Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai

Giải pháp Dịch Covid 19 khiến người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế trong mấy tháng nay lâm vào suy trầm; nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất thiếu nguyên vật liệu đầu vào nhập từ Trung Quốc, các ngành dịch vụ đều sụt giảm doanh thu do khách du lịch nước ngoài và nội địa đều giảm mạnh. Trước tình hình đó để bứt phá mạnh vào 6 tháng cuối nay khi dịch bệnh qua đi, Chính phủ cần có những biện pháp thiết thực cụ thể để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và cả ngân sách, kiến nghị Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể như: - Để đảm bảo nguồn thu trong năm cho Ngân sách Nhà nước, Chính phủ nên giãn thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp phải ngưng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng do dịch Covid 19 và ảnh hưởng bởi hạn hán ngập mặn ở miền Tây; - Chính phủ chỉ đạo các địa phương tiết kiệm chống lãng phí ngưng xây dựng các công trình và các hoạt động chưa thực sự cần thiết trong lúc cả nước đang gặp phải những khó khăn chồng chất do thiên tai và dịch bệnh; - Giảm giá xăng, điện; - Các hoạt động trung gian tài chính cũng nên chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân, các ngân hàng nên chăng giảm lãi suất và giãn nợ đối với những ngành và những vùng đang gặp khó khăn do thiên tai và dịch bệnh;

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH VÀ THIÊN TAI Bùi Trinh* Tóm tắt: Bắt đầu từ cuối năm 2019, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid 19 đã bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc về đến nay đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân cũng như nền kinh tế toàn cầu. Bài viết sử dụng mô hình đầu vào - đầu ra (Bảng IO) để phân tích ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến nền kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam. 1. Cấu trúc bảng IO liên Quốc gia Việt Nam Trung Quốc Bảng IO liên quốc gia là sự liên kết các bảng IO của các quốc gia thông qua giao dịch thương mại/đầu tư giữa hai nước nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách thấy được sự ảnh hưởng lẫn nhau trong giao dịch thương mại/đầu tư. Trong bảng IO quốc gia theo cách hiểu cơ bản nhất là sản xuất, giá trị tăng thêm, nhập khẩu chịu ảnh hưởng của mối quan hệ liên ngành và nhu cầu cuối cùng; trong bảng IO liên quốc gia ngoài những ảnh hưởng trên là ảnh hưởng liên quốc gia. Mô hình IO liên quốc gia nhằm mục đích đo lưởng sự biến động về sản xuất hoặc tiêu dùng của nước này đối với sản xuất và thu nhập của nước khác. Những ảnh hưởng về sản xuất của một nước bao gồm: (i) Ảnh hưởng số nhân (Multiplier effects) là ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp gây nên bởi nhu cầu cuối cùng các sản phẩm được sản xuất tại nước đó. * Viện nghiên cứu Kinh tế Việt Nam (ii) Ảnh hưởng ngược liên quốc gia (Inter-national feedback effects) là ảnh hưởng về sản xuất của nước A tạo nên bởi nước B trong quá trình sản xuất sử dụng sản phẩm của nước A. (iii) Ảnh hưởng tràn (Spillover effects) là nhu cầu về nhập khẩu của nước A về sản phẩm của nước B thay đổi gây nên bởi nhu cầu cuối cùng của nước A khi sử dụng sản phẩm của mình. Điều này có nghĩa nhu cầu cuối cùng sản phẩm được sản xuất trong nước cũng kích thích hay kìm hãm sản xuất của nước khác có giao dịch ngoại thương. Khi nhu cầu cuối cùng tăng sẽ kéo theo sản xuất tăng từ đó kéo theo nhập khẩu làm chi phí đầu vào tăng lên. Do đó, ngay cả khi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam vẫn lan tỏa kích thích sản xuất của nước khác. Chẳng hạn sản xuất của Việt Nam sử dụng