Đề tài Hoàn thiện cơ chế, chính sách Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

- Các quy định pháp luật hiện hành còn rất tản mạn, thiếu tính hệ thống và có những mâu thuẩn lẫn nhau, cản trở không ít tới việc thực hiện có hiệu quả CPH doanh nghiệp Nhà nước. Cho đến nay việc rà soát và đánh giá lại tác động cũng như hiệu lực của các quy định pháp luật về CPH chưa được thực hiện một cách chính thức và đầy đủ. Một trong những yêu cầu hiện nay là rà soát để loại bỏ các quy định mâu thuẩn, chồng chéo, thiếu tác dụng hoặc phản tác dụng đối với tiến trình CPH. - CPH động chạm đến nhiều vấn đề pháp lí quan trọng như vấn đề sở hữu Nhà nước. Công ty cổ phần, phát hành chứng khoán, việc làm, bảo hiểm các vấn đề nêu trên đều được điều chỉnh vằng các văn bản luật. Tốc độ CPH, việc giải quyết tốt các vấn đề hậu CPH phụ thuộc khá nhiều vào sự tồn tại của một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao mới giải quyết được một cách toàn diện, triệt để các vấn đề liên quan đến CPH. Chính vì vậy, nhiều quy định của CPH mặc dù có tầm quan trọng rất lớn song vẫn bị vô hiệu hóa bởi các nghị định và các văn bản dưới luật khác. - Do chúng ta coi CPH như một chương trình quốc gia nên việc thể chế hóa nó cũng cần ở tầm một văn bản pháp luật. Các quốc gia khi thực hiện tư nhân hóa như một chính sách, chương trình quốc gia đều ban hành luật để điều chỉnh.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế, chính sách Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Ban hành các quy định của pháp luật về CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là một việc làm hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách CPH, khung pháp lý tốt phù hợp sẽ khuyến khích, thúc đẩy CPH, đa dạng các hình thức sở hữu, đổi mới quy trình CPH, có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các nhà đàu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, khung pháp lí còn để cho các DNNN thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của DNNN. Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước(DNNN) Theo khoản 22 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì DNNN được hiểu là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước 2.1 Khái niệm cổ phần hóa(CPH) Cổ phần hóa là giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN mang tính chiến lược và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước. 2.2 Bản chất của quá trình CPH DNNN Về khía cạnh chính trị Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là quá trình tư nhân hóa một phần. CPH không làm xóa bỏ hoàn toàn sở hữu Nhà nước trong các cơ sở kinh tế công mà chỉ giảm mức độ sở hữu, tức là chỉ có sự thay đổi về chất trong các cơ sở kinh tế này. Với tư cách là giải pháp cải cách nền kinh tế, CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được tiến hành với sự cân nhắc triệt để các hậu quả chính trị - xã hội của nó nên vẫn đảm bảo được tính định hướng Xã hội chủ nghĩa của việc phát triển kinh tế thị trường trong lúc vẫn củng cố được những thành quả của công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa. Về bản chất pháp lí Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là việc biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ, tức là hình thức chuyển từ sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp cho những người khác. Những người này trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp theo tỉ lệ tài sản mà họ sở hữu trong DN CPH Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Những điểm cơ bản trong pháp luật hiện hành của Việt Nam về Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. 1.1. Đối tượng áp dụng Theo quy định tại điều 2 nghị định 109/2007/NĐ-CP thì đối tượng cổ phần hóa là: 1. Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương. 2. Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế (sau đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước). 3. Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con. 4. Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập. 5. Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty. 6. Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. So với những văn bản pháp luật liên quan trước đó nghị định 109/CP đã mở rộng đối tượng áp dụng cổ phần hóa. Theo đó, không chỉ bao gồm các công ty nhà nước độc lập mà còn cả các tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty con và công ty TNHH do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc mở rộng đối tượng cổ phần hóa là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước, đó là Nhà nước chỉ nắm giữ quyền chi phối đối với các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế và từng bước giảm bớt sự tham gia của Nhà nước vào quản lí doanh nghiệp. Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được cổ phần hóa không phụ thuộc vào thực trạng hoạt động, điều kiện hạn chế đối với việc CPH là Không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ; Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp. Đối với viêc CPH bộ phận của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì bộ phận đó có đủ điều kiện hạch toán độc lập và việc CPH không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hoặc bộ phận còn lại của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Đã xác định trong phương án tổng thể sắp xếp DN được Thu tướng Chính phủ phê duyệt.(điều 3 NĐ 109/CP) 1.2 Về hình thức cổ phần hóa(điều 4 NĐ 109/CP) Trong quá trình CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau để có thể tiến hành CPH một cách phù hợp nhất: Thứ nhất: Sẽ giữ nguyên vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Hình thức này áp dụng đối với những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện CPH có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức huy động vốn thêm tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ánh trong phương án CPH. Thứ hai: Sẽ bán một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc kết hợp vừa bán một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. Thứ ba: Sẽ bán toàn bộ vốn hiện có của Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn vừa phát hành thêm cổ phiếu. 1.3 Cơ chế bán cổ phần lần đầu Nghị định 109/CP quy định tỉ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương thức thỏa thuận và các nhà đầu tư thường theo phương pháp đấu giá không thấp hơn 25% vốn điều lệ, trong đó cổ phần bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường không thấp hơn 50% số cổ phần nêu trên. Tuy nhiên với những DN quy mô lớn, mức bán ra công chúng do cơ quan quyết định phương án cổ phần hóa xác định. Về phương thức chọn nhà đầu tư chiến lược, phương thức bán, giá bán cho nhà đầu tư chiến lược nghị đinh 109/CP quy định cụ thể phương thức bán thỏa thuận trực tiếp. Đối với tập đoàn kinh tê, tổng công ty Nhà nước nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riêng giữa các nhà đầu tư chiến lược. Mặt khác để giảm thiểu sự lợi dụng trong việc đấu giá, Nghị định này quy định nếu nhà đầu tư từ chối mua trên 30% số lượng cổ phiếu bán ra thì tổ chức đấu giá tiếp phần từ chối đó; không áp dụng cơ chế chọn thầu cho những nhà đầu tư trả giá thấp hơn như trước. Để công khai minh bạch trong quá trình bán cổ phần lần đầu, nghị định quy định về công bố thông tin thực hiện phát hành ra công chúng để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp CPH đồng thời niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán thì phương án CPH có thể quy định khối lượng cổ phần đặt mua tối đa, tối thiểu đối với phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ phần lần đầu để DN sau khi CPH có đủ điều kiện niêm yết. Quy định mức đặt mua tối đa, tối thiểu trong phương án phát hành cổ phần lần đầu không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. 1.4 Đối tượng và điều kiện mua cổ phần Đối tượng và điều kiện mua cổ phần được mở rộng, pháp luật quy định nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần tại các DN CPH với số lượng không hạn chế trừ trường hợp quy định khối lượng cổ phần đặt mua tối đa, tối thiểu tại khoản 4 điều 6 nghị định 109/CP. Các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các DN CPH theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu chi khác từ đầu tư mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này. Nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 03 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp), các tổ chức tài chính trung gian, các cá nhân thực hiện tư vấn, định giá, đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa không được tham gia đấu giá mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp đó. 1.5 Xử lí tài chính khi CPH Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện CPH có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động xử lí theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị DN CPH và trong quá trình CPH. Nghị định 109/CP quy định rất cụ thể về các trường hợp xử lí tài chính của công ty nhà nước như: Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lí tồn tại về tài chính; xử lí tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh liên kết, tài sản không cần dung, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; các khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả, khoản nợ dự phòng, lỗ, lãi, vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác: góp vốn liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần, góp vốn bằng thành lập công ty TNHH và các hình thức đầu tư khác…Về thời điểm xử lí tài chính khi cổ phần hóa, nghị định 109/CP quy định rõ tại điều 21: Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Nghi định này cũng bổ sung thêm trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty trong việc xử lí các tồn tại tài chính với tư cách là cơ quan chủ sở hữu vốn. Cụ thể theo nghị