Hoàn thiện chính sách liên quan đến
phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống các
chính sách liên quan đến phát triển nguồn
nhân lực rất rộng lớn, tuy nhiên trong các
năm đến 2020 cần chú trọng vào các chính
sách như: i). Nâng cao chất lượng cuộc
sống của người lao động và dân cư, trên cơ
sở đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ cơ
bản của con người (giáo dục, đào tạo, y tế,
bảo hiểm xã hội, điện, nước, thông tin )
ii). Đảm bảo quyền và lợi ích của người
lao động và người sử dụng lao động trong
quan hệ lao động về tiền lương, điều kiện
làm việc, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi,
chế độ an sinh xã hội, đối thoại và thương
lượng tập thể iii). Khuyến khích, hỗ trợ
phát triển hệ thống công ty cung ứng
nguồn nhân lực cao cấp iiii). Cải cách triệt
để chính sách tiền lương, trong đó cần thiết
có chế độ tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng đối
với người đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội
cao cho đất nước iiiii). Hoàn thiện các
chính sách di chuyển lao động, thúc đẩy
tăng mức độ linh hoạt của cung lao động
trên thị trường. Điều tiết di chuyển là một
giải pháp quan trọng tác động đến cung lao
động. Đây là công cụ quan trọng để điều
chỉnh thị trường lao động và thu nhập giữa
các vùng. Hiện nay, ở nước ta có những xu
hướng di chuyển nhân lực nội địa đáng chú
ý là từ miền Bắc và miền Nam, từ các tỉnh
phía Bắc và Duyên Hải Miền Trung, từ
nông thôn ra thành thị, từ khu vực nhà
nước đến khu vực FDI và khu vực ngoài
nhà nước và ra nước ngoài. Bên cạnh các
tác động tích cực của nó như điều tiết thị
trường lao động, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho lao động thì việc di chuyển
lao động ồ ạt truớc mắt có thể gây tác động
tiêu cực như làm cạn kiệt lao động CMKT
cao ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng
kinh tế tăng trưởng chậm.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam các năm đến 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
20
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở VIỆT NAM CÁC NĂM ĐẾN 2020
Trần Văn Hoan
Phòng Nghiên cứu Quan hệ lao động
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu của nền kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế trong các năm đến 2020 là nhiệm
vụ chiến lược đặt ra hết sức bức xúc ở
nước ta. Ngày nay, ngoài các nguồn lực
vốn, khoa học và công nghệ, tài nguyên
thiên nhiên thì yếu tố nguồn nhân nhân lực
được xem như yếu tố quan trọng bậc nhất
đảm bảo cho sự thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế cả về mặt quy mô và chất lượng. Kinh
nghiệm của lịch sử và thế giới, cho thấy,
muốn đưa đất nước phát triển nhanh, bền
vững chỉ có bằng giáo dục, đào tạo phát
triển nguồn nhân lực. Thế kỷ XXI là thế kỷ
của thời đại văn minh thông tin, công nghệ
mới, toàn cầu hoá, hạnh phúc và công
bằng, đưa cuộc sống và hoạt động xã hội
lên một tầm cao mới đầy hấp dẫn với một
tốc độ mới, chất lượng mới và giữ một
vai trò hết sức đặc biệt mà người ta gọi là
cuộc cách mạng tri thức để tạo nên nền
kinh tế tri thức.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, như một quy luật, tất cả các quốc gia
đều trải qua thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và theo đó là phải có nguồn nhân
lực tương ứng để đáp ứng cho quá trình
này, nếu không sẽ thất bại. Văn kiện Đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X
cũng đã chỉ rõ “công nghiệp hóa là quá
trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế,
quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ
công là chính sang dựa vào lao động kết
hợp cùng với phương tiện, phương pháp
công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để
tạo ra năng suất lao động cao”. Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ở
nước ta các năm đến 2020 về bản chất là
