Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật Chuyển giao công nghệ qua thực tiễn triển khai thi hành

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu Quy định hiện hành về việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn còn mang tính nguyên tắc, chưa thực sự đủ mạnh và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, o đó phần nào hạn chế việc đa dạng hóa nguồn cung công nghệ, phát triển nguồn cầu công nghệ cho thị trường KH&CN. Theo quy định pháp luật hiện hành, tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước được ưu tiên đứng tên chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, thực tế nhiều tổ chức chủ trì sau khi được nghiệm thu kết quả, vì nhiều lý do đã không tiến hành các biện pháp cần thiết để thương mại hóa kết quả đó. Quy định về chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước tại Điều 40 Luật Chuyển giao công nghệ chỉ mang tính nguyên tắc, vì vậy thực tế thi hành bộc lộ nhiều hạn chế. Đây cũng là một phần nguyên nhân nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước ở trong tình trạng không được khai thác, trong khi nhiều doanh nghiệp mong muốn nhận chuyển giao để đưa vào ứng dụng, sản xuất, thành lập doanh nghiệp KH&CN,. Cần nghiên cứu để đưa ra quy định buộc tổ chức chủ trì trong thời hạn nhất định nếu không báo cáo việc ứng ụng hoặc không triển khai thương mại hóa kết quả nghiên cứu, Nhà nước sẽ giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu cho tổ chức khác để thương mại hóa. Điều này cũng ành ưu tiên giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra từ ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện dự án khởi nghiệp công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, vốn là những chủ thể có nhu cầu và năng lực thương mại hóa công nghệ.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật Chuyển giao công nghệ qua thực tiễn triển khai thi hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 70 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Chuyển giao công nghệ qua thực tiễn triển khai thi hành Some petitions for completing The Law on Technology Transfer through practical implemenation ThS. Nguyễn Ngọc Vinh Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyen Ngoc Vinh, M.A. Department of Legislation, Ministry of Science and Technology Tóm tắt Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Chuyển giao công nghệ, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Qua 10 năm triển khai thực hiện, Luật đã góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ trong nước. Tuy nhiên, trước thay đổi nhanh chóng của thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Luật Chuyển giao công nghệ sau một thập kỷ đi vào cuộc sống đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập. Dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV (Tháng 6/2017). Đây là cơ hội tốt để khắc phục những điểm còn tồn tại của Luật, đặc biệt đối với vấn đề phát triển thị trường khoa học và công nghệ, quản lý hợp đồng chuyển giao công nghệ, quản lý công nghệ trong các dự án đầu tư và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Từ khóa: chuyển giao công nghệ, thị trường khoa học và công nghệ, thương mại hóa, khởi nghiệp công nghệ, tổ chức trung gian. Abstract On November 29 th , 2006, at the 10 th session, the 11 th National Assembly passed the Law on Technology Transfer, effective from July 1 st 2007. After 10 years of implementation, the Law has contributed to promoting the renewal and technology transfer in the country. However, before the rapid change of the country's development and international integration, the Law has exposed some shortcomings. The Draft Law on Technology Transfer (amended), drafted by the Ministry of Science and Technology, was submitted to the 2 nd session of National Assembly for getting feedbacks and is expected to be adopted at the 3 rd session of the 14 th National Assembly (June 2017). This is a good opportunity to overcome the shortcomings of the Law, especially on science and technology market development, management of technology transfer contracts, technology management in investment projects and commercialization of research results./. Keywords: technology transfer, science and technology market, commercialization, technology start-up, intermediary organization. NGUYỄN NGỌC VINH 71 Dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV (Tháng 6/2017). Qua 10 năm triển khai thực hiện, Luật đã góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ trong nước, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất và đời sống, từng bước giúp cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước thay đổi nhanh chóng của thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Luật Chuyển giao công nghệ sau một thập kỷ đi vào cuộc sống đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, một số nội dung không còn cập nhật mà trở nên lạc hậu so với xu thế cải cách, đổi mới trong phát triển kinh tế, không đáp ứng được nhu cầu hình thành và phát