Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty Mimexco

I . Khái niệm và vai trò xuất nhập khẩu 1. Khái niệm Hiện nay, xuất nhập khẩu được coi là hoạt động đem lại nguồn thu cho đất nước cao nhất, phá vỡ được các hàng rào bảo hộ mậu dịch đồng thời thúc đẩy tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng có thể hiểu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo cùng quan điểm mà được phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo qui định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và qui trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước. Theo quan điểm này, thì xuất nhập khẩu chỉ phục vụ nền kinh tế trong nước dùa vào các nguồn lực trong nước là chính, điều này rất phù hợp với một số nước đang phát triển thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu để nhanh chóng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từng bước giảm nợ nước ngoài nhưng sẽ không thúc đẩy được các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vì hầu hết các nguồn hàng quan trọng nhà nước độc quyền xuất khẩu. Theo quan điểm khác: Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất nhập khẩu là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế được. Quan điểm này lại coi trọng lợi nhuận, khi tham gia xuất nhập khẩu điều người ta quan tâm đầu tiên là lợi nhuận và từ mục tiêu lợi nhuận này sẽ dẫn đến việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. So với quan điểm trên thì quan điểm này sát với thực tế hơn, việc kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Nh* vậy cả hai quan điểm trên đều hướng hoạt động xuất nhập khẩu theo mục đích riêng song vẫn chỉ là thúc đẩy một nền kinh tế trong nước ổn định. Xuất nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua biên giới cửa khẩu, cửa khẩu các quốc gia khác nhau phải tuân theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương. Không phải bất cứ một quốc gia nào cũng thực hiện mở cửa thị trường để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Việc thực hiện tự do hoá thương mại là nhằm mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu. Kết quả của tự do hoá thương mại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu. Song một số nước lại thực hiện bảo hộ mậu dịch là bảo hộ nền công nghiệp non trẻ đồng thời việc đánh thuế nặng vào các mặt hàng nhập khẩu tạo nên một nguồn tài chính công cộng và phân phối lại thu nhập. Mặt khác sẽ khắc phục được tình trạng thất nghiệp do sù thay thế hàng hoá nhập khẩu. Đối với người tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trước khi bước vào nghiên cứu, thực hiện các khâu nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng hoá thị hiếu, tập quán tiêu dùng, khả năng mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước, xu hướng biến động của nó. Những điều đó trở thành nếp thường xuyên trong tư duy mỗi nhà kinh doanh xuất nhập khẩu để nắm bắt được . Mặc dù xuất nhập khẩu đem lại nhiều thuận lợi song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: + Cạnh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng xuất nhập khẩu. Nếu không có sự kiểm soát của Nhà nước một cách chặt chẽ kịp thời sẽ gây các thiệt hại khi buôn bán với nước ngoài. Các hoạt động xấu về kinh tế xã hội nh* buôn lậu, trèn thuế, Ðp cấp, Ðp giá dễ phát triển. + Cạnh tranh sẽ dẫn đến thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng các biện pháp không lành mạnh như phá hoại cản trở công việc của nhau việc quản lý không chỉ đơn thuần tính toán về hiệu quả kinh tế mà còn phải chú trọng tới văn hoá và đạo đức xã hội.

doc96 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của công ty Mimexco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu để nhập khẩu xe máy từ thị trường Lào về. Công ty MIEXCO là Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản, nhưng những gì đạt được trong những năm gần đây chứng tỏ sự phát triển của Công ty chưa bền vững. Để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty vượt qua được khó khăn, thách thức và ngày càng phát triển hơn nữa, Công ty cần xây dựng phương hướng dài hạn, trung hạn, và ngắn hạn mang tính chiến lược cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới. + Là Công ty kinh doanh thương mại mà hoạt động chính là xuất khẩu khoáng sản (chủ yếu là thiếc và quặng sắt) nên các đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các Công ty thương mại cùng ngành nghề kinh doanh - đây là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể là các Công ty kinh doanh khoáng sản thuộc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp địa phương.Việc cạnh tranh này diễn ra gay gắt trong việc thu thập nguồn hàng xuất khẩu. Từ khi có chính sánh khuyến khích xuất khẩu Nhà nước, các thành phần kinh tế trực tiếp tham gia kinh doanh xuất khẩu ngày càng nhiều, cộng thêm các Công ty trực tiếp sản xuất cũng tham gia xuất khẩu đây là các đối thủ cạnh tranh rất có thế mạnh bởi họ được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước như thuế VAT, do họ trực tiếp sản xuất mặt hàng từ nguyên liệu thô chưa qua chế biến nên được miễn thuế. Nhưng do trình độ nghiệp vụ ngoại thương còn thấp cộng với chưa có uy tín với các đối tác nước ngoài nên một số Công ty vẫn phải xuất khẩu uỷ thác qua công ty MIMEXCO. + Trong lĩnh vực đấu thầu, đây là một lĩnh vực mà Công ty mới tham gia nên khặp rất nhiều khó khăn, không chỉ khó khăn trong việc thiếu am hiểu về sản xuất và máy móc thiết bị mà đặc biệt gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ sản xuất trong ngành. Công ty tăng cường mở rộng thị trường mới nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật tư nguyên nhiên vật liệu của các đơn vị sản xuất cũng như các nhu cầu về đầu tư công nghệ sản xuất, mà Công ty có thế mạnh đáp cung ứng từ đó xây dựng mạng lưới cung cấp các vật tư nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ nói trên cho thị trường trong nước (như: các loại vật tư, nguyên vật liệu như than cốc, các sản phẩm Fero phô gia cho công nghệ luyện kim, hoá chất phục vụ công nghiệp, các thiết bị vận tải và thiết bị chuyên dùng khác, công nghệ và thiêt bị chế biến khoáng sản luyện kim ...) Khi tham gia thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cản trở đầu tiên đối với doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh nội địa do họ có sự hỗ trợ của Chính Phủ và tinh thần dân téc của khách hàng. Bên cạnh đó còn có đối thủ cạnh tranh nước ngoài đang hoạt động trên thị trường đó. Nhà kinh doanh không thể chờ đợi một thái độ hợp tác hay những phản ứng thụ động mà ngược lại doanh nghiệp phải đối mặt với những biện pháp ứng phó khi trực tiếp khi gián tiếp, khi thô thiển khi tinh vi với nguồn lực có thể rấtđáng kể có thể chi phí cho cạnh tranh. Các phương thức cạnh tranh của Công ty cũng rất đa dạng và phong phú như cung cấp dịch vụ miễn phí về sản phẩm cung cấp một số thông tin thiết thực, thực hiện phương thức thanh