Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung chế định hợp đồng trong dự thảo của Bộ luật dân sự
Về đối tượng của hợp đồng mượn tài
sản, quy định tại Điều 518 của dự thảo:
“Tất cả những tài sản không tiêu hao đều
có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài
sản”. Tuy nhiên, trong nội dung dự thảo
không có khái niệm giải thích cụ thể như
thế nào là “những tài sản không tiêu hao”
trong chương mục này cũng như trong
phần giải thích từ ngữ của Bộ luật dân sự.
Nếu lập luận rằng “Vật không tiêu hao” đã
có khái niệm quy định tài Khoản 2 Điều
129 của dự thảo để có thể thay thế cho khái
niệm tài sản không tiêu hao thì đây là một
quan niệm thiếu chính xác, không khoa
học, bởi lẽ “tài sản tại Điều 122 của dự
thảo có thể là vật nhưng vật chưa hẳn sẽ là
tài sản”. Rõ ràng, sự bất cập trong cách
dùng câu từ lúc thì “tài sản không tiêu hao”
lúc thì “Vật không tiêu hao” trong quy định
này dẫn đến việc thiếu tính thống nhất
chung trong cách hiểu, chắc chắn sẽ ảnh
hưởng không nhỏ trong đời sống xã hội khi
mà Bộ Luật này được Quốc hội thông qua.
Chúng tôi kiến nghị, cần bổ sung quy
định rõ cho bên mượn tài sản không có
nghĩa vụ phải trả bất cứ một khoản tiền
hoặc tài sản nào khác. Đồng thời phải giải
thích rõ khái niệm “tài sản không tiêu hao”
để quy định này hoàn thiện hơn, thống nhất
chung từ trung ương đến địa phương trong
quá trình thực thi.
Tóm lại: Dự thảo Bộ luật dân sự sửa
đổi lần này đã có những quy định mang tính
chất cơ bản, học thuyết phù hợp với sự vận
động của các văn bản pháp luật hiện hành
khác trong đó có các luật chuyên ngành có
liên quan đến “Hợp đồng”. Những điểm
mới này có thể khẳng định, Bộ Luật dân sự
đã đi đúng hướng nhằm xác lập lại vị trí
trong hệ thống pháp luật tư, nội dung của
Dự thảo quy định hoàn toàn mang tính kế
thừa trong khi thực tế đã có những đổi mới
một cách tự nhiên quan trọng trong đời sống
dân sự. Ban soạn thảo đã có những đột phá
về tư duy nhằm đảm bảo tính logic trong Bộ
luật nói riêng và hệ thống pháp luật của Việt
Nam nói chung. Tuy nhiên, để đổi mới các
nội dung trong dự thảo, các nhà làm luật cần
phải triệt để, phải vượt qua những rào cản
về thói quen, tập quán hay tâm lý ngại thay
đổi của mọi giai tầng trong xã hội. Với
nhiệm vụ lớn lao của người công dân đối
với việc góp ý kiến sửa đổi bổ sung Bộ luật
dân sự lần này, chúng ta cần phải tập trung
cao độ để nghiên cứu, phân tích và cất nhắc
việc kiến nghị các quy định liên quan đến
chế định “Hợp đồng” nhằm bảo đảm yếu tố
ổn định bền vững trong tương lai của Dự
thảo sau khi được Quốc hội thông qua và
triển khai thực hiện các quy định của chế
định này trong đời sống xã hội nước ta.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung chế định hợp đồng trong dự thảo của Bộ luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015
12
Một số kiến nghị sửa đổi bổ sung chế định hợp đồng
trong dự thảo của Bộ luật Dân sự
Proposals on admendments and supplements to contracts in The Draft Civil Code
TS. Hồ Xuân Thắng
Trường Đại học Sài Gòn
Ph.D. Ho Xuan Thang
Sai Gon University
Tóm Tắt
Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân tham gia góp ý kiến bảo đảm tính ổn định bền vững lâu dài trong
đời sống xã hội của Dự thảo Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Dân sự sau khi đã được Quốc hội thông qua. Bài
viết tập trung phân tích các nội dung chế định “Hợp đồng” trong Dự thảo, trên cơ sở so sánh tính hợp lý
của các quy định này trong thực tiễn thi hành Bộ Luật Dân sự hiện hành năm 2005 và yêu cầu hội nhập
giai đoạn hiện nay của đất nước. Qua đó, Tác giả đề xuất các kiến nghị hoàn thiện các quy định liên
quan đến chế định “Hợp đồng” liên quan đến vấn đề: Hợp đồng theo mẫu; Một số hợp đồng thông
dụng; Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; Địa điểm giao hàng; Trách nhiệm do giao hàng
không đúng số lượng; Thời điểm chuyển rủi ro đối với trường hợp tài sản đó phải đăng ký quyền sở
hữu; Chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu; chế tài hợp đồng và Hợp đồng mượn tài sản.
