà còn là một thị trường nhập khẩu lớn của Công ty nên đó cũng là một cơ hội để Công ty mở rộng thị trường thông qua hình thức buôn bán mậu dịch đối lưu: hàng đổi hàng
Thị trường Nhật:
Thị trường Nhật có hai thuận lợi lớn đối với Công ty đó là:
Thứ nhất: thị trường này có nhu cầu cao về hai mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gỗ mỹ nghệ.
Thứ hai: Thuế xuất nhập khẩu hàng mây, tre đan, gốm sứ và nội thất làm bằng gỗ chỉ từ 0-3%.
Để tận dụng được thuận lợi trên trong hoạt động phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ với thị trường này Công ty cần có những biện pháp sau:
+ Do sở thích của người Nhật thường xuyên thay đổi và rất khác nhau nên Công ty phải đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và thường xuyên thay đổi mẫu mã mặt hàng.
+ Hàng thủ công mỹ nghệ là một loại tiêu dùng. Do vậy việc phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng là cách phân phối đạt hiệu quả cao vừa giảm được chi phí trong lưu chuyển hàng, vừa tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng về loại sản phẩm này một cách trực tiếp.
+ Sản phẩm gỗ là một sản phẩm cồng kềnh. Do vậy giải pháp tiêu chuẩn hoá sản phẩm một cách đồng bộ để dễ dàng lắp ghép khi tiêu dùng là một biện pháp tốt để
giảm chi phí vận chuyển, dễ dàng trong khâu phân phối sản phẩm của Công ty.
Thị trường Tây Bắc Âu:
Đây là một thị trường tiềm năng của Công ty cũng như ở Việt Nam. Đó là thị trường khá phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, sức mua lớn. Trong những năm gần đây thì thị trường này có khối lượng nhập khẩu lớn hàng thủ công mỹ nghệ, riêng đối với công ty thì thị trường này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và hai năm 1999-2000 đã vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu hàng công ty chiếm hơn 50% tổng kim ngạch trên tất cả các thị trường khác. Nhưng bên cạnh đó thị trường này cũng có những khó khăn cản trở lớn đến hoạt động của Công ty trên thị trường này:
Thứ nhất: Cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt.
Thứ hai: Thông tin thị trường này rất khó thu thập. Điều đó gây khó khăn lớn trong hoạt động phát triển thị trường của Công ty. Để khặc phúc những khó khăn này Công ty cần có những biện pháp sau:
+ Khách hàng Tây Bắc Âu cũng như khách hàng khu vực khác hết sức coi trọng việc thực hiện hợp đồng, giao hàng đúng chất lượng, số lượng, đúng thời gian quy định. Do vậy Công ty cần phải thu thập đủ hàng, kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng trước khi xuất. Công ty cũng cần phải xem xét đến sự thay đổi khí hậu để đảm bảo chất lượng hàng khi khí hậu thay đổi giữa các khu vực khác nhau.
+ Việc thiếu thông tin về quy định và thủ tục kinh doanh cũng như thị hiếu nhu cầu khách hàng làm cho Công ty rất khó khăn để hiểu được nhu cầu khách hàng và tận dụng các cơ hội kinh doanh trên thị trường. Do vậy Công ty phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin thị trường để hiểu hơn về thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để cùng các cơ sở nguồn hàng thay đổi cho phù hợp.
+Cố gắng tìm kiếm thông tin về đố thủ cạnh tranh. Xác định được chiến lược và những mặt mạnh yếu của mặt hàng của đối thủ trên thị trường. Từ đó xác định chiến lược cạnh tranh để chiếm lĩnh được thị trường.
*Thị trường Nga
Trước đây thị trường này là một thị trường truyền thống của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung. Sau biến động năm 1989 kinh tế nước Nga giảm sút, khủng hoảng kéo dài, chưa có khả năng phục hồi. Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp này là vấn đề vốn , vì vậy rất khó khăn trong việc thanh toán đối với các doanh nghiệp giao dịch buôn bán ở thị trường này, đặc biệt là đối với thanh toán bằng L/C. Bên cạnh đó thì khí hậu của nước Nga rất khác biệt đối với Việt Nam, vì vậy sản phẩm thủ công mỹ nghệ không được đảm bảo chất lượng khi tới thị trường này .Để cạnh tranh trên thị trường này công ty nên sử dụng một biện pháp sau:
+ Chuẩn bị đủ lượng vốn để có khả năng cho Nga ứng trước hàng một thời gian. Nếu khả năng các doanh nghiệp của Nga không có khả năng chi trả, hoặc trong trường hợp chi trả được nhưng hoạt động Ngân hàng yếu thì công ty nên linh hoạt trong hình thức thanh toán.
