Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình thu hút và giải ngân nguồn ODA từ WB của Việt Nam

1. IBRD. Tổ chức này cung cấp các khoản vay và viện trợ phát triển cho những nước cho mức thu nhập trung bình và khoản tín dụng cho các nước ngoài. Các khoản vay có thời hạn thường khoảng từ 15 đến 20 năm, có 5 năm ân hạn. Nguồn vốn hoạt động của tổ chức này phần lớn thông qua mua bán trái phiếu trên thị trường qua tài chính quốc tế, còn lạilà phần đóng góp của các nước khi trở thành thành viên của WB. 2. IDA. Đâylà tổ chức có chức năng giúp đỡ cho các nước nghèo tăng trưởng và giảm nghèo với khoản cho vay không lãi suất, sự trợ giúp kỹ thuật và tư vấn về chính sách. Các nước vay chỉ phải chi phí dịch vụ thấp hơn 1% của khoản vay. Thời hạn cho vay là 30 đến 40 năm có 10 năm ân hạn. Có gần 40 nước đóng góp quỹ cho IDA bao gồm cả các nước phát triển và một số nước đang phát triển như Achentina, Brazin, Botsna, Hungari, Hàn Quốc, Nga, Hy Lạp. 3. MIGA. MIGA là tổ chức khuyến khích, giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp khoản bảo hiểm cho những rủi ro không có tính thương mại, tư vấn cho chính phủ phép chính phủ để giúp thu hút đầu tư tư nhân, cung cấp các thông tin về cơ hội đầu tư ở các nước đang phát triển.

doc59 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình thu hút và giải ngân nguồn ODA từ WB của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhân lực, mà đây là lĩnh vực mà WB rất quan tâm và sẽ đặt lên vị trí số 1 trong việc tiếp nhận hỗ trợ ODA của WB dành cho Việt Nam trong chiến lược 1999 - 2002. - Để thực hiện các chương trình cải cách kinh tế như cải cách ngân hàng, cải cách doanh nghiệp Nhà nước cũng như thực hiện các dự án đầu tư thì nguồn vốn hỗ trợ là không thể thiếu được. Theo báo cáo của WB thì 3/5 các doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn thua lỗ không khả năng tạo việc làm mới. Nhận hơn một nửa toàn bộ vốn cho vay của ngân hàng nhưng tạo ra được không đến 10% số việc làm (31) Việt Nam - Chiến lược hỗ chợ quốc gia của nhóm NHQG ngân hàng thế giới .Số vốn cần tạo việc làm, mới cần 18000USD, con số này là 800USD đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ(32) Việt Nam Economics News, số 10 - 1999 trang 16. tài WB adrises Equitíung SOES của Vũ Thiên Hương . Đây cũng là nôi dung nằm trong chương trình cải cách 7 điểm của Việt Nam được WB xoay quanh để hỗ trợ. Một nguyên nhân nữa là chương trình cải cách kinh tês Việt Nam đã đạt những kết quả nhất định, điều này đã chứng minh những nỗ lực từ phía Chính phủ Việt Nam cũng như đã tạo lòng tin cho các nhà tài trợ quốc tế trong đó có WB. Tuy nhiên tình hình thu hút ODA của Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Xu hướng giảm nguồn vốn hỗ trợ ODA trên thế giới. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia được nhận nguồn hỗ trợ này trong đó có Việt Nam. Mức vốn cam kết cho Việt Nam từ sau năm 1998 có thể sẽ không còn giữ được mức như trên nữa. Thêm vào đó là Việt Nam còn phải cạnh tranh với các nước khác để thu hút ODA như Trung quốc, ấn độ... - Chương trình cải cách kinh tế ở Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn do khủng hoảng tài chính tiền tệ mang lại như tình hình ổn định kinh tế vĩ mô đang bị đe doạ, đà tăng trưởng đang chậm lại, chất lượng tăng (thể hiện qua số việc làm được tạo ra, hoạt động đầu tư sử dụng vốn) đang xấu đi, vấn đề ô nhiễm môi trườngvv... Do vậy cũng ảnh hưởng đến thu hút ODA của Việt Nam. - Tốc độ giải ngân ODA của Việt Nam còn chậm. Trong khi tốc độ giải ngân là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút ODA. Nếu Việt Nam giải ngân chậm thì sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư trong việc dành số vốn cam kết lớn cho Việt Nam, đó là chưa kể các nước khác có tốc độ giải ngân nhanh hơn Việt Nam. 3.2. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình giải ngân nguồn ODA của WB Nhìn chung Việt Nam đã thực hiện giải ngân khá tốt các dự án của WB(xem bảng số 4) do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Về phía WB. Để giúp Việt Nam giải ngân được tốt nguồn vốn vay WB đặt ra các điều kiện rất cụ thể đối với từng dự án phải đạt được. Ví dụ đối với các dự án nằm trong phương án về cải cách cơ cấu thì đối với cải cách ngân hàng điều kiện là "thông qua kế hoạch về cải tổ ngân hàng bao gồm cả việc đóng cửa một số ngân hàng vào đầu 1999; đối với cải cách doanh nghiệp phải hoàn tất cổ phần hoá 300 xí nghiệp quốc doanh vào năm 1999; về cải cách thương mại điều kiện xóa bỏ các hạn chế tối thiểu về vốn, cho phép mọi công ty được đăng ký nhâp khẩu vào năm 1998; về quản lý dự án tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 15%...(32) Tài liệu nhóm NHTG - chiến lược hỗ trợ quốc gia 1999 - 2002 - 1998 - trang 21. WB cũng có sự những trợ giúp kỹ thuật rất cần thiết đối với Việt Nam. Những hỗ trợ này đã giúp phía Việt Nam giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong khi lập dự án. Do vậy đã giúp cho tốc độ giải ngân đựơc nhanh hơn. Thêm vào đó là các "chỉ báo tiến bộ", vừa là chỉ tiêu giúp WB đánh giá kết quả dự án, vừa là mục tiêu mà các dự án của Việt Nam cần đạt được. Ví dụ ở dự án giám hộ năm tài chính 1998 có "chỉ báo tiến bộ" như : Duy trì thâm hụt ngân sách tối đa (sau khi tính đến các khoản trợ cấp không quá 2% GDP, dự án đa dạng hoá nông nghiệp, chỉ bảo tiến bộ là tăng số xã nông thôn có điện lên 60% vào năm 2000. Dự án giáo dục đại học năm tài chính 1999: tăng số lượng học đại học lên 50% trong giai đoạn 1995- 2000. Dự án hỗ trợ y tế quốc gia năm tài khoá 1996 giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh từ mức 41 xuống 35 năm 2000. Qua các chỉ báo này Việt Nam có thể lập kế hoạch rút vốn, và thực hiện rút vốn sát với yêu cầu của WB từ đó có thể tăng giải ngân. - Về phía Việt Nam: + Đã dần dần làm quen với việc lập dự án đáp ứng được các yêu cầu của WB, cũng như khâu làm thủ tục, thẩm định, triển khai dự án. + Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định rõ ràng hơn về ODA, như nghị định 87/CP ban hành ngày 5/8/1997 thay cho nghị định 20/CP ngày15/8/199 về quy chế quản lý và sử dụng nguồn ODA thông tư liên tịch của Bộ tài chính - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quy trình thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn ODA. Các quy định này đã giúp các chủ dự án trong lập dự án cũng như làm việc với các cơ quan quản lý cấp trên thuận tiện hơn từ đó đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được thì có thấy tốc độ giải ngân của dự án của WB còn chưa cao, còn khá nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch làm chậm đi tốc độ giải ngân chung dẫn đến việc