Công ty thực hiện khoán chỉ tiêu cho các phòng trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của công ty do Sở Thương mại giao. Vấn đề đặt ra là việc phân bổ chỉ tiêu giao khoán cho các phòng phải công bằng, phòng chuyên xuất trước đây sẽ có khả năng hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu lớn hơn chỉ tiêu nhập khẩu và ngược lại phòng chuyên nhập sẽ có khả năng hoàn thành chỉ tiêu nhập khẩu lớn hơn chỉ tiêu xuất khẩu, có như vậy thì việc khoán mới có tính khả thi. Theo thời gian phát triển khi các phòng đã quen với phương thức khoán cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp thì sự chênh lệch giữa hai chỉ tiêu sẽ giảm dần đi. Thông qua việc khoán các chỉ tiêu doanh số, kim ngạch, lãi . công ty đã buộc các phòng phải kinh doanh đủ các hình thức và có hiệu quả, nếu như chỉ khoán hai chỉ tiêu kim ngạch và lãi thì có phòng chỉ cần phát triển hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp cũng hoàn thành được, nhưng khi không có chỉ tiêu doanh số thì bắt buộc phòng phải có hình thức tự doanh. Phòng sẽ phải hoạch toán doanh số, kim ngạch, giá mua, các chi phí, . sao cho sau thời gian khoán sẽ phải đạt được các chỉ tiêu giao khoán. Do đó công ty cũng phải có quy chế tạo điều kiện tự chủ trong kinh doanh cho từng phòng, ví dụ giao vốn cho phòng tự kinh doanh nộp lại cho công ty, giao cho trưởng phòng quyền tự quyết định thực hiện từng phương án kinh doanh, tạo điều kiện lấy xuất khẩu hỗ trợ cho nhập khẩu.
86 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty du lịch và xuất nhập khẩu Cotolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế ngày càng phát triển, mức thu nhập của người dân được nâng cao nên nhu cầu về xây dựng ngày càng nhiều, trong đó có nhu cầu sử dụng tấm lợp Proximăng ngày một tăng. Do đó một loạt các nhà máy sản xuất tấm lợp Proximăng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng của thị trường trong nước.
Nắm bắt được nhu cầu này Công ty đã lập kế hoạch nhập khẩu loại hàng này. Vì nước ta không có khả năng sản xuất ra amiăng nên phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thị trường nhập khẩu amiăng của Công ty chủ yếu là của Trung Quốc, vì:
Thứ nhất: Công ty là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu lại có vị trí thuận lợi là nằm trên địa bàn tiếp giáp với thị trường Trung Quốc, cho nên Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc khai thác nguồn hàng.
Thứ hai: giá thành amiăng rẻ hơn so với nhập từ Hàn Quốc, Nga ... cước vận chuyển rẻ hơn.
Đối với mặt hàng này Công ty tập trung mọi nguồn lực để nhập khẩu rồi sau đó bán lại cho các nhà máy sản xuất tấm lợp Proximăng trong nước.
Năm 1998 Công ty nhập 12.099,7 tấn amiăng thu về 4.072.084 USD.
Năm 1999 Công ty nhập 12.676 tấn amiăng thu về 4.372.780 USD.
Sáu tháng đầu năm 2001 Công ty nhập hơn 4000 tấn amiăng thu về 1.278.546 USD.
Bảng 9: Thị trường nhập khẩu mặt hàng Gạch chịu lửa
Đơn vị tính: USD
TT
Thị trường
1997
1998
1999
2000
6 tháng 2001
1
Trung Quốc
207.133
969.271
871.002
1.591.620
799.061
2
Nga
122.794
489.661
240.445
784.390
513.629
3
Tổng cộng
329.907
1.458.932
1.111.447
2.376.010
1.312.690
(Nguồn: Báo cáo kết quả tổng kết công tác qua các năm của công ty)
- Mặt hàng gạch chịu lửa:
Những năm qua nhu cầu xây dựng rất lớn, cả về nhu cầu xây dựng hạ tầng của Nhà nước và nhu cầu xây dựng tư nhân. Cho nên nhu cầu về sắt thép thật sự là cần thiết và để đáp ứng nhu cầu đó thì phải xây dựng rất nhiều nhà máy luyện thép. Trước đây chúng ta duy nhất chỉ có khu gang thép Thái Nguyên, cung cấp sắt thép cho cả nước. Nhưng những năm gần đây nhu cầu xây dựng ngày một gia tăng cho nên thị trường sắt thép của chúng ta không đáp ứng nổi nhu cầu xây dựng đó. Nhập khẩu sắt thép của nước ngoài, giá thành cao, vận chuyển xa, trong khi chúng ta rất dồi dào về tài nguyên khoáng sản, nhất là quặng sắt. Vì vậy, chúng ta đã đầu tư xây dựng nhiều khu gang thép để cung cấp sắt thép cho thị trường trong nước.
Nhưng những nguyên liệu để xây dựng các lò luyện thép thì chúng ta chưa sản xuất được do đó phải nhập từ nước ngoài. Nắm bắt được nhu cầu này Công ty đã khai thác thị trường để cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà sản xuất trong nước. Vì vậy hàng năm Công ty đã lập kế hoạch nhập các nguyên liệu này.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty về mặt hàng này là Trung Quốc, Nga, ... Hiện nay Công ty đang tiến hangh nhập khẩu mặt hàng này, nên dự kiến trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có thể tăng cao. Năm 1997 là năm đầu tiên công ty bước vào kinh doanh mặt hàng này thì kim ngạch là 1.710.950 USD. Hàng năm kim ngạch của mặt hàng này đều tăng cao.
Bảng 10: Thị trường nhập khẩu mặt hàng Sạn ma nhê
Đơn vị tính: USD
TT
Thị trường
1997
1998
1999
2000
6 tháng 2001
1
Trung Quốc
207.162
317.225
217.860
191.670
168.700
2
Nga
199.678
300.117
157.250
151.021
117.092
3
Malaysia
184.506
234.522
220.200
151.492
113.468
4
Tổng cộng
519.346
905.864
595.310
444.183
398.260
(Nguồn: Báo cáo kết quả tổng kết công tác qua các năm của công ty)
- Mặt hàng Sạn ma nhê:
Đối với mặt hàng Sạn ma nhê công ty luôn chủ động tìm thị trường tiêu thụ trong nước để có kế hoạch nhập khẩu. Tương tự như mặt hàng gạch chịu lửa thì mặt hàng sạn ma nhê cũng là mặt hàng nhập khẩu chính của công ty, hàng năm kim ngạch nhập khẩu sạn ma nhê tăng đều qua các năm và trong thời gian tới thì thị trường tiêu thụ mặt hàng này sẽ rất lớn vì mặt hàng này trong nước chúng ta chưa sản xuất được, để đáp ứng được nhu cầu xây dựng các lò luyện thép hoặc các lò luyện kim mặt hàng sạn ma nhê là rất cần thiết.
- Hàng vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị
Để góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, được phép của Bộ, Công ty đã bước đầu nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng. Đây là mặt hàng có tính chiến lược nên chỉ khi có quota mới được nhập khẩu.
- Về máy móc
Công ty chủ yếu nhập khẩu máy móc phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm như: dây chuyền thiết bị sản xuất xi măng, máy cưa bào vạn năng, máy sàng chè, máy vò chè, máy sấy chè các loại, lò luyện thép trung tần, máy sấy chân không.