+ Công ty nên giảm bớt chi phí giao dịch để giảm giá thành sản phẩm tạm thời gác mục tiêu lợi nhuận để có thể giữ thị trường truyền thống cho hoạt động xuất khẩu sau này khi kinh tế Nga hồi phục và phát triển,. Thực hiện các chế độ ưu đãi với thị trường này như giảm giá hàng, trực tiếp thuê tàu, linh hoạt trong thanh toán...
+ Do vận tải của Nga kém đi sau khi khủng hoảng do vậy khi kinh doanh buôn bán với Nga công ty nên chủ động thuê tàu và giao hàng theo yêu cầu của khách hàng đảm bảo tâm lý an toàn, thoả mái cho bên mua.
+ Cố gắng duy trì củng cố quan hệ thân quen với khách hàng Nga
c) Biện pháp đối với từng mặt hàng
Đối với mặt hàng nào cũng vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã mặt hàng là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ thì yếu tố này càng đặc biệt quan trọng vì hàng thủ công mỹ nghệ vừa mang tính tiêu dùng nhưng chủ yếu lại mang tính nghệ thuật trang trí. Do vậy để có thể chiếm được ưu thế “trong lòng” khách hàng thì hàng thủ công mỹ nghệ phải bền chắc về chất lượng mẫu mã đẹp, đa dạng, phong phú và thoả mãn được nhu cầu của khách hàng. Đối với Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ mặc dù không trực tiếp sản xuất hàng nhưng để đảm bảo yêu cầu trên thì Công ty phải chú trọng đến khâu sản xuất sản phẩm. Cụ thể Công ty cần phải khắc phục yếu điểm của từng mặt hàng, phát huy những ưu điểm, lợi thế của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.
Đối với mặt hàng gốm sứ:
Hàng gốm sứ hiện nay đã khôi phục được ở các làng nghề trên đất nước. Song có một nguy cơ lớn đối với loại sản phẩm này trên thị trường xuất khẩu đó là sự cạnh tranh gay gắt của hàng gốm sứ ấn Độ, Trung Quốc... Mặt hàng Trung Quốc có một ưu thế hơn hẳn về mẫu mã hình dáng màu sắc, hoa văn: sản phẩm vừa sắc nét, độc đáo vừa mang tính lịch sử văn hoá Trung Quốc. Do vậy đứng trước tình hình đó thì hàng gốm sứ phải có sự cách tân để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy Công ty cần phải có những biện pháp sau:
+ Công ty hỗ trợ và giúp đỡ các khó khăn của các cơ sở sản xuất mặt hàng này. Cùng với các cơ sở này đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, vì hàng này sản xuất bằng thủ công là chính do vậy nâng cao tay nghề chính là nâng cao chất lượng mặt hàng.
+ Thuê chuyên gia thiết kế mẫu mã sản phẩm: Thiết kế hình dáng, hoa văn hoạ tiết của sản phẩm sao cho vừa mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam vừa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.
Mặt hàng gỗ mây tre mỹ nghệ:
Mặt hàng này là một loại mặt hàng rất được ưa dùng trong trang trí nội thất hiện nay đặc biệt là ở Nhật Bản, Đài Loan... Lượng hàng gỗ mỹ nghệ theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế Nhật sẽ nhập tới hàng trăm triệu USD trong thơì gian tới. Một lợi thế của sản phẩm này đó là trình độ tay nghề ngày càng tiến bộ và được khôi phục dần ở các làng nghề truyền thống. Nhưng bên cạnh những thuận lợi đó thì sản phẩm còn có một khó khăn rất lớn đó là về nguyên vật liệu, nguyên vật liệu trong nước không đủ cung cấp cho sản xuất sản phẩm. Do vậy với chức năng xuất nhập khẩu của mình Công ty tăng cường nhập khẩu gỗ từ Lào và Campuchia cung cấp nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ, đảm bảo được nguồn hàng cho Công ty trong thời kỳ nhu cầu của Thế Giới đang tăng.
