1. Sự cần thiết lùa chọn đề tài
ã ý nghĩa lý luận
Ngày nay hoạt dộng xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt dộng thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt dộng xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, chuyể đổi kinh tế đất nước đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Hiện nay, hoạt dộng kinh doanh xuất khẩu đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, nội dung ngày càng phong phú. Hoạt động này không dừng lại ở những hành vi mua bán đơn lẻ mà, mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong vằ bên ngoài nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu nông sản Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng trong những năm vừa qua cả về kim ngạch và cơ cấu còng nh* thị trường, song còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Phân tích hoạt động kinh doanh hàng hoá xuất khẩu nông sản thời gian gần đây có thể rót ra được những kết luận làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thiết thực cho hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp.
ã ý nghĩa thực tiễn
Đối với Việt nam, ngày nay hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội .Thực tiễn cho thấy kể từ khi Việt nam tiến hành mở cửa nền kinh tế,đặc biệt là với chính sách mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp gần đây, đã có những tác động hết sức tích cực đến mọi mặt của hoạt dộng xuất khẩu nước ta. Trong đó phải kể đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản-một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam có thể kết luận rằng: lĩnh vực nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nhìn lại quá trình phát triển trong nông nghiệp và trong hoạt động xuất khẩu nông sản qua hơn 10 năm đổi mới, tuy đạt được nhiều thành công, song chóng ta phải thừa nhận rằng: bên cạnh những thành công, vẫn còn những hạn chế trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Mặc dù Nhà nước đã có những quan tâm đầu tư nhất định, nhưng những tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản vẫn chưa được phát huy. Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chưa có những kế hoạch dài hạn mang tính chất chiến lược cho hoạt động xuất khẩu nông sản.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh taị công ty xuất nhập khẩu với Lào(VILEXIM), tôi nhận thấy mặt hàng xuất khẩu nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp này, trong những nqua khối lượng cũng như giá trị xuất khẩu mặt hàng này khá cao.Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định của mình, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩumặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM) để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận chung đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty VILEXIM.
- Qua phân tích đánh giá ở các phần trên, đề tài sẽ đưa ra một số giả pháphục vụà kiến nghị nhắm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty VILEXIM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM ).
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các số liệu từ năm 1997 đến năm 2002.
4. Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài được chia làm ba chương nh* sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào.
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty VILEXIM
120 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩumặt hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra lần cuối trước khi xuất.
Mua bảo hiểm cho hàng hoá
Các hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông sản của công ty VILEXIM hầu hết được thực hiện theo hình thức bán FOB và DAF. Thông thường công ty chỉ phải chịu mọi phí tổn cho việc mua bảo hiểm cho hàng hoá trong trường hợp xuất khẩu theo giá FOB, nhưng hầu hết các hợp đồng xuất khẩu theo phương thức DAF khách hàng đều uỷ thác công việc mua bảo hiểm hàng hoá cho công ty. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm được công ty thực hiện với công ty bảo hiểm Bảo Minh.
Làm thủ tục hải quan, giao hàng
Trước khi gao hàng tại mạn tàu ở cảng Hải Phòng hay tại biên giới, công ty đều phải xin giấy phép xuất khẩu, làm các thủ tục hải quan cho việc xuất khẩu hàng hoá. Mét số hợp đồng xuất khẩu với Trung Quốc, Lào, Campuchia theo hình thức DDP thì công ty phải chịu mọi chi phí để vận chuyển hàng hoá, làm thủ tục hải quan, thôntg quan xuất khẩu, mua bảo hiểm hàng hoá, thông quan nhập khẩu. Phương thức xuất khẩu này đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty song nhiều khi cũng gặp rủi ro khi mà chính sách thương mại của nước ngoài có những thay đổi đột ngột. Chẳng hạn như trong thương vụ xuất khẩu mặt hàng dưa hấu sang Trung Quốc năm 2001, khi hàng hoá của công ty đã làm thủ tục thông quan xuất khẩu và vận chuyển đến cựa khẩu Trung Quốc thì không thể làm thủ tục thông quan nhập khẩu được, do phía Trung Quốc đột ngột hạ mức hạn ngạch nhập khẩu mặt hàng này xuống. Kết quả là hàng trăm tấn dưa hấu của công ty đã thối rữa do để qúa lâu trong các xe tải tại cựa khẩu. Do vậy trong những năm gần đay các mặt hàng có tốc độ hư háng nhanh không được công ty thực hiện xuất khẩu theo hình thức này.
Làm thủ tục thanh toán
Phương thức thanh toán bằng LC được Công ty VILEXIM áp dụng nhiều nhất, thường chiếm 85% các hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Công ty, trong đó các LC đều mở theo hình thức không thể huỷ ngang. Hình thức này thuận tiện, dễ thực hiện bởi các nghiệp vụ xuất khẩu đều tương đối giống nhau.Tại Công ty VILEXIM các nhân viên mở LC chỉ việc thay thế các con sè trong những mẫu LC có sẵn theo từng hợp đồng mà không cần tốn thời gian lập LC mới. Do vậy công tác làm thủ tục thanh toán diễn ra khá nhanh, 100% nhân viên trong các phòng xuất nhập khẩu của công ty đều thành thạo công việc này. Hầu hết các mẫu có sẵn đã được phân tích, nghiên cứu và nội dung khá chặt chẽ nên không có trường hợp nào gặp ruỉ ro trong thanh toán.
Ngoài phương thức thanh toán bằng LC công ty còn thức hiện các phương thức thanh toán khác nh: Thanh toán bằn phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu...
Thời hạn thanh toán thường không quá 3 tháng, đồng tiền thanh toán áp dụng là đồng USD, đồng Nhân Nhân Tệ(NDT), HKD,…
Giải quyết tranh chấp
Khi có tranh chấp xẩy ra Công ty thường tiến hành thoả thuận với khách hàng để giả quyết nhanh, thậm chí nhường một số điều khoản nhằm duy trì quan hệ bạn hàng lâu dài. Trong trường hơp không thể thoả thuận được Công ty thường nhở trọng tài kinh tế phán xét. Sau những vô tranh chấp như vậy khách hàng thường không còn tiếp tục làm ăn với Công ty nữa hoặc cũng có trường hợp công ty không tiếp tục buôn bán cùng. Tuy nhiên trường hợp xảy ra tranh chấp với khách hàng là rất Ýt gặp ở Công ty VILEXIM.
2.4 Công tác đánh giá, điều chỉnh hoạt động xuất khẩu
Sau mỗi thương vụ xuất khẩu, Công ty thường tổ chức đánh gía, rút kinh nghiệm cho các thương vụ sau. Các thông số, chỉ tiêu được Công ty sử dụng đánh giá là: công tác tổ chức thu mua tạo nguồn hàng, công tác tổ chức lao động, so sánh lợi nhuận và chi phí, lợi nhuận với doanh thu…đồng thời qua thương vụ trước để xác định thị trường đầu vào cho các thương vụ sau.
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY VILEXIM
Trong thời kỳ 1997-2002 tình hình thế giới có nhiều biến động cả về chính trị, kinh tế , tài chính đã Ýt nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các công ty nói chung, hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty VILEXIM nói riêng.
Trước hết đó là những biến động về tình hình tài chính khu vực năm 1997, biến động thị trường taì chính thế giới năm 2001…vv Đã làm cho nhiều Công ty xuất nhập khẩu phải điêu đứng. Công ty VILEXIM là một Công ty xuất nhập khẩu nên cũng không thể không bị ảnh hưởng.