Đây thường là các sản phẩm kỹ thuật cao giá trị lớn. Trước khi nhập khẩu mặt hàng này Công ty cử cán bộ sang khảo sát tình hình thực tế trước khi mua, tránh tình trạng mua phải máy móc cũ, quá thời hạn sử dụng, hay giá quá cao so với giá thực tế của máy.
Các loại hàng này chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, ... trong đó Nhật và Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính về mặt hàng này của Công ty.
- Về mặt hàng vật liệu xây dựng
Với nhóm hàng này Công ty chủ yếu nhập khẩu gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, gạch men, gỗ dán xây dựng ... chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì hiện nay nhu cầu xây dựng rất cao, vì vậy để có hàng ổn định cho tiêu dùng trong nước thì khi ký hợp đồng nhập khẩu với khách nước ngoài, Công ty luôn đề ra một điều khoản là: người bán hàng phải đặt cọc một khoản tiền vào ngân hàng nếu người bán không giao hàng thì khoản tiền này sẽ thuộc về người mua. Chính nhờ điều khoản này nên Công ty luôn đứng ở thế chủ động trong việc nhập khẩu mặt hàng này.
- Hàng tiêu dùng cao cấp
Trước đây, Công ty đơn thuần nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu truyền thống vì thu nhập của nhân dân còn thấp, thị hiếu tiêu dùng còn hạn chế nên chưa có nhu cầu sử dụng các loại hàng cao cấp.
Đến nay tình hình đã khác hẳn, nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, đời sống của người dân cao hơn trước, nên nhu cầu và hàng cao cấp mà tăng theo. Công ty quyết định thâm nhập vào lĩnh vực mới với các mặt hàng như: xe máy, máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, nước hoa, các loại mỹ phẩm cao cấp, ...
Công ty thường xuyên nhập khẩu các mặt hàng này từ Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc, ... đa số từ các nước tư bản. Những năm tới đây nhu cầu về nhóm hàng này sẽ tăng do thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi hàng hoá phải bền đẹp. Tuy nhiên những mặt hàng này chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng có khả năng về tài chính, đây là nhóm người tiêu dùng có khả năng về tài chính, đây là nhóm người có thu nhập cao, có nhu cầu về mặt hàng này.
2.2-/ Thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu
Việt Nam có dân số hơn 70 triệu người, ngoài việc tiêu thụ những mặt hàng được sản xuất trong nước, thì đây cũng là một thị trường tiêu thụ khá lớn đối với những mặt hàng nhập khẩu.
Trong buôn bán, người kinh doanh cần phải thông thạo các loại thị trường khác nhau để có những biện pháp bán hàng thích hợp. Các biện pháp như tuyên truyền quảng cáo, triển lãm, quan hệ công cộng, trao tặng phẩm, giải thưởng đều có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá trong các trường hợp khác nhau. Biện pháp thúc đẩy khôn khéo hay vụng về không những ảnh hưởng đến số lượng hàng bán ra mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty, các phòng ban kinh doanh xuất nhập khẩu qua việc thăm dò, nghiên cứu thị trường nội địa, lập kế hoạch nhập khẩu. Các mặt hàng mà Công ty nhập về thường là những mặt hàng đang có nhu cầu cao và được phép nhập khẩu của Nhà nước. Để tiêu thụ được hàng hoá nhập ngoại, Công ty thường thực hiện theo hình thức bán buôn cho các nhà máy đối với tư liệu sản xuất và bán cho các Công ty kinh doanh, đại lý dịch vụ hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng đối tượng mua cụ thể mà Công ty áp dụng phương thức bán hàng thích hợp.
- Đối với khách hàng quen thuộc:
Công ty thường giao dịch bán hàng bằng điện thoại và cũng nhận đặt hàng bằng điện thoại hay bán theo đơn đặt hàng theo hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn.
- Đối với khách hàng mới:
Công ty cũng chào bán với giá ưu đãi nhằm thu hút khách hàng, nhưng giá bán cho những khách hàng mới này Công ty cũng phải nghiên cứu kỹ việc định giá sao cho không thấp quá so với giá bán dịch vụ khách hàng quen, tránh tình trạng thu hút được một số ít khách hàng mà làm mất đi khách hàng quen. Ngoài việc Công ty thu hút được khách hàng, còn có chức năng thâm nhập được mặt hàng mới vào thị trường. Công ty cũng chú trọng việc chào bán qua người trung gian.
Ngoài hình thức phân loại bán hàng theo khách hàng, Công ty còn bán hàng dựa vào tính chất của mặt hàng.
Với mặt hàng là nguyên liệu sản xuất thì hình thức bán hàng là chuyển thẳng từ cảng tới kho của khách hàng thường được sử dụng nhiều hơn.
Còn đối với những mặt hàng mang tính chất thời vụ thì Công ty có kế hoạch bán bằng phương thức đại lý, bán buôn hay uỷ thác bán buôn.
Để tăng tính linh hoạt trong quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu, Công ty ngoài việc áp dụng phương thức bán buôn thích hợp còn áp dụng tỷ giá linh hoạt đối với từng mặt hàng, bởi vì muốn kích thích được sức mua hàng hoá thì chỉ có giá cả hợp lý, mà việc xác định giá bán là một việc không đơn giản. Khi hàng hoá nhập về, Công ty duyệt giá quá cao sẽ khiến cho người mua hàng chê đắt và đi mua hàng của người khác vì thế Công ty sẽ bị thất thu không đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Ngược lại, giá đưa ra vừa đủ chi trả các chi phí thì Công ty không những bị thiệt hại mà còn bị gây cảm giác nghi ngờ về chất lượng hàng ngoại nhập, bởi tâm lý của bộ phận người tiêu dùng loại này thường ham đồ xịn. Do vậy, chỉ khi có một giá hợp lý mới kích thích được sức mua và tăng khả năng cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu có đủ các điều kiện. Vì vậy, Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác của mình.
Trước đây chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới được phép kinh doanh xuất nhập khẩu và chỉ xuất nhập khẩu một số mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của mình. Ví dụ như: VINACAFE chỉ chuyên kinh doanh cà phê; MACHINOIMPORT thì chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị đồng bộ. Nhưng hiện nay, tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn có các Công ty tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và việc kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ giới hạn ở một số mặt hàng nhất định má các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không chỉ giới hạn ở một số mặt hàng nhất định mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng như của tư nhân đều có thể xuất nhập khẩu những mặt hàng có nhiều lợi nhuận và thuộc danh mục các mặt hàng được Nhà nước cho phép, các thành phần kinh tế đều bình đẳng.
Do vậy, thị trường xuất nhập khẩu trong nước có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân giữa các doanh nghiệp Nhà nước với nhau, tình trạng tranh mua tranh bán thường xuyên xẩy ra gây thiệt hại cho Nhà nước và cho chính các Công ty xuất nhập khẩu.
Để hạn chế được tình hình này, Công ty luôn đi trước các đối thủ cạnh tranh một bước bằng việc nghiên cứu kỹ thị trường, tìm những thị trường tiêu thụ tiềm tàng để thâm nhập chiếm lĩnh thị trường, tạo cho mình một thị phần ổn định trên thị trường đó. Đối với thị trường tiêu thụ nội địa, Công ty luôn thăm dò những nhu cầu mới phát sinh của người tiêu dùng để có giải pháp nhập khẩu hợp lý nhằm thoả mãn tốt nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận tối đa.