Công ty tăng cường nghiên cứu thị hiếu khách hàng đối với sản phẩm gỗ mỹ nghệ- đồ trang trí nội thất. Đối với mỗi nước khác nhau có một nền văn hoá tập quán riêng. Do vậy trang trí nội thất cũng mang đặc tính riêng về mẫu mã, màu sắc, hoa văn... Công ty nghiên cứu biết được nhu cầu,thị hiếu khách hàng sẽ giúp cho sản phẩm thích ứng được với thị trường thế giới và đó cũng là một cơ hội để Công ty phát triển thị trường tăng được thị phần của mình.
*Mặt hàng sơn mài mỹ nghệ:
Mặt hàng sơn mài của Việt Nam về chất lượng quy cách khá được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Sản phẩm vừa có độ bóng nhẵn vừa có độ sâu của tranh. Tuy vậy mặt hàng này chưa được ưa chuộng như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hiện nay. Đó là do hai lý do: thứ nhất do sản phẩm sơn mài chưa thật đa dạng phong phú chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng đang cần. thứ hai do giới thiệu chào hàng của Công ty còn kém nên phần nhiều khách hàng chưa biết cũng như chưa thấy hết giá trị của mặt hàng này. Do vậy để phát triển thị trường mặt hàng này Công ty cần:
Công ty cần đẩy mạnh hoạt động Marketing- chào và giới thiệu mặt hàng này trên thị trường trọng điểm thông qua kênh trực tiếp hoặc thông qua mạng Internet... Và thông qua đó công ty tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu mặt hàng này để có sự đổi mới cách tânphù hợp với nhu cầu khách hàng.
Bên cạnh đó thì đối với việc sản xuất sản phẩm còn có khó khăn về nguyên liệu đó là ngoài sử dụng nguyên vật liệu bằng sơn ta (cung cấp ở các vùng trồng sơn trong nước thì còn phải dùng sơn của Campuchia và Nhật để phủ). Do vậy Công ty nên giúp đỡ các làng nghề về nguyên vật liệu để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm do chi phí nguyên vật liệu giảm
Mặt hàng thêu ren:
Mặt hàng này cũng giống như mặt hàng gốm sứ và sơn mài cũng đòi hỏi khá lớn về mẫu mã hoạ tiết của sản phẩm nguồn nguyên liệu mặt hàng này khá rồi rào, lao động lớn nhưng lại không tập trung mà nằm khá rải rác trên các vùng đất nước. Do vậy:
Công ty cần phải có mạng lưới thu mua hợp lý và tăng cường liên doanh, liên kết, tổ chức tập trung lao động thành từng vùng để đảm bảo nguồn hàng được đầy đủ và ổn định.
Công ty nên thuê chuyên gia thiết kế mẫu mã kiểu cách sản phẩm cho sản phẩm mặt hàng này đa dạng và phong phú hơn. Cùng với các cơ sở sản xuất có chính sách với các nghệ nhân để nâng cao kinh nghiệm và tay nghề cho công nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm.
d)Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh
Thứ nhất: Do Nhà nước khuyến khích xuất khẩu qua nghị định 57/TM-1998 cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được phép xuất khẩu tất cả các mặt hàng trừ các mặt hàng Nhà nước cấm và quản lý mà không phải xin giấy hép cho từng mặt hàng như trước đây. Nên đây là diều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ hai: Do nhu cầu khách hàng rất đa dạng và phong phú không mang tính đơn nhất. Vì vậy để dáp ứng nhu cầu đó một cách đầy đủ và đồng bộ doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá các loại mặt hàng. Đó cũng là giải pháp tốt mà được nhiều nhà kinh doanh áp dụng. Đa dạng hoá các loiaị mặt hàng có thể là các loại mặt hàng cùng ngành, các mặt hàng mang tính phụ trợ lẫn nhau, ví dụ như giường kết hợp với chăn ga gối đệm... hoặc là các mặt hàng khan hiếm mà các khách hàng đang cần.
