- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nước ta.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam sẽ tham gia cà cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
87 trang |
Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta, có nhận xét điển hình các năm 2007, 2008 như sau. Thị trường xuất khẩu năm 2007 có nhiều biến động kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 13% so với năm 2006, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 22% và xuất khẩu tới 60 nước trên thế giới. Các thị trường chính : EU 32 triệu USD (tăng 79%), Hoa Kỳ 20,2 triệu USD (tăng 34%), Nga 7,5 triệu USD (giảm 32%), Trung Quốc (gồm có HongKong) 6,9 triệu (tăng 4%), Úc 5,4 triệu USD (giảm 8%), Đông Bắc Á : 4,4 triệu USD (tăng 4%).
Hầu hết của nhóm sản phẩm xuất khẩu cả rau quả và nông sản đều tăng so với cùng kỳ với lượng và giá trị : rau quả đóng hộp đạt 11,8 triệu USD bằng 116% về lượng, 118% về trị giá. Rau quả sấy muối đạt 4,8 triệu USD, bằng 152% về lượng, 191% về trị giá. Sản phẩm cô đặc và puree quả 3,6 triệu USD, bằng 108% về lượng, 132% về trị giá. Rau quả đông lạnh đạt 2,2 triệu USD, bằng 91% về lượng, 110% về trị giá. Nông sản bằng 128% về lượng, 135% về trị giá. Một số sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao như : puree vải đạt gần 700 tấn, Vải đông lạnh tăng 100% về lượng, tăng 180% về trị giá. Hỗn hợp cà chua dựa chuột tăng 31% về lượng, 32% về trị giá, dứa hộp tăng 24% về lượng, tăng 42% về trị giá; Dưa chuột tăng 12% về lượng, tăng 100% về trị giá, dứa cô đặc tăng 100% về lượng, 116% về trị giá, cơm dừa sấy tăng 101% về lượng, tăng 148% về trị giá, Điều nhân đạt 31,2 triệu USD, bằng 87% về lượng, 97% về trị giá, tinh bột sắn tăng 876% về lượng, 117% về trị giá. Đặc biệt mặt hàng cà phê đã xuất khẩu 12.000 tấn, kim ngạch 19 triệu USD tăng 214% về lượng, 269% về trị giá.
Trên đây là những thống kê về một số sản phẩm xuất khẩu cơ bản của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam. Nhìn chung theo kim ngạch, các sản phẩm này đều đạt mức tăng trưởng cao cả về số lượng và trị giá.
Như vậy, năm 2007, với việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có những thành công trong việc hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD tăng 21,5% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 12,6 tỷ USD. Điều nhân đạt kim ngạch 650 triệu USD (tăng 20% về lượng, 2% về trị giá), rau quả 289 triệu USD tăng 15%, hạt tiêu 268 triệu USD (giảm 42% về lượng nhưng tăng 29% về trị giá). Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau quả, nông sản trên thị trường thế giới có xu hướng tiếp tục tăng. Giá xuất khẩu bình quân của nhiều loại rau quả nông sản tăng, đặc biệt là hạt tiêu giá tăng khoảng 2 lần. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia, các đơn vị trong toàn Tổng Công ty Rau quả Việt Nam đang tập trung thực hiện kế hoạch hội nhập quốc tế của đơn vị mình, xây dựng và thực hiện phương thức quản lý mới, tạo động lực cho phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản tăng 25% so với cùng kỳ. Điều nhân đạt 39,4 triệu USD, bằng 96% về khối lượng, bằng 126% về trị giá, cà phê đạt 20,7 triệu USD, bằng 85% về khối lượng, bằng 108% về trị giá. Một số sản phẩm rau quả chế biến có giá trị xuất khẩu tăng như : dứa hộp (126%), dứa đông lạnh (181%), vải hộp (155%), cà chua giầm dấm (141%), chôm chôm hộp (122%).
Trong năm này, diễn biến về giá cá và cung cầu thị trường thế giới diễn biến khó lường. Công tác phân tích, nhận định, dự đoán giá cả và cung cầu sản phẩm taọi các thị trường xuất khẩu chưa nhiều kinh nghiệm. Thị trường và khách hàng chưa ổn định. Còn một số trường hợp khách hàng khiếu nại vè chất lượng sản phẩm (chủ yếu là hàng xuất khẩu mua của các cơ sở bên ngoài). Khối lượng và kim ngạch hàng xuất khẩu của Công Ty mẹ giảm so với cùng kỳ. Một phần không nhỏ tác động vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty trong năm 2008 là : nửa đầu 2008, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện cơn bão tăng giá. Hàng loạt các nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, bao bì các chi phí sản xuất có giá tăng tới 20 - 40%. Nửa cuối năm 2008, đặc biệt là các tháng cuối năm, cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đã kéo theo khủng hoảng tài chính của hầu hết các nền kinh tế châu Mỹ, châu Âu, châu Á. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn giảm phát. Nhu cầu tiêu thụ và giá hàng hoá thị trường thế giới giảm rất nhanh. Đợt rét đậm, rét hại lịch sử đầu năm, tiếp đó là mưa lớn gây lụt, cũng cuối năm chưa từng có trong vòng nhiều thập kỷ qua ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đã gây thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng và chất lượng nguyên liệu rau quả, đặc biệt là dứa và cây nguyên liệu vụ xuân, vụ đông. Nhiều loại nguyên liệu như dứa, dưa chuột đã giảm sản lượng tới 40 - 50%.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
2.1. Về kim ngạch xuất nhập khẩu.
Trong những năm qua tình hình kinh tế, chính trị diễn ra nhiều thay đổi cả trong nước và quốc tế. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đén hoạt động và kinh doanh của Tổng Công ty, điển hình là hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty. Tuy nhiên, với những nỗ lực Tổng Công ty đã vươn lên và có được những kết quả đáng kể. Với sự lãnh đạo đúng đắn của ban chỉ đạo và sự kết hợp nhịp nhàng của các bộ phận phòng ban đơn vị thành viên nhìn chung trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty tăng đều. Điều đó được thể hiện qua bảng sau đây :
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty trong những năm qua
Đơn vị : USD
Chỉ tiêu
Năm
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu
Tổng giá trị nhập khẩu
2004
144.879.250
82.076.875
62.802.375
2005
136.312.332
76.704.850
59.607.482
2006
137.048.580
75.341.213
61.707.367
2007
155.692.051
92.132.463
63.558.588
2008
150.299.674
100.064.537
50.235.137
Nguồn: Tổng Công Ty Rau quả Việt Nam
Năm 2004, tổng kim ngạch của Tổng Công ty là khá cao, đạt 144.879.250 USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu là 82.076.875 USD. Đây là thời gian mà hoạt động xuất khẩu ở Tổng Công ty được nâng lên tầm cao mới. Sau thời kỳ Tổng Công ty phải chật vật, tự chèo lái con thuyền, đó là thời kỳ 1991 - 1995, thời kỳ kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Tổng Công ty đã phải chọn sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và liên doanh nước ngoài. Năm 1995 hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty dần đưa vào ổn định. Và năm 2004 là năm điển hình mà Tổng Công ty thể hiện được hướng đi đóng góp phần làm doanh thu ngày càng tăng.
