Ngoài những phương pháp nêu trên
còn rất nhiều các phương pháp có chung
mục đích để đo lường mức độ tham
nhũng của các quốc gia. Mỗi phương
pháp đều có thế mạnh riêng nhằm tập
trung nghiên cứu và khai thác vào các
khía cạnh, góc độ khác nhau của hiện
tượng tham nhũng. Tuy nhiên, không có
phương pháp nào là hoàn hảo và toàn
diện, mỗi phương pháp đo lường tham
nhũng đều được các cơ quan, tổ chức
xây dựng và triển khai dựa trên các tiêu
chí và cách thức khác nhau, do vậy khi
áp dụng các phương pháp này trong
thực tế sẽ lộ rõ những khuyết điểm nhất
định. Chính vì vậy, trong mỗi lĩnh vực
có liên quan tới tham nhũng, cùng lúc
cần thiết phải áp dụng linh hoạt nhiều
phương pháp khác nhau để phát huy tối
đa ưu điểm cũng như hạn chế ở mức tối
thiểu nhược điểm của các phương pháp
đo lường tham nhũng nhằm tìm ra kết
quả chính xác, đúng đắn và toàn diện
nhất về tình hình tham nhũng tại mỗi
quốc gia. Đây là căn cứ để các cơ quan,
tổ chức hữu quan cùng các quốc gia xây
dựng các chương trình đấu tranh phòng
chống tội phạm tham nhũng hiệu quả và
linh động./.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp đo lường mức độ tham nhũng trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019
Theo số liệu nghiên cứu, nạn tham nhũng đã gây thiệt hại về kinh tế tương đương với 5% GDP toàn
cầu, xấp xỉ 2,6 ngàn tỷ đôla, riêng số tiền
dùng để hối lộ tương đương 1 ngàn tỷ đô
la1. Chỉ tính riêng tại châu Phi, nạn tham
nhũng đã gây thiệt hại lên tới 859 tỷ đôla2.
Tại châu Âu, giá trị thiệt hại ước tính lên
tới 990 tỷ Euro3, còn tại Ốt-xờ-trây-li-a
1 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Cơ sở
lý luận cho việc chống tham nhũng: https://www.
oecd.org/cleangovbiz/49693613.pdf
2 Ủy ban Kinh tế các nước châu Phi-Đánh giá mức
độ tham nhũng ở khu vực châu Phi-Báo cáo Quý
IV (2016): https://www.uneca.org/sites/default/files/
PublicationFiles/agr4_eng_fin_web_11april.pdf
3 Tổ chức nghiên cứu và phát triển-Chi phí tham
nhũng ở châu Âu (2016): https://www.rand.org/
news/press/2016/03/22.html
nạn tham nhũng gây ra thiệt hại lên tới
4% tổng GDP tương đương 72,3 tỷ đôla4
.v.v Hệ quả trên đã dẫn tới yêu cầu cấp
bách trong công tác phòng chống tệ nạn
tham nhũng, không chỉ các quốc gia mà
các tổ chức quốc tế cũng tích cực tham gia
vào việc kiến tạo và triển khai các chương
trình phòng chống tham nhũng trên phạm
vi toàn cầu. Từ năm 1996 tới năm 2012,
Ngân hàng thế giới (World Bank) đã phối
hợp cùng các quốc gia trên thế giới, các tổ
chức quốc tế để thực hiện gần 600 chiến
dịch nhằm giải quyết các vấn đề liên quan
4 Hannah Aulby và Rod Campbell (2018)-Nhận
thức về tham nhũng và thiệt hại tới tổng sản phẩm
quốc nội:
P381%20Costs%20of%20corruption%20FINAL.pdf
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
NguyễN QuaNg VịNh*
* Văn phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Nạn tham nhũng đã và đang gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng
tới mọi mặt của đời sống từ kinh tế, chính trị tới văn hóa xã hội; vì vậy nhu cầu
phòng chống tham nhũng là rất cấp bách. Trước khi kiến tạo và triển khai các
chương trình phòng chống tham nhũng, việc đo lường và xác định mức độ tham
nhũng tại mỗi quốc gia là vô cùng cần thiết. Một số phương pháp đo lường mức
độ tham nhũng đã được sử dụng như đo lường Chỉ số nhận thức về tham nhũng
của tổ chức Minh bạch quốc tế, Chỉ số quản trị toàn cầu, Khảo sát môi trường
kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp, Điều tra và theo dõi mức chi tiêu công.
Từ khóa: Đo lường mức độ tham nhũng, Chỉ số nhận thức về tham nhũng,
Chỉ số quản trị toàn cầu, Khảo sát môi trường kinh doanh và hoạt động doanh
nghiệp, điều tra và theo dõi mức chi tiêu công.