3-/ Đánh giá tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Bảng 11: Số liệu thực hiện kế hoạch trong thời gian qua của Công ty
Đơn vị tính: USD
Năm
Tổng kim ngạch
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
1997
8.262.567
3.132.256
5.130.311
1998
17.058.514
9.297.377
7.761.177
1999
20.830.607
11.653.216
9.177.391
2000
21.951.730
13.708.905
8.242.825
(Nguồn: Báo cáo kết quả tổng kết công tác qua các năm của công ty)
Trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu những năm vừa qua, Công ty tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn duy trì được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng, giữ vững được thị trường, từng bước ổn định dần các mặt hoạt động kinh doanh.
Thông qua mức độ hoàn thành kế hoạch của Công ty (thể hiện qua bảng trên) phản ánh sự phấn đấu tích cực của các phòng kinh doanh trong Công ty. Cụ thể thông qua việc giải quyết kịp thời việc điều tiết các mặt hàng xuất nhập khẩu cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng cường quản lý mặt hàng xuất nhập khẩu, giải quyết một số khó khăn để đẩy nhanh khả năng mở rộng mặt hàng kinh doanh. Đôn đốc khẩn trương tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Sở thương mại và Du lịch giao cho.
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng đều qua các năm từ 1997 -2000, mặc dù môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty còn có nhiều khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của Công ty còn nhiều thiếu thốn, công tác đã vượt qua những khó khăn và đạt được kết quả khá, doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu, nộp ngân sách của Công ty vẫn cao.
Qua nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu của Công ty ta thấy: các mặt hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm, mà giá của các mặt hàng này luôn có xu hướng giảm giá trên thị trường thế giới, tăng giá ở thị trường nội địa. Vấn đề về thu mua hàng xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn ngay trong nước, do vậy mà tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn bị nhiều hạn chế.
Trong khi đó, Nhà nước luôn đưa ra chính sách trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có những máy móc thiết bị hiện đại để xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế ở trong nước. Dẫn đến nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng về tư liệu sản xuất, nhu cầu về vật phẩm tiêu dùng có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, giá cả của những mặt hàng tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, về vật phẩm tiêu dùng có xu hướng tăng giá trên thị trường quốc tế. Do đó kim ngạch xuất khẩu có thể cân bằng với kim ngạch nhập khẩu.
Ví dụ: năm 2000 Công ty nhập khẩu một lò luyện thép trung tần của Trung Quốc trị giá 29.500 USD, cùng thời gian này Công ty xuất khẩu nhân hạt điều với giá 5.582 USD/tấn, như vậy để nhập được lò luyện thép Công ty phải xuất 5,3 tấn điều với giá 5.582 USD/tấn thì mới đủ lượng ngoại tệ.
Sự so sánh này thực ra chưa được chính xác, nhưng dù sao nó cũng phản ánh được một số thực tế là giá trị mặt hàng nông sản của chúng ta ngày càng thấp trong khi máy móc nói riêng và giá những mặt hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao lại càng có xu hướng tăng.
Đây là một vấn đề nan giải của những doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Công ty nói riêng. Để tránh tình trạng mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, Công ty vẫn cố gắng lập phương án kinh doanh sao cho có hiệu quả bằng cách có những chiến lược nghiên cứu thị trường cụ thể. Từ việc thu mua hàng hoá trong nước đến việc chế biến và tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, nên trong những năm tới kim ngạch giữa xuất khẩu với nhập khẩu của Công ty có thể cân bằng, do đó sẽ giúp cho Công ty chủ động nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu đến nhập khẩu các mặt hàng chủ lực.
Tuy nhiên, trong hoạt động của Công ty vẫn còn những tồn tại, yếu kém hạn chế đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Một số tồn tại chính:
- Công ty phần lớn cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa có mặt hàng chủ lực, phương thức kinh doanh còn nhỏ, chủ yếu kinh doanh hàng nhập khẩu, phụ thuộc nhiều vào thị trường. Hiệu quả kinh doanh còn thấp, làm giảm mức lợi nhuận thực hiện của Công ty và sẽ không đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Công tác quản lý tài chính và tổ chức kinh doanh ở một số đơn vị phòng ban chủ chốt, có lúc có nơi còn vi phạm chế độ quản lý, nên hiệu quả kinh doanh còn thấp, nợ đọng dây dưa, thất thoát làm thiếu vốn hoạt động.
- Lực lượng cán bộ lãnh đạo ở một số đơn vị thành viên thiếu nên ảnh hưởng tới công tác chỉ đạo điều hành triển khai nhiệm vụ.
- Công tác do tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chưa đúng mức. Do cơ chế bao cấp để lại, lực lượng cán bộ chưa theo kịp tình hình mới do không được đào tạo lại, trong khi cơ chế thị trường đòi hỏi tinh thông nghiệp vụ, năng động, am hiểu tình hình và đối thủ cạnh tranh.
Trên đây là những tồn tại của Công ty đã được các đơn vị nhìn nhận một cách nghiêm túc đang tích cực tháo gỡ để lấy lại thế cân bằng về tài chính, đưa hoạt động kinh doanh vào nề nếp, chấp hành đúng quy định quản lý của Nhà nước.
Chương III
Một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cotolimex
I-/ Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Căn cứ vào tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty qua các năm cũng như căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị thành viên và tình hình năm 2001, nhất là sự biến động về tỷ giá ngoại tệ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm tới, Công ty xây dựng một số chỉ tiêu kế hoạch như sau:
Bảng 12: Một số chỉ tiêu kế hoạch của công ty cotolimex
Đơn vị tính: USD
Hạng mục
Ước tính năm 2001
Dự kiến năm 2002
Dự kiến 2001-2003
Tổng kim ngạch XNK
25.000.000
40.000.000
70.000.000
Kim ngạch xuất khẩu
12.000.000
17.000.000
30.000.000
Kim ngạch nhập khẩu
13.000.000
23.000.000
40.000.000
Bảng 13: Chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu
Đơn vị tính: tấn
Hàng xuất khẩu
Ước tính năm 2001
Dự kiến năm 2002
Dự kiến 2001-2003
Lạc nhân
5.000
8.000
12.000
Hạt điều
3.000
4.000
9.000
Cao su
7.000
10.000
15.000
Nông sản và các loại hàng khác
345
500
1.000
Bảng 14: Chỉ tiêu kế hoạch hàng nhập khẩu
Đơn vị tính: tấn
Hàng nhập khẩu
Ước tính năm 2001
Dự kiến năm 2002
Dự kiến 2001-2003
Amiăng các loại
4000,00
10.000,00
16.000,00
Gạch chịu lửa
3977,50
7.000,00
13.000,00
Sạn Ma nhê
2000,00
4.000,00
14.000,00
Máy móc thiết bị, vật liệu XD (USD)
807.551
1.000.000
3.000.000
II-/ Các biện pháp góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của cotolimex
Xuất phát góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của cotolimex, ta lựa chọn các giải pháp nhằm giúp cho công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả ngày càng cao.
1-/ Phải có những quy chế phù hợp trong kinh doanh
Công ty thực hiện cơ chế khoán một cách triệt để:
Để các phòng có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng phòng cũng như lấy đó làm căn cứ đề ra mức thưởng phạt công minh.
