Một số đặc điểm dịch tễ học sốt rét ở cộng đồng dân di cư tự do tại huyện Krông Bông, Dak Lak năm 2010

KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại cộng đồng dân di cư tự do Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở cộng đồng dân di cư tự do là 8,80% (CI 95%: 6,99- 10,98), tỷ lệ giao bào chiếm 3,86%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nam là 52,05%; ở nữ là 47,95%. Nhóm tuổi nhiễm cao nhất là 9-16 tuổi và >16 tuổi. P.falciparum là loài chiếm tỷ lệ cao nhất, 80,82% trong tổng số KSTSR. Trung gian truyền bệnh Tại xã Cư Drăm đã thu thập được 18 loài, tại Hòa Phong có 20 loài muỗi Anophles, có trung gian truyền bệnh chính là An.minimus và An.dirus. Mật độ An.minimus đốt máu trong nhà bắt đầu từ 20 giờ đêm, cao nhất 22-23 giờ sau đó giảm dần và kéo dài đến 3-4 giờ sáng. Mật độ An.dirus đốt máu trong nhà bắt đầu từ 21 giờ đêm, cao nhất 22-23 giờ sau đó giảm dần và kéo dài đến 1-2 giờ sáng. Nguy cơ mắc sốt rét tại cộng đồng dân DCTD Tỷ lệ mầm bệnh và giao bào cao trong cộng đồng, thành phần loài muỗi phong phú (có cả An.minimus, An.dirus) là điều kiện để bệnh lây lan dễ dàng. Nguy cơ mắc sốt rét khi ngủ màn không thường xuyên gấp 2,37 lần so với ngủ màn thườngz xuyên (p<0,001)), mới vào định cư <1 năm gấp 1,70 lần so với người sống >1 năm (p<0,05), và có đi rừng và ngủ lại trong rừng gấp 1,94 lần so với người không đi rừng, ngủ rẫy (p<0,01).

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học sốt rét ở cộng đồng dân di cư tự do tại huyện Krông Bông, Dak Lak năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 26 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC SỐT RÉT Ở CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ TỰ DO TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, DAK LAK NĂM 2010 Hồ Văn Hoàng*, Nguyễn Duy Sơn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tỷ lệ mắc sốt rét tại miền Trung-Tây Nguyên giảm nhưng nguy cơ mắc sốt rét ở người dân di cư tự do vẫn rất cao. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở cộng đồng dân di cư tự do tại huyện Krông Bông; xác định thành phần loài, mật độ muỗi Anopheles ở cộng đồng dân di cư tự do và mô tả một số yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ở cộng đồng này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang dịch tễ học. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở người dân di cư tự do là 8,80%. Thu thập được 2 vectơ chính là An.minimus và An.dirus. An.minimus đốt máu trong nhà từ 20 giờ đêm, cao nhất 22-23 giờ, giảm dần đến 3- 4 giờ sáng. An.dirus đốt máu trong nhà từ 21 giờ đêm, cao nhất 22-23 giờ, giảm dần đến 1-2 giờ sáng. Nguy cơ mắc sốt rét khi ngủ màn không thường xuyên gấp 2,37 lần so với ngủ màn thường xuyên (p<0,001), mới vào định cư 1 năm (p<0,05), có ngủ lại trong rừng mắc sốt rét gấp 1,94 lần so với người không ngủ rừng (p<0,01). Kết luận: Nguy cơ mắc sốt rét ở người dân di cư tự do rất cao cần có những biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp. Từ khóa: Ký sinh trùng sốt rét, dân di cư tự do. ABSTRACT SOME MALARIA EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS AT THE MIGRANT COMMUNITY IN KRONG BONG DISTRICT, DAK LAK PROVINCE 2011 Ho Van Hoang, Nguyen Duy Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 26 - 30 Background: Although malaria morbidity and mortality rates in central Vietnam reduced considerably compared with previous years, the risk of malaria infection is still high at the migrant people. Objectives: To determine the proportion of malaria parasite infection and to determine the species, density