Corruption has been causing serious damages which influence economic,
cutural and social aspects; therfore, anti-corruption is an urgent task. Before
making and implementing anti-corruption programs, it is extremely essential to
measure and identify corruption levels. Some methods to measure corruption
levels are used including Corruption Perception Index of Transparency Interna-
tional, The Worldwide governance Indicator, The Business Environment and
Enterprise Performance Surveys, The Public Expenditure Tracking Surveys.
Keywords: Measure corruption levels, Corruption Perception Index, The
Worldwide governance Indicator, The Business Environment and Enterprise
Performance Surveys, The Public Expenditure Tracking Surveys.
51Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019
NguyễN QuaNg VịNh
tới tham nhũng5. Tuy nhiên, hiệu quả của
các chiến dịch trên vẫn chưa thực sự rõ rệt.
Để triển khai chương trình phòng chống
tham nhũng hiệu quả, trước hết cần phải đo
lường và xác định được mức độ tham nhũng
tại mỗi quốc gia. Hiện nay, một số phương
pháp đo lường mức độ tham nhũng phổ
biến được sử dụng trên thế giới là đo lường
Chỉ số nhận thức về tham nhũng (Corruption
Perception Index) của tổ chức Minh bạch quốc tế
(Transparency International), Chỉ số quản trị
toàn cầu (The Worldwide Governance Indicator),
Khảo sát môi trường kinh doanh và hoạt động
doanh nghiệp (The Business Environment
and Enterprise Performance Surveys), Điều
tra và theo dõi mức chi tiêu công (The
Public Expenditure Tracking Surveys).v.v
Trong phạm vi bài viết, các phương pháp
này sẽ được phân tích nhằm làm rõ các
ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp.
CÁC PhƯƠNg PhÁP ĐÁNh gIÁ
MỨC ĐỘ ThaM NhŨNg
1. Chỉ số nhận thức về tham nhũng
(Corruption Perception Index)
Từ năm 1995, tổ chức Minh bạch
quốc tế đã nghiên cứu và phát triển hệ
thống chỉ số nhận thức về tham nhũng
(Corruption Perception Index - viết tắt là
CPI) dựa trên đánh giá của các chuyên gia
và kết quả của các cuộc khảo sát nhằm xếp
loại các quốc gia về mức độ tham nhũng.
Theo tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số
CPI được đánh giá dựa trên định nghĩa về
tham nhũng là “sự lạm dụng quyền lực công
cộng vì mục đích cá nhân”6. Giáo sư Johann
Graf Lambsdorff đến từ Đai học Passau,
CHLB Đức là người được tổ chức Minh
5 nt
6 Tổ chức Minh bạch quốc tế (2018). “Chỉ số nhận
thức về tham nhũng”: https://www.transparency.
org/what-is-corruption#define
bạch quốc tế giao nhiệm vụ nghiên cứu và
phát triển hệ thống chỉ số này7. Theo đó,
chỉ số CPI được xây dựng dựa trên việc
khảo sát lấy ý kiến của các doanh nhân,
các chuyên gia phân tích và 12 tổ chức uy
tín trên thế giới bao gồm Ngân hàng Phát
triển Châu Phi (African Development Bank),
Quỹ Bertelsmann (CHLB Đức), Cơ quan
tình báo kinh tế Anh quốc (The Economist
Intelligence Unit), Freedom House (Hoa
Kỳ), Global Insight (Hoa Kỳ), Viện quản
lý phát triển quốc tế (Thụy Sỹ), Cơ quan
tư vấn rủi ro Chính trị và Kinh tế (PERC-
Hồng Kông), Tập đoàn đánh giá rủi ro quốc
gia (PRS Group-Hoa Kỳ), Diễn đàn kinh tế
thế giới (The World Economy Forum), Ngân
hàng thế giới (World Bank), Dự án tư pháp
quốc tế (The World Justice Project). Để xác
định chỉ số CPI, mỗi quốc gia phải được ít
nhất ba tổ chức đánh giá, khảo sát để bảo
đảm tính khách quan8. Dựa vào các thành
tố trên, mức độ nhận thức về tham nhũng
tại mỗi quốc gia sẽ được đo lường một
cách chính xác. Chỉ số CPI đánh giá 176
nước trên thế giới theo thang điểm từ 0
tới 100, số điểm càng cao được đánh giá là
càng trong sạch và không có tham nhũng.
Cho tới cuối năm 2018, số liệu do tổ chức
Minh bạch quốc tế cho thấy New Zealand,
Đan Mạch và Phần Lan là 3 nước được
đánh giá có chỉ số trong sạch cao nhất với
điểm số lần lượt là 89, 88 và 85. Trong khi
đó, Việt Nam hiện đứng thứ 107 trên thế
giới với điểm số 35, tăng đều từ năm 2012
(31 điểm) tới 2017 (35 điểm)9.
