Năm là, hoạt động phòng ngừa tội
phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng không chỉ là trách nhiệm
của lực lượng chuyên trách mà còn của các
cơ quan, ban ngành khác có liên quan. Để
đảm bảo hiệu quả phòng ngừa thiết nghĩ
cần tổ chức tốt công tác phối hợp giữa lực
lượng chuyên trách của Công an nhân dân
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ
thống các ngân hàng thương mại, các tổ
chức tín dụng khác, cơ quan quản lý nhà
nước về công nghệ thông tin, viễn thông
và các đoàn thể, chính quyền Hoạt động
phối hợp trong phòng ngừa tội phạm sử
dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân
hàng cần được xem là hoạt động thường
xuyên, đi vào chiều sâu, có chất lượng.
Riêng đối với lực lượng chuyên trách
trong Công an nhân dân trực tiếp phòng
ngừa tội phạm này cần chủ động rà soát,
sơ kết công tác phối hợp với các đơn vị
đã ký quy chế phối hợp phòng, chống tội
phạm, đối với những đơn vị chưa ký quy
chế phối hợp cần nghiên cứu, xem xét, chủ
động xây dựng quy chế phối hợp giữa các
lực lượng. Khi đó, hoạt động phối hợp sẽ
đi vào chất lượng, hiệu quả, đảm bảo tính
kịp thời, chủ động phát hiện, ngăn chặn
tội phạm sử dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn TP. HCM.
Hơn nữa, tội phạm sử dụng công nghệ cao
có xu hướng phạm tội mang tính quốc tế,
ngày càng nhiều đối tượng ở nước ngoài
nhưng vẫn có thể tấn công, gây thiệt hại
cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.
HCM, do đó, các cơ quan chức năng cần
phải quan tâm hơn nữa trong việc hợp tác
quốc tế, phối hợp với các cơ quan nước
ngoài trong việc xác định thông tin liên
quan đến đối tượng phạm tội.
Sáu là, thực hiện tốt công tác tổ chức
lực lượng chuyên trách phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng. Trong công tác tổ chức lực
lượng cần tập trung, tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, kiến thức về công nghệ thông
tin, viễn thông cần thiết đáp ứng yêu cầu
công tác ngày càng cao trong giai đoạn
hiện nay trong phòng ngừa tội phạm sử
dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân
hàng. Bên cạnh đó, đối với cơ quan chuyên
trách cần triển khai đồng bộ các biện pháp
phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ
cao trong lĩnh vực ngân hàng theo quy
định của pháp luật để có thể thu thập kịp
thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu về tình
hình có liên quan đến tội phạm sử dụng
công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng
trên địa bàn, lĩnh vực quản lý./.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Phạm Văn Tuân - Lê Thanh nam
1. Khái niệm, tình hình và phương
thức thủ đoạn thực hiện tội phạm sử dụng
công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng
trên địa bàn TP. HCM
- Khái niệm
Ngân hàng là công cụ quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, là nơi tập trung
nhiều tiền tài, tài sản, thực hiện các hoạt
động kinh doanh, cung ứng thường xuyên
một hoặc một số nghiệp vụ nhận tiền gửi,
cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh
toán qua tài khoản. Do đó, các loại tội
phạm, trong đó có tội phạm sử dụng công
nghệ cao coi đây như là một mục tiêu để
tấn công nhằm chiếm đoạt tài sản. Hiện
nay, tại các văn bản pháp lý chưa đưa ra
khái niệm về tội phạm sử dụng công nghệ
cao trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên,
khi căn cứ theo Từ điển Tiếng Việt đã định
nghĩa “lĩnh vực là phạm vi hoạt động, phân
biệt với các phạm vi hoạt động khác trong xã
hội”1; Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng
năm 2010 quy định “ngân hàng là loại hình
tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng theo quy định của
Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt
động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân
hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân
1 Ngôn ngữ học Việt Nam (2011), Từ điển Tiếng
Việt, nhà xuất bản Từ điển bách khoa, tr. 472
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
* Đại úy, Thạc sĩ, Tổ trưởng Khoa Cảnh sát kinh
tế, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 2
** Đại úy, Thạc sĩ, Tổ Trưởng Khoa Cảnh sát hình
sự, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 2
Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ở nước ta nói chung và ở Thành
phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đang có xu hướng phát triển rất nhanh trong
lĩnh vực ngân hàng. Số lượng vụ việc có chiều hướng gia tăng cùng với tính
chất, hậu quả thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Vấn đề phòng ngừa tội phạm
này mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tác giả đã khảo sát
tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng trên địa
bàn TP. HCM trong thời gian qua, rút ra một số nguyên nhân, điều kiện của
tình hình tội phạm này cũng như đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội phạm này.
