Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung của luật chuyển giao công nghệ năm 2006

Thứ nhất, bổ sung đối tượng công nghệ được chuyển giao theo khái niệm công nghệ mà ESCAP (Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á khu vực Thái Bình Dương - Economic and Social Commission for Asia and the Pacific), đã đưa ra và đang sử dụng9. Như vậy, sẽ phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển kinh tế - xã hội nước ta đang trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế. Thứ hai, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung thêm một số quy định, cơ chế khuyến khích đối với hoạt động CGCN trong nước, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đặc thù của kinh tế - xã hội nước ta. Qua đó thúc đẩy, tạo điều kiện hơn nữa trong chuyển giao kết quả nghiên cứu công nghệ từ khu vực nghiên cứu đến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt là hoạt động CGCN các kết quả nghiên cứu từ viện, trường tới doanh nghiệp; bổ sung quy định về CGCN từ kết quả nghiên cứu có sử dụng vốn NSNN.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung của luật chuyển giao công nghệ năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÖÅT SÖË NÖÅI DUNG CÊÌN SÛÃA ÀÖÍI, BÖÍ SUNG CUÃA LUÊÅT CHUYÏÍN GIAO CÖNG NGHÏå NÙM 2006 PHạm cHí Trung* Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) năm 2006, quy định thống nhất về hoạt động CGCN trên lãnh thổ Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam. Sau mười năm thi hành, Luật CGCN năm 2006 dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Bài viết phân tích một số nội dung mà Luật CGCN năm 2006 đã điều chỉnh trong thời gian qua, cũng như kiến nghị hoàn thiện Luật CGCN. 1. các kết quả quan trọng đạt được trong thực hiện Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 Luật CGCN năm 2006 đã thể hiện được chính sách của Nhà nước là trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào quyền tự quyết của tổ chức, cá nhân khi mua bán công nghệ. Điều này thể hiện ở việc Luật không quy định khống chế mức phí tối đa thanh toán cho CGCN. Luật CGCN năm 2006 có hiệu lực đã tháo gỡ vướng mắc cho các tổ chức và cá nhân, đó là việc áp dụng pháp luật. Khi Việt Nam hội nhập quốc tế thì việc hợp tác, ký kết hợp đồng mua bán nói chung và CGCN nói riêng không những phải phù hợp với pháp luật Việt Nam mà còn phải phù hợp với pháp luật và các thông lệ quốc tế. Chủ trương CGCN qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đã du nhập nhiều công nghệ mới, hiện đại vào nước ta, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, điện tử, viễn thông, ôtô, xe máy. Nhiều ngành nghề, sản phẩm mới được tạo ra với công nghệ hiện đại, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng đáng kể năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Điều này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả. Đi liền với CGCN là quá trình tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới và đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng được các công nghệ hiện đại. Ngoài ra, CGCN còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, năng lực công nghệ trong nước được nâng cao. 28 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT * TS. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội. Thông qua hoạt động CGCN, một số ngành, lĩnh vực như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, tự động hóa và vật liệu mới đã tiếp nhận và làm chủ những công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật CGCN năm 2006 ra đời cũng đã có những bước đột phá nhằm tạo nguồn vốn, cơ chế tài chính và động lực cho tổ chức, cá nhân hoạt động CGCN. Quỹ Hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia đã hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN), các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động CGCN, đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và hiện đại. 2. một số bất cập trong Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 Bên cạnh các kết quả nêu trên, Luật CGCN năm 2006 đã bộc lộ một số hạn chế, một số mục tiêu đặt ra khi ban hành Luật chưa thực hiện được. Đồng thời, một số nội dung của Luật không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế. Về định nghĩa công nghệ Theo quy định của Luật CGCN năm 2006, công nghệ được định nghĩa: “là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Định nghĩa về công nghệ của Luật cho thấy: Chúng ta đã coi các giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật đơn lẻ là các công nghệ riêng biệt. Điều đó thực sự nảy sinh vấn đề khi chúng ta có những ưu đãi nhất định thì cần phải xem tính hệ thống hoặc là tính tổng thể của công nghệ. Nếu một giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật đơn lẻ cũng được coi là công nghệ và được các ưu đãi, khuyến khích hoặc hạn chế chuyển giao thì đó là một vấn đề cần được nghiên cứu tiếp. Nếu đặt trong một chỉnh thể thì công nghệ luôn có tính thống nhất và tạo thành một hệ thống nhất định. Tính hệ thống của công nghệ được thể hiện ở chỗ phải có một loạt các giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật mới có thể tạo thành một sản phẩm có giá trị. Hệ thống được hiểu là sự liên kết chặt chẽ của nhiều thành tố để đạt được kết quả nhất định. Không thể nhìn nhận công nghệ như những thành tố riêng rẽ, bởi công nghệ chỉ phát huy tác dụng của nó nếu có sự phối hợp và liên hệ chặt chẽ giữa các thành tố khác nhau của công nghệ. Việc quy định công nghệ chỉ là “giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật” mà không phải là một hệ thống các giải pháp, bí quyết kỹ thuật để sản xuất đã làm cho phạm vi điều chỉnh của Luật không tập trung vào những vấn đề quan trọng. Đồng thời, do các “công nghệ” theo quy định của Luật CGCN là quá nhỏ, dẫn đến các ưu đãi, khuyến khích đối với hoạt động CGCN và phát triển, đổi mới công nghệ là rất khó tính toán. Do đó, cá nhân, tổ chức CGCN e ngại về quá trình thực hiện chính sách dẫn đến hạn chế các hoạt động CGCN, phát triển và đổi mới công nghệ. Trong khi đó, Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP hay UNESCAP) định nghĩa: công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin (bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý và thông tin). Đồng thời, ESCAP đã chỉ ra bốn thành phần cơ bản của công nghệ, gồm: Kỹ thuật (Technoware), Thông tin (Infoware), Con người (Humanware), Tổ chức (Orgaware). Cấu tạo của công nghệ gồm: phần cứng và phần mềm, dựa trên bốn yếu tố T-I-H-O. Trong đó, phần cứng bao gồm yếu tố đầu tiên (T), là những thành phần vật chất của công nghệ; còn phần mềm bao gồm các yếu tố còn lại (I-H-O), là những nhân tố thuộc về tri thức, trí tuệ, phương pháp, bí quyết 29 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT Quan niệm trên đây của ESCAP về công nghệ được coi là bước ngoặt lịch sử về vấn đề này, vì nó không chỉ coi công nghệ là quy trình chế tạo vật phẩm cụ thể (vật thể), mà còn mở rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực hoạt động xã hội khác như dịch vụ và quản lý, quản trị (phi vật thể). Quản lý nhà nước về hoạt động CGCN Điều 5, Điều 6 Luật CGCN năm 2006 đề cập tới những chính sách và nội dung quản lý nhà nước về hoạt động CGCN. Tuy vậy, trong thời gian qua, những chính sách và nội dung quản lý nhà nước về hoạt động CGCN vẫn còn nhiều bất cập, việc ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và quá trình thực hiện vẫn còn chậm và chưa phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước. Đơn cử như: - Luật CGCN năm 2006 ban hành ngày 29/11/2006 nhưng tới ngày 31/12/2008 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 113/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN năm 2006; và Thông tư số 10/2009/TT- BKHCN của Bộ KH&CN về hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư tới ngày 24/4/2009 mới ban hành. Quyết định số 1244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011-2015 nhưng tới ngày 25/7/2011 mới được ban hành. - Khoản 1 Điều 5 Luật CGCN năm 2006 có nêu: “Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến...”, nhưng trên thực tế, trong giai đoạn phân cấp đầu tư như vừa qua, nhiều địa phương đã trải thảm đỏ, thông qua các ưu đãi mời gọi các nhà đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất. Do đó, nhiều dự án với các công nghệ cũ, lạc hậu, thậm chí công nghệ thanh lý cũng được các địa phương chấp thuận. Điều tra, khảo sát của các viện nghiên cứu và các chuyên gia1 về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, hiện có tới 80% công nghệ của các doanh nghiệp FDI ở mức trung bình của thế giới, chỉ có 6% công nghệ cao, và có tới 14% công nghệ lạc hậu2. Kỳ vọng của chúng ta về CGCN, lan tỏa công nghệ từ các dự án FDI này đã không được như mong muốn. Bức tranh về trình độ công nghệ hiện nay là đáng báo động và đã tác động mạnh tới kinh tế - xã hội, làm năng