Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của thị trường lao động khi hội nhập AEC

Thứ năm, gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục và đào tạo với TTLĐ cả ở cấp độ vĩ mô và cấp cơ sở để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống giáo dục, đào tạo hướng vào việc đáp ứng phát triển KT-XH của từng địa phương, từng ngành; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người học. Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo. Tăng cường hợp tác quốc tế về GDNN giữa các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Tích cực vận động, thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA cho phát triển GDNN. Hợp tác với các nước ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước, hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tích cực tham gia vào các hoạt động của khu vực và thế giới như tham gia Hội thi tay nghề ASEAN, Hội thi tay nghề thế giới Thứ bảy, cải thiện và tăng cường thông tin về chất lượng nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong giai đoạn hội nhập AEC nói riêng. Đồng thời, có nghiên cứu và tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của thị trường lao động khi hội nhập AEC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 24 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT HƠN VỚI NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KHI HỘI NHẬP AEC Ths. Lê Thu Huyền, Ths. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt: Việt Nam đang trong giai đoạn gấp rút chuẩn bị cho hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm 2015. Bên cạnh việc chuẩn bị và hoàn thiện các thể chế, chính sách, các điều kiện gia nhập AEC, Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị một nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với nhu cầu của thị trường khi hội nhập AEC. Bài viết phân tích thực trạng chất lượng nhân lực Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của thị trường lao động ASEAN. Từ khóa: hội nhập AEC, chất lượng nguồn nhân lực, thị trường lao động AEC Abstract: Viet Nam has been urgently preparing for official establishment of ASEAN Economic Community (AEC) at the end of 2015. Along with preparation and accomplishment of mechanism, policies and AEC entry requirements Viet Nam also needs to prepare high-quality human resources in order to meet the need of market in the era of AEC integration. The article analyzes the status of Vietnamese human resources and proposes some solutions for improving the quality of Vietnamese human resources to better meet the need of ASEAN labor market. Key words: AEC integration, quality of human resources, AEC labor market. 1. Giới thiệu Để tăng cường khả năng chống chọi trước biến động kinh tế toàn cầu, duy trì khả năng cạnh tranh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, thúc đẩy việc làm đầy đủ và năng suất, và giảm thiểu bất bình đẳng quá mức, một cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 nhằm tiếp tục duy trì mục đích chung là xây dựng một khu vực với “tăng trưởng kinh tế bền vững” kèm theo “hòa bình, an ninh và ổn định cũng như sự thịnh vượng chung và tiến bộ xã hội”. ASEAN là một khu vực kinh tế năng động với mười quốc gia thành viên có tổng diện tích gần 4,5 triệu km2, dân số trên 600 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các khu vực khác trên thế giới. Theo Asia Matters for America (2014), năm 2013 GDP của ASEAN đã tăng 313 USD và GDP bình quân đầu người của khối đạt 3.852 USD. Khi AEC thành lập sẽ thúc đẩy tự do hàng hóa - dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng. Điều này hứa hẹn mang đến cho các quốc gia sự thuận lợi trong phát triển kinh tế và hội nhập, tăng trưởng kinh tế Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 25 nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, đồng thời năng lực sản xuất, tính cạnh tranh và sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được tăng cường. Một trong những nội dung cơ bản nhất của AEC là tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng giữa các nước ASEAN. Đây là vấn đề được các quốc gia thành viên đặc biệt quan tâm do hầu hết các nước đang ở thời kỳ dồi dào nhất về lực lượng lao động. Không chỉ đối mặt với tình trạng việc làm và năng lực, trình độ, kỹ năng của người lao động, các quốc gia sẽ phải xác định thị trường lao động cho nguồn nhân lực của nước mình ở cả hiện tại và tương lai. 2. Nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập AEC Chuyển dịch cơ cấu do việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ làm tăng nhu cầu kết hợp các kỹ năng quản lý, kỹ thuật và các kỹ năng làm việc căn bản. Một nghiên cứu6 về mức độ nhu cầu trong tương lai của Campuchia, Indonesia, Lào, Philipines, Thái Lan và Việt Nam cho thấy nhu cầu đối với nhân công kỹ thuật bậc cao tại các nền kinh tế này trong giai đoạn 2010-2025 có thể tăng tới 41%, tương đương với 14 triệu nhân công. Cầu về lao động kỹ thuật cao của Indonesia chiếm gần một nửa con số này. Tuy nhiên, nhu cầu của Philipines cũng sẽ mở rộng hơn đáng kể với mức tăng 60% (4.4 triệu). 