Năm 2005 và năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng Công ty được giữ vững ở mức ổn định. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 137,0 triệu USD, bằng 101% cùng kỳ năm 2005. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 75,3 triệu USD, bằng 28% cùng kỳ năm 2005, kim ngạch nhập khẩu đạt 61,7 triệu USD bằng 103% cùng kỳ. Như vậy, trong 2 năm 2006 -n2007 tình hình kinh doanh xuất khẩu ở Tổng Công ty khá ổn định.
Năm 2007 và 2008 nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu ở Tổng Công ty khá cao. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 bằng 113% so với năm 2006. Trong 2 năm 2007 và năm 2008, tình hình xuất nhập khẩu khá ổn định, trong năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào cuối năm nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có giảm những không đáng kể. Tình hình có phần khả quan khi kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 92,1 triệu USD bằng 122% cùng kỳ năm 2006, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 100,1 triệu USD, bằng 109% cùng kỳ năm 2007. Điều này giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho Tổng Công ty, góp phần làm tăng doanh thu cho Tổng Công ty.
2.2. Về chủng loại sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường Tổng Công ty đã có những nhạy cảm với việc thay đổi mẫu mã cũng như các mặt hàng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Bao bì sản phẩm có nhiều chất liệu thích hợp với đặc tính của từng sản phẩm (thuỷ tinh, sắt, nhựa). Tổng Công ty hiện có một số đơn vị chuyên sản xuất bao bì phục vụ cho Tổng Công ty và cho các doanh nghiệp khác là Công Ty TOVECO, Công Ty LUVECO và nhà máy Mỹ Châu.
Bảng 4: Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Tổng Công ty trong những năm gần đây.
Rau quả tươi
Rau quả hộp
Rau quả sấy, muối
Nước quả
Sản phẩm khác
Các loại rau sạch
Dứa miếng
Chuối sấy
ổi
Giống rau quả
Dứa
Dưa bao tử
Cà muối
Dứa
Gia vị
Cam
Ngô bao tử
Tỏi muối
Lạc tiên
Hoa
Vải
Ngô ngọt
Măng muối
Cam
Bao bì sản phẩm
Nhãn
Đậu hà lan
Mứt dừa
Dừa
Hạt điều
Chôm chôm
Nhãn sấy
Mơ
Chè búp
Dừa
Vải sấy
Vải
Mía
Rau quả đông lạnh
Hạnh nhân
Sương mai
Tăng lực
Nguồn : Tổng Công ty Rau quả Việt Nam
Mặt hàng kinh doanh của Tổng Công ty nhìn chung rất đa dạng, áp dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao số lượng và chất lượng, mẫu mã đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Tổng Công ty cần phải quan tâm chú trọng hơn nữa để sản phẩm của mình chiếm được thị hiếu người tiêu dùng và chiếm được nhiều thị trường tiềm năng.
2.3. Về thị trường xuất khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Tổng Công ty đã quan tâm đến việc giữ vững và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Từ năm 1988 Tổng Công ty chỉ mới quan hệ buôn bán với 18 nước trên thế giới thì năm 1992 là 29 nước, từ năm 1993 đếnnăm 1997 là hơn 30 nước và từ năm 1998 đến năm 2002 là hơn 40 nước. Cho đến nay, Tổng Công ty đã quan hệ buôn bán với 71 quốc gia trên thế giới. Nhưng thị trường chưa ổn định, có năm thêm được thị trường này thì mất thị trường kia, kim ngạch ở mỗi nước cũng luôn thay đổi. Tuy nhiên, có thể nói đây là một kết quả tốt đẹp của những nỗ lực đa dạng hoá thị trường cùng sự cố gắng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm ... trong khả năng hiện có của Tổng Công ty.
Chúng ta, có thể xem qua kim ngạch xuất khẩu ở một số thị trường chính trong những năm gần đây của Tổng Công ty qua bảng sau: :
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu ở một số thị trường chính của Tổng công ty rau quả Việt Nam trong những năm gần đây:
TT
Tên nước
Năm 2004
RCN-USD
Năm 2005
RCN-USD
Năm 2006
RCN-USD
Năm 2007
RCN-USD
Năm 2008
RCN-USD
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Mỹ
Canada
Đức
Anh
Hà Lan
Đài Loan
Hàn Quốc
HongKong
Nhật
Tây Ban Nha
Úc
Pháp
Liên bang Nga
Ả Rập Sê Út
Trung Quốc
23.244.518,35
1.535.440,36
2.710.261,28
4.024.064,55
5.390.910,00
2.885.637,31
1.926.231,41
1.129.687,20
1.991.640,45
1.094.146,01
3.671.711,59
1.788.405,51
6.750.062,76
1.169.821,00
3.892.456,14
14.030.513,37
1.189.612,92
5.253.965,48
6.765.613,97
4.235.923,75
2.256.315,51
2.382.684,42
1.419.219,06
1.893.544,65
581.003,48
4.967.786,56
1.474.441,41
6.721.370,68
1.531.176,97
3.441.416,57
15.114.829,70
1.526.180,84
4.802.579,49
3.779.978,48
4.605.362,49
1.906.375,25
1.764.957,06
3.149.381,50
401.648,29
1.178.607,01
5.900.370,27
1.407.205,08
11.120.378,73
1.284.973,27
3.463.663,25
16.527.825,03
1.652.376,52
3.255.769,52
4.254.763,02
4.506.405,72
2.053.634,53
1.856.425,64
3.254.463,59
861.367,19
925.374,93
4.625.954,23
1.785.119,39
9.524.356,34
1.953.671,95
3.156.716,94
11.572.368,52
1.025.634,20
2.353.462,54
3.127.434,52
2.975.524,69
1.855.967,31
1.253.368,37
2.536.459,65
302.695,91
764.386,13
2.516.723,54
836.534,36
6.426.754,19
1.155.365,14
2.954.625,36
Sau đây, em xin điểm qua tình hình xuất khẩu ở một số thị trường của Tổng Công ty trong thời gian qua như sau :
Thị trường Nga từ chỗ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty vào năm 1990. Đến năm 1998 kim ngạch xuất khẩu sang Nga chỉ còn 23,38%. Nguyên nhân chính là vì :
Một là, thời kỳ bao cấp xuất khẩu chỉ có 1 đầu mối duy nhất là Tổng Công ty Rau quả Việt Nam thì khi cơ chế thị trường thay đổi có nhiều đơn vị tham gia vào công việc kinh doanh xuất khẩu rau quả tạo ra sự cạnh tranh và chia rẽ thị trường.
Hai là, các hợp đồng được ký kết trên cơ sở hiệp định. Về chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô do vậy là tương đối ổn định, đồng thời máy móc, vật tư thiết bị cho sản xuất được Nga cung cấp đầy đủ nên Tổng Công ty luôn thực hiện được kế hoạch xuất khẩu hàng năm.