suất lao động của nước ta thấp; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế kém; tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực ở mức trầm trọng. - Khoản 3 Điều 6 Luật CGCN năm 2006 có nêu: “Quản lý thống nhất hoạt động CGCN”. Tuy nhiên, do sự phân cấp còn lỏng lẻo, sự chưa rõ ràng giữa các văn bản luật đã dẫn tới việc buông lỏng quản lý nhà nước trong hoạt động CGCN tại nhiều địa phương. Số liệu của Bộ KH&CN cho thấy3, cho tới đầu năm 2016, việc quản lý nhà nước về hoạt động CGCN mới chỉ được triển khai tại 30/63 tỉnh thành của cả nước. Trong số đó, chỉ có một số địa phương triển khai công tác quản lý hoạt động CGCN tốt như những tỉnh, thành phố có hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài mạnh là: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội,... 30 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 1 Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (DEGR) thuộc Đại học Tổng hợp Copenhagen (UoC) đã điều tra, thu thập số liệu về các vấn đề liên quan tới năng lực cạnh tranh, về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 2 Nguyễn Chiến Thắng, Viện Kinh tế Việt Nam (Chủ biên): Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới; tr. 136; Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015. 3 Bộ KH&CN, Báo cáo công tác thi hành Luật CGCN và đánh giá thực trạng hoạt động CGCN, tháng 12/2015. 31 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT - Luật CGCN năm 2006 có quy định việc cấp Giấy phép CGCN đối với công nghệ thuộc Danh mục Công nghệ hạn chế chuyển giao, nhưng, thông tin từ Bộ KH&CN cũng như các địa phương trong cả nước cho thấy, trong thời gian qua cũng chưa thẩm định một trường hợp nào. - Điều 50 Luật CGCN năm 2006 có quy định về thống kê CGCN. Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 35/2012/TT- BKHCN ngày 16/12/2012 về hướng dẫn chế độ Báo cáo thống kê cơ sở về CGCN, nhưng, việc thực hiện báo cáo thống kê này tại các doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN trong cả nước hầu như không đáng kể. Các quy định đối với CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có khoảng 900 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 70 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đạt trên 21 tỷ đô la Mỹ4. Tuy nhiên, Luật CGCN năm 2006 chưa quy định rõ và chi tiết về việc CGCN ra nước ngoài, đặc biệt đối với những công nghệ được nghiên cứu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN). Do đó, trong giai đoạn vừa qua, Bộ KH&CN cũng như các địa phương trong cả nước chưa có Hợp đồng CGCN nào của Việt Nam ra nước ngoài được đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN. Việc chưa có các hợp đồng CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài được ký kết cho thấy, còn những khoảng trống trong việc quản lý hoạt động này, gây nên việc thất thoát nguồn lực của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Đăng ký Hợp đồng CGCN Khoản 1 Điều 25 Luật CGCN năm 2006 quy định: “Các bên tham gia giao kết hợp đồng CGCN có quyền đăng ký hợp đồng CGCN tại cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Theo quy định của Luật này, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có quyền tự nguyện đăng ký hợp đồng CGCN, hoặc không bắt buộc đăng ký nếu không cần thiết. Như vậy, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân chỉ đăng ký hợp đồng CGCN khi có nhu cầu, hay nói cách khác, khi các bên liên quan thấy có lợi mới tiến hành làm các thủ tục với các cơ quan quản lý để được cấp giấy chứng nhận hợp đồng CGCN. Số liệu từ Bộ KH&CN cho thấy5: Bộ mới chỉ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho gần 300 hợp đồng CGCN, trong đó có tới 252 hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI và phần lớn các hợp đồng được cấp giấy chứng nhận đăng ký là hợp đồng CGCN sửa đổi, bổ sung. Các địa phương đã tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho gần 200 hợp đồng CGCN, trong đó khối FDI là 84. Trong khi đó, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài6 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho tới nay, ở nước ta hiện đã có hơn 18.500 dự án FDI đang hoạt động. Như vậy, do không bắt buộc nên trong thời gian qua, các chủ dự án đầu tư thực hiện lồng ghép trong các hợp đồng mua sắm thiết bị, không tiến hành hợp đồng CGCN riêng. Bởi vậy, nhiều hợp đồng CGCN của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân không 4 Bộ KH&CN, Báo cáo công tác thi hành Luật CGCN và đánh giá thực trạng hoạt động CGCN, tháng 12/2015. 