Một số đặc điểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu công nghiệp

BÀN LUẬN Kết quả 2 đợt điều tra tại 6 KCN cho thấy trong nhà máy 9 địa điểm (75%) có tỷ lệ dụng cụ có bọ gậy lớn hơn 10% . Trong nhà máy các KCN thành phần loài chủ yếu là Aedes albopictus (94,7%). Tại 2 địa phương được khảo sát cho thấy loài này tập trung chủ yếu trong các KCN tại Tp. Biên Hòa ‐ Đồng Nai.Trong 2 đợt điều tra cho thấy 100% KCN Tp. Biên Hòa Đồng Nai, 50% Quận Thủ Đức Tp. Hồ Chí Minh chúng tôi đã thu thập được loài muỗi Aedes albopictus. Ổ bọ gậy chủ yếu trong nhà máy là dụng cụ phế thải và dụng cụ khác. Với đặc thù trong các nhà máy có nhiều vật tư, dụng cụ sản xuất đây chính là các dụng cụ khác. Các loại vật tư dụng cụ này không được lưu kho mà để ngoài trời không được che đậy. Các loại phế thải chủ yếu trong các nhà máy là các loại vỏ xe ô tô hư hỏng vứt bỏ ngoài trời hoặc các loại vỏ xe ô tô dùng làm giảm chấn tại các kho hàng, chính những vật tư này là ổ chứa bọ gậy truyền bệnh SXH sinh sản và phát triển. Trong khu sản xuất nguồn nước sử dụng là nước máy được bơm lên 1 bồn chứa với một hệ thống khép kín, ít có dụng cụ chứa nước sạch dùng trong sinh hoạt như ở các khu dân cư, cho nên ổ chứa này là rất ít gặp. Đây là một đặc điểm sinh học quan trong trong công tác phòng chống véc tơ SXH trong các KCN. Với một kết quả nghiên cứu khác của Trương Quang Tiến tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội cho thấy véc tơ truyền bệnh chủ yếu là Aedes albopictus(1). Điều này cho thấy có sự phù hợp giữa nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu này.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 310 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VÉC TƠ TRUYỀN BỆNH   SỐT XUẤT HUYẾT TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP  Lê Thành Đồng*, Trần Nguyên Hùng*, Trần Thị Kim Hoa*, Phan Văn Ý*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Trong các khu công nghiệp các nguyên vật liệu để sản xuất phần lớn được bảo quản trong các  kho hàng nhưng bên cạnh đó có một số hàng hóa được tập trung ngoài trời không được che đậy như gốm sứ, đồ  nhựa là những nơi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) sinh sản và phát triển.  Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm sinh thái của véc tơ truyền bệnh SXH tại các khu công nghiệp từ tháng 4  – 11 năm 2013.  Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát sự hiện diện của muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus trên các vật  chứa tại khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai từ tháng 4‐11 năm 2013. Nghiên cứu cắt ngang mô tả.   Kết quả: Thành phần loài trong Khu công nghiệp (KCN) chủ yếu là Aedes albopictus. 9 địa điểm (75%) có  tỷ lệ dụng cụ có bọ gậy lớn hơn 10%. Ổ bọ gậy trong KCN chủ yếu là các dụng cụ dùng trong sản xuất và phế  thải.   Kết luận: Trong các KCN thành phần loài chủ yếu là Aedes albopictus với số lượng lớn nguy cơ dịch có thể  bùng phát. Do đó, cần giám sát véc tơ sốt xuất huyết, kiểm soát chặt chẽ các ca mắc sốt xuất huyết tại các khu  công nghiệp nhất là các trường hợp mắc là công nhân.  Từ khóa: Muỗi sốt xuất huyết, khu công nghiệp.  