Ba là, từ năm 1991 do cuộc khủng hoảng về kinh tế chính trị của các nước trực thuộc Liên bang Nga nên chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô không còn. Tổng Công ty gần như mất hoàn toàn thị trường truyền thống của mình. Đồng thời trước đây (giai đoạn 1988 - 1990) vùng Viễn đông (Nga) là vùng gần như không sản xuất được rau quả nên phải nhập với số lượng lớn. Nay do khó khăn về kinh tế nên họ đã tự túc sản xuất rau quả và hạn chế nhập khẩu rau quả.
Bốn là, Các doanh nghiệp Nga mới làm quen với cơ chế thị trường kinh nghiệm còn hạn chế, vốn ít, nên khi nhập khẩu sản phẩm của Tổng Công ty thường không có khả năng thanh toán ngay mà thường trả chậm. Thêm vào đó cơ chế thanh toán giữa Việt Nga còn nhiều phức tạp, vậy nên hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty sang thị trường Nga đã bị hạn chế.
Trong thời gian gần đây, xuất khẩu rau quả của Tổng Công ty sang Nga có những chuyển biến tốt. Tổng Công ty đã đa dạng hoá mặt hàng như : dứa, dứa khoanh, dứa hộp, thanh long đóng hộp, hỗn hợp thanh long và dứa, dưa chuột ngâm dấm, măng hộp ... chủ động tìm bạn hàng mới theo hướng khác như :
- Hợp tác liên doanh xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến để xuất khẩu sang Nga.
- Tổ chức xúc tiến bán hàng tại Nga, nghiên cứu dự báo tình hình thị trường cũng như tìm bạn hàng và thực hiện ký kết hợp đồng.
Một số sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Nga trong thời gian gần đây như :
+ Rau quả tươi : thanh long, dứa, chôm chôm, cà chua ...
+ Rau quả đóng hộp như : dứa miếng, dứa lọ, nước dứa tự nhiên, dứa khoanh, cốc tail nước đường, dưa chuột lọ dầm dấm, ớt quả dầm dấm, hỗn hợp dưa và cà chua bao tử, cà chua quả đóng lọ, vải hộp, mận nước đường, nước quả hộp, ngô ngọt, đậu Hà Lan, đu đủ hộp, dứa cô đặc, cà chua cô đặc.
+ Hàng đông lạnh : Dứa đông lạnh, rau Poxoi đông lạnh, vải đông lạnh.
+ Rau quả sấy muối : chuối sấy, lạc rang muối, cơm dừa sấy.
+ Gia vị : hoa hồi, tiêu đen, tiêu sọ, tương ớt, quế.
Nhật Bản : Đây là thị trường “khó tính” yêu cầu cao về chất lượng nên cần phải có sự thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng Nhật. Trong quan hệ thương mại Việt - Nhật chỉ chú trọng mua tài nguyên, nguyên liệu và trao đổi hàng hoá. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật của Tổng Công ty còn chưa ổn định khi tăng khi giảm và không lớn. Tuy nhiên nhu cầu về rau quả của Nhật là lớn vì đó là đất nước không được thiên nhiên ưu đãi, vì vậy chúng ta phải tìm ra giải pháp để phát triển khả năng xuất khẩu rau qua sang Nhật. Đây là thị trường tiềm năng, song Tổng Công ty cần chú ý đến yêu cầu của người Nhật như vấn đề vệ sinh được đặt lên hàng đầu, độ tươi sáng, màu sắc, giá cả, khẩu vị của người Nhật, đóng gói ...
Một số sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Nhật trong thời gian gần đây :
+ Rau quả tươi, hoa quả các loại.
+ Rau quả đóng hộp : dứa khoanh, nấm hộp, ... chôm chôm hộp, măng hộp ...
+ Hàng đông lạnh : vải đông lạnh, rau Poxoi đông lạnh.
+ Rau quả sấy muối : Dưa chuột muối, đu đủ sấy.
+ Gia vị : nghệ, giềng lát khô.
Đài Loan : Đây là thị trường có hiệu quả thương mại với Tổng Công ty nhiều năm qua với giá trị ngày càng tăng và hứa hẹn có triển vọng tốt đẹp để phát triển.
Một số sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Đài Loan trong thời gian qua :
+ Rau quả tươi, hoa quả các loại.
+ Rau quả đóng hộp : dứa miếng, nấm hộp, chôm chôm hộp, nước yến, dứa cô đặc.
+ Hàng đông lạnh : khoai môn, khoai mỡ đông lạnh.
+ Rau quả sấy muối : chuối sấy, nấm rơm muối, dưa chuột muối, măng muối, ớt muối.
+ Gia vị : quế, tiêu đen, tiêu sọ.
Trung Quốc : Là một thị trường lớn đầy tiềm năng và thuận lợi vì hai nước có nhiều mặt gần gũi tương đồng trong tập quán thói quen tiêu dùng. Tuy nhiên quan hệ của Tổng Công ty với thị trường này chủ yếu là buôn bán mậu dịch vì vậy cần thiết mở rộng thêm nhiều hình thức buôn bán.
+ Mỹ : Đây là một thị trường tiêu thụ lớn nhưng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Với thị trường Mỹ đòi hỏi rất cao về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm nên Tổng Công ty cần chú trọng hơn để có thể chiễm lĩnh được thị trường.
Một số sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Mỹ trong những năm gần đây:
+ Rau hoa quả tươi các loại.
+ Rau quả đóng hộp : dứa miếng, dứa dẻ quạt, nước dứa tự nhiên, dứa nghiền, dứa khoanh, nấm hộp, dứa cô đặc.
+ Hàng đông lạnh : dứa đông lạnh, vải đông lạnh ...
+ Rau quả sấy muối : cơm dừa sấy.
+ Gia vị : tiêu đen, tiêu sọ, ớt bột, quế bột.
2.4. Về sức cạnh tranh của sản phẩm.
Sản phẩm rau quả của Tổng Công ty trên thị trường chịu sự cạnh tranh rất lớn cả ở trong nước và ngoài nước.
Trong nước : Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường Nhà nước cho phép các đơn vị kinh tế tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo nguyên tắc tự hạch toán do vậy có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả với chất lượng ngày càng cao nên Tổng Công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía trong nước. So với các doanh nghiệp khác trong ngành thì Tổng Công ty là một đơn vị hoạt động có hiệu quả với sự đầu tư lớn từ sản xuất, công nghệ chế biến, đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tổng Công ty đã có được một vị thế quan trọng ở thị trường trong nước. Sản phẩm của Tổng Công ty đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng cũng như mẫu mã với giá cả hợp lý.