of Anopheles and to describe some risk factors of malaria infection at the migrant people. Study method: Cross-sectional study. Results: The results of cross-sectional study showed that the infection of malaria parasite at the migrant people was 8.80% (95%CI: 6.99-10.98), P. falciparum was dominant with 80.82% of malaria parasite total. The entomological survey showed that there were the present of 2 main vectors (An.minimus and An.dirus). The An.minimus starting biting human was from 20:00 at night, highest density at 22-23 and decreasing to 3-4 AM of next day. The An.dirus starting biting was from 21:00 at night, highest density at 22-23 and decreasing to 3-4 AM of next day. The risk factors of malaria infection refer to those migrants who sleep under nets irregularly (OR=2.37, p<0.001), to newly arrived migrants < 1 year (OR=1.70, p<0.05) and those who go to work and spend * Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn Tác giả liên lạc: Ts. Bs. Hồ Văn Hoàng, ĐT: 0914004629, Email: ho_hoang64@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 27 nights in the forest (OR=1.94, p<0.01). Conclusion: The high risks of malaria infection in the migrant people and we should apply appropriate malaria control solutions for these people. Key words: Malaria parasite, migrant people. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét đang gia tăng trở lại ở một số vùng trên thế giới. Một trong những yếu tố góp phần vào sự gia tăng trở lại này là do sự di dân đến định cư ở những vùng đất khác.... Ở Việt Nam, hiện nay ước tính có trên 2 triệu dân di cư tự do (DCTD) đến các khu vực khắp cả nước. Trong đó, Đak Lak là tỉnh có số DCTD lớn nhất, đang sống trong rừng sâu, lẩn tránh trong rừng sâu nơi có sốt rét lưu hành nặng, khó tiếp cận với hệ thống y tế (2,Error! Reference source not found.,3). Để đánh giá nguy cơ mắc sốt rét ở cộng đồng dân di biến động này, đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ học sốt rét ở cộng đồng dân di cư tự do tại huyện Krông Bông, tỉnh Dak Lak năm 2011” nhằm các mục tiêu sau: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở cộng đồng dân DCTD do tại huyện Krông Bông năm 2011. Xác định thành phần loài, mật độ muỗi Anopheles ở cộng đồng dân DCTD. Mô tả một số yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ở cộng đồng này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu Chọn 2 xã Hòa Phong và Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đak Lak nơi có nhiều dân DCTD từ phía Bắc vào để nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Người dân DCTD định cư dưới 24 tháng kể từ lúc nghiên cứu. Muỗi Anopheles. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu ngang, mô tả dịch tễ học xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR), thành phần loài, mật độ muỗi Anopheles. Cỡ mẫu theo công thức nghiên cứu ngang. Z2(1-/2) pq n = ------------------ d2 Với =0,05, Z(1-/2)= 1,96. p=0,10, d=0,03. Để bổ sung cho các trường hợp mất mẫu, cộng thêm 5% vào mẫu, mỗi xã điều tra khoảng 410 người. Kỹ thuật nghiên cứu Xét nghiệm tìm KSTSR. Quan sát nhà, thói quen ngủ màn của người dân. Kỹ thuật điều tra và định loại muỗi Anopheles. Thời gian nghiên cứu Năm 2010. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm KSTSR và giao bào ở dân DCTD huyện Krông Bông. TT Xã Điều tra KSTSR Giao bào SL* Tỷ lệ %, 95%CI SL % 1 Cư Drăm 409 37 9,05 (6,53-12,36) 17 4,16 2 Hòa Phong 421 36 8,55 (6,14-11,75) 15 3,56 Tổng 830 73 8,80 (6,99-10,98) 32 3,86 *SL: Số lượng Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR ở dân DCTD chiếm 8,80%; tỷ lệ giao bào chiếm 3,86%. Tại Cư Drăm, tỷ lệ nhiễm KSTSR là 9,05%; tại Hòa Phong tỷ lệ này là 8,55%. Bảng 2. Phân bố nhiễm KSTSR theo giới tại điểm nghiên cứu. TT Xã Nam Nữ Điều tra KSTSR (+) % Điều tra KSTSR (+) % 1 Cư Drăm 189 19 10,05 220 18 8,18 2 Hòa Phong 196 19 9,69 225 17 7,56 Tổng 385 38 9,87 445 35 7,87 Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nam là 9,87%; ở nữ là 7,87%. Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nam tại Cư Drăm là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 28 10,05%; tại Hòa Phong là 9,69%. Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nữ tại Cư Drăm là 8,18%; tại Hòa Phong là 7,56%. Bảng 3. Phân bố nhiễm KSTSR theo lứa tuổi tại điểm nghiên cứu. Tuổi Cư Drăm Hòa Phong Điều tra KSTSR (+) % Điều tra KSTSR (+) % 0-1 11 0 0,00 8 0 0,00 1-2 46 3 6,52 42 3 7,14 3-4 72 6 8,33 81 6 7,41 5-8 83 7 8,43 98 8 8,16 9-16 95 10 10,53 94 9 9,57 >16 102 11 10,78 98 10 10,20 Tổng 409 37 9,05 421 36 8,55 Nhóm tuổi nhiễm cao nhất là >9 tuổi. Tại Cư Drăm nhiễm KSTSR ở nhóm tuổi 9-16 là 10,53%; nhóm > 16 tuổi là 10,78%. Tại Hòa Phong nhiễm KSTSR ở nhóm tuổi 9-16 là 9,57%; nhóm > 16 tuổi là 10,20%. Bảng 4. Cơ cấu KSTSR tại các điểm nghiên cứu. Xã KSTSR (+) P.falciparum P.vivax Phối hợp (P.f+P.v) SL % SL % SL % Cư Drăm 37 30 81,08 5 13,51 2 5,41 Hòa Phong 36 29 80,56 6 16,67 1 2,78 Tổng 73 59 80,82 11 15,07 3 4,11 P.falciparum là loài chiếm tỷ lệ cao nhất, 80,82% trong tổng số KSTSR. Tỷ lệ P.vivax là 15,07%, 4,11% là nhiễm phối hợp (P.f+P.v). Thành phần loài, mật độ côn trùng tại các điểm điều tra Kết quả thu thập và định loại muỗi tại các điểm điều tra cho thấy tại vùng Cư Drăm có 18 loài, 767 cá thể (có An.minimus và An.dirus); tại vùng Hòa Phong có 20 loài, 677 các thể (có An.minimus và dirus) (Bảng 5). Mật độ chung loài An.minimus là 0,083-0,088, An.dirus là 0,058-0,063 con/giờ/người. Mật độ đốt máu An.minimus trong nhà cao hơn ngoài nhà ở cả 2 vùng, đối với An.dirus thì ngược lại mật độ thu thập ở ngoài nhà cao hơn (Bảng 6). Mật độ An.dirus đốt máu trong nhà bắt đầu từ 21 giờ đêm, cao nhất 22-23 giờ sau đó giảm dần và kéo dài đến 1-2 giờ sáng (Bảng 7). Bảng 5. Mật độ một số loài muỗi đốt máu trong nhà và ngoài nhà. Loài muỗi Mật độ trong nhà (con/giờ/người) Mật độ ngoài nhà (con/giờ/người) Mật độ chung (trong và ngoài nhà) Cư Drăm Hòa Phong Cư Drăm Hòa Phong Cư Drăm Hòa Phong An.aconitus 0,07 0,12 0,075 0,067 0,071 0,092 An.dirus 0,05 0,04 0,067 0,083 0,058 0,063 An.jeyporiensis 0,14 0,13 0,133 0,058 0,138 0,092 An. maculatus 0,10 0,18 0,075 0,133 0,088 0,154 An.minimus 0,10 0,09 0,075 0,075 0,088 0,083 Bảng 6. Mật độ An.minimus đốt máu theo giờ trong nhà tại các điểm nghiên cứu. Giờ Xã 18-19 19-20 20-21 21-22 22-23 23-24 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 Cư Drăm 0 0 0,1 0,1 0,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0 0 Hòa Phong 0 0 0,1 0,2 0,4 0,1 0,1 0,1 0,1 0 0 0 Bảng 7. Mật độ An.dirus đốt máu theo giờ trong nhà tại các điểm nghiên cứu. Giờ Xã 18-19 19-20 20-21 21-22 22-23 23-24 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 Cư Drăm 0 0 0 0,1 0,2 0,1 0,1 0,1 0 0 0 0 Hòa Phong 0 0 0 0,1 0,2 0,1 0,1 0 0 0 0 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 29 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc sốt rét của người dân DCTD Bảng 8. Phân tích các yếu tố nguy cơ nhiễm KSTSR. Yếu tố nguy cơ Nhiễm Không Tổng Ngủ màn thường xuyên Không 56 372 OR = 2,37(1,40- 4,03) p <0,001 Có 24 378 Đi rừng, ngủ rẫy Có 42 272 OR =1,94 (1,19- 3,17) p <0,01 Không 38 478 Thời gian định cư < 1 năm 45 323 OR=1,70 (1,04- 