toán đơn giản, giao đúng hẹn đúng nơi, đảm bảo chất lượng hàng tốt hơn ... Đứng trước những yếu tố cạnh tranh Công ty đã đánh giá nhân tố thị trường, phục vụ cho việc hoạch định chiến lược trong quá trình thâm nhập một số thị trường trọng điểm đồng thời Công ty không ngừng nghiên cứu thị trường tiềm năng và các phương thức hoạt động của nó để phục vụ cho quá trình kinh doanh được cao hơn. Là một Công ty kinh doanh thương mại thuộc Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam và Công ty có cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty còn rât hạn chế, chưa có sự mở rộng, trong khi đó Công ty chưa có chính sách hỗ chợ của các cơ quan ban ngành trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá. Việc vay vốn của Công ty cũng rất hạn hẹp chưa được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất và một số ưu đãi khác. Đây là những khó khăn rất lớn cho Công ty đặc biệt là vấn đề về vốn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Gần đây theo chỉ thị của thủ tướng Chính Phủ số 01/2003/CT-TTg ngày 16/1/2003 đã quy định chuyển biến sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty và thực hiện cổ phần hoá, giao, bán khoán, kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể phá sản các doanh nghiệp nhỏ thua lỗ và nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn cũng đã tác động không nhỏ tới Công ty. Tuy nhiên trong những năm qua Công ty đã hoạt động có hiệu quả nên không thuộc diện đã nêu trên. Nói đến môi trường tác động vào Công ty kinh doanh quốc tế nói chung và Công ty xuất nhập khẩu thương mại nói riêng là chúng ta phải đề cặp đền các môi trường sau; môi trường chính trị; môi trường văn hoá; môi trường luật pháp; môi trường kinh tế. Nhưng do đặc thù khác biệt của Công ty MIMEXCO là chuyên kinh doanh hàng khoáng sản Việt Nam nên Công ty hầu nh­ không chịu sự ảnh hưởng các yếu tố của môi trường chính trị, văn hoá, luật pháp tác động tới. + Tuy thị trường đã được mở rộng nhưng Công ty chưa có năng lực cạnh tranh để tiếp tục duy trì củng cố mở rộng thị trường vì thế mà năng lực cạnh tranh chưa cao. + Mặt khác tỷ trọng doanh thu hàng nhập khẩu chỉ chiếm vị trí rất bé trong doanh thu xuất nhập khẩu, cụ thể trung bình chiếm 9,75% trong suốt giai đoạn 1999 - 2002. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu còn dàn trải, không ổn định, không hình thành nên được một cơ cấu hàng hoá kinh doanh để có được một mặt hàng chủ lực và thường xuyên hơn. Do vậy tỷ trọng nhập khẩu quá thấp sẽ không cân đối được kim ngạch dẫn đến sự mất thăng bằng và không phát huy được khả năng cạnh tranh của Công ty. KẾT LUẬN CHƯƠNG II Trong những năm qua Công ty MIMEXCO luôn tìm kiếm thị trường mới và đạt được những thành tựu to lớn song một số giải pháp mà Công ty đưa ra vẫn còn nhiều hạn chế khiến hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập. Việc mở rộng thị trường không đều lượng hàng xuất khẩu còn thiếu dẫn đến việc xuất khẩu một cách thụ động, Công ty không giữ vững được mở rộng và đã từng thâm nhập thành công. Sau đây sẽ là một số giải pháp giúp Công ty trong việc tiếp tục mở rộng thị trường và thâm nhập một cách có hiệu quả. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY MIMEXCO. I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa, các thành phần kinh tế đã tạo điều kiện tham gia ngày càng rộng rãi vào hoạt động ngoại thương. Hoà theo xu thế chung của thế giới Việt Nam đã từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới, từ đó thị trường từng bước được mở rộng nhiều hơn. Trước đây chủ yếu buôn bán với Liên Xô và Đông Âu thì ngày nay Việt Nam đã mở cửa với hơn 140 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Trong những năm tới Việt Nam thúc đẩy xuấy khẩu sang thị trường Mỹ, EU nhiều hơn nữa, như vậy thị trường sẽ được mở rộng, tuy nhiên không hẳn chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn phải đối mặt với sự khó tính của khách hàng trên các thị trường đó. Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam là đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản, nên kết qủa của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thị trường khoáng sản trên thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá các mặt hàng sản phẩm chính của đơn vị thành viên trong Tổng công ty khoáng sản Việt Nam trong thời gian vừa qua luôn ở mức thấp nên ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh. Một số đơn vị trong Tổng công ty buộc phải ngừng xuất khẩu và lưu tồn kho thiếc. Trong khi đó cạnh tranh trong việc thu hót nguồn hàng xuất khẩu cũng rất gay gắt. Một số đơn vị khác do nhiều lý do đa xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị ngoài Tổng công ty. Trong khi đó khó khăn về vốn kinh doanh, về cơ chế cũng hạn chế Công ty mở rộng phạm vi kinh doanh. Việc được Nhà nước bù lỗ kinh doanh năm 2001 đã giúp Công ty giải quyết được phần nào khó khăn về tài chính. Tuy nhiên mặc dù có nhiều cố gắng, doanh số xuất nhập khẩu khoáng sản của Công ty xuất nhập khẩu khoáng MIMEXCO trong năm 2002 vẫn không đạt kế hoạch (kế hoạch đã điều chỉnh). Các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Giá trị xuất khẩu dự kiến cả năm đạt 5,5 triệu USD (đạt 93% kế hoạch năm). + Giá trị nhập khẩu dự kiến cả năm đạt 500.000 USD (đạt 60% kế hoạch). + Doanh thu dự kiến đạt 5,2 tỷ đồng (đạt 50% kế hoạch). Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản MIMEXCO bước vào năm 2003 trong tình hình nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn. Nền kinh tế trong nước vốn yếu kém và có nhiều hạn chế về tốc độ tăng trưởng.Năm 2003, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới kinh tế theo hướng đẩy mạnh cải cách, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chấn chỉnh sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích xuất khẩu… nới rộng hơn cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đối với doanh nghiệp Nhà nước như Công ty lại là một thách thức về cạnh tranh, về quản lý hạch toán tài chính, về số lượng và chất lượng cán bé. Trải qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, MIMEXCO đã đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Là một Công ty thuộc Tổng công ty khoáng sản, ngoài sự nỗ lực phấn đấu đạt mức doanh thu cao, MIMEXCO còn phải thích nghi với các môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Đến nay ngoài việc duy trì thị trường truyền thống, Công ty còn mở rộng và phát triển ra nhiều thị trường tiêu thụ khác, tích cực tìm kiếm thị trường mới, đáp ứng được yếu tố thị trường đầu ra.Việt Nam ra nhập AFTA là một cơ hội lớn cho MIMEXCO nói riêng và các công ty khác nói chung, đó là việc có thêm thị trường trên thế giới, là một dấu hiệu tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng cũng đồng thời tăng sức Ðp về cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh về giá cả và chất lượng vì họ có lợi thế về nhiều mặt, dễ dàng xâm nhập chi phối ngay