6 Tác động của hội nhập kinh tế ASEAN đối với viễn cảnh nghề nghiệp và nhu cầu về kỹ năng, S.El Achkar Hital, Báo cáo đầu vào cho Cộng đồng Campuchia và Lào cũng sẽ có mức tăng so với trước là 45% và 53%, mặc dù mức tăng tuyệt đối của hai nước này ở quy mô nhỏ hơn. Đối với nhu cầu về lao động kỹ thuật bậc trung, tổng mức tăng trưởng thấp hơn và nằm ở mức 22%, mặc dù về số tuyệt đối mức tăng này là 38 triệu việc làm trong giai đoạn 2010 - 2025. Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đối với lao động có kỹ thuật bậc trung là lớn nhất, đặc biệt ở Thái Lan, nơi mà tác động này làm tăng nhu cầu về lao động bậc trung, ngược với mức giảm theo kịch bản tham chiếu và ở Việt Nam, nơi số lượng lao động bậc trung có thể tăng gấp đôi. Trong giai đoạn 2010 – 2025, đối với các công việc chỉ yêu cầu kỹ thuật thấp, cầu lao động tăng 12,4 triệu, tương đương với 24%, mà một phần là do sự giảm sút nhu cầu lao động kỹ thuật thấp ở Indonesia. Tuy nhiên, lao động kỹ thuật thấp vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng tại một số quốc gia. Ở Campuchia, nhu cầu này sẽ tăng lên 71%, ở Lào là 119% và ở Philippines là 62%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng về giáo dục và đào tạo cơ bản. Bên cạnh yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, một số các yêu cầu khác cũng khá khắt khe đối với lao động khi tham gia vào thị trường lao động ASEAN như: lao động phải có thể lực tốt, tác phong làm việc ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn, ILO, 2015. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 26 công nghiệp, có trình độ ngoại ngữ, phải hiểu biết pháp luật lao động và quy định pháp luật nơi đến làm việc 3. Thực trạng chất lượng nhân lực Việt Nam và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động AEC - Điểm mạnh/Lợi thế Trình độ CMKT của LLLĐ tiếp tục được cải thiện. Giai đoạn 2004-2014, LLLĐ có CMKT tăng bình quân 10,47%/năm (1,6 triệu người/năm), trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ tăng 7,07%/năm (458 nghìn người/năm). Do đó, tỷ lệ lao động có CMKT trong tổng LLLĐ của Việt Nam đã tăng khá nhanh từ 22,7% năm 2004 lên 49,14% năm 2014. Lao động Việt Nam khá trẻ và linh hoạt, có khả năng hội nhập nhanh chóng vào thị trường lao động. Khi tham gia AEC, Việt Nam có những lợi thế nhất định, nhất là về cơ cấu lao động “trẻ” do đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Có thể nói, đây là thời điểm tốt nhất để nguồn nhân lực Việt Nam tham gia vào thị trường lao động AEC. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu nhiều lao động sang các nước ASEAN, đặc biệt sang Malaysia với hàng ngàn chỉ tiêu mỗi năm với thu nhập trung bình 150-200USD/tháng với nhiều loại ngành nghề khác nhau, từ đơn giản như giúp việc gia đình đến làm nghề xây dựng. Lực lượng lao động này có thể cạnh tranh trong chuỗi cung ứng lao động đòi hỏi kỹ năng thấp. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng, doanh nghiệp (Vietcombank, Agribank, Sacombank, Tập đoàn Hoàng Anh Gialai) Việt Nam đã mở chi nhánh và hoạt động khá hiệu quả tại Lào, Campuchia cũng cho thấy khả năng hội nhập nhanh chóng của lao động Việt Nam trong ASEAN gắn với dòng di chuyển thương mại, vốn đầu tư, dịch vụ. Với các đối tác vào đầu tư, hợp tác trong nước, nhân lực Việt Nam có khả năng đảm nhận những công việc đòi hỏi kỹ thuật bậc trung và kể cả vị trí điều hành khá cao trong doanh nghiệp của các đối tác đầu tư đến từ ASEAN (cuộc thi tay nghề ASEAN tổ chức vào cuối năm 2014 tại Hà Nội với kết quả giải nhất thuộc về đội Việt Nam đã chứng tỏ điều đó). Chưa kể, một số lượng đáng kể người Việt Nam di chuyển sang các nước ASEAN bằng con đường du lịch và tìm việc làm phi chính thức tại các nước ASEAN cũng là dấu hiệu cho thấy, khả năng tiếp cận nhanh chóng và cạnh tranh với lao động các nước khác trên thị trường lao động ASEAN. Hầu hết các danh mục ngành nghề của Việt Nam các nước ASEAN tương tự nhau, cho nên đây là khía cạnh không tạo ra sự khác biệt quá lớn trong đào tạo nghề nghiệp và sự công nhận lẫn nhau. Đến nay, ASEAN cũng đã có Hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực trong ASEAN và thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ lành nghề của cơ quan chính thức như: Dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ kiến trúc, chứng chỉ giám sát, nhân lực nghề y, nha khoa, kế toán, du lịch. Những dấu hiệu trên cho thấy, tiềm năng đáng kể của lao động Việt Nam Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 27 trong việc sẵn sàng tham gia cộng đồng ASEAN. - Điểm yếu/Hạn chế Về trình độ CMKT của LLLĐ, mặc dù đã được cải thiện nhưng tỷ trọng lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ vẫn còn thấp, mới chỉ đạt 18,59% đến năm 2014, tương ứng với 9,99 triệu người (gồm 2,4 triệu lao động đã qua đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và trung cấp, hơn 2 triệu lao động có trình độ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 5,35 triệu lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên). Về chuyển dịch cơ cấu LLLĐ theo khu vực thành thị - nông thôn đã bị chậm lại trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Đến năm 2014, gần 70% LLLĐ vẫn tập trung ở khu vực nông thôn. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2014, tăng trưởng LLLĐ thành thị có xu hướng tăng chậm lại đã làm cho chuyển dịch cơ cấu LLLĐ theo khu vực thành thị-nông thôn bị chững lại với tỷ lệ lao động thành thị chỉ đạt khoảng 31% trong vòng 5 năm qua. Điều này một lần nữa cho thấy, mặc dù những nỗ lực của cải cách kinh tế, quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa dường như vẫn bị “đóng băng” trong bối cảnh kinh tế khó khăn vừa qua. Song song với giai đoạn dân số vàng, Việt Nam cũng đang nằm trong giai đoạn dân số già với LLLĐ cao tuổi tăng nhanh, trong khi LLLĐ trẻ (15-29 tuổi) có xu hướng giảm. Giai đoạn 2004-2014, LLLĐ trẻ giảm nhẹ 0,08%/năm, LLLĐ trung niên (30-59 tuổi) tăng với tốc độ 3,12%/năm trong cùng giai đoạn. Đặc biệt, LLLĐ cao tuổi tăng nhanh với tốc độ bình quân 6,41%/năm, đưa quy mô LLLĐ cao tuổi lên hơn 4,7 triệu người vào năm 2014, cao hơn 2 lần so với năm 2004. Năng suất lao động của lao động Việt Nam còn thấp. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 15 lần so với Singapore, bằng 1/5 năng suất lao động của Thái Lan và Malaysia. Đó là chưa đề cập đến so sánh với năng suất lao động của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Newzealand mà những đối tác này đã có các hiệp định quan trọng với ASEAN và khả năng mở rộng thị trường lao động sang các nước này là không tránh khỏi. Đây là yếu tố làm giảm khả năng hấp dẫn lao động Việt Nam trước các nhà tuyển dụng nước ngoài, thậm chí là khía cạnh để các nhà tuyển dụng tăng tính khắt khe trong yêu cầu đối với lao động Việt Nam. Về chỉ số phát triển con người, HDI của Việt Nam khá thấp so với các nước ASEAN 6 và không cao hơn đáng kể so với nhóm Campuchia, Lào, Myanmar. Chỉ số HDI của Việt Nam là 0,638 trong khi của Singapore là 0,901 và Myanmar là 0,524. Về một số yếu tố khác như tác phong công nghiệp, thể lực: một bộ phận người lao động Việt Nam chưa có tác phong công nghiệp, còn mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, kỷ luật lao động lỏng lẻo, quan hệ hợp tác trong công việc và trình độ ngoại ngữ còn yếu. Điều này đã ảnh hưởng nhất định đến sự tham gia của lao động Việt Nam trong hợp tác và phân công của lao động quốc tế. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 28 Thể lực của người lao động Việt Nam nói chung cũng đã có nhiều cải thiện so với trước đây nhưng vẫn yếu hơn so với một số nước khác về chiều cao, cân nặng và sức bền. Khi hội nhập kinh tế đòi hỏi người lao động phải làm việc trong môi trường có sức ép về công việc khá lớn. Họ không chỉ cần phải có đủ trình độ, kiến thức, kỹ năng mà còn cần phải có thể lực và sức khỏe tốt. Về trình độ ngoại ngữ, theo thống kê của Tổ chức thực hiện thi IELTS (Hệ thống kiểm tra sự thành thạo tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 0-9) thì thí sinh Việt Nam có điểm trung bình là 5,78 thuộc vào nhóm các nước có điểm trung bình thấp, đứng sau Indonexia (5,97), Phillippin (6,53), Malaysia (6,64). Những hạn chế, những yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011 xếp thứ 65/141 nước xếp hạng). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm - xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB; trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Chất lượng lao động thấp nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. 4. Hàm ý chính sách tăng cường chất lượng nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động khi hội nhâp AEC Nguồn nhân lực Việt Nam với chất lượng còn hạn chế có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế. Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thẳng thắn chỉ ra: “Chất lượng giáo dục nhìn chung thấp, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của người học, chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa dạy chữ với dạy người, dạy nghề,”. Do đó, bài viết này xin đề xuất một số giải pháp tăng cường chất lượng nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động khi hội nhập AEC. Thứ nhất, coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình chuẩn bị hội nhập. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2010 - 2020 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành địa phương và tổ chức thực hiện. Phải thực sự coi đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đầu tư cho phát triển. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 29 Thứ hai, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, để từ đó nâng cao về mặt trình độ và kỹ năng cho nguồn nhân lực Việt Nam, cụ thể như sau: - Hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Có chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên; chính sách đối với người lao động qua đào tạo nghề; chính sách đào tạo liên thông, hỗ trợ người học nghề. Xây dựng cơ chế để doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động tham gia xây dựng, đánh giá, điều chỉnh chương trình đào tạo, hướng dẫn thực hành, thực tập và đánh giá năng lực người học, hướng tới doanh nghiệp phải là một trong những chủ thể đào tạo nghề nghiệp không chỉ là “đối tác”, là người thụ hưởng sản phẩm đào tạo. - Đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề nghiệp bao gồm, nhà nước, doanh nghiệp, người học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là quan trọng; Nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, thuế đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập. - Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo, bao gồm phát triển đội ngũ giáo viên/giảng viên; chuẩn hóa về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề theo các cấp độ (quốc gia, khu vực và quốc tế) và theo trình độ đào tạo. Phát triển chương trình đào tạo phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại theo hướng mở, mềm dẻo thích hợp với các cấp và trình độ đào tạo nghề; áp dụng một số chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới phù hợp với yêu cầu KT-XH của Việt Nam. Chuẩn hóa cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; ban hành các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cho từng nghề ở từng cấp độ, trên cơ sở chuẩn đầu ra. - Đổi mới hoạt động đào tạo. Chuyển chương trình đào tạo từ chủ yếu trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển kỹ năng và năng lực hành nghề cho người học. Đa dạng hóa nội dung đào tạo theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Đổi mới quản lý quá trình dạy và học, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả đào tạo trên cơ sở chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc đại diện sử dụng lao động. Thứ ba, chú trọng đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao kỹ năng mềm, rèn luyện tác phong nghề nghiệp, đặc biệt là đào tạo kiến thức về ngoại ngữ, đảm bảo nhân lực Việt Nam có thể giao tiếp tốt và có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản khi tham gia lao động trên thị trường ASEAN. Không chỉ các cơ sở đào tạo cần nâng cao trình độ cho giáo viên, trang bị thêm cơ sở vật chất mà cần có thông tin để người lao động biết được tầm quan trọng của các kỹ năng này khi chính thức hội nhập AEC. Thứ tư, song song với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo, cần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là thanh niên. Tăng cường thể chất, sức dẻo dai Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 44/Quý III - 2015 30 cho đội ngũ thanh niên. Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao. Thứ năm, gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục và đào tạo với TTLĐ cả ở cấp độ vĩ mô và cấp cơ sở để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống giáo dục, đào tạo hướng vào việc đáp ứng phát triển KT-XH của từng địa phương, từng ngành; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người học. Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo. Tăng cường hợp tác quốc tế về GDNN giữa các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Tích cực vận động, thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA cho phát triển GDNN. Hợp tác với các nước ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước, hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tích cực tham gia vào các hoạt động của khu vực và thế giới như tham gia Hội thi tay nghề ASEAN, Hội thi tay nghề thế giới Thứ bảy, cải thiện và tăng cường thông tin về chất lượng nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong giai đoạn hội nhập AEC nói riêng. Đồng thời, có nghiên cứu và tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo: 1. ILO, Đẩy mạnh tính cạnh tranh và sự thịnh vượng của Việt Nam thông qua việc làm tốt hơn và hội nhập sâu hơn vào khu vực ASEAN, Báo cáo Tóm lược về Việt Nam, tháng 8 năm 2014. 2. Năng suất và chất lượng lao động Việt Nam trước ngưỡng cửa cộng đồng kinh tế ASEAN, ngày 31/7/2015, website 3. PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, Ths. Trần Đức Thắng, Đánh giá nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia AEC, Tạp chí tài chính. 4. Ths. Nguyễn Thu Nga, Nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam, Tạp chí Tài chính vĩ mô, số 04(45) – 2007. 5. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2014, NXB Lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_nhan_luc_viet_nam_nham.pdf
Tài liệu liên quan