Từ khóa: Công nghệ cao, lĩnh vực ngân hàng, phòng ngừa.
The instance of criminals using high technology in Ho Chi Minh city
has witnessed the exceptionally rapid development in banking sector. The
number of cases tends to increase dramatically in association with the nature
and consequences become more and more serious. Prevention of the criminals
is identified as one of the most urgent matters in the current period. As a result,
the authors have conducted a survey on the recent situation of criminals
using high-tech in the banking sector in the area of Ho Chi Minh city as well
as identified its causes and brought out several solutions improving the
effectiveness of the crime prevention.
Keywords: High technology, banking sector, prevention.
PHạM Văn Tuân* - Lê THAnH nAM**
44
Một số giải pháp phòng ngừa tội phạM sử dụng CÔng nghỆ CaO...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
hàng hợp tác xã”; Điều 3 Luật Công nghệ
cao năm 2008 quy định“Công nghệ cao là
công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; được tích
hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng
vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với
môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc
hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc
hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.
Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015
quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.
Đồng thời, xét trong thực tiễn và quy định
của BLHS năm 2015 về tội phạm sử dụng
công nghệ cao thì không có chủ thể tội
phạm là pháp nhân thương mại. Vì thế, có
thể hiểu: “Tội phạm sử dụng công nghệ cao
trong lĩnh vực ngân hàng là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện bằng cách
sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại thông qua máy tính, mạng máy tính, thiết
bị truyền thông làm công cụ, phương tiện xâm
phạm đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
ngân hàng được quy định trong BLHS”.
- Tình hình tội phạm sử dụng công
nghệ cao trên địa bàn TP. HCM thời gian
vừa qua diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều
lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ
năm 2013 đến 2017 đã phát hiện, điều tra xử
lý 85 vụ, 288 đối tượng phạm tội, vi phạm
pháp luật sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng trên địa bàn TP. HCM, qua
đó đã khởi tố 14 vụ, 53 đối tượng; truy tố,
xét xử 11 vụ, 41 đối tượng. Hành vi phạm
tội, vi phạm pháp luật sử dụng công nghệ
cao chủ yếu là trộm cắp tài sản 29 vụ (chiếm
tỷ lệ 34,12%), lừa đảo chiếm đoạt tài sản 26
vụ (chiếm tỷ lệ 30,59%), sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc
thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản 12 vụ (chiếm tỷ lệ 14,63%), truy cập
bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet 3 vụ (chiếm tỷ
lệ 3,53%), đưa hoặc sử dụng thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet 2 vụ (chiếm tỷ lệ 2,35%), hành vi
khác 13 vụ (chiếm tỷ lệ 15,29%). Số lượng
vụ việc phạm tội sử dụng công nghệ cao
trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn TP.
HCM những năm 2013, 2014 chỉ từ 4 - 6 vụ/
năm nhưng đến các năm 2015, 2016, 2017
có xu hướng tăng nhanh gấp 2 - 3 lần so
với năm 2013. Xét về tính chất, hậu quả do
tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng trên địa bàn TP. HCM gây ra
không chỉ về tài sản của Nhà nước, tổ chức,
cá nhân, mà tác động ngay đến uy tín, hoạt
động quản lý của hệ thống các ngân hàng.
Qua khảo sát cho thấy, trung bình có 3, 4 đối
tượng/vụ và số lượng vụ phạm tội có tính
chất đồng phạm khá cao - 159 vụ (chiếm tỷ
lệ 55,21%). Xét nhân thân khi nhóm tác giả
khảo sát 153 đối tượng phạm tội sử dụng
công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng
trên địa bàn TP. HCM thấy rằng, có 136
đối tượng phạm tội là nam giới (chiếm tỷ
lệ 89,89%); có 104 đối tượng phạm tội ở độ
tuổi từ 31 trở lên (chiếm tỷ lệ 67,97%); có
118 đối tượng phạm tội có trình độ học vấn
từ phổ thông trung học trở lên (chiếm tỷ lệ
71,12%); có 70 người phạm tội thất nghiệp
(chiếm tỷ lệ 45,75%), có 121 đối tượng phạm
tội lần đầu (chiếm tỷ lệ 79,08%).