7 Trung tâm dữ liệu nghiên cứu về tham nhũng
(2005):
faq.html
8 nt
9 Số liệu tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2017:
https://www.transparency.org/news/feature/cor-
ruption_perceptions_index_2017
52
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019
Trên thực tế, hệ thống chỉ số CPI đem
lại rất nhiều lợi ích trong công tác nghiên
cứu và hoạch định chính sách. Thứ nhất,
chỉ số CPI có giá trị cao trong công tác ng-
hiên cứu. Các nhà nghiên cứu có thể dễ
dàng truy cập vào hệ thống dữ liệu của tổ
chức Minh bạch quốc tế để phân tích số
liệu, tìm ra các nguyên nhân và hệ quả của
nạn tham nhũng. Một số tổ chức như Tổ
chức đánh giá rủi ro quốc tế (International
Risk Country Guide) và Tổ chức kinh doanh
quốc tế (Business International Corporation)
cũng cung cấp số liệu sử dụng cho việc
đánh giá mức độ tham nhũng, tuy nhiên
số liệu của các tổ chức trên không mang
tính tổng hợp và toàn diện như chỉ số
CPI10. Trên thực tế, cũng có rất nhiều chỉ
số có thể sử dụng để nghiên cứu tình hình
tham nhũng như chỉ số pháp lý, chỉ số chi
tiêu công v.v nhưng các số liệu này đều
phải dựa trên chỉ số CPI để nghiên cứu11.
Do vậy, có thể kết luận rằng chỉ số CPI là
chỉ số thuận tiện nhất để truy cập, nghiên
cứu và phân tích.
Thứ hai, chỉ số CPI đóng vai trò quan
trọng trong việc kiến tạo các giải pháp
phòng chống tham nhũng12. Ban đầu, chỉ
số CPI chỉ được đưa vào chương trình
nghị sự chính trị giữa các quốc gia, sau đó
tất cả các chính phủ, các tổ chức xã hội và
10 Staffan Andersson và Paul M. Heywood (2009).
Nhận thức về chính trị: Việc sử dụng và lạm dụng
phương pháp của tổ chức Minh bạch quốc tế trong
việc đánh giá chỉ số tham nhũng. Tạp chí nghiên
cứu chính trị.
11 Alfredo Del Monte and và Erasmo (2007) Các
yếu tố quyết định việc tham nhũng ở Italy: Hệ
thống phân tích dữ liệu khu vực. Tạp chí Kinh tế
Chính trị Châu Âu.
12 Staffan Andersson và Paul M. Heywood (2009).
Nhận thức về chính trị: Việc sử dụng và lạm dụng
phương pháp của tổ chức Minh bạch quốc tế trong
việc đánh giá chỉ số tham nhũng. Tạp chí nghiên
cứu chính trị.
phương tiện thông tin đại chúng đều quan
tâm tới tầm quan trọng của chỉ số CPI. Qua
đó, quá trình cải cách pháp luật và quản
lý kinh tế xã hội đã được tập trung đẩy
mạnh để giải quyết nạn tham nhũng trên
phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, chỉ số CPI là
chỉ số được đánh giá một cách khách quan
bởi các cơ quan, tổ chức uy tín trên toàn
cầu và bởi chính giới doanh nhân tại quốc
gia được đánh giá. Do vậy, CPI được coi là
một chỉ báo trung thực để đánh giá mức
độ tham nhũng thường niên của các quốc
gia trên thế giới. Bằng việc phân tích điểm
số của một quốc gia bất kỳ thông qua chỉ
số CPI có thể thấy được tính hiệu quả của
các chương trình, kế hoạch phòng chống
tham nhũng tại quốc gia được đánh giá.
Bên cạnh nhiều ưu điểm, hệ thống chỉ
số CPI còn tồn tại một số khuyết điểm.
Hệ thống chỉ số CPI được tính toán
qua các cuộc khảo sát của các tổ chức độc
lập, các chuyên gia cùng giới doanh nhân.