quá trình phát triển toàn diện, nhanh chóng
của nền kinh tế thông qua phát triển công
nghiệp, dịch vụ dựa trên công nghệ và cơ
chế vận hành theo hướng áp dụng những
thành tựu khoa học và công nghệ mới hiện
đại vào quá trình sản xuất và dịch vụ. Do
đó, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá các năm đến
2020 có mối liên hệ mật thiết với quá trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
1. Một số thực trạng phát triển nguồn
nhân lực
Nguồn nhân lực nói chung có xuất xứ từ
quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số, bao
gồm dân số hoạt động kinh tế (những
người đang làm việc và những người thất
nghiệp) và dân số có khả năng lao động
nhưng không hoạt động kinh tế (những
người đi học, làm nội trợ, không có nhu
cầu làm việc). Hay nói cách tổng quát,
nguồn nhân lực là những người 15 tuổi trở
lên có khả năng lao động. Phát triển nguồn
nhân lực là việc thực hiện các giải pháp
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
21
nhằm làm gia tăng giá trị con người trên
các mặt kiến thức, kỹ năng, đạo đức, tâm
hồn, thể lực Sau đây xem xét một số yếu
tố thành phần của nguồn nhân lực nước ta:
- Quy mô nguồn nhân lực: Theo số liệu
báo cáo của Bộ LĐTBXH, năm 2008, dân
số hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên là
47508,1 ngàn người, tăng 2,3% so với năm
2007. Cụ thể, qua các năm ở biểu sau:
Bảng 1: Dân số hoạt động kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2001-2008
2001 2005 2006 2007 2008
DSHĐKT (1000 người) 39489,8 44382,0 45304,4 46413,7 47508,1
Cơ cấu theo nhóm tuổi (% so tổng số)
15-34 51,01 45,44 44,72 43,86 43,05
35-59 45,23 50,79 51,52 52,41 53,25
60+ 3,76 3,78 3,76 3,73 3,71
Nguồn: Điều tra LĐ- VL, Bộ LĐTBXH, 2001-2007; Thống kê dân số - lao động, TCTK, 2008
Trong các năm 2001-2008 dân số hoạt
động kinh tế của nước ta không ngừng tăng
lên. Nguyên nhân là do gia tăng dân số của
Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX
luôn ở mức cao (2,5 - 3%/năm), nên những
năm từ 2001 trở lại đây, hàng năm nước ta
luôn được bổ sung một bộ phận nhân lực
mới, khoảng từ 1,4-1,5 triệu người/ năm.
Nguồn nhân lực trẻ được bổ sung là điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội trong các năm tới. Tuy nhiên, nếu
không được đào tạo phát triển và thu hút
vào nền kinh tế thì thực sự là thách thức,
gánh nặng lớn đối với các vấn đề xã hội
trong tương lai.
Nhìn chung, nguồn nhân lực của Việt
Nam có quy mô lớn, kết quả điều tra dân
số 4/2009 cũng cho thấy, dân số là 86 triệu
người với tháp dân số trẻ, bắt đầu bước vào
thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Trong đó,
dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63%
(54 triệu người), tốc độ tăng dân số trong
độ tuổi lao động là 2,5%/năm, lao động độ
tuổi 20-39 chiếm tỷ lệ 50%. Tuy nhiên,
nguồn nhân lực nông thôn có tỷ lệ lớn, dân
số nông thôn 62 triệu người, chiếm khoảng
70% dân số cả nước. Số việc làm trong
khu vực nông nghiệp năm 2008 chiếm tỷ lệ
52% việc làm của cả nước nhưng chỉ tạo ra
22,1% GDP.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Năm
2008, trong nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động
chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống 15%, số
lao động tốt nghiệp phổ thông trung học
25%. Trong các năm 2001-2008, trình độ
chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực
có sự cải thiện theo xu hướng tích cực dưới
tác động của phát triển hệ thống đào tạo,
dạy nghề, hội nhập quốc tế và Nhà nước,
người dân quan tâm nhiều hơn đầu tư cho
đào tạo, dạy nghề... Sự phát triển của
nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật có
thể thấy ở hình dưới đây:
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
22
Hình 1: Tỷ lệ lao động qua đào tạo CMKT trong lực lượng lao động, đơn vị: % so với
LLLĐ
39.65
50.7
53.29
56
58.86
18.94
33.25
30.38
27.79
25.33
17.05
21.16
23.67