ABSTRACT  THE ECOLOGY AND BIOLOGY OF DENGUE VECTOR IN INDUSTRY ZONES  Le Thanh Dong, Tran Nguyen Hung,Tran Thi Kim Hoa, Phan Van Y, et al   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 310 – 314  Background:  In  industrial zones,  the materials are stored  in warehouse but some of  them are still stored  outside and not covered, such as ceramic, plastic, etc. which are places dengue transmitted mosquitoes lay eggs  and develop.   Objectives: To determine the biology of Dengue vector in industry zone.  Methods: A cross‐ sectional study, surveillance of Aedes aegypti, Aedes albopictuspresent  incontainers at  Ho Chi Minh, Bien Hòa industry zones, from April to November, 2013.  Results: Aedes albopictus is presented in 9 places while Aedes aegypti is absent in these places (75%). The  rate  of  containers which have  larvae  is  over 10%. These  containers  are usually materials  for production  and  wastes.  Conclusion:  In  industrial  zones, Aedes  albopictus  in  large  amount  leads  to  a  risk  of  dengue  endemic  outbreak. We  have  to  often monitor  the  dengue  vector  and manage  the  cases  of  dengue  in  industrial  zones,  especially in workers.   Keywords: Industrial zone, dengue mosquitoes.  * Viện Sốt rét ‐ Ký sinh trùng – côn trùng TP.Hồ Chí Minh   Tác giả liên lạc: PGs. Ts. Lê Thành Đồng   ĐT:  0839239946  Email: lethanhdong@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  311 ĐẶT VẤN ĐỀ  Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh dịch  lưu hành ở Việt Nam. Đặc biệt là các tỉnh thuộc  khu  vực Nam  Bộ. Khu  vực  này  hàng  năm  có  hàng ngàn ca mắc bệnh, tỷ lệ tử vong cao. Trong  năm  2012  có  77.148  ca mắc,  61  trường  hợp  tử  vong(3),  ảnh  hưởng  đến  sức  khỏe  cộng  đồng.  Dịch SXH diễn biến ngày càng phức  tạp,  trước  kia bệnh thường xảy ra ở những vùng trung tâm  đô thị thì nay đã lan tràn xuống vùng nông thôn.  Dịch  bệnh  xảy  ra do muỗi Aedes  aegypti, Aedes  albopictus là trung gian truyền bệnh chính(1).   Trong các khu công nghiệp các nguyên vật  liệu để sản xuất phần  lớn được bảo quản trong  các kho hàng nhưng bên cạnh đó có một số hàng  hóa  được  tập  trung ngoài  trời không  được  che  đậy  như  gốm  sứ,  đồ  nhựa,  là  những  nơi  cho  muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) sinh sản  và phát triển.  Tại khu vực phía Nam, hai  địa phương  có  nhiều  khu  công  nghiệp  là  tỉnh  Đồng  Nai  và  Thành  phố Hồ Chí Minh,  tình  hình mắc  bệnh  của các địa phương này có nhiều diễn biến phức  tạp  như  số  ca mắc  SXH  cao,  tử  vong do  SXH  lớn.Trong năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh có  12.099  số  ca mắc, 7  trường hợp  tử vong. Đồng  Nai có 7.615 số ca mắc, 10 trường hợp tử vong(3).  Đối với các khu công nghiệp nêu  trên cần phải  đặt ra yêu cầu là véc tơ truyền bệnh SXH trong  các khu công nghiệp trên có đặc điểm sinh thái  hoạt động như thế nào?  Mục tiêu nghiên cứu  Mô  tả một số đặc điểm sinh  thái của véc tơ  truyền bệnh SXH tại các khu công nghiệp.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Aedes aegypti, Aedes albopictus.   Địa điểm  Tại  tỉnh  Đồng  Nai:  3  Khu  công  nghiệp  (KCN): Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, AMATA. Tại  Thành phố Hồ Chí Minh: 3 Khu công nghiệp:  Linh Trung 1, Linh Trung 2, Bình Chiểu quận  Thủ Đức.Thời gian từ tháng 04 – 11 năm 2013.