- Phương thức, thủ đoạn hoạt động
của tội phạm sử dụng công nghệ cao
trong lĩnh vực ngân hàng nhìn chung là
45Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Phạm Văn Tuân - Lê Thanh nam
có xu hướng ngày càng tinh vi, trong đó
tập trung chủ yếu vào 2 nhóm sau:
Nhóm 1: Tội phạm tấn công vào mạng
máy tính, cơ sở dữ liệu của các hệ thống
ngân hàng.
Đối với nhóm này, các đối tượng
phạm tội đã sử dụng thành tựu khoa học
và công nghệ để tấn công vào mạng máy
tính, cơ sở dữ liệu của các hệ thống ngân
hàng được thể hiện qua một số thủ đoạn
như: Sử dụng các máy móc có chức năng
mã hóa, ghi trộm dãy số thẻ ngân hàng
khi khách hàng thanh toán tiền qua dịch
vụ “cà thẻ”; phát tán virus, phần mền gián
điệp để bí mật điểu khiển bất hợp pháp
máy tính, mạng máy tính của ngân hàng
từ đó sử dụng trái phép dữ liệu phục vụ
mục đích chiếm đoạt tài sản của ngân
hàng; tấn công vào các trang bán hàng
qua mạng hay thư điện tử của khách hàng
có thẻ tín dụng, mua danh sách email của
các đối tượng chuyên “hack” và thu thập
email trên các forum của “hacker” sau đó
gửi thư lừa đảo; dùng mạng máy tính để
tấn công, phá hoại cơ sở dữ liệu; sử dụng
thẻ ngân hàng trộm cắp để mua hàng trực
tuyến, để rút tiền, chiếm đoạt của chủ thẻ
mà khi nhận sao kê hoặc kiểm tra trên tài
khoản chủ tài khoản mới biết bị mất tiền
Nhóm 2: Thủ đoạn sử dụng công nghệ
cao làm công cụ phạm tội trong lĩnh vực
ngân hàng.
Các đối tượng sử dụng thủ đoạn phổ
biến trong nhóm này như: Trộm cắp tài
sản bằng cách tạo ra hệ thống lỗi kỹ thuật
của hệ thống quản trị các máy ATM của
ngân hàng; sử dụng trái phép tài khoản
của người nước ngoài để lừa đảo chiếm
đoạt tài sản các ngân hàng; sử dụng giấy
tờ có giá giả, chữ ký, hộ chiếu, séc bằng
kỹ thuật cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của ngân hàng
2. nguyên nhân của tình hình tội
phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng trên địa bàn TP. HCM
Từ thực tiễn trên cho thấy, tình hình
tội phạm sử dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn TP. HCM
phát sinh, tồn tại và phát triển không nằm
ngoài những nguyên nhân và điều kiện
chung của tội phạm, ngoài ra nó còn nảy
sinh từ những nguyên nhân và điều kiện
riêng, cụ thể:
- Thứ nhất, nguyên nhân và điều kiện từ
tác động tiêu cực trong sự phát triển mạnh mẽ
của lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông.
Qua trao đổi với các chuyên gia trong
ngành công nghệ thông tin, viễn thông
và các cán bộ, chiến sĩ Công an trực tiếp
phòng, chống loại tội phạm này được biết
công nghệ thông tin, viễn thông là lĩnh
vực có tốc độ phát triển rất nhanh, đặc
biệt trong thập niên gần đây. Nhiều hoạt
động trong đời sống hằng ngày đã gắn liền
với các dịch vụ, ứng dụng của công nghệ
thông tin, viễn thông, nhất là mạng internet
đã được phổ biến trên khắp thế giới, mọi
người đều có khả năng khai thác, sử dụng,
số lượng người dùng ngày càng tăng. Sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin, viễn thông mang lại nhiều tiện ích
trong đời sống xã hội, tuy nhiên, cũng là
cơ hội, điều kiện thuận lợi để các đối tượng
phạm tội sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng tiếp cận, xử lý các thông tin
của hệ thống ngân hàng nói chung, trong
đó có hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.