Do vậy, tính chính xác và khách quan của
CPI phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp
thiết kế, các thành tố tạo nên hệ thống chỉ
số này. Thành tố đầu tiên chính là khác
biệt trong quan niệm về tham nhũng bởi
hệ thống pháp luật, kinh tế, chính trị và
quan điểm về văn hóa xã hội đa dạng giữa
các quốc gia. Ví dụ như việc cho tặng, tài
trợ hay ủng hộ tài chính trong hoạt động
chính trị ở một số nước được coi là hợp lệ
nhưng lại là bất hợp pháp ở các nước khác
hay một khoản tiền thưởng bất kỳ được
chấp nhận được ở một nước này lại bị coi
là hối lộ ở một nước khác. Bởi quan niệm
khác nhau về tham nhũng, hệ thống chỉ
số CPI sẽ được hiểu và triển khai theo các
cách khác nhau giữa các quốc gia. Không
chỉ giữa các quốc gia, các chuyên gia
nghiên cứu cũng có quan điểm khác nhau
về tham nhũng, do vậy việc đánh giá mức
53Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019
NguyễN QuaNg VịNh
độ tham nhũng thông qua chỉ số CPI cũng
có sự khác biệt nhất định13. Ngoài ra, các
cuộc khảo sát nhằm thu thập chỉ số CPI lại
được tiến hành với tất cả các cấp độ tham
nhũng từ tham nhũng vặt (petty corruption)
tới tham nhũng lớn (grand corruption) và
tham nhũng chính sách (systemic corruption),
do vậy rất khó để có thể đánh giá và so
sánh mức độ tham nhũng dựa trên kết
quả thu thập chỉ số CPI giữa các quốc gia
và tại các thời điểm khác nhau14.
Ngoài ra, nguồn dữ liệu về hệ thống
chỉ số CPI còn thiếu tính ổn định. Trong
thực tế, số quốc gia được khảo sát và liệt
kê trong hệ thống dữ liệu của tổ chức
Minh bạch quốc tế còn có sự thay đổi theo
thời gian. Năm 2002, hệ thống chỉ số CPI
cung cấp dữ liệu khảo sát tại 90 quốc gia.
Tuy nhiến tới năm 2003 có tới 133 quốc
gia được khảo sát15. Như vậy, số lượng các
quốc gia được khảo sát mỗi năm sẽ ảnh
hưởng tới thứ hạng về tham nhũng của các
nước trên hệ thống bảng xếp hạng của tổ
chức Minh bạch quốc tế 16. Cũng theo đó,
chỉ số CPI của một quốc gia cũng không
thể được sử dụng để so sánh về mức độ
tham nhũng giữa các quốc gia khác nhau
tại các thời điểm khác nhau17.
13 Stephen Knack (2006). Đo lường tham nhũng
ở khu vực Đông Âu và Trung Á: Sự phản biện
của các chỉ số xuyên quốc gia. Tài liệu nghiên cứu
chính sách của Ngân hàng thế giới.
14 Theresa Thompson và Anwar Shah (2005). Chỉ
số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch
quốc tế: Thảo luận về nhận thức.
15 nt
16 Stephen Knack (2006). Đo lường tham nhũng ở
khu vực Đông Âu và Trung Á: Sự phản biện của
các chỉ số xuyên quốc gia. Tài liệu nghiên cứu
chính sách của Ngân hàng thế giới.
17 Staffan Andersson và Paul M. Heywood (2009).
Nhận thức về chính trị: Việc sử dụng và lạm dụng
phương pháp của tổ chức Minh bạch quốc tế trong
2. Chỉ số quản trị toàn cầu (World
governance Index)
Hệ thống chỉ số quản trị toàn cầu
(World Governance Index – viết tắt là
WGI) được Ngân hàng thế giới phát triển
từ năm 1996 với mục đích xây dựng báo
cáo tổng hợp về quản trị cho hơn 200 quốc
gia. Trong đó, các chỉ số tổng hợp dựa trên
nhận xét của người dân, ý kiến của các
chuyên gia nghiên cứu, các doanh nghiệp,
các cuộc khảo sát do các viện nghiên cứu
cùng các nguồn dữ liệu tổng hợp của các tổ
chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế
tiến hành thu thập18. Hệ thống chỉ số WGI
được phát triển dựa trên dữ liệu tổng hợp
về 6 khía cạnh của quản trị, bao gồm Tiếng
nói và trách nhiệm (Voice & Accountability),
Sự ổn định về chính trị và tình trạng bạo
lực (Political Stability & Lack of Violence),
Mức độ hoạt động hiệu quả của Chính
phủ (Government Effectiveness), Chất lượng
của các quy định pháp luật (Regulatory
Quality), Quy định pháp luật (Rule of Law)
và việc Kiểm soát tham nhũng (Control of
Corruption). Hệ thống dữ liệu này được
Ngân hàng thế giới phân tích dựa trên mô
hình thành tố không quan sát (Unobserved
Component Model). Quá trình tổng hợp các
dữ liệu trên bao gồm 5 bước. Đầu tiên,
tất cả các chỉ số có cùng nguồn dữ liệu về
kiểm soát tham nhũng sẽ được tổng hợp
vào một chỉ số đơn nhất. Sau đó, các chỉ số
này sẽ được thu gọn lại nhằm tìm ra một
nguồn dữ liệu đại diện đặc trưng nhất dựa
trên mức độ khái quát căn cứ vào mức thu
nhập và vùng miền của các quốc gia. Bước
việc đánh giá chỉ số tham nhũng. Tạp chí nghiên
cứu chính trị.