Nước ngoài : Do cố gắng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, từng beứơc đổi mới công nghệ, tranh thủ thiết bị mới nên hiện nay sản phẩm của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam đã bước đầu xâm nhập vào thị trường mới và đã có khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm của các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia ... mà trước đây nếu so với sản phẩm của các nước này với chất lượng tốt, giá chào bán thấp, chủng loại mặt hàng phong phú đa dạng hơn thì Tổng Công ty khó cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Nhưng Tổng Công ty cũng cần phải chú ý hơn đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU QUẢ Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM - GIẢI PHÁP TẠO NGUỒN HÀNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Định hướng kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty Rau quả Việt Nam
Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thuận lợi và thách thức mới, trong đó không ngoài Tổng Công ty Rau quả Việt Nam. Đứng trước những khó khăn và thách thức đó, để hoàn thành mục tiêu đề ra, Tổng Công ty đã xác định rõ quan điểm của mình đó là:
- Hết sức linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, không ngừng tìm kiếm để mở rộng thị trường nhằm đưa hàng hoá của Tổng Công ty có mặt khắp thị trường thế giới.
- Giữ vững và chọn lọc các mặt hàng truyền thống, trang bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất.
-Ưu tiên vốn cho vay đầu tư phát triển của khối công nghiệp chế biến, coi đây là tiền đề thúc đẩy ngành rau quả phát triển từ nay đến năm 2015.
- Hoàn thành nhiệm vụ có hiệu quả cao, đồng thời phải coi trọng quy hoạch dài hạn về đầu tư phát triển về đào tạo đội ngũ cán bộ đầu đàn, quản lý kinh tế.
Muốn vậy, Tổng Công ty phải định hướng cụ thể về sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu cho giai đoạn từ nay đến năm 2015.
1.1 Định hướng về nguồn nguyên liệu.
Theo dự thảo chương trình quốc gia và phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của Việt Nam năm 2006 thì đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn tấn, so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/ năm), sản lượng tăng 371,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm). Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn. Dự thảo đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển đối với vùng, miền sản xuất rau quả đến năm 2015 như sau:
Bảng 6: Định hướng phát triển về diện tích và sản lượng các vùng miền đến năm 2015
Loại cây trồng
Vùng miền
Rau
Diện tích
(ngàn ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
- Đồng bằng Sông Hồng
215
4,7
- Trung du miền núi Bắc Bộ
165
2,3
- Bắc Trung Bộ
100
1,7
- Duyên hải Nam Trung Bộ
60
1
- Tây Nguyên
100
0,22
- Đông Nam Bộ
110
2,1
- Đồng Bằng Sông Cửu Long
250
5,3
Nguồn: Tổng Công ty rau quả - nông sản Việt Nam
Phía Tổng công ty tập trung phát triển 11 loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có 1 số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: Cam Sành, Thanh Long, Xoài cát Hoà Lộc, Bưởi Năm Roi, Vải, Vú Sữa và măng cụ. Cụ thể:
+ Cam Sành: Dự kiến quy hoạch phát triển cây cam sành tại vùng BBSCL đến năm 2010 là 31 ngàn ha, đạt sản lượng 277,2 ngàn tấn. Chủ yếu tập trung tại các tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ.
+ Thanh Long: Quy hoạch phát triển Thanh Long tại 3 tỉnh vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An; Dự kiến đến năm 2010 diện tích Thanh Long ở 2 vùng này đạt 14,3 ngàn ha, cho sản lượng 236,5 ngàn tấn.
+ Bưởi Năm Roi: Quy hoạch phát triển Bưởi Năm Roi đến năm 2010 là 15 ngàn ha, đạt sản lượng 121,5 ngàn tấn, chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang.
+ Xoài cát Hoà Lộc: Dự kiến đến 2010 có 9,0 ngàn ha xoài cát Hoà Lộc, cho sản lượng xấp xỉ 40 ngàn tấn. Tập trung ở hai tỉnh Tiền Giang (trong đó chủ yếu ở huyện Cái Bè) và tỉnh Đồng Tháp (tập trung chính ở huyện Cao Lãnh).
- Sầu riêng: Quy hoạch vùng sầu riêng chủ lực tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, trong đó chủ yếu ở tỉnh Đồng Nai (tập trung chính tại các huyện Cẩm Mỹ, Thị xã Long Khánh, Xuân Lộc...) và tỉnh Tây Ninh (chủ yếu tại các huyện Hoà Thành, Tân Châu và Tân Biên). Ngoài ra, cũng có thể phát triển tại một số tỉnh tại vùng ĐBSCL như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long...
- Măng cụt: Dự kiến quy hoạch đến 2010 phát triển cây măng cụ tại một số tỉnh vùng ĐBSCL và Đông nam Bộ, đạt diện tích 11,3 ngàn ha, cho sản lượng 24 ngàn tấn; Trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích măng cụt lớn nhất (tập trung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành); Tiếp theo là Vĩnh Long (tập trung ở huyện Vũng Liêm); Trà Vinh và Bình Dương (tại các huyện Thuận An, Bến Cát và Dầu Tiếng).
- Vải thiều: Hai vùng trồng vải tập trung sẽ là Thanh Hà - Hải Dương và Lục Ngạn Bắc Giang. Dự kiến quy hoạch đến năm 2010 diện tích vải cả nước đạt 90 ngàn ha, cho sản lượng315 ngàn tấn; trong đó Bắc Giang đạt 36 ngàn ha, cho sản lượng 177,5 ngàn tấn và vùng Hải Dương: 14,1 ngàn ha, đạt sản lượng 70 ngàn tấn.
1.2. Định hướng về xuất khẩu các sản phẩm rau quả
1.2.1. Về thị trường xuất khẩu
Trong thời gian tới Tổng Công ty dự kiến sẽ xuất khẩu các loại sản phẩm rau quả sang 1 số thị trường chủ yếu sau:
Bảng 7: Định hướng sản phẩm và thị trường cho xuất khẩu trong thời gian tới
STT
Sản phẩm
Thị trường chính
1
Măng tây, đậu rau, cà chua, dứa, quả có múi, xoài
EU, Mỹ, Nhật, Singapore...
2
Măng ta, khoai sọ
Đài Loan, Nhật, Pháp, ý...
3
Chuối
Trung Quốc, các nước SNG
4
Vải nhãn
Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ...
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển
1.2.2. Về kim ngạch xuất khẩu
Theo "Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010" của Bộ Thương mại đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 156/2006 QĐ-TTg, mục tiêu phát triển xuất khẩu rau quả là "Phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả lên 600 - 700 triệu vào năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2013 là 23 - 25%/năm và đạt kim ngạch khoảng 1000 triệu USD vào năm 2015".
Về phía Tổng Công ty, theo báo cáo tổng kết cuối năm 2008 đã đề ra mục tiêu vào năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt: 89 triệu USD. Theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty kế hoạch đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD.
2. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả ở Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
2.1. Nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh.
Trước hết, Tổng Công ty cần lưu ý tổ chức tốt việc nghiên cứu và nắm bắt thông tin về thị trường bao gồm thông tin về hàng hoá và điều kiện mua bán hàng hoá của khách hàng. Những thay đổi về phương thức mua bán, tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng, thường xuyên cập nhật thông tin về các chính sách quy định của thị trường Nhà nước. Những thông tin dạng này có thể thu nhập được từ cơ quan xúc tiến thương mại, các chi nhánh đại diện của Tổng Công ty ở nước ngoài. Tuy nhiên Tổng Công ty nên chủ động thu nhập thông tin này thông qua đại diện của mình ở nước bạn chứ không nên thụ động chờ đợi vào các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ quan Nhà nước.