HCM để phạm tội. Với ưu điểm của công
nghệ internet hiện nay, hoạt động của các
đối tượng phạm tội sử dụng công nghệ
cao có xu hướng cấu kết với nhau thành
tổ chức, đường dây với quy mô lớn, không
chỉ hoạt động trong phạm vi một tỉnh,
thành phố mà có thể ở nhiều khu vực khác
46
Một số giải pháp phòng ngừa tội phạM sử dụng CÔng nghỆ CaO...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
nhau trong phạm vi cả nước, thậm chí với
quy mô quốc tế.
- Thứ hai, nguyên nhân và điều kiện từ
hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về
công nghệ thông tin, viễn thông
Sách trắng Công nghệ thông tin -
truyền thông năm 2014 đánh giá Việt
Nam thuộc top 10 các nước Châu Á có
tốc độ tăng trưởng người dùng Internet
nhanh nhất. Trong đó, với tốc độ phát
triển các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội như hiện nay, TP. HCM là một trong
những địa bàn đứng đầu cả nước về nguy
cơ bị tấn công của tội phạm sử dụng công
nghệ cao. Các đối tượng có khả năng gây
hại ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó,
trong lĩnh vực viễn thông, hiện nay cả
nước có hàng chục triệu thuê bao di động
đang được sử dụng, thường xuyên có các
hoạt động trao đổi, liên lạc với các thuê
bao trên địa bàn TP. HCM. Đáng lưu ý,
trong số đó có những thuê bao được các
đối tượng sử dụng để liên lạc, trao đổi
với nhau trong quá trình thực hiện phạm
tội sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực
ngân hàng trên địa bàn TP. HCM. Trong
lĩnh vực viễn thông, số lượng thuê bao sử
dụng dịch vụ 3G, 4G ngày càng nhiều là
điều kiện để các đối tượng lợi dụng thực
hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao
trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt
động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này
chưa thực sự hiệu quả, còn những hạn chế
nhất định như: Khó quản lý được người sử
dụng thiết bị thông tin, truyền thông; khó
xác định được hoạt động của người truy
cập internet Rõ ràng, đối tượng phạm
tội sử dụng công nghệ cao nói chung, sử
dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân
hàng nói riêng sẽ lợi dụng để phạm tội.
- Thứ ba, nguyên nhân và điều kiện từ hạn
chế về tổ chức quản lý trong hệ thống ngân
hàng và sở hở trong công tác bảo mật thông
tin của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM.
Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy, hệ
thống ngân hàng cả nước, trong đó có các
ngân hàng trên địa bàn TP. HCM đang tái
cơ cấu để đi vào hoạt động mang tính ổn
định và bền vững hơn. Tuy nhiên, công tác
quản lý trong hệ thống ngân hàng cũng
chưa thực sự hiệu quả, chặt chẽ để có thể
kịp thời phát hiện tội phạm, trong đó có
tội phạm sử dụng công nghệ cao. Điều
đó xuất phát từ một số nguyên nhân như:
Việc tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, nhân
viên ngân hàng còn hạn chế, vẫn còn tình
trạng một số cán bộ, nhân viên ngân hàng
có biểu hiện tha hóa, biến chất, hạn chế
về trình độ chuyên môn được tuyển dụng,
bổ nhiệm, thậm chí còn được quy hoạch
bố trí vào các bộ phận là nơi các đối tượng
phạm tội sử dụng công nghệ cao hoạt
động. Điều đó dễ làm cho họ nảy sinh tiêu
cực dẫn đến vi phạm pháp luật, hoặc tiếp
tay, tạo kẽ hở để các đối tượng phạm tội
sử dụng công nghệ cao lôi kéo, xúi giục
vào tổ chức phạm tội, thậm chí tạo thành
“nhóm lợi ích” trong hệ thống ngân hàng
trên địa bàn TP. HCM. Bên cạnh đó, mặc
dù trên địa bàn TP. HCM luôn áp dụng
nhiều biện pháp cần thiết để kiểm soát
hoạt động nhưng đôi lúc chưa thực sự
hiệu quả, trong đó có thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán, kiểm soát nội bộ chưa đáp ứng
được yêu cầu, không kịp thời phát hiện,
xử lý sai phạm, vi phạm pháp luật trong
hoạt động tín dụng, tiền tệ, thẩm định hồ
sơ, kiểm soát nội bộ, lộ lọt thông tin bảo
mật của ngân hàng
Qua trao đổi với một số chuyên gia
trong bảo mật thông tin của ngân hàng
được biết, hầu hết các ngân hàng đã có sự
quan tâm, đầu tư đến việc bảo mật thông
tin của ngân hàng, nhất là thông tin khách
hàng. Tuy nhiên, hoạt động của các đối
tượng phạm tội sử dụng công nghệ cao
trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn TP.
47Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Phạm Văn Tuân - Lê Thanh nam
HCM luôn sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi,
khó phát hiện, đặc biệt luôn đổi mới, ứng
dụng công nghệ hiện đại để tấn công vào
hệ thống bảo mật thông tin của ngân hàng.
Do đó, gây nên tình trạng hệ thống phát
hiện sự tấn công của các đối tượng phạm
tội sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực
ngân hàng trên địa bàn các TP. HCM chưa
thực sư hiệu quả như: Phần mềm bảo mật
chưa đủ mạnh, trình độ nhân viên ngân
hàng trong bảo mật thông tin chưa cao đủ
để chống lại sự xâm hại của các đối tượng
phạm tội sử dụng công nghệ cao.
- Thứ tư, nguyên nhân và điều kiện từ sơ
hở, chủ quan của các khách hàng khi sử dụng
các dịch vụ do các ngân hàng phát hành
Kết quả khảo sát từ phía các nạn nhân
trong các vụ án phạm tội sử dụng công
nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng cho
thấy, 92/129 các nạn nhân được khảo sát
(chiếm tỷ lệ 71,32%) cho biết họ có tâm
lý chủ quan, thiếu cảnh giác khi sử dụng
các dịch vụ do các ngân hàng phát hành,
mặc dù họ có biết thông tin về việc dịch
vụ đang được sử dụng hoàn toàn có thể
bị các đối tượng phạm tội sử dụng công
nghệ cao tấn công. Nhiều nạn nhân bị tội
phạm sử dụng công nghệ cao tấn công là
do quá trình sử dụng máy tính, các thiết
bị số không cài đặt hoặc không sử dụng
các phần mềm bảo vệ hoặc không thiết
lập tường lửa để bảo vệ. Đây là cơ hội để
đối tượng phạm tội sử dụng công nghệ
cao phát tán, cài đặt các phần mềm gián
điệp để đánh cắp thông tin tài khoản ngân
hàng, thư điện tử.
- Thứ năm, nguyên nhân và điều kiện từ
hạn chế về khả năng, trình độ, trang thiết bị hỗ
trợ của lực lượng phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng
trên địa bàn TP. HCM.
Do đặc điểm của tội phạm sử dụng
công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng
luôn có thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện.
Các đối tượng triệt để lợi dụng khả năng,
trình độ công nghệ thông tin vượt trội để
tấn công vào hệ thống bảo mật của các ngân
hàng trên địa bàn TP. HCM, ví dụ như lợi
dụng sử dụng các phần mền gián điệp,
các loại virus phát tán thông qua các thiết
bị công nghệ thông tin, truyền thông
Đòi hỏi lực lượng phòng, chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao muốn phát hiện,
điều tra khám phá tội phạm phải có kiến
thức, khả năng, trình độ chuyên môn sâu
về công nghệ thông tin, viễn thông, tuy
nhiên, có thời điểm loại tội phạm này
phát triển quá nhanh, hành vi quá nguy
hiểm nên hạn chế khả năng phòng, chống
tội phạm. Bên cạnh đó, đối tượng phạm
tội sử dụng công nghệ cao để hoạt động
phải dựa trên các ứng dụng, khoa học kỹ
thuật về công nghệ thông tin, viễn thông
nên lực lượng phòng, chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân
hàng muốn phòng, chống tội phạm này
cũng phải có các trang thiết bị hỗ trợ đủ
mạnh, xứng tầm với mức độ hoạt động
nguy hiểm của các đối tượng phạm tội sử
dụng công nghệ cao để có thể phát hiện,
ngăn chặn kịp thời không để tội phạm xảy
ra hoặc hạn chế thấp nhất hậu quả thiệt
hại do tội phạm gây ra. Tuy nhiên, vấn đề
này còn những hạn chế nhất định.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội phạm sử dụng công
nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng trên
địa bàn TP. HCM trong thời gian tới
Một là, tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục phòng ngừa tội phạm sử
dụng công nghệ cao nói chung, tội phạm
sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực
ngân hàng nói riêng. Đối tượng cần nhắm
tới trong thời gian tới là những người
thường xuyên sử dụng các ứng dụng,
dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông,
những khách hàng sử dụng các dịch vụ
48
Một số giải pháp phòng ngừa tội phạM sử dụng CÔng nghỆ CaO...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
của hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.
HCM có liên quan đến công nghệ thông
tin, viễn thông, những cán bộ, nhân viên
hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng,
thanh toán điện tử, học sinh, sinh viên,
nhất là học viên, sinh viên ở các trường
chuyên đào tạo về ngành công nghệ thông
tin, viễn thông Đây là nhóm những đối
tượng thường có liên quan đến hoạt động
phạm tội sử dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực ngân hàng.
Mặc dù, hoạt động phòng ngừa tội
phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng trên địa bàn TP. HCM là
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và
công dân nhưng trực tiếp nhất đó là lực
lượng phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng
thuộc Công an nhân dân, Ngân hàng nhà
nước TP. HCM, hệ thống các ngân hàng
thương mại và tổ chức tín dụng khác. Do
đó, để công tác tuyên truyên, giáo dục
phòng ngừa tội phạm này có hiệu quả,
các chủ thể có trách nhiệm trực tiếp phải
xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục
phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ
cao trong lĩnh vực ngân hàng trên địa
bàn TP. HCM. Ngoài ra, khi tuyên truyền,
giáo dục cần chú ý các vấn đề liên quan
đến quy định của pháp luật về hoạt động
ngân hàng, hậu quả, tác hại, trách nhiệm
pháp lý khi thực hiện hành vi phạm tội sử
dụng công nghệ cao và cần lồng ghép
với các chương trình, kế hoạch khác, hội
thảo, tập huấn
Hai là, lực lượng phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao, ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, hệ thống các ngân
hàng thương mại, các tổ chức tín dụng
khác, cơ quan quản lý công nghệ thông
tin, viễn thông theo chức năng cần chủ
động kiến nghị các cơ quan chức năng
hoàn thiện các quy định pháp luật còn
sơ hở, bất cập trong quản lý nhà nước về
công nghệ thông tin, viễn thông phục vụ
phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ
cao trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó
cần phải quan tâm đến hiệu quả, hiệu lực
quản lý thông tin cá nhân trong việc đăng
ký sử dụng các dịch vụ của công nghệ
thông tin, viễn thông, tính bảo mật thông
tin cá nhân, các chế tài xử lý đối với hành
vi sử dụng công nghệ cao để phạm tội và
vi phạm pháp luật.
Ba là, tăng cường công tác tổ chức quản
lý trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn
TP. HCM trong thời gian tới. Tiếp tục thực
hiện các hoạt động cần thiết để tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP. HCM.
Hướng đến các ngân hàng có chất lượng
tốt, an toàn, tin cậy và có trách nhiệm.
Xây dựng, tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ
lãnh đạo, cán bộ, nhân viên có trình độ
chuyên môn tốt, nhất là cán bộ, nhân viên
có liên quan đến hoạt động bảo mật thông
tin ngân hàng, thông tin khách hàng, nơi
đối tượng phạm tội sử dụng công nghệ
cao có thể khai thác, lợi dụng, lôi kéo vào
con đường phạm tội. Đồng thời, hệ thống
ngân hàng phải đẩy mạnh đầu tư nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ thông tin sao
cho luôn đảm bảo có thể bảo mật thông tin
của các ngân hàng, các khách hàng trên
địa bàn TP. HCM không để cho các đối
tượng phạm tội sử dụng công nghệ cao
tấn công, xâm nhập vào hệ thống quản trị
mạng của ngân hàng nhằm gây hại.