cả trên thị trường khu vực và trên thị trường nội địa của ta. Nhận biết được tình hình này, ngay từ đầu Công ty đã đưa ra phương hướng hoạt động phát triển cùng với sự nỗ lực của toàn thể Công ty. Cùng với sự thay đổi của thời kì phát triển, Công ty đã từng bước sửa đổi, hoàn thiện phương hướng hoạt động sao cho phù hợp với tình hình hiện có.Như vậy từ năm 1990 đến nay, Công ty đã liên tiếp thay đổi kế hoạch phát triển, đưa ra những chiến lược kinh doanh có thể phản ứng nhanh với sự biến động của thị trường thế giới và khu vực. Chính vì vậy vào năm1997 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực nhưng doanh thu của Công ty vẫn đạt ở mức 14.900 triệu VNĐ và liên tiếp tăng trong các năm tiếp theo, chứng tỏ các năm qua phương hướng mục tiêu đề ra luôn đạt được kết quả. Tất cả đều có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về kế hoạch phát triển của Công ty đồng thời cũng đảm bảo được sự chính xác, linh hoạt phù hợp với năng lực của Công ty cân đối mọi mặt đặc biệt là cân đối giữa thu và chi. Bước sang năm 2003 được đánh giá là năm có nhiều biến động bất ổn, giá cả hàng hoá, dịch vụ đang tăng trong khi đó mức thu nhập của người dân vẫn ở mức như trước đây. Đây là điều rất khó khăn để công ty xác định giá cả hàng hoá của mình trên thị trường sao cho khả năng chiếm lĩnh thị trường vẫn chiếm ưu thế, đó là điều mà hiện nay không những Công ty MIMEXCO mà còn nhiều công ty doanh nghiệp khác phấn đấu giữ vững thị phần của mình. Đứng trước tình hình này, Công ty đã đưa ra một số phương hướng hoạt động trong năm 2003 và các năm tiếp theo như sau. Kế hoạch năm 2003. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, chủ trương của Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản là Công ty tiếp tục củng cố thị trường cho những mặt hàng truyền thống mà trong nhiều năm qua đã có uy tín và tìm thị trường mới cho những mặt hàng còn khó tiêu thụ của các đơn vị thành Tổng công ty, đồng thời MIMEXCO chuẩn bị tốt cho mọi mặt về những khả năng đáp ứng thị trường để phù hợp với nền kinh tế khi được phục hồi phát triển. Dự kiến các chỉ tiêu chính của kế hoạch năm 2003 nh­ sau: Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2003 CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá Tổng kim nghạch I.Xuất khẩu Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính: 1. Sản phẩm thiếc thái Quặng sắt Quặng WO3 700 tấn 190.000 tấn 40 tấn 3850 USD/tấn(FOB) 17 USD/tấn(DAF) 2000 USD/tấn(FOB) 6.005.000 USD 2.695.000 USD 3.230.000 USD 80.000 USD II.Nhập khẩu Các mặt hàng nhập khẩu Lò cao luyện gang Thiết bị xây dựng, thiết bị mỏ Thiết bị khác 1 chiếc 6 chiếc 780.520 USD/chiếc 30.000 USD/chiếc 976.120 USD 780.520 USD 180.000 USD 6.600 USD III.Tổng doanh thu Doanh thu uỷ thác Doanh thu tù doanh 17.630.117.060 đ 750.117.060 đ 16.880.000.000 đ VI.Tổng chi phí kinh doanh Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Chi phí hoạt động tài chính 1.082.717.000 đ 899.717.000 đ 133.000.000 đ 50.000.000 đ V.Nộp ngân sách Nhà nước Thuế VAT Thuế môn bài 141.930.038 đ 142.730.038 đ - 800.000đ VI.Tổng quỹ lương 324.000.000 đ VII.Doanh thu thuần Doanh thu uỷ thác xuất nhập khẩu Chênh lệch tự kinh doanh 1.082.717.000 đ 750.117.060 đ 332.600.000 đ Nguồn:Kế hoạch của Công ty năm 2003 Công ty cũng chủ trương đẩy mạnh hợp tác với các đối tác khác để tăng doanh thu, đặc biệt là các đối tác trong nước để mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời Công ty thúc đẩy mạnh hơn nữa việc đấu thầu cung cấp thiết bị cho các dự án đầu tư của các đơn vị thành viên theo chỉ đạo của Tổng công ty. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh đề ra như trên, Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản MIMEXCO đề nghị Tổng công ty ủng hộ Công ty gắn liền với sản xuất, tiếp tục thực hiện chủ trương xuất nhập khẩu qua Công ty trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng quản trị. Đề nghị Tổng công ty sớm xây dựng qui chế cụ thể hơn về xuất nhập khẩu để Công ty và các đơn vị thành viên khác thi hành, đồng thời đề nghị Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị thành viên khác thanh toán dứt điểm công nợ đối với Công ty MIMEXCO. Mặt khác, cán bộ nhân viên của Công ty cũng phải nỗ lực hơn nhiều mới có thể hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Từ đó Công ty mới có thể từng bước vượt qua khó khăn, giải quyết được công nợ và hoàn thành nhiệm vụ Tổng công ty giao 2. Phương hướng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 và các năm tiếp theo. 2.1 Về xuất khẩu Trong năm 2003, Công ty đề ra phương hướng hoạt động nh­ sau: - Chủ động tăng cường các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, các công ty có mỏ để chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. -Trên cơ sở liên doanh liên kết, Công ty sẽ đề xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với tình hình chung. - Tăng cường xuất khẩu sản phẩm đã qua sơ chế để từ đó nâng cao mức doanh thu cho doanh nghiệp, chú trọng, duy trì xuất khẩu sản phẩm chiến lược mòi nhọn nh­ thiếc thỏi quặng sắt…đồng thời xuất khẩu với số lượng nhiều hơn những năm trước đây. - Sử dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, tái xuất khẩu, chuyển khẩu…để làm đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, tránh rủi ro cao, tạo ra mức tổng doanh thu cao hơn. - Nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách qui định, chế độ hiện hành của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu, đặc biệt phải chú ý đến một số luật nh­ luật thương mại, thuế trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới. - Chủ động đề xuất với Nhà nước, Chính phủ cho phép các Công ty kinh doanh thương mại tham gia hoạt động xuất khẩu khoáng sản nhiều hơn nữa cùng với các công ty, cơ sở sản xuất có mỏ. 2.2 Về nhập khẩu - Chó trọng nhập khẩu các loại công cụ, thiết bị phục vụ cho công cuộc khai khoáng hàng xuất khẩu. - Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác khác, để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thúc đẩy mạnh hơn nữa việc nhập vật tư và tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị thành viên theo chỉ đạo của Tổng công ty. - Hoàn thiện các biện pháp để có thể tróng thầu nhập khẩu giá trị lớn, tham gia vào công tác đấu thầu nhiều hơn. Tìm thêm đối tác, các khách hàng để nhập khẩu uỷ thác và kinh doanh kể cả đấu thầu ngoài ngành. 2.3 Về thị trường Tiếp tục tìm mọi biện pháp đi mở rộng thị trường nước ngoài, duy trì và củng cố các thị trường cũ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, mở rộng và phát triển thị trường sang các nước EU, Đông Âu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý để củng cố và mở rộng thị trường, thương nhân nước ngoài. Tranh thủ chính sách nhỗ trợ của Nhà nước, Bộ thương mại để tìm thêm thị trường và bạn hàng.Tăng cường bám thị trường nội địa, phát huy thế mạnh về vốn. Tìm cách nghiên cứu và thâm nhập thị trường, thu hót khách hàng kết hợp linh hoạt các hình thức kinh doanh, coi trọng hiệu quả và an toàn. Tổ chức tốt các công tác nghiên cứu, tìm hiểu thông tin thị trường để đánh giá được nhu cầu thị trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng về sản phẩm của Công ty mình. Tăng cường dự hội trợ triển lãm để giới thiệu hàng hoá và tìm kiếm thị trường nước ngoài. 