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu cắt ngang mô tả.  Số nhà máy điều tra là 3 nhà máy/khu công  nghiệp.  Thu thập bọ gậy trong các dụng cụ vật  liệu  chứa nước có bọ gậy  trong và quanh nhà máy.  Dụng  cụ  trữ nước; dụng  cụ phế  thải; dụng  cụ  khác (các vật tư, thiết bị ...trong sản xuất).  Cách tính các chỉ số muỗi và bọ gậy:  Chỉ số nhà có muỗi  (CSNCM)  là  tỷ  lệ phần  trăm nhà có muỗi cái trưởng thành.  CSNCM (%) =    Chỉ số nhà có bọ gậy (CSNBG) là tỷ lệ phần  trăm nhà có bọ gậy Aedes.  CSNBG (%) =    Chỉ  số  dụng  cụ  chứa  nước  có  bọ  gậy  (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa nước  có bọ gậy Aedes.  CSDCBG (%) =    KẾT QUẢ   Các  chỉ  số muỗi,  bọ  gậy Aedes  trong  nhà  máy  9 địa điểm ( 75%) có tỷ lệ dụng cụ có bọ gậy  lớn hơn 10 %. Tỷ  lệ nhà máy  có muỗi, bọ gậy  (lăng  quăng)  cao  nhất  KCN  Linh  Trung  1  và  Biên Hòa 2 (100%). Tỷ lệ dụng cụ có bọ gậy cao  nhất KCN Amata (66,66%).  Bảng 1: Chỉ số muỗi và bọ gậy của Aedes trong nhà máy  STT Thời gian Địa điểm Tỷ lệ nhà máy có muỗi (%) Tỷ lệ nhà máy có bọ gậy (%) Tỷ lệ dụng cụ có bọ gậy (%) 1 Đợt 1 (tháng 4,5) KCN Linh Trung 1 0 0 0 2 KCN Linh Trung 2 0 0 0 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 312 STT Thời gian Địa điểm Tỷ lệ nhà máy có muỗi (%) Tỷ lệ nhà máy có bọ gậy (%) Tỷ lệ dụng cụ có bọ gậy (%) 3 KCN Bình Chiểu 66,67 66,67 40 4 KCN Amata 66,67 66,67 66,66 5 KCN Biên Hòa 1 66,67 66,67 23,07 6 KCN Biên Hòa 2 66,67 66,67 32,14 7 Đợt 2 (tháng 8,9) KCN Linh Trung 1 100 100 37,5 8 KCN Linh Trung 2 33,34 33,34 9,1 9 KCN Bình Chiểu 100 66,67 47,62 10 KCN Amata 66,67 66,67 30 11 KCN Biên Hòa 1 66,67 100 27,28 12 KCN Biên Hòa 2 100 100 29,03 Thành phần muỗi Aedes trong nhà máy  Aedes albopictus: 94,7%  Aedes aegypti: 5,3%  Bảng 2: Thành phần muỗi Aedes trong nhà máy  STT Thời gian Địa điểm Số lượng Aedes aegypti Số lượng Aedes albopictus 1 Đợt 1 (tháng 4,5) KCN Linh Trung 1 0 0 2 KCN Linh Trung 2 0 0 3 KCN Bình Chiểu 6 0 4 KCN Amata 3 1 5 KCN Biên Hòa 1 28 642 6 KCN Biên Hòa 2 1 11 7 Đợt 2 (tháng 8,9) KCN Linh Trung 1 10 119 8 KCN Linh Trung 2 0 2 9 KCN Bình Chiểu 0 21 10 KCN Amata 0 19 11 KCN Biên Hòa 1 0 22 12 KCN Biên Hòa 2 0 19 Thành phần ổ bọ gậy của Aedes trong nhà máy  Bảng 3: Thành phần ổ bọ gậy của Aedes trong nhà máy  STT Thời gian Địa điểm Loại dụng cụ Tỷ lệ từng loại dụng cụ (%) Tỷ lệ DC có bọ gậy (%) 1 Đợt 1 (tháng 4,5) KCN Linh Trung 1 Dụng cụ chứa nước 1 0 Dụng cụ phế thải 0 0 Dụng cụ khác 0 0 2 KCN Linh Trung 2 Dụng cụ chứa nước 1 0 Dụng cụ phế thải 0 0 Dụng cụ khác 0 0 3 KCN Bình Chiểu Dụng cụ chứa nước 13,04 0 Dụng cụ phế thải 73,92 21,73 Dụng cụ khác 13,04 13,04 4 KCN Amata Dụng cụ chứa nước 50 0 Dụng cụ phế thải 16,66 16,66 Dụng cụ khác 33,34 33,34 5 KCN Biên Hòa 1 Dụng cụ chứa nước 5,45 0 Dụng cụ phế thải 0 0 Dụng cụ khác 94,55 21,82 6 KCN Biên Hòa 2 Dụng cụ chứa nước 9,68 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  313 STT Thời gian Địa điểm Loại dụng cụ Tỷ lệ từng loại dụng cụ (%) Tỷ lệ DC có bọ gậy (%) Dụng cụ phế thải 90,32 29,03 Dụng cụ khác 0 0 7 Đợt 2 (tháng 8,9) KCN