Từ khóa: Bộ Luật Dân sự, kiến nghị, hợp đồng...
Abstract
Responding to a mass movement to provide comments to ensure stable long-term sustainability of the
social life of the Draft Amendments and supplements to the Civil Code, after which the National
Assembly. The article focuses on analyzing the contents of regulatory "contract" in the draft, on the
basis of comparative validity of these provisions in practice of the implementation of the Civil Code of
2005 and the current integration requirements in the current stage of the country. Thereby, the authors
propose recommendations to finalize regulations relating to regulatory "contract" related issues:
Contract Form; Some common contract; Adjust the contract when circumstances change; Place of
delivery; Responsibility for delivery due to incorrect number; Time to transfer the risk to the assets
which case ownership must be registered; Costs related to the transfer of ownership; contract sanctions
and asset loan contract.
Keywords: The Civil Code, proposition, contract
Bộ Luật dân sự là một trong những
đạo luật lớn nhất trong hệ thống pháp luật
Việt Nam và đóng một vai trò hết sức quan
trọng đối với việc duy trì sự ổn định các
giao dịch dân sự, thương mại trong nền
kinh tế cũng như đời sống xã hội. Tuy
nhiên, Trong thời kì đổi mới đất nước và
hội nhập nền kinh tế thế giới ở nước ta, Bộ
13
Luật dân sự năm 2005 đã bộc lộ nhiều bất
cập cần phải sửa đổi bổ sung để điều chỉnh
các quan hệ dân sự bình đẳng công khai
minh bạch hơn, đồng thời làm cơ sở cho
việc ban hành các văn bản luật chuyên
ngành một cách có hiệu quả. Vì thế cho
nên, nội dung Dự thảo Bộ luật dân sự sửa
đổi, bổ sung Bộ luật dân sự hiện hành
(2005) đã được công bố để lấy ý kiến đóng
góp của đông đảo tầng lớp nhân dân. Để
tham gia đóng góp ý kiến bổ sung vào các
nội dung của dự thảo, chúng tôi sẽ phân
tích và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi bổ
sung liên quan đến chế định hợp đồng để
cùng nhau trao đổi.
Một là: Về Hợp đồng theo mẫu
Tại Điều 424 của Dự thảo đã thực sự
kế thừa những quy định từ Bộ Luật dân sự
(2005) về Hợp đồng theo mẫu. Tuy nhiên,
cách hiểu “hợp đồng theo mẫu là hợp đồng
gồm những điều khoản do một bên đưa ra
theo mẫu” chưa đáp ứng được sự phát triển
của quan hệ hợp đồng. Trong thực tiễn,
xuất hiện những trường hợp xung đột hợp
đồng theo mẫu, khi cả hai bên tham gia
hợp đồng để đưa ra hợp đồng mẫu trong
thời gian thực hiện đàm phán, thương thảo
để kí kết hợp đồng, thế nhưng trong nội
dung Dự thảo chưa bàn đến cơ chế để giải
quyết vấn đề này.
