Một số hình thức tổ chức dạy học bơi cho học sinh Trung học Cơ sở tại trung tâm thể thao quận Ngô Quyền, Hải Phòng
KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy các giáo viên sử dụng nhiều hình thức và phương pháp tổ
chức giảng dạy để khắc phục nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Sử dụng tích cực các
hình thức truyền thống, kết hợp với các phương pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ, sửa sai và
cá biệt hóa với học viên. Kết hợp dạy học và sử dụng trò chơi, thi đấu hợp lý, đa dạng hóa
các hình thức tự học.
Hầu hết học viên tham gia học bơi tại Trung tâm thể thao quận Ngô Quyền thành phố
Hải Phòng đều nhận thức được vai trò của việc rèn luyện thể thao nói chung và của môn
bơi nói riêng. Hơn nữa, động cơ học tập của các học viên cũng mang tính tích cực, nhằm
rèn luyện và nâng cao thể lực và cũng do bơi là môn học các em yêu thích. Hai đặc điểm
trên là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hình thức tổ chức giảng dạy và trực tiếp
ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của các giáo viên tại Trung tâm.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số hình thức tổ chức dạy học bơi cho học sinh Trung học Cơ sở tại trung tâm thể thao quận Ngô Quyền, Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC BƠI
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TRUNG TÂM THỂ THAO
QUẬN NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG
Vũ Minh Cường, Ngô Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Bơi là một môn thể thao Olympic, với nhiều bộ huy chương nhất trong các kỳ
đại hội thể thao. Bơi là một môn thể thao truyền thống, phù hợp với điều kiện địa lý tự
nhiên ở nước ta. Bơi có ý nghĩa, tác dụng nhiều mặt, bên cạnh rèn luyện thể chất nâng
cao sức khỏe còn có ý nghĩa rèn luyện đạo đức ý chí con người. Bài viết này đề cập hiệu
quả của việc tổ chức dạy học bơi cho học sinh Trung học cơ sở ở Trung tâm thể thao
quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Từ khóa: Bơi, học bơi, hình thức dạy bơi, động cơ học bơi.
Nhận bài ngày 17.5.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.7.2018
Liên hệ tác giả: Vũ Minh Cường; Email: vmcuong@daihocthudo.edu.vn
1. MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, huấn luyện và
thi đấu môn bơi đã được trang bị đầy đủ hơn trước rất nhiều. Chính vì vậy, công tác huấn
luyện, giảng dạy và đào tạo đã có kết quả đáng kể. Thành tích môn bơi của Việt Nam đã có
thứ hạng cao ở trong nước, khu vực và quốc tế.
Nói về tác dụng của bơi, tác giả Nguyễn Văn Trạch phân tích bơi là môn thể thao phù
hợp với mọi lứa tuổi để rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai và sức bền của tất cả các nhóm cơ
chính như cơ bụng, cơ đùi, cơ đầu gối, dây chằng và các bắp thịt. Hoạt động bơi giúp cơ
thể nhanh chóng đốt cháy năng lượng, yếu tố cơ bản giúp người tập kiểm soát trọng lượng
cơ thể. Theo các nhà khoa học, bơi có 6 lợi ích cơ bản sau: Phòng trị bệnh béo phì; Phòng
trị viêm khớp; Có lợi cho hô hấp; Tốt cho tuần hoàn máu; Phòng trị mất ngủ hoặc chứng
suy nhược thần kinh và Phòng trị bệnh tĩnh mạch.
Để đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao nói chung và bơi nói riêng, các quận
của Hải Phòng xuất hiện ngày càng nhiều trung tâm thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu rèn
luyện sức khỏe và giải trí của người dân. Hầu hết các trung tâm này đều được tổ chức theo
hình thức các câu lạc bộ, các lớp học cho mọi lứa tuổi và được quần chúng nhân dân tích
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 109
cực, tự nguyện tham gia. Tại Trung tâm thể thao quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng,
người học được các giáo viên phần lớn có trình độ đại học hướng dẫn. Kiểu bơi phổ biến
nhất được dạy tại trung tâm là bơi ếch và bơi trườn sấp. Đây là các kiểu bơi truyền thống
đã có từ lâu đời và là kiểu bơi phổ biến đối với nhiều người mới tập bơi với mong muốn
rèn luyện sức khỏe. Việc dạy bơi nên bắt đầu từ sớm, song phù hợp nhất là ở lứa tuổi
Trung học Cơ sở (THCS).