Công ty thực hiện khoán chỉ tiêu cho các phòng trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của công ty do Sở Thương mại giao. Vấn đề đặt ra là việc phân bổ chỉ tiêu giao khoán cho các phòng phải công bằng, phòng chuyên xuất trước đây sẽ có khả năng hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu lớn hơn chỉ tiêu nhập khẩu và ngược lại phòng chuyên nhập sẽ có khả năng hoàn thành chỉ tiêu nhập khẩu lớn hơn chỉ tiêu xuất khẩu, có như vậy thì việc khoán mới có tính khả thi. Theo thời gian phát triển khi các phòng đã quen với phương thức khoán cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp thì sự chênh lệch giữa hai chỉ tiêu sẽ giảm dần đi. Thông qua việc khoán các chỉ tiêu doanh số, kim ngạch, lãi ... công ty đã buộc các phòng phải kinh doanh đủ các hình thức và có hiệu quả, nếu như chỉ khoán hai chỉ tiêu kim ngạch và lãi thì có phòng chỉ cần phát triển hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp cũng hoàn thành được, nhưng khi không có chỉ tiêu doanh số thì bắt buộc phòng phải có hình thức tự doanh. Phòng sẽ phải hoạch toán doanh số, kim ngạch, giá mua, các chi phí, ... sao cho sau thời gian khoán sẽ phải đạt được các chỉ tiêu giao khoán. Do đó công ty cũng phải có quy chế tạo điều kiện tự chủ trong kinh doanh cho từng phòng, ví dụ giao vốn cho phòng tự kinh doanh nộp lại cho công ty, giao cho trưởng phòng quyền tự quyết định thực hiện từng phương án kinh doanh, tạo điều kiện lấy xuất khẩu hỗ trợ cho nhập khẩu.
Quy chế thưởng phạt thiết thực
Đưa ra những quy chế phù hợp trong kinh doanh, thưởng phạt nghiêm minh, quy định trách nhiệm rõ ràng cho các thành viên. Thực hiện chính sách làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, khuyến khích các phòng ban phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả ở đây bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp: Doanh thu, lợi nhuận, giữ vững thị trường, bạn hàng củng cố quan hệ nội bộ và các cơ quan chức năng. Vì vậy trước mỗi phương án kinh doanh cần cân nhắc tính toán kỹ lưỡng rồi mới thực hiện tránh hiện tượng chạy theo vì doanh thu cao không có nghĩa là lợi nhuận cao. Phải sử dụng vốn một cách hợp lý hiệu quả tăng vòng quay của vốn.
Hiện nay, công ty đã thực hiện khoán theo doanh số xuất nhập khẩu làm cho các phòng ban quan tâm tới hiệu quả kinh doanh của bản thân. Nhưng trong trường hợp Nhà nước cần có sự chỉ đạo để tránh cạnh tranh trong nội bộ giữa các phòng xuất nhập khẩu vì tất cả các phòng đều được phép kinh doanh các mặt hàng được Nhà nước cho phép ngoài mặt hàng chủ lực của phòng mình, cần thiết lập ra phòng nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu. Khuyến khích lợi ích vật chất, tăng cường trách nhiệm vật chất, gắn quyền lợi phòng với quyền lợi công ty là một hướng đi đúng hiện nay rất phù hợp với cơ chế thị trường.
Về quản lý vốn cần có những ngoại lệ gia hạn thời gian thu hồi vốn
Công ty cần phải mềm dẻo, linh động hơn trong quản lý vốn, khuyến khích các phòng sử dụng vốn của công ty. Mặt khác, mặc dù quy định một vòng quay vốn không được quá 90 ngày, nhưng cần ưu tiên cho một số trường hợp đặc biệt do thời gian vận chuyển lâu hay do đặc điểm hàng hoá dẫn đến tiêu thụ chậm nhưng lãi suất vẫn cao hoặc những hàng có tính thời vụ cần dự trữ chờ giá lên mới bán thì công ty cần gia hạn thời gian hoàn vốn hoặc mức phạt. Tránh những sự áp đặt nhiều khi gây ra sự bỏ lỡ thời cơ, sự cân nhắc, lưỡng lự làm thui chột sự sáng tạo và tính chủ động.
Một vấn đề nữa cần phải lưu tâm là ngoài vốn Ngân sách của Nhà nước ra công ty cần khuyến khích các phòng sử dụng vốn tự có của công ty với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng.
Công ty không nên giới hạn phí uỷ thác tối thiều đối với xuất khẩu
Vì hoạt động xuất khẩu được Nhà nước khuyến khích, đồng thời kim ngạch xuất khẩu lại quyết định đến kim ngạch nhập khẩu bởi vậy phải đảm bảo đủ kim ngạch xuất khẩu cho hoạt động nhập khẩu thì kể cả những hợp đồng uỷ thác xuất khẩu với phí uỷ thác nhỏ hơn 300 USD cũng nên cho làm. Việc này cũng giải quyết được vấn đề việc làm cho cán bộ kinh doanh, đồng thời phù hợp với xu hướng hiện nay mà các hợp đồng uỷ thác rất hạn hẹp.
Cùng với việc khuyến khích các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, công ty đồng thời phải có những ưu tiên nhất định đối với những phòng chuyên nhập trước đây. Vì lý do chuyên nhập nên cán bộ trong phòng không thể nắm vững được các nghiệp vụ xuất, ngoài ra còn phải tìm thị trường mới. Công ty cần phải xem xét lại chế độ thưởng phạt trước đây là: tính mức thưởng trên doanh số củ hoạt động xuất gấp đôi hoạt động nhập.
Phân bổ chi phí quản lý hợp lý hơn
Trước đây công ty phân bổ chi phí quản lý dựa trên doanh số của phòng kinh doanh. Phòng nào có doanh số thì lại phân bổ chi phí quản lý cao, nên đôi khi có thời đã không khuyến khích các phòng đẩy mạnh doanh số, các phòng chỉ cố gắng hoàn thành chỉ tiêu doanh số không cần vượt mức, cốt có lãi là được. Nhiều khi không phải phòng có doanh số lớn là sử dụng phí nhiều, những phòng như thế cần phải khuyến khích thì ngược lại họ phải chịu chi phí quản lý quá nhiều. Cách giải quyết trước đây cần phải giảm biên chế bộ phận quản lý đến mức thấp nhất, mặt khác cần phải phân bổ chi phí cho hợp lý hơn như: những chi phí về giao dịch, xe ôtô, chi phí họp bàn tiếp khách, ... của ban giám đốc hay bộ phận quản lý phục vụ trực tiếp phòng nào có thể thấy ngay được thì tính ngay vào chi phí quản lý của phòng đó.
2-/ Giảm bớt những bộ phận quản lý kém hiệu quả:
Để có thể tồn tại trong cơ chế cạnh tranh này, không cho phép và bắt buộc các doanh nghiệp phải có cơ cấu gọn nhẹ, tất cả đều phải kinh doanh, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Hiện nay, công ty có trên 30% là cán bộ thuộc bộ phận quản lý không kinh doanh trực tiếp, đây là một bất hợp lý về cơ cấu, bộ phận này không những tạo gánh nặng cho các phòng kinh doanh mà còn tạo ra phức tạp rắc rối về các thủ tục hành chính cũng như sự thiếu việc làm cho các bộ phận đó.