Công tác nghiên cứu thị trường bao giờ cũng là công tác đòi hỏi nhiều đầu tư thời gian và tiền của. Để thu được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh thì Tổng Công ty cần nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Thông thường phương pháp nghiên cứu tài liệu vẫn là phương pháp phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta. Đây là phương pháp đỡ tốn kém nhất phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp khi tham gia ở thị trường mới. Tuy nhiên mức độ tin cậy của phương pháp này là không cao như phương pháp nghiên cứu tại hiện tường. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần tìm kiếm nguồn hàng thông tin thứ cấp và khai thác triệt để những thông tin đó. Ngoài ra thông qua các cuộc hội chợ triển lãm Tổng Công ty nên tham gia hoặc cử người đi tham quan thu thập thông tin.
Khi thực hiện công tác nghiên cứu thị trường Tổng Công ty nên phân chia ra thành các phân đoạn nhỏ để nghiên cứu tốt hơn, kỹ lưỡng hơn ví dụ như thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nga, châu Âu...
Kết quả cuối cùng của công tác nghiên cứu thị trường là cơ sở tiền đề để Tổng Công ty xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn. Cho đến nay hầu như Tổng Công ty lựa chọn theo cách thức phản ứng lại với thị trường và đến thời gian tới Tổng Công ty nên chuyển sang hướng tiếp cận một cách tích cực tức là có định hướng Marketing. Bên cạnh việc lựa chọn thị trường xuất khẩu là có quyết định liên quan đến số lượng thị trường mà Tổng Công ty sẽ xâm nhập. Vấn đề cuối cùng liên quan đến thị trường xuất khẩu là xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu cho từng mặt hàng xuất khẩu trong tương lai. Trước mắt cũng như trong lâu dài Tổng Công ty nên xác định đâu là thị trường chính, thị trường trọng điểm và đâu là thị trường tiềm năng của mình để xây dựng được kế hoạch hoạt động thích hợp và có hiệu quả nhất.
2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vấn đề đầu tiên quan trọng nhất là sản phẩm xuất khẩu phải thích nghi và đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài và chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng bao gói của sản phẩm. Chỉ có những sản phẩm có chất lượng cao mới có thể đứng vững trên thị trường. Hiện nay sản phẩm của Tổng Công ty xuất khẩu sang một số thị trường Nga, Trung Quốc ... việc yêu cầu chất lượng chưa cao nên có thể đáp ứng được. Nhưng đối với một số thị trường Mỹ, Nhật, EU ... sản phẩm của ta không thoả mãn yêu cầu chất lượng của đối tác nên hạn chế rất lớn đến công tác xuất khẩu của ngành hàng.
Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như yêu cầu vệ sinh thực phẩm ngay từ khi sản xuất Tổng Công ty nên giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, xử lý giống, chọn giống, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cũng như là thời gian tiến độ thu hoạch cho nông dân. Tức là để đảm bảo chất lượng nâng cao chất lượng sản phẩm rau quả cần phải đảm bảo từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất.
Mặt khác theo kết quả đánh giá một số mặt hàng rau quả của Tổng Công ty xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng doanh số không cao là do sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như quy định về mẫu mã, chất lượng ... Vì vậy cần có tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống kiểm tra chất lượng từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, chế biến bảo quản cho từng mặt hàng xuất khẩu đặc biệt chú trọng các khâu bảo quản, chế biến.
2.3. Tổ chức sản xuất có hiệu quả - kết hợp sản xuất với xuất khẩu.
Về công tác khuyến nông phía Tổng Công ty cần tập trung vào hai khâu then chốt đó là : giống và bảo quản, chế biến. Để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu cần cung ứng giống tốt. Trước mắt cần khôi phục các giống cây con truyền thống đặc sản như cam sành, bưởi Phú Diễn, bưởi Bố Trạch ... Do ưu thế tự nhiên của nó các sản phẩm đặc sản này có thị trường riêng không thể cạnh tranh hoặc thay thế được.
Trong bảo quản chế biến Nghị quyết 09/CP đã khẳng định sẽ đầu tư áp dụng các công nghệ hiện đại. Nhưng phía Tổng Công ty cần chú ý đến hiệu quả trong đầu tư chế biến và bảo quản do sản xuất rau quả mang tính thời vụ và phân tán, đồng thời nghiên cứu các kinh nghiệm chế biến bảo quản dân gian cổ truyền. Công tác khuyến nông do hệ thống khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện và Tổng Công ty cần phải tham giao tích cực và có trách nhiệm với vấn đề này.
Để có thị trường rộng và ổn định Tổng Công ty cần phải tiếp tục chú ý tới phát triển nền nông nghiệp sạch đặc biệt trong sản xuất rau quả xuất khẩu. Sự lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học và các chất kích thích tăng trưởng làm năng suất cây trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng lại có thể gây những tác động không tốt đến người tiêu dùng. Đòi hỏi của người tiêu dùng cao, yêu cầu của thị trường xuất khẩu khắt khe là yếu tố hạn chế khả năng mở rộng thị trường nông sản rau quả xuất khẩu.
Để kết hợp sản xuất với xuất khẩu tốt hơn thì Tổng Công ty phải xác định rõ cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường nhưng từng giai đoạn phát triển. Phấn đấu làm cho sản phẩm xuất khẩu có khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu của thị trường trong đó có chú trọng những thị trường có đòi hỏi đặc biệt khắt khe như Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu. Lấy những yêu cầu của các thị trường đó làm hướng đích để có thể có bước đi thích hợp tạo cho hàng hoá có thể cạnh tranh.
Nâng cao hiệu quả của xuất khẩu sản phẩm rau quả không thể dừng lại ở trình độ xuất khẩu thô như hiện nay. Việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm của Tổng Công ty luôn gắn bó chặt chẽ với việc phát triển công nghiệp chế biến cả về quy mô và trình độ kỹ thuật. Vì vậy trước mắt cũng như lâu dài Tổng Công ty nên tiếp tục mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ chế biến xuất khẩu.
Tổng Công ty nên tiếp tục đầu tư nâng cao công suất của ngành công nghiệp chế biến rau quả kết hợp với đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến hiện có để có cơ sở đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2005 - 2010 do ngành rau quả đề ra.
Ngoài ra phía Tổng Công ty còn cần giải quyết vấn đề cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trước tiên là vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho các loại rau quả đặc trưng như dứa, vải, nhãn ... Cần cung cấp nguyên liệu có chất lượng để đảm bảo chất lượng của các mặt hàng chế biến.