định 187/2004/NĐ – CP, tài sản không cần dùng, nợ phải thu khó đòi loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp CPH, bàn giao về công ty mua bán nợ và tài sản nợ đọng; trách nhiện xử lí những tài sản này thuộc về những tập đoàn, tổng công ty. Để phù hợp với luật quản lí thuế, nghị định 109/CP quy định: Doanh nghiệp CPH phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển đổi, trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì công ty cổ phần sau này có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế. 1.6 Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Nghị định 109/CP đã bổ sung một số quy định nhằm hoàn thiện phương pháp định giá. Các doanh nghiệp CPH được áp dụng một trong các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp như: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp khác, trong đó quy định đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được sử dụng kết quả kiểm toán để làm thông số tính giá trị doanh nghiệp, song cần phải kiểm kê, đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất theo luật đất đai. Tuy nhiên để trách khả năng thất thoát cho Nhà nước trong hoạt động định giá, nghị định 109/CP quy định việc xác định giá trị doanh nghiệp có thể bằng nhiều phương pháp, giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản. Nghị định cũng quy định những doanh nghiệp CPH phải thực hiện thuê tư vấn xác định giá trị đối với Doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc có vị trí địa lý thuận lợi. Còn doanh nghiệp CPH có tổng giá trị tài sản dưới 30 tỷ đồng thì không nhất thiết phải thuê tổ chức định giá, doanh nghiệp này có thể tự xác định giá trị doanh nghiệp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp. Trong trường hợp có từ hai tổ chức tư vấn định giá trở lên thì phải tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo quy định pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp CPH được điều chỉnh giá trị doanh nghiệp đã công bố trong trường hợp gặp phải nguyên nhân khách quan(thiên tai, dịch hoa, danh sách do Nhà nước thay đổi...) làm ảnh hưởng đến giá trị những tài sản doanh nghiệp, và sau 12 tháng kể từ ngày xác định giá trị doanh nghiệp và doanh nghiệp chưa thực hiện bán cổ phần.(điều 22 NĐ 109/CP) 1.7 Xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp Điều 30 ND 109/CP quy định trường hợp doanh nghiệp CPH lựa chọn hình thức thuê đất, nếu doanh nghiệp thực hiện trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất thì tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố. Đây là quy định mới so với quy định về vấn đề này tại nghị định 187/2004/CP Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hằng năm thì không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần sẽ làm cho ngân sách Nhà nước tránh được việc thất thoát một khoản tiền lớn khi doanh nghiệp tiến hành CPH, người lao động phải mua giá cổ phiếu cao hơn gấp nhiều lần. Do vậy, việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH chính là việc trả lại sự công bằng trong CPH và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội sở hữu cổ phiếu làm chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy, nghị định 109/CP đã đưa ra nguyên tắc xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc quy định và công bố giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp CPH trong trường hợp được giao đất. Giá thuê đất được lấy vào thời điểm định giá. 1.8 quyền lợi của người lao động Theo quy định tại điều 51 nghị định 109/CP thì Người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được hưởng các chính sách ưu đãi sau: 1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định này. 2. Được chia số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi (bao gồm cả giá trị tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi) theo quy định tại Điều 14 và Điều 19 Nghị định này để mua cổ phần. 3. Được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành nếu chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần. 4. Được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. 5. Nếu bị mất việc, thôi việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì được thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật. Công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở của DNNN CPH nên phải có trách nhiệm kế thừ mọi nghĩa vụ đối với người lao động từ doanh nghiệp CPH chuyển sang, doanh nghiệp có quyền tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật lao động. Nếu người lao động cổ phiếu của công ty cổ phần thì giá bán cổ phiếu ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được giảm 40% so với giá đấu bình quân. Đối với những doanh nghiệp đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động có thể thấp hơn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.9 Một số quy định khác về CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước 1.9.1 Về việc quản