e) Đa dạng hoá các hình thức kinh doanh
Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức xuất khẩu đó là xuất khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác. Trong cơ cấu xuất khẩu trực tiếp có hai dạng, đó là xuất khẩu theo Nghị định thư và xuất khẩu ngoài Nghị định thư
Xuất khẩu theo nghị định thư là thực hiện xuất khẩu trả nợ theo sự thoả hiệp giữa Nhà nước ta với chính phủ các nước. Xuất khẩu theo nghị định thư có thuận lợi là đã có sẵn thị trường, công ty chỉ việc thu gom và chuẩn bị hàng xuất khẩu. Vì vậy công ty tranh thủ sự trợ giúp của Chính phủ để có chỉ tiêu trả nợ từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời cũng qua hình thức này thiết lập mối quan hệ bạn hang gần gũi tin cậy để làm bước đệm trong kí kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp ngoài nghị định thư .
Thực hiện hình thức xuất khẩu uỷ thác là việc thu hút các nguồn hàng trong nước, nhận uỷ thác xuất khẩu nhằm hưởng phí uỷ thác, hình thức này hiện nay đang được công ty chú trọng chủ yếu do nguyên nhân khách quan . Cụ thể là trước đây công ty là tổng công ty thủ công mỹ nghệ được Nhà nước cho phép độc quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nên bản thân công ty đã xây dựng uy tín trong các đơn vị nguồn hàng, hơn nữa công ty là một doanh nghiệp Nhà nưsc cấp một nên có nhiều thuận lợi để khách hàng hiểu hơn về công ty, từ đó gợi mở nhu cầu biến nhu cầu thành sức mua thực tế.
Ngoài hai hình thức xuất khẩu chính trên công ty cũng nên sử dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu: Tự doanh, gia công, tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, chuyển khẩu để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
f) Biện pháp đối với nguồn lực doanh nghiệp
Để phát triển thị trường thì các kế hoạch, chiến lược cần phải cố nguồn lực doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu và kế hoạch đó.Vì vậy việc đảm bảo vốn, nguồn nhân lực, trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh... đảm bảo cho việc phát triển thị trường đạt hiệu quả.
Vốn của công ty bao gồm: Vốn pháp định và vốn lưu động. Vồn lưu động là nguồn vốn được tích luỹ và bổ xung hàng năm chủ yếu thông qua lãi của Công ty. Để đảm bảo vốn để phát triển kinh doanh cũng như phát triển thị trường công ty cần thu thập và bổ sung từ các nguồn sau: Từ đi vay ngân hàng, các doanh nghiệp khác, vốn do đi chiếm dụng, vốn được các công ty trong và ngoài nước, và Nhà nước hỗ trợ, tăng cường đòi nợ cũ của công ty ...
Về công tác quản lý và công tác khác :
Hiện nay một tồn tại lớn của công ty đó là sự tổ chức lao động của công ty. Trình độ nghiệp vụ lao động không đồng đều, tính tổ chức kỉ luật lao động chưa cao, làm giảm năng suất lao động. Vì vậy công ty cần có các chính sách khuyến khích vật chất lao động. Nếu được phép quy chuyển lương theo năng suất và hiệu quả lao động, điều đó sẽ tạo sự năng động trong công việc của cán bộ công ty. Cụ thể:
+ Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính, xuất nhập khẩu và hạch toán kinh doanh trong nội bộ Công ty .
Qui chế về quan hệ lề lối làm việc trong nội bộ Công ty.
- Tinh giảm bộ máy quản lý, phục vụ. Chú trọng phát triển các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty, tăng cường phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh theo cơ thị trường .
- Xây dựng quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kế cận có đức có tài đảm đương được nhiệm vụ phát triển Công ty trong thời gian tới.
-Bổ sung hoàn thiện các thoả ước lao động tập thể. Thực hiện hợp đồng lao động trong nội bộ Công ty và hoàn thiện việc lập sổ sách BHYT.
-Thực hiện các chính sách về lương thưởng, kỷ luật trong sản xuất kinh doanh của Công ty .
-Củng cố các tổ chức Đảng, đoàn thể trong Công ty và các chi nhánh văn phòng trực thuộc .