Mặt khác, nguyên tắc giải thích điều
khoản trong dự thảo về hợp đồng mẫu
không rõ ràng, thiếu tính phù hợp với các
chuẩn mực chung trên thế giới theo thuyết
“contra conferentem”. Chúng tôi nhận thấy
rằng, thực tế áp dụng vấn đề này tại Việt
Nam trong thời gian qua đều có vướng mắc
liên quan đến việc quy định cơ quan giải
thích điều khoản hợp đồng. Tức là khi có
những điều khoản không rõ ràng trong hợp
đồng theo mẫu, doanh nghiệp Việt Nam gửi
đơn đề nghị giải thích điều khoản này tới cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó, các
cơ quan này gửi công văn trả lời cho doanh
nghiệp về nội dung điều khoản chủ yếu có
lợi cho doanh nghiệp.
Do vậy, theo ý kiến của chúng tôi kiến
nghị sửa đổi cần bổ sung quy định xử lý các
xung đột về hợp đồng theo mẫu của các
bên, theo đó những điều khoản mẫu trong
hợp đồng là những điều khoản có sự thống
nhất của cả hai bên đưa ra hợp đồng mẫu.
Ngoài ra, cần quy định việc trao thẩm
quyền giải thích điều khoản không rõ ràng
cho Tòa án có thẩm quyền theo thủ tục rút
gọn trong tố tụng dân sự.
Hai là: Về nội dung “một số hợp đồng
thông dụng”
Từ quy định trong Bộ Luật dân sự hiện
hành đến Dự thảo Bộ Luật dân sự sửa đổi
không có sự thay đổi đáng kể về danh sách
những hợp đồng thông dụng. Điểm bất cập
trong nội dung này là những quy định của
Dự thảo rất chồng chéo với các văn bản
pháp luật chuyên ngành trong hệ thống
pháp luật của nước ta, với lý do các nhà
soạn thảo chưa có cách nhìn đa chiều trong
mối liên hệ mật thiết giữa nội dung luật này
với các Luật khác. Điều này làm ảnh hưởng
rất lớn đến việc thực thi pháp luật trong
thực tiễn bởi thiếu tính ổn định, sự trường
thọ của Bộ luật này trong tương lai.
Theo quan điểm của mình, chúng tôi
kiến nghị sửa đổi: Thứ nhất, nên loại bỏ
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp
đồng gia công ra khỏi danh sách được liệt
kế trong dự thảo
Thứ hai, cần bổ sung loại hợp đồng
phổ biến trên thực tế như hợp đồng đại lý,
hợp đồng ủy thác, hợp đồng môi giới, hợp
đồng thành lập công ty, v.v... vào nội dung
điều luật này của dự thảo, để việc áp dụng
trong thực tiễn linh hoạt hơn.