10.2
16.88
0
10
20
30
40
50
60
70
2001 2005 2006 2007 2008
Toµn quèc
Thµnh thÞ
N«ng th«n
Nguồn: Điều tra Lao động - Việc làm, Bộ LĐTBXH,1/7/2007; Thống kê dân số - lao động,
TCTK, 2008
Trong các năm chuyển đổi nền kinh tế,
Nhà nước đã thực sự có quan tâm lớn đến
công tác đào tạo nghề các cấp. Hệ thống
đào tạo nghề có sự phát triển nhanh, góp
phần đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ
thuật, lao động chất lượng cao cho nền
kinh tế. Hệ thống dạy nghề đã hình thành
với 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung
cấp nghề và sơ cấp nghề, hàng năm đã dạy
nghề cho trên 1,5 triệu lượt người. Sự thay
đổi trong đào tạo nghề thể hiện xu hướng
mới trong hoạt động của các trường dạy
nghề. Các cơ sở đào tạo nghề không còn
hoàn toàn dựa vào kinh phí do ngân sách
cấp mà chuyển sang hoạt động có thu, dạy
nghề trên cơ sở các hợp đồng ký với các
doanh nghiệp. Hoạt động dạy nghề đã gắn
nhất định với địa chỉ sử dụng, gắn với nhu
cầu của thị truờng lao động. Chính các
hoạt động này lại là sức ép thúc đẩy đổi
mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình
độ đội ngũ giáo viên, hoàn thiện nội dung,
phương pháp giảng dạy Tuy nhiên, hệ
thống dạy nghề nước ta còn có nhiều tồn
tại, đặc biệt là đối với đào tạo nghề cho lao
động nông thôn quy mô còn nhỏ, đào tạo
cao đẳng nghề còn ít, dẫn đến tình trạng
khan hiếm công nhân lành nghề cho các
ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế
trọng điểm và ngành kỹ thuật cao.
Nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, đại
học trở lên có sự phát triển tương đối
nhanh. Năm 2000, tỷ lệ nhân lực từ cao
đẳng trở lên trong nguồn nhân lực chiếm tỷ
lệ 3,5% và năm 2008 là 5,6%. Trong các
năm 1996-2000 nhân lực tốt nghiệp cao
đẳng, đại học trở lên tăng bình quân với
tốc độ cao là 12,7% /năm và thời kỳ 2001 -
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
23
2008 là 11,5%. Tính đến năm 2008, cả
nước có trên 15 nghìn tiến sỹ và tiến sỹ
khoa học, trên 1200 giáo sư, 5300 phó giáo
sư, 16 nghìn người có trình độ thạc sỹ.
Nhận thức rõ vai trò của đào tạo cao đẳng,
đại học, Nhà nước đã tăng ngân sách (năm
2008 chi cho giáo dục đào tạo từ ngân sách
nhà nước là 76200 tỷ đồng, tăng 14,1% so
với 2007) ban hành những văn bản pháp
quy tạo khung hành lang pháp lý cho hoạt
động đào tạo cao đẳng, đại học, trật tự hoá
các hoạt động đào tạo trên lĩnh vực này. Số
lượng trường học, giáo viên và sinh viên
tăng nhanh, năm 1996, cả nước có 96
trường đại học, 22,5 nghìn giảng viên và
509,3 nghìn sinh viên; năm 2002 có 179
trường đại học với 38,7 nghìn giảng viên
và 1020,7 nghìn sinh viên và năm 2008 có
369 trường (209 trường cao đẳng và 160
trường đại học) với 56,12 nghìn giảng
viên, 1603 nghìn sinh viên. Quy mô phát
triển của đào tạo cao đẳng, đại học giai
đoạn này không chỉ tăng ở khu vực công
lập mà tăng nhanh ở cả các trường ngoài
công lập, giáo dục từ xa qua hệ thống phát
thanh truyền hình. Tính đến 12/2007 cả
nước có 40 trường đại học và 24 trường
cao đẳng ngoài công lập. Trong các cơ sở
đào tạo cũng thực hiện đa dạng hoá các
loại hình đào tạo, ngoài phương thức học
tập tập trung chính khoá còn có các hệ đào
tạo khác và phát triển liên kết đào tạo với
nước ngoài, hàng năm cung cấp hàng chục
vạn người có trình độ cao đẳng, đại học
cho thị trường lao động. Du học nước
ngoài được mở rộng, tạo ra kênh quan
trọng cung ứng lao động có chuyên môn,
kỹ thuật cho thị trường lao động. Chất
lượng giáo dục cao đẳng, đại học trở lên
đang có những cải tiến cơ bản theo hướng
gắn chặt hơn với thực tiễn Việt Nam và
phù hợp với xu thế hội nhập thế giới. Số
sinh viên đủ năng lực tìm được việc làm
hay tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp đã
tăng lên, có nhiều sinh viên thi lấy bằng
đại học thứ hai, thi thêm chứng chỉ ngoại
ngữ, tin học, tìm được cho mình một vị trí
phù hợp trong xã hội.