Giải quyết vấn đề này, công ty cần phải giảm bớt những cá nhân không làm việc tại bộ phận kinh doanh này để thu gon về số lượng bằng cách: những cán bộ nào cao tuổi, không năng động thì khuyến khích họ nghỉ theo chế độ, những cán bộ nào không phát huy được việc mình đảm nhận thì cũng nên bố trí công việc khác tạo điều kiện thuận lợi cho họ tìm việc ở những nơi khác phù hợp hơn.
Mặt khác trong quá trình kinh doanh cũng cần tiếp tục giảm bớt những cán bộ làm việc không có hiệu quả để dần dần thanh lọc được một đội ngũ cán bộ có trình độ, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo, phù hợp với cơ chế mới.
3-/ Không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ các phòng kinh doanh
Nên quy hoạch đào tạo sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp, cần phải trẻ hoá đội ngũ cán bộ.
- Với cán bộ lãnh đạo: Phải là người có trình độ lãnh đạo trên mọi phương diện, có đầu óc sáng tạo năng động, có kiến thức trình độ cũng như kinh nghiệm trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để từ đó có thể chủ động trong các cuộc giao dịch đàm phán. Hơn ai hết cán bộ lãnh đạo của công ty phải là người thông thạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh bởi lẽ khi giao dịch mà nắm vững ngoại ngữ của bạn thì việc giao dịch giữa hai bên sẽ diễn ra thuận lợi hơn nhiều đồng thời có thể chủ động và phản ứng kịp thời nhưng tình huống xảy ra trong giao dịch buôn bán.
Một người lãnh đạo có tài còn là người biết tạo được mối không khí thuận lợi ở cơ quan mình, vì như vậy mới tránh được tình trạng chán nản trong công việc và đương nhiên ngày làm việc sẽ có hiệu quả hơn.
Cán bộ lãnh đạo chính là bộ mặt của Tổng công ty vì vậy hợp tác với Tổng công ty của các bạn hàng khác phụ thuộc rất nhiều vào việc ngoại giao của cán bộ lãnh đạo.
Đối với các cán bộ nghiệp vụ: phải là những người có trình độ, kiến thức về ngoại thương, có phương pháp tư duy tốt, biết đánh giá phân tích là tổng kết tình hình. Đặc biệt là đối với cán bộ làm việc tại các cơ quan có liên quan đến nước khác thì việc đòi hỏi có ngoại ngữ là điều tất yếu.
Hiện nay, ở COTOLIMEX nói chung các cán bộ đều am hiểu ngoại ngữ vì vậy việc giao dịch với bạn hàng không có gì khó khăn lắm, đồng thời tránh được sức ép mà bên kia đưa ra, từ đó tránh được các thiệt hại về tài sản cho toàn công ty và thực hiện tốt các hợp đồng.
Mặt khác, muốn thực hiện tốt công việc của mình các cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu phải am hiểu tất cả các điều kiện giao dịch trong buôn bán quốc tế, tập quán thương mại, phong tục tập quán nước khách hàng và luật pháp quốc gia, quốc tế đồng thời phải nắm vững các thông tin trên thị trường, những quyết định, quy định của Bộ Thương mại và Du lịch về hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, ngừng xuất nhập khẩu hay về hạn ngạch xuất nhập khẩu.
Tóm lại, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ phù hợp với công việc mà mình phụ trách, việc tạo một không khí thuận lợi trong công ty là một biện pháp cần thiết mà mỗi cán bộ công nhân viên đều phải cố gắng để tạo ra nó để đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Trên đây là các biện pháp về tổ chức, cơ cấu, hành chính của công ty nhằm làm cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng có hiệu quả. Sau đây là một số biện pháp thuộc về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu lựa chọn đối với COTOLIMEX cũng nhằm giúp cho công ty ngày càng làm ăn tốt hơn. Cụ thể:
4-/ Xác định đúng đắn mục tiêu xuất nhập khẩu
Là đơn vị kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn thu được lợi nhuận. Muốn vậy, công ty phải quan tâm đến vấn đề điều hoà vốn và thời gian hoàn vốn của mình. Từ đó xác định doanh số kim ngạch, thời gian cho lãi và các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ta có thể nói mục tiêu số một của doanh nghiệp là lợi nhuận, nó chi phối toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, công ty phải coi trọng các mục tiêu khác như vấn đề an ninh và chủ quyền quốc gia, việc bảo vệ môi trường và hiệu quả chung của toàn xã hội.
Để mục tiêu của công ty đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất, kỹ thuật, tiền vốn như hiện nay, công ty cần phải xác định phương hướng và biện pháp đầu tư, sử dụng những điều kiện s1/2n có. Muốn vậy, công ty phải nắm bắt được các nguyên nhân, xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân tới kết quả kinh doanh của công ty.
5-/ Giải pháp về tạo vốn
Việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu liên quan trực tiếp đến việc sử dụng ngoại tệ. Ngoài vốn tự có và vốn do Nhà nước cấp, công ty còn vay thêm vốn ngân hàng. Các nguôn vốn này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động nhưng cũng phải được cân đối theo quy định chung trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, do sử dụng ngoại tệ để xuất nhập khẩu nên công ty cần phải chuyển đến vấn đề ngoại hối và tỷ giá của nó so với VNĐ. Đối với hoạt động xuất khẩu thì công ty mua hàng trong nước bằng nội tệ và bán cho nước ngoài thu ngoại tệ, thông thường sau khi mua hàng xuất khẩu công ty thường quy đổi luôn ra ngoại tệ nên việc tính toán tỷ lệ chênh lệch là căn cứ quyết định thời điểm giao hàng. Còn đối với hoạt động nhập khẩu công ty phải mua bằng ngoại tệ và bán ra cho thị trường trong nước thu nội tệ, cho nên khi đã thanh toán xong và bán được hàng thì việc công ty có thu được lãi hay không còn phải xem xét. Do tỷ giá trao đổi của ngoại tệ luôn biến động nên trên thực tế tiền lãi có thể bị hạn chế có thời điểm phải chịu lỗ. Do đó cần phải dự đoán trước tình hình biến động của tỷ giá hối đoái so với sự biến động của tỷ suất hàng hoá trong thời hạn ngắn để phân tích xác định xem có nên thu gom hàng và quyết định việc xuất nhập khẩu hay không? Cách tốt nhất là công ty nên duy trì một số vốn bằng ngoại tệ trong tổng số vốn dành cho xuất nhập khẩu, công ty có thể ký kết hợp đồng ngoại hối với Ngân hàng ngoại thương, nơi công ty đăng ký mở tài khoản để được đảm bảo định mức dự trữ về ngoại tệ được ưu tiên mua ngoại tệ tại thời điểm và sau một thời gian của hợp đồng sẽ thanh toán với ngân hàng bằng nội tệ theo tỷ giá được ký kết, điều đó có nghĩa là công ty hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh và có một lượng ngoại tệ dự trữ luôn đủ dành cho xuất nhập khẩu.
6-/ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Trong cơ chế thị trường, vấn đề trở thành trung tâm của mọi hoạt động kinh tế là bất kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nào cũng cần phải tiến hành trên công tác nghiên cứu thị trường vì nó quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì nghiên cứu thị trường càng đóng vai trò quan trọng và quyết định.
