Một số góp ý đối với các quy định về luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp trong dự thảo luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Thẩm quyền của tòa án nước ngoài Khoản 3 Điều 7 quy định: “Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Quy định này gián tiếp cho phép các bên lựa chọn tòa án nước ngoài là phù hợp với xu thế chung của tư pháp quốc tế hiện đại vốn có xu hướng ghi nhận và mở rộng quyền tự do định đoạt của các chủ thể. Tuy nhiên, cách thể hiện của khoản 3 có thể có thể dẫn đến cách hiểu là luật Việt Nam quy định về thẩm quyền của Tòa án nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị viết lại khoản 3 như sau: “3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài, các bên còn có thể lựa chọn Tòa án nước ngoài giải quyết, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số góp ý đối với các quy định về luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp trong dự thảo luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trình cho ý kiến tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV1 còn có những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, nhất là về mối quan hệ giữa các văn bản luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; quyền và giới hạn của quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng cho các quan hệ tại đặc khu; thẩm quyền giải quyết tranh chấp. 1 =1&LanID=1505 (truy cập ngày 01/05/2018). Ngô Quốc Chiến* * TS. GV. Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương. Abstract The Bill of Law on Special Administrative-Economic Units of Van Don, Bac Van Phong and Phu quoc which was submitted to the meeting 23th of of the XIV National Assembly Standing Committee of Vietnam has possessed a number of issues need to be further improved, particularly on the relationship among the legal documents in the Vietnamese legal system; the rights and limitations of the freedom of choice of law applicable to the special units; and the competence for dispute settlement. Thông tin bài viết: Từ khóa: Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, mối quan hệ giữa các văn bản luật, quyền lựa chọn luật, giới hạn của quyền lựa chọn luật, thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 02/05/2018 Biên tập : 09/05/2018 Duyệt bài : 16/05/2018 Article Infomation: Keywords: Law on Special Administrative- Economic Units; relationship among the legal documents; rights of choice of applicable law; limitations of choice of applicable law; the competence for dispute settlement. Article History: Received : 02 May 2018 Edited : 09 May 2018 Approved : 16 May 2018 MỘT SỐ GÓP Ý ĐỐI VỚI CÁC QUY ĐỊNH VỀ LUẬT ÁP DỤNG VÀ CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT 1. Về mối quan hệ giữa các văn bản luật Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế (HC-KT) đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (sau đây gọi tắt là Dự thảo Luật) đã dành một điều để quy định về mối quan hệ giữa các văn bản luật có liên BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 27Số 10(362) T5/2018 quan. Các văn bản điều chỉnh sự hình thành và hoạt động của các đặc khu có thể là văn bản luật quốc gia và văn bản luật quốc tế. Khi đó, có ba mối quan hệ cần phải giải quyết. Thứ nhất, mối quan hệ giữa các văn bản luật trong nước với nhau: luật nào trong số nhiều luật cùng có thể được áp dụng sẽ được (hoặc sẽ phải) ưu tiên áp dụng. Thứ hai, mối quan hệ giữa luật Việt Nam và điều ước quốc tế (ĐƯQT) mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba, mối quan hệ giữa các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Điều 5 Dự thảo Luật đã giải quyết tốt hai quan hệ đầu tiên. Tuy nhiên, quy định về mối quan hệ giữa các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên thì chưa thực sự hợp lý. Cụ thể, khoản 5 Điều 5 Dự thảo Luật quy định: “Trường hợp ĐƯQT mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên (sau đây gọi là ĐƯQT) có quy định khác với quy định tại Luật này và luật khác có liên quan thì áp dụng quy định của ĐƯQT đó, trừ trường hợp quy định tương ứng của Luật này và luật khác có liên quan thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại đặc khu”. Ở đây, sự bất hợp lý nằm trong cụm từ “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Theo quy định của khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014, “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Chúng ta biết rằng, các quy định bảo hộ và ưu đãi của các ĐƯQT về kinh tế, thương mại, đầu tư chỉ dành cho nhà đầu tư nước ngoài, chứ không dành cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ với tư cách là nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức (pháp nhân). Các “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” không thuộc nhóm “cá nhân nước ngoài” cũng không thuộc nhóm “pháp nhân nước ngoài”. Thực ra đây là các pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam. Việc một nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông của một tổ chức kinh tế làm cho cả tổ chức kinh tế đó được ưu đãi là không hợp lý. Chúng tôi cho rằng, khi một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài tham gia vào một tổ chức kinh tế được thành lập ở Việt Nam thì bản thân cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đó được hưởng ưu đãi, bảo vệ với tư cách là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, chứ không phải là toàn bộ “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” đó được ưu đãi. Về mối quan hệ giữa các ĐƯQT có liên quan với nhau, khoản 6 Điều 5 Dự thảo Luật quy định, “Nguyên tắc áp dụng [] ĐƯQT quy định tại khoản 5 Điều này không được cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo các ĐƯQT”. Quy định này thực chất đã trù liệu hoàn cảnh có hai hay nhiều ĐƯQT cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ cụ thể. Nói cách khác, đối với cùng một vấn đề cần giải quyết, có hai hay nhiều ĐƯQT cùng có thể được áp dụng và các quy định này khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, tới mức mà việc tuân thủ quy định của ĐƯQT này sẽ dẫn tới không thực hiện được ĐƯQT kia (xung đột ĐƯQT). Cách giải quyết xung đột ĐƯQT mà Dự thảo Luật sử dụng dựa trên phương pháp hài hòa hóa, tức là cố gắng tôn trọng tất cả các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào một quốc gia cũng có thể thực hiện được việc này. Thực tế vấn đề xung đột ĐƯQT phức tạp hơn rất nhiều và các phương pháp giải quyết chúng cũng rất đa dạng. Chúng tôi cho rằng, Dự thảo Luật không nên quy định cách giải quyết xung đột ĐƯQT. Vấn đề này đã ít nhiều được quy định tại Công ước Viên về Luật ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên cũng như trong bản thân các ĐƯQT. Việc giải quyết xung đột BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 28 Số 10(362) T5/2018 ĐƯQT phải được thực hiện trên cơ sở vận dụng linh hoạt và mềm dẻo các quy định cũng như trên cơ sở mối quan hệ chính trị, kinh tế giữa các quốc gia có liên quan2. 2. Quyền, giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế và loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế (Điều 6 Dự thảo Luật) Theo chúng tôi, các quy định này chưa thật sự phù hợp với Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, cả về chủ thể hưởng quyền, giới hạn của quyền và vô hiệu hóa quyền. 2.1 Chủ thể hưởng quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế Khoản 1 Điều 6 Dự thảo Luật quy định: “Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế”. Theo quy định này, để được quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế áp dụng cho hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thì các bên phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là: i) các bên phải “có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu” và ii) “ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài”. Quy định như vậy là chặt hơn so với khoản 1 Điều 683 BLDS năm 2015, theo đó “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng”. Hợp đồng mà Điều 683 BLDS năm 2015 quy định là hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của hợp đồng được xác định dựa trên khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015, theo đó chỉ cần 2 Có thể xem chi tiết hơn: Ngô Quốc Chiến (2017), Xung đột ĐƯQT và hướng giải quyết, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (346), tháng 2/2017, tr. 74-84. thỏa mãn một trong các tiêu chí sau thì hợp đồng có thể được coi là hợp đồng có yếu tố nước ngoài: thứ nhất, có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; thứ hai, các bên trong hợp đồng đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng xảy ra tại nước ngoài; thứ ba, các bên trong hợp đồng đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của hợp đồng đó đó ở nước ngoài. Chúng tôi cho rằng, các quy định của BLDS năm 2015 về quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và cho quan hệ hợp đồng nói riêng không những phù hợp với thông lệ chung của quốc tế mà còn đặc biệt cần thiết cho các quan hệ ở đặc khu, có như vậy mới có thể tạo cho đặc khu có môi trường đầu tư kinh doanh và chính sách ưu đãi cạnh tranh quốc tế, mang tính vượt trội, ổn định, đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư theo chuẩn mực quốc tế. Nếu như chúng ta không quy định cởi mở hơn so với các quy định chung của BLDS thì cũng không cần thiết phải quy định chặt hơn. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị bỏ khoản 1. Trong trường hợp muốn khẳng định lại quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng thì chỉ cần dẫn chiếu tới phần thứ 5 của BLDS năm 2015. Tuy nhiên, cũng như mọi quyền dân sự khác, quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng không phải là quyền vô hạn định, mà là một quyền có giới hạn. Do các đặc khu có tính chất đặc biệt nhạy cảm về quốc phòng, an ninh, nên việc đặt ra các giới hạn đối với quyền này là cần thiết. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 29Số 10(362) T5/2018 2.2 Giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật, tập quán quốc tế Đoạn thứ hai của khoản 1 Điều 6 quy định: “Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản tại Việt Nam hoặc hợp đồng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, hợp đồng tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam”. Về mặt kỹ thuật lập pháp, việc đặt các nội dung về giới hạn của quyền trong cùng một khoản quy định về quyền là không hợp lý. Bản thân đoạn thứ hai này cũng gộp nhiều giới hạn của quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau nên làm cho nó quá dài và khó theo dõi. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị, nếu giữ các quy định này thì cần tách đoạn thứ hai thành một khoản riêng và trong khoản này sẽ tách thành ba đoạn quy định ba lĩnh vực khác nhau cần giới hạn quyền. Về giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng Quy định về giới hạn quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng trong Dự thảo không có gì khác biệt về nội dung so với khoản 5 Điều 683 BLDS năm 2015. Cụ thể, khoản 5 Điều 683 quy định: “Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”. Rõ ràng, ban soạn thảo mới chỉ chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, trong khi lẽ ra có thể chỉnh sửa về nội dung của quy định cho phù hợp hơn với tính chất đặc thù của Luật Đơn vị HC- KT đặc biệt. Theo chúng tôi, quy định của Điều 683 chưa thực sự hợp lý khi yêu cầu áp dụng pháp luật Việt Nam thay thế cho pháp luật nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài này ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động hoặc người tiêu dùng. Thiết nghĩ, trong trường hợp như vậy, các bên vẫn có thể thỏa thuận một hệ thống pháp luật khác vừa đảm bảo được quyền lợi của các bên, vừa không ảnh hưởng đến các quyền lợi tối thiểu mà pháp luật Việt Nam dành cho người lao động hoặc người tiêu dùng. Trường hợp các bên không lựa chọn được một hệ thống pháp luật như vậy, cần áp dụng quy phạm xung đột để lựa chọn pháp luật áp dụng hoặc dựa vào tiêu chí về mối liên hệ gắn bó nhất - một trong những nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế được quy định tại khoản 3 Điều 664 - để tìm ra hệ thống pháp luật áp dụng cho quan hệ. Về giới hạn của quyền lựa chọn pháp luật đối với hợp đồng có đối tượng là bất động sản Điều 6 Dự thảo Luật quy định: “Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản tại Việt Nam [] thì áp dụng pháp luật Việt Nam”. Thực chất quy định này là một sự lặp lại quy định của khoản 2 Điều 769 BLDS năm 2005. Theo đó, “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà XHCN Việt Nam”. Quy định của Dự thảo Luật chỉ khác với quy định của khoản 2 Điều 769 BLDS năm 2005 ở cụm từ “liên quan đến” được thay bằng “có đối tượng là”. Sự thay đổi này không có nhiều ý nghĩa về nội dung và là một sự thụt lùi so với các tiến bộ đạt được của BLDS năm 2015. Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng, các đặc khu nằm tại các vị trí đặc biệt nhạy cảm về quốc phòng, an ninh, nên cần phải được bảo vệ. Tuy nhiên, quy định quá chặt chẽ như trên sẽ gây trở ngại cho đặc khu tiến lên thành trung tâm HC-KT mạnh, có sức lan tỏa ra cả nước. Theo chúng tôi, có hai giải pháp: thứ nhất, giữ nguyên các quy định giống như Điều 683 BLDS năm 2015 nhưng đồng thời tăng cường quy định BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 30 Số 10(362) T5/2018 về loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài; thứ hai, quy định rõ hơn rằng “Trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản tại các đặc khu (chứ không phải tại Việt Nam nói chung) thì áp dụng pháp luật Việt Nam”. Quy định này vừa góp phần bảo vệ được chủ quyền liên quan đến các bất động sản nằm tại các đặc khu, vừa bảo đảm giữ lại được các tiến bộ đã được của BLDS năm 2015. 