- Một số hạn chế của nguồn nhân lực:
Trong hệ thống đào tạo, dạy nghề nuớc ta
có nhược điểm lớn mà các chuyên gia kinh
tế trong và ngoài nước thường nhắc đến là
chưa chú trọng giáo dục, rèn luyện các
phẩm chất nghề nghiệp cần thiết cho người
lao động. Do đó, phần lớn người lao động
vẫn còn mang thói quen và tập quán của
người nông dân, thiếu năng động, năng lực
sáng tạo thấp, chưa mạnh dạn trong việc
tiếp thu và khai phá những cách làm ăn
mới, khả năng phối hợp và tinh thần hợp
tác trong công việc còn yếu, năng lực làm
việc theo nhóm và khả năng thích ứng, hội
nhập theo sự biến đổi của môi trường làm
việc còn hạn chế... Trong số các sinh viên
tốt nghiệp đại học, cao đẳng mỗi năm vẫn
còn một tỷ lệ cao chưa thành thạo các công
cụ cần thiết cho làm việc, như trình độ
ngoại ngữ, sử dụng máy vi tính Theo
báo cáo về nguồn nhân lực của cơ quan
chức năng giáo dục thì trong nguồn nhân
lực lao động có trình độ cao đẳng trở lên,
tỷ lệ người có chứng chỉ ngoại ngữ trình
độ C trở lên là 66,1%, B là 25,7%, A là
6,7%. Tuy nhiên, kỹ năng nghe, nói, viết,
giao tiếp rất hạn chế. Về tin học, đa số chủ
yếu sử dụng máy tính để xử lý văn bản với
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
24
43,5%, sử dụng chương trình excel và các
chương trình phần mềm tính toán khác
13%, 12% sử dụng chương trình
powerpoint, có 7% nhân lực cao đẳng trở
lên sử dụng các phần mềm chuyên dụng.
Trong dự án hỗ trợ kỹ thuật, kế hoạch tổng
thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy,
chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam còn quá thấp, thua xa các nước
trong khu vực, thể hiện ở:
* Chỉ số tổng hợp là 3,79 điểm (cao
nhất là 10 điểm), trong khi chỉ số này ở
Trung Quốc là 5,73, Hàn Quốc là 6,91.
* Mức độ đáp ứng nhân lực sản xuất
kinh doanh trình độ cao chỉ đạt 3,25/10
điểm.
* Mức độ đáp ứng nhân lực hành chính
trình độ cao là 3,5/10 điểm.
* Mức độ thành thạo tiếng Anh là
2,26/10 điểm.
* Mức độ thành thạo công nghệ cao
2,5/10 điểm.
Do chương trình đào tạo ở các trường
đại học của nước ta chưa bám sát thực tiễn,
nặng về lý thuyết, nhẹ về kỹ năng thực
hành nên sinh viên khi ra trường phải trải
qua một thời gian nhất định để tích luỹ
kinh nghiệm làm việc, hoặc phải đào tạo
lại mới tìm được việc làm. Ví dụ, theo
khảo sát của công viên phần mềm Quang
Trung, có đến 72% ứng viên xin việc thiếu
kinh nghiệm thực tiễn khi xin việc, 46%
thiếu kiến thức ngành, 42% không biết làm
việc theo nhóm, 41% kỹ năng làm việc
kém. Hoặc theo khảo sát của TS Nguyễn
Thanh Mai (ĐHQGTPHCM) thì có trên
60% sinh viên ra trường phải được đào tạo
lại hoặc tự đào tạo để phù hợp với yêu cầu
của người sử dụng lao động...
