Một số đặc điểm bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất

Về thương tổn mô bệnh học: nghiên cứu này cho thấy tất cả các tổn thương giải phẫu bệnh đều có thể gặp ở NCT như bệnh thận IgA, bệnh tạo keo, u lymphom, viêm vi mạch huyết khối.không gặp viêm cầu thận có liềm thể và do lupus. Trong đó, tổn thương mô bệnh học thường gặp nhất là xơ hóa từng ổ. Sang thương tối thiểu đứng hàng thứ 2 và không có trường hợp nào có viêm cầu thận màng trong nghiên cứu này (bảng 5). Kết quả này khác với các nghiên cứu của tác giả Donadio JV và Jurgen Floege. Theo Donadio JV, ở NCT viêm cầu thận màng thường gặp nhất, tỷ lệ phát hiện sang thương thể viêm cầu thận màng tăng từ 14,6% năm 1959 đến 33% vào năm 1984(1). Nghiên cứu tổng hợp từ nhiều nước cũng ghi nhận 2 thể giải phẫu bệnh thường gặp nhất của HCTH là viêm cầu thận màng (54%), sang thương tối thiểu (19%). Có 20% các trường hợp thể này kết hợp với bệnh lý ác tính. Cơ chế về sự kết hợp giữa tổn thương màng cầu thận và bệnh lý ác tính được cho là qua trung gian đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên u. Các bệnh lý ung thư đại tràng, phổi, thận, vú, dạ dày thường kết hợp với viêm cầu thận màng. Lymphoma Hodgkin và non-Hodgkin thường gặp đi kèm với sang thương tối thiểu. Vì vậy trước BN lớn tuổi có HCTH cần khám lâm sàng kỹ, hỏi tiền sử và tầm soát bệnh lý ung thư. Theo y văn thể sang thương tối thiểu ở người trẻ 15-23%, trung niêngià: 16-21%. Thể xơ hóa khu trú từng ổ: trẻ 19% (người da trắng), 55% (người da màu); người trung niên và già 13% (người da trắng), 35% (người da màu)(2,5). Ngược lại, tác giả Cheryl L cho rằng thể sang thương tối thiểu và viêm cầu thận màng thường gặp ở người trẻ hơn là ở NCT. Bệnh cầu thận nhiễm bột nguyên phát (primary glomerulonephritis) và viêm cầu thận có crescent (crescentic glomerulonephritis) rất thường gặp ở NCT. Bệnh thận IgA và xơ hoá từng điểm rất hiếm gặp ở NCT. Tuy nhiên, ở NCT theo tác giả này khó để chẩn đoán, đánh giá các tổn thương giải phẫu bệnh khi sinh thiết thận. Thí dụ, chẩn đoán thể sang thương xơ hoá từng ổ rất khó chính xác nếu sinh thiết đúng vào vùng các cầu thận có xơ hoá do tuổi cao(1). Kết hợp với các triệu chứng lâm sàng chúng tôi cho rằng chẩn đoán giải phẫu bệnh thể xơ hoá từng ổ trong nghiên cứu này là phù hợp, có lẽ không phải sinh thiết đúng vào vùng các cầu thận có xơ hoá do tuổi cao. Ngoài ra, bệnh cảnh xơ hóa từng ổ kèm theo sang thương của bệnh thận đái tháo đường cũng thường gặp trên lâm sàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thể bệnh xơ hóa từng ổ ở người bệnh cao tuổi Việt Nam trên một mẫu lớn hơn. Thể sang thương tối thiểu trong nghiên cứu của chúng tôi thường gặp hàng thứ 2. Kết quả này phù hợp với y văn, chiếm 15-20%.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 166 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CẦU THẬN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Nguyễn Bách*, Lê Ngọc Trân*, Huỳnh Ngọc Linh** TÓM TẮT Mục tiêu: tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương giải phẫu bệnh thận các bệnh lý cầu thận ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân: 26 bệnh nhân (BN) cao tuổi và 49 BN trẻ tuổi có các bệnh lý cầu thận được sinh thiết thận từ 11/2011 đến 4/2014 tại khoa Thận, Bệnh viện Thống Nhất. Tiêu chuẩn chọn bệnh: ≥ 60 tuổi và mô sinh thiết đủ tiêu chuẩn chẩn đoán giải phẫu bệnh. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang và có đối chứng. Chỉ định sinh thiết thận: bệnh lý cầu thận nguyên phát hoặc thứ phát, suy thận cấp và suy thận mạn chưa rõ nguyên nhân, viêm thận Lupus. Mô thận được nhuộm HE, PAS và miễn dịch huỳnh quang với 5 markers (IgA, IgG, IgM, C3 và C1q). Kết quả: Tỷ lệ BN có tăng huyết áp, phù ở BN cao tuổi so với người trẻ lần lượt là 50%; 84,6% so với 20,24%; 57,14% (p 90, 60-89, 30-59, 15-29 và < 15 ở BN cao tuổi so với người trẻ lần lượt là 0%; 3,8%; 34,6%; 42,3%; 19,2% so với 22,4%; 32,7%; 22,4%; 14,3%; 8,2% (p < 0,05). Ở người cao tuổi, tỷ lệ hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát và HCTH không điển hình ở BN đái tháo đường lần lượt là 46,15% và 38,46%. Tỷ lệ tổn thương dạng sang thương tối thiểu và xơ hóa từng ổ ở BN cao tuổi so với người trẻ lần lượt là 26,92% và 38,46% so với 34,69% và 28,57% (p < 0,05). Ngoài ra còn gặp một số tổn thương khác là bệnh thận IgA, bệnh tạo keo và u lymphom. Sinh thiết mô thận phát hiện tỷ lệ BN có cầu thận xơ hóa toàn bộ, tăng sinh gian mạch cầu thận, teo ống thận, xơ hóa mô kẽ và dày lớp nội mạc động mạch lần lượt là 61,5%; 65,4%; 92,3% và 57,7%. Kết luận: Biểu hiện phù, tăng huyết áp cao hơn và suy giảm chức năng thận nặng hơn so với người trẻ. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là HCTH và HCTH không điển hình ở bệnh nhân đái tháo đường. Các biểu hiện cận lâm sàng như rối loạn protid, albumin, lipid máu, ion natri, kali huyết thanh, mức độ thiếu máu không khác so với người trẻ. Ở người cao tuổi, tổn thương mô bệnh học thường gặp nhất là xơ hóa từng ổ. Mô thận ở người cao tuổi còn cho thấy nhiều cầu thận bị xơ hóa, tăng sinh gian mạch và dày màng đáy cầu thận và mô kẽ bị xơ hóa và teo ống thận. Từ khóa: bệnh lý cầu thận, người cao tuổi, mô bệnh học thận, xơ hóa từng ổ. ABSTRACT SOME CHARACTERISTICS OF GLOMERULAR DISEASES IN THE ELDERLY IN THONG NHAT HOSPITAL Nguyen Bach, Le Ngoc Tran, Huynh Ngoc Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 166 - 171 Objectives: to investigae clinical, paraclinical and renal pathology characterictics of glomerular diseases in the elderly patients in Thong Nhat hospital. Patients and method: - Patients: 26 elderly and 49 young patients with glomerular diseases caused by * Khoa Nội thận; Bệnh Viện Thống Nhất Tp HCM ** Bộ môn giải phẫu bệnh, ĐHYK Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Bách, ĐT: 0918209808, Email: bachnguyen32@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 167 primary or unknown secondary etiology were performed kidney biopsy from 12/2011 to 4/2014 in department of Nephrology, Thong Nhat hospital, HCM city. Inclusion criteria: ≥ 60 years old and adequate renal tissue for pathological diagnosis (≥ 6 glomerulies). - Method: prospective, cross-sectional and controll study. Indications of kidney biopsy: glomerular diseases caused by primary or unknown secondary etiology, Lupus nephritis, acute renal failure or chronic renal failure with unknown causes. Renal tissues were stained HE, PAS and immunofluorescent with 5 markers (IgA, IgG, IgM, C3 và C1q). Results: Percentage hypertension, edema in the elderly versus in the