2. NỘI DUNG
Bơi là môn thể thao phổ biến trong mùa hè bởi ngoài cảm giác mát mẻ còn mang lại
nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng của mỗi người mà không một môn thể thao nào có
được. Không chỉ vậy, bơi còn có tác dụng thiết thực với đời sống phòng chống tai nạn
đuối nước.
Các hình thức trong bơi cũng rất đa dạng, phong phú. Các hình thức bơi truyền thống
bao gồm: Bơi tô tô, bơi trải, bơi đứng, bơi nghiêng và một số cách bơi không có luật lệ
khác. Do kỹ thuật của các kiểu bơi nêu trên không hợp lý, tốn sức nên trong thi đấu môn
bơi, các kĩ thuật trên dần dần bị thải loại.
Theo thống kê, tỷ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam hiện cao nhất trong khu vực, gấp
10 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do không biết bơi, chưa được trang bị
kĩ năng phòng chống đuối nước. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), “đuối nước là hiện
tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng xâm nhập vào dẫn tới khó
thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại
nghiêm trọng cho hệ thần kinh”. Như vậy, bất kỳ một mặt nước hở nào cũng có thể là mối
nguy với con người, đặc biệt là các ao, hồ, sông ngòi hay thậm chí cống, rãnh, vũng nước
các công trình xây dựng đang thi công Chủ trương đưa bơi vào trường học đã có, tuy
nhiên, hiệu quả của hoạt động này chưa được như mong muốn vì nhiều lý do khách quan
và chủ quan. Tuy vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mưa bão, lũ lụt thất thường hiện
nay, việc nâng cao nhận thức và tổ chức dạy học bơi cho mọi người, đặc biệt cho trẻ nhỏ,
học sinh, càng cần phải chú trọng.
2.1. Thực trạng việc áp dụng các hình thức dạy bơi hiện nay
Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học nhằm đạt
được mục tiêu dạy học. Trong giáo dục thể chất, thực tế dạy học đã chứng minh phương
pháp giảng dạy có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác
của người học. Do vậy, việc áp dụng các hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp với người
học là vấn đề quan tâm hàng đầu của các giáo viên thể chất.
Quá trình giáo dục thể chất nói chung và quá trình dạy bơi nói riêng có nhiều hình
thức tổ chức khác nhau:
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Hình thức phân chia
- Hình thức tập luyện hợp nhất
- Hình thức tập luyện biến đổi
- Hình thức tập luyện vòng tròn
- Hình thức tập luyện lặp lại
- Hình thức tự tập luyện
- Hình thức sử dụng bài tập thể chất
- Hình thức sử dụng trò chơi vận động
- Hình thức sử dụng bài tập thi đấu
Việc sử dụng phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm người học mà tổ chức các hình thức
dạy học bơi khác nhau, có sự biến đổi ít nhiều cho phù hợp.
Khảo sát thực trạng áp dụng các hình thức dạy bơi của các giáo viên tại Trung tâm thể
thao quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng, chúng tôi thu được kết quả sau đây:
Bảng 1. Các hình thức dạy bơi của các HLV, giáo viên dạy bơi tại
Trung tâm thể thao quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (n =17)
TT Hình thức
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
%
Không thường
xuyên
%
1 Hình thức phân chia 17 100 0 0
2 Hình thức tập luyện hợp nhất 17 100 0 0
3 Hình thức tập luyện biến đổi 5 29 12 71
4 Hình thức tập luyện vòng tròn 17 100 0 0
5 Hình thức tập luyện lặp lại 17 100 0 0
6 Hình thức tự tập luyện 17 100 0 0
7 Hình thức sử dụng bài tập thể chất 17 100 0 0
8 Hình thức sử dụng trò chơi vận động 4 23 13 77
9 Hình thức bài tập thi đấu 2 11 15 89
Kết quả trên cho thấy, các giáo viên tại Trung tâm chủ yếu sử dụng các hình thức
giảng dạy truyền thống, tập trung vào việc giảng giải, làm mẫu, luyện tập và sửa sai để
hình thành và hoàn thiện kỹ năng động tác cho học viên. Các hình thức khác không phải
không có ưu điểm, nhất là các hình thức mới; song việc sử dụng, áp dụng nó còn dè dặt,
hạn chế là bởi cả hai yếu tố: năng lực của người dạy và mức độ, khả năng, nhu cầu của
người học.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 111
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các hình thức dạy bơi