- Thiếu nhân lực trình độ cao: Trên thị
trường lao động nước ta, đối với nhân lực
phổ thông thì cung lớn hơn cầu nhưng đối
với nhân lực chuyên môn kỹ thuật trình độ
cao còn khan hiếm. Điều này thể hiện ở
việc nhiều doanh nghiệp không tuyển được
người đáp ứng yêu cầu các vị trí làm việc,
trong khi đó hàng nghìn sinh viên ra
trường lại không tìm được việc làm. Rõ
ràng, trên thị trường lao động đang thiếu
nhân lực cao cấp, nhất là trong các lĩnh
vực khoa học công nghệ, quản trị doanh
nghiệp, chuyên gia kỹ thuật... Hiện nay,
nhu cầu tuyển nhân lực trình độ cao của
các doanh nghiệp đăng ký tại các cơ quan
cung ứng nhân lực tăng hàng năm 41 -
50%, trong đó nóng nhất là nhân lực trình
độ cao cho các vị trí như tổng giám đốc,
giám đốc, trưởng phòng, chuyên gia
thương hiệu hàng hoá, chuyên gia kỹ thuật,
kế toán trưởng... Ví dụ, để tuyển được một
giám đốc kinh doanh công nghệ thông tin
cho công ty MDPM Việt Nam, Fist
ALLances phải mất ròng rã 8 tháng trời,
sàng lọc 400 hồ sơ mới tìm được một ứng
cử viên chỉ ở mức tương đối. (Thời báo
Kinh tế Việt Nam 28/4/2006). Nguyên
nhân của tình hình này chủ yếu là do hệ
thống đào tạo nhân lực cao cấp ở nước ta
còn có bất cập so với thực tiễn kinh doanh.
- Cơ cấu đội ngũ cán bộ nghiên cứu ở
nước ta trong các ngành, lĩnh vực chưa cân
đối. Tỷ lệ tiến sĩ khoa học, tiến sĩ chuyên
ngành trên tổng số nguồn nhân lực trong
lĩnh vực khoa học tự nhiên là 25,66%,
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
25
khoa học xã hội và nhân văn là 21,19%, y -
dược là 7,03%, khoa học kỹ thuật là
6,35%, khoa học nông nghiệp (gồm cả
nông - lâm - ngư nghiệp) chỉ chiếm 4,43%.
Nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, đại học
trở lên theo ngành nghề còn nhiều bất hợp
lý, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế. Đào
tạo các ngành kỹ thuật công nghệ, nông -
lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng chưa hợp
lý so với các ngành xã hội, luật, kinh tế,
ngoại ngữ... Vì vậy, cùng với cơ cấu ngành
nghề đào tạo chưa phù hợp và chất lượng
còn thấp, hiện nay Việt Nam đang thiếu
nhiều kỹ sư (Việt Nam chỉ có 1,5 kỹ sư trên
1.000 dân, trong khi đó của Anh là 136, Thuỵ
Điển 115 và của Nhật Bản là 100).
- Một trong những nguyên nhân hạn chế
đến đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực là
tiền lương của người lao động nước ta còn
thấp, chỉ mới đủ trang trải chi nhu cầu sinh
hoạt thường ngày (bảng 2). Trong khi để
đào tạo một người có trình độ đại học ít
nhất người học phải bỏ ra bình quân 45
triệu đồng, đối với trường tư thục, liên
doanh, du học nuớc ngoài thì chi phí còn
lớn gấp hơn rất nhiều lần.
Bảng 2: Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp, các năm 2000 -
2008, đơn vị : nghìn đồng/tháng
Năm
Tiền lương bình
quân chung
Tiền lương
DNNN
Tiền lương DN
dân doanh
Tiền lương DN
FDI
2000 1054 1072 737 1767
2005 1712 2140 1303 1945
2006 1969 2633 1488 2175
2007 2250 2930 1720 2480
2008 2630 3150 1950 2750
2009 2750 3200 2300 2600
Nguồn: Niên giám thống kê 2000-2006, TCTK; kết quả điều tra mẫu 2007-2008, Bộ LĐTBXH
Bảng trên cho thấy, trong các năm
2001-2008, tiền lương của lao động trong
các khu vực doanh có xu hướng tăng, mức
tăng bình quân trong các năm 2001-2005
là 11,5%/năm và 2006-2008 11,7%/năm.
Nguyên nhân tăng là do tăng tiền lương tối
thiểu, tăng năng suất lao động và hiệu quả
hoạt động của các khu vực doanh nghiệp.