Trước đây, việc nghiên cứu thị trường nước ngoài là không quan trọng bởi xuất nhập khẩu theo nghị định thư của Nhà nước nên bạn hàng là do Nhà nước chỉ định, nhưng sang cơ chế tự hoạch toán kinh doanh, công ty tự tìm bạn hàng, giao dịch, thị trường quen biết biến động, thị trường mới mở rộng, thì nắm vững thị trường nước ngoài là công việc có ý nghĩa sống còn đối với công ty hiện nay. Việc nghiên cứu thị trường ở công ty mới ở mức trung bình, khai quát như nắm được tình hình chung về kinh tế-chính trị-xã hội ở thị trường đó, về bạn hàng cũng chỉ nắm sơ qua về loại hình kinh doanh của họ, đại diện của họ, mối quan hệ cũ của họ với công ty. Do đó, trong thời gian tới phòng, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác này, cần đi vào cụ thể, chi tiết hơn như phải nắm chính xác:
- Chế độ chính sách, luật pháp có ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh trực tiếp ở thị trường đó cũng như phong tục tập quán của họ.
- Cần nắm rõ hơn về uy tians, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhất là tình hình kinh doanh nội tại của bạn hàng cần giao dịch.
- Xác định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của người đứng tên giao dịch của đối tác.
7-/ Mở rộng mặt hàng kinh doanh
Công ty cần kinh doanh đa dạng mặt hàng hơn nữa, đây là cách thức kinh doanh chắc chắn và phổ biến nhất ở những doanh nghiệp sâu chuyên môn hoá và đa dạng sẽ khắc phục nhược điểm cho nhau.
Công ty cần thay đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng đa dạng hoá, chuyển cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường. Tìm kiếm bạn hàng mới nhưng đồng thời phải củng cố bạn hàng truyền thống, tạo nguồn hàng và thị trường ổn định.
Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, cần mở rộng và xâm nhập sâu hơn vào các thị trường mới và nhiều mặt hàng khác nữa. Kinh doanh những mặt hàng mới rất cần có sự thận trọng và linh hoạt vì kinh nghiệm chưa có mà đối thủ cạnh tranh lại nhiều. Còn những mặt hàng cũ cần có chính sách giá linh hoạt (chẳng hạn như giá ưu đãi cho bạn hàng truyền thống hoặc chính sách giá khuyến mại). Riêng những mặt hàng không cần kim ngạch phải tranh thủ những lô lớn. Yếu tố cân bằng xuất nhập khẩu cần thiết vì nó đánh giá khả năng sản xuất cũng như cạnh tranh của một nước, tuy nhiên không bắt buộc phải cân bằng mà tuỳ theo từng thời điểm tăng cường cho loại hàng nào để đem lại cho hiệu quả nhất.
Ví dụ: Khi tỷ giá cao, đồng Việt Nam mất giá ta cần tăng cường hàng xuất khẩu hạn chế tối đa hàng nhập khẩu, hoặc khi hàng ngoại thị trường trong nước tiêu thụ mạnh cần đẩy mạnh nhập khẩu.
Tóm lại, lựa chọn mặt hàng chủ lực và đa dạng hoá mặt hàng đây là cốt lõi của quá trình kinh doanh để thực sự làm chủ chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa các mặt hàng cũ nhu cầu gần như bão hoà trên thị trường truyền thống, vì vậy đổi mới và tăng cường mặt hàng kinh doanh dựa trên một số mặt hàng chủ lực là bước đi đúng hướng. Đối với các thị trường mới cần đưa ra những mặt hàng tốt đẹp, rẻ hơn, ... để thu hút gợi mở nhu cầu, còn các thị trường cũ phải duy trì và kích thích các nhu cầu mới. Cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo nguồn hàng thiết lập quan hệ làm ăn với nhiều công ty, với các mặt hàng giống nhau để thay thế để khi nước ngoài có nhu cầu có thể thu gom hàng xuất khẩu kịp thời.
8-/ Củng cố và quan hệ tốt với bạn hàng cũ, mở rộng phát triển với các bạn hàng mới
Hiện nay, số lượng bạn hàng trong nước của công ty chưa phong phú, công ty mở rộng một số bạn hàng khác trong nước để tạo các chân hàng ổn định thường xuyên cho công tác xuất khẩu.
Trong cơ chế cạnh tranh hiện nay thì có được các bạn hàng nhất là khách mua hàng đã là rất khó, giữ được mối quan hệ với các bạn hàng cũ, đã hiểu và có uy tín với nhau còn khó hơn. Cái cốt yếu dành chiến thắng trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng, sự giúp đỡ lẫn nhau với các bạn hàng, khách hàng cũ làm ăn có uy tín. Đó là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động kinh doanh và muốn được như vậy thì phong cách làm ăn, cách cư xử của công ty với bạn hàng và khách hàng cũng phải thể hiện chữ tín, sự giúp đỡ và đảm bảo lợi ích cho bạn hàng một cách sòng phẳng kể cả hi sinh lợi ích của mình, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi cả một mối quan hệ lâu dài, mất nhiều thời gian và công sức mới gây dựng được. Tuy nhiên cũng cần phải đánh giá tương lai triển vọng của các khách hàng, bạn hàng cũ từ đó tập trung coi mối quan hệ nào tốt hơn để đem lại hiệu quả hơn trong hợp tác kinh doanh cả về hiện tại và lâu dài.
Việc xác định bạn hàng, khách hàng quen, có uy tín là công việc khó khăn và chỉ có thời gian, thực tế làm ăn với nhau mới chứng minh được.
Trong sự đa dạng phát triển của kinh doanh không cho phép hoạt động kinh doanh chỉ hạn hẹp trong một số chủ thể nhất định. Do sự cạnh tranh, cùng với sự mất đi một số bạn hàng, khách hàng nhất định, việc tìm và quan hệ với bạn hàng, khách hàng mới là điều tất yếu không thể thiếu. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu,người bạn hàng là người nước ngoài, trong cơ chế “mua dễ bán khó” này thì tìm người bạn hàng là không khó nhưng việc nắm bắt, tìm hiểu người bán là rất khó do ở quốc gia khác nhau, cách xa nhau, đồng thời nhiều khi là các doanh nghiệp mới thành lập hoặc không có tên tuổi trên thị trường thế giới. Mặt khác, người mua hàng là doanh nghiệp trong nước có thể tìm hiểu được kỹ càng nhưng tìm được một doanh nghiệp là người mua thì rất khó.
Khi tìm đến một bạn hàng, khách hàng mới, cán bộ kinh doanh ít nhất phải nắm được một cách đầy đủ chính xác các vấn đề sau:
- Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thành lập lâu chưa, ai là người chịu trách nhiệm trong quan hệ kinh doanh?
- Uy tín và tín nhiệm của họ.
- Thực trạng kinh doanh của họ hiện nay (về vốn, cơ sở vật chất các chi nhánh, đại diện, ...)
- Họ đã làm ăn với công ty lần nào chưa.
- Mức độ liên doanh liên kết trong thu mua khai thác để có các mặt hàng đó.
Tiêu chuẩn hoá quốc tế đối với một số mặt hàng quan trọng để đảm bảo khai thác thu mua hàng đạt chất lượng cao, phù hợp với thị trường quốc tế và công ty có phương hướng tổ chức xuất khẩu trong thời gian tới.
Công ty phải xây dựng giá mua hợp lý, tìm biện pháp giảm bớt những chi phí ngoài giá bán của người cung cấp như chi phí của người thu mua, vận chuyển, xếp dỡ, hoa hồng bao bì, đóng gói, hao hụt ...