2.3 Loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế Khoản 2 Điều 6 Dự thảo Luật quy định: “Việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều này không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”. Do vị trí đặc biệt của các đặc khu, nên việc chúng ta có quy định hạn chế áp dụng pháp luật nước ngoài trong một chừng mực nào đó là cần thiết. Tuy nhiên, cách quy định của Dự thảo chưa thực sự phù hợp. Điểm mới của Dự thảo so với các quy định về loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài trong các văn bản luật cấu thành tư pháp quốc tế Việt Nam nằm ở chỗ, đã nêu chi tiết hơn các trường hợp pháp luật nước ngoài bị loại trừ. Tuy nhiên, cách liệt kê như vậy rõ ràng đã mở rộng thêm các trường hợp pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế không được áp dụng. Các khái niệm “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” thực chất nằm trong khái niệm “trật tự công cộng” (public policy trong tiếng Anh và ordre public trong tiếng Pháp) vốn đã được tư pháp quốc tế của 3 Về vấn đề này, xem: Bùi Thị Thu (2010), Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế, trong “Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Hội thảo nhân dịp 30 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội. Có thể xem tại: https:// thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/01/25/4340-2/ (truy cập ngày 1/5/2018). nhiều quốc gia sử dụng3. Không phải ngẫu nhiên mà nhà soạn luật của các nước có nền tư pháp quốc tế phát triển không đưa ra định nghĩa thế nào là trật tự công, mà trao quyền cho thẩm phán xác định nội hàm của khái niệm này tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Cách quy định liệt kê của Dự thảo Luật có ưu điểm là rõ ràng về phạm vi, nhưng ngược lại không rõ ràng về nội hàm của từng khái niệm và không đầy đủ. Trong thực tế, khái niệm “trật tự công cộng” có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, ở những nội dung được Dự thảo Luật liệt kê. Do đó, việc sử dụng khái niệm trật tự công cộng giúp chúng ta xử lý vấn đề một cách bao quát và mềm dẻo hơn là so với phương pháp liệt kê. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị nên quy định loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài khi “hậu quả của pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó trái với trật tự công cộng của Việt Nam”. Ngoài ra, cần bổ sung một trường hợp nữa loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế khi quan hệ đang xem xét thuộc phạm vi điều chỉnh của một quy phạm mệnh lệnh của pháp luật Việt Nam. Trong thực tế, pháp luật nước ngoài cũng không nên được áp dụng mặc dù pháp luật nước ngoài đó không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cũng không ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, khi pháp luật Việt Nam có quy định áp dụng bắt buộc cho quan hệ đang xem xét. Ví dụ, các quy định về bảo hiểm, về an toàn lao động, về quy chuẩn xây dựng... Đây là các quy định khó có thể coi là nằm trong khái niệm "các nguyên tắc cơ bản của pháp luật" trong tư pháp quốc tế. Chúng tôi cho rằng, “trật tư công” hay “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” là một công cụ cần nhưng BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 31Số 10(362) T5/2018 chưa đủ, và khó áp dụng. Hơn nữa, để biết pháp luật nước ngoài có vi phạm trật tự công hay không thì thẩm phán phải làm một công việc vừa tế nhị, vừa khó khăn, đó là so sánh hệ thống luật của nước ngoài với pháp luật trong nước. Một trong những nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế là không được coi pháp luật nước nào “cao” hơn, đáng được áp dụng hơn pháp luật của nước nào. Quy phạm áp dụng bắt buộc cho phép giải quyết nhược điểm này, vì nó không buộc thẩm phán phải “so sánh luật”. Thực tiễn xét xử của một số nước cho thấy xu hướng ưu tiên áp dụng quy phạm áp dụng bắt buộc hơn là trật tự công để từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài4, bởi xác định thế nào là “quy phạm áp dụng bắt buộc” dễ dàng hơn nhiều so với “trật tự công”. Các quy phạm áp dụng bắt buộc là các quy phạm có tính lãnh thổ tuyệt đối mà các thỏa thuận hợp đồng không thể loại trừ. Có thể nhận diện các quy phạm áp dụng bắt buộc thông qua hình thức của quy phạm (bản thân quy phạm nêu rõ đó là quy phạm áp dụng bắt buộc) hoặc suy đoán dựa vào bản chất pháp lý của quy phạm. Quy phạm áp dụng bắt buộc tồn tại trong các văn bản về luật lao động, về cạnh tranh, về sở hữu trí tuệ, về bảo vệ môi trường, về xây dựng... 3. Cơ quan giải quyết tranh chấp (Điều 7 Dự thảo Luật) 3.1 Phạm vi của điều luật Cả khoản 1 và khoản 2 Điều 7 sử dụng khái niệm “tại đặc khu” nhưng không có