Hoạt động dạy bơi tại Trung tâm tồn tại dưới hình thức lớp học có giáo viên hướng
dẫn và thu học phí của học viên, diễn ra ở bể bơi ngoài trời, thường từ cuối tháng 4 đến
cuối tháng 9. Các tháng còn lại học viên không nhiều, phần vì học sinh phải đi học, phần vì
thời tiết thay đổi, nước lạnh, không phù hợp. Độ tuổi tập trung của các học viên trong lớp
là từ 12 đến 15 tuổi, phần lớn trong số đó chưa biết bơi hoặc chưa bao giờ đi bơi. Số lượng
học viên trung bình trong một lớp dao động trong khoảng 20 - 40 người. Trong quá trình
dạy học, các giáo viên tại Trung tâm tập trung chủ yếu vào kỹ thuật bơi ếch, ngoài ra còn
có kỹ thuật bơi trườn sấp. Một khóa học bơi gồm 15 buổi với 3 ca từ thứ 2 đến thứ 7 để
học viên lựa chọn.
Nhìn chung, hoạt động dạy bơi tại trung tâm mang tính mùa vụ, thay đổi theo thời
điểm, do phụ thuộc vào yếu tố khách quan (thời tiết, công việc của học viên). Đầu mùa hè,
số học viên cao; cuối mùa hè thì số lượng học viên giảm dần. Học viên tham gia học hào
hứng, tích cực nhưng do nhiều lứa tuổi, thể lực, kĩ năng khác nhau nên mức độ hoàn thành
khóa học cũng khác nhau.
2.3. Các bài tập trong quá trình dạy học kỹ thuật bơi
Qua điều tra bằng phương pháp dùng phiếu hỏi cho giáo viên, học viên và phương
pháp quan sát sư phạm, chúng tôi đã tổng hợp các bài tập được sử dụng tại Trung tâm
trong quá trình dạy; bơi như sau:
Bảng 2. Các bài tập dạy kỹ thuật bơi được sử dụng tại Trung tâm
TT Bài tập Chi tiết bài tập
1 Chân
Thực hiện động tác trên bờ
Làm quen với nước
Tập lướt nước
Bám thành bể tập dưới nước
Kết hợp lướt nước và đạp chân
2 Tay
Đứng quạt tay rộng trên bờ
Kết hợp quạt tay và đạp chân trên bờ
Thực hiện quạt tay dưới nước
Kết hợp quạt tay và đạp chân lướt nước
3. Thở
Bám vào thành bể, khi mặt úp dưới nước thì thở ra bằng mũi và miệng,
khi nâng đầu khỏi mặt nước thì lấy hơi bằng miệng
Kết hợp động tác tay và thở
4.
Phối hợp các kỹ
thuật
Kết hợp tay, chân và thở trên cạn
Phối hợp tay, chân và thở dưới nước
Hoàn thiện kỹ thuật bơi
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Kết quả trên cho thấy đa số giáo viên tại Trung tâm đều sử dụng các bài tập theo trình
tự, thao tác cơ bản. Thực tế, hình thức trên là một hình thức chuẩn và lý tưởng nếu đối
tượng học là những người đã từng tiếp xúc với nước và có năng khiếu bơi. Họ có thể hình
dung khá dễ dàng cách thực hiện những động tác tập trên bờ khi chuyển sang môi trường
nước. Tuy nhiên, sẽ là khó khăn với những người mới học bơi hay sợ nước, chưa bao giờ
xuống nước
2.4. Động cơ và nhận thức của học viên học bơi tại Trung tâm
Theo các nhà lý luận dạy học cũng như các nhà sư phạm, động cơ học tập của người
học bơi là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hình thức tổ chức giảng dạy
của giáo viên cũng như hiệu quả cuối cùng của môn học. Phỏng vấn 77 học viên thuộc độ
tuổi THCS (12-15 tuổi) trong đó có 44 học viên nam, 33 học viên nữ về động cơ học bơi,
trên 85 % các em được hỏi trả lời rằng học bơi là để cải thiện, nâng cao sức khỏe cũng như
thư giãn tinh thần; số học viên nam khẳng định điều này cao hơn (71%) so với các học viên
nữ (52%). Xét đến nhận thức của học viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò và tác dụng của
bơi, 100% học viên thuộc cả hai nhóm đều cho rằng bơi có tác dụng rất tốt trong việc phát
triển cơ thể cân đối, nâng cao sức khỏe. Các vai trò khác của việc tập luyện bơi như rèn
luyện ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần tập thể; phát triển sự nhanh nhạy, bền bỉ, dẻo dai,
khéo léo; phòng chống bệnh tật đều được trên 50% học viên nam và nữ đánh giá cao. Xin
xem biểu đồ dưới đây:
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Ham thích Rèn luyện thân thể Khẳng định bản thân Mong muốn của gia
đình
Động cơ khác
Nam Nữ
Biểu đồ trên cho thấy hai động cơ chủ yếu của các học viên học bơi tại trung tâm là do
họ yêu thích môn thể thao này và mong muốn rèn luyện thân thể. Cụ thể là, 95% học sinh
nam và 87% học sinh nữ thích bơi. 84% nam và 76% nữ học bơi để rèn luyện thân thể.