5 TLđd. 6 https://skhdt.thuathienhue.gov.vn/DichVu/ThongTin/CapNhat/prints.aspx?tinid=4752. 7 2016012804554178.htm. 32 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT đăng ký hợp đồng CGCN nên các cơ quản lý nhà nước về công nghệ không nắm được luồng công nghệ vào/ra. Quy định của Luật CGCN năm 2006 không bắt buộc các tổ chức và cá nhân đăng ký hợp đồng CGCN vô hình chung đã tạo nên những lỗ hổng trong quản lý, để lại nhiều tồn tại cho nền kinh tế, xã hội như các vấn đề: nhập khẩu nhiều công nghệ kém chất lượng, ô nhiễm môi trường, chuyển giá, trốn thuế Có thể nói, từ khi thực hiện Luật CGCN, rất ít những công nghệ trong lĩnh vực môi trường được đăng ký với cơ quan quản lý, đặc biệt những công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, điều này cho thấy cần phải thay đổi cách thức quản lý để đảm bảo kiểm soát công nghệ từ nước ngoài vào nói chung và công nghệ chuyển giao trong lĩnh vực môi trường nói riêng. Các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy CGCN Khuyến khích CGCN là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy CGCN. Chương IV Luật CGCN năm 2006 đã quy định rất nhiều biện pháp để khuyến khích, thúc đẩy CGCN như: các biện pháp phát triển thị trường công nghệ; chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng NSNN Tuy nhiên, do cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật của chúng ta còn bất cập, chưa đồng bộ với nhau, nên các tổ chức và cá nhân khó áp dụng các biện pháp khuyến khích để đẩy mạnh hoạt động CGCN. Đơn cử như Điều 45 Luật CGCN quy định: “Doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận trước thuế hàng năm lập quỹ phát triển KH&CN để tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ”. Nhưng khi doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển KH&CN và dành một phần lợi nhuận cho quỹ hoạt động thì họ chỉ được Nhà nước hỗ trợ ở một tỷ lệ nhất định từ khấu trừ để lại từ khoản thuế thu nhập của chính doanh nghiệp họ. Bên cạnh đó, nếu chúng ta quản lý toàn bộ kinh phí ấy như quản lý NSNN thì doanh nghiệp sẽ cảm thấy bất công. Hơn nữa, ở nước ta hiện nay có tới 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ7 nên doanh thu thấp, nếu chỉ quy định cho các doanh nghiệp trích lại tối thiểu là 3% và tối đa là 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ thì số tiền cũng không đáng kể để doanh nghiệp có thể tiến hành đổi mới công nghệ. Một vấn đề hạn chế nữa của Luật CGCN năm 2006 là mới tập trung khuyến khích việc CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam. Còn CGCN trong nước, đặc biệt là hoạt động CGCN, kết quả nghiên cứu giữa các viện, trường với doanh nghiệp chưa được giải quyết triệt để, trong khi đó, vấn đề này hiện nay đang cần có chính sách và khuôn khổ pháp lý phù hợp, cụ thể để khuyến khích, thúc đẩy. Dịch vụ CGCN Điều 28 Luật CGCN năm 2006 quy định dịch vụ CGCN bao gồm: môi giới CGCN, tư vấn CGCN, đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, giám định công nghệ, xúc tiến CGCN. Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động của các tổ chức dịch vụ này góp phần không nhỏ vào thành công của hoạt động CGCN nói riêng và sự phát triển của thị trường công nghệ nói chung. Bản thân công nghệ là một loại hàng hoá cả hữu hình và vô hình. Do đó, tổ chức kinh doanh dịch vụ CGCN bao gồm: dịch vụ đánh giá công nghệ, dịch vụ định giá công nghệ và dịch vụ giám định công nghệ 33 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT phải là các loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện mới đủ nhân lực có trình độ cùng các trang thiết bị để tiến hành tốt các hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, Điều 33 Luật CGCN năm 2006 đã quy định, chỉ có hoạt động giám định công nghệ mới là hoạt động dịch vụ có điều kiện, còn đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, không được coi là hoạt động kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Như vậy, do hành lang pháp luật điều chỉnh quan hệ này còn bất cập, chưa quy định rõ, nên trong giai đoạnh vừa qua, việc quản lý, vận hành các tổ chức dịch vụ CGCN còn gặp không ít những khó khăn và lúng túng. Thẩm quyền ban hành 03 danh mục công nghệ Luật CGCN năm 2006 quy định đối với 03 Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Bộ KH&CN ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chí