lí, sử dụng số tiền thu được từ bán cổ phần Tại điều 45 nghị định 109/CP quy định: 1. Đối với trường hợp bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: a) Số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và chi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chế độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Phần còn lại được xử lý theo quy định tại điểm c khoản này; b) Trường hợp tiền thu từ cổ phần hóa tại doanh nghiệp không đủ giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư thì được bổ sung từ: - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ (đối với trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên, công ty con, đơn vị phụ thuộc tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ). Nếu thiếu thì được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập (đối với trường hợp cổ phần hóa bộ phận doanh nghiệp); - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (đối với trường hợp cổ phần hóa công ty nhà nước độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; toàn bộ tổng công ty nhà nước; toàn bộ tập đoàn, công ty mẹ). c) Số tiền thu từ bán phần vốn nhà nước còn lại (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) sau khi trừ các khoản chi theo quy định tại điểm a khoản này được nộp về: - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Tập đoàn, Tổng công ty trong trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên, công ty con hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn, Tổng công ty; - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Công ty mẹ trong trường hợp cổ phần hóa công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn do Công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ, cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ; - Công ty nhà nước độc lập hoặc doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong trường hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp này; - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong trường hợp cổ phần hóa toàn bộ công ty nhà nước độc lập; toàn bộ tổng công ty nhà nước; toàn bộ tập đoàn, công ty mẹ được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 4. Các khoản thu từ cổ phần hóa được sử dụng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư tại doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định là nguồn thu của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Như vậy nghị định đã cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền thu từ CPH để thanh toán chi phí từ cổ phần hóa và giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư khi cổ phần hóa(kể cả người lao động nghỉ việc theo quy định của luật lao động cũng như người lao động thuộc đối tượng áp dụng chính sách dôi đư sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của chính phủ) Nghị định này đã quy định thành lập các Quỹ hộ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đặc biệt là Quỹ hộ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước để tiếp nhận tiền thu từ cổ phần hóa còn lại sau khi trừ đi chi phí CPH doanh nghiệp sắp xếp lao động dôi dư. Cụ thể: Quỹ hộ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty sử dụng để: hỗ trợ các doanh nghiệp tực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu; giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư và xử lí các vấn đề tài chính theo quy định của pháp luật; bổ sung vốn điều lệ theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền, phần còn lại được đầu tư để phát triển doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tập trung nguồn thu từ CPH doanh nghiệp độc lập thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; toàn bộ tổng công ty Nhà nước, tập đoàn kinh tế, công ty mẹ được tổ chức và hoạt độngt heo mô hình công ty mẹ - công ty con. Quỹ hộ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sử dụng để: hỗ trợ các doanh nghiệp sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư và xử lí các vấn đề tài chính theo quy định của pháp luật, bổ sung vốn điều lệ của Tổng công ty đầu tu và kinh doanh vốn Nhà nước hoặc đầu tư vào các dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều hòa nguồn quỹ trên của giữa các tập đoàn, tổng công ty để cho việc đầu tư phát triển đất nước trong từng thời kì theo đề nghị của Bộ tài chính. 