-Giữ gìn đòan kết, nhất trí nội bộ , đảm bảo an ninh kinh tế, chính trị nội bộ đựoc an toàn đảm bảo công ăn việc làm, chăm lo đời sống và cải thiện điều kiện ăn ở làm việc của cán bộ công nhân viên.
III-Một số kiến nghị với Nhà nước
Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống quản lý vĩ mô của Nhà nước, nó ảnh hưởng trực tiếp như tỷ giá hối đoái, các chính sách, luật pháp. Để có thể đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo xu hướng và mục tiêu nêu ở phần trên, ngoài việc tổ chúc thực hiện tốt các chính sách và biện pháp đã có. Đề nghị Chính phủ, phải cho sửa đổi và bổ sung một số chính sách biện pháp phù hợp với đặc điểm và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ.
Để đạt được những chỉ tiêu đề ra giai đoạn 2001-2005, Công ty đưa ra một số đề xuất kiến nghị với lãnh đạo Bộ Thương mại và Nhà nước .
*Các khách hàng đã nhận trả nợ nghị định thư của Công ty trong năm 1998 bằng hàng thủ công mỹ nghệ như len thảm, thêu, may mặc. Hiện nay có nhu cầu được nhận hàng của Công ty. Do vậy đề nghị Bộ thương mại- Nhà nước xem xét cho phép Công ty tiếp tục được giao hàng trả nợ theo NĐT hàng năm.
*Do có biến động về kinh tế chính trị nên hiện nay, mặc dù Công ty đã tích cực giải quyết nhưng hàng tồn kho khó tiêu thụ và công nợ nhiều .
Kính đề nghị Bộ thương mại xem xét:
-Ưu tiên cấp hạn nghạch dệt may EU, hạn nghạch xuất khẩu gỗ, hạn nghạch nhập khẩu một só mặt hàng khác.
-Được sử dụng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập khẩu các mặt hàng hạn chế nhập khẩu.
*Hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty sản xuất liên quan rất nhiều đến nguồn nguyên liệu gỗ , mây đề nghị Nhà nước sớm có một cơ chế chính sách ổn định để công ty và các cơ sở sản xuất yên tâm vào phát triển sản xuất xuất khẩu lâu dài.
*Cung các các thông tin kịp thời về thị trường cho doanh nghiệp.
*Nhà nước nên nghiên cứu một hệ thống tỷ giá hối đoái phù hợp để hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới .
Để đạt được các mục tiêu dài hạn đặt ra, Công ty đề nghị Nhà nước xem xét lại các vấn đề sau:
Thứ nhất về xúc tiến thương mại: Hiện nay khó khăn nhất đối với Công ty trong hoạt động thị trường đó là thu thập thông tin về thị trường. Vì vậy đề nghị Bộ thương mại cũng như Nhà nước tăng cường hoạt động các văn phòng đại diện cơ quan tham tán thương mại của Việt Nam đặt trên các nước trên thế giới cung cập thông tin về nhu cầu và sự biến động của thị trường, đặc biệt là các thị trường chính- khó khăn về thu thập thông tin như thị trường EU, Mỹ...
Thứ hai chính sách đối với làng nghề: Nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được duy trì chủ yếu ở các làng nghề. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì ở Việt Nam có 52 nhóm nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Trong quá trình phát triển những làng nghề có điều kiện và cơ hội phát triển nhanh đều gặp một số khó khăn như thiếu vốn cơ sở hạ tầng yếu kém ô nhiễm môi trường ... như ở làng gốm Bát Tràng giấy Bắc Ninh... để các làng nghề duy trì và hoạt động phát triển kinh doanh, đảm bảo hàng xuất khẩu Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ:
+ Phổ biến, hướng dẫn cho các nhà sản xuất kinh doanh trong làng nghề đăng ký hoạt động theo đúng pháp luật, hiểu biết các chính sách, các thủ tục quy định để được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có hoặc Nhà nước sẽ ban hành.
+ Mặt khác làng nghề với tư cách là một đơn vị hành chính, một đơn vị tổ chức làm ăn có tính phường hội, cũng cần được sự hỗ trợ của Nhà nước để xử lý một số vấn đề như cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái...