nhiều sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc làm chi phí đầu vào sẽ kích thích những ngành sản xuất ra sản phẩm đó ở Trung Quốc. Nói tổng quát, sản lượng và giá trị tăng thêm của một quốc gia được tạo ra có thể do tiêu dùng cuối cùng của quốc gia khác. Theo Noguera  2 (2012), giá trị tăng thêm này (VA-value added consumed abroad), được tác giả gọi là VAX-C. Bart Los Marcel P. Timmer (2018) đề xuất đo lường VA của nước A khi xuất khẩu sang nước B cho nhu cầu sản xuất được gọi là VAX-P. Tổng VA được tạo nên do quan hệ thương mại song phương VAX-D được Los et al. (2016) đề cập. Nghiên cứu này phân rã giá trị sản xuất (GO) và VA của một nước được tạo ra bởi (1) nhu cầu cuối cùng nội địa (Gồm tiêu dùng cuối cùng, đầu tư và xuất khẩu đến các nước còn lại); (2) nhu cầu sản xuất của một nước khác, sự lan tỏa này được hiểu khi nước A sử dụng sản phẩm của nước B cho nhu cầu cuối cùng sẽ dẫn đến kích thích sản xuất của nước B, trong quá trình sản xuất quốc gia B sử dụng sản phẩm của quốc gia A làm chi phí trung gian (IC) dẫn đến kích thích ngược đến sản lượng của nước A; (3) nước B sử dụng sản phẩm của quốc gia A cho nhu cầu cuối cùng; và (4) ngay khi nước B sử dụng sản xuất trong nước của chính họ sẽ kéo theo sự thay đổi về sản xuất của chính nước B, khi nước B sử dụng sản phẩm của nước A làm chi phí đầu vào sẽ lan tỏa đến sản lượng của nước A. Bảng IO liên quốc gia có cấu trúc giống như bảng IO liên vùng, nhưng trong khi bảng IO liên vùng trong một quốc gia miêu tả luồng nội thương với vùng khác thì bảng IO liên quốc gia mô tả luồng ngoại thương giữa một quốc gia với quốc gia khác. Hệ thống IO của Leontief đã được phát triển thành mô hình IO liên vùng (hoặc liên quốc gia) bởi Isard (1951); ý tưởng về mô hình I/O liên khu vực đã được phát triển bởi Richardson (1972) và Miyazawa (1976). Mô hình IO liên khu vực không chỉ mô tả mối quan hệ liên ngành, mà còn mô tả mối quan hệ liên vùng thông qua các luồng thương mại giữa vùng này với vùng khác (bên ngoài). Mô hình liên khu vực được hoàn thiện bởi Chenery-Moses (còn được gọi là mô hình Chenery-Moses) và Miller-Blair (1985). Sơ đồ rút gọn bảng IO song phương như sau: Sơ đồ 1: Bảng I/O song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc Chi phí trung gian Sản phẩm cuối cùng Giá trị sản xuất (gross output) Việt Nam Trung Quốc Việt Nam Trung Quốc Tiêu dùng trung gian (IC) Việt Nam Xvv Xvc Yvv Yvc Xv Trung Quốc Xcv Xcc Ycv Ycc Xc Nhập khẩu từ phần còn lại thế giới (ROW) MPv MPc Myv Myv Giá trị tăng them (VA) VAv VAC Tổng chi phí (gross input) Xv Xc Trong sơ đồ trên: Xvv: IC của Việt Nam sử dụng sản phẩm trong nước; Xvc: IC của Trung Quốc có đầu vào là sản phẩm của Việt Nam;  3 Xcv: IC của Việt Nam sử dụng đầu vào là sản phẩm của Trung Quốc; Xcc: IC của Trung Quốc sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước; Yvv: Sử dụng cuối cùng của Việt Nam sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước; Yvc: Sử dụng cuối cùng của Trung Quốc đối với sản phẩm của Việt Nam; Ycv: Sản phẩm của Trung Quốc cho sử dụng cuối cùng của Việt Nam; Ycc: sử dụng cuối cùng của Trung Quốc sử dụng sản phẩm sản xuất trong nước; MPv: Nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới cho sản xuất của Việt Nam, MPc: Nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới cho sản xuất của Trung Quốc; Myv: Nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới cho sử dụng cuối cùng của Việt Nam; Myc: Nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới cho sử dụng cuối cùng của Trung Quốc; VAv, VAc, Xv và Xc là véc tơ VA và GO tương ứng của Việt Nam và Trung Quốc. 2. Ảnh hưởng dịch Covid 19 đến nền