2.4. Nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả xuất khẩu.
Nguyên nhân chính của việc xuất khẩu rau quả còn ở mức thấp cả về số lượng và giá trị đó là sức cạnh tranh của sản phẩm yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường cả về chất lượng và giá cả. Chất lượng thấp chưa đồng đều, mẫu mã bao bì kém hấp dẫn, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Sản xuất còn mang tính tự phát công nghệ sau thu hoạch kém lạc hậu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Công tác thị trường yếu, thông tin về thị trường nước ngoài chậm và thiếu dẫn đến mất thời cơ kinh doanh. Giải pháp để nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm rau quả xuất khẩu cho Tổng Công ty là :
- Đưa ra các giống cây trồng tốt năng suất cao, giá thành hạ và sản xuất để có được nguồn nguyên liệu, sản phẩm có chất lượng cao phục vụ tốt cho công tác chế biến.
- Ngoài việc tiến hành đồng bộ về sản xuất thì trong lĩnh vực chế biến cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng trên cơ sở hoàn thiện các khâu sản xuất, hoàn thiện các cơ sở chế biến xây dựng một tiêu chuẩn xuất khẩu rau quả hợp lý sát với tiêu chuẩn thế giới, tổ chức tốt hệ thống kiểm tra hàng xuất khẩu. Sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến để phát huy lợi thế so sánh và trở thành phương thức chiến lược lâu dài.
- Thực hiện mọi biện pháp để hạ giá thành sản xuất như sản xuất với khối lượng lớn tận dụng tối đa công suất của các nhà máy ...
- Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ví dụ như : chuối, dứa, điều ... vì các sản phẩm này được các nước trên thế giới rất ưu chuộng mà nước ta lại có điều kiện phát triển.
- Giữ vững các thị trường đã có và mở rộng thị trường mới thông qua việc tổ chức mạng lưới thông tin trên toàn quốc, tại các thị trường trọng điểm, tham gia các chương trình quảng cáo, giới thiệu bán sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm ... để thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả.
- Đẩy mạnh xuất khẩu ở thị trường tiềm năng, tăng cường số lượng và chất lượng các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Đón nhận và phản ứng kịp thời với các cơ hội rau quả thế giới.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ làm công tác kinh doanh thương mại như cho đi học ở nước ngoài, tham gia đầy đủ các thảo luận quốc tế về rau quả.
- Sử dụng một số nghệ thuật chiều khách như thưởng hoa hồng cho người trung gian. Kiến nghị với bộ chủ quản về biện pháp bảo quản thực hiện dự án xuất khẩu rau quả như tín dụng trước khi giao, sau khi giao và trợ cấp xuất khẩu.
- áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến như TQM, ISO để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
2.5. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh và lựa chọn mặt hàng chiến lược phù hợp.
Phía Tổng Công ty nên tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm về chủng loại kích cỡ, bao bì cho phù hợp với từng thị trường nước ngoài. Nhu cầu thị trường này ngày càng gia tăng về số lượng, cơ cấu và tính kịp thời ... Vì vậy cần đa dạng hoá sản phẩm. Biện pháp đa dạng hoá sản phẩm cũng là nhân tố góp phần cho Tổng Công ty đứng vững trên thị trường kể cả khi tình hình thị trường có biến động.
Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đa dạng hoá sản phẩm thì vẫn chưa được mà Tổng Công ty nên xác định cho mình những mặt hàng chủ lực, mặt hàng chiến lược để khai thác tối đa hiệu quả của công tác xuất khẩu mặt hàng này. Đầu tư từng sản phẩm trong khoảng thời gian cụ thể nhằm đạt được mục tiêu xác định, tránh dàn trải phân tán. áp dụng phương thức điều hành theo dự án để triển khai các hoạt động trên đó là dự án phát triển thị trường với từng loại sản phẩm cụ thể gắn chặt và khép kín từ khâu thị trường đến sản xuất chế biến và xuất khẩu sản phẩm.
Việc lựa chọn mặt hàng chiến lược góp phần khai thác thế mạnh sản xuất của Tổng Công ty, tổ chức sản xuất theo lợi thế so sánh cụ thể của mình tạo môi trường cho mặt hàng này phát triển. Mặt khác sẽ giúp cho việc xâm nhập vào thị trường của sản phẩm này tốt hơn bởi vì Tổng Công ty xác định đó là mặt hàng chủ lực thì sẽ đầu tư cho sản xuất, chế biến và nâng cao chất lượng của sản phẩm này. Việc lựa chọn cho mình mặt hàng chiến lược, mặt hàng chủ lực tức là kinh doanh cái mình có thể đạt hiệu quả cao nhất.
2.6. Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì hoạt động Marketing cũng là quan trọng. Trước tiên quan trọng nhất là chính sách sản phẩm, Tổng Công ty đã và đang thực hiện đa dạng hoá sản phẩm lựa chọn mặt hàng chủ lực đồng thời nâng cao chất lượng là điều tốt cần phát huy. Tổng Công ty nên đưa ra các sản phẩm mới nhằm tăng khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường mới và giảm thiểu rủi ro gắn với những thay đổi của nhu cầu và thị trường. Sản phẩm xuất khẩu trực tiếp có chất lượng cao, cố gắng sử dụng nhãn hiệu của mình kết hợp với nhà nhập khẩu - phân phối.
Đặc biệt quan tâm đến quảng cáo và tuyên truyền, biện pháp khuyến mại ... Việc tham gia hội chợ triển lãm là rất có ích đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu của nước ta cũng như đối với Tổng Công ty. Thư chào hàng tiếp sau hội chợ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thành công của quá trình xúc tiến bán trên thị trường xuất khẩu.
Vấn đề mạng lưới phân phối : hiện tại Tổng Công ty đã có mạng lưới tiêu thụ trên toàn lãnh thổ nước ta, đây là các đầu mối để thực hiện ký kết hợp tác với thị trường nước ngoài và có mở đại diện ở nước ngoài song vẫn còn ít, cần thiết lập mạng lưới bán hàng trực tiếp rộng hơn.
2.7. Một số biện pháp khác.
Phía Tổng Công ty cần có chính sách giáo dục đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ này để họ làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó Tổng Công ty cần phải có chính sách thưởng phạt nghiêm minh sao cho họ cảm thấy tự tin trong làm việc, có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và làm việc có hiệu quả cao hơn. Cần phân công hợp lý người lao động theo trình độ.
Giữ các mối quan hệ với bạn hàng và có chính sách ưu đãi về giá cho các bạn hàng lâu năm cũng như các điều khoản về giảm giá chiết khấu cho bạn hàng mới, mua nhiều cũng như các trung tâm thương mại để qua đó kích cầu.
Đầu tư thích đáng cho vùng nguyên liệu mới cho thay đổi công nghệ tiên tiến nâng cao năng lực sản xuất chất lượng sản phẩm nâng cao khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm chế biến.
Cần có quỹ dự phòng tài chính hoặc các biện pháp đề phòng các cuộc khủng hoảng các biến động lớn của thị trường cũng như là hỗ trợ vốn khi vào thu hoạch.
Xây dựng các vùng chuyên canh rau quả xuất khẩu tươi tránh tình trạng thu mua đơn thuần không đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng cùng với kỹ thuật tiến bộ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đầu tư cho việc nghiên cứu tạo giống để có được bước chuyển biến căn bản về các giống rau quả sớm theo kịp trình độ các nước trong khu vực.