+ Nhà nước cũng cần phải có chính sách đào tạo thợ thủ công truyền thống như mở các trường mĩ thuật thực hành ở một số nơi có nhu cầu và trong các trường Cao đẳng Mỹ thuật, để đào tạo thợ thủ công mỹ nghệ cho các làng nghề .
+ Để nâng cao được trình độ lao động trong các làng nghề Nhà nước cần có chính sách đối với các nghệ nhân, giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích họ phát huy tài năng, phát triển nghề, phát triển sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, truyền dạy nghề cho con cháu, đào tạo nghề cho lao động sản xuất
Thứ ba: Về nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ khắc phục một số khó khăn về nguồn nguyên vật liệu gỗ, song mây... đề nghị Nhà nước áp dụng một số biện pháp sau:
+ Đối với nguyên vật liệu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên đề nghị Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương giao hạn mức cho các doanh nghiệp- đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc ngành, địa phương mình quản lý.
+Đối với loại nguyên vật liệu khác như song mây, tre, cói... các đơn vị khai thác phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng vùng trồng nguyên vật liệu này...
+ Đề nghị Nhà nước tổ chức, xây dựng ngành công nghiệp khai thác và xử lý nguyên liệu cung ứng cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên liệu gỗ, gốm sứ... vì các cơ sở sản xuất không đủ khả năng về vốn và kỹ thuật để đầu tư xây dựng công nghiệp này. Nguyên liệu được khai thác và xử lý đúng quy trình công nghệ vừa đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của ta trên thị trường thế giới.
Thứ tư chính sách về thuế: Từ năm 1999 Nhà nước ra nghị định số 102 thay thuế doanh nghiệp thành thuế giá trị gia tăng được tính theo hai phương pháp trực tiếp và khấu trừ. Đối với hàng xuất nhập khẩu thì thường tính theo phương pháp khấu trừ vì vậy gây ra ứ đọng vốn lớn cho doanh nghiệp. Hiện nay thủ tục hoàn thuế VAT của cơ quan thuế rất chậm (Công ty mới được Nhà nước hoàn thuế cho hết quý 3 năm 1999 số tiền thuế VAT còn tồn này rất lớn gần 2 tỷ đồng do vậy đề nghị Bộ Thương mại kiến nghị Nhà nước tháo gỡ cho Công ty.
Các chính sách khuyến khích hàng thủ công mỹ nghệ: Để tận dụng được lợi thế so sánh của Việt Nam, nâng cao và phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vừa tăng doanh thu cho Nhà nước, vừa giải quyết việc làm cho một lượng lớn bán thất nghiệp ở nông thôn đề nghị Nhà nước có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển ngành hàng này:
+ Chính sách giải quyết về vốn: Khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp phát triển hàng thủ công mỹ nghệ đó là vốn vì vậy đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn như ưu đãi lãi suất vay của ngân hàng là dưới 0,5%/tháng và mang tính chất dài hạn từ ba đến năm năm trở lên.
+ Chính sách giảm nhẹ cước phí vận chuyển: Hàng thủ công mỹ nghệ thường là những loại hàng cồng kềnh, giá trị không cao ( hàng mây tre đan, nhiều loại gốm mỹ nghệ xuất khẩu một container 40 feet chỉ được khoảng 7000-8000 USD theo giá FOB do vậy đề nghị Nhà nước giảm từ 30-50% cước vận chuyển theo biểu giá cước phí hiện hành.
+ Chính sách về thuế xuất khẩu: Để khuyến khích phát triển mặt hàng thủ công mỹ nghệ - mặt hàng truyền thống của Việt Nam đề nghị Nhà nước giảm mức thuế xuất khẩu xuống từ 3 đến 0% tính theo mức thuế gía trị gia tăng.
Thứ năm: Để tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh một cách tiện lợi và an toàn đề nghị Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách Nhà nước, đặc biệt là luật thương mại và luật doanh nghiệp để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: Để hoạt dộng kinh doanh nói chung và hoạt động phát triển thị trường nói riêng thì công ty cần rất nhiều sự giúp đỡ của Nhà nước. Với những khó khăn vướng mắc như trên đã nói kính mong Nhà nước quan tâm và giúp đỡ để công ty phát triển hơn, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước.