1.9.2 Về quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp Nghị định 109/CP đã bỏ chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp CPH, bãi bỏ việc hỗ trợ các công ty cổ phần trong việc xử lí lao động dôi dư sau khi đã chuyển thành công ty cổ phần, người lao động trong doanh nghiệp vẫn tiếp tục được hưởng cơ chế mua cổ phần ưu đãi 40% so với giá đấu thành công bình quân như trước đây, nhưng quyền mua cổ phần được nhà nước đảm bảo tối đa theo số năm làm việc trong khu vực Nhà nước(100 cổ phiếu/ 1 năm), tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cũng được mua cổ phần với giá ưu đãi như người lao động tại doanh nghiệp 1.9.3 Về trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan liên quan Nghị định nhấn mạnh trách nhiệm của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước(SCIC) trong việc tham gia quá trình CPH đối với những doanh nghiệp CPH thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC như: Thành phần ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có đại diện của SCIC; phối hợp với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thanh phố trực thuộc trung ương tổ chức, triển khai thực hiện CPH, thực hiện lựa chọn phần vốn Nhà nước góp tại công ty cổ phần Ngoài ra, nghị định còn quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan trong việc CPH, đẩy mạnh phân cấp đồng thời bổ sung quy định về xử lí vi phạm và quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt phương án CPH đối với các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt. Hội đồng quản trị các tập đoàn tổng công ty được ủy quyền quyết định phương án CPH, công bố giá trị doanh nghiệp đối với các công ty trực thuộc. 1.9.4 Về giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác cũng được xác định. Cụ thể: giá trị vốn đầu tư dài hạn được xác định trên cơ sở tỉ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp trên vốn điều lệ hoặc tổng số vốn thực góp tại doanh nghiệp khác. Đối với phần góp vốn tại công ty niêm yết, giá trị vốn góp được tính thao giá cổ phiếu đang giao dịch tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. III. Quy định pháp luật – những tồn tại cần khắc phục Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước động chạm đến sở hữu Nhà nước, sở hữu toàn dân theo hướng giảm tỉ trọng của nó. Hơn nữa, do nhiều yếu tố gắn với cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, việc CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chứa đựng nguy cơ lãng phí ngân sách Nhà nước và sự giàu lên của một số ít cán bộ, công chức Nhà nước. Có thể nói, CPH là vấn đề nhạy cảm cả về chính trị lẫn kinh tế. Chính vì vậy, CPH cần được tiến hành trên nền tảng pháp lí vững chắc. Xét ở khía cạnh này, pháp luật hiện hành về CPH chưa đáp được. Từ trước đến nay để tạo cơ sở pháp lí cho CPH Nhà nước chỉ ban hành các văn bản dưới luật trong đó phần nhiều là các nghị định, nghị quyết, thông tư hướng dẫn, quyết định. Khác với thực tiễn lập pháp của ở nhiều nước tiến hành cải cách DNNN, ở nước ta hiện nay chưa có một văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao điều chỉnh các quan hệ pháp sinh từ CPH. Tốc độ CPH, việc giải quyết tốt các vấn đề hậu CPH phụ thuộc khá nhiều vào sự tồn tại của một văn bản pháp luật có hiệu lực cao mới giải quyết được một cách toàn diện, triệt để các vấn đề liên quan đến CPH. Việc hoàn thiện nền tảng pháp lí ở nước ta nên bắt đầu từ việc xây dựng luật CPH. Sự cần thiết phải xây dựng luật CPH bắt nguồn từ những lí do sau: Cổ phần hóa là giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN mang tính chiến lược và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước. Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, CPH có tầm quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị và xã hội. Ở khía cạnh kinh tế, CPH có thể mang một sức sống mới cho thành phần kinh tế Nhà nước, đặc biệt là DNNN. Ở góc độ chính trị, CPH đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại trong những hình thức kinh tế mới, thích hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng hiệu quả của chúng và vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước Các quy định pháp luật hiện hành còn rất tản mạn, thiếu tính hệ thống và có những mâu thuẩn lẫn nhau, cản trở không ít tới việc thực hiện có hiệu quả CPH doanh nghiệp Nhà nước. Cho đến nay việc rà soát và đánh giá lại tác động cũng như hiệu lực của các quy định pháp luật về CPH chưa được thực hiện một cách chính thức và đầy đủ. Một trong những yêu cầu hiện nay là rà soát để loại bỏ các quy định mâu thuẩn, chồng chéo, thiếu tác dụng hoặc phản tác dụng đối với tiến trình CPH. CPH động chạm đến nhiều vấn đề pháp lí quan trọng như vấn đề sở hữu Nhà nước. Công ty cổ phần, phát hành chứng khoán, việc làm, bảo hiểm…các vấn đề nêu trên đều được điều chỉnh vằng các văn bản luật. Tốc độ CPH, việc giải quyết tốt các vấn đề hậu CPH phụ thuộc khá nhiều vào sự tồn tại của một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao mới giải quyết được một cách toàn diện, triệt để các vấn đề liên quan đến CPH. Chính vì vậy, nhiều quy định của CPH mặc dù có tầm quan trọng rất lớn song vẫn bị vô hiệu hóa bởi các nghị định và các văn bản dưới luật khác. Do chúng ta coi CPH như một chương trình quốc gia nên việc thể chế hóa nó cũng cần ở tầm một văn bản pháp luật. Các quốc gia khi thực hiện tư nhân hóa như một chính sách, chương trình quốc gia đều ban hành luật để điều chỉnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBi lm.doc
Tài liệu liên quan