kinh tế của Việt Nam Một số nghiên cứu cho rằng, đợt bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid 19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc. Trong quý I/2020, kinh tế Trung Quốc có thể thiệt hại lên tới 1.000 tỷ Nhân dân tệ (143,1 tỷ USD), khoảng 1% GDP của nước này1. Thiệt hại đầu tiên nhằm vào các ngành dịch vụ như khách sạn nhà hàng, vận tải, hoạt động vui chơi giải trí, thương mại Nhưng thiệt hại của các doanh nghiệp sản xuất thậm chí còn đáng lo ngại hơn. Đối với một số doanh nghiệp, tác động của dịch bệnh này có thể là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Những khó khăn, suy trầm của nền kinh tế Trung Quốc tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, ngoài những khó khăn trực tiếp về các hoạt động thuộc nhóm ngành dịch vụ thì những khó khăn có bản hơn đến với khâu sản xuất. Nghiên cứu từ bảng cân đối liên ngành song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc2 cho thấy trong chi phí trung gian của Việt Nam có 8% đầu vào được nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi đó trong chi phí trung gian của Trung Quốc chỉ sử dụng 0,1% đầu vào là sản phẩm nhập khẩu từ Việt 1 https://baoquocte.vn/chuyen-gia-kinh-te-trung-quoc-quy- i2020-thiet-hai-gan-1000-ty-nhan-dan-te-do-virus-corona- 109728.html 2 Bảng cân đối liên ngành liên Quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc được lập bở nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam cho năm 2016 với 36 ngành Nam. Điều này phần nào cho thấy mức độ quan trọng tương đối của các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đối với nền sản xuất của Việt Nam là lớn hơn hẳn chiều ngược lại. Xét về các yếu tố của cầu cuối cùng (Final demand) ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập cho thấy, chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình ở Việt Nam chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị tăng thêm (GVA)3 cao hơn Trung Quốc đến 20 điểm phần trăm (56% so với 36%), bù lại chi tiêu dùng cuối cùng Chính phủ của Trung Quốc cao hơn Việt Nam 8 điểm phần trăm (14% và 6%). Tuy nhiên, tổng tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc trong tổng giá trị tăng thêm (GVA) vẫn khá thấp so với Việt Nam (50% so với 62%), trong khi tỷ trọng xuất khẩu thuần trong GVA của Việt Nam thậm chí còn cao hơn Trung Quốc. Tỷ lệ sản phẩm đầu vào là nhập khẩu trong IC của Việt Nam lớn hơn hẳn tỷ lệ này của Trung 3 GDP = GVA + thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản xuất  4 Quốc (0,29 so với 0,08) cho thấy Trung Quốc sản xuất ra nhiều sản phẩm hỗ trợ tham gia vào IC trong quá trình sản xuất, trong khi Việt Nam ngoài những sản phẩm đầu vào là dịch vụ, điện, nước tham gia vào IC còn hầu như không có bao nhiêu sản phẩm hỗ trợ tham gia vào IC trong quá trình sản xuất của mình. Điều này cho thấy lan tỏa từ cầu cuối cùng đến phía cung của Việt Nam thấp hơn so với lan tỏa đến nhập khẩu. Từ bảng IO song phương cũng chỉ ra trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong sản xuất cũng có sự khác biệt rất rõ và khá lớn. Trong IC của Việt Nam có 8% đầu vào được nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi đó trong IC của Trung Quốc chỉ sử dụng 0,1% đầu vào là sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này phần nào cho thấy mức độ quan trọng tương đối của các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đối với nền sản xuất của Việt Nam là lớn hơn hẳn chiều ngược lại. Sự lệ thuộc này rất đáng được lưu tâm. Nếu chỉ xét về quan hệ thương mại qua đường tiểu ngạch có thể thấy chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không những không làm GDP của quý tiếp theo giảm mà còn tăng, giả sử xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch giảm 30%, từ bảng IO song phương cho thấy GDP của Việt Nam không những không giảm mà còn tăng khoảng 0,7%. Theo Hệ thống các tài khoản Quốc gia của Liên hợp quốc, không có ngành cấp I hoặc cấp II nào là ngành du lịch, ngành du lịch là tên gọi phân theo cấp quản lý, ở hầu hết các nước thường lập các tài khoản vệ tinh về du lịch (Satellite accounts on tourism). Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố ước tính thiệt hại vì dịch Covid 19 trong 3 tháng sẽ ở mức 5,9 - 7,7 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở thị trường khách Trung Quốc, quốc tế và nội địa. Với thị trường Trung Quốc, khách du lịch sẽ giảm 90 - 100%, tương ứng từ 1,7 - 1,9 triệu lượt (1,8 - 2 tỷ USD). Các thị trường quốc tế khác được dự báo giảm 50 - 70%, tương đương 2 - 2,8 triệu lượt (2,2 - 3 tỷ USD). Thị trường nội địa giảm 50 - 70%, khoảng 10,9 - 15,3 triệu lượt (1,9 - 2,7 tỷ USD)4. Đối với các ngành liên quan đến du lịch như khách sạn, nhà hàng, vận tải, vui chơi - giải trí có tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất (doanh thu) từ 30%. Như vậy, ảnh hưởng đến giá trị tăng thêm của các hoạt động liên quan đến du lịch khoảng 1,8 - 2,3 tỷ USD, chiếm khoảng 0,8% GDP. Giả sử lượng khách du lịch Trung Quốc giảm hết, tổng giá trị tăng thêm (Gross value added - GVA)5 cũng chỉ giảm 1,2 - 1,4%. Tính toán các kịch bản khi có sự tổn thương về thương mại giữa 2 quốc gia (bảng 1) cho thấy phía Việt Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề. Trong bảng 1 đưa ra các giả định khi giảm sút thương mại với Trung Quốc bất chợt xảy ra sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế như thế nào? Giả sử nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 5% sẽ khiến GDP của Việt Nam giảm 0,3%, trong kịch bản này tổng hòa các yếu tố GDP có thể giảm 0,8 - 1%. Theo số liệu ước tính 2 tháng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 0,4%, 3 tháng giảm khoảng 1%, cả năm giảm 0,5% sẽ khiến GDP giảm khoảng 0,1% tổng các yếu tố GDP có thể giảm 0,6% - 0,8%. Nếu tính cả ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể 4 https://vnexpress.net/du-lich/du-lich- mat-khoang-7-ty-usd-4051459.html 5 GVA + thuế sản phẩm trừ trợ cấp = GDP  5 làm GDP giảm sâu hơn. Theo số liệu ước tính ảnh hưởng của thời tiết khiến nhóm ngành nông lâm thủy sản giảm khoảng 1%, tính toán từ bảng cân đối liên ngành liên vùng giữa Đồng bằng sông Cửu Long và phần còn lại của Việt Nam cho thấy GDP cả nước giảm khoảng 0,1%. Kết hợp hai yếu tố này có thể kéo giảm GDP cả nước 0,7% - 0,9%. Giả sử với đà tăng trưởng như năm 2019 thì tăng trưởng GDP năm 2020 có thể đạt 6,1% - 6,3%. Bảng 1: Các kịch bản dự báo yếu tố ảnh hưởng đến GDP của Việt Nam STT Kịch bản Ảnh hưởng đến GDP 1 Xuất nhập khẩu tiểu ngạch với Trung Quốc giảm 30% + 0,7% 2 Thiệt hại về doanh thu các ngành liên quan đến du lịch 5,9 tỷ USD -1,2% 3 Thiệt hại về doanh thu các ngành liên quan đến du lịch 7,79 tỷ USD -1,4% 4 Nhập khẩu từ Trung Quốc cho sản xuất giảm 0,5% -0,1% 5 Hạn hán xâm nhập măn làm nhóm ngành nông lâm thủy sản giảm 0,1% -0,1% 6 Ảnh hưởng của các kịch bản 1, 2, 4, 5 -0,7% 7 Ảnh hưởng của các kịch bản 1, 3, 4, 5 -0,9% Ước tính GDP năm 2020 từ 1,2,4,5 6,3% Ước tính GDP năm 2020 từ 1,3,4,5 6,1% Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tính toán 3. Giải pháp Dịch Covid 19 khiến người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế trong mấy tháng nay lâm vào suy trầm; nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất thiếu nguyên vật liệu đầu vào nhập từ Trung Quốc, các