Thứ hai là biến động về kinh tế toàn cầu và khu vực trong đó biến động giá cả hàng nông sản trên thị trường thế giới năm 2000 đã làm cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản lao đao. Đặc biệt Công ty VILEXIM có hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là gạo và cà phê thì cả hai mặt hàng này đều giảm sút giá trên thị trường xuất khẩu thế giới lúc bấy giê.
Thứ ba là biến động về chính trị toàn cầu và các khu vực đã làm cho một số thị trường xuất khẩu nông sản bị rút nhỏ lại. Một số thị trường ở Trung Đông, thị trường Iracq, thị trường Châu phi đã không còn là điểm đến hấp dẫn cho hàng xuất khẩu nông sản Việt Nam như trước đây nữa. Đây là những Khu vực thị trường mà Công ty VILEXIM có nhiều bạn hàng thường nhập khẩu với khối lượng lớn các mặt hàng nông sản.
Ngoài ra với những quy định mới về điều kiện cất lượng hàng hoá, quy định mới về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường EU đã tạo nên hàng rào ngăn cản hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản.
Vượt lên những khó khăn thách thức đó, công ty VILEXIM luôn cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội thị trường đem lại, không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên từ đó nâng cao trình độ thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu…
Vì vậy, dù thị trường có nhiều biến động và thách thức. Công ty VILEXIM vẫn đạt được những thành tựu đáng kể.
Chủng loại hàng hoá xuất khẩu ngày càng đa dạng phong phú, số lượng xuất khẩu từng mặt hàng ngày càng tăng. Từ chỗ chỉ xuất khẩu Gạo, cà phê, Lạc nhân, hạt điều trước năm 1996 thì nay công ty đã có trên 10 hàng nông sản xuất khẩu.
Chất lượng hàng hoá ngày càng tăng, từ chố chỉ xuất khẩu sang một số thị trường có yêu cầu chất lượng thấp thì nay công ty đã có thể xuất khẩu sang mọi thị trường. Đặc biệt là những thị trường khó tính nh EU, thị trường Mỹ, Nhật, Hồng công, Austraylia…
Giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng lên. Nếu năm 1996 mới đạt 4,7 triệu USD thì năm 2001 con số này đã là 7,92 triệu USD, tỷ trọng xuất khẩu nông sản luôn chiếm giá trị lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu(trung bình khoảng 65% tổng kim ngạch xk ).
Bên cạnh những thành công hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của Công ty không thể không có những tồn tại.
- Gía xuất khẩu trên mỗi đơn vị hàng hoá là chưa cao, dẫn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản so sánh với các Công ty nước ngoài là không có hiệu quả.
Chất lượng tuy sđã được cải thiện song so với sự đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng thì vẫn còn chậm. Các hàng rào chất lượng ngày càng dựng lên ở nhiều nơi trong khi công tác nâng cao cất lượng hàng hoá ở Công ty vẫn chậm chạp.
Thiếu thông tin về thị trường bao gồm: thông tin về sự biến động cung, cầu; về xu hướng thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.
Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập. + Chưa có kế hoạch lâu dài mà chỉ mang tính thương vụ, kinh doanh theo kiểu chắc bán chắc mua.
+ Công tác thu mua dù có nhiều thay đổi song vẫn chưa phát huy được hiệu quả
+ Công tác kiểm tra chất lượng khi thu mua được thực hiện rất thô sơ, chủ yếu chỉ dùa vào trực quan của người thu mua. Việc kiểm tra nh vậy chỉ kiểm tra được một khối lượng nhỏ, chất lượng hàng hoá đã qua kiểm tra cũng chỉ ở mức trung bình chứ chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.
Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trên
- Tình hình sản xuất không đồng bé, tự phát của các vùng, các điạ phương ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng nguồn hàng xuất khẩu của công ty.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất trong nước. Trong khi hoạt động sản xuất nông sản trong nước lại mang tính tự phát, tuỳ vào sự chỉ đạo riêng của từng địa phương. Do vậy thị trường nông sản trong nước thường có tình trạng nhiều lúc ứ thừa một lọai hàng nào đó nhưng lại thiếu hụt một mặt hàng khác. Đây là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu và nó là nguyên nhân gây bất ổn giá nông sản đầu vào của các công ty xuất khẩu mặt hàng nông sản. Trường hợp vừa thừa vừa thiếu cũng xảy ra khi các điạ phương đều sản xuất nhiều loại nông sản, song khối lượng hay diện tích gieo trồng không lớn trong trường hợp này để thực hiện hợp đồng bắt buộc công ty phải tổ chức thu mua, gom hàng từ nhiều địa phương và như vậy hàng sẽ không đồng bộ về màu sắc, kích cỡ, độ già và rõ ràng là chất lượng cũng khác nhau. Công tác chăm sóc cây trồng của nông dân thường lạm dụng nhiều loại hoá chất, thuốc sâu gây độc hại đến sức khoẻ cũng là một nguyên nhân gây cản trở việc thâm nhập của hàng nông sản của Công ty VILEXIM vào các thị trường khó tính, có yêu cầu độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao.
- Có nhiều yếu tố bất cập trong kinh doanh ảnh hưởng đến công tác dự trữ, bảo quản.
Một câu hỏi đặt ra là vậy thì tại sao các công ty không tổ chức thu mua, dự trữ khối lượng lớn?. Câu trả lời là hầu hết các công ty xuất khẩu nông sản nói chung, công ty VILEXIM nói riêng đã có tổ chức thu mua, dự trữ hàng hoá mỗi khi mùa vụ đến. Song, do: Thứ nhất là thiếu công tác đánh giá và dự đoán, dự báo xu hướng thị trường trong tương lai nên công ty không biết nên dự trữ mặt hàng nào, không nên với mặt hàng nào. Đã có xảy ra trường hợp là: Trong khi công ty dự trữ nhiều một mặt hàng nào đó thì trên thị trường thế giới, nhu cầu về nông sản lại tăng mạnh sang một mặt hàng khác. Thứ hai là hình thức kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM vẫn chủ yếu thực hiện theo phương thức thương vụ đơn lẻ, mua đứt bán đoạn. Thiếu những hợp đồng lớn, lâu dài, thường xuyên, ổn định. Thứ ba là cơ sở vật chất phương tiện, nhà kho là có hạn, nguồn vốn kinh doanh của công ty không lớn, công tác dự trữ, bảo quản còn chưa tốt, chưa đảm bảo kỹ thụât, kho dự trữ hàng của công ty vẫn đang chỉ là nơi để chứa hàng đơn thuần. Đã có trường hợp công ty dự trữ, bảo quản lạc nhân tại kho Đan Phượng –Hà Tây nhưng do công tác bảo quản cũng như cơ sở vật chất và phương tiện bảo quản không tốt nên toàn bộ khối lượng 50 tấn lạc nhân đã bị mốc háng. Hợp đồng xuất khẩu số lạc này đã thua thiệt và phải bồi thường cho khách hàng theo điều khoản phạt đã thoả thuận. Vì những yếu tố này nên việc dự trữ nhiều hàng hoá cũng không hẳn là tốt đối với công ty VILEXIM, nếu không muốn nói đó là mối lo ngại của công ty.
- Vốn hạn chế đã gây khó khăn trong việc thu mua hàng hoá dự trữ.