3. Các giải pháp tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam
Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ các hoạt động như: Đầu tư sản xuất, kinh doanh, nghiệp vụ nghiên cứu thị trường (ký kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu, và chuyên bảo quản, sơ chế, phân loại). Các hoạt động này nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu.
Sau đây, em xin trình bày các giải pháp về hoạt động này nhằm phục vụ tốt cho việc kinh doanh của Tổng Công ty rau quả Việt Nam
3.1. Quy hoạch diện tích vùng nguồn nguyên liệu.
Một trong những vấn đề còn tồn tại là phạm vi cả nước chúng ta chưa có quy hoạch cụ thể, đất đai có nhiều điều bất cập chưa tạo được thuận lợi cho việc tích tục đất, lập trang trại để tạo được các vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh cho rau, hoa, quả sản xuất hàng hoá tạo sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu. Một số địa phương đã định hướng quy hoạch cho phát triển sản xuất nhưng trong vùng quy hoạch vốn là khu vực xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau vấn đề đặt ra là cần có quy hoạch ổn định cho chuyên canh ở mức độ ổn định.
Để ngành sản xuất rau quả đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, các vùng tập trung dân cư và phục vụ xuất khẩu.
Quỹ đất có thể quy hoạch cho mở rộng diện tích trồng mới rau quả bằng các nguồn như: sử dụng đất trồng, đồi núi trọc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp...
Tóm lại, cần phải quy hoạch vùng nguồn nguyên liệu vùng nguồn nguyên liệu phải đảm bảo gần nơi sản xuất chế biến. Như thế sẽ thuận lợi cho việc chuyên trở, bảo quản và đáp ứng kịp thời công tác sản xuất.
3.2. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
Vấn đề chất lượng sản phẩm có thể được xem là vấn đề thiết yếu nhất cần được quan tâm để tăng cường hiệu quả của công tác xuất khẩu sản phẩm rau quả của Tổng Công ty rau quả Việt Nam. Tổng Công ty đã không ngừng áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vì đây là một trong các yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại của mặt hàng trên thị trường thế giới.
Hiện nay các nhà máy chế biến của Tổng Công ty rau quả Việt Nam đã rất cũ kỳ, máy móc lạc hậu vì đã hoạt động hơn 30 năm nay nên năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Với khối lượng sản phẩm như mục tiêu mà Tổng Công ty đặt ra cần đạt được giai đoạn 2005 - 2010 thì Tổng Công ty phải có sự thay đổi nâng cấp mở rộng các nhà máy, hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ sản xuất đặc biệt là nhà máy Đồng Dao và Tân Bình.
Trong thời gian tới Tổng công ty cần phải tiếp tục hoàn thiện các nhà máy có trang thiết bị hiện đại để đưa vào hoạt động. Đặc biệt, trong thời gian này, giá thế giới giảm Tổng công ty cần tranh thủ cơ hội này để đổi mới thiết bị đầu tư chiều sâu.
Ngoài việc đầu tư nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số cơ sở chế biến thì Tổng Công ty còn phải đầu tư xây dựng công nghiệp phụ trợ và cơ sở hạ tầng như nhà máy bao bì, kho cảng, khu vực bảo quản...
Công tác bảo quản sản phẩm là hoạt động rất quan trọng để giữ gìn bảo đảm chất lượng cho sản phẩm và sự thành công của hợp đồng xuất khẩu. Sản phẩm rau quả dễ bị thối, tổn thương do tác động cơ học, thời tiết, nếu không có sự bảo quản tốt từ khâu thu hoạch tới khâu vận chuyển chế biến. Những tổn thương này làm giảm giá trị sản phẩm, làm mất uy tín của Tổng Công ty với bạn hàng. Chính vì vậy khâu bảo quản cũng cần được chú trọng đầu tư như những khâu quan trọng khác.
Bao bì của sản phẩm cũng là một nhân tố góp phần bảo vệ an toàn về số lượng, chất lượng cho sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động của nhân viên bán hàng. Mặt khác bao bì cũng là một hình thức quảng cáo hết sức có hiệu quả. Trước đây bao bì của Tổng công ty chưa được chú ý nhiều lắm, chủ yếu là nhập từ nước ngoài về với giá thành rất cao làm tăng chi phí đầu vào cho sản phẩm xuất khẩu. Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay để cạnh tranh được với các đối thủ nặng ký khác thì tất cả các khâu đều cần được chú trọng, kể cả bao bì. Việc tạo mẫu sản xuất bao bì trong nước có thể làm được với hình thức tương đương mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Bao bì của Tổng Công ty tạo ra đẹp mắt sẽ tạo được sự chú ý của bạn hàng nước ngoài, bên cạnh đó bao bì đẹp còn tạo được lòng tin với họ, hộ trợ rất nhiều cho công tác tiêu thụ hàng hoá.
Những giải pháp trên đây Tổng Công ty đã và đang thực hiện nhằm không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu, làm cho chất lượng các mặt hàng này tăng lên, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
3.3. Nghiên cứu nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu
Để tạo được nguồn hàng ổn định, nhằm củng cố phát triển các nguồn hàng, Tổng Công ty cần nghiên cứu các nguồn hàng thông qua việc nghiên cứu tiếp cận thị trường. Tổng Công ty cần phải tìm hiểu cặn kẽ thị trường, dự đoán được xu hướng biến động của hàng hoá, đặc biệt trong thời gian có nhiều biến động. Qua nghiên cứu thị trường Tổng Công ty tìm ra hạn chế một số rủi ro của thị trường, qua đó, tạo điều kiện cho chính mình khai thác ổn định nguồn hàng trong khoảng thời gian hợp lý, làm cơ sở vững chắc cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Tổng Công ty cần phải nghiên cứu kỹ nguồn hàng xuất khẩu và đáp ứng được thị trường nước ngoài về những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Cần lưu ý nghiên cứu hàng xuất khẩu xác định được giá cả trong nước của hàng hoá và giá cả quốc tế của hàng hoá đó, sau khi tính các chi phí mua hàng, vận chuyển, bao gói... thì lợi nhuận thu về cho Tổng Công ty là bao nhiêu quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh xuất khẩu của Tổng Công ty.
3.4. Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu
Trong khi thu mua và vận chuyển các sản phẩm rau quả cần phải hết sức chú ý tránh va đập mạnh gây dập hỏng làm giảm khối lượng rau quả đủ tiêu chuẩn chế biến. Chính vì vậy Tổng Công ty nên tổ chức bố trí đội ngũ làm công tác này hết sức cẩn thận, có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho nguyên liệu, hạn chế ở mức tối thiểu những nguyên liệu bị loại thải. Đây cũng là 1 khâu rất quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chế biến nên cần phải được coi trọng, cùng với đó là cả vấn đề bảo quản rau khu mua.