ngành dịch vụ đều sụt giảm doanh thu do khách du lịch nước ngoài và nội địa đều giảm mạnh. Trước tình hình đó để bứt phá mạnh vào 6 tháng cuối nay khi dịch bệnh qua đi, Chính phủ cần có những biện pháp thiết thực cụ thể để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và cả ngân sách, kiến nghị Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể như: - Để đảm bảo nguồn thu trong năm cho Ngân sách Nhà nước, Chính phủ nên giãn thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp phải ngưng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng do dịch Covid 19 và ảnh hưởng bởi hạn hán ngập mặn ở miền Tây; - Chính phủ chỉ đạo các địa phương tiết kiệm chống lãng phí ngưng xây dựng các công trình và các hoạt động chưa thực sự cần thiết trong lúc cả nước đang gặp phải những khó khăn chồng chất do thiên tai và dịch bệnh; - Giảm giá xăng, điện; - Các hoạt động trung gian tài chính cũng nên chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân, các ngân hàng nên chăng giảm lãi suất và giãn nợ đối với những  6 ngành và những vùng đang gặp khó khăn do thiên tai và dịch bệnh; - Không nên nới lỏng chính sách tiền tệ quá mức. Tóm lại, dịch Covid 19 những khó khăn và thiệt hại ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng với cách ứng xử và đối phó với dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam khiến nhận thức của người dân thay đổi rất nhiều. Thực tế cho thấy tiềm lực của nền kinh tế để phục hồi của Việt Nam hiện nay là có và tốt hơn giai đoạn trước, trong giai đoạn 2010-2015 tỷ lệ tiết kiệm so với GDP thấp hơn tỷ lệ đầu tư so với GDP khoảng 9 điểm phần trăm thì giai đoạn 2016-2019 hai tỷ lệ này là tương đương nhau; như vậy có thể thấy nếu người dân tin vào Chính phủ thì ở chu kỳ sản xuất tiếp theo những doanh nghiệp mới sẽ ra đời và các doanh nghiệp cũ sẽ mở rộng sản xuất với tâm thế khác mang hướng tích cực hơn. Tài liệu tham khảo: 1. Bùi Trinh (2020), „Nền kinh tế ảnh hưởng trong ngắn hạn‟, Báo Sài gòn đầu tư tài chính, ngày 3/2/2020; 2. Bui Trinh, Pham Le Hoa (2017), „Comparing the Economic Structure and Carbon Dioxide Emission between China and Vietnam‟, International Journal of Economics and Financial Research, Vol. 3, No. 3, pp: 31-38; 3. Bui Trinh & Pham Le Hoa & Bui Chau Giang (2008), Import multiplier in input-output analysis, Working Papers 23, Development and Policies Research Center (DEPOCEN), Vietnam. 4. Nguyễn Quang Thái, Bùi Trinh (2019), „Nền kinh tế Việt Nam lún sâu vào sự phụ thuộc với Trung Quốc‟, Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 29/11/2019; 5. K.M Kim, Francisco Secretario, Bui Trinh, Hidefumi Kaneko (2011), „Developing a Bilateral Input-Output Table in the Case of Thailand and Vietnam: Methodology and Applications‟, WP, 19th International Input-Output Conference; 6. To Trung Thanh & Nguyen Viet Phong & Bui Trinh (2016), „Some Comparisons between the Vietnam and China Economic Structure, Policy Implications‟, Advances in Management and Applied Economics, SCIENPRESS Ltd, vol. 6(3), pages 1-8; 7. Các trang web https://baoquocte.vn/chuyen-gia-kinh-te-trung-quoc-quy-i2020-thiet-hai-gan-1000-ty- nhan-dan-te-do-virus-corona-109728.html, truy cập ngày 01/3/2020; https://vnexpress.net/du-lich/du-lich-mat-khoang-7-ty-usd-4051459.html, truy cập ngày 10/2/2020; https://baomoi.com/can-giam-gia-xang-dien-de-ho-tro-doanh-nghiep-trong-dich-covid- 19/c/34020765.epi, truy cập ngày 20/2/2020; https://vnexpress.net/gdp-quy-i-tang-thap-nhat-11-nam-4075707.html, truy cập ngày 27/3/2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_ket_qua_nghien_cuu_anh_huong_cua_dich_benh_va_thien_t.pdf
Tài liệu liên quan