Ba là: Điều chỉnh hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi
Tại Điều 443 của Dự thảo lần này đã
bổ sung quy định về điều chỉnh hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi, đây là một điểm
14
mới rất quan trọng trong Dự thảo Bộ luật
dân sự sửa đổi. Nội dung của Điều này
không trái với các quy định tại mục 6.2
PICC 2010 sự kiện xẩy ra làm ảnh hưởng
đến một bên không thể kí kết được mục
đích của giao kết hợp đồng trong lĩnh vực
kinh doanh, thương mại Quốc tế. Nhìn
nhận dưới góc độ kinh doanh thương mại,
điều này hướng tới việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, bởi nhu cầu điều chỉnh
hợp đồng chủ yếu sẽ xuất phát từ nhà sản
xuất. Thực tế trong những năm gần đây,
nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản đã lợi dụng lý do biến động thị trường,
giá nguyên vật liệu tăng cao làm ảnh
hưởng lớn đến việc hoàn thành các dự án
và tất nhiên căn hộ được bán đến người có
nhu cầu bất hợp lý. Rõ ràng, lúc này các
tranh chấp xảy ra thường gây nên những
bất lợi cho người mua, nhất là với những
người có thu nhập thấp ở nước ta. Doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản trì hoãn
tiến độ khi chưa giải quyết xong “chiến
lược” tăng giá của mình, dự án bị đình trệ,
vấn đề tệ hại nhất đó là vốn của người tiêu
dùng bị doanh nghiệp chiếm dụng bất hợp
pháp. Do vậy, quy định tại Dự thảo cho
phép Tòa án được xử lý hợp đồng khi các
bên không đạt được thỏa thuận là hàn toàn
hợp lý nhưng những nguyên tắc khi tiến
hành chấm dứt hợp đồng hay hủy bỏ hợp
đồng lại không được bàn đến. Đây là một
khiếm khuyết rất lớn, cần được xem xét bổ
sung vào dự thảo lần này, chúng tôi Kiến
nghị sửa đổi: Quy định tại Khoản 3 Điều
443 dự thảo cần bổ sung nội dung như sau:
Tòa án thực hiện việc chấm dứt hoặc điều
chỉnh hợp đồng theo hướng bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.
Bốn là: Về vấn đề địa điểm giao hàng
trong hợp đồng mua bán tài sản
Khi bàn đến vấn đề địa điểm giao
hàng, xét về nguyên tắc xác định địa điểm
giao hàng trong trường không có thỏa
thuận theo quy định trong Dự thảo lại có sự
mâu thuẫn tương quan với Luật Thương
mại hiện hành năm 2005. Theo Điều 458
của Dự thảo thì: “Địa điểm giao tài sản do
các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa
thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2
Điều 307 của Bộ luật này”, nội dung này
cũng được quy định tại Khoản 2 Điều 307
Dự thảo, như sau: “Trường hợp không có
thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ
được xác định như sau:
- Nơi có bất động sản, nếu đối tượng
của nghĩa vụ là bất động sản;
- Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có
quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không
phải là bất động sản”.
Nếu đem đối chiếu với quy định tại
Khoản 2 Điều 35 Luật Thương mại (2005)
thì quy định như vậy là thiếu chính xác và
không rõ ràng, dẫn tới việc không thống
nhất trong cách hiểu nội dung của điều
luật:
“Trường hợp không có thỏa thuận về
địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:
- Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền
với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hóa đó;
- Trường hợp trong hợp đồng có quy
định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán
có nghĩa vụ giao hàng cho người vận
chuyển đầu tiên;
- Trường hợp trong hợp đồng không
có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên
biết được địa điểm kho chứa hàng, địa
điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo
hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại
địa điểm đó;
- Trong các trường hợp khác, bên bán
phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh
của bên bán, nếu không có địa điểm kinh
doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của
bên bán được xác định tại thời điểm giao
15
kết hợp đồng mua bán”.
Bởi thế cho nên, chúng tôi xin kiến
nghị sửa điểm b khoản 2 Điều 307 như sau:
“Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có
nghĩa vụ giao hàng, nếu đối tượng của
nghĩa vụ không phải là bất động sản”.
Năm là: Đối với quy định về Trách nhiệm
do giao hàng không đúng số lượng trong
hợp đồng mua bán tài sản
Theo quy định về quyền của bên mua
trong trường hợp bên bán giao thiếu hàng:
“Bên mua có quyền: Hủy bỏ hợp đồng nếu
việc vi phạm làm cho bên mua không đạt
được mục đích giao kết hợp đồng và yêu
cầu bồi thường thiệt hại.” tại Điểm c Khoản
2 Điều 460 Dự thảo là không phù hợp.
Thứ nhất, việc giao thiếu hàng không
phải là một lỗi nghiêm trọng, trong thực tế
bên bán hoàn toàn có khả năng khắc phục
hợp đồng sau khi bên mua gia hạn thêm
một khoảng thời gian phù hợp.