Để có được một khối lượng hàng hoá dự trữ lớn, Công ty cần có một khoản vốn lớn cho việc thu mua hàng hoá và cho các khoản chi phí trong công tác bảo quản như: chi phí quản lý, chi phí nâng cấp, thay thế các phương tiện máy móc thiết bị kho, trả lương cho nhân viên làm kỹ thuật ở kho…vv. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp thì các công ty thường nghĩ đến việc giảm tối thiểu khối lượng hàng hoá dự trữ.
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới có độ Èm cao ở nước ta cũng là một yếu tố gây khó khăn cho công tác dự trữ hàng nông sản, trong khi hàng hoá nông sản có đặc điểm nhanh thoái hoá, nhanh biến chất. Nếu trong công tác bảo quản không thực hiện tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ khó có thể đảm bảo chất lượng hàng dự trữ.
- Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thu mua tạo nguồn hàng, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu. Hiện tại nếu phân theo độ tuổi thì trong Công ty có 24% người từ độ tuổi 18-25, 64% người có độ tuổi 36-50 và 12% số người có độ tuổi trên 50. Nếu phân theo trình độ văn hoá thì hiện công ty có 7% số người tốt nghiệp phổ thông trung học, 38% người tốt nghiệp cao đẳng, 48,7% tốt nghiệp đại học và có 6,7% số người tốt nghiệp trên đại học. Như vậy hiện tại trong công ty có trên 76% số người có độ tuổi trên 35, những ngời này Ýt nhiều chịu ảnh hưởng của cơ chế cũ nên Ýt năng động, thiếu ngoại ngữ. Tromg khi đội nggũ lao động trẻ hiện nay năng động, xông xáo, dám nghĩ, dám làm-một yếu tố cần thiết trong nghề kinh doanh thì hiện nay số lượng vẫn Ýt.
Cuối cùng vấn đề thường được nhắc nhiều nhất vẫn là yếu tố công nghệ chế biến, bảo quản.
Công nghệ chế biến hàng hoá của công ty hiện nay Nếu chỉ đơn giản là so sánh với nhiều công ty xuất khẩu trong nước cũng hoàn toàn có sự chênh lệch chứ chưa nói đến so sánh với các công ty nước ngoài. Do lạc hậu nên năng lực chế biến thấp, hàng qua chế biến chất lượng không cao, dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu thay đổi nhanh của thị trường thế gới. VD: khi người têu dùng trên thế giới chuyển sang dùng cà phê hoà tan, bánh kẹo bằng cà phê, cà phê chè...thì cà phê xuất khẩu của công ty vẫn chỉ là cà phê thô hoặc cà phê nhân. Hay như mặt hàng chè chẳng hạn, 80% chè xuất khẩu trên thị trường thế giới là chè hộp, chè tói thì chè xuất khẩu của công ty là chè xanh và chè đen ở dạng chè rời đóng bao. Hiện tại công ty vẫn chịu sự cạnh tranh lớn của một số công ty xuất khẩu trong nước như: Công ty xuất khẩu cà phê Việt nam, Tổng công ty chè Việt nam, Tổng công ty rau quả Việt nam...vv.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY VILEXIM
MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Bảng 13: Các chỉ tiêu của công ty trong thời gian tới
stt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
đơn vị
1
Tổng kim nghạch XNK
26.000
27.000
28.000
Nghìn USD
Tổng kim nghạch XK
13.000
13.500
14.000
Nghìn USD
Tổng kim ngạch XK nông sản
10.000
12.000
14.000
Nghìn USD
Kim nghạch NK
13.000
13.500
14.000
Nghìn USD
2
Doanh thu
240.000
248.000
300.000
Triệu đồng
3
Lợi nhuận
670.000
675.000
700.000
Nghìn đồng
4
Nép ngân sách
32.000
32.500
35.000
Triệu đồng
2.PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2005
2.1 Phương hướng chung
- Tăng cường buôn bán với các nước trong khu vực nói chung và bạn hàng truyền thống Lào nói riêng ,Mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các nước châu Âu ,Trung đông ,bước đầu tiếp cận và xâm nhập thị trường Mỹ ,tranh thủ nhữnh cơ hội mà hiệp định thương mại Việt-Mỹ mang lại
- Đầu tư mạnh hơn cho xuất khẩu hàng nông sản- là mặt hàng chủ lực của Công ty, khai thác thêm trường cho hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng và dược liệu.
- Nghiên cứu và thực hiện hợp tác, đầu tư liên doanh liên kết với các công ty,cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu – tận dụng lợi thế để tăng cường xuất khẩu
- Đảm bảo kết quả kinh doanh tương đương hoặc vượt năm trước . Bảo đảm khai thác có hiệu quả nguồn vốn nhà nước cấp và tăng cường bổ sung thêm. Hoàn thành các khoản nép ngân sách theo đúng số lượng và thời gian.
- Nâng cao hiệu quả cho công tác làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu nhất là khâu đàm phán giao dịch. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tiêu thụ hàng nhập khẩu.
2.2 Phương hướng của hoạt động xuất khẩu nông sản
Trong chiến lược phát triển công ty vẫn xem mặt hàng nông sảnlà mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty bên cạnh các mặt hàng khác.
ở trong nước, công ty tăng cường hoạt động thu mua, đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến hiện đại hơn, khai thác tối đa nguồn lực ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm đảm bảo hàng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Công ty sẽ cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, giành ưu thế trên thị trường. Từ nay đến năm 2010 sẽ thực hiện quy hoạch xong các vùng chuyên canh hàng nông sản xuất khẩu như vùng trồng lạc ở Nghệ an , vùng trồng chè Thái nguyên …để cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu .
ở ngoài nước công ty sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, chủ động tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường. Tổ chức nghiên cứu thị trường ngoài nước một cách có hệ thống, tăng cường quan hệ với các tham tán thương mại ở nước ngoài để thu thập thông tin thị trường. Chiến lược thị trường của Công ty trong những năm tới là phải mở rộng thị trường các nước EU, tăng khối lượng xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ, duy trì các mối quan hệ bạn hàng với các khách hàng truyền thống.
B. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
I. CÁC GIẢI PHÁP THUỘC CÔNG TY
Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty VLEXIM đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Song, vẫn còn nhiều mặt hạn chế,chưa tận dụng triệt để những thuận lợi và khả năng của mình, chưa khắc phục đầy đủ những khó khăn. Để mở rộng và phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, Công ty cần phải có những giải pháp hợp lý để tận dụng triệt để những thuận lợi của mình đồng thời hạn chế những khó khăn nhược điểm.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua và căn cứ vào tình hình thực tế, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa khả năng xuất khẩu ở Công ty trong thời gian tới.