9-/ Phải chặt chẽ hơn trong việc xác định điều khoản của hợp đồng về:
- Căn cứ pháp lý của hợp đồng phải dựa trên pháp luật của Việt Nam.
- Các điều khoản về tên hàng-quy cách-phẩm chất-bao bì ... cần phải ghi rõ ràng, cặn kẽ tránh tình trạng bị hiểu sai.
- Về phương thức giao hàng phải nêu rõ có sự chứng kiến của các bên, đảm bảo sự khách quan cho tổn thất (nếu có).
- Nên chọn tổ chức trọng tài Việt Nam sẽ có lợi hơn, ít tốn phí hơn (nếu có tranh chấp).
Trong việc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu cần lưu ý các điểm sau:
+ Cần chuẩn bị tốt hơn phân tích kết quả thu được của phương án giao dịch, xem xét các hình thức thuê tàu, cước phí vận chuyển, thời gian giao nhận hàng, khả năng thanh toán của bạn hàng. Tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả (tỷ suất lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, tỷ suất ngoại tệ). Cần dự đoán trước nhu cầu thị trường và xác định chính xác thời điểm ký kết hợp đồng có lợi nhất. Chẳng hạn khi mặt bằng giá quốc tế lên cao tranh thủ ký kết hợp đồng xuất khẩu và ngược lại. Nhiều hợp đồng lúc ký kết có thể có lãi nhưng lúc thực hiện do tỷ giá ngoại tệ giảm đột ngột có thể không có lãi hoặc lỗ vì vậy thời điểm kinh doanh là rất quan trọng.
+ Nhu cầu thị trường diễn ra rất phức tạp, dễ mất bạn hàng khi có đối thủ khác chen chân nên chớp lấy thời cơ kinh doanh khi có điều kiện.
+ Các điều khoản hợp đồng phải quy định ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu, không nên có những điều khoản mập mờ có thể hiểu theo nhiều cách. Đây chính là một kẽ hở mà bạn hàng có thể lợi dụng có khi gây thiệt hại lớn cho chúng ta.
+ Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu: khâu chuẩn bị hàng hoá cần được thực hiện đầy đủ và nhanh chóng hơn. Thông báo chính xác ngày giao hàng ra cảng, ngày tàu nhận hàng ... Trên đường đi có thể đi thẳng hoặc chuyển tải cần nắm vững quy luật vận động của thị trường để chọn thời gaian và phương thức giao hàng cho phù hợp.
Hiện nay, tình hình kinh doanh của đơn vị chịu sự chi phối của một số văn bản:
- Danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quyết định số 238/TM-xnk ngày 4/4/1997 của Bộ Thương Mại về “cơ chế quản lý kinh doanh hàng hoá xnk".
- Quyết định của Chính phủ 752/TTg và các văn bản pháp quy quy định chính sách mặt hàng và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 1998.
- Sửa đổi một số điều luật thuế xuất nhập khẩu của Bộ Thương Mại 1999.
10-/ Công ty cần chuẩn bị mọi điều kiện và thủ tục để chuyển sang “cổ phần hoá”
Đây là điều cốt lõi để đảm bảo cho công ty đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường (hiện nay còn nhiều trở ngại là Việt Nam thị trường chứng khoán chưa đi vào hoạt động. Do vậy, Nhà nước xúc tiến càng nhanh càng tốt sự ra đời của nó).
COTOLIMEX nên đưa ra kế hoạch phát triển dài hạn 5 năm (2001-2003) và những năm tiếp theo.
- Sự phát triển của thị trường trong nước.
- Mở rộng và phát triển thị trường ngoài nước.
- Xây dựng các mặt hàng chủ lực.
- Khả năng phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
- Giải pháp về vốn đầu tư.
- Cơ chế quản lý, bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ...
Trên đây là những giải pháp chính từ đó công ty tìm kiếm lựa chọn con đường phát triển trong tương lai cho phù hợp với khả năng của bản thân và xu hướng vận động khách quan của thị trường.
Ngoài ra, Công ty cũng cần phải tập trung vào giải quyết một số vấn đề vẫn còn vướng mắc như sau:
+ Công ty cần phải sẵn sàng chấp nhận phương án có lãi thấp (15%) để tăng số phương án làm ăn, tạo việc làm và cũng có nhiệm vụ cho cán bộ.
+ Mở rộng hình thức thanh toàn để cán bộ kinh doanh thông thuộc nắm vững các thủ tục thanh toán, từ đó có thể áp dụng linh hoạt đối với từng hợp đồng. Sự linh hoạt trong thanh toán quốc tế có thể làm giảm được chi phí ngân hàng và tận dụng được sự biến động của tỷ giá hối đoái, làm tăng lãi cho phương án kinh doanh, đặc biệt là đối với hợp đồng có vốn lớn ...
+ Phát huy hoạt động xuất khẩu nhằm từng bước cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, chuyển hướng kinh doanh cho phù hợp với chính sách của Nhà nước và quy chế của Công ty. Phân công mặt hàng chuyên phù hợp với khả năng của từng cán bộ ...
Bên cạnh những giải pháp trực tiếp của Công ty, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng có hiệu quả hơn, Công ty cần phải quan tâm tới những vấn đề liên quan đến quản lý vĩ mô của Nhà nước.
III-/ Một số kiến nghị đối với Nhà nước về những vấn đề liên quan đến quản lý vĩ mô:
Để làm tốt việc kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài nỗ lực của Công ty, kiến nghị Nhà nước cần phải có cơ chế và một số biện pháp thích hợp: Sự phát triển bền vững nền kinh tế chúng ta phụ thuộc phần lớn vào chính sách thương mại của Nhà nước. Chính sách thương mại phải có tác dụng gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới.
1-/ Chính sách thuế xuất nhập khẩu:
Hiện nay, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và là biện pháp chính để bảo hộ sản xuất nội địa. Chính sách thuế cần phải nhất quán đối với mọi cơ sở sản xuất kinh doanh không có những ưu tiên riêng biệt tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Nhà nước cần giảm thuế doanh thu chứ không nên tăng thuế xuất nhập khẩu để người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá với giá thấp hơn. Nhà nước cần hỗ trợ giảm hoặc miễn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông lâm thuỷ sản là mặt hàng truyền thống của đất nước và không nên quá lạm dụng thuế nhập khẩu để tránh tình trạng buôn lậu.
Hệ thống các chính sách thuế cần phải được kiện toàn để chống thất thu và lạm thu do việc hàng hoá bị đánh thuế nhiều lần.
2-/ Về chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu:
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chịu sự quản lý của Nhà nước, vì vậy để kinh doanh có hiệu quả, Nhà nước cần có những chính sách phân bổ hợp lý hạn ngạch xuất nhập khẩu. Hiện nay việc dành hạn ngạch xuất khẩu đã phân bổ cho các đơn vị sản xuất thông qua các Bộ, ngành hàng gây ra không ít phiền hà cho cơ sở, không phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước cần hoàn thiện phương thức phân bổ hạn ngạch theo nguyên tắc “một cửa” chỉ phân bổ cho các đơn vị đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp theo nhóm hàng để có hiệu quả kinh tế cao hơn đóng góp nhiều hơn cho Nhà nước.