KẾT LUẬN
Hoạt động phát triển thị trường là một hoạt động chủ yếu và quan trọng trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là hoạt động quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Cũng giống như bất kỳ các doanh nghiệp nào, Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ luôn luôn đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường. Trước năm 1989 công ty xuất khẩu theo chỉ tiêu Nhà nước giao, do vậy hoạt động phát triển thị trường có phần bị coi nhẹ. Nhưng từ năm 1989 kim ngạch xuất khẩu theo nghị định thư giảm hẳn, Công ty phải tự tìm thị trường và độc lập kinh doanh, thì hoạt động phát triển thị trường là một hoạt động quyết định đến sự tôn tại của Công ty. Đến nay thông qua hoạt động phát triển thị trường Công ty đã giao dịch và buôn bán với 40 nước trên Thế Giới, kim ngạch xuất khẩu được tăng dần hàng năm từ 7.493.000 USD năm 1996 lên 11.524.764 USD năm 2000. Và hiện nay trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt thì việc kinh doanh để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thị trường càng trở nên khó khăn và cũng có rất nhiều các doanh nghiệp đã bị phá sản, vai trò của hoạt động phát triển thị trường càng trở nên quan trọng hơn. Nhận thức được vai trò đó, với tư cách là thực tập sinh của công ty em cố gắng tìm hiểu, đánh giá, phân tích tình hình hoạt động phát triển thị trường của Công ty và đưa ra một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn.
Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo Hoàng Minh Đường, các thầy cô giáo trong khoa, cùng các cô chú trong Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế (Nxb Thống kê 1994)
PTS.Trần Chí Thành
2. QUẢN TRỊ KINH DOANH
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I : Thị trường và phát triển Thị trường xuất nhập khẩu trong nền kinh tế mở 3
I) Khái niệm và vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 3
1)Khái niệm 3
2) Các yếu tố của thị trường 4
3) Chức năng của thị trường 6
4) Vai trò của thị trường.. 7
5) Phân loại thị trường .. 8
II) Nội dung và biện pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp xuất nhập khẩu 11
1) Phát triển thị trường và vai trò của phát triển thị trường.. 11
a) Quan điểm phát triển thị trường 11
b) Vai trò phát triển thị trường 13
c) Yêu cầu và nguyên tắc 14
d) Các hướng phát triển thị trường 14
2) Nội dung hoạt động phát triển thị trường 16
a) Nghiên cứu thị trường 17
b) Lập kế hoạch phát triển thị trường 22
c) Thực hiện kế hoạch , chién lược phát triển thị trường 25
d. Kiểm tra dánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển thị trường 30
3) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường 30
Chương II: Phân tích kết quả kinh doanh.và hoạt động phát triển thị trường 34
I) Giới thiệu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ 34
II) Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 37
1) Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 37
2) Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 42
3)Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Công ty 43
III) Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 46
1. Tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây của Công ty, từ năm 1996-2000 46
1)Kim ngạch XK 47
2) Kim ngạch nhập khẩu 48
2) Chỉ tiêu tài chính 49
3) Thực trạng lao động 51
4) Nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước 51
IV)Thực trạng thị trường và công tác phát triển thị trường của Công ty 53
1) Một số nét về thị trường của Công ty 53
a) Cơ cấu mặt hàng 53
b) Cơ cấu khách hàng 59
c) Cạnh tranh 65
2) Công tác phát triển thị trường của Công ty 66
a) Công tác điều tra nghiên cứu thị trường 66
b) Công tác về sản phẩm 67
Chương III: Phương hướng và biện pháp phát triển TT-XK của Công ty TCMN 68
I)Mục tiêu và phương hướng KD XNK TCMN năm 2001 68
1) Mục tiêu phương hướng của Nhà nước 68
2) Mục tiêu và phương hướng của Công ty 69
II) Biện pháp phát triển thị trường XK TCMN của Công ty XNK TCMN 71
1) Mục tiêu của biện pháp phát triển thị trường 71
2) Các biện pháp phát triển thị trường 71
III) Các kiến nghị đối với Nhà nước 78
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tm075_832.doc