1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý
Hệ thống tổ chức, quản lý có vai trò rất lớn đối với việc phát huy năng lực của các phòng ban, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Tổ chức gọn nhẹ, thông suốt thì hoạt động của Công ty mới đạt hiệu quả cao. Thực tế hiện nay ở Công tyVILEXIM hêk thống tổ chức và bộ máy quản lý còn chưa thực sự hợp lý. Hiện công ty vẫn chưa có phòng nghiên cứu thị trường, phòng kế hoạch tổng hợp còn làm bao thêm chức năng của phòng kinh doanh. Trong khi đó phòng tổ chức còn mang tính thiên vị, không chú ý đến công tác tuyển chọn, chiêu mộ nhân tài, người có trình độ... Do vậy Công ty cần tiến hành:
- Cần thành lập thêm phòng kinh doanh, trong đó có bộ phận Marketing ngoại thương, bộ phận này có nhiệm vụ điều tra xác định nhu cầu thị trường, nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu từ đó kết hợp với các phòng nghiệp vụ đưa ra các chiến lược kinh doanh trong từng điều kiện cụ thể. Lúc này, kinh doanh sẽ gồm ba bộ phận là:
+ Bé phận nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước
+ Bé phận Marketing thương mại
+ Bé phận pháp chế tuyên truyền quảng cáo
- Do tính chất quan trọng và khó khăn của bộ phận Marketing thương mại mà cần có đội ngò lao động phải là những người có kiến thức, trình độ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu, về kinh tế thị trường và có bề dày kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, họ phải là những người trẻ tuổi, năng động, ngoai giao tốt, ngoại ngữ giỏi, ... có được nh vậy đội ngò nhân viên Marketing thương mại mới đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
- Bé phận nghiên cứu thị trường phải thực sự là những người năng động nhất. Những người này sẽ kết hợp việc tham gia các cuộc đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng ở nước ngoài với việc thăm dò nhu cầu, thị hiếu, các mặt hàng và đối thủ cạnh tranh trên các thị trường đó. Đồng thời bộ phận này phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài để có thông tin về thị trường, thông tin về mặt hàng.
2. Tổ chức tốt công tác thu thập và xử lý thông tin.
Bí quyết thứ hai để dảm bảo sức mạnh kinh doanh của mỗi công ty là thông tin. Thông tin chính là tiền đè cho sự phát triển, cho khả năng chi phối thị trường và cho thành công của doanh nghiệp. Cả thị trường trong nước và thị trường thế giơí đều tác động trực tiếp đến hoạt động của mỗi công ty, đặc biệt là những công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, mỗi công ty cần thu thập và xử lý thông tin về thị trường trong và ngoài nước. Các thông tin cần thu thập và xử lý bao gồm: Thông tin về cung, cầu các mặt hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về chính sách của chính phủ các nước,...
Đối với Công ty VILEXIM, trong thời gian qua công tác thu thập, xử lý thông tin còn có những hạn chế. Do vậy không nhữnh công ty đã bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh mà còn thất thu trong nhiều thương vụ do không nhận định đúng về thị trường, do phân tích thị trường không đúng. Ví dụ như năm 2001 công ty đã phải bán một lượng cà phê với giá thấp để tránh Õ Èm do nhận định sai về xu hướng biến động giá trên thị trường, hay công ty đẵ thất thu trong việc xuất khẩu mặt hàng dưa hấu sang Trung Quốc, mà nguyên nhân là do không nắm được các thay đổi trong chính sách của nước họ.
Các công việc cụ thể là:
+ Bé phân nghiên cứu thị trường nh đã nói ở trên sẽ tiến hành việc thăm dò, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước.
+ Bé phận marketing sẽ thực hiện các công việc thông tin quảng bá cho công ty thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm.Tích cực tham gia vào các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và khu vực.
+ Tranh thủ các cuộc viếng thăm của các tổ chức kinh tế nước ngoài đến việt nam, các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư để quảng bá, tìm kiếm sự hợp tác liên kết, cũng như tranh thủ các cuộc viếng thăm các nước của các quan chức thương mại nước ta để tổ chức cho nhân viên đi theo nhằm thu thập thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, tìm đối tác ,tranh thủ giới thiệu về công ty cho các thương nhân nước ngoài.
+ Xóc tiến các hoạt động mở văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch tại những khu vực thị trường trọng điểm, các quốc gia khu vực.
Yêu cầu của công tác thu thập, phân tích thông tin là phải sát thực tế thị trường, tiến hành thường xuyên. Các kết quả phân tích, đánh gía phải là cơ sở cho việc hoạchđịnh các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn của công ty.
3. Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là hệ thống các mục tiêu, các chương trình và các giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong xu thế mới của nền kinh tế thế giới, quá trình cạnh tranh Quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt và phức tạp. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh có vai trò nh kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Công ty. Chiến lược kinh doanh không cứng nhắc và bất biến mà nó luôn được sửa đổi và bổ xung linh hoạt sao cho phù hợp với những thay đổi và phải khai thác được những lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả hơn. Công ty hiện nay cần xác định chiến lược kinh doanh cụ thể của mình bao gồm chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm.
3.1 Hoàn thiện chiến lược thị trường
Sau khi thành lập thêm bộ phận Marketing thương mại thì công tác nghiên cứu thị trường sẽ được quan tâm hơn. Những năm vừa qua, Công ty vẫn chưa thực sự phát huy hết lợi thế trong mối quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực. Do đó, cần có chiến lược cụ thể như tăng kim ngạch buôn bán hai chiều: Công ty sẽ xuất khẩu sang các thị trường này các mặt hàng như gạo, Lạc Nhân, Hạt Tiêu ... để đổi lấy các thiết bị, máy móc sản xuất nông nghiệp, các loại hóa chất và phân bón. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu Cao Su rất lớn. Vì vậy Công ty cần có kế hoạch chiếm lĩnh dần thị trường này. Các thị trường Nhật, Hàn Quốc Công ty cần tăng hơn nữa kim nghạch xuất khẩu các mặt hàng truyền thống nh Hoa Hồi, Quế, chè, hạt điều...
Thị trường EU là một thị trường khó tính, nên để thâm nhập vào Công ty cần đảm bảo chất lượng hàng hóa. Đây là một điều không dễ dàng đối với hàng nông sản còng nh đối với Công ty. Song nếu Công ty đầu tư đúng hướng, hợp lý thì việc chinh phục thị trường EU là điều có thể thực hiện được.
Thị trường Mỹ cũng là một thị trường mà hiện nay hầu hết các công ty xuất khẩu Việt Nam đang cố gắng thâm nhập, đây là thị trường tiềm năng lớn cho các công ty xuất khẩu. Trong thời gian tới công ty nên có chiến lược cụ thể để nâng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nh: cao su, gạo, hạt tiêu, lạc nhân, đỗ các loại, hạt điều,... Bên cạnh việc duy trì các thị trường hiện tại, công ty cần mở rộng thêm một số thị trường xuất khẩu nh: các nước châu phi trong đó đáng kể nhất là Nam Phi, các nước Trung á, các nước châu Âu ngoài EU
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong tình hình có sự cạnh tranh mạnh như hiện nay, nếu không nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ khó có thể đáp ứng đươc nhu cầu của thị trường. Do vậy nâng cao chất lượng mặt hàng là chiến lược Công ty cần quan tâm. Để làm được điều đó Công ty cần:
Tổ chức thu mua, tạo nguồn hàng đạt hiệu quả.
Để làm được điều này công ty công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Thiết lập mối quan hệ tốt với các địa phương cung cấp thường xuyên, khối lượng lớn hàng xuất khẩu cho công ty. Để làm được điều này thì ngay từ đầu mùa vụ, công ty cử người đến các địa phương trao đổi, ký kết hợp đồng trước đồng thời thực hiện hợp tác hai bên cùng có lợi. Cụ thể là công ty sẽ đầu tư, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, phân bón...đổi lại địa phương phải cung cấp hàng hoá cho công ty. Ngoài ra công ty có thể thực hiện đầu tư lâu dài chẳng hạn như đầu tư vào xây dựng các công trình phóc lợi công cộng, bao gồm: bệnh viện, trạm xá, trường học, đường giao thông ...như vậy sẽ tạo được những ràng buộc về kinh tế gữa công ty và địa phương.