Linh Trung 1 Dụng cụ chứa nước 6,25 0 Dụng cụ phế thải 43,75 25 Dụng cụ khác 50 12,5 8 KCN Linh Trung 2 Dụng cụ chứa nước 18,19 9,1 Dụng cụ phế thải 81,81 0 Dụng cụ khác 0 0 9 KCN Bình Chiểu Dụng cụ chứa nước 4,76 0 Dụng cụ phế thải 95,24 47,62 Dụng cụ khác 0 0 10 KCN Amata Dụng cụ chứa nước 10 0 Dụng cụ phế thải 90 30 Dụng cụ khác 0 0 11 KCN Biên Hòa 1 Dụng cụ chứa nước 18,19 0 Dụng cụ phế thải 54,55 18,2 Dụng cụ khác 27,26 9,1 12 KCN Biên Hòa 2 Dụng cụ chứa nước 3,22 0 Dụng cụ phế thải 32,25 16,12 Dụng cụ khác 64,53 12,9 Tỷ  lệ dụng  cụ  trong nhà máy  có bọ gậy  cao nhất  là dụng  cụ phế  thải  (47,62%); dụng  cụ khác  (33,34%).  BÀN LUẬN  Kết quả 2  đợt  điều  tra  tại 6 KCN  cho  thấy  trong nhà máy 9 địa điểm (75%) có tỷ lệ dụng cụ  có bọ gậy lớn hơn 10% .  Trong  nhà máy  các  KCN  thành  phần  loài  chủ  yếu  là  Aedes  albopictus  (94,7%).  Tại  2  địa  phương  được  khảo  sát  cho  thấy  loài  này  tập  trung chủ yếu trong các KCN tại Tp. Biên Hòa ‐  Đồng Nai.Trong  2  đợt  điều  tra  cho  thấy  100%  KCN Tp. Biên Hòa  Đồng Nai,  50% Quận Thủ  Đức  Tp. Hồ  Chí Minh  chúng  tôi  đã  thu  thập  được loài muỗi Aedes albopictus.  Ổ bọ gậy chủ yếu trong nhà máy là dụng cụ  phế thải và dụng cụ khác. Với đặc thù trong các  nhà máy có nhiều vật tư, dụng cụ sản xuất đây  chính là các dụng cụ khác. Các loại vật tư dụng  cụ  này  không  được  lưu  kho mà  để  ngoài  trời  không được che đậy. Các  loại phế  thải chủ yếu  trong các nhà máy là các loại vỏ xe ô tô hư hỏng  vứt bỏ ngoài  trời hoặc các  loại vỏ xe ô  tô dùng  làm  giảm  chấn  tại  các  kho  hàng,  chính  những  vật  tư này  là  ổ  chứa bọ gậy  truyền bệnh  SXH  sinh  sản  và  phát  triển.  Trong  khu  sản  xuất  nguồn nước sử dụng là nước máy được bơm lên  1  bồn  chứa  với một  hệ  thống  khép  kín,  ít  có  dụng  cụ  chứa nước  sạch dùng  trong  sinh hoạt  như ở các khu dân cư, cho nên ổ chứa này là rất  ít gặp. Đây là một đặc điểm sinh học quan trong  trong  công  tác phòng  chống véc  tơ  SXH  trong  các KCN.  Với  một  kết  quả  nghiên  cứu  khác  của  Trương Quang  Tiến  tại  Bát  Tràng, Gia  Lâm,  Hà Nội cho thấy véc tơ truyền bệnh chủ yếu là  Aedes albopictus(1). Điều này cho thấy có sự phù  hợp giữa nghiên cứu của chúng tôi với nghiên  cứu này.  KẾT LUẬN  Trong KCN 9 địa điểm (75%) có  tỷ  lệ dụng  cụ có bọ gậy lớn hơn 10%.  Thành phần loài trong KCN chủ yếu là Aedes  albopictus.  Ổ bọ gậy trong KCN chủ yếu là các dụng cụ  dùng trong sản xuất và phế thải.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 314 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y tế (2011). Giám sát và phòng chống sốt xuất huyết,   2. Trương Quang Tiến (1998). Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của  người dân về bệnh sốt xuất huyết và quần thể véc tơ truyền bệnh tại  Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa  học 1996 – 2000. Tr. 556 – 561.  3. Viện Pasteur Tp.Hồ Chí Minh (2012). Báo cáo tuần Bệnh Sốt xuất  huyết Dengue khu vực phía Nam. Tr. 1‐2.  Ngày nhận bài báo:       17/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   19/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_dac_diem_sinh_thai_cua_vec_to_truyen_benh_sot_xuat_hu.pdf
Tài liệu liên quan