young were 50%; 84.6% versus 20.24%; 57.14% respectively (p 90, 60 - 89, 30 - 59, 15 - 29 and < 15 in the elderly versus in the young were 0%; 3.8%; 34.6%; 42.3% and 19.2% versus 22.4%; 32.7%; 22.4%; 14.3% and 8.2% respectively (p < 0.05). In the elderly, percentage of primary nephrotic syndrom and untypical nephrotic syndrom in diabetes were 46.15% and 38.46% respectively. Percentage of minimal change and focal segmental glomerular sclerosis (FSGS) in the elderly versus in the young were 26.92% and 38.46% versus 34.69% and 28.57% respectively (p < 0.05). In addtion, some patients with IgA nephropathy, amyloidosis and lymphoma were found in this study. Percentage reanl tissues with global sclerosis, mesangium proliferation, atophy of renal tubular, interstitial sclerosis and thickening of intimal layer of artery were 61.5%; 65.4%; 92.3% and 57.7% respectively. Conclusions: We found that higher percentage of edema, hypertension and lower GFR in the elderly versus in the young. The most common clinical manifestations were primary nephrotic syndrom and untypical nephrotic syndrom in diabetes. Paraclinical parameters such as protid, albumin, lipid profile, sodium, potassium, anemia in the elderly were not different from the young. The most common renal pathology was FSGS. Renal pathology were chracterized typically by focal sclerosis, mesangium proliferation, atophy of renal tubular, interstitial sclerosis. Keywords: glomerular diseases, elderly, renal pathology, FSGS. MỞ ĐẦU Bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi (NCT) có thể có một số đặc điểm về lâm sàng và giải phẫu bệnh không giống như ở người trẻ. Tại Việt Nam, đặc biệt Bệnh Viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lớn điều trị cho NCT nhưng chưa có nghiên cứu nào có tính hệ thống về tổn thương giải phẫu bệnh của các bệnh lý cầu thận ở NCT. Ngày nay với sự gia tăng dân số NCT và chỉ định sinh thiết thận được áp dụng rộng rãi cho cả NCT nên bệnh lý cầu thận ngày càng được chẩn đoán nhiều hơn. Theo dữ liệu của hội đồng nghiên cứu ở Anh, tần suất sinh thiết thận ở NCT tăng từ 6% năm 1978 lên đến 21% năm 1990. Theo báo cáo của Donadio JV, tỷ lệ phát hiện sang thương thể viêm cầu thận màng tăng từ 14,6% năm 1959 đến 33% vào năm 1984(1). Về mặt lâm sàng, nghiên cứu của Cameron cho thấy tỷ lệ hội chứng thận hư (HCTH) ở NCT tăng từ 18% năm 1963 đến 20% năm 1995. Cũng theo số liệu tại Anh nghiên cứu về bệnh lý viêm cầu thận từ 20 trung tâm từ 1978 đến 1990, trong số 7.161 mẫu sinh thiết ở người trưởng thành thì có đến 25% là ở người trên 60 tuổi và hội chứng thận hư là chỉ định sinh thiết thường gặp nhất(1). Mục tiêu của nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương giải phẫu bệnh thận các bệnh lý cầu thận ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP Bệnh nhân 26 bệnh nhân (BN) cao tuổi và 49 BN trẻ tuổi có các bệnh lý cầu thận. Tiêu chuẩn chọn bệnh: ≥ 60 tuổi, mô sinh thiết đủ tiêu chuẩn chẩn đoán giải phẫu bệnh. Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, quan sát, mô tả và có đối chứng với nhóm trẻ tuổi. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 168 áp dụng trong nghiên cứu. Tiêu chuẩn kỷ thuật sinh thiết thận: Tiêu chuẩn mẫu mô đạt yêu cầu khi tổng số cầu thận ≥ 6 và hoặc đạt yêu cầu kết luận của bác sĩ giải phẫu bệnh. Đội ngũ sinh thiết thận: bác sĩ thận học được đào tạo có kỷ năng thành thạo sinh thiết thận, bác sĩ (BS) siêu âm và BS giải phẫu bệnh chuyên về thận. Quy trình thủ thuật sinh thiết thận chuẩn. Súng sinh thiết BARD Magnum. Máy siêu âm GE Logiq P5 với đầu dò 3,5 và 7,5 Mhz. Xử lý mô sinh thiết: mô thận thu được ngâm vào vào formol % và chuyển đến phòng giải phẫu bệnh. Mô được nhuộm HE, PAS và miễn dịch huỳnh quang. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư khi có 2 trong 3 dấu chứng sau: phù toàn thân, tràn dịch đa màng; đạm niệu > 3,5 g/24 giờ; protein toàn phần < 60 g/L, albumin < 30 g/L: tiêu chuẩn chính; tăng lipid máu(3). Chẩn đoán tiểu đạm không triệu chứng: <3g/ngày(2). Tiểu máu vi thể không triệu chứng: >2 hồng cầu/HPF hoặc >10x10 6 hồng cầu/L hoặc 1000 - 5000 hồng cầu/phút (theo phương pháp cặn Addis)(2). Tiểu máu đại thể: hồng cầu dày đặc hoặc > 5000 hồng cầu/phút (theo phương pháp cặn Addis)(3). Tăng huyết áp (THA): đang điều trị THA hoặc HA TT ≥ 130 mmHg và/hoặc HA TTr ≥ 85 mmHg. Đánh giá rối loạn lipid máu: dựa vào khuyến cáo của ADA năm 2010. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận đái tháo đường không điển hình: thời gian mắc bệnh ĐTĐ < 10 năm, không có bệnh lý võng mạc, đạm niệu > 3,5g/24 g xuất hiện đột ngột, có tiểu máu đại thể, không có trụ hồng cầu. Xử lý số liệu thống kê Dựa theo các thuật toán thống kê y học và dùng máy vi tính với phần mềm SPSS 13.0. KẾT QUẢ Bảng 1: Các đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu Đặc điểm BN ≥ 60 tuổi (n=26) BN< 60 tuổi (n=49) p Tuổi (X±SD) 68,31± 7,33 33,67±12,97 <0,05 Cân nặng (kg) (X±SD) 58,42±9,07 58,61±11,10 >0,05 Nam giới, n(%) 20(76,9) 30(61,22) >0,05 Số cầu thận trên mẫu mô sinh thiết (X±SD) 13,15±7,50 12,27±7,35 >0,05 Biến chứng tiểu máu sau sinh thiết, n(%) 4(15,4) 1(2,04) <0,05 Bảng 2: Các hội chứng lâm sàng của bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi (n=26) Các hội chứng lâm sàng Số BN Tỷ lệ % Hội chứng thận hư nguyên phát 12 46,15 - Không có hồng cầu niệu 4 - Có hồng cầu niệu 8 Hội chứng thận hư không điển hình ở BN đái tháo đường 10 38,46 - Không có hồng cầu niệu 4 - Có hồng cầu niệu 6 Tiểu đạm < 3,5g/24 giờ và có hồng cầu niệu 2 7,69 Suy thận mạn không rõ nguyên nhân 1 3,85 Suy thận cấp không rõ nguyên nhân 1 3,85 Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng của bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi Đặc điểm lâm sàng BN ≥ 60 tuổi(n=26) BN< 60 tuổi(n=49) p Tăng huyết áp, n(%) 13(50) 10(20,41) <0,05 Phù, n(%) 22(84,6) 28(57,14) <0,05 Lọc máu cấp cứu, n(%) 2(7,7) 5(10,20) >0,05 Bảng 4: Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi Chỉ số BN≥ 60 tuổi (n=26) BN< 60 tuổi (n=49) p Đạm niệu (g/24g): >0,05 Trung vị 4,55 3,7 Khoảng tứ vị (25%-75%) (1,99-7,68) (1,16-7,82) Protid máu toàn phần (g/L) >0,05 Trung vị 55,50 55,90 Khoảng tứ vị (25%-75%) (50,60-66,13) (46,78-65,38) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 169 Chỉ số BN≥ 60 tuổi (n=26) BN< 60 tuổi (n=49) p Albumin máu (g/L): >0,05 Trung vị 23,50 25,32 Khoảng tứ vị (25%-75%) (17,50-29,80) (17,90-32,80) Triglycerid (mmol/L): >0,05 Trung vị 1,95 2,42 Khoảng tứ vị (25%-75%) (1,57-3,15) (1,53-3,37) Cholesterol (mmol/L): >0,05 Trung vị 6,03 6,49 Khoảng