2.4 Về công tác quản lý Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng khó khăn phức tạp trong khi quá trình cải cách kinh tế và xây dựng các qui chế luật pháp cho các doanh nghiệp chưa thể đồng bộ và kịp thời. Để duy trì và phát trển hoạt động, Công ty ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ các qui chế sau: Qui chế về khoán trong kinh doanh: mặc dù đã áp dụng nguyên tắc tự hạch toán trong kinh doanh nhưng sắp tới Công ty dự định sẽ thực hiện qui chế khoán đối với các phòng nghiệp vụ để tăng hiệu quả trong kinh doanh. Lùa chọn và tinh giản bộ máy cán bộ làm công tác quản lý, tăng cường phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với sự đổi mới kinh doanh trong cơ chế thị trường . Thực hiện linh hoạt các chính sách về lương, thưởng, kỷ luật trong sản xuất kinh doanh của công ty. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG Thị trường là môi trường hoạt động của mọi doanh nghiệp. Để thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh thì tự bản thân doanh nghiệp phải biết củng cố và phát triển cho môi trường hoạt động của mình, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Hoà theo xu thế quốc tế hoá, ngày nay nhiều doanh nghiệp mở rộng việc đưa sản phẩm ra tiêu thô ở thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu, đây là cách dễ thực hiện và thường được sử dụng cả đối với những doanh nghiệp mới tham ra vào thị trường quốc tế cũng như những doanh nghiệp đã có những kinh nghiệm. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường ngày càng trở nên mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, thị trường có vai trò rất lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu + Thị trường là nơi tiêu thụ hàng hoá xuất nhập khẩu: mọi hàng hoá sẽ được đem ra trao đổi mua bán trên thị truờng, đáp ứng nhu cầu cân bằng giữa cung và cầu. + Thị trường là sự tồn tại của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp hay Công ty nào tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều coi trọng thị trường vì nó là khâu then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. + Thị trường là nơi cung cấp thông tin cho người sản xuất, người tiêu dùng và cả người kinh doanh thương mại. Thị trường chỉ rõ nhữmg biến động về nhu cầu xã hội, số lượng giá cả, cơ cấu và xu hướng thay đổi của nhu cầu các loại hàng hoá dịch vụ. Đó là những thông tin cực kỳ quan trọng đối với người sản xuất hàng hoá, giúp họ điều chỉnh sản xuất cho quan hệ cung cầu, thay đổi qui cách mẫu mã cho phù hợp nhu cầu, thị hiếu, sản xuất hàng hoá theo mốt mà người tiêu dùng đòi hỏi… Sự hình thành, phát triển của thị trường gắn liền với sự hình thành, phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Thị trường có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển, mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường và thị trường, là vấn đề quan tâm bậc nhất của các nhà doanh nghiệp, chỉ cần nhìn vào số lượng hàng hoá xuất xưởng hàng ngày, hàng tháng của doanh nghiệp, người ta có thể đánh giá đúng mức tầm cỡ, sức phát triển của doanh nghiệp Vấn đề chiếm lĩnh thị trường để làm chủ, chi phối thị trường là điều kiện bắt buộc trong ý chí và hàng động của mọi doanh nghiệp. Có thị trường sẽ có tất cả, không có thị trường tiêu thụ thì tất cả số tài sản đang có chỉ là con số không tròn trĩnh. Ngược lại, một doanh nghiệp số lượng hàng hoá không nhiều, đã coi thị trường tiêu thô ban đầu và với ý chí quyết tâm chiếm lĩnh một thị trường rộng lớn thì doanh nghiệp đó có nhiều triển vọng. Bước vào nghiệp chủ, điều quan tâm trước hết phải là hai chữ “thị trường’’ vì thị trường là mấu chốt của mọi vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của bạn, sẽ chấp nhận hay đào thải bạn ra khỏi thương trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mơ ước có được một thị trường rộng, tự chi phối và làm chủ được thị trường, được khẳng định mình trong cơn lốc quay cuồng của sự cạnh tranh, sự “loại bỏ’’ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Đứng trước tình hình này Công ty cần có một số biện pháp để mở rộng thị trường chứng khoán Việt Nam trường, cụ thể: 1.Nâng cao năng lực cạnh tranh Xu thế tất yếu của khu vực hoá, toàn cầu hoá buộc các quốc gia phải cắt giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan khác để hội nhập kinh tế.Trong bối cảnh đó chỉ có các sản phẩm, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mới có thể thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu, những sản phẩm kém năng lực cạnh tranh không thể tiêu thụ được, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh hoặc chuyển sang ngành nghề khác nếu không muốn giải tán hoặc phá sản. Năng lực cạnh tranh có thể phân thành 4 cấp độ khác nhau : năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong lĩnh vực xuất khẩu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố gắn với hàng hoá và các điều kiện cấu thành nguồn lực của doanh nghiệp trong cuộc ganh đua chiếm lĩnh thị trường, chinh phục khách hàng nước ngoài và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nh­ vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu ngoài sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng quản lý của doanh nghiệp, thường được xem xét trên các mặt : - Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, liên quan đến chi phí lợi nhuận trong xuất khẩu - Thị phần và tốc độ phát triển thị phần . - Quản trị chiến lược kinh doanh xuất khẩu . - Khoa học công nghệ bao gồm cả nghiên cứu và phát triển - Đào tạo nhân lực kinh doanh xuất khẩu . - Khả năng liên kết, hội nhập vào thị trường quốc tế. Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh: Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế: trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường quốc tế hay chưa. Nếu có khả năng về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn hàng thì kinh doanh mặt hàng gì, trên thị trường nào phải được thanh toán trong chiến lược, kế hoạch kinh doanh xuất khẩu cho phù hợp điều kiện của doanh nghiệp . 1.