+ Thực hiện chặt chẽ trong khâu ký hợp đồng với các tư thương, trong hợp đồng quy định cụ thể về chất lượng, chủng loại, giá cả, thời gian giao hàng và phưng thức thanh toán. Cách làm này giúp Công ty tranh thủ tận dụng được năng lực, kinh nghiệm của tư thương trong việc mua hàng.
- Tổ chức kiểm tra chất lượng trong khâu thu mua, chó ý đến khâu bảo quản hàng hóa trong kho.
- Xây dựng thêm một số kho mới nhằm tránh tình trạng hàng hoá phải vận chuyển xa, nhiều chặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
Do nguồn hàng xuất khẩu nằm rải rác khắp mọi miền đất nước song hiện tại, Công ty mới có hai chi nhánh tại Chí TP.Hồ Minh và Quảng Trị. Điều này gây khó khăn cho việc thu mua hàng ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung. Cần nghiên cứu mở rộng chi nhánh tại Đà Nẵng, Vinh, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Nai, Buôn Mê Thuột,...tức là việc xây dựng kho hàng phải phân bố ở cả ba miền đất nước.
- Công ty cần tìm đối tác liên doanh, liên kết để: Thứ nhất làxây dựng thêm nhà máy chế biến nông sản hiện đại hơn. Thứ hai là đẩy mạnh công tác thực hiện kế hoạch đầu tư vào các địa phương thành vùng sản xuất chuyên canh phục vụ nhu cầu xuất khẩu như: lạc-Nghệ An, Hà Tĩnh chè-Thái Nguyên, sắn-Phú Thọ. Ngoài ra liên doanh, liên kết còn là hình thức giúp Công ty tăng nguồn vốn rất nhanh đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý vốn trong sản xuất kinh doanh.
Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu nông sản
Trong nền kinh tế thị trường không đa dạng hóa sản phẩm sẽ khó có thể đáp ứng đươc nhu cầu của thị trường. Do vậy đa dạng hóa mặt hàng bên cạnh việc duy trì những mặt hàng xuất khẩu truyền thống tại các thị trường truyền thống kết hợp chuyên môn hóa một số mặt hàng là chiến lược Công ty cần quan tâm.
Các thị trường truyền thỗng như: Lào, Campuchia, philipine, Singapore, Nhật, Hồng Công,...là những thị trường công ty xuất khẩu khối lượng lớn các mặt hàng nông sản ngư: lạc, gạo, đỗ các loại, hạt điều, chè,..vì vậy bạn hàng tại đây đã biết đến sản phẩm và uy tín của công ty. Hơn thế nữa công ty đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, đã có cơ sở bảo quản, chế biến hàng xuất khẩu tại các thị trường này. Do vậy bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ bạn hàng tại đây, công ty nên tiếp tục mở rộng phậm vi chủng loại mặt hàng thêm nữa, cụ thể là tìm thêm các đối tác mới trên thị trường này, tổ chức xuất khẩu các mặt hàng mới mà từ trước đến nay Ýt xuất khẩu đến. Đây là thị trường trọng điểm của công ty, tuy yêu cầu về chất lượng không cao lắm nhưng một sự thay đổi về giá sẽ tác động đến mức độ tiêu thụ sản phẩm vì vậy công ty nên có chính sách giá thấp, giá ưu đãi với khu vực thị trường này. Chất lượng có thể chỉ cần ở mức bình thường là đủ.
Các thị trường mới như: EU, Mỹ, Austraylia, Canada,..là những thị trường quan trọng có tầm chiến lược của công ty. Đây là những thị trường có mức độ tiêu thụ lớn, khả năng thanh toán cao tuy nhiên đối tác, bạn hàng của công ty ở những thị trường này lại rất khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy cần phải tăng cường công tác nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu sang các thị trường này, tránh tình trạng bị trả lại sau khi xuất. Đối với các thị trường này công ty cần xuất khẩu thêm những mặt hàng nông sản khác như: hoa quả tươi, vừng mè, hạt điều, chè, cà phê, tỏi, đỗ các loại, gạo, hạt tiêu, ớt cay...đây là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế hơn hẳn các nước khác, đặc biệt là các nước Châu Âu.
4. Tăng cường đầu tư nguồn vốn , đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để phát triển kinh doanh.
Vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất hàng hoá, chất lượng hàng hoá, đến công tác thu mua hàng hoá, đến công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường,…nói tóm lại vốn có tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Chính vì vậy cần có biện pháp để có thể huy động được càng nhiều nguồn vốn càng tốt.Đối với công ty VILEXIM, trong thời gian tới có thể thực hiện các biện pháp sau đây để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, bao gồm:
Vay từ ngân hàng
Hiện nay việc vay vốn tại các ngân hàng đã thuận lợi hơn trước nhiều, công ty có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn với các mức lãi suất khác nhau. Tuy nhiên công ty cần phải tính toán xem nên vay như thế nào đẻ phục vụ kinh doanh có hiệu quả nhất. Hoạt động thu mua tạo nguồn hang của công ty hiện nay vẫn chủ yếu là theo mùa vụ vì vậy cân nhắc hình thức vay ngắn hạn hay dài hạn là việc làm cần thiết. Nguồn vốn càn cho đầu tư xây dựng các cơ sản xuất chế biến hàng hoá, vốn dùng cho liên doang liên kết thì công ty nên vay dài hạn với lãi suất thấp .Hiện nhà nước đã cho phép các ngân hàng được phép tự đặt ra mức lãi suất cho vay, vì thế công ty nên tìm hiếu cặn kẽ ngân hàng nào có mức lãi suất thấp nhất, từ đó tìm kiếm sự hợp tác làm ăn lâu dài.
Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong công tác quản lý sử dụng vốn cần có quan điểm đúng đắn về quan hệ giữa nguồn vón sẵn có của Công ty và nguồn vốn từ bên ngoài : vốn sẵn có là quyết định - vốn bên ngoài là quan trọng. Từ đó, nên hiểu nguồn vốn bên ngoài chỉ là thứ yếu, (nó biến động theo thị trường ), công ty cần khai thác tạo cơ chế cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẵn có của mìnhtức là chú trọng phát huy nội lực là chính.
Hiện nay lượng vốn nhà rỗi trong lực lượng lao động của công ty là rất lớn. Huy động được hầu hết nguồn vốn này công ty có thể phải trả một mức lãi suất hơi cao, nhưng bù lại, công ty có được một số lợi thế như: Thời hạn thanh toán nợ cho cán bộ công nhân viên không khát khe như các ngân hàng, công ty có thể chủ động hơn trong kinh doanh Hơn thế nữa với hình thức vay vốn này công ty có thể huy động một cách tối đa lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của công nhân viên.
Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
Bằng cách ưu tiên cấp vốn kinh doanh cho các mặt hàng kinh doanh có khả năng cho lãi cao, tăng chất lượng hàng xuất khẩu để nâng giá trị xuất khẩu lên. Tổ chức tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu để tránh ứ đọng vốn. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên đôn đốc các phòng nghiệp vụ thu tiền của khách hàng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Cố gắng thương lượng với nhà cung ứng thanh toán theo hình thức trả sau…
Ngoài các biện pháp trên công ty có thể thực hiện các biện pháp huy động vốn từ các cách khác như : Vay từ ngân hàng nước ngoài; huy động từ lợi nhuận tích luỹ được của công ty; Thông qua hình thức tín dụng xuất khẩu ( hình thức này thường chỉ có thể thoả thuận được với một số nhà nhập khẩu lớn, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty) ;
5. Nâng cao trình độ người lao động
Con người là yếu tố hàng đầu cho việc thành công hay thất bại của Công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, do yêu cầu cấp bách về những kiến thức ngoại thương, hiện nay trình độ quản lý, nghiệp vụ chưa đáp ứng được đầy đủ trong cơ chế thị trường. Do vậy Công ty cần áp dụng hợp lý các hình thức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức cho người lao động để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty. Để làm được công việc nêu trên Công ty cần triển khai thực hiện các công việc sau:
Bồi dưỡng lại đội ngò cán bộ làm công tác quản lý cả về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức quản lý hành chính, thông qua các đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ.
Bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý và có hiệu quả..
Chó ý tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong công ty học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đầy đủ và có hiệu quả.
Quan tâm tới đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đử các chính sách đãi ngộ, chính sách xã hội,... tổ chức cho công nhân viên trong Công ty đi tham quan theo định kỳ để tạo sự thoải mái đoàn kết trong nội bộ Công ty, để gắn kết cán bộ công nhân viên với Công ty.
Thực hiện các biện pháp quản lý hiệu quả như: kết hợp biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính. Biện pháp hành chính là thăng chức, thuyên chuyển công tác, buộc thôi việc…biện pháp kinh tế là thưởng phạt nghiêm minh đúng lúc, đúng chỗ, hay áp dụng các hình thức trả lương theo khả năng làm việc, theo sản phẩm...Ngoài ra công ty nên tổ chức các đợt thi đua lao động giỏi. Thực hiện tốt các biện pháp, công cụ quẩn lý này sẽ làm phát huy động lực làm việc hăng say, nhiệt tình và phát huy tinh thần tự giác, tinh thần trách nhiệm của người lao động.
II MÉT SÈ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
Tình hình khó khăn trong xuất khẩu nông sản hiện nay không chỉ của riêng Công ty VILEXIM, mà còn là tình trạng chung của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản hiện nay. Nhà nước cần có những biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản. Theo ý kiến của tôi, Nhà nước cần có những biện pháp sau:
1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế đối với các nông sản xuất khẩu
Do quy mô của thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước. Bên cạnh đó, thị trường nông sản lại thường xuyên biến động rất phức tạp. ở Việt Nam các doanh nghiệp nắm bắt thông tin về thị trường quốc tế rất kém, thông tin thiếu và độ chính xác không cao. Vì vậy, nhiều khi các doanh nghiệp bị động lúng túng trong điều hành xuất khẩu nông sản. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong kinh doanh nông sản xuất khẩu, Nhà nước nên thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, trong đó có trung tâm xúc tiến xuất khẩu nông sản để trợ giúp các nhà sản xuất chế biến và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam. Chức năng của trung tâm này là nắm bắt và cung cấp các thông tin về thị trường nông sản thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức xúc tiến xuất khẩu và đưa hàng ra nước ngoài một cách thuận lợi và tích kiệm chi phí. Việc tập trung nghiên cứu từng thị trường nước ngoài về nông sản là hướng hoạt động của trung tâm. Và về lâu dài sẽ tiến tới thiết lập một ngân hàng dữ liệu về từng thị trường nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp nếu họ cần đến. Cao hơn, Nhà nước có thể thành lập một hội đồng phát triển ngoại thương về nông sản của Việt Nam để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh và tốt hơn những thông tin của thị trường nông sản quốc tế và nắm lấy các cơ hội kinh doanh. Hội đồng này có thể tổ chức các loại hình triển lãm thương mại hàng nông sản ở trong và ngoài nước để thu hót khách quốc tế. Việc trợ giúp đào tạo nhân viên làm công tác thương mại quốc tế hàng nông sản và nâng cao vị trí, hình ảnh các hàng hoá nông sản của Việt Nam là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.
Cước phí dịch vụ viễn thông của nước ta cao hơn so với các nước khác, đặc biệt là cước phí điện thoại cho các cuộc gọi đi nước ngoài và cước phí mạng Internet. Điều này đã gây không Ýt khó khăn cho các Doanh nghiệp trong việc truy cập thông tin trên mạng, cũng như việc chủ động gọi điện cho khách hàng ở nước ngoài. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiểu biết thị trường nước ngoài, sự xuất khẩu ngân sách hàng hóa mang tính thụ động của Doanh nghiệp cuãng như Việt Nam nền kinh tế nước ta phát triển, cần có tương hỗ giữa các ngành kinh tế khác nhau. Do đó, cước phí dịch vụ viễn thông của Việt Nam cần nhanh chóng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện trong nước và thị trường.
2. Nhà nước cần có chính sách trợ giúp hoạt động sản xuất nông sản để tạo nguồn hàng nông sản trong nước có chất lượng cao.
Nhà nước nên giúp đỡ người sản xuất nông sản tháo gỡ khó khăn vướng mắc lớn nhất và đang phổ biến hiện nay là thiếu vốn. Do đó đối với một số nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su... Nhà nước trợ giúp nông dân về nguồn vốn ban đầu để họ có điều kiện đầu tư sản xuất. Đây là chính sách trợ giúp hết sức cần thiết vì để tăng diện tích gieo trồng, thay đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đòi hỏi phải có những chi phí khá lớn mà nhiều khi nông dân không thể tự trang trải được. Thời gian vừa qua, các chương trình trợ giúp vốn cho nông dân đã được thực hiện, song kết quả thu được còn hạn chế vì việc cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi diễn ra dàn trải, thiếu tập trung. Do đó mỗi hộ chỉ vay được một số vốn Ýt ỏi không đủ để đầu tư cho sản xuất. Để tháo gỡ khó khăn này, Nhà nước nên:
+ Chỉ định cho một số ngân hàng chuyên phục vụ sản xuất nông sản xuất khẩu và có chính sách ưu đãi với ngân hàng và đối tượng vay của ngân hàng.
+ Có chính sách khuyến khích hơn nữa đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất nông sản xuất khẩu.
Nhà nước nên có chính sách trợ giá cho sản xuất hàng nông sản nói chung và hàng nông sản xuất khẩu nói riêng để đảm bảo cho người trồng nông sản có thu nhập tương xứng.Thu nhập của người trồng nông sản xuất khẩu ổn định sẽ làm cho họ yên tâm đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng nông sản xuất khẩu. Với đặc điểm của nền kinh tế nước ta là sản xuất nông nghệp chiếm hơn 76% dân số, do vậy nâng cao thu nhập cho nông dân là tiền đề cho chính sách toàn dân cùng giàu của Nhà nước ta.
Nhà nước ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu để cải tạo giống cây trồng, tuyển chọn giống có chất lượng cao, phù hợp với từng vùng sinh thái nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu. Xu hướng hiện nay trên thị trường thế giới, hàng nông sản đang chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh về chất lượng hàng hoá, thì chất lượng nông sản xuất khẩu thấp của Việt Nam thực sự trở thành những bất lợi cho Việt Nam. Để có thể tồn tại và khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nông sản, chúng ta cần phải chuyên sang gieo trồng các giống cây cho sản phẩm chất lượng cao, từng bước hạn chế, loại bỏ dần các giống cây cho sản phẩm chất lượng thấp.