và quy trình xác định 03 danh mục nêu trên. Như vậy, việc ban hành 03 danh mục công nghệ này phải tuân thủ các quy trình ban hành văn bản nên mất rất nhiều thời gian. Trong khi đó, các điều kiện khách quan như tiến bộ của KH&CN thế giới, biến đổi kinh tế, xã hội lại đòi hỏi phải được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên mới sát thực với những yêu cầu đặt ra của công tác quản lý. Do đó, trong giai đoạn vừa qua, quy trình điều chỉnh 03 danh mục này là chưa phù hợp với các điều kiện của nước ta, làm mất đi các cơ hội của doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh; cơ quan quản lý bị chậm trễ, không nắm bắt kịp thời với những thay đổi của công nghệ. Xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động CGCN Điểm a khoản 1 Điều 58 Luật CGCN có ghi: “Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động CGCN”. Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21/5/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CGCN và Thông tư số 04/2010/TT-BKHCN của Bộ KH&CN hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, báo cáo của các bộ, ngành và các địa phương cho thấy, hầu như chưa có trường hợp nào vi phạm trong CGCN bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, về cơ bản, những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CGCN của Luật CGCN năm 2006 và các quy định của văn bản dưới luật đã không đi vào thực tế cuộc sống. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý CGCN tại các địa phương Khoản 1 Điều 54 Luật CGCN năm 2006 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động CGCN tại địa phương theo phân cấp của chính phủ”. Như vậy, theo Luật CGCN năm 2006, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN đã được phân cấp mạnh cho các địa phương. Tuy nhiên, số lượng hợp đồng CGCN đăng ký tại các Sở KH&CN cũng không nhiều (chỉ gần 200 hợp đồng). Trong khi đó, các địa phương trong cả nước mỗi năm cấp phép cho vài trăm dự án đầu tư đi vào hoạt động. Nguyên nhân của việc còn ít các hợp đồng CGCN được đăng ký trong thời gian qua, ngoài sự bất cập, chồng chéo giữa các văn bản Luật (Luật CGCN, Luật Đầu tư, Luật Thương mại...) còn là sự phối hợp lỏng lẻo và chưa ăn khớp giữa các cơ quan quản lý tại địa phương như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở KH&CN, Sở Tài chính, Ban Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, khu kinh tế... Thực tế quản lý hiện nay cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN chỉ quản 8 Hệ thống Đổi mới Quốc gia” (National Innovation System-NIS) là một công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CN nói riêng và của toàn nền kinh tế của quốc gia nói chung. 34 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT lý phần ngọn. Vì khi chủ đầu tư dự án (FDI, liên doanh,) tại các địa phương nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư tới cơ quan chức năng, phần công nghệ, thiết bị, máy móc của dự án thường bị xem nhẹ, sở KH&CN rất ít khi được hỏi ý kiến. Chính vì vậy, cơ quan quản lý về công nghệ không nắm được luồng công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam ngay từ khâu đầu vào, trừ những dự án đầu tư có điều kiện và những dự án đầu tư do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Chỉ một số ít các dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư tiến hành lập hợp đồng CGCN giữa các bên và đăng ký để nhận giấy chứng nhận, lúc đó, cơ quan quản lý về công nghệ mới biết. Tại thời điểm này, dù là công nghệ hiện đại hay lạc hậu, có ô nhiễm môi trường hay không thì nhà đầu tư cũng đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Báo cáo từ các địa phương cho thấy, chính do việc phối hợp còn bất cập giữa các cơ quan quản lý nên thời gian qua, nhiều công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường đã được chuyển giao và lắp đặt tại các dự án đầu tư. 3. một số kiến nghị sửa đổi Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 Vận dụng các quan điểm sau, khi thực hiện sửa đổi Luật CGCN năm 2006 Để thực hiện việc sửa đổi Luật CGCN năm 2006 được sát thực và khi ban hành, luật sẽ đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong các hoạt động CGCN và phát triển, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, chúng ta cần vận dụng các quan điểm sau: Thứ nhất, quan điểm về phát triển thị trường KH&CN theo tinh thần của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 (BCH TƯ Khóa