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường Việc tung sản phẩm ra thị trường là khâu then chốt và cực kỳ khó khăn của hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, vì thế, trước đó các doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời gian để phân tích các thời cơ của thị trường, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để xác định chính xác đâu là thị trường trọng điểm, nhiều triển vọng với sản phẩm của doanh nghiệp, đề ra những giải pháp, những hoạt động kinh doanh cần thiết khi xâm nhập và thị trường. Chỉ vì coi thường vấn đề tìm hiểu và phân tích thị hiếu, nhu cầu của thị trường mà không Ýt doanh nghiệp vừa rầm ré khai trương, rùm beng quảng cáo đã vội vàng đóng cửa vì hàng hoá chỉ được đem trưng bày làm hàng hoá cho khách đến ngắm nhìn, bình phẩm; doanh thu quá thấp, không đủ sức để doanh nghiệp cầm cự trong những ngày đầu. “ Vạn sự khởi đầu nan ’’, đã nh­ vậy, doanh nghiệp không tồn tại là lẽ đương nhiên. Trong kinh doanh, muốn bán được hàng hoá phải hiểu rõ, hiểu đầy đủ và thật chính xác những yếu tố văn hoá xã hội và con người ở nơi mà doanh nghiệp chuẩn bị tung vào đó sản phẩm của mình. Tìm hiểu thị trường, thực chất là tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu và sức mua của người tiêu dùng, cần xác định đâu là thị trường trọng điểm, đâu là thị trường triển vọng, đâu là tiềm năng chưa đựơc khai thác hoặc khai thác chưa được triệt để, là công việc hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh bất luận doanh nghiệp đó kinh doanh mặt hàng gì. Trong hoạt động thương mại, nếu nh­ bá qua công việc tìm hiểu thị trường thì có nghĩa anh ta không phải là nhà doanh nghiệp, và cũng đồng nghĩa với hành động tự đào huyệt vùi chôn số tài sản hiện có của mình. Chưa tìm hiểu thị trường đã ồ ạt đưa sản phẩm ra thị trường sẽ không khác gì việc đem sách báo bán cho người mù, đem kính râm bán cho người cận thị. Tìm hiểu thị truờng là bước khởi đầu cho sự thành công hay thất bại của cơ sở thương mại trong đấu trí đua tài với các doanh nghiệp khác, sẽ quyết định hình bóng, giá trị chỗ đứng của doanh nghiệp như thế nào trong thị trường. Như vậy, để làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, Công ty cần phải tổ chức củng cố lại điều tra nghiên cứu thị trường, tổng hợp tin tức và xử lý thông tin để đưa ra định hướng và quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời, chính xác và đạt hiệu quả cao. Công ty cần tìm kiến các nguồn thông tin thứ cấp và khai thác triệt để các nguồn thông tin đó. Nghiên cứu thị trường để biết được : - Chính sách ngoại thương của các quốc gia về mức ổn định, sự can thiệp của chính phủ về một số vấn đề nh­ chính sách thị trường, chính sách mặt hàng và chính sách hỗ trợ - Xác định và dự báo đuợc biến động nhu cầu của hàng hoá trên thị trường thế giới, mà cụ thể : + Xác định tiềm năng của thị trường về mặt hàng của Công ty cần bán thông qua số liệu thống kê, thăm dò ý kiến khách hàng… + Xác định yêu cầu cụ thể của thị trường về sản phẩm của Công ty nh­ chất lượng, phương thức bán hàng…để có những thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị trường. + Nghiên cứu tiềm năng bán hàng của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, phân tích các kênh bán hàng, giá cả, mẫu mã, quảng cáo…của họ để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của họ cũng như của công ty để từ đó đưa ra những chiến lược cho phù hợp. Hiện nay, hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được đầu tư đúng mức, còn hạn chế do có sự eo hẹp về tài chính, vì vậy Công ty cần phải tích cực trong việẹc tìm hiểu để mở rộng thị trường thành công. Sau khi đã tìm hiểu và thu thập thông tin đầy đủ về thị trường, Công ty nên bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch chiếm lĩnh thị trường. Xây dùng cho mình một kế hoạch chiếm lĩnh thị trường là yếu tố cần thiết và sẽ quyết định sự thành bại của Công ty. Tức là Công ty cần thực hiện các công việc sau - Nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường: nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm trên thị trường. - Xây dùng cho mình một chỗ đứng an toàn trên thị trường. Sau khi có được những cơ sở vững chắc Công ty nên cần có những giải pháp hay nhất cho việc làm chủ thị trường của mình tức là phải hiểu biết và khai thác triệt để mặt mạnh của cơ sở mình đồng thời phải biết hợp tác và cạnh tranh. Để làm được điều đó, Công ty nên có những chiến thuật hợp lý: - Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến chức năng, kiểu dáng sản phẩm… tuy nhiên, Công ty MIMEXCO là một công ty thương mại, với chiến lược sản phẩm thì chỉ nên nâng cao dịch vụ về sản phẩm, thông tin cho khách hàng về sản phẩm độc đáo, nhiều chức năng… - Giá cả là một trong những chiến thuật mà nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất, Công ty nên xác định chính xác giá cả hàng hoá của mình để từ đó định giá sao cho phù hợp, đưa ra chiến lược về giá sao cho Công ty vừa phát triển được hoạt động kinh doanh, vừa chiếm lĩnh được thị trường. Dùa vào tình hình kinh doanh của Công ty, có thể chọn một trong hai mức giá sau: + Định giá ở mức cao: hàng hoá được định giá cao sẽ giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận nhiều hơn và chỉ số an toàn ở những con sè cao hơn nhưng việc định giá cao cho hàng hoá không thể tuỳ tiện, chạy theo lợi nhuận tự thưởng mà phải phân tích thật kỹ lưỡng và chuẩn xác giá trị của hàng hoá và nhu cầu tối thiểu của người tiêu dùng. Để việc định giá ở mức cao được thị trường chấp nhận, điều cơ bản nhất, Công ty cần nắm rõ: * Mâu thuẫn giữa cung và cầu, ở đây là nhu cầu thì lớn mà khả năng cung cấp thì rất nhỏ. * Giá trị bắt buộc của hàng hoá có nghĩa là hàng hoá đó ở mức nhu cầu cứng, buộc người tiêu dùng phải mua. + Định giá ở mức thấp: Chính sách định giá thấp thường được áp dụng với một lượng hàng hoá lớn và thu về thật nhanh tiền vốn và tiền lời. Sử dụng chính sách định giá thấp, nhà kinh doanh sẽ gặp những trở ngại: * Phản ứng không thuận của khách hàng về chất lượng của sản phẩm. * Trả đũa quyết liệt của đối thủ cạnh tranh. Khi đã vạch ra cho mình một hướng đi, Công ty phải kiên trì theo đuổi mục đích và phải đạt được điều đó bằng bất cứ giá nào. Sự kiên trì theo giá đã đặt, tuy có gặp những trở ngại lúc khởi đầu nhưng đến một lúc nào đó Công ty sẽ gặt hái những thành công khả quan, tạo những bước chuyển lớn trong việc vươn ra thâu tóm thị trường. 1.2 Lùa chọn sản phẩm chiến lược Là một Công ty kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng, tuy nhiên Công ty nên xây dùng cho mình một chiến lược sản phẩm cho phù hợp với thị trường quốc tế, từ đó khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm chiến lược, tăng mức doanh thu nhờ vào lợi thế đó. Với xuất khẩu: nên xuất khẩu một số mặt hàng nh­ sản phẩm thiếc, quặng sắt…đó là những sản phẩm đem lại mức doanh thu ổn định. Với nhập khẩu: nên nhập khẩu các thiết bị, công cụ phục vụ quá trình khai thác khoáng sản hàng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. 