không sử dụng hết được nguồn hỗ trợ quan trọng của WB cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên như s au: - Về phía ngân hàng thế giới: + WB còn có các quan điểm cứng nhắc do vậy đã ảnh hưởng đến khâu thiết kế chương trình, dự án ví dụ như ở các chương trình điều chỉnh cơ cấu, các mục tiêu mà WB đặt ra lại quá tham vọng và không căn cứ vào tình hình và trình độ phát triển thực tế của Việt Nam. Vì vậy khi triển khai thực hiện có khi không đạt được một số cam kết dẫn đến việc tổ chức tài trợ từ hoặc việc giải ngân. + Nguyên tắc cho vay phải theo lãi suất thị trường đối với các dự án tín dụng của WB đã gây khó khăn cho Việt Nam trong việc giải ngân như ở dự án tài chính nông thôn. Hiện nay ở nông thôn Việt Nam vẫn có những nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi để trồng cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc. Do vậy, người dân không muốn vay từ nguồn tín dụng có lãi suất thị trường thêm vào đó là thủ tục xét duyệt cho vay rất phức tạp. + Trong thủ tục giải phóng mặt bằng. Quan điểm của WB là các dự án ODA là các dự án phát triển vì vậy khi thực hiện dự án phát triển phải cân nhắc đến lợi ích của tất cả các bên, không làm tổn hại đến bên nào nhất là người nghèo, vì vậy mà khi giải phóng mặt bằng phải thực hiện đền bù cho cả người sử dụng đất hợp pháp lẫn người sử dụng không hợp pháp. Điều này trái với quy định và pháp luật của Việt Nam. Ví dụ như yêu cầu của WB với chính phủ là phải đền bù cho cả những người bị giải toả bởi nghị định 36/CP về giao thông. + Điều kiện thủ tục thanh toán của WB cũng rất chặt chẽ. Các dự án của WB chỉ có 1 tài khoản đặc biệt ở trung ương còn tại các địa phương thì thanh toán thực thành, thực chi, điều này đã gây khó khăn cho các dự án phát triển nông thôn vì các hoạt động của dự án chủ yêú được triển khai ở địa phương. Để được thanh toán các địa phương phải thực hiện trước một số hoạt động, do vậy có vốn ứng trước, tuy nhiên nhiều địa phương nghèo không có nguồn ứng vốn nên đã chậm dự án, ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân. + Về phía Việt Nam: Công tác chuẩn bị dự án còn chậm nhiều lúng túng mà chuẩn bị dự án có tính chất quyết định để có thể tiến hành rút vốn. Ví dụ như dự án hỗ trợ y tế quốc gia có hiệu lực từ 24/5/1996 cho đến 19/6/1997chưa rút được đồng vốn nào vì Bộ y tế chưa làm xong thủ tục miễn thuế, mua sắm thiết bị, cũng như chưa được ra được cơ chế tài chính cho mục thuốc thiết yếu chỗ UB phê duyệt. Dự án phục hồi quốc lộ ( Đoạn Hà Nội +vinh, Thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ) do giải phóng mặt bằng chậm nên làm chậm tốc độ giải ngân. Dự án giáo dục tiểu học, dự án bảo vệ rừng do phải tổ chức đấu thầu quốc tế trong khi khâu thủ tục hồ sơ tiến hành chậm. + Tiến trình thẩm định, phê duyệt dự án cấp bộ chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định cấp Nhà nước, gây tình trạng chậm trong khâu chuẩn bị thủ tục đàm phán. Như ở dự án giao thông đường thuỷ, dự án phát triển ngành điện. ở dự án phát triển ngành điện vay vốn của WB chủ dự án là Tổng công ty Điện lực Việt Nam tuy nhiên tiến trình thực hiện đã bị chậm lại do giữa Tổng công ty, Bộ kế hoạch và đầu tư còn có ý kiến khác nhau. Về thẩm quyền xét duyệt các dự án nhỏ thuộc dự án phát triển ngành điện Tổng công ty xin ý kiến của Bộ nhưng Bộ lại cho rằng dự án là dự án nhóm A nên Tổng công ty phải trình chính phủ ra quyết định, nhưng theo Tổng công ty điện lực thì các dự án này nhỏ không nên quan niệm là dự án nhóm A, do vậy quá trình phê duyệt, thẩm định đã bị chậm lại còn về phía WB phải có BCNCKT mới chấp thuận cho rút vốn. + Tiến trình đấu thầu, xét duyệt kết quả đấu thầu còn nhiều vướng mắc và chậm trễ ở cấp cơ sở (Ban quản lý dự án) và Bộ chủ quản. + Giải phóng mặt bằng chậm do phải xử lý nhiều mặt về chính sách tái định cư, giá cả đền bù, trợ cấp, phối hợp thực hiện chính sách của ta và yêu cầu của WB. Ví dụ như dự án phục hồi quốc lộ. + Vốn đối ứng cho các dự án lớn như ở dự án quốc lộ, dự án giao thông đường thuỷ do vậy chưa được cung cấp kịp thời theo tiến độ giải phóng mặt bằng, ký kết hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ vốn đối ứng - vốn vay đã cam kết. +Trình độ đội ngũ cán bộ Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ tham gia chuẩn bị các dự án còn thiếu kiến thức, hiểu biết về kinh tế vĩ mô đối với các dự án điều chỉnh cơ cấu, tiếp đó là trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Các cán bộ tham gia chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn ODA còn chưa nắm chắc chính sách, thủ tục của các nhà đầu tài trợ cũng như quy chế mới của Việt Nam về lĩnh vực này. + Công ty theo dõi, đôn đốc kiểm tra tịnh hình thực hiện dự án của các cơ quan và điều phối ODA chưa được tiến hành thường xuyên do vậy chưa tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án ODA ở cấp cơ sở, làm chậm dự án. Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên còn có các nguyên nhân khác như bất đồng giữa WB với chính phủ về việc tăng giá điện để đảm bảo tài chính cho cơ quan năng lượng nên 3 dự án năng lượng ở nửa cuối năm 1998 của WB bị chậm lại, nguyên nhân do khó khăn về hệ thống thông tin giám sát liên hệ giữa chính phủ với các nhà tài trợ trong đó có WB nên việc trao đổi bằng thư từ chính phủ của chính phủ xin ý kiến nhà tài trợ trước khi ra quyết định đối với các vấn đề phát sinh đã mất khá nhiều thời gian, điều này cũng làm chậm tiến độ dự án. Như vậy bên cạnh các kết quả đạt được trong thu hút và giải ngân nguồn ODA của WB thì còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc từ phía khách quan cũng như phía chủ quan mà nếu khắc phục được vấn đề này sẽ làm tăng khả năng thu hút và tốc độ giải ngân của Việt Nam so với tình hình còn chậm như hiện nay. Tuy nhiên vấn có những triển vọng cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn ODA của WB. 4. Triển vọng thu hút ODA từ WB của Việt Nam. 4.1. Những thay đổi cần biết trong chiến lược hỗ trợ của WB đối với Việt Nam trong thời gian tới. Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn do những tác động của cuộc khủng hoảng ở Đông Nam á đã làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm sút, theo dự báo của IMF tăng trưởng Việt Nam là 32% vào năm 1999 4,2% năm 2000(34) Investment Review 03/5/1999 bài Nascent gronts could le struntd, warns IMF . Theo WB với tốc độ cải cách như hiện nay, thì Việt Nam chắc chắn sẽ bị giới hạn ở tỷ lệ tăng trưởng 4,5% đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giảm, năm 1998 số dự án ngân 11% và số vốn đăng ký giảm 10% so với 1997, 4 tháng đầu năm 1999 số dự án bằng 32% cùng kỳ 1998. Vốn thực hiện ước đạt 250 triệu USD giảm 84% so với cùng kỳ năm ngoái(35) Báo nhân dân - ngày 5/5/1999 - Báo cáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế -xã hội năm 1999 và đầu năm 1999. . Việt Nam chắc chắn sẽ bị giới hạn ở tỉ lệ tăng trưởng chỉ ở mức 4 - 5%. Hiện nay chính phủ Việt Nam cũng rất lo ngại những tác động xấu hơn từ cuộc khủng hoảng đến tăng trưởng chậm hơn đối với việc làm, giảm đói nghèo, công bằng xã hội, chênh lệch về thu nhập và một cơ cấu kinh tế sử dụng nhiều vốn. Do vậy theo ngân hàng thế giới thì sự hỗ trợ của họ sẽ tập trung giải quyết hai yêu cầu cấp bách của nền kinh tế Việt Nam đó là: - Khôi phục đã tăng trưởng - Tăng cường chất lượng và tính bền vững của sự phát triển. Mục tiêu này cũng đã được thể hiện trong chương trình7 điểm của chính phủ Việt Nam. Theo đó WB sẽ chú trọng hơn đến các vấn đề sau: - Vấn đề nghèo đói và xã hội vì trong khi mức nghèo đói đang giảm, thì lại xuất hiện sự bất bình đẳng. Chiến lược giảm đói nghèo của WB tiếp tục nhấn mạnh đến tăng trưởng theo bề rộng đồng thời cũng cóbộ phận tập trung cho giúp đỡ những đối tượng bị tụt hậu lại sau: -Gắn bó rõ ràng hơn giữa các dự án với đối thoại chính sách. Ngoài chức năng cung cấp tài chính WB đang thảo luận với một số Bộ ở Việt Nam để thực hiện chức năng cung cấp kiến thức và tư vấn chính sách bên cạnh cung cấp nguồn tài chính. - Định hướng lại việc cho vay nhằm nhiều hơn vào phát triển nông thôn. Trước đây các khoản cho vay của WB để phục hồi cơ sở hạ tầng chiếm 50%, tuy nhiên trong thời gian tới WB sẽ hỗ trợ ít hơn nguồn lực cho các dự án cơ sở hạ tầng cỡ lớn mà dành nhiều vốn hơn cho các dự án nông nghiệp, tạo công ăn việc làm ở nông thôn và quản lý tài nguyên (xem bảng 7). Bảng 7: Thay đổi cơ cấu cho vay của WB Đơn vị: % Lĩnh vực Giai đoạn Quản lý kinh tế Môi trường & nông thôn Phát triển nhân lực Các công trình hạ tầng 1994 - 1998 12 27 11 50 1999 - 2002 15 38 14 32 Nguồn: Việt nam - chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhóm NHTG 1999-2002 - trang 10 Nguồn: Việt nam - chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhóm NHTG - 1999-2002 - trang 10. - Một thay đổi nữa trong chiến lược hỗ trợ của WB là điều phối viện trợ tốt hơn và chuyển sang tài trợ theo chương trình. Do trong 5 năm gần đây viện trợ cho Việt Nam tăng lên các dự án tài trợ cũng tăng , vì vậy đã gây khó khăn cho công tác điều phối nguồn viện trợ của chính phủ. Việc chuyển sang tài trợ bằng chương trình lớn của chính phủ thay cho tập trung vào các dự án nhỏ, cụ thể sẽ giúp Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn nguồn hỗ trợ của WB. Đối với những thay đổi này Việt Nam cần nắm rõ để kịp thời có những xem xét chuẩn bị cần thiết đáp ứng yêu cầu khi thực hiện theo những thay đổi trong chiến lược hỗ trợ của WB ví dụ như khi chuyển sang hỗ trợ chưong trình lớn thì đòi hỏi công khai hơn trong chi tiêu công cộng bao gồm việc công bố ngân sách quốc gia, cải tiến qúa trình lập kế hoạch và chuẩn bị ngân sách.v.v.. Trong thời gian tới, giai đoạn 1999-1002, WB tiếp tục chương trình cho vay cho Việt Nam với trị giá 3,173 tỷ USD, cao hơn vốn cam kết 2,1 tỷ USD giai đoạn 1994 - 1998 gần 1,1 tỷ USD (xem phụ lục số 4). Bên cạnh đó WB còn có những hỗ trợ kỹ thuật, có kế hoạch dự phòng nếu tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục xấu hơn nữa. Đặc biệt WB cũng sẽ sẵn sàng xem xét việc cấp thêm các nguồn IDA giải ngân nhanh và các ngồn lực huy động từ các nhà tài trợ khác qua hai nguồn thứ nhất và khoản tín dụng cơ cấu đổi mới kinh tế và xã hội thực hiện nhanh để hỗ trợ các nỗ lực cải cách của Việt Nam và thứ hai là dự án hạ tầng nông thôn cho các xã (dành cho 1700 xã nghèo nhất) để giảm tối đa tác động xã hội của sự suy giảm kinh tế và cung cấp tài chính cho các vùng nghèo. Như vậy có thể thấy những thay đổi theo hướng sát hơn với mục tiêu tình hình kinh tế của Việt Nam cũng như chương trình cho vay với mức vốn cam kết cao hơn đã mở ra triển vọng lớn hơn cho quá trình thu hút ODA từ WB của Việt Nam. Đây được coi như là một cơ hội khách quan dành cho Việt Nam để đẩy mạnh thu hút ODA của WB. Bên cạnh đó còn có các cơ hội khác như lòng tin của các nhà tài trợ trong đó WB ngày càng tăng đối với những cố gắng của Việt Nam trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, tiếp đó là giải ngân ODA của WB có xu hướng tăng từ 1 năm tài khoá, 1994 trở lại đây: (xem bảng 8) Bảng 8 : giải ngân của WB Đơn vị : tỷ USD Năm tài khoá, chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 Vốn giải ngân 15,9 18,3 19,3 20,0 24,9 Tăng năm sau so với năm trước (%) - 15,1 5,5 3,6 24,5 Nguồn: vụ tài chính đối ngoại - Bộ tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội. Việt nam còn gặp phải những thách thức trong thu hút ODA của WB mà trước hết là thách thức do xu hướng giảm nguồn ODA từ các nhà tài trợ trên thế giới cho các nước đang phát triển. Những khó khăn do xu hướng này mang lại là Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn đối với các nước khác như Trung Quốc, ấn Độ, Inđonêxia....để thu hút ODA của WB, cũng như ODA từ các nhà tài trợ khác. Ví dụ như Trung quốc, WB vẫn tài trợ mạnh cho nước này mặc dù Trung quốc là nước nợ lớn nhất của WB khoảng 40 tỷ US(36) Thời báo kinh tế Việt Nam - bài WB vẫn tài trợ mạnh cho Trung quốc. - 28/5/97 trang 14 , nhưng bên cạnh đó Trung quốc đã thành công trong hội nhập thị trường Quốc tế, dự trữ ngoại tệ tăng, hệ thống pháp luật chung và luật đầu tư thương mại được cải thiện gây được lòng tin cho các nhà đầu tư. Mức thu nhập bình quân đầu người ở Trung quốc chỉ đạt 200 USD/năm, thấp nhất ở khu vực châu á - Thái bình Dương có khoảng 80 triệu người thu nhập dưới 1 USD/ngày. Sẽ là thách thức lớn nếu Việt Nam khi nguồn ODA sẽ ngày càng giảm đi khi mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên và không nằm trong điều kiện của nước được nhận ODA nữa. Trước tình hình đó nếu Việt Nam không có những biện pháp hữu hiệu để tăng cường thu hút ODA, tranh thủ nguồn vốn này một cách tốt nhất bằng thực hiện giải ngân nhanh thì sẽ không tận dụng đực nguồn hỗ trợ quan trọng này cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong khi nhu cầu vốn của Việt Nam còn rất lớn. Nói tóm lại: nguồn vốn ODA của WB có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và sẽ giúp cho Việt Nam trong cố gắng đạt được mục tiêu cần thiết là khôi phục đà tăng trưởng và tăng cường chất lượng và bền vững của sự phát triển. Song vấn đề quan trọng nhất là Việt Nam phải tranh thủ một cách tốt nhất nguồn vốn này bằng việc tăng nhanh tốc độ giải ngân vẫn còn chậm do những nguyên nhân chủ quan và khách quan đem lại. Điều này đặt ra là cần phải có các giải pháp thích hợp để khắc phục những nguyên nhân trên nhằm đẩy mạnh thu hút ODA của WB tăng tốc độ giải ngân của các dự án đặc biệt là khi Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng có những thách thức không nhỏ như hiện nay. Chương III Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh thu hút và tăng nhanh tốc độ giải ngân nguồn ODA từ WB của Việt Nam I/ Những định hướng của Đảng và Nhà nước về thu hút và sử dụng nguồn ODA - Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhấn mạnh: "Tranh thủ thu hút nguồn ODA đa phương và song phương, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, quản lý, đồng thời dành một phần vốn tín dụng đầu tư cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất hàng hoá tiêu dùng. Ưu tiên dành viện trợ không hoàn lại cho những vùng chậm phát triển. Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả có kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí, tiêu cực. Đi đối với những cố gắng thu hút thêm vốn bên ngoài, cần khắc phục các trở ngại để đưa nhanh nguồn vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết vào thực hiện. - Nguồn vốn ODA được sử dụng để giải quyết các yêu cầu bức thiết về y tế, văn hoá, văn hoá xã hội, giáo dục đào tạo, nhà ở... - Dành một phần viện trợ ODA để giúp các đơn vị sản xuất thực hiện những dự án giải quyết công ăn việc làm, tạo ngành nghề, sản phẩm mới, hoặc những đối tượng sản xuất mà nhà tài trợ quan tâm. - Hỗ trợ một phần nhập khẩu hàng lẻ với mục đích tạo thêm nguồn vốn đầu tư trong nước, gắn liền với việc xây dựng các công trình sử dụng viểntợ ODA để giảm bớt tỷ trọng đầu tư trong nước phải đóng góp. Chính phủ có những định hướng với chương trình vay vốn ODA của WB trong giai đoạn sắp tới như sau: - Những dự án đã được thường vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng chính phủ phê duyệt: tiếp tục triển khai theo đúng tiến độ. Đối với SACII cần tập trung đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng VIII và lộ trình hội nhập khu vực và thế giới mà chính phủ ta cam kết. - Cơ cấu tỷ trọng vốn vay WB cần đặc biệt chú trọng các lĩnh vực sau: 1- Phát triển nông nghiệp và nông thôn. Cần thảo luận với WB để tăng quy mô cho lĩnh vực này, để nâng nguồn vay ưu đãi cho các hộ gia đình và các xã nghèo phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, đầu tư cho cây công nghiệp và chế biến nông sản theo hướng khuyến khích xuất khẩu, ưu tiên cho giáo dục, xây dựng đường xá và cung cấp nước sạch cho các vùng nông thôn có nhiều khó khăn, các vùng xa để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. 2- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cần tính toán cụ thể giữa các dự án không có khả năng thu hồi vốn phải đầu tư từ cấp phát ngân sách với các dự án có khả năng thu hồi vốn có thể đầu tư từ nguồn cho vay lại hoặc nguồn vay thương mại. Ưu tiên cho giao thông hơn năng lượng, nhưng cần tính tỷ lệ đầu tư cụ thể cho đường xá và cầu cống. Cần tập trung cho quốc lộ 1A để sớm hoàn thành toàn bộ công việc phục hồi hiện nay. Điện là ngành có thể thu hồi vốn, cần tăng cường khai thác nguồn đầu tư thương mại, nhất là từ sau năm 2000 để tăng phần vay ưu đãi cho các dự án cơ sở hạ tầng khó thu hồi vốn. + Lĩnh vực xã hội: Cần tăng tỷ lệ vốn vay cho giáo dục so với y tế để thực hiện phương hướng chỉ đạo nghị quyết TW2 khoá 8. Với y tế, cần tăng cường huy động sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ. + Chính sách quản lý nợ nước ngoài với các dự án dùng vốn ODA: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về chính sách cho vay lại và thu hồi nợ từ các dự án có khả năng thu hồi vốn. Cần quản lý các khoản nợ thu hồi được (cả gốc lẫn lãi) trong một quỹ riêng để trả nợ nước ngoài và khi sử dụng phải báo cáo thủ tướng chính phủ xem xét quyết định. II/ Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh thu hút ODA và tăng tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA từ WB của Việt Nam 1. Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh thu hút vốn ODA của WB Trong thời gian tới để đẩy mạnh thu hút ODA nói chung và ODA của WB nói riêng cần có các giải pháp chủ yếu sau đây: - Tăng cường các quan hệ đa phương song phương cũng như: quan hệ với các tổ chức phi chính phủ để thu hút ODA từ các nguồn này. Trước xu hướng đang giảm dần nguồn ODA trên thế giới dành cho nước đang phát triển, việc Việt Nam đa dạng hoá các mối quan hệ với các nguồn cung cấp ODA khác nhau là rất cần thiết, vừa để tranh thủ được sự hỗ trợ của các nguồn này, đồng thời có thể tránh được sự quá phụ thuộc vào một nguồn nhất định, khi có biến động của nguồn này thì có thể vẫn tranh thủ được ODA từ các nguồn khác, them vào đó là có thể giảm bớt được phần nào sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước nhận nguồn ODA. - Tiếp tục các chương trình cải cách kinh tế để tạo thêm lòng tin cho các nhà tài trợ. Có thể nói chương trình cải cách kinh tế của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận đã duy trì được mức tăng trưởng 8-9% trong nhiều năm, ổn định kinh tế vĩ mô, thu nhập đầu người tăng hơn 5% một năm(38) Việt Nam - chiến lược hỗ trợ quốc gia - Nhóm NHTG trang 2 , đời sống nhân dân được cải thiện. Những kết quả này đã tạo lòng tin đối với UB và các nhà tài trợ khác. Và Việt Nam đã nhận được những hỗ trợ quý báu từ các nhà tài trợ qua các hội nghị tài trợ tổ chức liên tục từ 1993 đến 1998 với mức cam kết ODa ngày càng tăng. Chính vì vậy mà trong thời gian tới Việt Nam cần có những cố gắng hơn nữa trong chương trình cải cách của mình. - Tiếp tục cải cách môi trường pháp lý có hệ thống các văn bản quy định cụ thể, rõ ràng về quản lý và sử dụng ODA. Môi trường pháp lý không chỉ là yếu tố quan trọng đối với lĩnh vực đầu tư ODA hay FDI mà còn với nhiều lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ... Đây cũng là yếu tố cản trở các nhà tài trợ. Nếu không có các quy định rõ ràng về quản lý, sử dụng ODA thì bản thân các nhà tài trợ cũng không thể yên tâm vì không biết nước nhận viện trợ sẽ quản lý và sử dụng nguồn tài trợ này như thế nào, mà vấn đề các nhà tài trợ quan tâm là hiệu quả sử dụng. Thêm vào đó cần phải tiếp tục giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà và tình trạng quan liêu ở các cấp liên quan đến ngành quản lý, sử dụng ODA. - Có thể tiến tới có luật của Việt Nam về ODA. ở Việt Nam mới chỉ có luật đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chưa có một bộ luật chính thức về tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA. Xung quanh vấn đề ODA có nhiều vấn đề như các quy định về trình tự, thủ tục rút vốn ODA, tiếp đó là bao gồm vận động, đàm phán, phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốc tế, phân tích thẩm quyền thẩm định dự án, quản lý nhà nước ODA, trách nhiệm các cấp có liên quan, vấn đề thuê chuyên gia, vấn đề thuế, đối với các dự án sử dụng vốn ODA... Như vậy các vấn đề liên quan đến ODA cũng khá phức tạp mà hiện nay Việt Nam chỉ ban hành các văn bản riêng lẻ đối với từng vấn đề do vậy nhiều khi còn có sự chồng chéo, gây khó khăn cho cơ quan quản lý sử dụng ODA cũng như các chủ dự án. Nếu có một bộ luật tập hợp lại những vấn đề liên quan đến ODA thì sẽ giúp cho việc tiếp nhận, quản lý sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả hơn từ đó giúp tăng khả năng thu hút ODA. - Tăng tốc độ giải ngân ODa. Có thể nói đây là giải pháp hữu hiệu, cốt lõi để tăng khả nưng thu hút nguồn ODA. Thực hiện giải ngân ODA nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào cố gắng của cả hai bên, là các nhà tài trợ cũng như nước nhận viện trợ. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là nước nhận viện trợ, bởi các nước này có đáp ứng được nhanh nhất, đúng nhất với yêu cầu của nhà tài trợ để rút được nguồn vốn về sử dụng hay không. Tốc độ giải ngân chính là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả sử dụng vốn của nước nhận đối với các nhà tài trợ. Nếu tốc độ giải ngân chậm, có nghĩa là bên phía rút vốn chưa có đủ khả năng khai thác nguồn vốn, nếu các nhà tài trợ tiếp tục tăng cường hỗ trợ thì sẽ không hoặc mất nhiều thời gian mới có kết quả. Trong khi đó có nhiều nước khác có thể là đối thủ cạnh tranh trong thu hút ODA vì họ thực hiện giải ngân nhanh, có hiệu quả. Vì vậy biện pháp tốt nhất là có nhưng nỗ lực cần thiết để tăng tốc độ giải ngân lên. Từ đó tạo lòng tin cho các nhà tài trợ và là cơ sở để tăng khả năng thu hút ODA. - Tổ chức thường xuyên các hội nghị tài trợ. Hội nghị tài trợ là nơi tập trung hầu hết các nhà tài trợ có nguồn hỗ trợ ODA đối với Việt Nam bên cạnh đó còn có các thành viên hội nghị khác như là các khách mời mà qua đây họ có thể không hoặc có, hoặc sẽ có các quyết định tài trợ cho Việt Nam. Tại hội nghị tài trợ Việt Nam sẽ có những báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, những kết quả đạt được, những nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Việt Nam cũng thông báo cho chiến lược, chương trình phát triển kinh tế. Những lĩnh vực ưu tiên để đầu tư phát triển. Qua đây các nhà tài trợ có thể đánh giá. Kết quả hỗ trợ của mình để từ đó sẽ ra các quyết định tiếp thu mà cụ thể là mức vốn cam kết sẽ dành cho Việt Nam trong thời gian tiếp theo mà cụ thể là mức vốn cam kết sẽ dành cho Việt Nam trong thời gian tiếp theo. Hội nghị cũng có thể thu hút các nhà tài trợ mới hỗ trợ ODA cho Việt Nam. Như vậy việc tổ chức các hội nghị tài trợ có thể làm tăng thêm khả năng thu hút ODA của Việt Nam đồng thời hướng họ hỗ trợ vào những lĩnh vực mà Việt Nam chú trọng. Tuy nhiên việc tổ chức các hội nghị tài trợ sẽ tốn kém các chi phí liên quan, song chúng ta có thể kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ đóng vai trò là người tổ chức. Trong các hội nghị tài trợ cho Việt Nam từ năm 1993 đến 1998 thì hầu hết WB đóng vai trò là người tổ chức. Những giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút ODA của WB cũng không nằm ngoài các giải pháp trên và còn có thêm một số giải pháp cụ thể sau: - Việt Nam cần nắm bắt và hiểu rõ những thay đổi trong chiến lược hỗ trợ của WB. Tuỳ từng giai đoạn khác nhau mà tình hình kinh doanh - xã hội Việt Nam cũng có những thay đổi, nhiều vấn đều mới nảy sinh phải tập trung nguồn lực trong nước và ngoài nước để giải quyết. Theo đó mà WB cũng có những thay đổi trong chiến lược hỗ trợ cho Việt Nam để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Có nắm bắt và hiểu rõ những thay đổi một cách kịp thời không làm ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hút ODA, ngược lại có thể tận dụng cơ hội này để chủ động kêu gọi việc tăng cường hỗ trợ ODA cho mình. - Tăng cường quan hệ với WB, không chỉ coi WB đơn thuần là nguồn hỗ trợ tài chính vào Việt Nam mà WB còn là nguồn kiến thức và tư vấn chính sách. Từ trước đến nay Việt Nam thường coi WB là nguồn hỗ trợ về tài chính, bên cạnh đó, WB cũng có những đóng góp, tư vấn chính sách cho Việt Nam tuy nhiên chức năng này của WB chưa được chính thức công nhân ở một số Bộ, ngành như là Bộ Y tế, Bộ giáo dục, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tài và Bộ tài chính. Như vậy WB là một tổ chức có vai trò lớn trong phát triển nền kinh tế thế giới, với đội ngũ các chuyên gia kinh tế, các nhà lập kế hoạch, chính sách có uy tín, có trình độ cao... sẽ là nguồn tư vấn rất tốt cho Việt Nam đối với phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó là những tư vấn giúp cho việc quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam tốt hơn, từ đó cũng tạo khả năng tăng cường thu hút ODA từ WB. - Nhanh chóng có những chủ động, nỗ lực cần thiết để cùng với WB tháo gỡ, giải quyết khó khăn do còn có sự khác nhau về quan điểm, về tốc độ cải cách của Việt Nam. Trong khi ngân hàng thế giới muốn Việt Nam đẩy nhan tốc độ cải cách, nhất là cải cách trong các lĩnh vực cốt yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau của cải cách khu vực tài chính và cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Còn về phía Chính phủ Việt Nam lại lo ngại phải cái giả phải trả về mặt xã hội nếu như cải cách diễn ra nhanh chóng. Chương trình cải cách cơ cấu cũng được WB quan tâm và ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam qua các khoản giải ngân nhanh đã thực hiện cũng như sẽ thực hiện của WB cho Việt Nam nêu không có vướng mắc, khó khăn gì cản trở. Mặt khác khoản ODA cam kết cho chương trình SAC cũng lớn. Chương trình SACI cam kết là 150 triệu USD (đã giải ngân xong) là một trong 6 dự án có vốn cam kết lớn nhất của WB cho Việt Nam, SACII là 250 triệu USD - dự án có cam kết lớn nhất giai đoạn 1999-2002. Như vậy nếu Việt Nam không nhanh chóng giải quyết những khó khăn thì có thể sẽ mất cơ hội thu hút nguồn ODA này. Tất nhiên không thể tiến hành cải cách mà không xét đến kết quả, tuy nhiên Việt Nam có thể đề nghị WB tăng cường những trợ giúp kỹ thuật cho các cơ quan mà chính phủ đẻe có biện pháp giải quyết hạn chế những hậu quả do thực hiện cỉa cách gây ra ví dụ như giảm sút tình trạng đói nghèo, tăng cường phân bổ nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo. 2. Những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA từ WB của Việt Nam Trong thời gian tới để đẩy nhanh được quá trình thực hiện giải ngân của các dự án của WB. Cần có các giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những nguyên nhân làm chậm giải ngân như sau: - Việt Nam phải chủ động gặp gỡ trao đổi