tứ vị (25%-75%) (4,84-8,82) (4,59-9,89) Ure máu (mmol/L): <0,05 Trung vị 10,65 8,2 Khoảng tứ vị (25%-75%) (8,07-14,83) (5,15-14,53) Creatinin (µmol/L): <0,05 Trung vị 167,00 118 Khoảng tứ vị (25%-75%) (123,50-253,00) (87-222) Độ lọc cầu thận (mL/p): <0,05 Trung vị 24,97 67,83 Khoảng tứ vị (25%-75%) (12,29-39,69) (33,32-88,28) Phân mức lọc cầu thận (mL/p) <0,05 >90 0(0) 11(22,4) 60-89 1(3,8) 16(32,7) 30-59 9(34,6) 11(22,4) 15-29 11(42,3) 7(14,3) <15 5(19,2) 4(8,2) Na+ (mmol/L) (X±SD) 135,73±5,10 137,49±4,47 >0,05 K+ (mmol/L) (X±SD) 4,00±0,56 4,04±0,53 >0,05 Hb (g/dL) (X±SD) 11,23±2,46 12,29±2,27 >0,05 Tiểu máu, n(%) 16(61,54) 29(59,18) >0,05 - Đại thể 5 13 - Vi thể 11 16 Bảng 5: Các thể thương tổn giải phẫu bệnh ở người cao tuổi Đặc điểm lâm sàng ≥ 60 tuổi (n=26) < 60 tuổi (n=49) p Sang thương tối thiểu 7(26.92) 17(34,69) <0,05 Xơ hóa từng ổ 10(38.46) 14(28,57) <0,05 - Xơ hóa từng ổ đơn thuần 6 13 - Xơ hóa từng ổ trên nền tổn thương cầu thận do đái 4 1 tháo đường Bệnh thận do đái tháo đường 3 1 Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch 1 2 Bệnh thận IgA 2 5 Viêm ống thận kẽ 0 4 Bệnh tạo keo 1 0 U lymphom 1 0 Viêm vi mạch huyết khối 1 1 Viêm thận Lupus 0 3 Viêm cầu thận có liềm thể 0 2 Bảng 6: Đặc điểm tổn thương cầu thận, ống thận kẽ và mạch thận ở người cao tuổi Đặc điểm giải phẫu bệnh Số BN (n=26) Tỷ lệ % Cầu thận - Không có cầu thận xơ hóa toàn bộ 10 38,5 - ≥50% số cầu thận xơ hóa toàn bộ 1 3,8 - <50% số cầu thận xơ hóa toàn bộ 15 57,7 Tăng sinh gian mạch cầu thận 17 65,4 Dày màng đáy cầu thận 9 34,6 Teo ống thận, xơ hóa mô kẽ 24 92,3 Dày lớp nội mạc động mạch 15 57,7 Hyalin lớp tiểu động mạch 11 42,3 Nhuộm miễn dịch huỳnh quang dương tính IgA 1 3,8 Miễn dịch huỳnh quang (+) với IgM, IgG, C1q, C3q, C3c 0 0 Nhuộm Congo cho máu cam 1 3,8 Thâm nhiễm lymphoma thận và nhuộm hoá mô miễn dịch dương tính với tế bào CD3 và CD20. 1 3,8 BÀN LUẬN Về độ tuổi, nhóm BN cao tuổi trong nghiên cứu này có độ tuổi cao (68,31± 7,33). Các nghiên cứu ở Việt Nam phần lớn tập trung ở người trẻ. Tác giả Trần Thị Bích Hương và cộng sự trong lô sinh thiết trên 68 BN chỉ có 4 (5,88%) BN ≥ 60 tuổi(1). Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của Vương Tuyết Mai khi sinh thiết 148 BN bệnh lý cầu thận tuổi trung bình cũng chỉ 30,3 ± 10,6 (16- 61)(5). Vì vậy, chúng tôi đã thu thập được một số lượng tương đối lớn BN cao tuổi để tìm hiểu một số đặc điểm riêng biệt về các bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi. Về biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một số điểm khác với ở người trẻ. Tỷ lệ cao có tiểu máu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Chuyên Đề Thận Niệu 170 vi thể, chỉ số ít có tiểu máu đại thể. Tỷ lệ có tăng huyết áp, phù và suy thận cao hơn so với người trẻ (bảng 3,4). Tăng huyết áp có thể là hậu quả của suy thận và cũng có thể là do biến đổi mạch máu tại thận theo tuổi. Bảng 2 cho thấy các hội chứng lâm sàng của bệnh lý cầu thận thường gặp nhất là HCTH nguyên phát và HCTH không điển hình ở BN đái tháo đường. Ít gặp các thể bệnh khác như tiểu đạm không triệu chứng, suy thận mạn và suy thận cấp không rõ nguyên nhân. Kết quả này cũng phù hợp với Cameron và các tác giả khác. Nghiên cứu của Cameron cho thấy tỷ lệ hội chứng thận hư ở NCT tăng từ 18% năm 1963 