Để đảm bảo chất lượng và khối lượng nông sản xuất khẩu ổn định, Nhà nước nên đầu tư để tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng cao và ổn định. Đi liền với nó, phải đầu tư đồng bộ cả công trình thuỷ lợi, giao thông, hệ thống sơ chế, bảo quản với hệ thống dây chuyên công nghệ tiên tiến. Việc quy hoạch các vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu tập trung là vấn để cấp bách cần tiến hành, Ýt nhất là đối với một số loại nông sản xuất khẩu chủ lực. Với các vùng này, Nhà nước nên ưu tiên đầu tư đồng bộ cả về hệ thống kho tàng, sơ chế để bảo quản chất lượng nông sản sau thu hoạch và phục vụ tốt cho công tác thu mua nông sản của nông dân.
Nhà nước bảo đảm hệ thống cung cấp dịch vụ cho trồng, thu hoạch, chế biến các nông sản để nông dân yên tâm đầu tư. Chẳng hạn như cung cấp đủ phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc và công cụ sản xuất, hướng dẫn sử dụng các loại dịch vụ chăm sóc nông sản xuất khẩu, dự báo tình hình cung - cầu nông sản trên thị trường thế giới để định hướng cho người sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu.
3. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thông qua đầu tư công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu.
Do thiếu vốn và thiếu thông tin, các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu Ýt có điều kiện để nâng cấp công nghệ chế biến nông sản. Vì vậy, công nghệ chế biến thường lạc hậu và không đồng bộ, làm cho giá thành cao và chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Để cho các nông sản hàng hoá đáp ứng được yêu cầu về chất lượng trong quá trình chế biến, Nhà nước cần phải hỗ trợ công nghệ chế biến nông sản cho các cơ sở sơ chế, các doanh nghiệp chế biến thông qua chương trình giới thiệu các công nghệ chế biến nông sản mới, hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ, hỗ trợ để nghiên cứu và cải tiến công nghệ đang áp dụng. Và có các chính sách khuyến khích nâng cấp công nghệ chế biến qua thuế, tín dụng, khấu hao...
Nhà nước cần hỗ trợ việc đào tạo và hướng dẫn hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu để người sản xuất và chế biến hiểu được các yêu cầu chất lượng để đầu tư đúng hướng và tăng cường quản lý chất lượng đồng bộ đối với các nông sản xuất khẩu.
4. Hỗ trợ giá cả cho các nông sản xuất khẩu thông qua việc lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông sản
Giá cả các nông sản hàng hoá trên thị trường thế giới rất không ổn định, lúc lên lúc xuống thất thường. Vì vậy, việc lập ra các quỹ hỗ trợ để hạn chế bớt rủi ro là thực sự cần thiết, đặc biệt là đối với nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su...Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông sản ngoài việc hỗ trợ giá cho hàng nông sản xuất khẩu, còn có nhiệm vụ hỗ trợ về vốn cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu trong những lúc cần vốn thu mua nông sản hoặc đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến nông sản. Chính sách hỗ trợ giá nông sản xuất khẩu có thể thực hiện thông qua lãi suất tín dụng.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới gió mùa có khí hậu đa dạng nên có rất nhiều tiềm năng để xuất khẩu nông sản. Xuất khẩu nông sản chiếm một vai trò quan trọng trong đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phát huy những tiềm năng sẵn có của đất nước,khắc phục những hạn chế, bất cập trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu tạo vốn, làm tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Kinh nghiệm phát triển của các nước Đông á và các nước ASEAN đã chỉ ra rằng: Chỉ bằng con đường xuất khẩu trong đó xuất khẩu nông sản chiếm vị chí quan trọng thì mới có thể thúc đẩy nền kihn tế phát triển, nhanh chóng khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Đầu tư chú trọng cho nông nghiệp và xuất khẩu nông sản là một việc làm đúng đắn. Nhưng thực tế hoạt động xuất khẩu nông sản ở nước ta cũng như ở các Công ty hiện nay còn nhiều hạn chế. Song đó là một điều không thể tránh khỏi đối với một đất nước tiến hành đổi mới mở cửa nền kinh tế trong một thời gian chưa lâu với các doanh nghiệp quốc doanh chịu ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian dài. Hy vọng rằng Công ty VILEXIM cũng như các doanh nghiệp khác sớm thóat khỏi những khó khăn vươn lên trong xuất khẩu nông sản góp phần vào tăng kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty
Điều lệ hoạt động của Công ty AGREXPORT Hà nội
Giáo trình Maketing Quốc tế - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-2000
Giáo trình kinh tế học Quốc tế - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-2000
Giáo trình Chính sách kinh tế đối ngoại - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-1998
Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương - Trường ĐH Ngoại Thương, XB năm 1994.
7. Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương - Trường ĐH Ngoại Thương, XB năm 1994.
8. Giáo trình KDQT- Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân-1998
9. Tạp chí: + Nghiên cứu kinh tế + Tuần báo ngoại thương + Kinh tế và dự báo + Kinh tế và phát triển + Nhà nước và pháp luật. + Kinh tÕ vµ dù b¸o + Kinh tÕ vµ ph¸t triÓn + Nhµ níc vµ ph¸p luËt.
hời báo kinh tế.
Èm nang nghiệp vụ Xuất khẩu-Nguyễn Cảnh Lịch
ghiệp vụ Xuất khẩu và Đầu tư - PTS Trần Đình áp, PTS Trần Văn Chu, PTS Hoàng Hà
13 Kinh tế Nông nghiệp - PGS. PTS Phạm Văn Đình, TS Đõ Kim Chung- NXB Nông nghiệp 1997
Kỷ yếu khoa học ”Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế XNK và các chính sách hõ trợ khác để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp nông thôn Việt Nam “ - Khoa KT & KDQT, Trường ĐH KTQD Hà nội - năm 2000.
Bảng 2: Giá trị và tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Công ty với một số thị trường giai đoạn 1997- 2001
Đơn vị : Triệu USD
Stt
Năm
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm2000
Năm 2001
Chỉ tiêu
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
15,904
100
21,229
100
19,298
100
25,294
100
25,093
100
1
Thị trường Nhật
4,771
30
7,218
34
6,175
32
7,588
30
8,531
34
2
Thị trường Lào
2,385
15
4,670
22
4,053
21
5,059
20
5,019
20
3
Thị trường Singapore
1,272
8
1,698
8
1,351
7
1,821
7,2
1,255
5
4
Thị trường Indonexia
0,795
5
0,955
4,5
1,158
6
1,012
4
0,753
3
Stt
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm2000
Năm2001
Năm2002
Đơn vị
1
Tổng doanh thu
207.419.354
272.354.467
274.315.855
330.000.000
Nghìn đồng
+doanh thu xuất khẩu
115.231.540
121.094.928
121.952.628
122.351.000
Nghìn đồng
2
Giá trị tài sản
3.361.311
3.176.582
3.177.758
3.150.000
Nghìn đồng
3
Số người lao động
117.