tìm ra cách giải quyêt cho những quan điểm còn khác nhau giữa hai bên, đặc biệt là các quy định quá khắt khe về lãi suất, thanh toán, giải pháp mặt bằng... Việt Nam có thể tổ chức các cuộc thảo luận, gặp gỡ với WB để tăng hiểu biết giữa hai bên, cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh cho các khó khăn làm giảm tốc độ giải ngana do Việt Nam chưa có điều kiện để đáp ưngs điều kiện chặt chẽ của WB. Đồng thời đưa ra những kiến nghị, biện pháp để WB xem xét ví dụ về thanh toán nên có thêm các chi nhánh của tài đặc biệt ở địa phương, đồng thời có các bảo giúp địa phương có nguồn vốn đối ứng, hoặc đối với vấn đề giải phóng mặt bằng nên khẩn trương có các quy định về đến là giải phóng mặt bằng cho những người bị giải toả theo nghị định 36/CP... - Giảm bớt thời gian cho công tác chuẩn bị dự án. Cần phải nâng cao tốc độ chuẩn bị dự án để đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đồng thời để thực hiện giải ngân kịp thời khi được sự chấp thuận của chính phủ và WB. + Xây dựng nhanh báo cáo nghiên cứu khả thi, đảm bảo cả về mặt thời gian cũng như chất lượng dự án. + Để có thể chuẩn bị tốt dự án cần có đội ngũ cán bộ am hiểu cách thức lập dự án khả thi cũng như các điều kiện của WB để đảm boả không có sự sai lệnh, không đáp ứng được yêu cầu từ phía Việt Nam cũng như WB. - Tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án của chính phủ cũng như các Bộ liên quan một cách nhanh chóng nhất để không làm chậm đến các chu trình tiếp theo của dự án như đàm phán, ký hiệu định vay... nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình thực hiện giải ngân. Muốn vậy cần phải bớt các thủ tục hành chính phiền hà, tốn nhiều thời gian giữa các chủ dự án với cấp xét duyệt cụ thể là Bộ hoặc chính phủ, có những linh hoạt cần thiết của cơ quan xét duyệt đối với chủ đầu tư trong phân loại các nhóm dự án thẩm định nhằm tạo điều kiện cho dự án được triển khai nhanh dễ thực hiện rút vốn kịp thời... - Nhanh chóng xử lý các vấn đề gây khó khăn cho quá trình giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh khâu này. Muốn vậy cần có sự thống nhất, rõ ràng trong các chính sách về giá cả đền bù, trợ cấp, chính sách tái định cư, đồng thời cũng cần lưu ý đến các yêu cầu của WB để kết hợp hài hoà để giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng được nhanh chóng, thuận lợi. Bên cạnh đó cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giải thích cho dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu cũng như lợi ích đem lại cho quốc gia cũng như bản thân họ để nhận được sự ủng hộ từ phía quần chúng nhân dân, từ đó có thể tăng tiến độ giải phóng mặt bằng. Công việc được coi là rất khó khăn không chỉ riêng các dự án của WB. - Cần đáp ứng kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các dự án. Nguồn vốn đối ứng là yếu tố rất quan trọng để đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Trong nghị định 87/CP ra ngày 8/5/1997 cũng đã quyết định các Bộ liên quan như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính cần bố trí ưu tiên đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA, tuy nhiên nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động của dự án. Để làm được điều này cần xem xét kỹ, có những tính toán cụ thể, đảm bảo tin cậy trong kế hoạch vốn nước ngoài để sát với khả năng thực hiện khối lượng công việc tránh các chênh lệnh lớn không đủ vốn đối ứng để thanh toán. Đối với các dự án có yêu cầu vốn đối ứng quá lớn thì Việt Nam có thể đề nghị WB xem xét lại hoặc có thể đề nghị WB xem xét lại hoặc có thể tự mình kêu gọi các nhà tài trợ khác cùng hỗ trợ chia sẻ vốn đói ứng, hoặc thông qua WB để huy động tài trợ phụ thêm - Hạn chế tới mức thấp nhất những vướng mắc, chậm trễ ở cấp cơ sở trong quá trình tiến hành đấu thầu và xét duyệt kết quả đấu thầu. Đối với các quy cách đấu thầu quốc tế hiện nay, các cơ quan tiến hành công việc này ở Việt Nam nhiềukhi còn chưa nắm vững, chưa hiểu rõ hết do vậy còn lúng túng trong việc thực hiện. Cần có các tư vấn, các chuyên gia nước ngoài am hiểu về lĩnh vực này, đồng thời có công tác tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộlàm việc trong lĩnh vực này. - Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Việt Nam trong công tác chuẩn bị dự án cũng như triẻn khai dự án đến quản lý thực hiện. Đây là vấn đề rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện giải ngân. Trình độ của cán bộ là khâu quyết định đến hầu hết quá trình thu hút cũng như sử dụng ODA. Do vậy cần phải nâng cao trình độ năng lực của họ về cả kiến thức còn thiếu còn yếu về những vấn đề sau: + Kiến thức kinh tế vĩ mô, tiến trình cải cách của Việt Nam và chương trình điều chỉnh của UB cũng như chương trình hỗ trợ khác. + Kiến thức về thực tiễn phát triển kinh tế + Về khuôn khổ pháp luật hiện hành bao gồm các quy định, hướng dẫn của nhà nước về quy trình, thủ tục liên quan đến rút vốn ODA, quản lý, sử dụng nguồn vốn này. + Bổ sung kiến thức về ngoại ngữ trong đó quan trọng là tiếng Anh và các ngoại ngữ khác cần thiết. + Thứ hai là nâng cao các kỹ năng sau đây + Kỹ năng về đàm phán + Kỹ năng về thu thập, phân tích thông tin và số liệu ở cấp vận hành. + Kỹ năng xây dựng chính sách + Kỹ năng, quản lý và đánh giá sau dự án. Có đáp ứng được các yêu cầu của cán bộ mới có thể thực hiện nhanh được quá trình giải ngân. Chi phí đào tạo có thể kết hợp cả nguồn từ ngân sách nhà nước cũng như những tài trợ nước ngoài. Có thể thuê chuyên gia hoặc gửi cán bộ ra nước ngoài học tập... - Một giải pháp nữa là phải tăng cường hiệu quả của các đầu mối quản lý và điều phối ODA. Các cơ quan quản lý và điều phối ODA đóng một vai trò rất quan trọng đói với quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA. Nếu hệ thống này rườm rà, phức tạp hoạt động không thường xuyên, hiệu quả thì sẽ tạo khó khăn, cản trở cho quá trình giải ngân không những vậy nó còn gây tâm lý ngần ngại cung cấp viện trợ của các nhà tài trợ trong đó có WB. Trong thời gian tới cần tăng cường giám sát thường xuyên chặt chẽ hơn đối với sử dụng ODA của cơ quan đầu mối là Bộ Kế hoạch và đầu tư để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời các cơ quan phối hợp với cơ quan đầu mối thực hiện tốt nhiệm vụ của mình vừa giúp cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ, vừa kiểm soát hoạt động của cơ quan này. Có như vậy mới đảm bảo được tiến độ của dự án. - Xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc giữa Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý sử dụng ODA với WB để kịp thời xử lý thông tư các vấn đề cần thiết phát sinh để không làm chậm quá trình giải ngân. Thông tin liên lạc là yếu tố hết sức quan trọng đặc