Bốn là, đối với các khách hàng thường
xuyên sử dụng các dịch vụ tiện ích do hệ
thống ngân hàng trên địa bàn TP. HCM
phát hành có liên quan đến việc sử dụng
ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông
có khả năng bị các đối tượng phạm tội sử
dụng công nghệ cao tấn công cần phải
chủ động nắm thông tin về tình hình tội
phạm này, nhất là phải tự bảo vệ để tránh
bị các đối tượng phạm tội gây hại bằng
49Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Phạm Văn Tuân - Lê Thanh nam
cách bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ
sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài
khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao.
Đồng thời, cần nâng cao ý thức và trách
nhiệm của công dân trong phòng ngừa tội
phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng bằng cách khi phát hiện
cần tích cực, kịp thời tố giác tội phạm sử
dụng công nghệ cao với cơ quan Công an,
chính quyền địa phương, cung cấp, trao
đổi các thông tin, tài liệu có liên quan đến
tội phạm cho cơ quan chuyên trách khi
cần thiết phù hợp quy định của pháp luật.
Năm là, hoạt động phòng ngừa tội
phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng không chỉ là trách nhiệm
của lực lượng chuyên trách mà còn của các
cơ quan, ban ngành khác có liên quan. Để
đảm bảo hiệu quả phòng ngừa thiết nghĩ
cần tổ chức tốt công tác phối hợp giữa lực
lượng chuyên trách của Công an nhân dân
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ
thống các ngân hàng thương mại, các tổ
chức tín dụng khác, cơ quan quản lý nhà
nước về công nghệ thông tin, viễn thông
và các đoàn thể, chính quyền Hoạt động
phối hợp trong phòng ngừa tội phạm sử
dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân
hàng cần được xem là hoạt động thường
xuyên, đi vào chiều sâu, có chất lượng.
Riêng đối với lực lượng chuyên trách
trong Công an nhân dân trực tiếp phòng
ngừa tội phạm này cần chủ động rà soát,
sơ kết công tác phối hợp với các đơn vị
đã ký quy chế phối hợp phòng, chống tội
phạm, đối với những đơn vị chưa ký quy
chế phối hợp cần nghiên cứu, xem xét, chủ
động xây dựng quy chế phối hợp giữa các
lực lượng. Khi đó, hoạt động phối hợp sẽ
đi vào chất lượng, hiệu quả, đảm bảo tính
kịp thời, chủ động phát hiện, ngăn chặn
tội phạm sử dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn TP. HCM.
Hơn nữa, tội phạm sử dụng công nghệ cao
có xu hướng phạm tội mang tính quốc tế,
ngày càng nhiều đối tượng ở nước ngoài
nhưng vẫn có thể tấn công, gây thiệt hại
cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.
HCM, do đó, các cơ quan chức năng cần
phải quan tâm hơn nữa trong việc hợp tác
quốc tế, phối hợp với các cơ quan nước
ngoài trong việc xác định thông tin liên
quan đến đối tượng phạm tội.
Sáu là, thực hiện tốt công tác tổ chức
lực lượng chuyên trách phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh
vực ngân hàng. Trong công tác tổ chức lực
lượng cần tập trung, tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, kiến thức về công nghệ thông
tin, viễn thông cần thiết đáp ứng yêu cầu
công tác ngày càng cao trong giai đoạn
hiện nay trong phòng ngừa tội phạm sử
dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân
hàng. Bên cạnh đó, đối với cơ quan chuyên
trách cần triển khai đồng bộ các biện pháp
phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ
cao trong lĩnh vực ngân hàng theo quy
định của pháp luật để có thể thu thập kịp
thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu về tình
hình có liên quan đến tội phạm sử dụng
công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng
trên địa bàn, lĩnh vực quản lý./.
TÀI LIỆu THAM KHẢO
1.
en-quan-den-hoat-dong-ngan-hang-bai-hoc-
tra-gia-tien-ti-4665.html
2
doi/2257/Mot-so-giai-phap-phong-ngua-toi-
pham-su-dung-cong-nghe-cao
3. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ -
Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm
pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
4. Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án „Cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015“.
5. Thủ tướng Chính phủ (2005), Chiến lược phát
triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_phong_ngua_toi_pham_su_dung_cong_nghe_cao_t.pdf