120
120
120
Người
4
Nguồn vốn kinh doanh
62.852.340
70.722.698
58.796.740
72.000.000
Nghìn đồng
+Vốn cố định
13.454.360
14.213.700
14.746.704
14.950.000
Nghìn đồng
+Vốn lưu độn
49.397.980
56.508.998
274.137.855
329.340.000
Nghìn đồng
5
Chi phí kinh doanh
266.821.354
271.748.476
66.942.133
71.543.000
Nghìn đồng
6
Lợi nhận hằng năm
598.000
606.000
178.711
660.000
Nghìn đồng
7
Thu nhập bình quân.
710.000
730.000
796.000
840.000
đồng
8
Bố trí cơ cấu vốn
+TS cố định/tổngTS
12,14
4,49
6,73
4,61
%
+TS lưu động /TTS
87,79
94,63
93,26
94,39
%
9
Tỷ suất lợi nhuận
+TSLN/ DoanhThu
0,22
0,22
0,06
0,2
%
+TSLN/ TổngVốn
6,1
6,28
1,65
4,35
%
10
Nép ngân sách
30 Tỷ
27,78 Tỷ
37,20 Tỷ
42 Tỷ
B¶ng 5: §¸nh gi¸ kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh giai ®o¹n 1999-2002
Năm
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm2001
Năm2002
Chỉ tiêu
Giá trị tài sản
%
Giá trị tài sản
%
Giá trị tài sản
%
Giá trị tài sản
%
Giá trị tài sản
%
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
43.380.717
92,4
27.207.399
88
66.974.794
94,6
54.834.697
93,2
61.734.428
92,8
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
3.544.712
7,5
3.657.063
12
3.797.904
5,4
3.962.049
6,8
4.765.777
7,1
Tổng tài sản
46.925.429
100
30.864.463
100
70.772.698
100
58.796.746
100
66.500.204
100
Bảng 1: Đánh giá tình hình tài sản của Công ty thời kỳ 1998- 2002 Đơn vị :Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm1997
Năm1998
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng kim ngạch xuất khẩu
6,570
100
6,464
100
10,546
100
11.89
100
11,819
100
1
Hàng nông sản
4,139
63
4,00
62
6,75
64
7,49
63
7,92
67
Ngò cốc
1,971
30
2,00
31
3,90
37
4,04
34
3,78
32
sản phẩm cây công nghiệp
1,708
26
1,55
24
2,74
26
3,45
29
3,66
31
Hoa quả tươi, sp từ hoa quả tươi
0,460
7
0,452
7
0,105
1
0,47
4
2
Máy nông nghiệp
0,033
0,5
0,032
0,5
0,105
1
0,143
1,2
0,235
2
3
Khoáng sản, quặng
0,394
6
0,52
8
053
5
0,24
2
0,105
0,9
4
Thuỷ hải sản, thực phẩp chế biến
0,986
10,5
0,65
10
1,47
14
1,93
16,2
1,65
14
5
Xuất khẩu lao động
0,230
3,5
0,26
4
0,21
2
0,18
1,5
0,105
0,9
6
Xe máy xe đạp
0,066
1
0,084
1,3
0,13
1,1
0,105
0.9
7
Thủ công mỹ nghệ, gốm sứ
1,018
15,5
0,92
14,2
1,47
14
1,78
15
1,60
13,5
Bảng 3: Mặt hàng và kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu của công ty trong thời kỳ 1997-2001
Đơn vị: triệu USD
Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn theo chỉ tiêu nợ phải tra và vốn chủ sở hữu
Stt
Năm
1999
2000
2001
Chỉ tiêu
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
I
Nợ phải trả
19.156.243
62
58.948.464
83,3
45.655.019
77,6
+vốn vay
2.787.760
(Chiếm 14,5%)
29.177.026
(chiếm 49,5%)
17.477.281
(chiếm 38,2%)
II
Vốn chủ sở hữu
11.708.219
38
11.824.233
16,7
13.141.757
22,4
Tổng vốn
30.864.463
100
70.722.698
100
58.796.740
100
Đơn vị : Triệu đồng
B¶ng 4: MÆt hµng vµ gi¸ trÞ kim ng¹ch nhËp khÈu cña C«ng ty giai ®o¹n 1997- 2001
§¬n vÞ: TriÖu USD
Stt
Chỉ tiêu
Năm1997
Năm1998
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng kim ngạch nhập khẩu
9,394
100
14,835
100
8,752
100
13,405
100
13,274
100
1
Máy móc thiết bị
3,288
35
4,60
31
3,326
38
3,485
26
3,982
30
2
Nguyên vật liệu, vật tư
2,912
31
4,00
27
1,838
21
6,113
45,6
3,717
28
3
Phương tiện vận tải
1,315
14
1,484
10
0,438
5
0,590
4,4
0,730
5,5
4
Hoá chất, giấy
1,128
12
1,929
13
1,103
12,6
1,810
13,5
1,991
15
5
Kim loại màu
0,47
5
1,038
7
0,753
8,6
0,938
7
1,049
7,9
6
Dược liệu
0,300
3,2
0,520
3,5
0,289
3,3
0,456
3,4
0,558
4,2
7
Hàng tiêu dùng
0.376
4
0,534
3,6
0,464
5,3
0,684
5,1
0,105
3,2
8
đồ điện dân dụng
0,451
4,8
0,727
4,9
0,543
6,2
0,670
5
0,823
6,2
Bảng10: kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty giai đoạn 1997-2001
Đơn vị: Triệu USD
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1
Tổng kim ngạch xuất khẩu
6,570
100
6,464
100
10,546
100
11.89
100
11,819
100
2
Hàng nông sản
4,139
63
4,00
62
6,75
64
7,49
63
7,92
67
Ngò cốc
1,971
30
2,00
31
3,90
37
4,04
34
3,78
32
sản phẩm cây công nghiệp
1,708
26
1,55
24
2,74
26
3,45
29
3,66
31
Hoa quả tươi, sp từ hoa quả tươi
0,460
7
0,452
7
0,105
1
0,47
4
3
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản
-3,36%
68,8%
10,96%
5,74%
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng doanh thu
267.419.354
100
272.354.467
100
274.315.855
100
330.000.000
100
1
Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
195.215.389
73
204.265.850
75
202.993.732
74
257.400.000
78
2
Doanh thu từ buôn bán nội địa
48.135.484
18
43.576.715
16
43.890.536
16
37.290.000
11,3
3
Doanh thu tư hoạt động dịch vụ
5.883.225
2,2
7.353.571
2,7
8.229.476
3
7.920.000
2,4
4
Doanh thu từ hoạt động liên doanh liên kết
548.631
0,2
3.630.000
1,1
5
Doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu
3.476.452
1,3
4.357.671
1,6
5.486.317
2
5.610.000
1,7
6
Doanh thu bán hàng nhận nợ theo chỉ tiêu
6.952.903
2,6
3.812.963
1,4
5.760.633
2,1
5.280.000
1,6
7
Doanh thu từ hoạt động tài chính
267.419
0,1
1.419.000
0,43
8
Doanh từ dịch vụ quá cảnh, tạm nhập, tái xuất
3.476.452
1,3
3.812.963
1,4
4.389.054
1,6
5.940.000
1,8
9
Doanh thu hoạt động xuất khẩu lao động
3.209.032
1,2
4.902.380
1,8
3.017.474
1,1
4.950.000
1,5
10
Doanh thu từ các hoạt động khác
802.258
0,3
272.355
0,1
561.000
0,17
B¶ng 6: C¬ cÊu doanh thu thêi kú 1999- 2002
§¬n vÞ : Ngh×n ®ång
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 196.doc