3-/ Về chính sách quản lý ngoại tệ:
Cần có sự quản lý ngoại tệ của Nhà nước để đảm bảo có được đầu vào bằng nhập khẩu (gồm: nguyên liệu, bán thành phẩm, các thiết bị và phụ tùng mà trong nước chưa sản xuất được) và các đầu ra bằng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
Mặc dù có sự thiếu ngoại tệ ở các doanh nghiệp nhưng có khá nhiều tình trạng lưu thông nội bộ cũng như việc tích trữ ngoại tệ ở quy mô khá lớn. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp giải quyết hậu quả tiêu cực của những sự trao đổi ít nhiều tuỳ tiện như thế. Việc quản lý hợp lý ngoại tệ được coi là vấn đề chủ yếu cho thời kỳ kế hoạch 5 năm tới. Nhà nước cần phải chuyển sự ưu tiên phân bổ vốn ngoại tệ cho các dự án lớn tốn khá nhiều ngoại tệ và thời gian xây dựng cơ bản lâu, song việc cổ vũ khuyến khích các mối liên kết trong nội bộ các ngành công nghiệp và cải tiến hoạt động của doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn kinh tế. Chính sách về tỷ giá hối đoái của Nhà nước có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái cho ta biết giá một đơn vị tiền tệ của một nước ngoài tính bằng tiền nước ta. Khi một công ty có hoạt động xuất nhập khẩu thì tất yếu sẽ có lúc công ty đó tiến hành bán hoặc mua ngoại tệ. Song nếu bán ngoại tệ cho ngân hàng ngoại thương thì công ty đó sẽ bị thấp hơn giá thị trường khoảng 10%, hoặc nếu mua ngoại tệ của ngân hàng cao hơn giá thị trường. Do đó, các đơn vị nhiều khi xử lý bằng cách bán ngoại tệ cho các đơn vị kinh tế khác có nhu cầu ngoại tệ theo giá thị trường, hoặc tìm các mặt hàng xuất nhập khẩu khác có chênh lệch giá cao để nhập. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần có một sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một tỷ giá ngoại hối tương đương sát với giá thị trường. Khoảng chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra phải là tối thiểu, chỉ gồm lệ phí dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, nhà nước cần giành một số ngoại tệ cho ngân hàng ngoại thương vay để làm vốn kinh doanh ngoại tệ và điều tiết tỷ giá cho thị trường ổn định không đột biến.
Trong khi chưa có biện pháp khống chế giá thị trường tương ứng với tỷ giá kinh doanh của ngân hàng thì chấp nhận mua theo tỷ giá thị trường để đảm bảo cho các đơn vị xuất khẩu không bị thiệt (vì toàn bộ giá mua hàng xuất khẩu và giá bán hàng nhập khẩu đều theo tỷ giá thị trường).
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và du lịch cần quản lý bằng cách buộc các đơn vị phải thanh toán qua ngân hàng, tiến tới xoá bỏ tình trạng các đơn vị giữ ngoại tệ, tự do mua bán cho nhau.
Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách tích cực về tỷ giá hối đoái như công bố các tỷ giá trên các phương diện thông tin đại chúng, hỗ trợ cho các ngân hàng kinh doanh ngoại tệ và giữ cho tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh như USD, ... ổn định trên thị trường nội địa. Hiện tại, chính sách của tỷ giá hối đoái là tạo điều kiện cho xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước đang có kế hoạch sẽ xây dựng thị trường hối đoái hợp pháp trong tương lai để chống lại tình trạng buôn bán ngoại tệ ở thị trường ngầm gây thất thu cho Nhà nước.
4-/ Nhà nước cần giúp đỡ công tác tiếp thị xuất khẩu và nhập khẩu
Thực tế cho thấy những hiểu biết kém cỏi và thiếu thông tin về thị trường thế giới là một trở ngại lớn với hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy nhiều máy móc thiết bị nhập khẩu với giá cao. Điều đó là nguyên nhân của việc nghiên cứu tiếp cận thị trường kém, Nhà nước phải tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc tổ chức công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài.
5-/ Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế:
Đây là sự sống còn cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, Nhà nước tạo môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp đảm bảo các đơn vị trực tiếp liên doanh liên kết với nước ngoài tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho nước ngoài thu được lượng vốn lớn, góp phần tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
Hiện nay mặc dù Nhà nước đã tạo được môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhưng chưa được hoàn thiện, tuy nhiên thực hiện điều này cần có thời gian và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ quyền kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như công ty COTOLIMEX.
Tóm lại, để tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu cần nhiều yếu tố phối hợp sử dụng nhiều cách thức biện pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng kinh doanh của đơn vị.
Xuất nhập khẩu là một đòn bẩy quan trọng để đưa nền kinh tế nước nhà đi lên, đồng thời hoà nhập được với cộng đồng quốc tế cho đúng với xu thế của thời đại ngày nay là kinh tế được quốc tế hoá.
Kết luận
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thực tế rất đa dạng và phức tạp chuyển biến không ngừng. Vì vậy nó đòi hỏi phải được bổ xung và hoàn thiện theo thời gian.
Đề tài đã xây dựng trên cơ sở tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của COTOLIMEX thời cơ chế thị trường, từ đó phân tích rút ra những kết luận có ý nghĩa thiết thực đối với không chỉ hoạt động xuất nhập khẩu của COTOLIMEX mà với cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nhà nước nói chung hiện nay.
Với công việc nghiên cứu như trên đã trau dồi được những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tế cho những sinh viên kinh tế khi ra trường, đặc biệt là những người ham thích và sẽ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thương. Đề tài bao hàm những nội dung, kiến thức quan trọng rất đáng tham khảo và nắm vững đối với sinh viên ra trường nói riêng và những người hoạt động kinh doanh thương mại nói chung.
Qua thời gian được học tập tại trường, dưới sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của các thày, các cô, bản thân em đã thu hái được những kiến thức cơ bản về lý luận ngoại thương, tiếp thu được những thông tin mới nhất, từ đó vận dụng với công việc thực tế trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Đề tài hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn GS. PTS Trần Minh Tuấn và sự chỉ bảo của các Cô, chú cán bộ công nhân viên trong phòng xuất nhập khẩu, cùng với sự nỗ lực cố gắng tìm hiểu của bản thân trong quá trình thực tập tại phòng xuất nhập khẩu Công ty Du lịch và xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Tuy nhiên đây là một vấn đề phức tạp, rộng lớn và do thời gian hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thày Cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo hướng dẫn GS. PTS Trần Minh Tuấn và các cô chú cán bộ kinh doanh trong phòng xuất nhập khẩu Công ty Du Lịch và xuất nhập khẩu Lạng Sơn đã giúp em trau dồi kiến thức cơ bản, không ngừng nâng cao hiểu biết và đã hoàn thành đề tài này.
Tài liệu tham khảo
1-/ Giáo trình thương mại quốc tế PGS.PTS Nguyễn Duy Bột
- NXB Hà Nội 2000
2-/ Giáo trình Kinh tế thương mại PGS.PTS Nguyễn Duy Bột
PGS.PTS Đặng Đình Đào - NXB Thống kê-Hà nội 1999
3-/ Giáo trình Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế
PTS Trần Chí Thành - NXB Thống kê-Hà nội 1997
4-/ Giáo trình Thương mại dịch vụ trong sự nghiệp CNH và HĐH
PGS.PTS Nguyễn Duy Bột
PGS.PTS Đặng Đình Đào -Hà nội 1999
5-/ Giáo trình Kinh tế ngoại thương-Trường ĐH Ngoại Thương
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11305.DOC