18 Anja Rohwer (2009). Đo lường tham nhũng: So
sánh giữa chỉ số nhận thức tham nhũng của tổ
chức Minh bạch quốc tế và chỉ số quản trị toàn cầu
của Ngân hàng thế giới. Viện nghiên cứu kinh tế
trường Đại học Munich.
54
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019
thứ 3 và bước thứ 4, tất cả các nguồn dữ
liệu mang tính đặc trưng và tham khảo
đều được tổng hợp thành một chỉ số nhất
định để ước lượng sai số của các nguồn
dữ liệu. Trong bước cuối cùng, một chỉ số
mới sẽ được xây dựng dựa trên cả nguồn
dữ liệu mang tính khái quát và không khái
quát để đánh giá mức độ kiểm soát tham
nhũng ở mỗi quốc gia19.
Hệ thống chỉ số WGI có một số ưu
điểm sau. Đầu tiên đó là hệ thống chỉ số
mang tính thông tin về hệ thống quản trị
rất các của mỗi quốc gia20. Do vậy chỉ số
WGI được sử dụng để đánh giá chất lượng
quản trị tại mỗi quốc gia, và được sử dụng
để so sánh về công tác quản trị của một
quốc gia hoặc giữa các quốc gia trên toàn
cầu tại các thời điểm khác nhau.
Bên cạnh đó, chỉ số WGI mang tính
toàn diện và khái quát cao. Chỉ số WGI
không chỉ tập trung vào yếu tố quản trị
của khu vực công mà cả khu vực tư nhân.
Điều này được thể hiện qua các đối tượng
nghiên cứu mà WGI hướng tới bao gồm
người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức
phi chính phủ và cả các tổ chức quốc tế
cùng các viện nghiên cứu khoa học. Hệ
thống đối tượng nghiên cứu này sẽ cung
cấp dữ liệu về tất cả các loại hình tham
nhũng từ tham nhũng nhỏ tới tham nhũng
lớn, thậm chí là cả tham nhũng chính sách
do một nhóm lợi ích có chức vụ đề ra
nhằm thu lợi cá nhân21.
Bên cạnh ưu điểm, chỉ số WGI cũng
bộc lộ một số nhược điểm. Ban đầu, mục
đích xây dựng chỉ số WGI là để nâng cao
nhận thức về tham nhũng và cung cấp
một hệ thống dữ liệu phong phú và thuận
19 nt
20 nt
21 nt
tiện hơn cho các nhà nghiên cứu, các nhà
hoạch định chính sách để phân tích các
nguyên nhân và hệ quả của nạn tham
nhũng22. Tuy nhiên hình thức và mức độ
tham nhũng ở mỗi quốc gia là đa dạng và
khác nhau, nhận thức của mỗi tầng lớp xã
hội cũng khác nhau và luôn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm và văn
hóa. Ví dụ, nhận thức về tham nhũng của
các doanh nhận đại diện cho các tập đoàn
đa quốc gia không thể đồng nhất với nhận
thức về tham nhũng của một cá nhân nhất
định. Bên cạnh đó, yếu tố nhận thức luôn
là một biến số bất định và thường xuyên
thay đổi. Vì vậy, chỉ số tổng hợp liên quan
tới nhận thức luôn biến thiên và thay đổi
không theo quy luật. Do đó, việc tổng hợp
một hệ thống chỉ số đo lường các loại hình
tham nhũng khác nhau thành một chỉ số
đơn nhất sẽ dẫn đến tính thiếu chính xác,
ảnh hưởng tới độ khái quát của chỉ số.
Nhược điểm thứ hai của chỉ số WGI là
thiếu tính công khai23. Chỉ số WGI được
tổng hợp dựa trên một số nguồn dữ liệu
không được công bố rộng rãi, đặc biệt là
các tài liệu liên quan đến các loại hình tham
nhũng lớn (grand corruption) và tham nhũng
chính sách (systemic corruption) của một số
quan chức cấp cao tại các quốc gia được
khảo sát. Thông thường, đối với những
trường hợp này tài liệu điều tra thường
không được công bố rộng rãi trên truyền
thông, người dân và giới doanh nghiệp sẽ
không thể biết tới những trường hợp tham
22 Stephen Knack (2006). Đo lường tham nhũng
ở khu vực Đông Âu và Trung Á: Sự phản biện
của các chỉ số xuyên quốc gia. Tài liệu nghiên cứu
chính sách của Ngân hàng thế giới.
23 Anja Rohwer (2009). Đo lường tham nhũng: So
sánh giữa chỉ số nhận thức tham nhũng của tổ
chức Minh bạch quốc tế và chỉ số quản trị toàn cầu
của Ngân hàng thế giới. Viện nghiên cứu kinh tế
trường Đại học Munich.
55Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019
NguyễN QuaNg VịNh
nhũng như vậy. Phương thức thu thập dữ
liệu thiếu tính công khai như vậy sẽ dẫn
tới một kết quả mang tính mơ hồ, thiếu
tính thuyết phục của WGI24.
3. Khảo sát môi trường kinh doanh
và hoạt động doanh nghiệp (The Business
Environment and Enterprise Performance
Surveys)
Phương pháp khảo sát môi trường
kinh doanh và hoạt động doanh
nghiệp (The Business Environment and
Enterprise Performance Surveys - viết tắt
là BEEPS) là một phương pháp khảo sát
về kinh tế được phối hợp thực hiện bởi
Ngân hàng thế giới (World Bank) và Ngân
hàng tái thiết và phát triển châu Âu (The
European Bank for Reconstruction and
Development)25. Mục đích của BEEPS
chính là thu thập thông tin về những chỉ
số quan trọng cho môi trường kinh doanh
như các rủi ro trong kinh doanh, các loại
chi phí không chính thức, tình hình tham
nhũng và hoạt động tội phạm có tổ chức
v.v26. Các vấn đề liên quan tới cơ sở hạ
tầng pháp lý trong các lĩnh vực thuế, hải
quan và thương mại quốc tế cũng là đối
tượng được khảo sát27. Lần đầu tiên BEEPS
được tiến hành vào năm 1999 với sự tham
gia của khoảng 4.000 doanh nghiệp tại 24
nước khu vực Đông Âu và Trung Á, và lần
thứ 2 BEEPS được tiến hành với sự tham
24 nt
25 James H. Anderson và Cheryl W. Gray (2006) -
Phòng chống tham nhũng trong quá trình chuyển
đổi: Ai là người thành công ... và tại sao?. Ngân
hàng thế giới.
26 Sharon Eicher (2016) - Tham nhũng trong kinh
doanh quốc tế: Thách thức của sự đa dạng về văn
hóa và pháp lý. Nhà xuất bản Routledge.
27 Gerard Turley và Peter J.Luke (2011) - Sự chuyển
tiếp của kinh tế: Hai thập kỷ. Nhà xuất bản Rout-
ledge.
gia của 26 nước vào năm 2002. Lần thứ
3 vào năm 2008 với sự tham gia của hơn
11.000 doanh nghiệp đến từ các nước khu
vực Đông Âu, các nước thuộc Liên bang
Xô Viết cũ và Thổ Nhĩ Kỳ. Bản chất của
BEEPS chính là sự đánh giá của khối do-
anh nghiệp tư nhân về chất lượng dịch vụ
và công tác quản lý của các cơ quan chính
phủ ở những nước được khảo sát28.
Phương pháp khảo sát môi trường
kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp
(BEEPS) có rất nhiều ưu điểm. Đầu tiên
chính là thông tin được cung cấp rất đa
dạng và đặc biệt liên quan tới vấn đề sở
hữu, quy mô hoạt động quản lý và kiểm
soát của các doanh nghiệp, từ đó mối
quan hệ tương tác giữa khối doanh nghiệp
và chính quyền trong quan hệ quản lý sẽ
được miêu tả một cách toàn diện nhất.
Tiếp theo đó, với nguồn dữ liệu tổng
hợp từ tất cả các doanh nghiệp tham gia
khảo sát BEEPS cung cấp tất cả những
hoạt động, các loại dịch vụ hay những loại
thủ tục đặc biệt mà ở đó doanh nghiệp
buộc phải “bôi trơn” để hoạt động được
tiến hành suôn sẻ. Từ đó, tất cả những
giao dịch và chi phí không chính thức, chi
phí phải chi trả để hối lộ, những điều kiện
có lợi mà doanh nghiệp nhận được từ việc
hối lộ v.v.. sẽ được điều tra làm rõ để cung
cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc về mối
quan hệ lợi ích giữa giới doanh nghiệp
và chính quyền tại các quốc gia được tiến
hành khảo sát29.
28 Francisco Javier Urra (2007) - Đánh giá tham
nhũng. Phân tích đánh giá về phương pháp đo
lường tham nhũng và những hạn chế: Nhận thức,
hạn chế và tiện ích - Trường ngoại ngữ, Đại học
Georgetown, Washington. D.C:
.org/intradoc/groups/public/documents/APCITY/
UNPAN028792.pdf
29 Joel S. Hellman, Geraint Jones, Daniel Kaufmann
và Mark Schankerman (2000) – Đo lường tham
56
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019
Ngoài ra, thông qua kết quả khảo sát
của BEEPS các nhà nghiên cứu sẽ có được
cái nhìn toàn cảnh về các khoản chi phí
hay hệ thống lợi ích không chính thức mà
doanh nghiệp phải chi trả qua các kênh
bất hợp pháp nhằm tác động tới những
quan chức có thẩm quyền ban hành một
đạo luật, hay một vài quy định dưới luật
để làm lợi cho doanh nghiệp chịu chi trả
phí “bôi trơn”30.