2.Biện pháp đối với thị trường đầu vào Thị trường nguồn hàng xuất khẩu là nơi cung cấp hàng hoá xuất khẩu. Đối với Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, thị trường đầu vào là rất quan trọng đảm bảo nguồn hàng cho quá trình xuất nhập khẩu. Vì vậy, với thị trường này Công ty nên áp dụng một số biện pháp sau: 2.1 Tăng cường liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho Công ty luôn bảo đảm được nguồn hàng kịp thời phục vụ cho việc xuất khẩu, đồng thời khai thác được thế mạnh mỗi bên như các cơ sở sản xuất có nhà xưởng, có thiết bị công nghệ cao, có nguồn hàng khai thác còn Công ty có thị trường xuất khẩu, có kinh nghiệm giao dịch, có kỹ thuật về ngoại thương và quản lý xuất khẩu, nhập khẩu để tạo ra lợi nhuận cao nhất, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cả hai bên Để làm được điều này, Công ty nên thực hiện các công việc sau: - Có được biện pháp liên doanh liên kết tốt, tạo được nguồn vốn phù hợp để giảm bớt chi phí, giảm bít về thuế. - Tìm ra giải pháp liên doanh liên kết tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong việc mua bán hàng hoá xuất khẩu. Mặt khác, Công ty nên cử cán bộ nghiệp vụ đi thu mua hàng, chọn mẫu hàng thích hợp với thị trường xuất khẩu, xác định các chi phí liên quan và giá cả hàng hoá. 2.2 Lùa chọn sản phẩm xuất khẩu Tức là phải tăng cường thu mua hàng hoá đã qua chế biến của các cơ sở sản xuất hạn chế việc thu mua sản phẩm thô, có nh­ vậy mới tạo ra giá trị hàng hoá cao, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường nước ngoài. Kết hợp với cơ sở sản xuất đầu tư khai thác chế biến khoáng sản chế biến. 2.3 Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển Thông qua việc nghiên cứu thị hiếu, thãi quen tiêu dùng của khách hàng, Công ty nên đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển để sáng tác các mẫu mã thích hợp với điều kiện sản xuất trong nước và yêu cầu của thị trường. 3.Các biện pháp đối với thị trường tiêu thụ 3.1 Đối với thị trường truyền thống Công ty MIMEXCO đã đạt được những thành tựu trên là do Công ty luôn giữ vững quan điểm “củng cố giữ vững vị trí ở thị trường truyền thống đồng thời tìm mọi biện pháp thâm nhập thị trường mới”.Do đó thị trường truyền thống luôn được công ty quan tâm hàng đầu. + Cá nước Châu Á: Là thị trường buôn bán chủ yếu của Việt Nam, chiếm 63,65% tổng kim ngạch xuất khẩu và 74- 75% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước thập kỷ qua, trong đó các nước lân cận chiếm 45%, đặc biệt là Nhật Bản, ASEAN, và Trung Quốc là những bạn hàng lớn của Việt Nam.Theo Bộ ngoại giao thì các nước APEC tiêu thụ từ Việt Nam toàn bộ dầu thô xuất khẩu, gần 70% gạo, 90% hạt điều, 90- 94% cao su, 80% hạt tiêu, 85% lạc nhân, 65% thuỷ sản, 60- 70% cà phê, 60% dệt may, 55- 60% dầy dép, 95- 96% thiếc thỏi, gần 70% than đá.Về nhập khẩu, đại bộ phận hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này với kim ngạch từ 75- 77%. Nhìn chung, thị trường Châu Á tương đối ổn định và đầy triển vọng cho hàng hoá của ta vào thị trường này. Tuy khu vực thị trường này rất rộng lớn và có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ên Độ, Nhật Bản…vì vậy, khi Việt Nam đã là thành viên của khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Công ty cần thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN để tranh thủ sự ưu đãi về thuế, nâng cao khả năng cạnh tranh. Song song với công việc đó Công ty cần phải thực hiện các công việc sau: +Giữ vững và củng cố thêm bạn hàng: thời gian vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang một số nước thuộc khu vực này giảm đáng kể, vì vậy Công ty sẽ phải áp dụng kết hợp tất cả các biện pháp xúc tiến hỗn hợp để duy trì và củng cố các bạn hàng ở khu vực này. + Phát riển sản phẩm mới: Để cạnh tranh với các đối thủ khác, chiến lược tốt nhất với Công ty hiện nay là khác biệt hoá sản phẩm, vì vậy việc nghiên cứu, tìm tòi phát triển sản phẩm mới là rất quan trọng. + Liên doanh với các bạn hàng: là một biện pháp nhằm từng bước nâng cao vai trò và vị thế của Công ty. Đi cụ thể trong từng vùng, từng khu vực thị trường xuất nhập khẩu sẽ thấy được cơ hội triển vọng, thuận lợi khó khăn của Công ty nh­ sau: + Thị trường Nhật Bản: Là thị trường chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, dự kiến kim ngạch xuất khẩu của ta vào Nhật Bản từ 21- 25% mỗi năm trong thời gian tới. Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản bao gồm nông sản, thuỷ hải sản, may mặc… Bên cạnh đó còn có một số hàng công nghiệp nh­ máy móc thiết bị. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có những nét đặc thù, hệ thống quản lý chất lượng hàng nhập khẩu rất chặt chẽ, cách thức phân phối hàng theo kênh riêng…vì thế khi xuất khẩu sang thị trường này cần tìm hiểu rõ để tránh rủi ro. Mấy năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ.Trong quá trình công nghiệp hoá, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu phần lớn máy móc thiết bị đồng thời Nhật Bản là nơi tiêu thụ lớn và ổn định đối với các sản phẩm của Việt Nam. Đối với Công ty xuất nhập khẩu khoáng sản thì hiện nay Công ty có mức xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không cao so với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Chính vì vậy, những năm tiếp theo Công ty cần đẩy mạnh hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và chú trọng nhập khẩu những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để phục vụ cho ngành khai khoáng nói riêng và phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá nói chung. Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn, được các nước công nghiệp rất quan tâm.Đây là thị trường có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế vì thế mà Công ty nên tìm cơ hội quan hệ thương mại với thị trường này trong chiến lược phát triển lâu dài. Thị trường Malaixia: Malaixia là một nước công nghiệp, có tốc độ phát triển kinh tế cao, có giá trị xuất nhập khẩu liên tục cao qua các năm, đồng thời lại là nước nhập khẩu nguyên liệu khai khoáng nhiều, Công ty cần phát triển ưu điểm đó. 3.2 Nghiên cứu để thâm nhập vào những thị trường mới và tiềm năng Trong kinh doanh hiện đại, một doanh nghiệp “dậm chân tại chỗ’’ có nghĩa là doanh nghiệp đó đang thụt lùi.Vì vậy nếu chỉ duy trì ở thị trường có sẵn của Công ty thì chưa đủ mà đòi hỏi phải có biện pháp xâm nhập vào những thị trường mới.Mặc dù trong những năm gần đây, Công ty MIMEXCO đã có sản phẩm xuất sang thị trường EU và thị trường Đông Âu nhưng nhìn chung các thị trường này vẫn còn là mới mẻ với Công ty và Công ty cũng mới chỉ thâm nhập vào một phần thị trường này.Do đó trong thời gian tới, Công ty cần có biện pháp thâm nhập và phát triển tốt hơn các khu vực thị trường này. Việc thâm nhập vào thị trường mới là cả một quá trình đầy khó khăn mà Công ty cần phải thực hiện. Để phát triển thị ttrường mới, trước hết Công ty cần phải điều tra nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng, sau đó dùng các biện pháp thu hót khách hàng như nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng giá thâm nhập, giá giới thiệu…Ngoài ra cần một nguyên tắc luôn giữ vững chữ tín trong thương mại. Công ty cần xác định tiềm năng của thị trường về mặt hàng mà mình cần bán thông qua những số liệu thống kê, bán hàng thử, thăm dò ý kiến người tiêu dùng…Xác định yêu cầu cụ thể về mặt hàng của mình, kiểu