2,78) p<005 1-2 năm 35 426 Ngủ màn không thường xuyên có nguy cơ nhiễm sốt rét gấp 2,37 lần người có ngủ màn (p<0,001). Có hoạt động đi rừng ngủ rẫy nguy cơ nhiễm sốt rét gấp 1,94 lần người không có đi rừng ngủ rẫy (p<0,01). Định cư dưới 1 năm có nguy cơ mắc nhiễm sốt rét gấp 1,70 lần người định cư trên 1 năm (p<0,05). BÀN LUẬN Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở cộng đồng dân DCTD huyện Krông Bông Dân di cư tự do là những người đi từ các tỉnh phía Bắc (chủ yếu từ Tuyên Quang và Lào Cai) vào định cư tại các vùng núi rừng của Tây Nguyên. Với lý do trốn tránh chính quyền, phần lớn người dân vào định cư tại các vùng rừng sâu, xa cơ sở y tế, khó tiếp cận, cộng đồng dân di cư từ các tỉnh phía Bắc nơi có tình hình sốt rét giảm thấp và ổn định, miễn dịch hầu như không có, nên nguy cơ mắc sốt rét và tử vong là rất cao. Kết quả điều tra tại cộng đồng dân di cư tự do cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR rất cao chiếm 8,80%; tỷ lệ giao bào 3,86%. Tại Cư Drăm, tỷ lệ nhiễm KSTSR là 9,05%; tại Hòa Phong tỷ lệ này là 8,55%. Một số điều tra của Viện sốt rét KST-CT Quy Nhơn tại cộng đồng dân DCTD xã Dak Rmang (Dak Nông) năm 2003 thì tỷ lệ dân định cư <1 năm là 9,75%, Quảng Sơn (Dak Glong, Dak Nông) là 7,15%, Cư Róa (Madrak, Dak Lak) là 8,66%, Ea Ô (Ea kar, Dak lak) là 8,33%. (2005). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt rét tại cộng đồng dân di cư tại Ea Súp cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR nhóm dân dưới 2 năm là 4,3% (1,2). Phân tích theo giới cho thấy tỷ lệ nhiễm ở nam là 52,05%; tỷ lệ nhiễm ở nữ là 47,95%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở nam và nữ tại 2 điểm cũng không có sự khác biệt. Về lứa tuổi nhóm tuổi nhiễm cao nhất là 9- 16 và > 16. Tại Cư Drăm nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nhóm tuổi 9-16 là 10,53%; nhóm > 16 tuổi là 10,78%. Tại Hòa Phong nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nhóm tuổi 9-16 là 9,57%; nhóm > 16 tuổi là 10,20%. Điều này có thể lý giải là do nhóm > 9 tuổi còn có thêm hoạt động đi rừng, ngủ rẫy, khai thác lâm thổ sản, ngủ lại trong rừng mà không có các biện pháp bảo vệ cá nhân. Thể giao bào trong cơ thể người khi được muỗi đốt có khả năng tạo nên quá trình lây lan bệnh cho người lành trong nghiên cứu này cũng chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ giao bào chung tại 2 điểm là 3,86%; tại Cư Drăm là 4,16%; tại Hòa Phong là 3,56%. Thành phần loài và mật độ côn trùng sốt rét Về trung gian truyền bệnh, điều tra đã xác định được các loài muỗi truyền bệnh chính là An.minimus và An.dirus. Mật độ chung loài An.minimus là 0,083-0,088 con/giờ/người, An.dirus là 0,058-0,063 con/giờ/người. Mật độ đốt máu An.minimus trong nhà cao hơn ngoài nhà ở cả 2 vùng, đối với An.dirus thì ngược lại mật độ thu thập ở ngoài nhà cao hơn, Ngoài 2 trung gian truyền bệnh chính tại các điểm này cũng đã phát hiện ra các loài truyền bệnh phụ khác. Một số yếu tố nguy cơ mắc sốt rét ở cộng đồng dân di cư tự do Các số liệu về mầm bệnh KSTSR, sự xuất hiện của giao bào và hiện diện của cả 2 trung gian truyền bệnh chính trong quá trình lan truyền bệnh cho thấy tình hình sốt rét tại các cộng đồng dân DCTD rất phức tạp, nguy cơ mắc cũng như tử vong do sốt rét vẫn tiềm ẩn rất cao. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 30 Kết quả điều tra cũng cho thấy loài P.falciparum chiếm ưu thế đến 80,82%, đây là loài có khả năng gây sốt rét ác tính dẫn đến tử vong rất cao. Các số liệu thống kê cũng chứng minh điều này, năm 2003 trong 15 trường hợp tử vong do sốt rét tại Dak Lak thì có 9 ca tử vong là dân DCTD chiếm 60% số tử vong do sốt rét cả năm của toàn tỉnh (1,2). Những trường hợp sốt rét nặng ở dân DCTD không được điều trị sớm, vận chuyển rất khó khăn, nên khi đã được chuyển đi thường xuất hiện nhiều biến chứng vượt quá khả năng điều trị của các tuyến y tế. Như vậy cho đến nay tỷ lệ mắc bệnh của người dân DCTD là rất đáng lo ngại nếu chúng ta không có các biện pháp tích cực để phòng chống sốt rét. Phân tích một số yếu tố nguy cơ mắc sốt rét có thể xác định việc ngủ màn không thường xuyên nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao 2,37 lần so với không ngủ màn, mới vào định cư <1 năm mắc bệnh 1,70 lần so với định cư > 2 năm, và có đi rừng và ngủ lại trong rừng mắc 1,94 lần so với không ngủ lại trong rừng. Các phân tích nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên cũng đã giải thích thêm cho những thảo luận trên. Để chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng dân DCTD cần phải có những giải pháp thống nhất và đồng bộ giữa chính quyền và y tế, sự hợp tác của tất cả người dân cũng như đầu tư kinh phí để nghiên cứu các giải pháp hiệu quả giảm tỷ lệ mắc và TVSR. KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại cộng đồng dân di cư tự do Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở cộng đồng dân di cư tự do là 8,80% (CI 95%: 6,99- 10,98), tỷ lệ giao bào chiếm 3,86%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở nam là 52,05%; ở nữ là 47,95%. Nhóm tuổi nhiễm cao nhất là 9-16 tuổi và >16 tuổi. P.falciparum là loài chiếm tỷ lệ cao nhất, 80,82% trong tổng số KSTSR. Trung gian truyền bệnh Tại xã Cư Drăm đã thu thập được 18 loài, tại Hòa Phong có 20 loài muỗi Anophles, có trung gian truyền bệnh chính là An.minimus và An.dirus. Mật độ An.minimus đốt máu trong nhà bắt đầu từ 20 giờ đêm, cao nhất 22-23 giờ sau đó giảm dần và kéo dài đến 3-4 giờ sáng. Mật độ An.dirus đốt máu trong nhà bắt đầu từ 21 giờ đêm, cao nhất 22-23 giờ sau đó giảm dần và kéo dài đến 1-2 giờ sáng. Nguy cơ mắc sốt rét tại cộng đồng dân DCTD Tỷ lệ mầm bệnh và giao bào cao trong cộng đồng, thành phần loài muỗi phong phú (có cả An.minimus, An.dirus) là điều kiện để bệnh lây lan dễ dàng. Nguy cơ mắc sốt rét khi ngủ màn không thường xuyên gấp 2,37 lần so với ngủ màn thườngz xuyên (p<0,001)), mới vào định cư <1 năm gấp 1,70 lần so với người sống >1 năm (p<0,05), và có đi rừng và ngủ lại trong rừng gấp 1,94 lần so với người không đi rừng, ngủ rẫy (p<0,01). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Văn Hoàng (2006). Di cư tự do và nguy cơ gia tăng sốt rét ở Đak Lak và Dak Nông. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 10, số 4/2006, tr.348-352. 2. Lê Xuân Hùng (2006). Nghiên cứu đặc điểm di dân, đặc điểm sốt rét và các yếu tố liên quan đến dịch tễ sốt rét của nhóm dân di cư tại huyện Ea Súp tỉnh Dak lak, 2002-2004. Công trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2001-2005, tập I. Viện sốt rét-KST-CT TƯ, nhà xuất bản Y học 2006, tr.81-90. 3. Martens PM, Hall L. (2000). Malaria on the Move: Human Population Movement and Malaria Transmission (Project Number FP/3210-96-01-2207), the Dutch National Research Program on Global Air Pollution and Climate Change (Project Number 952257), and the Netherlands Foundation for the Advancement of Tropical Research (Project Number WAA 93- 312/313). 4. Trường Đại học Y Hà Nội (1999), Dịch tễ học và thống kê ứng dụng trong NCKH, tr.98-114. 5. WHO (2011). World Malaria report 2011, pp:1-2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_dich_te_hoc_sot_ret_o_cong_dong_dan_di_cu_tu.pdf
Tài liệu liên quan