Bên cạnh đó, với hệ thống dữ liệu của
mình BEEPS cũng giúp cho chính phủ các
nước có điều kiện nhận thức, phân tích
và tổng hợp một cách khách quan hơn
về tình hình tham nhũng tại nước mình.
Trong khi chính phủ các nước thường có
xu thế không công nhận về tình hình tham
nhũng của nước mình do các chuyên gia
về phòng chống tham nhũng của nước
ngoài công bố với lý do kết quả này mang
tính chủ quan thì dữ liệu phân tích của
BEEPS được khảo sát trực tiếp từ khối
doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại
quốc gia được khảo sát, do vậy kết quả
có tính khách quan cao. Thêm vào đó,
phương pháp BEEPS cũng đưa ra số liệu
nhằm làm rõ tình trạng tham nhũng vặt
(petty corruption), tham nhũng lớn (grand
corruption) và tham nhũng chính sách (sys-
temic corruption).
Tuy nhiên, phương pháp BEEPS cũng
có một vài nhược điểm. Đầu tiên chính là
chi phí để thực hiện việc khảo sát. Phương
nhũng trong quản trị. Tình trạng quốc gia. Viện
quản trị, quy chế và tài chính Ngân hàng thế giới,
Văn phòng kinh tế trưởng Ngân hàng tái thiết và
phát triển châu Âu:
chive/website00818/WEB/PDF/MEASURE.PDF
30 Sanjay Pradhan (2000) – Phòng chống tham
nhũng trong giai đoạn chuyển đổi: Sự đóng góp
vào cuộc tranh lauanj về chính sách. Ngân hàng
thế giới: https://siteresources.worldbank.org/IN-
TWBIGOVANTCOR/Resources/contribution.pdf
pháp BEEPS bao gồm rất nhiều thủ tục
yêu cầu một khoản tài chính lớn để việc
khảo sát được thực hiện chính xác và ng-
hiêm túc. Ví dụ cụ thể nhất minh chứng
cho việc này chính là chi phí về phiên dịch
khi thực hiện phương pháp BEEPS. Ban
đầu, phương pháp này được thiết kế và
thực hiện bằng tiếng Anh, nhưng khi áp
dụng tại các quốc gia được khảo sát các tài
liệu, thủ tục nhằm tiến hành BEEPS phải
được dịch ra tiếng bản ngữ. Sau khi kết
thúc quá trình khảo sát, kết quả thu được
phải được dịch ngược lại thành tiếng Anh
để đảm bảo tính chính xác trong công tác
tổng hợp, phân tích dữ liệu31.
Nhược điểm thứ hai là tính bí mật của
người tham gia khảo sát. Khi tham gia
khảo sát bằng phương pháp BEEPS, người
tham gia buộc phải tiết lộ những thông
tin liên quan tới hành vi đưa hối lộ của
họ. Đôi khi, các doanh nhân cũng nhận
thấy rất khó khăn để giải thích về hành vi
đưa hối lộ của mình vì những lý do nhạy
cảm32. Và nếu việc này bị tiết lộ, các doanh
nhân tham gia khảo sát sẽ bị mất uy tín,
thậm chí bị xử lý hình sự; bên cạnh đó,
hoạt động kinh doanh của họ cũng sẽ có
thể vấp phải những lực cản vô hình bởi sự
trả thù của những người có quyền lực.
4. Điều tra và theo dõi mức chi tiêu
công (The Public Expenditure Tracking
Surveys)
Vào năm 1996, phương pháp điều tra
và theo dõi mức chi tiêu công (The Public
31 Francisco Javier Urra (2007) - Đánh giá tham
nhũng. Phân tích đánh giá về phương pháp đo
lường tham nhũng và những hạn chế: Nhận thức,
hạn chế và tiện ích – Trường ngoại ngữ, Đại học
Georgetown, Washington. D.C:
.org/intradoc/groups/public/documents/APCITY/
UNPAN028792.pdf
32 nt
57Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019
NguyễN QuaNg VịNh
Expenditure Tracking Surveys - viết tắt
là PETS) được Ngân hàng thế giới (World
Bank) tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên
nhằm theo dõi sự chuyển động của các
nguồn lực (tài chính, nhân lực, hiện vật
.v.v..) được chính quyền các cấp sử dụng
để cung cấp các dịch vụ xã hội (trường
học, trạm y tế, bệnh viện .v.v), qua đó
xác định được nguồn lực thực sự được
sử dụng đúng mục đích33. Phương pháp
PETS cũng thu thập thông tin về việc phân
bổ nguồn lực của chính phủ và khảo sát
nhằm xác định nguồn lực thực tế được sử
dụng cho công tác an sinh xã hội. Cách
thức phân bổ, số lượng tài nguyên và thời
gian giải ngân của chính quyền các cấp sẽ
được kiểm tra, đặc biệt đối với các đơn vị
có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ an
sinh xã hội như y tế và giáo dục34.