dáng mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật, những qui định về nhập khẩu, phương thức bán hàng… Ngoài ra, Công ty cũng cần nghiên cứu tiềm năng bán hàng của những đơn vị khác, những kênh tiêu thụ của họ, giá cả bao bì, bao gói, quảng cáo phân tích điểm mạnh điểm yếu của họ để đưa ra những kết luận có Ých cho việc thâm nhập thị trtường sau này. Đồng thời đẩy mạnh liên doanh với nước ngoài, nhận bao tiêu sản phẩm, mở rộng các hình thức gia công sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng bằng nguyên liệu của chính mình hay của khách hàng. 4. Đào tạo đội ngò cán bộ quản lý và nhân viên tác nghiệp Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, việc đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết vì nó sẽ bổ sung cung cách kinh doanh mới, tiếp thu công nghệ mới dẫn đến làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới. Chính vì vậy, Công ty MIMEXCO cần khẩn trương chú trọng việc xây dựng đội ngò cán bộ, trên cơ sở đào tạo đội ngò cán bộ hiện có, đồng thời tuyển dụng những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức xã hội và ngoại ngữ thay thế những cán bộ không đủ năng lực. Cần đào tạo được cán bộ quản lý giỏi về nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng hàng hoá kém chất lượng bị khách hàng khiếu lại dẫn đến mất bạn hàng sau này.Vấn đề này Công ty nên đề cập tới trong phương hướng hoạt động của những năm tiếp theo vì mục tiêu đặt ra cho Công ty là phải đào tạo được cán bộ đạt tiêu chuẩn: - Am hiểu sâu sắc tình hình thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng khoáng sản này. - Có kiến thức về luật pháp, tập quán kinh doanh quốc tế. - Giỏi về ngoại ngữ. - Biết cách đàm phán, thương thuyết, có tinh thần hợp tác, biết tính toán đến lợi Ých của doanh nghiệp và cả lợi Ých chung của nền kinh tế. Công ty có thể cử cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ ở các trường đại học trong nước hay nước ngoài, hoặc tạo ra khoá học ngoài giê để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cần kiện toàn lại phương thức tổ chức quản lý kinh doanh, cần thu xếp các phòng ban, phòng nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển chung, tránh sự chồng chéo công việc của phòng này với phòng khác. 5.Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu 5.1 Mục tiêu của chiến lược Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, Công ty phải xác định được thị trường tiêu thụ cho mình và để xác định được đâu là thị trường tiêu thụ của mình thì Công ty cần có một chiến lược thị trường cụ thể. Mục tiêu của chiến lược thị trường là giúp cho doanh nghiệp định hướng thị trường, nghĩa là cho thấy thị trường nào Công ty cần phải đặc biệt quan tâm, đồng thời giúp cho Công ty vạch ra các giải pháp để thâm nhập thị trường đó. Mục tiêu của Công ty hiện nay là duy trì và củng cố các thị trường truyền thống, thâm nhập và mở rộng sang các thị trường mới, thì chiến lược thị trtường sẽ giúp Công ty đạt được mục tiêu thông qua các biện pháp về cung cầu, giá cả và cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. 5.2 Nội dung của chiến lược thị trường xuất khẩu * Chiến lược chung: Thông qua chiến lược chung Công ty sẽ xác định được mục tiêu tổng quát về thị trường từ đó phân định ra được đâu là thị trường chính ở hiện tại và trong tương lai đồng thời đưa ra được những chính sách thích hợp về thị trường đó. Các biện pháp đối với cung là tìm kiếm nguồn hàng với giá cả, chất lượng hợp lý, có uy tín và có khả năng cung cấp lâu dài.Để được như vậy, Công ty nên tổ chức các mối quan hệ rộng rãi, nắm được thông tin về gía cả, chất lượng hàng hoá, đối tác kinh doanh. Giá cả hàng hoá phụ thuộc phần lớn vào giá cả đầu vào và chi phí. Nếu như giá cả đầu vào thấp, chi phí tiết kiệm thì lợi nhuận của công ty càng cao.Để giảm chi phí Công ty phải áp dụng đồng bộ những biện pháp bao gồm biện pháp hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ, qui trình sản xuất kinh doanh, hoàn thiện bộ máy quản lý… Các biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trước tiên cũng phụ thuộc vào giá thành,chất lượng sản phẩm, mạng lưới bán hàng…và những thông tin về đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Công ty phải tổ chức nghiên cứu những thông tin về đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của họ mà tấn công. *Chiến lược phân khúc phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là quá trình chi tiết hoá của marketing với mục tiêu nhằm phân định thị trường tổng thể thành những cấu trúc nhỏ hơn, có thông số đặc tính đường nét hành vi lùa chọn mua khác biệt nhau nhưng trong nội bộ đoạn thì đồng nhất và Công ty có thể vận dụng marketing - mix trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu đó. Thị trường người tiêu dùng là một tập hợp các khách hàng tiềm năng trên thị trường, mỗi người tiêu dùng là một đơn vị cấu trúc khác biệt của một tập hợp không đồng nhất vì nhu cầu mua sắm trên thị trường, họ có thể khác biệt trong ý muốn, sở thích …sự không đồng nhất này có ảnh hưởng rất lớn tới việc mua và tiêu dùng hàng hoá. Do vậy cần phân đoạn nhu cầu để Công ty nhận biết đặc tính của từng đoạn và tuỳ theo điều kiện khả năng cụ thể của mình mà lùa chọn các chính sách, biện pháp khác nhau để thâm nhập và khai thác thị trường nhằm đạt mục tiêu của marketing chiến lược. Mục tiêu của phân đoạn thị trường là trên cơ sở phân tích khách hàng và hiệu năng của khách hàng bằng sự thích ứng sản phẩm chiêu thị của mình, qua đó khai thác tối ưu dung lượng thị trường để nâng cao vị thế của Công ty trên đoạn thị trường đó. *Chiến lược thị trường trọng điểm Sau khi tiến hành phân đoạn thị trường Công ty mới quyết định thâm nhập vào đoạn thị trường tốt nhất, đoạn thị trường mà công ty có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, doanh số bán là cao nhất.Chiến lược thị trường trọng điểm gồm hai bước: +Tiếp cận thị trường trọng điểm: thông thường Công ty có thể có các loại thị trường trọng điểm sau: -Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm đơn giản -Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm phức tạp -Tiếp cận đối với thị trường trọng điểm hỗn tạp + Lùa chọn chiến thuật bao quát thị trường và các đoạn thị trường hấp dẫn Muốn lùa chọn chiến thuật bao quát thị trường Công ty cần xem xét các yếu tố sau: khả năng tài chính của Công ty, mức độ đồng nhất của sản phẩm, giai đoạn chu kì sống của sản phẩm, mức độ đồng nhất của thị trường và chiến lược tiếp thị của Công ty cạnh tranh. Công ty cần thu thập thông tin dữ liệu về các khu vực thị trường tốt nhất, sẽ có doanh thu cao nhất, lãi lớn, Ýt cạnh tranh, tiếp cận đơn giản. Như vậy công ty sẽ tìm ra khu vực hấp dẫn mà công ty có khả năng kinh doanh cần thiết để khai thác khu vực đó. 6. Đưa ra chiến lược mở rộng thị trường phù hợp Có hai loại chiến lược khác nhau trong mở rộng thị trường nước ngoài là chiến lược tập trung (hay quốc tế hoá từng bước) và chiến lược phân tán (hay quốc tế hoá toàn cầu). Chúng đặc trưng cho những bước đi khác nhau trong quá trình bành trướng ra thị trường nước ngoài. 