triển thị trường KH&CN. Bên cạnh đó, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng đặt ra yêu cầu mới trong công tác quản lý công nghệ, thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút đầu tư nước ngoài để gia tăng nguồn lực phát triển đất nước, đồng thời phải kiểm soát được thực trạng công nghệ, đặc biệt là công nghệ trong các dự án đầu tư để gìn giữ môi trường và phát triển bền vững. 1. Phát triển thị trường KH&CN Tại Việt Nam, thị trường KH&CN chưa có cơ chế đủ mạnh để thúc đẩy gắn kết hữu cơ hoạt động nghiên cứu và phát triển của các viện, các trường đại học với hoạt động đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm mới, công nghệ cao, có tính ứng dụng trong thực tiễn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Luật Chuyển giao công nghệ được ban hành năm 2006 vào đúng thời điểm đánh dấu bước tiến quan trọng trong hội nhập khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tuy nhiên sau 10 năm triển khai thực hiện, Luật này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Một số vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Luật Chuyển giao công nghệ liên quan đến thị trường KH&CN chưa được giải quyết, chẳng hạn như việc thành lập các sàn giao dịch công nghệ quốc gia, sàn giao ịch công nghệ trực tuyến liên thông toàn quốc, cổng thông tin quốc gia khởi nghiệp công nghệ, khu làm việc chung cho khởi nghiệp công nghệ, hỗ trợ hoạt động cho tổ chức, cá nhân khởi nghiệp công nghệ,... Nhằm tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường KH&CN, Bộ KH&CN đã trình Thủ tướng Chính phủ phê uyệt Đề án Phát triển thị trường công nghệ tại Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005. Có thể nói, Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg đã tạo ra một cơ chế khá thông thoáng cho sự phát triển các yếu tố và hạ tầng của thị trường công nghệ ở Việt Nam trong nhiều năm qua và thời gian sắp tới trong các khâu như ươm tạo công nghệ, nhập khẩu giải mã, làm chủ công nghệ và chuyển giao công nghệ. Các tổ chức trung gian hoạt động trong lĩnh vực ịch vụ KH&CN gồm tư vấn, môi giới và xúc tiến công nghệ, hỗ trợ thiết kế và chế tạo thử nghiệm, chuyển giao, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, tư vấn, giám định sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo chất lượng đã được quan tâm xây ựng và phát triển,... Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động các tổ chức trung gian còn chưa M T SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGH QUA THỰC TIỄN 72 hiệu quả o thiếu hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, thông tin, cơ sở ữ liệu công nghệ, ữ liệu về chuyên gia công nghệ, nhà đầu tư tiềm năng,... Trong cơ cấu của các tổ chức trung gian, các sàn giao ịch công nghệ quốc gia được xem là trụ cột và cũng là một tổ chức trung gian rất quan trọng của thị trường, vì đó là nơi cung cấp nguồn cung, kết nối nguồn cầu và các tổ chức trung gian khác để hình thành mạng lưới các tổ chức trung gian, cung cấp các ịch vụ trung gian chuyên nghiệp với quy mô quốc gia và quốc tế. Mặc ù việc đầu tư xây ựng các sàn giao ịch công nghệ quốc gia đã được nêu trong Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê uyệt Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020, nhưng hạn chế về phạm vi hỗ trợ của Chương trình là một trong những nguyên nhân đã làm chậm lại việc thiết lập các sàn giao ịch quốc gia và sự hình thành các động lực phát triển của thị trường. Cùng với sàn giao dịch công nghệ quốc gia, sàn giao ịch công nghệ trực tuyến liên thông toàn quốc, cổng thông tin quốc gia hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ, khu làm việc chung cho khởi nghiệp công nghệ cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN, đó là việc tạo ra các đầu mối và không gian thông tin, nguồn lực để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khởi nghiệp công nghệ một cách hiệu quả nhất, đồng thời tạo ra môi trường trực tuyến và thực tế để thúc đẩy giao dịch công nghệ trực tuyến quy mô toàn quốc, để các thành phần trong hệ thống khởi nghiệp công nghệ có thể liên kết, hỗ trợ lẫn nhau và qua đó thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN. Tuy nhiên, giống như các sàn giao dịch công nghệ quốc gia, việc thiết lập và phát triển các sàn giao dịch công nghệ trực tuyến cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước ngay từ giai đoạn đầu. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ về cơ chế hỗ trợ các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN, để từ đây tăng cường hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho KH&CN và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cho các tổ chức này. Cùng với đó, Luật Chuyển giao công nghệ cũng cần có những quy định cụ thể về những loại hình tổ chức trung gian của thị trường KH&CN nhằm xác định đúng đối tượng được hưởng ưu đãi từ chính sách của Nhà nước. Trong thị trường KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ là những doanh nghiệp mới thành lập dựa trên việc áp dụng các kết quả nghiên cứu, các công nghệ để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao trên thị trường. Nếu thành công, các doanh nghiệp này sẽ trở thành các doanh nghiệp KH&CN mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao với nguồn lực lớn trong việc tạo ra nhiều công ăn việc làm chất lượng cao cho xã hội. Ở các nước trên thế giới, các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công có thể kể đến Facebook, Google, Apple với giá trị doanh nghiệp lên đến hàng chục tỷ USD. So với các giao ịch công nghệ truyền thống với giá trị mỗi giao ịch khoảng một vài tỷ đến một vài chục tỷ đồng (khoảng một vài trăm nghìn USD) thì giao ịch cổ phần tại oanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu và là hình thức giao ịch công nghệ mới, hiệu NGUYỄN NGỌC VINH 73 quả trên thị trường công nghệ thế giới. Tuy nhiên, trước khi đến với những thành công, oanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cũng gặp khá nhiều rủi ro, từ rủi ro về công nghệ, thị trường đến rủi ro về vốn, o sản phẩm mà các oanh nghiệp này đưa đến thị trường là các sản phẩm hay ịch vụ mới, nhu cầu nguồn vốn lớn vì phát triển nhanh, chiếm lĩnh thị trường mới, nếu đang phát triển giữa chừng mà thiếu vốn, oanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại được. Vậy, để phát triển được loại hình oanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, rất cần có những hỗ trợ ban đầu cho các oanh nghiệp này, nói cách khác, cần một môi trường, một hệ thống các thành phần của oanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ ổn định. Ở Việt Nam cũng có những doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ thành công như VinaGames, Vatgia với giá trị doanh nghiệp lên đến hàng triệu USD. Tuy nhiên, số doanh nghiệp này không nhiều và hơn nữa họ còn gặp không ít khó khăn về môi trường pháp lý, về hệ thống thông tin cùng với sự thiếu vắng các định chế trung gian hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ phát triển, như các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, khu không gian làm việc chung, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, các chuyên gia, huấn luyện viên khởi nghiệp. Đặc biệt, trong hệ thống pháp lý chưa có các định nghĩa và các ưu đãi dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ. Vốn đầu tư mạo hiểm, một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp lại đang khan hiếm. Hiện tại mới chỉ có 3-4 quỹ đầu tư tư nhân của nước ngoài có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam nhưng hầu hết ưới dạng văn phòng đại diện, chưa thực sự có quỹ đầu tư khởi nghiệp được thành lập ở Việt Nam. Các nhà đầu tư cũng mới chỉ tham gia vào các lĩnh vực quay vòng vốn nhanh như thương mại điện tử, games và chưa thực sự quan tâm đến các lĩnh vực công nghệ quan trọng khác như công nghệ sinh học, vật liệu mới. Trong các văn bản pháp luật, chính sách, các hình thức đầu tư mạo hiểm từ xã hội như quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư cá nhân (đầu tư thiên thần), hình thức gọi vốn cộng đồng, tập đoàn, công ty đầu tư khởi nghiệp vẫn chưa được công nhận và khuyến khích phát triển. Hoạt động khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước như quy định tại Điều 34 của Luật Chuyển giao công nghệ chưa giải quyết được những khó khăn, vướng mắc của tổ chức trung gian, cũng như chưa bao hàm được loại hình trung gian mới là các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ, chưa hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ. Để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ theo hướng: Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện, thử nghiệm, thương mại hóa công nghệ; ành ưu đãi cho tổ chức, cá nhân khởi nghiệp công nghệ tương tự như ành cho doanh nghiệp KH&CN; cho phép các quỹ phát triển KH&CN, quỹ đổi mới công nghệ, tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản phát sinh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ làm tài sản bảo đảm trong giao dịch vay vốn đầu tư cho các ự án KH&CN, khởi nghiệp công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh. Thứ hai, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho khởi nghiệp công nghệ thông qua chính sách ưu đãi về thuế M T SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGH QUA THỰC TIỄN 74 thu nhập, hỗ trợ vốn ban đầu của quỹ đầu tư khởi nghiệp công nghệ quốc gia và huy động vốn đầu tư tiếp theo từ doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng và xã hội cho khởi nghiệp công nghệ. 2. Quản lý hợp đồng chuyển giao công nghệ Hoạt động chuyển giao công nghệ được điều chỉnh lần đầu tiên tại Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam năm 1988. Việc quản lý hợp đồng chuyển giao công nghệ được Pháp lệnh quy định khá chặt chẽ tại Điều 13: “Hợp đồng chuyển giao công nghệ chỉ có hiệu lực sau khi được chuẩn y.” Năm 2006, Luật Chuyển giao công nghệ được ban hành thay thế Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam với tư tưởng mở cửa để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của đất nước. Việc quản lý hợp đồng chuyển giao công nghệ được điều chỉnh thông thoáng hơn theo hướng tự nguyện của các bên giao kết, như Khoản 1 Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 có ghi: “Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định”. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai, thi hành thời gian qua cũng làm bộc lộ một số hạn chế của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006. Với cách thức quản lý như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước vẫn không nắm được thực trạng, đối tượng công nghệ được chuyển giao, giá trị công nghệ nhập khẩu, chuyển giao. Điều này làm ảnh hưởng đến việc đánh giá thực trạng công nghệ, chuyển giao công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực cũng như cung cấp những số liệu phục vụ hoạch định chính sách. Việc chuyển giao công nghệ không bắt buộc phải đăng ký với Nhà nước, khiến cho cơ quan chức năng của nhà nước trở nên thiếu cơ sở thực tiễn để đề xuất chính sách phù hợp nhằm tạo môi trường bình đẳng trong hoạt động chuyển giao công nghệ, góp phần tập trung thu hút công nghệ tiên tiến chuyển giao vào Việt Nam, ngăn chặn hành vi chuyển lợi nhuận qua hoạt động chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, mặc dù với quy định phương thức đăng ký hợp đồng tự nguyện, tạo mọi điều kiện trong hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng kết quả chuyển giao công nghệ thời gian qua còn hạn chế nếu không muốn nói là không đạt được các mục tiêu đề ra. Trong số các hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc các dự án F I được cấp đăng ký, phần lớn là hợp đồng sửa đổi, bổ sung của các Công ty 100% vốn nước ngoài. Những hợp đồng chuyển giao công nghệ này không phải là những hợp đồng mới, do vậy số công nghệ chuyển giao trong giai đoạn này thực chất không nhiều. Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu là nâng mức phí chuyển giao công nghệ lên và gia hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, số liệu này cũng chỉ dựa trên những hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, còn thực tế việc chuyển giao giữa các tổ chức, cá nhân như thế nào, cơ quan quản lý không thể nắm được chính xác do không có số liệu báo cáo, thống kê đầy đủ. Do vậy, chủ trương quản lý thông thoáng để thu hút chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam cũng cần được soát xét lại. Luật Chuyển giao công nghệ 2006 cũng khuyến khích việc doanh nghiệp đăng ký NGUYỄN NGỌC VINH 75 hợp đồng chuyển giao công nghệ để được hưởng ưu đãi, tuy nhiên, chính sách ưu đãi này không có trong thực tiễn do chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng không chủ động để tiến hành đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. Cũng chính từ cơ chế quá mở trong quản lý hợp đồng chuyển giao công nghệ thời gian qua, đã xuất hiện hiện tượng chuyển giá qua chuyển giao công nghệ. Điều này cho thấy đã có những lỗ hổng trong chính sách quản lý đối với hoạt động chuyển giao công nghệ. Từ những lý o nêu trên, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ để tạo môi trường bình đẳng trong hoạt động chuyển giao công nghệ, góp phần tập trung thu hút công nghệ tiên tiến chuyển giao vào Việt Nam, đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm được thực trạng chuyển giao công nghệ của từng luồng (chuyển giao công nghệ trong nước, từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài). Trên cơ sở đó giúp cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đưa ra các quy định, chính sách phù hợp về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, đặc biệt là chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để bảo đảm công nghệ nhập khẩu đúng định hướng, tránh nhập khẩu công nghệ lạc hậu, gây tác động tiêu cực đến môi trường và bên cạnh đó, làm giảm đi sức ép cạnh tranh của oanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu và rộng như hiện nay. Việc sửa đổi quy định về quản lý hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ góp phần hình thành nên hệ thống cơ sở ữ liệu thông tin về công nghệ, kết nối với cổng thông tin quốc gia để chia sẻ thông tin. Qua đó có cơ sở trong việc đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ trong từng giai đoạn, cung cấp luận cứ để điều chỉnh chính sách nhập khẩu, chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tiễn. 3. Quản lý công nghệ trong các dự án đầu tư Theo thực tế quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN chỉ quản lý phần ngọn vì khi chủ đầu tư hoặc đối tác nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn tại Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì phần công nghệ, thiết bị, máy móc của dự án thường bị xem nhẹ, và các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN rất ít khi được hỏi ý kiến. Chính vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN không nắm được luồng công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam ngay từ khâu đầu vào, trừ những dự án đầu tư có điều kiện và những dự án đầu tư o Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, còn lại chỉ đến khi dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các bên lập hợp đồng chuyển giao công nghệ để đăng ký thì cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN mới biết và đến thời điểm này thì dù là công nghệ hiện đại hay lạc hậu thì nhà đầu tư cũng đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư rồi. Để góp phần hạn chế việc nhập khẩu, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, Luật KH&CN (Khoản 2 Điều 46) đã quy định: “Dự án đầu tư, chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải được thẩm định về cơ sở khoa học, trình độ công nghệ đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật trước khi phê duyệt”. Như vậy, theo Luật KH&CN, mọi dự án đầu tư đều phải được thẩm định về cơ sở KH&CN. Tuy nhiên Luật Đầu tư ban hành sau Luật KH&CN chỉ quy định việc thẩm định được thực hiện đối với dự án M T SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGH QUA THỰC TIỄN 76 đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao. Theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Trong trường hợp này, Luật Đầu tư được ưu tiên áp ụng, tuy nhiên lại không quy định chặt chẽ như Luật KH&CN dẫn đến việc kiểm soát công nghệ trong các dự án đầu tư gặp khó khăn. Vì vậy, để góp phần hạn chế việc nhập khẩu, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, cần nghiên cứu để quy định nội dung về bắt buộc thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư, đặc biệt đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao và các dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Quy định về thời hạn có ý kiến về công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư cũng chưa thật sự hợp lý (15 ngày kể ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến). Trên thực tế, đối với những dự án có nội dung công nghệ phức tạp đòi hỏi phải lấy ý kiến chuyên gia nước ngoài hoặc tổ chức hội đồng thẩm định thì thời hạn 15 ngày để có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư là không khả thi. 4. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu Quy định hiện hành về việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn còn mang tính nguyên tắc, chưa thực sự đủ mạnh và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, o đó phần nào hạn chế việc đa dạng hóa nguồn cung công nghệ, phát triển nguồn cầu công nghệ cho thị trường KH&CN. Theo quy định pháp luật hiện hành, tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước được ưu tiên đứng tên chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, thực tế nhiều tổ chức chủ trì sau khi được nghiệm thu kết quả, vì nhiều lý do đã không tiến hành các biện pháp cần thiết để thương mại hóa kết quả đó. Quy định về chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước tại Điều 40 Luật Chuyển giao công nghệ chỉ mang tính nguyên tắc, vì vậy thực tế thi hành bộc lộ nhiều hạn chế. Đây cũng là một phần nguyên nhân nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước ở trong tình trạng không được khai thác, trong khi nhiều doanh nghiệp mong muốn nhận chuyển giao để đưa vào ứng dụng, sản xuất, thành lập doanh nghiệp KH&CN,... Cần nghiên cứu để đưa ra quy định buộc tổ chức chủ trì trong thời hạn nhất định nếu không báo cáo việc ứng ụng hoặc không triển khai thương mại hóa kết quả nghiên cứu, Nhà nước sẽ giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu cho tổ chức khác để thương mại hóa. Điều này cũng ành ưu tiên giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra từ ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện dự án khởi nghiệp công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, vốn là những chủ thể có nhu cầu và năng lực thương mại hóa công nghệ. Việc sửa đổi, tháo gỡ những vướng mắc nhằm hoàn thiện Luật Chuyển giao công nghệ sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động chuyển giao công NGUYỄN NGỌC VINH 77 nghệ, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại, thúc đấy hình thành và phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Báo cáo tổng kết thi hành Luật chuyển giao công nghệ và đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ. 3. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ. (2016): /Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.asp x?ItemID=1226&LanID=1280&TabIndex=1. 4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015), số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015. 5. Luật Chuyển giao công nghệ (2006), số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. 6. Luật Đầu tư (2014), số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014. 7. Luật Khoa học và công nghệ (2013), số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013. 8. Pháp lệnh về Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), số 10 – LCT/HDDNN8 ngày 05 tháng 12 năm 1988. Ngày nhận bài: 07/02/2017 Biên tập xong: 15/3/2017 Duyệt đăng: 20/3/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_kien_nghi_nham_hoan_thien_luat_chuyen_giao_cong_nghe.pdf
Tài liệu liên quan