Thứ hai, khái niệm “không đạt được
mục đích giao kết hợp đồng” rất khó xác
định trên thực tế. Khái niệm này được quy
định tại Điều 25 của Công ước Viên 1980
(CISG) về mua bán hàng hóa quốc tế, tuy
nhiên, các Thẩm phán, Trọng tài quốc tế
vẫn dựa vào án lệ để xác định tính chất vi
phạm cơ bản này.
Để đảm bảo tính khả thi trong thực
tiễn thi hành của điều luật này, chúng tôi
kiến nghị, cần phải bỏ quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 460 và sửa lại thuật ngữ “Vi
phạm nghiêm trọng” tại Khoản 3 Điều 446
Dự thảo thành cụm từ thuật ngữ “Vi phạm
cơ bản” cho phù hợp với thuật ngữ
“Fundamental” sử dụng trong Công ước
Viên 1980.
Sáu là: Liên quan đến vấn đề Thời điểm
chuyển rủi ro đối với trường hợp tài sản
đó phải đăng ký quyền sở hữu trong
hợp đồng mua bán tài sản.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 465
của dự thảo: “Đối với hợp đồng mua bán
tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó
phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán
chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục
đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời
điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi
bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có
thoả thuận khác”.
Quy định này theo quan điểm của
chúng tôi là bất hợp lý, trái với quy định
trong Luật Thương mại hiện hành (2005).
Bởi vì, sau khi người bán chuyển giao tài
sản cho người mua nhưng người bán vẫn
phải tiếp tục gánh chịu rủi ro cho đến khi
người mua làm xong thủ tục chuyển quyền
sở hữu là không công bằng cho bên bán.
Tức là quy định này vô hình trung tạo cơ
hội cho bên mua làm khó cho bên bán và
tranh chấp trong giao dịch mua bán giữa
hai bên có thể xẩy ra mãnh liệt trong tương
lai. Ví dụ như trong trường hợp người mua
biết được việc bên bán đang làm thủ tục
đăng ký để chuyển giấy tờ sử hữu phải chịu
rủi ro cho nên họ có thể thay đổi ý định
mua hoặc cố ý gây ra một lỗi nào đó từ
khối tài sản đã giao thì bên bán vẫn phải
chịu trách nhiệm về hàng hóa đó như vậy
việc hoàn tất thủ tục mua và bán khó khả
thi và tất nhiên, người bán gặp phải gánh
chịu rủi ro quá lớn hay người mua?.
Kiến nghị sửa đổi: Sửa lại nội dung
quy định tại Khoản 2 Điều 465 Dự thảo
theo hướng bảo vệ người bán và ngăn chặn
cơ hội thay đổi ý định mua hoặc tạo cớ rủi
ro đối với tài sản của bên mua nhằm giảm
thiểu tranh chấp thực hiện hợp đồng mua
và bán trong thực tiễn thi hành.
Bảy là: Vấn đề Chi phí liên quan đến
việc chuyển quyền sở hữu trong hợp đồng
mua bán tài sản.
Tại Khoản 4 Điều 446 của dự thảo có
quy định về chi phí liên quan đến việc
chuyển quyền sở hữu, đây là một trong
những điểm có sự đổi mới để phù hợp với
điều kiện kinh tế-xã hội của quốc gia. Tuy
16
nhiên, nghiên cứu sâu ở quyền và nghĩa vụ
các bên trong hợp đồng thì thật sự đây là
một quy định rất bất hợp lý. Nghĩa là nó
không thuận khi xác định nghĩa vụ của bên
bán phải thanh toán các chi phí liên quan
đến việc chuyển quyền sở hữu. Nhất là
mâu thuẫn khá nhiều trong quy định pháp
luật ở các lĩnh vực chuyên ngành, như luật
thương mại, luật kinh doanh bất động sản,
kinh doanh chứng khoán... khi mà bên bán
chịu trách nhiệm nộp các khoản lệ phí
trước bạ.