XI) và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về KH&CN. Hai văn kiện quan trọng và gần đây nhất của Đảng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường KH&CN trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Thứ hai, quan điểm tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong quản lý được biết đến từ những năm 1950. Đây là một trong những cách tiếp cận được quan tâm và nhấn mạnh để nghiên cứu và phân tích các tư tưởng quản lý trong những năm gần đây. Với cách tiếp cận này, quản lý được xem như là một hệ thống, hệ thống mở trong sự tương tác với môi trường. Điều đáng chú ý là trong bản thân hoạt động quản lý cũng có các hệ thống: hệ thống lập kế hoạch, hệ thống tổ chức, hệ thống kiểm tra. Trong các hệ thống này lại có các hệ thống con khác. Hơn nữa, hệ thống cũng có những đặc trưng của nó. Để Luật CGCN năm 2006 sau khi được sửa đổi, bổ sung phát huy hiệu quả trong việc điều chỉnh các hoạt động CGCN, chúng ta phải có quan điểm tiếp cận theo hướng hệ thống để thấy hết được các tương tác của các thành phần, các hệ thống con thay vì tiếp cận một cách đơn lẻ và riêng rẽ như hiện nay. Thứ ba, quan điểm hệ thống đổi mới quốc gia8: Đặc trưng cơ bản nhất của thời đại ngày nay là sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong một đất nước, một quốc gia. Và ngược lại, những thay đổi về kinh tế - xã hội cũng sẽ dẫn tới những thay đổi đối với KH&CN. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với các hoạt động CGCN là phải thích nghi và đổi mới. Bởi vậy, quản lý phải hướng về 35 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 9 Trong Luật CGCN năm 2006, đối tượng công nghệ được chuyển giao bị thu hẹp lại so với khái niệm về công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra. tương lai bằng cách phát triển tri thức của con người. Theo đó, lợi ích của chuỗi giá trị và hiệu quả hoạt động CGCN là những vấn đề liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực (vốn, thời gian, tri thức,). Lấy nâng cao hiệu quả là nhiệm vụ có tính chủ đạo trong một tổ chức, một quốc gia, một đất nước, một hệ thống đổi mới. So với cách tiếp cận tuyến tính và bộ phận (phi hệ thống) đối với quá trình đổi mới, cách tiếp cận hệ thống đổi mới có đặc điểm cơ bản là “tính mở”. Tính mở trước hết ở sự hoà trộn, gắn kết của các hoạt động CGCN với các hoạt động của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế - xã hội. Sở dĩ nó có tính mở là vì trong khuôn khổ của hệ thống đổi mới, các hoạt động CGCN và các hoạt động ngoài CGCN đều có chung một mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới của các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành/quốc gia. Chính vì vậy, thuật ngữ “hệ thống đổi mới” còn được gọi là “hệ thống đổi mới quốc gia”. Tính mở trong hệ thống đổi mới còn thể hiện ở xu thế nhất thể hoá giữa nghiên cứu và phát triển với sản xuất, doanh nghiệp, kinh tế và xã hội. Khái niệm nền kinh tế dựa trên tri thức là một bằng chứng cho thấy, hoạt động CGCN đã thâm nhập và trở thành nền tảng, cơ sở và trụ cột của nền kinh tế cũng như của xã hội trong tương lai. Bởi vậy, để sửa đổi, bổ sung Luật CGCN năm 2006 một cách hiệu quả, chúng ta nên vận dụng quan điểm của Đảng ta trong phát triển thị trường KH&CN nói riêng, phát triển KH&CN nói chung. Đồng thời, vận dụng quan điểm tiếp cận hệ thống và hệ thống đổi mới quốc gia mà nền tảng là lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đề cao vai trò của doanh nghiệp, lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường làm thước đo Qua đó, các quy phạm pháp luật sẽ điều chỉnh quan hệ của doanh nghiệp cùng các bên trong các hoạt động CGCN, phát triển và đổi mới công nghệ. Kiến nghị một số nội dung sửa đổi Luật CGCN năm 2006 Thứ nhất, bổ sung đối tượng công nghệ được chuyển giao theo khái niệm công nghệ mà ESCAP (Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á khu vực Thái Bình Dương - Economic and Social Commission for Asia and the Pa- cific), đã đưa ra và đang sử dụng9. Như vậy, sẽ phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển kinh tế - xã hội nước ta đang trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế. Thứ hai, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung thêm một số quy định, cơ chế khuyến khích đối với hoạt động CGCN trong nước, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đặc thù của kinh tế - xã hội nước ta. Qua đó thúc đẩy, tạo điều