đến 20% năm 1995. Theo số liệu tại Anh nghiên cứu về bệnh lý viêm cầu thận từ 20 trung tâm từ 1978 đến 1990, trong số 7.161 mẫu sinh thiết ở người trưởng thành thì có đến 25% là ở người trên 60 tuổi và HCTH là chỉ định sinh thiết thận thường gặp nhất(1). Về thương tổn mô bệnh học: nghiên cứu này cho thấy tất cả các tổn thương giải phẫu bệnh đều có thể gặp ở NCT như bệnh thận IgA, bệnh tạo keo, u lymphom, viêm vi mạch huyết khối...không gặp viêm cầu thận có liềm thể và do lupus. Trong đó, tổn thương mô bệnh học thường gặp nhất là xơ hóa từng ổ. Sang thương tối thiểu đứng hàng thứ 2 và không có trường hợp nào có viêm cầu thận màng trong nghiên cứu này (bảng 5). Kết quả này khác với các nghiên cứu của tác giả Donadio JV và Jurgen Floege. Theo Donadio JV, ở NCT viêm cầu thận màng thường gặp nhất, tỷ lệ phát hiện sang thương thể viêm cầu thận màng tăng từ 14,6% năm 1959 đến 33% vào năm 1984(1). Nghiên cứu tổng hợp từ nhiều nước cũng ghi nhận 2 thể giải phẫu bệnh thường gặp nhất của HCTH là viêm cầu thận màng (54%), sang thương tối thiểu (19%). Có 20% các trường hợp thể này kết hợp với bệnh lý ác tính. Cơ chế về sự kết hợp giữa tổn thương màng cầu thận và bệnh lý ác tính được cho là qua trung gian đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên u. Các bệnh lý ung thư đại tràng, phổi, thận, vú, dạ dày thường kết hợp với viêm cầu thận màng. Lymphoma Hodgkin và non-Hodgkin thường gặp đi kèm với sang thương tối thiểu. Vì vậy trước BN lớn tuổi có HCTH cần khám lâm sàng kỹ, hỏi tiền sử và tầm soát bệnh lý ung thư. Theo y văn thể sang thương tối thiểu ở người trẻ 15-23%, trung niên- già: 16-21%. Thể xơ hóa khu trú từng ổ: trẻ 19% (người da trắng), 55% (người da màu); người trung niên và già 13% (người da trắng), 35% (người da màu)(2,5). Ngược lại, tác giả Cheryl L cho rằng thể sang thương tối thiểu và viêm cầu thận màng thường gặp ở người trẻ hơn là ở NCT. Bệnh cầu thận nhiễm bột nguyên phát (primary glomerulonephritis) và viêm cầu thận có crescent (crescentic glomerulonephritis) rất thường gặp ở NCT. Bệnh thận IgA và xơ hoá từng điểm rất hiếm gặp ở NCT. Tuy nhiên, ở NCT theo tác giả này khó để chẩn đoán, đánh giá các tổn thương giải phẫu bệnh khi sinh thiết thận. Thí dụ, chẩn đoán thể sang thương xơ hoá từng ổ rất khó chính xác nếu sinh thiết đúng vào vùng các cầu thận có xơ hoá do tuổi cao(1). Kết hợp với các triệu chứng lâm sàng chúng tôi cho rằng chẩn đoán giải phẫu bệnh thể xơ hoá từng ổ trong nghiên cứu này là phù hợp, có lẽ không phải sinh thiết đúng vào vùng các cầu thận có xơ hoá do tuổi cao. Ngoài ra, bệnh cảnh xơ hóa từng ổ kèm theo sang thương của bệnh thận đái tháo đường cũng thường gặp trên lâm sàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thể bệnh xơ hóa từng ổ ở người bệnh cao tuổi Việt Nam trên một mẫu lớn hơn. Thể sang thương tối thiểu trong nghiên cứu của chúng tôi thường gặp hàng thứ 2. Kết quả này phù hợp với y văn, chiếm 15-20%. Bảng 6 mô tả ở NCT có 61,5% cầu thận xơ hóa, 65,4% tăng sinh gian mạch cầu thận và dày màng đáy cầu thận (34,6%). Đặc điểm của xơ hoá cầu thận là dạng từng điểm, hiếm gặp xơ hoá toàn bộ. Xơ hoá cầu thận được xem là bệnh lý khi tỷ lệ số cầu thận toàn bộ > (tuổi/2-10)%. Xơ hoá cầu thận chủ yếu xảy ra ở vùng vỏ thận, vùng tuỷ thận tương đối còn nguyên