Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong giai đoạn tham gia các FTA thế hệ mới

Thứ hai, cần tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn thực hiện các FTA thế hệ mới: Mặc dù số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay tương đối nhiều, thế nhưng, trên thực tế, chủ yếu chỉ là các doanh nghiệp với quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Nghiên cứu cho thấy: “doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, được đánh giá là lực lượng năng động, có đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP”.28 Hoặc theo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì: “càng ngày các doanh nghiệp Việt càng trở nên li ti chứ không gọi là siêu nhỏ nữa”.29 Hay nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho thấy: “Nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển và đổi mới kinh tế - xã hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thực sự định nghĩa lại những thị trường hoàn toàn mới, khởi đầu làn sóng sáng tạo - đổi mới không chỉ cho quốc gia mà cả thế giới”.30 Từ đó, có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện tại và có thể trong tương lai lâu dài, các mô hình kinh doanh nhỏ và vừa vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khá nhiều lợi thế và rất phù hợp với môi trường thương mại của Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì đã từng có nghiên cứu cho rằng: “cơ sở để một loại hình doanh nghiệp có thể phát triển tốt tại Việt Nam thì loại hình doanh nghiệp đó phải thỏa mãn các điều kiện như: (i) quy mô của doanh nghiệp không quá lớn nhưng lại có thể dễ dàng mở rộng quy mô trong dài hạn; (ii) Giữa các thành viên của doanh nghiệp phải luôn tồn tại sự tin tưởng lẫn nhau; (iii) Doanh nghiệp phải đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý trước pháp luật, tạo niềm tin cho các khách hàng và cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành không quá phức tạp.”.31 Chính vì vậy, tác giả cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách thuận lợi để tạo lợi thế phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong giai đoạn tham gia các FTA thế hệ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020 1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN THAM GIA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI SOLUTIONS TO PROMOTE EFFICIENT IMPLEMENTATION FUNCTION OF ECONOMIC MANAGEMENT IN PARTICIPATING IN NEW GENERATION FTAS Ngày nhận bài: 07/07/2020 Ngày chấp nhận đăng: 07/09/2020 Nguyễn Vinh Hưng TÓM TẮT Trong một số năm gần đây, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA). Có thể nói, việc tham gia các FTA giúp cho kinh tế Việt Nam mở ra rất nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, để nền kinh tế hoạt động ổn định trước sự tác động, ảnh hưởng từ các FTA thì chức năng quản lý kinh tế đã liên tục phải có sự điều chỉnh phù hợp. Do vậy, bài viết nghiên cứu về sự tác động của các FTA đến chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, để từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quan trọng này. Từ khóa: chức năng quản lý kinh tế, quản lý kinh tế, Nhà nước, pháp luật, hiệp định thương mại. ABSTRACT In recent years, Viet Nam has been actively participating in new generation Free Trade Agreements (FTA). Joining FTA which helps the economy of Viet Nam gives many favorable opportunities for development. However, in order that the economy can operate stably under the impacts and influences from FTA, the economic management function have to continously adjust accrordingly. Therefore, this article researches the influence of FTA on the economic management function of the State of Vietnam, from which the article proposes a couple of recommendations to improve the effectiveness of the implementation of this critical function. Keywords: economic management function, economic management, State, law, trade agreement.. 1. Đặt vấn đề Có thể khẳng định, chức năng quản lý kinh tế là chức năng rất quan trọng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi lẽ, chức năng quản lý kinh tế có tác động, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội và liên quan rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, dưới sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của các FTA đã làm cho chức năng quản lý kinh tế phải liên tục có sự điều chỉnh để kịp thời thích ứng, phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh mới. Từ đó, bài viết nghiên cứu về sự tác động của các FTA thế hệ mới đến chức năng quản lý kinh tế, nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quan trọng này. 2. Phương pháp nghiên cứu Để xem xét sự tác động của các FTA thế hệ mới đến Phương pháp nghiên cứu Để xem xét sự tác động của các FTA thế hệ mới đến nền kinh tế Việt Nam, tác giả lựa chọn kết hợp đồng thời phương pháp thu thập thông tin (thu thập số liệu) và phương pháp phân tích thông tin. Trong đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương Nguyễn Vinh Hưng, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2 pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các số liệu thu thập được. Về cơ bản, bài viết này sử dụng tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin thu nhận được và có sự phân tích, kiểm tra, so sánh, đánh giá để tìm ra điểm mới. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế và phương pháp mô tả để nhằm mục đích phân tích, đánh giá, dự báo về sự tác động, ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay và từ đó, có cơ sở để có thể đề xuất một số giải pháp phù hợp. Các phương pháp nghiên cứu trên được tác giả sử dụng và kết hợp chặt chẽ với nhau để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của bài viết. 3. Sự tác động của các FTA thế hệ mới đến nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu cho thấy, “hầu hết các nước trên thế giới đều có nền kinh tế mở. Nền kinh tế thế giới hiện đại ngày càng gắn kết chặt chẽ các quốc gia với nhau”. Vì vậy, có thể thấy rằng, “mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới ngày càng tăng”. Bên cạnh đó, sau nhiều năm hội nhập, Việt Nam đã và đang là thành viên của khá nhiều tổ chức và diễn đàn kinh tế lớn trên thế giới điển hình như ASEAN, APEC, ASEM, WTO hay gần đây là CPTPP, EVFTA và cũng đã tham gia khá nhiều FTA với một số quốc gia khác. Hơn nữa, “Chính phủ đang đàm phán một loạt FTA thế hệ mới và đang được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam”. Do vậy, tính đến thời điểm hiện nay, “Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 16 FTA với gần 60 đối tác; trong đó đã thực thi 12 FTA, ký và chuẩn bị phê chuẩn 1 FTA, đang đàm phán 3 FTA”. Trong đó, “có thể kể đến các FTA “thế hệ mới” như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP); các FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ (AUSFTA)...”. Ngoài ra, cần kể đến rất nhiều FTA quan trọng khác như: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile. Mặt khác, Việt Nam đã cùng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký kết và triển khai thực hiện khá nhiều FTA rất quan trọng như: Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), khu vực thương mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA). Không những vậy, ngày 02/12/2015, tại Brussel Vương quốc Bỉ, Việt Nam chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Ngày 30/6/2019, “Việt Nam và EU đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA). Hiệp định EVFTA là một trong những FTA lớn nhất Việt Nam từng tham gia, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi thể chế chính sách và phát triển nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới khi chính thức được thực thi. Hiệp định sẽ tạo cho nền kinh tế Việt Nam không gian về mặt thị trường rộng lớn hơn, chất lượng cao hơn, đó là thị trường EU”. Và kể từ 01/8/2020, sau nhiều thời gian chờ đợi, cuối cùng EVFTA đã chính thức có hiệu lực. Có thể nói, EVFTA có hiệu lực đã góp phần quan trọng tạo “động lực trong việc thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam”. Những triển vọng tươi sáng của EVFTA đối với kinh tế Việt Nam được thể hiện qua những số liệu dự báo ấn tượng. Cụ thể, theo số liệu dự báo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: nền kinh tế Việt Nam, tác giả lựa chọn kết hợp TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020 3 đồng thời phương pháp thu thập thông tin (thu thập số liệu) và phương pháp phân tích thông tin. Trong đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các số liệu thu thập được. Về cơ bản, bài viết này sử dụng tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin thu nhận được và có sự phân tích, kiểm tra, so sánh, đánh giá để tìm ra điểm mới. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế và phương pháp mô tả để nhằm mục đích phân tích, đánh giá, dự báo về sự tác động, ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay và từ đó, có cơ sở để có thể đề xuất một số giải pháp phù hợp. Các phương pháp nghiên cứu trên được tác giả sử dụng và kết hợp chặt chẽ với nhau để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của bài viết. 3. Sự tác động của các FTA thế hệ mới đến nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu cho thấy, “hầu hết các nước trên thế giới đều có nền kinh tế mở. Nền kinh tế thế giới hiện đại ngày càng gắn kết chặt chẽ các quốc gia với nhau”.1 Vì vậy, có thể thấy rằng, “mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới ngày càng tăng”.2 Bên cạnh đó, sau nhiều năm hội nhập, Việt Nam đã và đang là thành viên của khá nhiều tổ chức và diễn đàn kinh tế lớn trên thế giới điển hình như ASEAN, APEC, ASEM, WTO hay gần đây là CPTPP, EVFTA và cũng đã tham gia khá nhiều FTA với một số quốc gia khác. Hơn nữa, “Chính 1 Phạm Quang Vinh (2011), Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô, trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN, tr. 135. 2 Lê Danh Vĩnh (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 186 phủ đang đàm phán một loạt FTA thế hệ mới và đang được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam”.3 Do vậy, tính đến thời điểm hiện nay, “Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 16 FTA với gần 60 đối tác; trong đó đã thực thi 12 FTA, ký và chuẩn bị phê chuẩn 1 FTA, đang đàm phán 3 FTA”.4 Trong đó, “có thể kể đến các FTA “thế hệ mới” như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP); các FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ (AUSFTA)...”.5 Ngoài ra, cần kể đến rất nhiều FTA quan trọng khác như: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA),6 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile.7 Mặt 3 Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp (2019), Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, nguồn truy cập: tu-do-the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-cua-nen- kinh-te-viet-nam-90312.html, ngày truy cập 17/8/2020. 4 Bùi Thanh Sơn (2020), Triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện, nguồn truy cập: te/-/2018/815809/trien-khai-cac-hiep-dinh-thuong- mai-tu-do-the-he-moi-trong-giai-doan-hoi-nhap- kinh-te-quoc-te-sau-rong-va-toan-dien.aspx#, ngày truy cập: 17/8/2020. 5 Trung tâm WTO (2020), Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với kinh tế Việt Nam, nguồn truy cập: tuc/12360-tac-dong-cua-cac-hiep-dinh-thuong- mai-tu-do-the-he-moi-voi-kinh-te-viet-nam, ngày truy cập: 17/8/2020. 6 Báo điện tử Công thương, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản: nhiều cơ hội cho hàng Việt, nguồn: https://congthuong.vn/hiep- dinh-doi-tac-kinh-te-viet-nam-nhat-ban-nhieu-co- hoi-cho-hang-viet-54721.html, ngày truy cập: 17/8/2020. 7 Báo điện tử Đầu tư tài chính Sài Gòn giải phóng (2018), Đón cơ hội FTA Việt Nam - Chi lê, nguồn truy cập thi-truong/don-co-hoi-fta-viet-nam-chile-33081.html, ngày: 17/8/2020. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4 khác, Việt Nam đã cùng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký kết và triển khai thực hiện khá nhiều FTA rất quan trọng như: Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), khu vực thương mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA). 8 Không những vậy, ngày 02/12/2015, tại Brussel Vương quốc Bỉ, Việt Nam chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Ngày 30/6/2019, “Việt Nam và EU đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA). Hiệp định EVFTA là một trong những FTA lớn nhất Việt Nam từng tham gia, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi thể chế chính sách và phát triển nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới khi chính thức được thực thi. Hiệp định sẽ tạo cho nền kinh tế Việt Nam không gian về mặt thị trường rộng lớn hơn, chất lượng cao hơn, đó là thị trường EU”.9 Và kể từ 01/8/2020, sau nhiều thời gian chờ đợi, cuối cùng EVFTA đã chính thức có hiệu lực. Có thể nói, EVFTA có hiệu lực đã góp phần quan trọng tạo “động lực trong việc thúc đẩy 8 Bộ Tài chính (2019), hợp tác quốc tế\hội nhập và hợp tác tài chính\FTA, nguồn truy cập: /htqt/hnvhttc/fta?.... , truy cập ngày 17/8/2020. 9 Báo điện tử Hiệp hội ngân hàng (2019), Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nguồn truy cập: https://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_ k2&view=item&id=10959:viet-nam-va-cac-hiep- dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi&lang=vi, ngày truy cập: 17/8/2020 dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam”.10 Những triển vọng tươi sáng của EVFTA đối với kinh tế Việt Nam được thể hiện qua những số liệu dự báo ấn tượng. Cụ thể, theo số liệu dự báo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:11 Bảng 1. Dự báo mức độ tăng trưởng của xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh các quốc gia châu Âu - EU. EVFTA (Việt Nam - Liên minh các quốc gia châu Âu) Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030 Kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU Mức tăng: 20% Mức tăng: 42,7% Mức tăng: 44,37% Kim ngạch nhập khẩu từ EU vào VN Mức tăng: 15,28% Mức tăng: 33,06% Mức tăng: 36,7% Như vậy, qua phân tích bảng số liệu trên có thể thấy rằng, kinh tế Việt Nam rõ ràng được hưởng rất nhiều lợi ích khi Việt Nam tham gia EVFTA với EU. Trong đó, mặc dù kim ngạch nhập khẩu từ EU vào Việt Nam cũng tăng, thế nhưng, so với kim ngạch xuất khẩu thì tỷ lệ tăng của kim ngạch nhập khẩu luôn thấp hơn khá nhiều. Do đó, có thể thấy rằng, đây là cơ hội phát triển rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam. 10 Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Hiệp định EVFTA - Động lực thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam, nguồn: https://vov.vn/kinh-te/hiep-dinh-evfta-dong-luc-thuc-day- dong-von-fdi-tu-eu-vao-viet-nam-828743.vov , truy cập ngày 17/8/2020. 11 Báo điện tử Hiệp hội ngân hàng (2019), Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020 5 Ngoài ra, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu, cũng theo dự báo của Bộ kế hoạch và đầu tư,12 GDP của Việt Nam nhờ đó cũng tăng trưởng rất ấn tượng với các con số dự báo: Bảng 2. Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam khi tham gia EVFTA. GDP Việt Nam Từ 2019 - 2023 Từ 2024 - 2028 Từ 2029 - 2033 Mức độ tăng trưởng bình quân hằng năm Tăng từ 2,18 - 3,25% Tăng từ 4,57 - 5,30% Tăng từ 7,07 - 7,72% Từ các số liệu trên, có thể thấy rằng, trong khoảng 15 năm, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng tương đương 2,7 lần. Do đó, rõ ràng EVFTA đã mở ra rất nhiều cơ hội và thời cơ thuận lợi để kinh tế Việt Nam bức tốc nhanh chóng. Hay theo một nghiên cứu khác, “EVFTA sẽ mang lại tác động tích cực tới GDP của Việt Nam Tính trung bình, GDP tăng thêm mỗi năm 5,3 tỷ USD, tương đương với 0,34 điểm %. Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm lũy tiến khoảng 20% vào năm 2020 và 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với kịch bản không có Hiệp định EVFTA. Tác động của Hiệp định tới tổng xuất khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 3,1%; 5,7% và 5,6% tới các năm 2020, 2025 và 2030. Như vậy, có đến 74-76% xuất khẩu tăng thêm sang EU 12 Báo điện tử Hiệp hội ngân hàng (2019), Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng khoảng 15,28% vào năm 2020, hơn 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào 2030”.13 Đặc biệt sau nhiều nỗ lực và đàm phán không ngừng, Việt Nam đã tham gia CPTPP từ ngày 12/11/2018 và đến ngày 14/01/2019, 14 CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Đánh giá chung về sự tác động của CPTPP và EVFTA đến kinh tế Việt Nam, đã có nhận định cho rằng, “với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao nhất trong số các FTA trước đây của Việt Nam, CPTPP và EVFTA được kỳ vọng sẽ có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Mặt khác, theo các nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA và CPTPP đến kinh tế Việt Nam gần đây đều cho thấy, việc tham gia và ký kết các Hiệp định FTA, CPTPP và EVFTA sẽ mang lại tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam”.15 Đây đều là những thời cơ thuận lợi và là các tín hiệu rất đáng mừng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai lâu dài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, “các FTA thế hệ mới có phạm vi và mức độ cam kết cao hơn so với các FTA thông thường”.16 Hơn nữa, “khi một FTA được ký kết, sẽ có những tác động đến lợi ích 13 Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam (2020), FTA thế hệ mới và cơ hội đối với Việt Nam, nguồn truy cập: https://bnews.vn/fta-the-he-moi-va-co-hoi-doi-voi-viet- nam/146111.html, ngày truy cập: 17/8/2020. 14 Báo điện tử Đầu tư tài chính Sài gòn giải phóng (2018), Việt Nam chính thức tham gia CPTPP từ hôm nay 12-11, nguồn truy cập: chinh-thuc-tham-gia-cptpp-tu-hom-nay-1211-558553.html, truy cập ngày 17/8/2020. 15 Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam (2020), FTA thế hệ mới và cơ hội đối với Việt Nam, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. 16 Trần Tuấn Anh (2020), Cơ hội của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nguồn truy cập: https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/co-hoi-cua- viet-nam-trong-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he- moi/435860.html, ngày 17/8/2020. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 6 các quốc gia, làm thay đổi chính sách của các quốc gia là thành viên cũng như những quốc gia không là thành viên của một FTA nào đó”.17 Về cơ bản, sự tác động của các FTA thế hệ mới đến nền kinh tế Việt Nam thể hiện như sau: Hiện nay, Việt Nam “được xem là một trong những nước có nền kinh tế hướng xuất khẩu mạnh mẽ nhất trong khối các nước ASEAN. Trong tiến trình này có sự tác động không nhỏ của các FTA đã được ký kết”.18 Bởi lẽ, để có thể tham gia và thực hiện các FTA, Việt Nam đã phải mở cửa thị trường theo hướng tự do hóa thương mại. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã ngày càng cắt giảm các hàng rào thuế quan (thuế nhập khẩu) để thực hiện theo cam kết của các FTA. Nói cách khác, dưới sự tác động của các FTA, Việt Nam đã và đang tuân thủ và thực hiện đầy đủ các cam kết với quốc tế. Trong đó, Việt Nam dần xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa hay đầu tư trong nước với hàng hóa, đầu tư đến từ nước ngoài. Mặt khác, Nhà nước đã và đang chấp nhận mở cửa những lĩnh vực vốn dĩ luôn được xác định là đặc biệt quan trọng của nền kinh tế như viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hàng không... Bởi, trước đây, những lĩnh vực này luôn được xác định là vùng “an ninh quốc gia” đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dưới sự tác động của các FTA, Việt Nam đã thay đổi cách thức quản lý điều hành nền kinh tế để phù hợp với “luật chơi” của quốc tế. Do đó, khác với các giai 17 Báo điện tử Hiệp hội ngân hàng (2019), Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. 18 Tạp chí Tài chính (2016), Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam, nguồn truy cập: doi/trao-doi-binh-luan/nhung-tac-dong-cua-hiep-dinh- thuong-mai-tu-do-doi-voi-kinh-te-viet-nam-104302.html , truy cập: 15/8/2020. đoạn phát triển kinh tế trước đây, chức năng quản lý kinh tế đã liên tục có sự điều chỉnh để phù hợp, thích ứng với tình hình và đòi hỏi của các FTA thế hệ mới. Riêng đối với lĩnh vực pháp luật, đây là một trong các công cụ rất quan trọng của Nhà nước để điều tiết mọi vấn đề xã hội và trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trong đó, dưới sự tác động, ảnh hưởng và đòi hỏi từ các FTA thế hệ mới, hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam cũng đã có rất nhiều thay đổi quan trọng. Ngày càng có nhiều đạo luật quan trọng được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tiếp tục mở rộng và đề cao quyền tự do kinh doanh. Điển hình như Luật Chứng khoán năm 2019 ngày càng tạo dựng thêm nhiều loại thị trường khác nhau để cho các nhà đầu tư thuận tiện tham gia và có thêm sự lựa chọn đầu tư; Luật Đầu tư năm 2014 tiếp tục mở rộng quyền hạn cho các nhà đầu tư nước ngoài; các văn bản pháp luật về thuế hiện hành như Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu và nhập khẩu, Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Hải quan ngày càng theo hướng cắt giảm các thủ tục hành chính phức tạp cho các nhà đầu tư kinh doanh; hay Luật Doanh nghiệp năm 2020 vừa mới được Quốc hội thông qua, trong đó luôn dành sự quan tâm rất lớn đến vấn đề mở rộng và bảo vệ quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư Ngoài ra, các FTA thế hệ mới còn có rất nhiều tác động đến hệ thống pháp luật về các lĩnh vực như “môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ”.19 Bởi lẽ, kinh doanh thương mại theo cam kết của các FTA 19 Nguyễn Trọng Điệp (2019), Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới pháp luật thương mại Việt Nam, nguồn truy cập: trao-doi/tac-dong-cua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the- he-moi-toi-phap-luat-thuong-mai-viet-nam-309172.html , ngày truy cập: 17/8/2020. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020 7 đòi hỏi cần tạo điều kiện và cho phép nhà đầu tư có sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt hơn so với các giai đoạn không tham gia các FTA. Do đó, hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam phải luôn có sự điều chỉnh để kịp thời phù hợp với các yêu cầu và đòi hỏi từ các FTA. Qua đó, có thể thấy rằng, các FTA đã tác động rất lớn đến chức năng quản lý kinh tế của Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì nếu so với các cam kết quốc tế trước đây, sự tác động của các FTA thế hệ mới có phạm vi ảnh hưởng và tác động rộng hơn. Nội dung của các FTA thế hệ mới thường vượt ra ngoài cam kết về thương mại hay dịch vụ và cả một phần liên quan đến hoạt động đầu tư. Ngoài ra, các FTA thế hệ mới cũng thường đề cập đến nhiều vấn đề về môi trường, việc làm, lao động hay xóa bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước... Từ đó, việc tham gia các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam có thêm các cơ hội để có thể cơ cấu lại hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này có thể giúp cán cân xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trở nên ổn định, cân bằng và có thể tránh sự phụ thuộc vào một thị trường (bởi lẽ, từ thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam luôn phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc). Nói cách khác, hoạt động thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các bên đối tác sẽ gặp nhiều thuận lợi khi ký kết và thực hiện các FTA thế hệ mới. Tuy nhiên, để đạt được những thuận lợi này, đòi hỏi chức năng quản lý kinh tế cần liên tục có sự điều chỉnh phù hợp để nền kinh tế Việt Nam kịp thời đáp ứng, thích nghi với các điều kiện của FTA thế hệ mới. Về những thành tựu kinh tế khi Việt Nam tham gia các FTA, có thể nói, sau một số năm tham gia các FTA, kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến quan trọng. “Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hưởng lợi từ sự tăng trưởng xuất khẩu đáng kể từ FDI, đóng góp quan trọng vào GDP và kim ngạch xuất khẩu (65%). Luồng kiều hối chuyển về cũng ngày càng gia tăng... Tự do hóa và hội nhập đã tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Với kim ngạch xuất, nhập khẩu gấp hơn 1,5 lần GDP trong những năm gần đây, Việt Nam được xem là quốc gia có nền kinh tế với “độ mở ” khá cao”.20 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các FTA cũng gây ra khá nhiều khó khăn, thách thức cho kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy, “một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam khi gia nhập Hiệp định EVFTA chính là phải nhanh chóng cải thiện quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng trong một loạt ngành nghề để đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa nhập khẩu”.21 Mặt khác, “khi tham gia EVFTA, Việt Nam cũng vấp phải những khó khăn trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA để được hưởng mức độ xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế”.22 Ngoài ra, như đã nói, FTA thế hệ mới tác động rất lớn đến hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam. Bởi lẽ, các FTA luôn đặt ra yêu cầu hành lang pháp lý phải rõ ràng, chi tiết và không chấp nhận những ưu đãi riêng biệt đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Thậm chí ngay đối với các doanh nghiệp nhà nước, các FTA thế hệ mới cũng 20 Tạp chí Tài chính (2016), Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam, sđd, truy cập: 15/8/2020. 21 Báo điện tử Hiệp hội ngân hàng (2019), Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. 22 Nguyễn Trọng Điệp (2019), Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới pháp luật thương mại Việt Nam, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 8 yêu cầu đòi hỏi phải có sự công khai, rõ ràng, minh bạch và đối xử bình đẳng như với các doanh nghiệp dân doanh. Nói cách khác, sẽ không có sự phân biệt đối xử hay đối xử đặc cách đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới. Vì vậy, những doanh nghiệp non yếu của Việt Nam rất dễ gục ngã khi không thể tự đương đầu, cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp đến từ nước ngoài khi không còn nhận được sự hỗ trợ, nâng đỡ của Nhà nước. Tóm lại, “Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các FTA”.23 Hay có thể nói, dưới sự tác động của các FTA, kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, các FTA cũng mang lại rất nhiều khó khăn, thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam. 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong giai đoạn tham gia các FTA thế hệ mới “Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu”24 đang là chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, “trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có 23 Lê Quang Thuận (2019), Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn truy cập: hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-tac- dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam-309171.html , ngày truy cập: 17/8/2020. 24 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội, tr. 40. bước phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu”.25 Bên cạnh đó, “việc tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam càng góp phần nâng cao vị thế của đất nước”.26 Tuy nhiên, như đã nói, “bên cạnh các tác động tích cực, việc tham gia và thực thi các cam kết của EVFTA và CPTPP cũng sẽ đặt kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức. Những thách thức lớn nhất xuất phát từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam như hạn chế về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; hệ thống các chính sách pháp luật còn thiếu, yếu và chồng chéo cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thực hiện các cam kết; hạn chế trong hiểu biết và nhận thức của các doanh nghiệp và cộng đồng”.27 Do đó, theo tác giả, để nền kinh tế của Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ nhưng luôn ổn định và bền vững lâu dài thì chức năng quản lý kinh tế cần có các điều chỉnh như sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo hướng phù hợp hơn với các FTA thế hệ mới: Khi tham gia các FTA đồng nghĩa chúng ta phải chấp nhận “luật chơi” và “cách thức chơi” chung với nhiều quốc gia khác. Tuy vậy, trên thực tế, môi trường thương mại của Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế, yếu kém. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới sự tự do hóa thương mại với bên ngoài và mặt khác, chưa thực sự khuyến khích cho sự phát triển của các nguồn lực bên trong của Việt Nam. Ngoài ra, như đã 25 Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam (2020), FTA thế hệ mới và cơ hội đối với Việt Nam, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. 26 Trung tâm WTO (2020), Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với kinh tế Việt Nam, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. 27 Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam (2020), FTA thế hệ mới và cơ hội đối với Việt Nam, tlđd, ngày truy cập: 17/8/2020. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020 9 nói, pháp luật là một trong những công cụ rất quan trọng để Nhà nước điều tiết và quản lý môi trường thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, cần phải thừa nhận hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam vẫn chưa thật sự phù hợp với các FTA thế hệ mới. Bởi lẽ, phần lớn các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế điển hình như Luật Thương mại đã được ban hành từ năm 2005 nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự sửa đổi, bổ sung hoặc khá nhiều đạo luật rất quan trọng khác như Luật Hợp tác xã năm 2012, Luật Phá năm 2014 cũng đã có hiệu lực từ khá lâu và hiện nay, môi trường thương mại trong giai đoạn tham gia các FTA thế hệ mới đã có rất nhiều thay đổi. Do đó, khá nhiều quy định trong các đạo luật quan trọng này cần phải có sự cập nhật, bổ sung để phù hợp và tương thích với tình hình, hoàn cảnh của các FTA thế hệ mới. Từ đó, tác giả cho rằng, về tổng thể, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và các văn bản pháp luật liên quan theo đúng với lộ trình đã quy định của các FTA thế hệ mới. Mặt khác, cần khẩn trương rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ các quy định không còn phù hợp với các cam kết trong các FTA mà Việt Nam tham gia. Cụ thể trong đó: - Đối với Luật Thương mại năm 2005, các quy định về “kinh doanh logistics”, “nhượng quyền thương mại” hay “chế tài thương mại” đều đã khá cũ nên chưa phù hợp với thực tiễn giao lưu, buôn bán trong giai đoạn toàn cầu hóa và thực hiện theo cam kết của các FTA. Điều này là bởi, Luật Thương mại năm 2005 được xây dựng và ban hành từ rất lâu. Vậy nên, hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập WTO và giai đoạn tham gia hội nhập sâu rộng với các FTA thế hệ mới đã thay đổi rất nhiều. Do đó, Luật Thương mại năm 2005 cần nhanh chóng có sự đổi mới, để ban hành những quy định phù hợp với môi trường thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. - Đối với các văn bản pháp luật về thuế và quản lý thuế cũng rất cần chú ý đến việc phải có sự tương thích, phù hợp với các cam kết của các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Mặc dù vậy, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và phải cố gắng duy trì sự ổn định của môi trường đầu tư, kinh doanh để không gây xáo trộn lớn hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư mới đến tham gia làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam. Thứ hai, cần tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn thực hiện các FTA thế hệ mới: Mặc dù số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay tương đối nhiều, thế nhưng, trên thực tế, chủ yếu chỉ là các doanh nghiệp với quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Nghiên cứu cho thấy: “doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, được đánh giá là lực lượng năng động, có đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP”.28 Hoặc theo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì: “càng ngày các doanh nghiệp Việt càng trở nên li ti chứ không gọi là siêu nhỏ nữa”.29 Hay nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho thấy: “Nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển và đổi mới kinh tế - xã hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thực sự định nghĩa lại những 28 Đỗ Thị Kim Tiên (2013), Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9, tr. 42. 29 Báo điện tử Tuổi trẻ Online, Doanh nghiệp Việt ngày càng li ti, truy cập ngày 16/8/2020 tại: nghiep-viet-ngay-cang-li- ti/1130905.html. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 10 thị trường hoàn toàn mới, khởi đầu làn sóng sáng tạo - đổi mới không chỉ cho quốc gia mà cả thế giới”.30 Từ đó, có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện tại và có thể trong tương lai lâu dài, các mô hình kinh doanh nhỏ và vừa vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khá nhiều lợi thế và rất phù hợp với môi trường thương mại của Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì đã từng có nghiên cứu cho rằng: “cơ sở để một loại hình doanh nghiệp có thể phát triển tốt tại Việt Nam thì loại hình doanh nghiệp đó phải thỏa mãn các điều kiện như: (i) quy mô của doanh nghiệp không quá lớn nhưng lại có thể dễ dàng mở rộng quy mô trong dài hạn; (ii) Giữa các thành viên của doanh nghiệp phải luôn tồn tại sự tin tưởng lẫn nhau; (iii) Doanh nghiệp phải đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý trước pháp luật, tạo niềm tin cho các khách hàng và cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành không quá phức tạp.”.31 Chính vì vậy, tác giả cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách thuận lợi để tạo lợi thế phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể những công việc cần tiến hành như sau: - Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giảm thiểu chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và cần nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động lâu dài. Không những vậy, Nhà nước cần thực hiện việc rà soát và sửa đổi các điều kiện kinh doanh hiện nay để 30 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. nguồn truy cập: vn/Cac-loai-hinh-doanh-nghiep/Phat-trien- Doanh-nghiep-nho-va-vua-o-Viet-Nam.html , truy cập ngày 15/8/2020 31 Nguyễn Vinh Hưng (2015), Cần xây dựng loại hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 08, tr. 33. tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. - Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như tạo ra các gói cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc việc tạo các điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay. Mặt khác, cần tiếp tục đổi mới, cải tiến các thủ tục cho vay hoặc vấn đề gia hạn vốn vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần có sự quan tâm hơn trước. - Cần quan tâm đến vấn đề cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Bởi lẽ, việc tham gia các FTA dẫn đến nhiều mối giao lưu hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài và cùng với đó, các mâu thuẫn, tranh chấp cũng sẽ ngày càng nhiều hơn. Do vậy, cần có cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo hướng nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả, để từ đó, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động lâu dài. Thiết nghĩ, có như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn Việt Nam tham gia sâu rộng các FTA thế hệ mới. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Tuấn Anh (2020), Cơ hội của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nguồn truy cập: https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/co-hoi-cua-viet-nam-trong-cac-hiep-dinh-thuong- mai-tu-do-the-he-moi/435860.html, ngày 17/8/2020. Bộ Tài chính (2019), hợp tác quốc tế\hội nhập và hợp tác tài chính\FTA, nguồn: truy cập ngày 17/8/2020. Báo điện tử Công thương (2019), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản: nhiều cơ hội cho hàng Việt, nguồn: https://congthuong.vn/hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-viet-nam-nhat-ban-nhieu-co-hoi-cho- hang-viet-54721.html, ngày truy cập: 17/8/2020. Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp (2019), Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, nguồn truy cập: the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-cua-nen-kinh-te-viet-nam-90312.html, ngày truy cập 17/8/2020. Báo điện tử Đầu tư tài chính Sài Gòn giải phóng (2018), Đón cơ hội FTA Việt Nam - Chi lê, nguồn truy cập ngày truy cập 17/8/2020. Báo điện tử Đầu tư tài chính Sài gòn giải phóng (2018), Việt Nam chính thức tham gia CPTPP từ hôm nay 12-11, nguồn truy cập: nay-1211-558553.html, truy cập ngày 17/8/2020. Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Hiệp định EVFTA - Động lực thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam, nguồn: https://vov.vn/kinh-te/hiep-dinh-evfta-dong-luc-thuc-day-dong-von-fdi-tu-eu- vao-viet-nam-828743.vov, truy cập ngày 17/8/2020. Báo điện tử Hiệp hội ngân hàng (2019), Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nguồn truy cập: https://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=10959:viet-nam-va- cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi&lang=vi, ngày truy cập: 17/8/2020. Báo điện tử Thông tấn xã Việt Nam (2020), FTA thế hệ mới và cơ hội đối với Việt Nam, nguồn truy cập: https://bnews.vn/fta-the-he-moi-va-co-hoi-doi-voi-viet-nam/146111.html, ngày truy cập: 17/8/2020. Báo điện tử Tuổi trẻ Online, Doanh nghiệp Việt ngày càng li ti, truy cập ngày 16/8/2020 tại ti/1130905.html. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Nguyễn Trọng Điệp (2019), Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tới pháp luật thương mại Việt Nam, nguồn truy cập: cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-toi-phap-luat-thuong-mai-viet-nam-309172.html, ngày truy cập: 17/8/2020. Nguyễn Vinh Hưng (2015), Cần xây dựng loại hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 08. Bùi Thanh Sơn (2020), Triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện, nguồn truy cập: te/-/2018/815809/trien-khai-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-trong-giai-doan-hoi-nhap- kinh-te-quoc-te-sau-rong-va-toan-dien.aspx#, ngày truy cập: 17/8/2020. Tạp chí Tài chính (2016), Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam, nguồn truy cập: cua-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-doi-voi-kinh-te-viet-nam-104302.html, truy cập: 15/8/2020. Đỗ Thị Kim Tiên (2013), Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 12 Lê Quang Thuận (2019), Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn truy cập: do-the-he-moi-va-tac-dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam-309171.html, ngày truy cập: 17/8/2020. Phạm Quang Vinh (2011), Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Danh Vĩnh (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. nguồn truy cập: va-vua-o-Viet-Nam.html, truy cập ngày 15/8/2020 Trung tâm WTO (2020), Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với kinh tế Việt Nam, nguồn truy cập: do-the-he-moi-voi-kinh-te-viet-nam, ngày truy cập: 17/8/2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_thuc_hien_chuc_nang_quan.pdf
Tài liệu liên quan