biệt khi có sự bùng nổ của khoa học công nghệ như hiện nay. Tuy nhiên để xây dựng được một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại là rất tốn kém nhiều khi vượt quá khả năng cho phép. Do vậy nên kêu gọi các nhà tài trợ có sự giúp đỡ, bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho vấn đề này. Mới đây WB có trang bị cho Bộ Tài chính mạng thư điện tử nhưng chỉ nối mạng với WB, nhờ vậy mà việc trao đổi thư từ với WB được cải thiện nhanh chóng hơn nhiều. - Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý sử dụng ODA nói chung cũng như nên có hệ thống văn bản riêng đảm bảo tính cụ thể, chi tiết đối với việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng ODa của các nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong đó có WB. Một hệ thống văn bản riêng sẽ giúp cho phía Việt Nam thuận lợi hơn nhiều cho việc thực hiện giải ngân nói riêng cũng như công tác quản lý, sử dụng ODA nói chung của WB do có thể nắm một cách nhanh nhất và chính xác những trình tự, thủ tục đặc biệt là các điều kiện riêng cho do WB quy định... - Trong thời gian cần tăng cường nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân địa phương cũng như năng lực của bản quản lý dự án địa phương để tránh lúng túng vướng mắc khi triển khai dự án, làm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân. Đây là vấn đề quan trọng vì đa số các dự án nông nghiệp và nông thôn được thực hiện ở các địa phương mà trình độ hiểu biết của nhân dân địa phương ở Việt Nam lại rất hạn chế nếu như không nói là không hiểu biết gì. Như vậy sẽ chắc chắn gây ảnh hưởng đến thực hiện dự án. Vì vậy cần tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân. Phụ lục số 1: Năm 1946 - Ngân hàng Thế giới có trụ sở tại Washingtơn - Tổng giám đốc đầu tiên là ông Eugene Meger Năm 1947 - Tổng giám đốc thứ 2 là ông John. J Mc Cloy - Ký hiệp định vay đầu tiên với Phá vào tháng 9/5 Năm 1948 - WB cung cấp khoản cho vay đầu tiên cho nước đang phát triển là 13,5 triệu USD Năm 1949 - WB có Tổng giám đốc thứ 3 là Ông Eugene R. Black Năm 1952 - Nhật và Cộng hoà dân chủ Đức trở thành thành viên của WB. Nâng tổng số thành viên của WB lên 53 Năm 1956 Thành lập IFC với vốn khởi điểm là 100 triệu USD Năm 1960 Thành lập IDA - Vốn khởi điểm là 912 triệu USD 1963 George D. Woodo trở thành Tổng giám đốc thứ 4 của ngân hàng 1966 Thành lập ICSID 1968 Robert S Mc Mamara trở thành Tổng giám đốc thứ 3 của WB 1981 WB có Tổng giám dốc thứ 6 là ông A.W Clausen 1986 Ông Barlerr Conable trở thành Tổng giám đốc thứ 7 của WB 1988 Thành lập tổ chức MTGA 1991 WB có Tổng giám đốc thứ 8 là ông Lenis T. Preston 1992 Thuỵ sĩ gia nhập vào WB 1995 Đến nay Tổng giám đốc thứ 9 của WB là ông Janes D. Wolfensohn Phụ lục số 2: Các tổ chức thuộc nhóm NHTG IBRD. Tổ chức này cung cấp các khoản vay và viện trợ phát triển cho những nước cho mức thu nhập trung bình và khoản tín dụng cho các nước ngoài. Các khoản vay có thời hạn thường khoảng từ 15 đến 20 năm, có 5 năm ân hạn. Nguồn vốn hoạt động của tổ chức này phần lớn thông qua mua bán trái phiếu trên thị trường qua tài chính quốc tế, còn lạilà phần đóng góp của các nước khi trở thành thành viên của WB. IDA. Đâylà tổ chức có chức năng giúp đỡ cho các nước nghèo tăng trưởng và giảm nghèo với khoản cho vay không lãi suất, sự trợ giúp kỹ thuật và tư vấn về chính sách. Các nước vay chỉ phải chi phí dịch vụ thấp hơn 1% của khoản vay. Thời hạn cho vay là 30 đến 40 năm có 10 năm ân hạn. Có gần 40 nước đóng góp quỹ cho IDA bao gồm cả các nước phát triển và một số nước đang phát triển như Achentina, Brazin, Botsna, Hungari, Hàn Quốc, Nga, Hy Lạp. MIGA. MIGA là tổ chức khuyến khích, giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp khoản bảo hiểm cho những rủi ro không có tính thương mại, tư vấn cho chính phủ phép chính phủ để giúp thu hút đầu tư tư nhân, cung cấp các thông tin về cơ hội đầu tư ở các nước đang phát triển. ICSID. Đây là tổ chức có chức năng giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư. Phụ lục 3: Thủ tục rút và sử dụng vốn 1. Hoàn trả Trả tiền Ký hợp đồng với Nhà cung cấp Bên vay Yêu cầu hoàn trả Trả Ngân hàng thế giới 2. Thủ tục thanh toán trực tiếp Ký hợp đồng Nhà cung cấp Bên vay Trả tiền Yêu cầu trả tiền Ngân hàng thế giới 3. Cam kết đặc biệt: Ngân hàng mở LC Đề nghị cấp LC Bên mua 5.Xin cam kết đặc biệt 1.Ký hợp đồng 4. Báo cho nhà cung cấp 7. Nộp chứng từ thanh toán Ngân hàng nhà cung cấp Nhà cung cấp 8. Thanh toán cho nhà cung cấp 6.Cấp cam kết đặc biệt 9.Yêu cầu WB hoàn trả 10.Thanh toán cho ngân hàng của nhà cung cấp Ngân hàng thế giới Phụ lục 4: Chương trình chovay cho Việt Nam NTC 1999-NTC 2002 NTC Dự án Giá trị (triệu USD) 1999 1. Giáo dục đại học 83 2. Phát triển nguồn nước sông Cửu Long 100 3. Giáo thông đô thị 50 4. Bảo vệ và phát triển đất mặn ven biển 70 5. Vệ sinh đô thị tại 3 thành phố 100 6. Tín dụng đổi mới cơ cấu kinh tế và xã hội 250 7. Nhà máy điện Phú Mỹ II (bảo lãnh rủi ro một phần của IDA) 75 Tổng cộng 653 (không kể bảo lãnh) 728 2000 8. Đào tạo giáo viên 80 9. Giao thông và ngăn ngừa lũ lụt vùng Mêkong 150 10. Giao thông nông thôn II 100 11. Chữa bệnh cho người nghèo 100 12. Cơ sở hạ tầng nông thông trên cơ sở cộng đồng (cho 1700 xã nghèo nhất) 100 13. Năng lượng nông thôn 120 14. Tín dụng khu vực điều chỉnh tài chính 200 Tổng 850 2001 15. Dự án giảm nghèo khu vực miền núi (Vùng núi phía Bắc Việt Nam và Tây Nguyên) 100 16. Môi trường thành phố Hồ Chí Minh 100 17. Nâng cấp khu vực Hải Phòng - Hạ Long 100 18. Quản lý lưu vực sông 130 19. Bảo dưỡng quốc lộ 200 20. SAC nông thôn 150 21. Hiện đại hoá Bộ Tài chính 50 Tổng 830 2002 22. Giáo dục cơ sở cho người nghèo 90 23. Phát triển trẻ nhỏ 100 24. Đa dạng hoá nông nghiệp 80 25. Trồng rừng đồi trọc 100 26. Hiệu quả năng lượng 150 27. Vệ sinh và nước đô thị 120 28. Tài chính nông thôn 200 Tổng 840 Phụ lục số 5: Một số điều liên quan đến tài khoản đặc biệt - Tài khoản đặt biệt là tài khoản do bên vay làm chủ để nhận tham thời một phần vốn của dự án nhằm đảm bảo đủ và sẵn tiền chi trả các khoản hợp lệ của dự án. - Mục tiêu của tài khoản đặc biệt + Đẩy nhanh việc rút vốn + Cung cấp trao đổi ngoại tệ + Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán - Ưu điểm của tài khoản đặc biệt + Có sẵn tiền đề chi trả + Tránh được chậm trễ do phải qua nhiều thủ tục - Tài khoản đặc biệt chỉ sử dụng cho một dự án - Mức phân bổ được phê duyệt không quá 4 tháng chi tiêu dự kiến của dự án qua TKĐB, nhưng không quá 10% tổng giá trị khoản vay nhưng cụ thể tăng lên nếu thấy cần. Bên vay xin bổ sung vốn hàng tháng (nhưng chậm nhất không quá 3 tháng) hoặc khi vốn của TKĐB giamr 20%, áp dụng cho trường hợp nào xảy ra trước. Kết luận Một lần nữa có thể khẳng định rằng nguồn hỗ trợ ODA của WB có vai trò rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Thời gian qua Việt Nam đã đạt được những kết quả trong thu hút ODA của WB là cũng như trong quá trình thực hiện giải ngân nguồn vốn này. Tuy nhiên vẫn còn có những nguyên nhân làm cho quá trình ... ODA của WB trở nên khó khăn và tốc độ giải ngân còn chậm. Trong khi đó việc thực hiện giải ngân ODA không chỉ là vấn đề hết sức quan trọng đối với không chỉ riêng nguồn ODA của WB mà còn của các nhà tài trợ khác cho VN. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là phải có các giải pháp hữu hiệu và đồng thời thực hiện tốt các giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân để đẩy mạnh thu hút ODA của WB và tăng nhanh tốc độ giải ngân Việt Nam vẫn là một nước nghèo vì vậy rất cần vốn để tăng trưởng và phát triển kinh tế . Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , do vậy cần tranh thủ nguồn vốn ODA từ WB nói riêng cũng như từ các nguồn tài trợ khác nói chung đặc biệt là trong khi nguồn tài trợ này đang có xu hướng giảm như hiện nay để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, và phát triển vững của Việt Nam. Các từ viết tắt ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức) Official Development Assistance WB (Ngân hàng thế giới) World Bank OECD Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (Organization for European Economic Cooperation) DAC Tổ chức hợp tác và phát triển (Development Assistance Committee) ODF Tài chính phát triển chính thức (Official development finance) USD Đồng đô la Mỹ ADB Ngân hàng phát triển châu á (Asian Development Bank) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Finance) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GNP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Nation Product) NHTG Ngân hàng thế giới UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations Special fund for children's Emergency Fund) IDA Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association) MIGA Cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency) IFC Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation) TKĐB Tài khoản đặc biệt SDR Quyền rút vốn đặc biệt (Special Withdraw Right) SAC Tín dụng điều chỉnh cơ cấu (Structure Adjutment Credit) BCNCKT Báo cáo nghiên cứu khả thi CP Chính phủ TW Trung ương CSHT Cơ sở hạ tầng PTKT Phát triển kinh tế Tài liệu tham khảo - Looking back at five years of attracting and using ODA Resoorces In Vietnam 12/1997 - Bộ KH & ĐT. I. Sách: 1. Những điều cần biết về viện trợ phát triển chính thức Trần Đình Tuấn - Đặng Văn Nghiên - NXB xây dựng 1993 2. Việt Nam chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhóm 1993 giai đoạn 1999-2002. Tài liệu của NHTG - 1998. 3. Đổi mới kinh tế Việt Nam thực trạng triển vọng NXB tài chính 1997 - Đăng Đức Đạm. 4. Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại. NXB khoa học xã hội - 1995 - viện kinh tế thế giới. 5. assessing Aid - 11 - 1998 - tài liệu của NHTG 6. Tổng quan thế giới 1998 và một vài dự báo 1999 - 1 - 1999 II. Báo - tạp chí - tài liệu văn bản: 1. Quân đội nhân dân số 12880 - 24/3/1997 bài vốn cho phát triển kinh tế đất nước - Trần Anh Thái. 2. Thời báo kinh tế Sài Gòn 8/5/1997 bài chậm giải ngân nguồn vốn ODA tại sao? của Giaving. 3. Tạp chí tài chính 4.1997 - Viện trợ nước ngoài tình hình và công tác quản lý - PTS Vũ Văn Trường trang 15. 4. Báo quân đội nhân dân (QĐND) - 1/11/1998 - khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng tới nguồn ODA của Nhật Bản cho châu á - Hồng Kỳ trang 3. 5. Báo tin tức buổi chiều - 1/8/1998 - năm khó khăn đối với các nước nhận viện trợ ODA - của 4 phương trang 6; 26/2/1998. Bài "Viện trợ phát triển có nguy cơ bị xoá sổ'' Văn lịch trang 6. 6. Tạp chí tài chính - số tháng 2-1999 bài sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế năm 1998 - trang 5 7. Thời báo kinh tế Việt Nam - 28/5/97 bài: WB vẫn tài trợ mạnh cho Trung quốc - trang 14. 8. Investrment Review - 3/5/1999 bài Nount growth could le shouted, warns IMF của AFP. 9. Báo doanh nghiệp - 23/5/97 bài đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn ODA một yêu cầu bức bách - Mai Anh trang 6. 10. Thời báo kinh tế Việt Nam - 20/5/98 bài Giải ngân nguồn vốn ODA - Trần Văn Kinh - trang 10. 11. Thời báo kinh tế Sài Gòn 0 19/6/1997 - Cần đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn ODA của Minh Quế - trang 17. 12. Việt Nam economic New - số 10 - 1999 bài WB Advises Equytisting Soes. 13. Báo doanh nghiệp - 25/6/1997 bài ODA cơ hội và thách thức của Danh Văn - trang 1. 14. Thông tin tài chính - 3/1997 bài viện trợ phát triển chính thức (ODA) có lợi cho nước chủ nhà - Liễu xuân Đài - Trang 48 ; số 17 tháng 9/1997 bài việc giải ngân vốn ODA còn quá chậm - trang 18. 15. Báo quốc tế - 14/2/98 bài giải ngân nguồn vốn ODA tranh 4 16. Tạp chí tài chính số tháng 6 - 1997 bài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA - Ngô Thị Năm trang 17. 17. Báo tin tức buổi chiếu - 7/12/98 bài Việt Nam vượt lên thử thách - Hải Hà - trang 6. 18. Tin kinh tế hàng ngày - thông tấn xã Việt Nam 27 - 4/1999 - Kinh tế Việt nam có dấu hiệu lạc quan. 19. Diễn đàn doanh nghiệp - 8/1/1998 - nguồn vốn ODA cho Việt Nam từ cam kết đến giải ngân - Nguyễn Hà - trang 7. 29. Tạp chí thương mại số 25 - 1996 bài tài trợ ODA nguồn lực mới cho kinh tế đất nước - Phạm Mai Hoa - trang 27. 21. Báo nhân dân - 5/5/1999 Báo cáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế - xã hội năm 1998 và đầu năm 1999 trang 1. 22. Báo cáo về tình hình thực hiện vốn ODA - BTC 23. Nghị định 87/CP - 5/8/1997. 24. Việt Nam với NHTG - BTC 25. Thông tư liên tịch: BTC - NHNN hướng dẫn quy trình và thủ tục quản lý việc rút vốn đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức . 26. Công văn của Tổng công ty Điện lực VN - 22/10/97 trình thủ tướng chính phủ - BTC. 27. Báo cáo tình hình thực hiện rút vốn thanh toán của các dự án nước ngoài 25/4/97 - BTC. 28. Báo cáo trình bộ của vụ tài chính đối ngoại - BTC về các dự án của WB và ADB. 29. Báo cáo về hội nghị cam kết 12/1997 tại Tôkyô - 19/2/98 - BTC. 30. Thông báo của văn phòng chính phủ - 28/10/97 về chương trình vay vốn của WB và ADB giai đoạn 1998 - 2000. 31. Báo cáo của Bộ KH & ĐT về các doanh nghiệp của WB và ADB 20/9/97. 32. Gowerment Report to the consulative group meeting 12/1998 - BTC 33. Tài liệu về tổ chức ngân hàng thế giới - BTC 34. Tài liệu về giải ngân vốn ODA của WB 35. Thời báo KTVN 28/4/99 bài- Đẩy mạnh tốc độ giải ngân ODA - Bắc hải - trang 10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0026.doc
Tài liệu liên quan