Bằng cách xác định những mâu thuẫn
trong việc phân bổ nguồn lực của chính
phủ và việc sử dụng nguồn lực thực tế ở
các cấp chính quyền trong cùng một giai
đoạn, PETS có thể chỉ ra những bất cập
trong công tác phân bổ nguồn lực cũng
như sự thất thoát nguồn lực, sự chậm trễ
trong việc giải ngân, sự bất bình đẳng
trong việc phân bổ nguồn lực và đặc biệt
là nạn tham nhũng trong công tác sử dụng
và phân phối ngân sách nhà nước35. Nói
33 Ritva Reinikka và Nathanael Smith (2004) - Điều
tra và theo dõi chi tiêu công trong lĩnh vực giáo
dục. Viện quy hoạch giáo dục quốc tế, UNESCO:
public-expend-track-surv.pdf
34 Unicef – Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam: Bộ
công cụ kiểm toán xã hội chương trình phát triển
kinh tế xã hội: https://www.unicef.org/vietnam/
Designed_SA_Toolkit-En.pdf
35 Ritva Reinikka và Nathanael Smith (2004) - Điều
tra và theo dõi chi tiêu công trong lĩnh vực giáo
dục. Viện quy hoạch giáo dục quốc tế, UNESCO:
public-expend-track-surv.pdf
cách khác, PETS là một công cụ giám sát
việc sử dụng, chi tiêu công của cơ quan
chính quyền. Phương pháp PETS gắn chặt
với công tác giảm sát, đánh giá quá trình
sử dụng nguồn lực của nhà nước từ khi lập
kế hoạch, phân bổ, giải ngân cho đến đánh
giá tác động của việc sử dụng nguồn lực.
Tiến hành các cuộc khảo sát theo
phương pháp PETS trong hệ thống các
trường tiểu học ở Uganda cho thấy trung
bình chỉ có 13% nguồn lực tài chính do
chính phủ tài trợ được sử dụng cho mục
đích giáo dục, còn 87% nguồn tài chính đã
“bốc hơi” vì sự tư lợi cá nhân hoặc được
các quan chức chính quyền cơ sở sử dụng
sai mục đích ban đầu36. Khoảng 70% các
trường học nhận được rất ít hoặc không
nhận được gì. Dữ liệu hàng năm cho thấy
73% các trường nhận được dưới 5% nguồn
tài chính từ ngân sách, trong khi chỉ có
10% các trường nhận được hơn 50% ngân
sách đã được dự toán. Tương tự, các cuộc
khảo sát được tiến hành theo phương
pháp PETS đã được tiến hành tại các nước
Tanzania, Ghana và Honduras để xác định
mức độ tham nhũng trong quá trình sử
dụng tài chính công tại các nước này37.
Phương pháp PETS có rất nhiều thế
mạnh, đầu tiên PETS là công cụ hữu hiệu
nhằm xác định chất lượng các dịch vụ
công cộng, từ đó nâng cao hiệu quả việc
đầu tư, chi tiêu ngân sách công. PETS giúp
các nhà nghiên cứu chính sách phát hiện
ra hiện tượng thất thoát ngân sách, bất
cập trong công tác chi tiêu cho các dịch
36 Bernard Gauthier (2010) – Điều tra theo dõi chi
tiêu công và khảo sát định lượng ở vùng hạ Saha-
ra châu Phi Ngân hàng thế giới:
worldbank.org/curated/en/195461468211166770/
pdf/450910REVISION0Box370064B00PUBLIC0.
pdf
37 nt
58
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019
vụ công từ đó làm rõ các hành vi tham
nhũng. Ngoài ra, PETS còn đánh giá sự
bất hợp lý trong việc phân bổ nguồn lực
nhà nước giữa các vùng miền, sự bất bình
đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ công giữa
người dân ở các vùng nông thôn và thành
thị. PETS giúp tăng cường tính minh bạch
và làm rõ các nguồn thông tin liên quan
tới chi tiêu công bằng việc theo dõi dòng
chảy của ngân sách nhà nước. Bên cạnh
đó, PETS là một phương pháp mở có thể
áp dụng cả ở cấp chính quyền trung ương
lẫn địa phương.
Bên cạnh ưu điểm, phương pháp này
ẩn chứa nhiều nhược điểm như sau. Đầu
tiên, phương pháp PETS yêu cầu phải so
sánh giữa đầu vào và đầu ra của ngân
sách nhà nước. