Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hành đầu , quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại phải làm ăn “có lãi”, nhất là những doanh nghiệp đã tiến hành CPH bước vào hoạt động với tư cách là CTCP, vận hành theo cơ chế thị trường tự chịu trách nhiệm với công việc sản xuất kinh doanh của mình. Nâng cao hiệu quả SXKD là nhiệm vụ chủ đạo của mỗi doanh nghiệp. - CPH đang bước vào giai đoạn mở rộng và sẽ được thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt trong thwòi gian tới nhằm đáp ứng với lộ trình hội nhập mà cụ thể là mục tiêu ra nhập WTO vào năm nay của chúng ta Nhưng để làm tốt công vịêc đó thì vấn đề rất được quan tâm là hoạt động của những doanh nghiệp sau CPH mà yếu tố được đặt lên hàng đầu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó. Làm rõ được vấn đề hiệu quả SXKD sẽ thấy được những mặt chủ yếu đã đạt được và những tồn tại vướng mắc cần giải quyết, rút kinh nghiệm để áp dụng vào giai đoạn sau. - Tham gia thực tập ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc sau một thời gian tìm hiểu đã nhận thấy một vấn đề nổi bật là trước đây do sức ép của cơ chế thị trường có rất nhiều lực lượng vận tải mới thành lập, tư nhân và cả các cá nhân có phương tiện đưa ra hoạt động. Hơn nữa, phương tiện vận tải của các ngành khác như xây dựng, năng lượng, dịch vụ cũng được chủ phương tiện vận dụng khai thác tối đa khai thác tối đa vào thị trường vận tải. Các doanh nghiệp vận tải ô tô trong đó có công ty vận tải ô tô Vĩnh Phúc muốn tồn tại và phát triển và khẳng định mình phải nhanh chóng thay đổi cơ chế trước hết là đổi mới công tác tổ chức và quản lý. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp đã tiến hành CPH từ năm 2000. Thực trạng hoạt động và kết quả kinh doanh trong thời gian sau CPH đã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực khẳng định sự đúng đắn trong quyết định đổi mới, song không vì vậy mà không có những tồn tại thiếu sót cần phát hiện và sửa đổi kịp thời để công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Là sinh viên tham gia thực tập ở công ty Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc, được sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tổ chức hành chính của công ty và sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá” cho báo cáo thực tập của mình và mạnh rạn đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD. Do thời gian thực tập và trình độ nhận thức có hạn, em mong được sự nhận xét góp ý và sửa chữa để báo cáo được hoàn thiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhằm đưa ra những lý luận chung về hiệu quả hoạt động SXKD trong doanh nghiệp. Làm rõ được ý nghĩa và mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Thấy được những yếu tố quyết định cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD nhất là với các doanh nghiệp sau khi CPH. - Phản ánh thực trạng kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH nước ta nói chung và thực trạng kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng giai đoạn sau CPH. Thấy được những biến chuyển tích cực về mặt hiệu quả SXKD, đặc biệt rút ra được nhữg tồn tại yếu kém gây cản trở việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp giai đoạn hậu CPH ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu những lý luận và thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp giai đoạn hậu CPH - Nghiên cứu cụ thể thực trạng hoạt động SXKD và hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc, so sánh với hiệu quả hoạt động SXKD trước khi công ty tiến hành CPH 4. Quan điểm nghiên cứu - Hiệu quả hoạt động SXKD đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. - Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp nhất là các CTCP muốn tồn tại thích nghi với những biến đổi của thị trường cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, dựa vào nội lực của mình để vươn lên nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả hoạt động SXKD. - Việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD gắn với kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Trong đó người lao động là động lực trực tiếp quyết định hiệu quả hoạt động SXKD. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho quá trình viết báo cáo, trong thời gian tìm hiểu, thu thập dữ liệu em đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; phương pháp thống kê- so sánh; phương pháp phân tích- tổng hợp 6. Nội dung nghiên cứu Báo cáo thực tập chuyên đề với đề tài “ Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH” đưa ra nội dung chủ yếu là vấn đề hiệu quả hoạt động SXKD ở các doanh nghiệp sau CPH nói chung và ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng. Báo cáo nêu bật được thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, những chỉ tiêu đo lường, những nhân tố ảnh hưởng, vai trò và bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Qua nghiên cứu những vấn đề trên để thấy được những mặt tồn tại yếu kém ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD cần khắc phục nhằm đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Hơn nữa là sự tổng kết kinh nghiệm cho giai đoạn CPH mở rộng thời gian tới của Đảng và Nhà nước ta đáp ứng nhu cầu hội nhập thông qua kết quả hoạt động của các doanh nghiệp đã CPH.

doc82 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở hiệu quả SXKD. Hiệu quả SXKD tăng lên có thể được nhận thấy thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất và nguồn lực ngày càng tốt hơn, có 85% doanh nghiệp khẳng định điều này. Tốc độ tăng trưởng tài sản hàng năm của các công ty là 20%. Khả năng tạo việc làm: tỷ lệ việc làm mới trong các doanh nghiệp CPH trung bình là 5%, đây là một con số khiêm tốn, xong với các phương án tiến hành CPH, với khả năng hoạt động còn nhiều hạn chế thì bước đầu là có kết quả tốt. Kết quả này còn góp phần xoá bỏ dư luận cho rằng sau khi chuyển sang CTCP thì nhiều lao động sẽ bị sa thải. 3. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH 3.1. Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn hậu CPH Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/04/2000, trong quá trình thực hiện phương án SXKD và điều lệ công ty có những thuận lợi và khó khăn sauPhần này được tóm tắt từ Báo cáo kết quả hoạt động SXKD sau 5 năm CPH, ngày 20/05/2005- Phòng tổ chức hành chính. : Thuận lợi: Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban ngành chức năng đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi theo chế độ chính sách và pháp luật nhà nước quy định như Nghị định 44 về CPH DNNN, về luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài để doanh nghiệp có điều kiện về nguồn vốn để tái sản xuất, đầu tư theo chiều sâu, mở rộng SXKD của doanh nghiệp. Sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm đều đạt tỷ lệ cao từ 8- 12%, nhất là lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, thu hút bên ngoài đầu tư xây dựng vào tỉnh nên nhu cầu về vận tải bằng ô tô ngày càng cao. Có sự lãnh đạo sát sao của lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, nhất là lĩnh vực quản lý nhà nước về luồng tuyến. HĐQT và Ban giám đốc điều hành cùng toàn thể cán bộ công nhân viên lao động trong công ty có tinh thần làm việc với trách nhiệm cao, cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khó khăn: Là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh chuyển đổi sang CTCP nên bước đầu tư tưởng của người lao động trong công ty còn băn khoăn, lo lắng dẫn đến việc tham gia mua cổ phần còn ít và tốc độ chậm nên hoạt động SXKD còn bị hạn chế do thiếu vốn. Cơ sở SXKD luôn biến động, đặc biệt với ngành vận tải ô tô. Lực lượng vận tải ngoài quốc doanh đang phát triển một cách tự phát. Hiện tượng cung vượt quá cầu, vận tải chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnCPH, xu hướng giảm giá cước để tranh giành khách khá phổ biến dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Công ty hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, có những tuyến hoạt động từ nhiều năm nay thì bị xe của hợp tác xã vận tải và xe tư nhân chen vào hoạt động tranh giành khách rất tự do, cũng bởi lý do khách quan là hoạt động vận tải trở khách rất khó kiểm soát. Thị trường hoạt động của công ty ngày càng bị thu hẹp, trật tự vận tải bị phá vỡ, do vậy một số lái xe mới vào nghề còn ít kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh yếu đã phải trả xe và trả tuyến cho công ty.. Quyết định 890/QĐ-BGTVT về việc quy định đời xe được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh, nhất là nghị định 92 của Chính phủ có hiệu lực thi hành về tuổi đời phương tiện. Số xe cũ nát đã sử dụng từ nhiều năm nay do lạc hậu về kỹ thuật và hết niên hạn sử dụng không được hoạt động. Trong khi công ty vẫn chưa kịp đổi mới về phương tiện do nguồn vốn còn hạn hẹp. Thuế nhập khẩu ô tô tăng từ 130- 150%, ; giá vật tư, phụ tùng và lệ phí bến bãi, cầu đường tăng từ 40- 60%. Lực lượng lao động chính là lái xe luôn ở trong tình trạng thiếu do họ không có vốn để thế chấp nhận xe và tay nghề còn yếu. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng trong 6 năm qua (2000- 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và HĐQT, ban giám đốc cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên lao động, công ty đã đạt được một số thành tựu như sau: Tình hình tái chính của công ty qua các năm sau CPH: Đơn vị: 1.000.000 đồng TT Diễn giải Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Vốn điều lệ 4.000 4.000 4.183 4.183 6.183 6.185 - C.phần đã mua 2.437 3.246 3.056 3.675 4.635 4.763 - C.phần N.nước 1.200 1.200 1.28 1.299 818 800 2 Giá trị TSCĐ 11.654 12.206 14.048 15.445 16.034 17.564 3 Giá trị còn lại 6.187 7.370 10.341 11.385 11.365 11.896 4 Nguồn vốn KD 3.519 4.246 4.035 6.295 7.585 8.424 5 Các quỹ 262 173 133 15 165 181 - Quỹ PTSX 131,7 58,5 48,8 73,6 86 93,2 - Quỹ DPTC 52,2 43,2 49,5 58,7 64,9 72,2 - Quỹ KT, PL 78,1 71,1 34,6 25,3 13,4 15,8 (Nguồn: Báo cáo hoạt động SXKD sau 5 năm CPH 20/05/2005- Phòng tổ chức hành chính) Kết quả SXKD, lao động, thu nhập qua các năm sau CPH Đơn vị: 1.000.000 đồng TT Diễn giải Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Doanh thu 6.514 6.613 7.150 8.802 10.467 13.871 2 Chi phí 5.886 5.872 6.746 8.494 9.881 13.531 3 lợi nhuận trước thuế 628 740,6 403,8 308,4 585,2 340 4 Lợi nhuận sau thuế 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 5 Lao động BQ (người) 96 92 88 88 89 106 6 Thu nhập BQ 0,582 0,614 0,648 1,026 1,103 1,196 7 Lãi chia cổ tức 19,32% 12,24% 4,56% 9,47% 7% 8,6% (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động SXKD sau 5 năm CPH, ngày 20/05/2005- Phòng Tổ chức hành chính) Mức biến động của doanh thu trong thời gian 5 năm sau CPH được thể hiện thông qua biểu đồ. Doanh thu, tỷ đ năm Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng đối với bất kỳ một công ty nào bởi mức doanh thu quyết định đến các khoản lợi nhuận, đến nghĩa vụ đối với nhà nước. Ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc sau thời gian CPH chỉ tiêu doanh thu biến đổi theo chiều hướng tăng dần qua các năm, bước đầu có thể nói công ty hoạt động có kết quả sau khi CPH. Thời gian đầu mức tăng còn chậm, năm 2001 tăng 1,5% so với năm 2000, nhưng đến năm 2004 đã tăng 18,9% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 32,5% so với năm 2004. Tốc độ tăng doanh thu qua các năm là khá cao, năm 2005 doanh thu tăng 112,9% so với năm 2000. L.nhuận sau thuế (triệu đồng) Sự biến động của lợi nhuận sau thuế được thể hiện qua biểu đồ năm Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng là một chỉ tiêu phản ánh rõ kết quả hoạt động SXKD của công ty, nó phản ánh việc kinh doanh có lãi hay không, mức lợi nhuận mà các thành viên được hưởng ở mức nào sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Lợi nhuận sau thuế là một chỉ tiêu quan trọng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc biến động không đều và có xu hướng giảm theo giá trị tuyệt đối, 2 năm đầu sau CPH, lợi nhuận sau thuế là tương đối cao, bước đầu khẳng định kết quả SXKD sau CPH, mặc dù năm 2001 đã giảm 1,2% so với năm 2000. Đáng chú ý trong 2 năm tiếp theo lợi nhuận sau thuế mang dấu âm, khẳng định rằng công ty đã không có lợi nhuận trong 2 năm này, tuy nhiên đó cũng chưa thể nói rằng công ty SXKD không có hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu quả. Trong 2 năm gần đây, lợi nhuận sau thuế đã biến đổi theo chiều hướng tăng dần tuy rằng còn ở mức chưa cao, nhưng cũng phần nào khẳng định việc SXKD đã đi vào ổn định và ngày càng có kết quả tốt. Nhận xét: Nhìn vào kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc ta thấy sau 5 năm CPH, công ty đã đi vào hoạt động SXKD tương đối ổn định và bước đầu đã có những kết quả nhất định. Doanh thu hàng năm tăng và tương đối ổn định mặc dù mức tăng không đều và còn ở mức thấp, hàng năm công ty đều có lợi nhuận trước thuế và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tuy nhiên lợi nhuận ròng các năm còn ở mức thấp và có những năm còn mang dấu âm, cần chú ý đến điều này để phân tích hiệu quả hoạt động SXKD của công ty; thu nhập của người lao động có sự cải thiện qua các năm, nếu nhìn ở mức độ tổng hợp so với thị trường lao động chung thì mức thu nhập này là thấp, đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên đây cũng đã thể hiện sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty trong giai đoạn sau CPH; tỷ lệ lãi chia cổ tức hàng năm có xu hướng giảm, tuy nhiên đây cũng chưa thể khẳng định là điều không tốt vì sự trích lập vào các quỹ có thể tăng lên, cần phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD mới có thể kết luận. 3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc thể hiện cụ thể ở các chỉ tiêu sau: a. Các chỉ tiêu doanh lợi Các chỉ tiêu doanh lợi gồm: - Doanh lợi vốn kinh doanh (%) = (lợi nhuận ròng + lãi trả vốn vay)/ vốn kinh doanh. (1) - Doanh lợi doanh thu (%) = lợi nhuận trước thuế/ tổng doanh thu. (2) Ta có bảng tính các chỉ tiêu trên như sau: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng D.thu 6.514 6.613 7.150 8.802 10.467 13.871 Vốn k.doanh 3.519 4.246 4.035 6.295 7.585 8.424 L.nhuận trước thuế 628 740,6 403,8 308,4 585,2 340 L.nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 D.lợi vốn k.doanh (%) 11,9 8,7 (1,56) (1,65) 2,0 1,48 Đoanh.lợi D.thu (%) 9,61 11,1 5,6 3,5 5,5 2,45 Nhìn vào bảng số ta có sự phân tích và nhận xét: + Chỉ tiêu (1)- doanh lợi vốn kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty: 02 năm sau CPH, chỉ tiêu này tương đối cao, năm 2000 là 11,9% có nghĩa là khi công ty dùng 1 đồng vốn kinh doanh thì thu về 0,119 đồng lợi nhuận (bao gồm cả lãi trả vốn vay), năm 2001 bỏ ra một đồng vốn thì tạo ra 0,087 đồng lợi nhuận. Trong 2 năm tiếp theo chỉ tiêu này là âm, năm 2002 = -1,56% và năm 2003 = -1,65%. Đây là thời kỳ doanh thu thuần của công ty bị giảm đáng kể dẫn đến chỉ tiêu này mang dấu âm hay hiệu quả sử dụng đồng vốn kinh doanh chưa cao. Nhưng trong 2 gần đây thì chỉ tiêu này đi vào ổn định, năm 2004 = 2% tức là 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận và năm 2005 = 1,48% tức là bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 0,015 đ lợi nhuận Nhận xét: Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh của công ty biến đổi không đều qua các năm sau CPH, hai năm đầu chỉ tiêu này tương đối cao thể hiện được hiệu quả sử dụng đồng vốn. Đây là thời kỳ công ty mới đi vào hoạt động dưới hình thức CTCP, là đơn vị đi đầu trong tiến trình CPH DNNN của tỉnh Vĩnh Phúc nên nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía lãnh đạo Tỉnh, được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động. Hơn nữa, thời kỳ này hoạt động vận tải tư nhân hầu như chưa phát triển nên thị trường hoạt động của công ty rất thuận lợi. Thời gian tiếp theo chỉ tiêu này có xu hướng giảm và còn có những năm mang dấu âm, thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh vào hoạt động SXKD bị giảm sút. Đây là thời kỳ công ty mở rộng đầu tư phương tiện vận tải và các thiết bị khác phục vụ cho hoạt động SXKD nên mức chi phí tăng đáng kể, hơn nữa thời kỳ này công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của lực lượng vận tải tư nhân. + Chỉ tiêu (2)- doanh lợi doanh thu thấy được tỉ lệ lợi nhuận so với doanh thu của công ty (ở đây sử dụng biến lợi nhuận trước thuế để tính chỉ tiêu): Hai năm đầu sau CPH, chỉ tiêu này cao hơn, năm 2000 = 9,6%, năm 2001 = 11% có nghĩa là 1 đồng doanh thu của công ty thì sẽ có lần lượt 0,096 đồng và 0,11 đồng lợi nhuận. Trong bốn năm tiếp theo chỉ tiêu trung bình là 4,26% nghĩa là trung bình trong 1 đồng doanh thu có 0,0426 đồng lợi nhuận (bao gồm cả thuế). Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn này là ổn định, luôn có lợi nhuận. Nhận xét: Các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu đều mang dấu (+) và ở mức tương đối cao phản ánh lợi nhuận trước thuế qua các năm là ổn định so với phần doanh thu đạt được, có thể nói là công ty làm ăn có lãi, doanh thu luôn cao hơn tổng chi phí, tuy nhiên mức chênh lệch này còn phải thực hiện nghĩa vụ ngân sách với nhà nước và phân bổ vào các quỹ. Kết luận: Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến các chỉ tiêu doanh lợi của công ty, nó được đánh giá cho toàn bộ vốn kinh doanh của công ty ( bao gồm cả vốn tự có và vốn đi vay). Ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc chỉ tiêu này nhìn chung còn chưa cao và biến đổi chưa đồng đều theo hướng giảm dần, tức là hiệu quả của toàn bộ số vốn còn thấp, chưa thật sự phát huy hết khả năng và điều kiện của công ty. Đây coi là chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn mà công ty đã sử dụng. b. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn Bao gồm: - Hiệu quả kinh doanh theo chi phí (%) = tổng doanh thu/ tổng chi phí (3) - Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần (%) = lợi nhuận ròng/ vốn cổ phần (4) - Chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu (1000đ) = lợi nhuận ròng/ số lượng cổ phiếu lưu thông. (5) - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu (%) = (5) /giá trị mỗi cổ phiếu. (6) Ta có bảng tính các chỉ tiêu trên như sau: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng C.phí 5.886 5.872 6.746 8.494 9.881 13.531 L.nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 Vốn C.phần 3.637 4.446 4.336 4.974 5.453 5.563 H.quả theo C.phí(%) 111 112,6 105,9 103,6 105,9 104,6 T.suất L.nhuận vốn cổ phần (%) 11,43 8,2 (1,45) (3,78) 2,83 3,71 Thu nhập c.phiếu (1000đ) 114,38 81,95 - - 28,34 31,77 T.suất l.nhuận cổ phiếu (%) 11,4 8,2 - - 2,8 3,17 Qua bảng số liệu ta có sự phân tích và nhận xét: + Chỉ tiêu (3)- chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí phản ánh sự tương quan giữa doanh thu và chi phí: Trung bình hai năm đầu sau CPH chỉ tiêu này trung bình là 111,8% tức là bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về trung bình 1,118 đồng doanh thu. Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này là 104,7% nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ thu về 1,047đồng doanh thu. Đây là thời kỳ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị và phương tiện, mở rộng hoạt động SXKD. Hai năm gần đây chỉ tiêu này đã ổn định theo hướng kinh doanh có hiệu quả cho công ty doanh thu luôn cao hơn chi phí. Nhận xét: Doanh thu và tổng chi phí của công ty luôn có mức tương quan tương đối ổn định và doanh thu luôn cao hơn chi phí. Nhưng mức biến động này có xu hướng giảm dần, điều này một phần cũng thể hiện trong những năm gần đây công ty đã chú trọng đến đầu tư phương tiện, trang thiết bị sản xuất phục vụ cho hoạt động SXKD. Đây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận đối với một doanh nghiệp sau CPH, đi vào hoạt động với nhiều khó khăn như Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc. + Chỉ tiêu (4)- chỉ tiêu lợi nhuận vốn cổ phần phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của công ty: Năm 2000 chỉ tiêu này = 11,43% tức là dùng 1 đồng vốn cổ phần sẽ tạo ra 0,114 đồng lợi nhuận sau thuế, tương tự năm 2001 chỉ tiêu này là 8,2 tức là 1 đồng vốn cổ phần tạo ra 0,082 đồng lợi nhuận ròng. Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này đều âm, trung bình là –2,615% nghĩa là 1 đồng vốn cổ phần làm giảm trung bình 0,026 đồng lợi nhuận ròng. Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này lần lượt là 2,83% và 3,17% vốn cổ phần được sử dụng hiệu quả hơn trước Nhận xét: thời gian đầu chỉ tiêu này tương đối cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của công ty. Nhưng trong thời gian tiếp theo chỉ tiêu này mang dấu âm, hiệu quả vốn cổ phần không được thể hiện do lợi nhuận ròng âm, đây là thời kỳ hoạt động SXKD của công ty có sự biến đổi theo chiều hướng không tốt. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây chỉ tiêu này đã khả quan hơn và có xu hướng tăng dần, công ty đang đi vào hoạt động ổn định, lợi nhuận ròng đã tăng, hiệu quả vốn cổ phần đã được thể hiện tốt hơn. + Chỉ tiêu (5)- thu nhập cổ phiếu phản ánh thu nhập trung bình 1 cổ phiếu, hay lợi nhuận được chia cho mỗi cổ phiếu (Mệnh giá cổ phiếu trung bình của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là 1triệu đồng): Năm 2000 chỉ tiêu này = 114,38 nghìn đồng tức là 1 cổ phiều trung bình thu được 114,38 nghìn đồng lợi nhuận ròng và năm 2001 chỉ tiêu này = 81,95 nghìn đồng, đây là các chỉ tiêu tương đối cao. Trong 2 năm 2002 và 2004 lợi nhuận ròng của công ty mang dấu âm nên chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu là không có. Trong 2 năm gần đây, chỉ tiêu này đã tăng lên và ở mức hợp lý, năm 2004 trung bình 1 cổ phiếu thu được 28,34 nghìn đồng lợi nhuận ròng, năm 2005 chỉ tiêu này = 31,77 nghìn đồng. Nhận xét: Thu nhập cổ phiếu là một chỉ tiêu hiệu quả quan trọng phản ánh mức thu nhập đối với mỗi cổ phiếu của công ty, mang tính đặc trưng của CTCP. Nó cũng phản ánh hiệu quả đầu tư vốn của các cổ đông và quyết đinh xem có nên đầu tư vào đây không. Trong thời gian đầu sau CPH lợi nhuận cổ phần của công ty là tương đối cao và ổn định, nhưng trong giai đoạn tiếp theo, chỉ số này giảm dần, chỉ trong thời gian gần đây mới có dấu hiệu khả quan hơn. Chỉ tiêu (6)- tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu, chỉ tiêu này cũng tương đương với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phần. Ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc chi tiêu này trong thời gian đâu sau CPH là khả quan, nhưng trong 2 năm tiếp theo do chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu không có nên không xác đinh được. Nhưng đến hai năm gần đây chỉ tiêu này đã đi vào ổn định thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn. Ngoài các chỉ tiêu đặc trưng của CTCP, hiệu quả sử dụng vốn còn được thể hiện ở các chỉ tiêu hiệu quả thông thường khác: - Chỉ tiêu số vòng quay toàn bộ vốn (lần) = tổng doanh thu/ vốn kinh doanh (7) - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định (%) = lợi nhuận ròng/ TSCĐ (8) Ta có bảng tính các chỉ tiêu trên như sau: Ch.tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn CĐ 6.187 7.371 10.341 11.385 11.366 11.896 Lợi nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 Số vòng quay của vốn (lần) 1,85 1,58 1,77 1,40 1,38 1,17 H.quả sử dụng vốn CĐ (%) 6,72 4,94 (0,06) (1,6) 1,36 1,48 +Chỉ tiêu (7)- số vòng quay toàn bộ vốn phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc có số vòng quay của vốn tương đối ổn định và đều qua các năm, nhưng lại ở mức không cao và có xu hướng giảm qua các năm, một phần cũng do đặc điểm SXKD của công ty làm lượng vốn không thể quay nhiều vòng được. Nhưng nhìn tổng thể thì hiệu quả vòng quay vốn của công ty như vậy là chưa cao. Cụ thể năm 2000 thì lượng vốn của công ty quay được 1,85 vòng, năm 2003 giảm xuống 1,4 vòng cho đến năm 2005 thì giảm xuống 1,17 vòng, tức là công ty bình quân chỉ sử dụng lượng vốn của công ty mình cho 1 chu kỳ sản xuất. + Chỉ tiêu (8)- hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty phản ánh trình độ sử dụng TSCĐ trong SXKD và khả năng sinh lời của TSCĐ. Năm 2000 và năm 2001 trình độ sử dụng TSCĐ cao hơn, cụ thể năm 2000 1đ TSCĐ góp phần tạo ra 0,0672 đồng lãi ròng, năm 2001, 1 đồng TSCĐ góp phần tạo ra 0,0494 đồng lãi ròng. Năm 2003 và năm 2004 lãi ròng của công ty không có nên hiệu quả sử dụng TSCĐ không được thể hiện. Năm 2004 và năm 2005 đã tốt hơn và có xu hướng tăng, cụ thể năm 2004 bỏ ra 1 đồng TSCĐ góp phần tạo ra 0,0136 đồng lãi ròng, năm 2005 bỏ ra 1 đồng TSCĐ góp phần tạo ra 0,048 đồng lãi ròng. Kết luận: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là các chỉ tiêu quan trọng đối với các CTCP. Nhìn chung sau CPH, các chỉ tiêu này trong hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là tương đối ổn định. Thời gian đầu các chỉ tiêu ở mức tương đối cao, thể hiện rõ ràng hiệu quả sử dụng các yếu tố liên quan, nhưng trong thời gian tiếp theo chúng đều có xu hướng giảm, có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Sự chỉnh đốn và điều chính hoạt động SXKD trong thời gian gần đây, hoạt động của công ty đã đi vào ổn định và hiệu quả được thể hiện trở lại và có xu hướng ngày càng tăng. c. Hiệu quả sử dụng lao động Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bao gồm: - Chỉ tiêu năng suất lao động (1000đ) = giá trị tổng sản lượng/số lao động bình quân (9) - Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân (1000đ)= lợi nhuân ròng/ số lao động tham gia. (10) Ch.tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng S.lượng 6.514 6.613 7.150 8.802 10.467 13.871 L.nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 L. động BQ 96 92 88 88 89 106 L. động tham gia 123 120 113 121 115 145 N.suất LĐ (triệu đ) 67,854 71,875 81,249 100,025 98,901 130,806 Mức sinh lời BQ (triệu đ) 3,382 3,037 - - 1,344 1,219 + chỉ tiêu (9)- năng suất lao động phản ánh sản lượng bình quân của 1 lao động trong 1 năm. Năng suất lao động trung bình năm 2005 so với năm 2000 tăng 62,952 triệu đồng. Đặc biệt, năng suất lao động trung bình năm 2005 tăng 32,2% so với năng suất lao động trung bình năm 2004. Ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc chỉ tiêu này tăng đều qua các năm sau CPH, tốc độ tăng trung bình là 15%. chứng tỏ trình độ sử dụng lao động là tương đối tốt. Công ty đã có kết quả cả trong công tác đào tạo lao động và cải tiến trang thiết bị lao động nâng cao năng suất lao động. + chỉ tiêu (10)- mức sinh lời bình quân phản ánh sự đóng góp trung bình của 1 lao động vào lợi nhuận ròng của công ty. Hai năm đầu sau CPH chỉ tiêu này lần lượt là 3,382 và 3,037 tức là trung bình trong 1 năm 1 lao động tạo ra được lần lượt 3,382 triệu đồng lợi nhuận ròng năm 2000 và 3,037 triệu đồng lợi nhuận ròng năm 2001. Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này không được thể hiện do lợi nhuận ròng âm. Năm 2004 trung bình 1 lao động tạo ra 1,343 triệu đồng lợi nhuận ròng, năm 2005 trung bình 1 lao động tạo ra 1,219 triệu đồng lợi nhuận ròng. Do đặc điểm quá trình sản xuất của công ty giai đoạn hậu CPH nên chỉ tiêu này biến động không đều và giảm qua các năm. Theo xu hướng chung của công ty giai đoạn hậu CPH, mức sinh lời bình quân cao ở giai đoạn đầu và giảm dần qua các năm, nhất là hai năm 2002 và 2003. Nhưng trong thời gian gần đây đã có sự cải thiện rất nhiều, hiệu quả sử dụng lao động ngày càng được khẳng định và gia tăng. Kết luận chung: Nhìn chung, sau CPH Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đã bắt tay ngay vào thực hiện chiến lược SXKD và có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy có những thời điểm thăng trầm nhưng Công ty đã dần đi vào sản xuất ổn định trong những năm gần đây. CPH đã mang lại một bộ mặt mới về hoạt động SXKD của công ty. Thời gian đầu sau khi CPH, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự nỗ lực cho công cuộc SXKD của công ty trong thời kỳ đổi mới nên nhìn chung là hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất là tương đối cao và ổn định, năng suất lao động cao và tương đối ổn định. Trong thời gian tiếp theo đó, cụ thể là trong năm 2003 và năm 2004, do phương hướng của công ty là mạnh rạn đầu tư trang thiết bị và đặc biệt là tiến hành đổi mới những phương tiện vận tải đã lạc hậu khó có thể phục vụ tốt cho công việc SXKD, những thiết bị phục vụ cho công tác đại tu lắp ráp phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất của công ty nên chi phí của công ty đã tăng đáng kể tăng cao hơn mức doanh thu nên sau khi thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước lợi nhuận ròng của công ty đã mang dấu âm, đây không phải con số phản ánh sự giảm sút trong SXKD mà ngược lại phải thấy được sự đầu tư mở rộng sản xuất nhằm phục vụ kế hoạch SXKD của công ty trong thời gian về sau Hai năm gần đây công ty đã trở lại với nhịp độ SXKD bình thường và tiếp tục thể hiện được năng lực SXKD trong tất cả các mặt tuy ràng các chỉ tiêu hiệu quả chưa phải là thuyết phục hoàn toàn. CPH là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đã tạo ra bước phát triển mới so với khi còn là DNNN. hoạt động SXKD của công ty đã có những kết quả rõ ràng và sẽ có hướng tốt hơn trong thời gian tới. Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC I. Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc năm 2006 Trích dẫn từ kế hoạch hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc năm 2006- Phòng Tổ chức hành chính. - Căn cứ vào phương án SXKD được đại hội cổ đông thông qua ngày 09/03/2000. - Căn cứ và hợp đồng nhận khoán giữa Công ty liên doanh VTHKVP và Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc. - Căn cứ vào năng lực phương tiện hiện coa của công ty và hệ thống luồng tuyến vận chuyển hành khách mà công ty đã đăng ký khai thác. - Khi xây dựng các kế hoạch thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có tính đến các yếu tố rủi ro bất khả kháng khác. - Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để tính kế hoạch: Nhiên liệu cấp 95 lít/ 10.000 Ng/km. Dầu nhờn cấp 1% theo nhiên liệu. Săm lốp: định ngạch 40.000 km. Ắc quy: Định ngạch 80.000 km. Các chỉ tiêu khác như KHCB, KHSCL... dựa trên các quy định hiện hành của nhà nước. Cùng với công tác tổng kết và đưa ra phương hướng hoạt động SXKD của công ty trong thời gian tới công ty đã đề ra quyết tâm thực hiện phương hướng trong thời gian tới bằng việc đẩy nhanh tốc độ đổi mới phương tiện theo yêu cầu quyết định 890 của Bộ Giao thông vận tải tổ chức vận tải hành khách bằng xe chất lượng cao, mở rộng thị trường vận tải lên một số thị trường mới nhất là lên vùng miền núi. Sắp xếp lại tổ chức và lao động, tiếp tục đổi mới hoàn thiện điều lệ kinh doanh các ngành nghề được phép, đảm bảo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và tăng cổ tức, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ đối với Nhà nước. Về tổ chức và lao động: Công ty vẫn giữ nguyên các bộ phận phòng ban, tên gọi cũng như chức năng và nhiệm vụ như hiện nay. Từng bước kiện toàn các phòng ban của công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất. Số lao động trong công ty khoảng 150 người được bố trí phù hợp tại các phòng ban phù hợp với ngành nghề và khả năng từng người. Việc giải quyết các chế độ bải hiểm, thuyên chuyển , tuyển dụng đảm bảo nguyên tắc theo hướng dẫn của bộ lao động.. Chế độ tiền lương và nâng cấp tay nghề cho công nhân áp dụng theo hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã hội. Các chỉ tiêu và chính sách đối với người lao động: TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 1 Người lao động người 155 2 Tổng quỹ lương 1000đ 1.852.541 3 Tiền lương bình quân 1000đ 1.356 4 Thu nhập bình quân 1000đ 1.524 (Nguồn: Kế hoạch SXKD năm 2006- Phòng Tổ chức hành chính) 2. Kế hoạch SXKD, các chế độ chính sách đối với nhà nước Thực hiện SXKD: TT Diễn giải ĐVT Kế hoạch 1 Tổng giá trị sản lượng triệu đ 20.820 2 Vận tải hành khách triệu đ 14.133 Trong đó: doanh thu xe bus triệu đ 1.626 3 Doanh thu đại lý bán xe triệu đ 2.165 4 Doanh thu xí nghiệp sửa chữa triệu đ 1.200 5 Dịch vụ đào tạo triệu đ 334 6 Doanh thu khác triệu đ 1.362 (Nguồn: Kế hoạch SXKD năm 2006- Phòng Tổ chức hành chính) Kế hoạch về các khoản phải nộp: TT Diễn giải ĐVT Kế hoạch 1 Thuế VAT 1000đ 198.000 2 Thuế TNDN 1000đ 24.576 3 Thuế khác 1000đ 16.564 4 BHXH+CĐ 1000đ 397.000 (Nguồn: Kế hoạch SXKD- Phòng Tổ chức hành chính) Kế hoạch sản lượng, doạnh thu tuyến cố định và xe du lịch Đây là hoạt động chính của công ty nên kế hoạch cho bộ phận này đã tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, căn cứ vào nhu cầu thị trường và căn cứ vào kết quả kinh doanh năm 2005 và các yếu tố cần thiết khác, công ty đã đề ra kế hoạch về sản lượng, doanh thu tuến cố định và du lịch như sau: Các chỉ tiêu ĐVT Tổng cộng Trên tuyến Du lịch Tuyến CĐ Khoán Người đi xe Hk 485.706 328.776 73.560 83.370 Lượng luân chuyển Hk/km 87.303.103 66.745.572 7.545.924 13.011.607 Tổng doanh thu triệu đ 12.507 9.850 1.323 1.334 Km xe chạy Km 3.834.604 3.020.280 373.056 441.268 Số xe thực hiện Xe 61 39 6 16 (nguồn: Kế hoạch SXKD năm 2006- Phòng Tổ chức hành chính) 3. Kế hoạch phương tiện: Công ty có kế hoạch về phương tiện nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng các phương tiện cho các kế hoạch luồng tuyến của công ty, nhằm đảm bảo kế hoạch doanh thu đã đề ra. Trước hết, để đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng phục vụ công ty đã đăng ký phải thay thế từ 7 đến 10 xe đã xuống cấp, không còn đủ tuổi hoạt động, có thể thực hiện trog vòng 1- 2 năm tới. Bố trí xe chất lượng cao vào đường có doanh thu cao Kế hoạch phương tiện của công ty cổ phần: Mác xe Tổng số Xe công ty Xe liên kết Cái Ghế Cái Ghế Cái Xe IFAW 1 42 - - 1 42 HYUNDAI 45 ghế 6 270 3 135 3 135 HYUNDAI24 ghế 5 120 2 48 3 72 DAEWOO 45 ghế 1 45 1 45 - - ASIA 35 ghế 6 210 6 210 - - Xe Trung quốc 45 ghế 9 405 6 270 3 135 Xe Trung quốc 35 ghế 5 175 1 35 4 140 Tổng cộng 33 1.267 19 743 14 524 (Nguồn:Kế hoạch SXKD năm 2006- Phòng tổ chức hành chính) Với công ty liên doanh: Mác xe Tổng số Tổng số Tổng số Cái Ghế Cái Ghế Cái Ghế DAEWOO BH113 46 ghế 5 230 5 230 - - ASIA 928 46 ghế 1 46 1 46 - - HYUNDAI 45 ghế 11 495 11 495 - - HYUNDAI 30 ghế 5 150 5 150 - - HYUNDAI 35 ghế 1 35 1 35 - - HYUNDAI 29 ghế 2 58 2 58 - - HYUNDAI 25 ghế 6 150 5 125 1 25 ASIA Combi 25 ghế 1 25 1 25 - - Tổng cộng 32 1.189 31 1.164 1 25 (Nguồn:Kế hoạch SXKD năm 2006- Phòng tổ chức hành chính) Dự kiến đưa vào tuyến xe BUS 07 chiếc xe mới với 03 chiếc HYUNDAI city 540 và 01 chiếc xe T. Quốc (32) và 01 xe T.Quốc (51) 02 xe ASIA (35). Hệ thống xe hợp đồng với 16 loại xe bao gồm 01 xe Trung Quốc (51), 07 xe HYUNDAI city 540 (45), 03 chiếc HYUNDAI Aero Town (35), 01 chiếc HYUNDAI County (25), 02 chiếc DAEWOO BH113 (46), 02 chiếc ASIA (35) 4. Kế hoạch SXKD của Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa năm 2006 Trích từ Kế hoạch SXKD năm 2006- Phòng Tổ chức hành chính, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc. Các chỉ tiêu chủ yếu của xưởng: Nhân lực: 31 ngưòi Tài sản cố định tính theo nguyên giá: 873.616.399 đồng. Máy móc thiết bị: 36.264.000 đồng. Công cụ dụng cụ: 15.731.400 đồng Đất sử dụng: Vĩnh Yên = 370m2 Đồi son: 7.078 m2 Doanh thu sửa chữa: 1,2 tỷ đồng. Đại tu vỏ xe khách: 06 xe ´ 32.000.000 = 192 triệu đồng Trung tu vỏ xe khách: 07 xe ´ 23.000.000 = 161 triệuđồng Đóng thùng xe tải: 05 cái ´ 16.000.000 = 80 triệu đồng Đại tu máy gầm: 28 xe ´ 16.000.000 đồng = 448 triệu đồng Bảo dưỡng: 180 lần ´ 260.000 = 46,8 triệu đồng Sửa chữa đột xuất: 720 xe ´ 8giờ ´ 6000đ = 34,56 triệu đồng Gia công cơ khí: 25.000 Kg ´ 9.500đ = 237,5 triệu đồng Cộng 1,2 tỷ đồng 5. Kế hoạch kinh doanh trung tâm đào tạo năm 2006 Lớp đào tạo lái xe mô tô (hạng A1) 02 khoá 150 ´ 95% ´ 75% ´ 700.000đ ´ 12 tháng = 179,55 triệu đồng. Đào tạo nghề (hiện có). Đại học tại chức: 58 học sinh ´ 2,5 triệu đ/ năm ´ 30% = 43,5 triệu đồng. Công nhân kỹ thuật: 86 học sinh ´ 150.000đ ´ 10 tháng ´ 20% = 25,8 triệu đồng. Tổng doanh thu: 179,55 triệu + 43,5 triệu + 25,8 triệu = 248,85 triệu ( hai trăm bốn mươi tám triệu tám trăm năm mươi ngàn đồng) Xin tăng khoá thi A1: 06 khoá ´ 150.000 ´ 95% ´ 75% ´ 70.000 = 44,94 triệu đồng Mở một lớp tại chức ngoại ngữ: 60 học sinh ´ 800.000 ´ 30% = 14,5 triệu đồng Đào tạo công nhân: 70 học sinh ´ 150 ´ 10 tháng ´ 25% = 26,5 triệu đồng Tổng doanh thu: 44,94 triệu+ 14,5 triệu + 26,5 triệu = 85, 94 triệu đồng Vậy tổng doanh thu một năm là : 334,790 triệu II. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 1. Giải pháp về phía công ty 1.1. Giải pháp về vốn và tài chính Cũng như hầu hết các CTCP khác sau khi CPH vấn đề lớn đặt ra đối với Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là vốn để phục vụ cho hoạt động SXKD. Không như khi còn là DNNN, việc thu hút vốn nhất là nguồn vốn vay khó khăn hơn nhiều, nguồn vốn kinh doanh thì chưa thể đáp ứng được các hoạt động SXKD, nhất là khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới. Vậy để đảm bảo lượng vốn phục vụ cho kế hoạch SXKD đạt kết quả, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: Từng bước cơ cấu lại hoạt động SXKD bằng việc thay đổi cơ cấu doanh thu theo nguyên tắc đầu tư vốn theo hướng chú trọng phục vụ những luồng tuyến đem lại doanh thu cao hơn, làm tỷ suất lợi nhuận tăng và ổn định đổi mới phương tiện vận tải hiện đại phục vụ cho những luồng tuyến này nhằm thu hút hơn lượng hành khách đi xe, nhằm tăng doanh thu, điều chỉnh luồng tuyến, cơ sở vật chất và nhà xưởng cho phù hợp. Không nên đầu tư quá ràn trải, hơn nữa còn gây thất thoát một lượng vốn lớn mà kết quả lại không cao, chất lưọng phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ hoạt động SXKD không được cải thiện nhiều. Tóm lại cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ, đảm bảo thúc đẩy các hoạt động SXKD. Thực hiện tốt hơn nữa công tác kế toán, hoàn thành tốt việc tổng hợp tốt kết quả SXKD, phản ánh đúng kết quả đạt được trong từng kỳ hạch toán. Lập báo cáo kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, theo rõi chặt chẽ việc thực hiện để đảm bảo cân đối giữa kế hoạch và những điều kiện, nguồn lực hiện có của công ty trong thời kỳ đó. Ghi chép phản ánh kịp thời có hệ thống diễn biến nguồn vốn cung cấp, vốn vay, công tác này của công ty còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng cán bộ không nắm rõ tình hình thực hiện kế hoạch đến đâu, nguồn vốn có được sử dụng đúng và thật sự hiệu quả không. Bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty, phản ánh đề suất thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Nắm được tình hình công nợ là rất quan trọng, cần thiết cho việc xác định tình hình vốn của công ty phục vụ cho hoạt động SXKD như thế nào. Để mục tiêu cuối cùng đạt được là tiết kiệm tới mức có thể, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Công ty nên tham thị trường chứng khoán để thu hút vốn thông qua thị trường cứng khoán làm lượng vốn cổ phần của công ty được tăng lên có thể mở rộng hoạt động SXKD qua đó tăng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cổ phần. Ngoài ra khi niêm yết trên thị trường chứng khoán công ty còn được hưởng một số ưu đãi nhất định như được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm sau khi niêm yết; dễ dàng huy động được lượng vốn lớn để đầu tư cho hoạt động SXKD, đây là cái lợi lớn nhất mà công ty đạt được và đây cũng là mục tiêu chủ đạo của các công ty khi niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra hình ảnh và thương hiệu của công ty được quảng bá, khả năng liên doanh liên kết được mở rộng. Tất cả các yếu tố đó cũng góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu suất sử dụng lao động. Phát hành cổ phiếu khi có điều kiện thích hợp, đây là một biện pháp mà hầu hết các CTCP tiến hành khi muốn thu hút thêm nguồn vốn. Hoạt động này của công ty hầu như là không có hoặc có bán ra thì các thành viên trong công ty đều mua luôn lượng cổ phiếu đó, hoặc có phát hành ra ngoài công ty cũng rất ít. Bên cạnh đó, công ty nên tích cực xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng hoạt động trong tỉnh, nhất là những ngân hàng mà công ty tiến hành hoạt động vay vốn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc; Ngân Hàng Công thương bằng các hành động cụ thể như trả lãi đúng và đủ thời hạn, cung cấp thông tin tài chính lành mạnh và minh bạch, tạo lòng tin cho các ngân hàng thì việc vay vốn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn. 1.2. Giải pháp về lao động Lao động hoạt động trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc mang những đặc trưng riêng, nhất là những lao động trực tiếp tham gia điều khiển phương tiện trên đường. Môi trường lao động biến đổi ở diện rộng và bị rất nhiều nhân tố tác động và hiện nay nhìn chung trình độ lao động của công ty chưa cao. Để đảm bảo kế hoạch về lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động SXKD thì doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm sau: Chú trọng đến công tác tuyển dụng lao động đầu vào nhất là đối với lái xe vì đặc điểm của loại lao động này là cần có bằng cấp và tay nghề nhất định, kinh nghiệm thực tế càng nhiều càng được ưu tiên, bên cạnh cần có những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bởi khi tham gia giao thông trên đường có rất nhiều những tình huống xảy ra đòi hỏi sự xử lý nhanh nhẹn, đúng mực không để mất lòng và đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe. Hiện nay ở công ty lượng lái xe đảm bảo cho những yêu cầu đặt ra là rất ít bởi hầu như lực lượng này đã ra ngoài hoạt động tư nhân. Mức thế chấp hiện nay của công ty cho lái xe khi nhận xe là 10- 15% giá trị xe là tương đối cao, cần điều chỉnh lại mức khoán trên xuống dưới 10% nhằm thu hút lượng lái xe có tay nghề ra nhập lực lượng lao động của công ty. Gián tiếp góp phần nâng cao năng suất lao động, đảm bảo doanh thu. Bởi nếu mức khoán cao các lái xe thường bỏ ra hoạt động tư nhân, bởi hoạt động vận tải tư nhân có rất nhiều ưu thế, một mặt ro họ tạo ra (vừa làm chủ vừa lái xe). Mặt khác về cơ bản do quản lý của cơ quan chuyên ngành của nhà nước có nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho xe tư nhân hoạt động hiệu quả. Trong khi đó các đơn vị vận tải nhà nước là đơn vị phải làm đầy đủ nghĩa vụ và thủ tục do nhà nước quy định. Mọi chuyến xe đi về đều phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ theo chế độ tài chính kế toán, hoá đơn chứng từ phải đầy đủ. Việc mua nhiên liệu đối với xe công ty phải có hoá đơn do thực hiện chế độ thuế gián thu, nhưng nếu chờ lấy được hoá đơn thì đã bị các xe khác tranh mất khách, còn bộ phận xe tư nhân do thực hiện chế độ thuế trực thu nên rất nhanh gọn Một vấn đề khác mà công ty cũng cần quan tâm giải quyết để đảm bảo kế hoạch doanh thu nhất là trong vận tải hành khách là thực tế hiện nay cho thấy ở công ty hàng năm phải xử lý một lượng nhất định những đơn thư phản ánh của hành khách đi xe về thái độ của lái xe và phụ xe. Vì vậy có những quy định cụ thể đối với những lái xe và phụ xe, định kỳ tổ chức các cuộc thi lái xe an toàn, tay lái giỏi, các tình huống ứng xử trên đường khi tham gia giao thông. Có những hình thức khen thưởng kịp thời (thưởng tiền, hiện vật , bằng khen) cho những lao động tiên tiến, lao động giỏi. Mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho các lái xe và phụ xe về đạo đức nghề nghiệp và tác phong ứng xử đối với hành khách đi xe nhằm làm quen với những tình huống phức tạp xảy ra trên đường. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động tạo không khí làm việc vì công ty, đảm bảo năng suất lao động. Đào tạo và đào tạo lại lao động phù hợp với yêu cầu của công ty, gồm đào tạo chính quy và đào tạo phi chính quy, nhằm nâng cao trình độ nhất là những người thuộc bộ phận quản lý; có kế hoạch đào tạo tay nghề lái xe, công nhân kỹ thuật tạo nguồn nhân lực đảm bảo kế hoạch SXKD luôn được thực hiện với năng suất lao động cao và ổn định Doanh nghiệp cũng nên chú ý xây dựng văn hoá doanh nghiệp, công ty có đặc điểm hoạt động SXKD diễn ra trên địa bàn rộng, ngay cả những hoạt động kinh doanh ngoài vận tải hành khách cũng được tổ chức ở nhiều nơi, công việc hầu như là tách biệt nhau và tách biệt với khu điều hành. Cần xây dựng một môi trường làm việc hài hoà, ổn định và tinh thần tự giác cao nhằm khai thác được sức mạnh tập thể và sự lao động sáng tạo, điều mà hiện nay công ty vẫn làm chưa tốt, chưa phát huy được hết tiềm năng về lao động của công ty. Giải quyết hài hoà mối quan hệ đối kháng giữa cổ đông- người lao động và người quản lý. Đây là một vấn đề nan giải mà hầu hết các CTCP đều mắc phải và cần có phương hướng cụ thể cho việc giải quyết mối quan hệ này. Những cổ đông không phải là lao động hay quản lý công ty thì chỉ quan tâm đến lợi tức cổ phiếu, người lao động và bộ phận cán bộ quản lý ngoài vấn đề lợi tức cổ phiếu còn quan tâm đến sự phát triển của công ty, đến hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. HĐQT cần mở rộng quyền ra nhập công ty với người lao động, có chế độ bán cổ phiếu hoặc trái phiếu có chuyển đổi cho người lao động và người quản lý với giá ưu đãi. Có chế độ thưởng thoả đáng từ nguồn lợi tức sau thuế cho người lao động và người quản lý căn cứ vào mức đóng góp của họ đối với công ty. 1.3. Tối thiểu hoá các chi phí nhằm tăng lợi nhuận tương quan Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình SXKD, chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có lợi nhuận công ty cần đầu tư, có chiến lược kinh doanh cụ thể và khả quan phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Tức là bỏ ra lượng chi phí nhỏ trong giới hạn để có được mức lợi nhuận tốt nhất. Trong công ty hiện nay vẫn còn lưu hành một số loại phượng tiện vận tải hoạt động đã không còn phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay cụ thể là với Quyết định 890/QĐ-BGTVT về việc quy định đời xe được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh và Nghị định 92 của Chính phủ về tuổi đời của phương tiện được lưu hành. Quan trọng là nó không đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe, chính những phương tiện này đã gây ra sự mất tin tưởng ở một bộ phận hành khách đi xe, họ rất ngại khi phải đi những xe này nên đã chuyển sang sử dụng phương tiện của tư nhân cùng luồng tuyến điều này đã làm giảm một phần doanh thu. Việc làm này về hình thức là sự đầu tư mới, nhưng nếu nhìn ở tầm chiến lược thì đó chính là sự tiết kiệm một lượng chi phí đáng kể để vận hành hệ thống xe này, hơn nữa nó còn là phần doanh thu bị hao hụt do sử dụng loại xe này làm mất đi lượng hành khách nhất định. Tình trạng này kéo dài là không tốt, xong vì do chưa đến kỳ thanh lý nên công ty vẫn để lưu hành.Ngoài ra còn một bộ phận thiết bị ở bộ phận dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng đã quá cũ như máy phun sơn xe, hay kích xe loại lớn không đảm bảo năng suất và an toàn lao động Công ty nên mạnh rạn đầu tư để phục vụ kinh doanh về lâu dài, tăng năng suất nhằm tăng doanh thu cho công ty dẫn đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế liên quan đến doanh thu và chi phí sẽ có xu hướng biến đổi theo chiều hướng khẳng định hiệu quả hoạt động SXKD của công ty là tốt hơn. Hiện nay công ty đang phải thuê một mặt bằng khá lớn làm bãi đậu xe, có thể xin ý kiến của Tỉnh uỷ và ngành có liên quan cho mượn một diện tích đất ở khu đồi Son rộng hơn để làm bãi tập lái và đỗ xe, nếu thực hiện được tức là công ty cũng đã giảm được một phần chi phí. Ngoài ra đề nghị UBND Tỉnh Vĩnh Phúc và các ngành chức năng sớm phê duyệt cho doanh nghiệp được thuê đất với giá ưu đãi để sử dụng vào mục đích xây dựng bãi đỗ xe quan đêm và nhà điều hành xe bus. Giảm thiểu tối đa những chi phí hội họp, tham quan nghỉ mát. Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan 2.1.Giải pháp về vốn Để tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp sau CPH, nhà nước cần có các chính sách dần xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa CTCP và DNNN, vì tình hình chung hiện nay là các CTCP thường chịu sự đối xử thiếu công bằng nhất là so với các DNNN, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoại lệ đó. Từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, ngoài việc phải tự do vận động và phát triển, không lệ thuộc về tài chính vào sự hỗ trợ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở, công ty đã khó vay vốn từ các tổ chức tín dụng thương mại so với trước đây. Hơn nữa, thủ tục thế chấp để vay vốn phức tạp và gặp rất nhiều trở ngại. Mặc dù những quy định được lập ra nhằm đảm bảo sự an toàn và nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay nhằm tạo ra hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp nhưng cũng không nên quá khó khăn. Điều quan trọng là nên công bằng hơn đối với các CTCP so với các doanh nghiệp nhà nước. Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cần hướng dẫn rõ ràng và thống nhất các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sớm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong hệ thống cơ chế chính sách, nhất là về giải quyết quyền sử dụng đất theo yêu cầu kinh doanh, vay vốn. Ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán, thực hiện đầy đủ các ưu đãi đối với các doanh nghiệp này khi tham gia thị trường chứng khoán Kinh tế thị trường còn ở trình độ sơ khai, thị trường chứng khoán mới manh nha, giao dịch còn hạn chế, số CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán rất ít. Tổng giá trị thị trường chứng khoán chỉ khoảng 3,5% GDP, trong đó nếu tính riêng giá trị cổ phiếu thì chỉ đạt khoảng 0,65%GDP. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quen với việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, hơn nữa ở một số CTCP tham gia niêm yết thì tỷ lệ vốn nhà nước còn quá cao dẫn đến giá trị cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch là rất thấp. 2.2. Các giải pháp nhằm đẳm bảo doanh thu cho doanh nghiệp Như đã trình bày ở trên, yếu tố doanh thu đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp. Để đảm bảo kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp vận tải sau CPH, cụ thể là ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc Nhà nước và các cấp, ngành có liên quan cần chú ý thực hiện một số điểm sau: Tỉnh xem xét lại mức thu phí dịch vụ bến xe, vì hiện nay mức thu phí như vậy là cao (năm 2004 và 2005 tăng 65% so với năm 2003). So với các tỉnh bạn đều cao hơn từ 20- 30%. nay đề nghị mức thu phí mới là 450 đồng/ ghế xe. Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT với các thành phần kinh tế khác theo một hình thức thống nhất như nhau, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp cổ phần cũng như hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân. Đề nghị Nhà nước thực hiện nghiêm túc, đồng bộ trên địa bàn mà phương tiện vận tải của công ty tham gia hoạt động các luật Giao thông đường bộ, Nghị định 92 của Chính phủ, các Quyết định 4127, 4128 của Bộ Giao thông vận tải để hoạt động giao thông vận tải đi vào nề nếp hơn, giảm các xe dù của tư nhân chạy vòng vo đón khách, trả khách dọc đường không vào bến bãi, tranh giành hành khách đi xe thiếu lành mạnh với các xe của công ty bằng các hình thức phá giá tự do. Trong thời gian gần đây, tình trạng này xảy ra thường xuyên và ở mức độ nghiêm trọng hơn nên doanh thu vận tải hành khách của công ty bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó cần thay đổi hình thức tính thuế so với lực lượng vận tải tư nhân. Hiện nay, xe của công ty trong khi hoạt động phải tính thuế theo hình thức giãn thu quy định hoá đơn chứng từ đầy đủ còn xe tư nhân hoặc hợp tác xã chỉ nộp thuế tháng (thuế trực thu), tình trạng này làm cho hoạt động vận tải hành khách của công ty phải tuân theo các thủ tục tốn thời gian, giảm sự cạnh tranh với khu vực vận tải tư nhân. 2.3. Một số giải pháp khác Như đã trình bày ở trên vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đối với CTCP là một vấn đề nan giải và còn nhiều vấn đề đặt ra. Nhà nước cần ban hành thống nhất về tiêu chuẩn người đại diện sở hữu và quản lý cổ phần cho nhà nước để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Bởi không phải CTCP nào cũng có thể tự bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ quản lý, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước. Do vậy các hoạt động SXKD, nhân sự của doanh nghiệp còn chịu sự can thiệp của người đại diện phần vốn nhà nước và cơ quan quản lý phần vốn nhà nước chi phối. Cần có tiêu chuẩn rõ ràng và thống nhất về người đại diện phần vốn nhà nước, xác định rõ quyền và trách nhiệm của người đại diện. Quy định rõ cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo lợi ích của công ty và nhà nước. Trong các kênh quản lý vốn nhà nước từ các cấp thuộc cơ quan nhà nước cần có một hành lang pháp lý về quản lý tài sản, tài chính để tránh gây thất thoát vốn. Hiện nay phần vốn của nhà nước trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là không lớn và ngày càng bị thu hẹp nhưng sự ảnh hưởng của nó là không đúng với tỷ lệ đó. Nhiều khi sự can thiệp quá sâu của người đại diện vào hoạt động của công ty đã gây mâu thuẫn và tranh cãi ảnh hưởng tới quyết định về đường lối và kế hoạch hoạt đông SXKD của công ty KẾT LUẬN Một trong những giải pháp để cải cách DNNN trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là CPH. Quá trình cải cách DNNN nói chung và CPH nói riêng là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn về cả mặt linh tế và mặt tư tưởng văn hoá xã hội. Nhưng những kết quả của các công ty giai đoạn hậu CPH đã khẳng định tính đúng đắn của con đường mà Nhà nước ta đã lựa chọn. Khía cạnh quan trọng thể hiện tính đúng đắn đó chính là hiệu quả hoạt động SXKD của các CTCP, sự so sánh đối chiếu với các DNNN trước khi CPH làm nổi bật lên vấn đề đó. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là một trong những doanh nghiệp tiến hành CPH và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế còn rất nhiều vấn đề bất cập trong CTCP cần điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn CPH. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề đánh giá đúng năng lực SXKD của công ty; chấn chỉnh ý thức làm việc, xử lý tình huống của cán bộ công nhân viên, nhất là bộ phận lao động trực tiếp, thực hiện hợp lý hơn cơ chế khoán của công ty cho phù hợp với đặc điểm lao động và hoạt động của công ty. Về phía nhà nước cần hoàn thiện và cụ thể các cơ chế nhất là cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp CPH, giảm thiểu việc đối xử thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp với DNNN. Định rõ quyền hạn và danh giới của nhà nước trong CTCP TÀI LIÊU THAM KHẢO 1. GS.TS. Ngô Đình Giao- Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997 2. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam- PGS.TS. Hoàng Công Thi và TS. Phùng Thị Đoan. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội- 1992 3. PGS.TS Ngô Quang Minh- Kinh tế nhà nước và đổi mới kinh tế nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội- 2001. 4. Bộ Tài chính- Chế độ tài chính về công ty nhà nước và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. NXB Hà nội, 2005 5. Lý thuyết quản trị doanh nghiệp- PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội-1998. 6. PGS.TS Trần Đình Ty, “Doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo- Hà Nội, số tháng 11/2005 7. Phạm Tuấn Anh, “Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá”. Tạp chí Quản lý nhà nước, Hà Nội- số 116 tháng 09/2005, 8. Ban đổi mới và phát triển DNNN Bộ GTVT, “Những nội dung cụ thể việc sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN Bộ Giao thông vận tải thời gian tới”, tạp chí Giao thông vận tải- Hà nội, số tháng 04/2001. 9. "Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: đầu xuôi nhưng đuôi chưa lọt". Tạp chí Thị trường tài chính, số 22( tháng 11 năm 2005) 10. dangcongsan.vn 11. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc. 12. Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 5 năm sau CPH. 13. Các báo cáo kết quả SXKD và phong trào thi đua các năm 2000 đến 2005 14. Kế hoạch SXKD năm 2006 Và các tài liệu khác của công ty Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc Các từ viết tắt đã sử dụng trong bài: SXKD : Sản xuất kinh doanh CPH : Cổ phần hoá CTCP : Công ty cổ phần DNNN : Doanh nghiệp nhà nước TSCĐ : Tài sản cố định HĐQT : Hội đồng quản trị UBND : Uỷ ban nhân dân GTVT : Giao thông vận tải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT149.doc
Tài liệu liên quan