vẹn. Tỉ lệ tiểu cầu thận bị xơ hoá tăng dần theo tuổi < 5% ở độ tuổi 40 và tăng đến 10-30% ở độ tuổi 80. Tỉ lệ phần trăm số cầu thận bị xơ hoá toàn bộ cũng tăng dần theo tuổi ngay cả khi không bị mắc các bệnh lý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 171 như THA và tổng số cầu thận còn chức năng cũng bị giảm theo tuổi. Nghiên cứu bằng kính hiển vi cho thấy xơ hoá từng ổ đi kèm dày màng đáy. Tuổi càng tăng tỷ lệ cầu thận bị sẹo tăng theo. Ở tuổi 50, tất cả các người được sinh thiết thận đều có dấu hiệu xơ hoá các cầu thận và tỷ lệ xơ hoá tăng dần theo tuổi(2). Về biến đổi tại ống thận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 92,3% BN cao tuổi đều có xơ hóa mô kẽ và teo ống thận (bảng 6). Ở NCT, ống thận bị thoái hoá, giảm kích thước và số lượng ống thận và lắng đọng mô liên kết ở tuỷ thận ở NCT. Giảm chiều dài ống lượn gần, giảm thể tích ống thận, teo ống thận, dày màng ống thận, giảm kích thước các tế bào biểu mô ống thận, tạo các trụ trong lòng ống thận kết hợp với tăng xơ hoá mô kẽ dẫn tới tổn thương chức năng ống lượn gần và ống lượn xa. Riêng đối với ống lượn xa người ta còn ghi nhận có sự tạo thành các túi thừa. Phì đại ống thận xảy ra ở các tiểu cầu thận còn lại đặc biệt là ở ống lượn gần(2). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 26 bệnh nhân cao tuổi và 49 bệnh nhân trẻ tuổi có các bệnh lý cầu thận tại Khoa Thận, Bệnh viện Thống Nhất chúng tôi rút ra một số đặc điểm bệnh lý cầu thận ở người cao tuổi như sau: Biểu hiện phù, tăng huyết áp cao hơn và suy giảm chức năng thận nặng hơn so với người trẻ. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là hội chứng thận hư và hội chứng thận hư không điển hình ở bệnh nhân đái tháo đường. Các biểu hiện cận lâm sàng như rối loạn lipid máu, ion natri, kali, thiếu máu không khác so với người trẻ. Tổn thương mô bệnh học thường gặp nhất là xơ hóa từng ổ. Mô thận ở người cao tuổi có nhiều cầu thận bị xơ hóa, tăng sinh gian mạch và dày màng đáy, xơ hóa mô kẽ và teo ống thận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kunis CL and Teng SN (2000). Treatment of Glomerulonephritis in the elderly. Seminars in Nephrology, Vol 20, No3 (May), 256-263. 2. Feehally J, Floege J (2010). Ig A Nephropathy and Henoch- Scholein Nephritis In: Comprehensive clinical Nephrology. Fourth edition. Pp 270-281. Elservier Sauders. 3. Nachman PH, et al (2007), “Primary glomerular diseases. Nephrotic syndrome”, The kidney. 8th edition, Sauders Elsevier, pp. 990) 4. Trần Thị Bích Hương, Lê Thanh Toàn, Trần Hiệp Đức Thắng, Nguyễn Tấn Sử, Phùng Thanh Lộc, Nguyễn Thị Cẩm tuyết, Vũ Lệ Anh (2012). Sinh thiết thận qua da bằng súng tự động dưới hướng dẫn của siêu âm cho một số bệnh nhân đặc biệt. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ bản tập 16. Số 3. 2012. ISSN 1859-1779. Tr 161-170. 5. Vương Tuyết Mai, Phạm Nữ Nguyệt Quế (2013). Tỷ lệ các biến chứng sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm ở bệnh nhân viêm cầu thận. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ bản tập 17. Số 3. 2013. ISSN 1859-1779. Tr 82-87. Ngày nhận bài báo: 14/5/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/5/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_benh_ly_cau_than_o_nguoi_cao_tuoi_tai_benh_v.pdf
Tài liệu liên quan