tiêu chí nào để xác định thế nào là “tại đặc khu”. Chẳng hạn, một tranh chấp liên quan đến một hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một doanh nghiệp có trụ sở tại đặc khu và một doanh nghiệp có trụ sở ngoài đặc khu thì có phải là tranh chấp “tại đặc khu” 4 Về vấn đề này, xem: Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam - Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010, tr 183 và tiếp theo. không? Cụm từ: “Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết theo” có thể cho phép chúng ta khẳng định rằng, Dự thảo Luật không sử dụng tiêu chí nơi hiện diện của các chủ thể để xác định vị trí địa lý của tranh chấp “tại đặc khu” mà sử dụng tiêu chí nơi thực hiện việc đầu tư kinh doanh. Nếu đúng như vậy thì quy định này khác với tiêu chí được sử dụng tại Điều 6. Theo chúng tôi, khoản 1 Điều 6 là rõ ràng và phù hợp hơn khi quy định về quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài và tập quán chỉ dành cho các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu. Tinh thần của Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt là dành ưu đãi cho các chủ thể hiện diện tại các đặc khu để biến các đặc khu thành trung tâm của tăng trưởng. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, sử dụng tiêu chí chủ thể hiện diện tại đặc khu là phù hợp hơn và khuyến nghị làm rõ hơn khoản 1 và khoản 2 như sau: “Tranh chấp trong [.] giữa các tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 quy định: “Tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan, ĐƯQT, quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”. Chúng tôi cho rằng cụm từ: “theo quy định của pháp luật về” là chưa đủ rõ để xác định đây là quy định về thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp hay về áp dụng cho nội dung tranh chấp? Trong trường hợp muốn khẳng định về thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp, khoản 1 cần được viết lại rõ hơn. Ngoài ra, để bảo đảm thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao quát hết lĩnh vực, cần sửa lại khoản 1 như sau: BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 32 Số 10(362) T5/2018 “1. Tranh chấp trong hoạt động dân sự, đầu tư, kinh doanh, lao động tại đặc khu tùy theo bản chất tranh chấp có thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật có liên quan, ĐƯQT, quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”. 3.2 Thẩm quyền của tòa án nước ngoài Khoản 3 Điều 7 quy định: “Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Quy định này gián tiếp cho phép các bên lựa chọn tòa án nước ngoài là phù hợp với xu thế chung của tư pháp quốc tế hiện đại vốn có xu hướng ghi nhận và mở rộng quyền tự do định đoạt của các chủ thể. Tuy nhiên, cách thể hiện của khoản 3 có thể có thể dẫn đến cách hiểu là luật Việt Nam quy định về thẩm quyền của Tòa án nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị viết lại khoản 3 như sau: “3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài, các bên còn có thể lựa chọn Tòa án nước ngoài giải quyết, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. 3.3 Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài Khoản 5 Điều 7 Dự thảo Luật quy định: “Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, ĐƯQT”. Quy định này không có gì đặc biệt về nội dung mà chỉ là sự dẫn chiếu tới các văn bản luật khác, vì vậy, chúng tôi kiến nghị bỏ đoạn này của khoản 5. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng, cần sử dụng khái niệm “trật tự công cộng” thay cho cụm từ “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” trong khoản 5 Điều 7 Dự thảo Luật. Việc sử dụng khái niệm “trật tự công cộng” phù hợp với Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài mà Việt Nam là thành viên■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Quốc Chiến (2017), Xung đột ĐƯQT và hướng giải quyết, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (346), tháng 2/2017, tr. 74-84. 2. Ngô Quốc Chiến (2015), Một vài góp ý đối với Phần thứ 5 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 (331), tr. 61-68. 3. Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam - Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010. 4. Bùi Thị Thu (2010), Vấn đề bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế, trong “Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Hội thảo nhân dịp 30 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội./. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 10(362) T5/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_gop_y_doi_voi_cac_quy_dinh_ve_luat_ap_dung_va_co_quan.pdf
Tài liệu liên quan