6.1 Chiến lược tập trung Chiến lược này có ưu điểm cơ bản là do chỉ thâm nhập vào một số Ýt thị trường nên dễ tập trung đuợc các nguồn lực của doanh nghiệp, việc chuyên môn hoá sản xuất và tiêu chuẩn hoá sản phẩm đạt được mức độ cao hơn, hoạt động quản lý trên các thị trường đó cũng thực hiện được dễ dàng hơn.Mặt khác do tập trung được các nguồn lực của doanh nghiệp nên tạo được các ưu thế cạnh tranh cao hơn tại các thị trường đó. Tuy nhiên, chiến lược này có nhược điểm cơ bản là do chỉ hoạt động trên một số Ýt thị trường nên tính linh hoạt trong kinh doanh bị hạn chế, các rủi ro tăng lên và khó đối phó khi có những biến động của thị trường. 6.2 Chiến lược phân tán Được đặc trưng bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng một lúc sang nhiêù thị trường khác nhau. Chiến lược này có ưu điểm chính là tính linh hoạt trong kinh doanh cao hơn, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh song do hoạt động kinh doanh bị dàn trải nên khó thâm nhập sâu và hoạt động quản lý cũng phức tạp hơn, chi phí thâm nhập thị trường lớn hơn. Xem xét trên từng thị trường cụ thể các ưu điểm và hạn chế của hai chiến lược trên cũng thể hiện khác nhau. Chẳng hạn về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, việc mở rộng chủng loại sản phẩm sang nhiều thị trường khác nhau trong chiến lược phân tán cho phép rút ngắn vòng đời của sản phẩm theo nguyên tắc thâm nhập và rút lui nhanh tạo ra những cản trở cho những đối thủ cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Ngược lại, việc lùa chọn có mục đích một số Ýt thị trường để phát triển chiều sâu lại tạo ra sự phân chia thị trường cao hơn, tạo nên vị trí cạnh tranh vững chắc hơn Việc phân biệt chiến lược tập trung và chiến lược phân tán thì số lượng các thị trường chỉ có ý nghĩa tương đối bởi lẽ khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ thay đổi tuỳ theo tiềm lực và khả năng của doanh nghiệp đó, sự khác biệt giữa các thị trường xuất khẩu, qui mô của chủng loại sản phẩm và các nỗ lực thị trường mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho các thị trường khác nhau. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC Trong những năm trước mắt cần hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi và có chính sách khuyến khích hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho các doanh nghiệp phát triển, ưu tiên cho những doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường xuất khẩu. Cụ thể: 1. Cải cách hành chính tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu * Để phục vụ đồng bộ cho quá trình hội nhập, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước. Việc sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước một cách hợp lý và số lượng qui mô, ngành nghề để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, môi trường kinh doanh hội nhập khu vực và quốc tế.Mặt khác tiến trình này sẽ tạo điều kiện mở rộng hơn thị trường chứng khoán và thị trường vốn và đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện huy động vốn qua nhiều kênh khác nhau. * Thực hiện qui trình cải cách thuế bước 2, công khai lịch trình cắt giảm thuế và hàng rào phi thuế quan tạo động lực mới cho các doanh nghiệp phát triển, có khuyến khích các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu * Nhà nước nên có chính sách tỷ giá thích hợp: tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là hai nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu. 2. Hỗ trợ nguồn vốn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu * Mở rộng hoạt động của thị trường vốn để làm phong phú và nâng cao tiềm lực tham gia thị trường vốn. Trong đó hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn. Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp thu hót vốn đầu tư thông qua kênh tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Nhà nước gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với dự án đầu tư có hiệu quả. * Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước thông qua các Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ bảo hiểm xuất khẩu theo hiệp hội ngành hàng, quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ… Đồng thời thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý có thời hạn hàng sản xuất trong nước phù hợp với các hoạt động và tiêu chuẩn quốc tế. * Tăng cường và thành lập mới các tổ chức dịch vụ tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện lành mạnh hoá tài chính của mình và tạo điều kiện cho họ phát triển như củng cố và đổi mới hệ thống tín dụng, tăng cường các dịch vụ kiểm toán, thông tin tư vấn tài chính, thành lập các công ty mua bán nợ và tài sản thanh lý của doanh nghiệp, công ty môi giới chứng khoán, công ty đầu tư tài chính Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, về giao thông, thông tin…cùng sự phát triển đồng bộ của các ngành văn hoá, du lịch…và đổi mới đồng bộ chính sách quan trọng khác như đất đai chính sách về giáo dục đào tạo * Giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu bằng cách cung cấp các thông tin về thị trường, về giá cả, về sự biến động của thị trường, về cung cầu, marketing…thường xuyên tuyên truyền về luật kinh doanh, luật thương mại và những quyết định thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế để các doanh nghiệp tránh được rủi ro đáng tiếc xảy ra. 3. Cho phép Công ty tiếp quản một số mỏ, chủ động trong việc xuất khẩu trực tiếp Cần tạo điều kiện thêm cho các công ty kinh doanh thương mại tham gia xuất khẩu, không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp, cơ sở có mỏ mới được tham gia xuất khẩu khoáng sản, thậm chí nên cho phép Công ty tham gia vào khai thác, sản xuất khoáng sản để làm nền tảng tồn tại từ đó phát huy thế mạnh của Công ty. Cần để doanh nghiệp tự do cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ và đảm bảo công bằng trong kinh doanh. 4.Tăng cường các mối quan hệ song phương, đa phương Nhà nước cần có quan hệ hợp tác, tăng cường các hiệp định tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp tăng bạn hàng, tăng đối tác còng nh­ việc hưởng các ưu đãi do các mối quan hệ đem lại. Mặt khác Nhà nước cần phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư đào tạo lao động trong việc khai thác khoang sản để nâng cao chất lượng hạ giá thành. KẾT LUẬN CHƯƠNG III Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu giúp Công ty mở rộng thị trường cho doanh nghiệp của mình, góp phần hoạch định chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả. Tuy nhiên một số giải pháp này vẫn còn nhiều bất cập vì vậy Công ty vẫn phải tìm tòi, phân tích đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhất trong việc mở rộng thị trường cho những năm tiếp theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 34.doc
Tài liệu liên quan