Phía Tổng Công ty cần giám sát và chỉ đạo tốt hệ thống thu mua đại lý và chi nhánh của mình. Bởi vì làm tốt công tác này Tổng Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua. Mặt khác, để nâng cao năng suất và hiệu quả thu mua, phía Tổng Công ty cần phải lựa chọn và sử dụng nhiều kênh thu mua, kết hợp với nhiều hình thức thu mua, đồng thời tạo được nguồn hàng ổn định cho hoạt động xuất khẩu và hạn chế những rủi ro thu mua hàng hoá xuất khẩu.
Khi ký kết hợp đồng thu mua hàng hoá xuất khẩu, Tổng Công ty cần chú ý đến các điều khoản trong đơn đặt hàng để xiết chặt hơn nhằm nâng cao chất lượng hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ cho công tác xuất khẩu. Đó là các vấn đề như: Quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, số lượng, bao bì, đặc biệt là thời gian hàng... Bởi vì hàng hoá rau quả là 1 hàng hoá đặc biệt, mà nếu nó là hàng hoá rau quả tươi thì vấn đề thời gian giao hàng đúng tiến độ khá quan trọng.
3.5. Đàm phán ký kết hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu
Vấn đề đặt ra là: Đàm phán ký kết hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu có những tác động ngược trở lại nào đến công tác tạo nguồn hàng cho hợp đồng xuất khẩu.
Có thể nói không chỉ riêng Tổng Công ty mà bất cứ một doanh nghiệp nào của Việt Nam khi đàm phán thường gặp nhiều khó khăn, bất lợi hơn đội bạn, phải chăng đó là tính chuyên nghiệp trong đàm phán từ phía Việt Nam? Hay chúng ta thiếu nghệ thuật đàm phán? Chúng ta còn thiếu sự nhanh nhậy khi đối phương đưa ra tình huống có thể dăng bẫy chúng ta?... Vì vậy trong đàm phán phía Tổng Công ty cần có ự chuẩn bị hết sức kỹ càng và lường trước các tình huống có thể xảy ra để có thể xử lý tốt khi gặp phải kết quả mong muốn của một cuộc đàm phán suy cho cùng là cả 2 bên đều đạt được sự hài lòng trong mục đích của mỗi bên.
Trong đàm phán ký kết hợp đồng Tổng Công ty cần chú ý đến các điều khoản như: Số lượng giao hàng, giá cả, cơ sở giao hàng, bao bì, phạt và bồi thường thiệt hại, bảo hiểm... Bởi vì các điều khoản này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy công tác tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu. Theo đó, phía Tổng Công ty phải điều chỉnh trong công tác tạo nguồn để đúng tiêu chuẩn hay không vi phạm hợp đồng xuất khẩu như đã ký kết.
3.6. Công tác vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại hàng xuất khẩu
Vấn đề vận chuyển là hết sức quan trọng trong công tác thu mua hàng hoá xuất khẩu vận chuyển phải đảm bảo vì thời gian, tiến độ và sản phẩm hàng hoá được bảo quản an toàn đến nơi chế biến cũng như kho cảng, tay người tiêu dùng, đó là đội ngũ phải chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, trách nhiệm trong công việc.
Công tác bảo quản rau quả là công tác góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bảo quản để đảm bảo chất lượng và sự thành công của hoạt động xuất khẩu đặc biệt là đối với rau quả tươi. Công tác này phải đạt yêu cầu cho sản phẩm đến cảng nước ngoài và tới tay người tiêu dùng không bị hư hỏng thối rữa... Chính vì vậy cần phải chú trọng công tác bảo quản như: Phải có kho chứa thích hợp, có kỹ thuật bảo quản đối với từng loại sản phẩm vì mỗi loại sản phẩm có yêu cầu bảo quản khác nhau.
Để đáp ứng liên hoàn công nghệ chế biến sản phẩm cần phải xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến. Trong thời gian qua mặc dù Tổng Công ty đã trang bị thêm nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại lắp đặt cho các nhà máy nhưng chưa đồng đều và còn nhiều công nghệ lạc hậu do đó ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy trước mắt cần đầu tư bảo chữa để khai thác tối đa các cơ sở chế biến hiện có đồng thời lựa chọn và mua sắm thêm các thiết bị hiện đại phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
KẾT LUẬN
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động luôn được đánh giá cao đối với mỗi quốc gia nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Đối với mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh xuất khẩu giúp mang lại lợi ích và nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập quốc dân và nguồn thu cho Nhà nước, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Đối với doanh nghiệp thì mang lại cho họ cơ hội vươn lên trên trường quốc tế, mặc dù với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Tổng Công ty Rau quả - Nông sản Việt Nam là một đơn vị điển hình kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm rau quả. Sản phẩm rau quả lại là một hàng hoá đặc biệt, yêu cầu cao về mặt quản lý cũng như nghiệp vụ ngoại thương sao cho hoạt động xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Bởi vì, sản phẩm rau quả, theo thời gian sẽ chứa đựng nhiều rủi ro về kinh doanh xuất khẩu. Vậy đâu là những giải pháp giúp cho việc kinh doanh xuất khẩu sản phẩm rau quả gặp nhiều thuận lợi, hạn chế tối đa về rủi ro quyết định đến tiêu chuẩn hàng hoá tới tay người tiêu dùng ?
Trong phạm vi và năng lực cho phép của mình, sau khi thực tập ở Tổng Công ty Rau quả - Nông sản Việt Nam, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và các giải pháp “tạo nguồn hàng” cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty Rau quả - Nông sản Việt Nam. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn, cần phải nghiên cứu và có giải pháp sâu hơn nữa để góp phần tạo đà cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu tốt hơn. Trong bài viết của em, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót em mong các thầy cô và các cô chú trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số V ở Tổng Công ty đóng góp ý kiến để em được hoàn thành bài viết tốt hơn.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đoàn Quang Vinh và các cô chú trong phòng kinh doanh số V đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2009
Sinh viên thực hiện
Hoàng Văn Tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Hữu Tửu, Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, NXB Giáo dục 2003.
PGS.TS. Vừ Thanh Thu “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” . (2005), www.vnexpress.net
PGS.TS. Nguyễn Duy Bột, Giáo trình “Thương mại quốc tế”. NXB Giáo dục 1998.
PGS.TS. Nguyễn Thị Hường. TS. Tạ Lợi.Giáo trình “Nghiệp vụ Ngoại thương, Lý thuyết và Thực hành”. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2005.
PGS.TS. Nguyễn Bách Khoa. “Chiến lược Kinh doanh quốc tế”. NXB Giỏo dục 1998.
Dự thảo chương trình quốc gia về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của Việt Nam. Bộ Thương mại năm 2006.
Đề án phát triển rau hoa quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 (theo tờ trình Chính phủ số 2795/BNN-CBNLS ngày 4/8/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Báo cáo thực hiện xuất khẩu năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 - Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
Tổng kết công tác các năm 2006, 2007, 2008 - Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
Web sites :
www. rauhoaquavietnam.vn.
www. vegetexco.com.vn
www.vneconomy.com.vn
www//http//vnexpress.net
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2463.doc