Phân phối tiền lương trong nền kinh tế đã
có công bằng hơn giữa nhân lực có đào tạo
và không qua đào tạo, là động lực có ý
nghĩa quan trọng đặc biệt đối với thúc đẩy
tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Năm 2008, tiền lương bình quân của lao
động cao đẳng, đại học trở lên cao gấp 3,6
lần so với tiền lương của lao động phổ
thông, cao hơn 2,2 lần so với tiền lương
bình quân của nhân lực trình độ trung học
chuyên nghiệp và 2,9 lần so với công nhân
kỹ thuật và nhân lực sơ cấp. Trong đó, tiền
lương bình quân của người lao động trong
một số ngành đạt cao như (năm 2009) vận
tải hàng không trên 13 triệu đồng/tháng,
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
26
dầu khí 12 triệu đồng/tháng, tài chính, tín
dụng 5,2 triệu động/tháng, sản xuất thiết bị
văn phòng và máy tính 4,4 triệu
đồng/tháng Nhiều chức danh nhân sự
cao cấp (tổng giám đốc, giám đốc, kế toán
trưởng, chuyên gia kỹ thuật cao cấp) đã
được trả với mức lương lên đến 10.000 -
20.000 USD/tháng. Cũng cần thấy rằng,
tiền lương của lao động CMKT cao trong
khu vực hành chính nhà nước còn thấp làm
hạn chế phát triển nguồn nhân lực khu vực
này. Tiền lương khu vực hành chính chưa
gắn với tiền lương khu vực thị trường, tiền
tệ hoá tiền lương chưa được thực hiện triệt
để, chưa tính đến đặc điểm lao động dịch
vụ công. Do đó, vai trò kích thích của tiền
lương khu vực hành chính nhà nước còn
mờ nhạt, sức ỳ của chủ nghĩa bình quân
vẫn còn lớn trong chế độ tiền lương.
- Tình trạng thất nghiệp trong nguồn
nhân lực còn khá cao, trong đó có nguyên
nhân từ chất lượng nguồn nhân lực. Trong
nguồn nhân lực không chỉ có lao động phổ
thông thất nghiệp mà cả lao động qua đào
tạo các cấp trình độ khác nhau.
Bảng 3: Thất nghiệp của toàn quốc
Đơn vị: người
Tổng số LĐ CMKT cao
(CĐ, ĐH, trên ĐH)
Trung học
chuyên nghiệp
Qua đào tạo nghề
và tương đương
Chưa qua đào
tạo
1). Lao động từ 15 tuổi trở lên
582589 369070 79290 52725 81504
2). Lao động trong độ tuổi lao động
574219 363767 78151 51968 80333
Nguồn: Điều tra Lao động- Việc làm, Bộ LĐTBXH, 2007
Theo số liệu của trung tâm thông tin
quản lý giáo dục đào tạo ở 51 trường đại
học, cao đẳng trong cả nước, tỷ lệ sinh
viên các trường sau khi tốt nghiệp có
72,4% sinh viên có việc làm, chưa có việc
làm là 23,84% và 3,69% đang đi học thêm.
Điều đó chứng tỏ, chất lượng, cơ cấu
ngành nghề đào tạo cao đẳng, đại học
còn có khảng cách với yêu cầu của người
sử dụng.
- Về chính sách phát triển nguồn nhân
lực thì đến nay Nhà nước đã có các chính
sách mang tính đột phá nhằm thúc đẩy
nhanh đào tạo nguồn nhân lực cho đất
nước. Trong đó phải kể đến là các chính
sách như xã hội hoá giáo dục, đào tạo; phát
triển nhanh hệ thống các trường cao đẳng,
đại học, dạy nghề tại khắp các vùng của
đất nước; nhà nước hỗ trợ, cho vay vốn để
đào tạo, học nghề, tạo khung pháp luật
thuận lợi cho học sinh ra nước ngoài du
học bằng tự túc, đã có hàng chục nghìn học
sinh Việt Nam đang học ở các nước có nền
giáo dục, đào tạo phát triển như Mỹ,
Canađa, Úc, Anh, Pháp, Nga, Đức Nhà
nước dành một khoản đầu tư gửi người đi
đào tạo ở các trường danh tiếng của các
nước Anh, Pháp, Mỹ, Pháp, Úc, năm
2009 có 324 cán bộ được chọn đi nghiên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
27
cứu sinh bằng ngân sách Nhà nước. Đặc
biệt là gần đây Chính phủ đã ra quyết định
số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về đề
án đào tạo nghề cho nông thôn giai đoạn
2009 - 2020 với tổng kinh phí dự kiến
41290 tỷ đồng để dạy nghề cho 24,45 triệu
người và Nhà nước cũng đang nghiên cứu
xem xét phê duyệt chương trình thúc đẩy
dự án đào tạo 20 nghìn tiến sỹ giai đoạn
2007-2020. Đối với sử dụng nguồn nhân
lực, Nhà nước cũng đã đầu tư cho thực
hiện các chương trình việc làm, tạo khung
pháp luật cho phát triển thị trường lao
động, hệ thống giới thiệu việc làm, ban
hành Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế mở rộng cho tất cả
các đối tượng của nguồn nhân lực, thực
hiện các giải pháp đảm bảo tăng trưởng
kinh tế cao trong các lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ để tạo ra nhiều việc làm cho nguồn
nhân lực.