Ngoài ra còn hai lý do tham gia lớp học bơi khác là để khẳng định bản thân và do
mong muốn của gia đình. Số học sinh nam và nữ lựa chọn hai động cơ này chiếm tỷ lệ thấp
hơn (30% nam và nữ 17%).
Độngcơ
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 25/2018 113
3. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy các giáo viên sử dụng nhiều hình thức và phương pháp tổ
chức giảng dạy để khắc phục nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Sử dụng tích cực các
hình thức truyền thống, kết hợp với các phương pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ, sửa sai và
cá biệt hóa với học viên. Kết hợp dạy học và sử dụng trò chơi, thi đấu hợp lý, đa dạng hóa
các hình thức tự học.
Hầu hết học viên tham gia học bơi tại Trung tâm thể thao quận Ngô Quyền thành phố
Hải Phòng đều nhận thức được vai trò của việc rèn luyện thể thao nói chung và của môn
bơi nói riêng. Hơn nữa, động cơ học tập của các học viên cũng mang tính tích cực, nhằm
rèn luyện và nâng cao thể lực và cũng do bơi là môn học các em yêu thích. Hai đặc điểm
trên là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hình thức tổ chức giảng dạy và trực tiếp
ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của các giáo viên tại Trung tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. D.K. Usinxkin (1950), Tối ưu hoá quá trình dạy học, - Cục Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Giáo
dục Đào tạo Hà Nội.
2. David G Thomas MS (2007), Tự học bơi lội các bước đi đến thành công, - Nxb Thanh Hóa.
3. Harre D. (1996), Học thuyết huấn luyện (Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển dịch), - Nxb Thể
dục thể thao Hà Nội.
4. Ngô Doãn Đãi (2001), Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo,
Xêmina về phương pháp giảng dạy.
5. Nguyễn Đức Thuận (2004), 100 bài tập nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật bơi, - Nxb Nxb Thể
dục thể thao Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Trạch (2006), Giáo trình bơi lội, - Nxb Đại học sư phạm.
7. Nguyễn Văn Trạch (chủ biên) (2000), Bơi lội sách dùng cho sinh viên đại học TDTT, - Nxb
Thể dục thể thao Hà Nội.
8. Mạnh Tuấn (2009), Kỹ xảo bơi lội, - Nxb Thể dục thể thao Hà Nội.
FORMS OF SWIMMING TRAINING FOR SECONDARY
STUDENTS AT SPORTS CENTER IN NGO QUYEN DISTRICT,
HAI PHONG CITY
Abstract: Swimming is an Olympic sport, with the most of medals of this sporting events.
Swimming is also a traditional sport, suitable for natural geography in our country.
Swimming is meaningful, multi-faceted effect, the side of physical training to improve
health is also meant to train the virtue of human will. The article pays attention to the
efficiency of swimming training for secondary students at sports center in Ngo Quyen
district, Hai Phong city.
Keywords: Swimming, swimming lessons, swimming instruction, swimming learning.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_hinh_thuc_to_chuc_day_hoc_boi_cho_hoc_sinh_trung_hoc.pdf