Do đó, chúng tôi kiến nghị nên sửa
khoản 4 Điều 446 của dự thảo theo hướng
“bên mua phải chịu chi phí liên quan đến
chuyển quyền sở hữu” để không trái với
thực tiễn diễn ra các giao dịch dân sự trong
nền kinh tế thị trường hiện nay.
Tám là: Vấn đề chế tài hợp đồng
Phải thừa nhận rằng, trong các hình
thức chế tài hợp đồng, bồi thường thiệt hại
và phạt vi phạm là những hình thức được
diễn ra khá phổ biến. Mặc dù vậy, quan
niệm về tính độc lập của hai hình thức chế
tài này trong Luật Thương mại (2005) và
dự thảo Bộ luật dân sự không thống nhất.
Luật Thương mại hiện hành (2005) xác
định đây là hai chế tài hoàn toàn độc lập,
nó không phụ thuộc lẫn nhau, tức là khi có
đủ căn cứ phát sinh vi phạm thì khi đó sẽ
áp dụng chế tài. Trong khi đó Điều 411 của
dự thảo quy định hai chế tài có liên quan
mật thiết với nhau, như sau:
“Các bên có thể thỏa thuận về việc
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại
hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa
phải bồi thường thiệt hại; nếu không có
thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt
hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trường hợp các bên không có thỏa
thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi
phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một
cách chung nhất ở nội dung của quy định
này là: Nếu trong trường hợp có thiệt hại
thực tế xảy ra nhưng trong hợp đồng chỉ
thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm
chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm mà
không được áp dụng chế tài bồi thường
thiệt hại. Bên bị vi phạm muốn áp dụng cả
hai chế tài thì phải quy định cả hai chế tài
này vào trong hợp đồng.
Theo quan điểm của chúng tôi, quy
định này của dự thảo thiếu tính khoa học
và nó xa rời với thực tiễn áp dụng, đồng
thời nó không phù hợp với bản chất của
quan hệ hợp đồng nhất là trong nền kinh tế
thị trường của các nước có nền kinh tế thị
trường việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
cần thiết phải linh hoạt. Có thể là căn cứ
các nội dung đã cam kết trong hợp đồng
hoặc theo quy định của pháp luật. Ban soạn
thảo nên bỏ quy định: “Trường hợp các
bên không có thỏa thuận về bồi thường
thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải
chịu phạt vi phạm”.
Chín là: Hợp đồng mượn tài sản
Nội dung về hợp đồng mượn tài sản
tại Điều 517 của dự thảo được quy định
như sau: “Hợp đồng mượn tài sản là hợp
đồng, theo đó bên cho mượn giao tài sản
cho bên mượn để sử dụng trong một thời
hạn mà không phải trả tiền”. Đây là một
khái niệm rất bất hợp lý, phiến diện không
khoa học, chưa thực sự là một quy tắc xử
sự chung cho quan hệ này trong xã hội hiện
đại của chúng ta, chắc chắn nó là một rào
cản và không khả thi trong thực tiễn thi
hành. Quy định này chỉ nêu nghĩa vụ của
bên cho mượn tài sản phải giao tài sản cho
bên mượn và bên mượn không có nghĩa vụ
trả tiền. Theo cách giải thích như trên,
chúng ta có thể hiểu trong giao dịch dân sự
này người có tài sản cho người khác mượn
không được phép nhận tiền và người mượn
tài sản không được trả bằng tiền mà thôi.
Hay nói cách khác, các bên trong giao dịch
17
mượn tài sản có thể trả và nhận bằng các
loại tài sản khác ngoài tiền vẫn không bị
coi là vi phạm quy định về Hợp đồng giao
dịch này.