2. Một số giải pháp phát triển nguồn
nhân lực
Từ đánh giá một số thực trạng cho thấy,
nguồn nhân lực nước ta mặc dù có sự phát
triển đáng kể trong các năm chuyển đổi
nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường
nhưng vẫn có nhiều hạn chế. Do vậy, phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta các năm đến
2020 đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn,
gắn với các mục tiêu của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá về chuyển dịch cơ cấu lao
động, nâng cao mức sống của người lao
động và dân cư, nâng cao trình độ nguồn
nhân lực, tăng vượt bậc năng suất lao động
xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao về
số lượng và chất lượng, nâng cao khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập kinh
tế quốc tế, phát triển an sinh xã hội... Một
số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng cho các mục tiêu nói trên là:
Phát triển mạnh hệ thống đào tạo,
dạy nghề, đảm bảo cho tăng nhanh quy mô
nhân lực qua đào tạo, dạy nghề cho cho
các khu công nghiệp, các vùng kinh tế
trọng điểm và cho xuất khẩu lao động và
chú trọng đào tạo nghề cho khu vực nông
thôn. Bằng các cơ chế thích hợp, huy động
các nguồn lực để nâng cao cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, đào tạo mới đội ngũ
giảng viên, đổi mới chương trình, phương
pháp giảng dạy để tạo chuyển biến căn bản
về chất lượng giáo dục phổ thông, đào tạo,
dạy nghề. Đồng thời, tiếp cận với trình độ
tiên tiến của khu vực và thế giới, đẩy mạnh
xã hội hoá, khuyến khích các hình thức
giáo dục phổ thông, đào tạo, dạy nghề đa
dạng, linh hoạt...
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông, đào tạo, dạy nghề một cách toàn
diện trên cơ sở đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ
chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và
học; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá", chấn hưng nền giáo dục, đào tạo,
dạy nghề Việt Nam. Khuyến khích các
trường, các cơ sở đào tạo, dạy nghề phấn
đấu đạt các thương hiệu về chất lượng đầu
ra. Chuyển dần mô hình giáo dục, đào tạo
hiện nay sang mô hình giáo dục, đào tạo mở
- mô hình xã hội học tập với hệ thống học
tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông
giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và
phát triển hệ thống học tập cho mọi người
với những hình thức học tập, thực hành linh
hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
28
xuyên, tạo nhiều khả năng, cơ hội khác
nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng
xã hội trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề
Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và
sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng trực
tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động,
phát triển nhanh nguồn nhân lực chất
lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành.
Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng trọng dụng
nhân tài; xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực
hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân
tộc, vùng miền Có cơ chế và chính sách
gắn kết có hiệu quả trường đại học với cơ
sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp
để chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa
học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh,
xây dựng một số trường đại học trọng điểm
đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đến năm
2020, hệ thống giáo dục, đào tạo, dạy nghề
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp
cận trình độ tiên tiến trên thế giới.
Phát triển việc làm để kích thích hệ
thống đào tạo, thu hút lao động qua đào
tạo, dạy nghề tham gia vào hoạt động kinh
tế. Trong đó, cần tập trung vào các vấn đề
i). Đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao (>7-
15%) để tạo ra nhiều việc làm và chuyển
dịch nhân lực nông thôn sang khu vực dịch
vụ và công nghiệp ii). Phát triển nhanh các
ngành công nghệ cao, ngành kinh tế mũi
nhọn, ngành dịch vụ chất lượng cao tại các
vùng kinh tế trọng điểm để thu hút số
lượng lớn nhân lực CMKT cao của vùng
kinh tế trọng điểm và của cả nước vào làm
việc. Trong đó, phải đồng thời với việc giải
quyết các vấn đề xã hội như: phát triển
đồng bộ hạ tầng cơ sở xã hội (điện, nước,
trường học, chợ, hệ thống tín dụng),
đảm bảo các điều kiện sinh sống thuận lợi
cho lao động CMKT cao đến làm việc iii).
Hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ để tạo
ra nhiều cơ hội mới, nhất là các nguồn vốn,
công nghệ mới, mở rộng thị trường hàng
hoá, lao động, tạo nhiều việc làm cho lao
động CMKT cao và mở ra khả năng đào
tạo nhân lực trên nhiều lĩnh vực.
Hoàn thiện chính sách liên quan đến
phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống các
chính sách liên quan đến phát triển nguồn
nhân lực rất rộng lớn, tuy nhiên trong các
năm đến 2020 cần chú trọng vào các chính
sách như: i). Nâng cao chất lượng cuộc
sống của người lao động và dân cư, trên cơ
sở đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ cơ
bản của con người (giáo dục, đào tạo, y tế,
bảo hiểm xã hội, điện, nước, thông tin)
ii). Đảm bảo quyền và lợi ích của người
lao động và người sử dụng lao động trong
quan hệ lao động về tiền lương, điều kiện
làm việc, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi,
chế độ an sinh xã hội, đối thoại và thương
lượng tập thể iii). Khuyến khích, hỗ trợ
phát triển hệ thống công ty cung ứng
nguồn nhân lực cao cấp iiii). Cải cách triệt
để chính sách tiền lương, trong đó cần thiết
có chế độ tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng đối
với người đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội
cao cho đất nước iiiii). Hoàn thiện các
chính sách di chuyển lao động, thúc đẩy
tăng mức độ linh hoạt của cung lao động
trên thị trường. Điều tiết di chuyển là một
giải pháp quan trọng tác động đến cung lao
động. Đây là công cụ quan trọng để điều
chỉnh thị trường lao động và thu nhập giữa
các vùng. Hiện nay, ở nước ta có những xu
hướng di chuyển nhân lực nội địa đáng chú
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 24/Quý III- 2010
29
ý là từ miền Bắc và miền Nam, từ các tỉnh
phía Bắc và Duyên Hải Miền Trung, từ
nông thôn ra thành thị, từ khu vực nhà
nước đến khu vực FDI và khu vực ngoài
nhà nước và ra nước ngoài. Bên cạnh các
tác động tích cực của nó như điều tiết thị
trường lao động, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho lao động thì việc di chuyển
lao động ồ ạt truớc mắt có thể gây tác động
tiêu cực như làm cạn kiệt lao động CMKT
cao ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng
kinh tế tăng trưởng chậm.
Thiết lập hệ thống thông tin về nguồn
nhân lực hữu ích, hiệu quả, dân chủ, nhằm
sử dụng cho Nhà nước, doanh nghiệp, các
tổ chức và hộ gia đình trong trong nghiên
cứu, tham khảo, lựa chọn ngành nghề, cấp
trình độ đào tạo và các khả năng gia nhập
vào các vị trí việc làm trên thị trường lao
động. Thông tin về nguồn nhân lực phải
bao hàm toàn diện được tất cả các mặt của
nguồn nhân lực như trình độ kiến thức, kỹ
năng, chất lượng sinh sống, các phẩm chất
xã hội của nguồn nhân lực
TÀI LIỆU, SỐ LIỆU THAM KHẢO
1. Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
2007.
2. Chính sách thị trường lao động ở các
nước châu Á, ILO, 1998.
3. Di chuyển con người để cung cấp dịch
vụ, Ngân hàng Thế giới, 2004 (sách dịch).
4. Các website của Chính phủ, Bộ
LĐTBXH, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính,
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
5. GS.TS, Nguyễn Trọng Chiên, PGS. TS
Nguyễn Thế Nghĩa, PGS TS Đặng Hữu Toàn
(2002) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. TS.Nguyễn Hữu Dũng (2002) "Phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự
nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc
tế", Lý luận chính trị, tr. 20-25.
7. GS - VS Đặng Hữu (2002), Phát triển
kinh tế tri thức gắn với quá trình CNH, HĐH,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Tổng cục thống kê, Điều tra dân số -
lao động, 2008.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
điều tra lao động, việc làm 2000-2007.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
điều tra Tiền lương - Bảo hiểm xã hội 2006-
2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_o_viet_nam_cac_na.pdf