kiện hơn nữa trong chuyển giao kết quả nghiên cứu công nghệ từ khu vực nghiên cứu đến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt là hoạt động CGCN các kết quả nghiên cứu từ viện, trường tới doanh nghiệp; bổ sung quy định về CGCN từ kết quả nghiên cứu có sử dụng vốn NSNN. Thứ ba, bổ sung một số nội dung trong Luật CGCN về điều kiện để các pháp nhân hoạt động đối với dịch vụ đánh giá, định giá, môi trường tư vấn trong CGCN. Luật CGCN năm 2006 mới chỉ quy định dịch vụ giám định công nghệ là loại hình dịch vụ có 36 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT điều kiện, còn đối với dịch vụ đánh giá, định giá, môi trường tư vấn không quy định điều kiện hoạt động. Trong khi đó, các tổ chức dịch vụ này phải đảm bảo một số điều kiện nhất định mới có thể hoạt động có hiệu quả. Thứ tư, bổ sung quy định tất cả các hợp đồng CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam phải đăng ký tại các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Đồng thời, bổ sung quy định tất cả các dự án đầu tư đều phải được thẩm định công nghệ trước khi xem xét cấp Giấy phép đầu tư, tránh nhập về các công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường. Bổ sung quy định về trình tự và thủ tục đăng ký hợp đồng CGCN qua mạng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân. Thứ năm, bổ sung các quy định để tăng cường và đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về hoạt động CGCN, tránh tình trạng manh mún, chồng chéo và bỏ trống như hiện nay. Bổ sung chức năng, quy chế quản lý nhà nước về các hoạt động CGCN cho các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương tới các địa phương một cách thống nhất, tường minh để đảm bảo quá trình phân công, phân cấp, phối hợp thực hiện thực sự hiệu quả. Thứ sáu, bổ sung quy định về chế độ báo cáo thống kê tình hình thực hiện hợp đồng CGCN để cơ quan nhà nước có thể nắm được thực tế tình hình triển khai hợp đồng CGCN sau khi cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký. Đồng thời, bổ sung quy định tất cả các tổ chức, cá nhân khi được cấp Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN hàng năm có trách nhiệm báo cáo, thống kê tình hình thực hiện hợp đồng CGCN. Thứ bảy, do KH&CN phát triển không ngừng, nên việc cập nhật các công nghệ thuộc 03 Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao trong từng thời kỳ nhất định là cần thiết, để đảm bảo không bị gián đoạn cũng như tính kịp thời trong quá trình thẩm định, đề nghị sửa đổi, bổ sung vào văn bản luật, qua đó, chuyển quyền ban hành 03 Danh mục này từ Chính phủ như hiện nay sang thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ10. Thứ tám, bổ sung quy định chi tiết về trình tự và thủ tục CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài và sửa đổi một số quy định về CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam; bổ sung và quy định có lộ trình để các dự án FDI trong quá trình hoạt động phải thực hiện tỷ lệ nội địa hóa đã cam kết và nghĩa vụ CGCN cho các doanh nghiệp trong nước. Qua đó, mục tiêu tiếp thu công nghệ hiện đại thông qua các dự án FDI mới đạt được mục tiêu về CGCN như đã kỳ vọng. Thứ chín, bổ sung các quy định về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động CGCN. Bổ sung cơ chế “tiền đăng, hậu kiểm” để quản lý hoạt động CGCN, tránh các sai phạm như chuyển giá, trốn thuế và các sai phạm khác trong quá trình thực hiện hoạt động CGCN. Như vậy, với những nội dung dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung nêu trên, hy vọng Luật CGCN mới sẽ thực sự thiết thực, tạo hành lang pháp lý và các điều kiện để tiếp nhận, chuyển giao, phát triển những công nghệ tốt nhất cho các doanh nghiệp nước ta trong quá trình tái cấu trúc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, xã hội và hợp tác, hội nhập quốc tế n 10 Về 03 Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, nếu để Chính phủ ban hành và sửa đổi, bổ sung Danh mục như quy định trong Luật hiện nay thì rất khó vì 3 Danh mục này thường xuyên phải cập nhật, bổ sung, nếu để Chính phủ ban hành thì sẽ phải qua trình tự, thủ tục ban hành phức tạp, khó đáp ứng được việc sửa đổi, bổ sung, cập nhật Danh mục một cách thường xuyên và liên tục để vận hành và điều chỉnh các quan hệ trong thời đại mà công nghệ biến đổi không ngừng như hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_noi_dung_can_sua_doi_bo_sung_cua_luat_chuyen_giao_con.pdf
Tài liệu liên quan