Về đối tượng của hợp đồng mượn tài
sản, quy định tại Điều 518 của dự thảo:
“Tất cả những tài sản không tiêu hao đều
có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài
sản”. Tuy nhiên, trong nội dung dự thảo
không có khái niệm giải thích cụ thể như
thế nào là “những tài sản không tiêu hao”
trong chương mục này cũng như trong
phần giải thích từ ngữ của Bộ luật dân sự.
Nếu lập luận rằng “Vật không tiêu hao” đã
có khái niệm quy định tài Khoản 2 Điều
129 của dự thảo để có thể thay thế cho khái
niệm tài sản không tiêu hao thì đây là một
quan niệm thiếu chính xác, không khoa
học, bởi lẽ “tài sản tại Điều 122 của dự
thảo có thể là vật nhưng vật chưa hẳn sẽ là
tài sản”. Rõ ràng, sự bất cập trong cách
dùng câu từ lúc thì “tài sản không tiêu hao”
lúc thì “Vật không tiêu hao” trong quy định
này dẫn đến việc thiếu tính thống nhất
chung trong cách hiểu, chắc chắn sẽ ảnh
hưởng không nhỏ trong đời sống xã hội khi
mà Bộ Luật này được Quốc hội thông qua.
Chúng tôi kiến nghị, cần bổ sung quy
định rõ cho bên mượn tài sản không có
nghĩa vụ phải trả bất cứ một khoản tiền
hoặc tài sản nào khác. Đồng thời phải giải
thích rõ khái niệm “tài sản không tiêu hao”
để quy định này hoàn thiện hơn, thống nhất
chung từ trung ương đến địa phương trong
quá trình thực thi.
Tóm lại: Dự thảo Bộ luật dân sự sửa
đổi lần này đã có những quy định mang tính
chất cơ bản, học thuyết phù hợp với sự vận
động của các văn bản pháp luật hiện hành
khác trong đó có các luật chuyên ngành có
liên quan đến “Hợp đồng”. Những điểm
mới này có thể khẳng định, Bộ Luật dân sự
đã đi đúng hướng nhằm xác lập lại vị trí
trong hệ thống pháp luật tư, nội dung của
Dự thảo quy định hoàn toàn mang tính kế
thừa trong khi thực tế đã có những đổi mới
một cách tự nhiên quan trọng trong đời sống
dân sự. Ban soạn thảo đã có những đột phá
về tư duy nhằm đảm bảo tính logic trong Bộ
luật nói riêng và hệ thống pháp luật của Việt
Nam nói chung. Tuy nhiên, để đổi mới các
nội dung trong dự thảo, các nhà làm luật cần
phải triệt để, phải vượt qua những rào cản
về thói quen, tập quán hay tâm lý ngại thay
đổi của mọi giai tầng trong xã hội. Với
nhiệm vụ lớn lao của người công dân đối
với việc góp ý kiến sửa đổi bổ sung Bộ luật
dân sự lần này, chúng ta cần phải tập trung
cao độ để nghiên cứu, phân tích và cất nhắc
việc kiến nghị các quy định liên quan đến
chế định “Hợp đồng” nhằm bảo đảm yếu tố
ổn định bền vững trong tương lai của Dự
thảo sau khi được Quốc hội thông qua và
triển khai thực hiện các quy định của chế
định này trong đời sống xã hội nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm (2005).
2. Dự thảo sửa đổi bổ sung Bộ Luật Dân sự
(Tháng 3/2015 do Bộ Tư pháp cung cấp).
3. Luật Thương mại (2005).
4. Công ước Viên (1980).
5. Luật trọng tài thương mại (2010).
6. Bộ luật dân sự (2005).
7. Trần Văn Nam (Chủ biên) (2013), Giáo trình
Luật Thương mại Quốc tế, Nxb Đại học Kinh
tế Quốc dân.
8. Luật Kinh doanh nhà (2014).
Ngày nhận bài: 05/5/2015 Biên tập xong: 15/7/2015 Duyệt đăng: 20/7/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_kien_nghi_sua_doi_bo_sung_che_dinh_hop_dong_trong_du.pdf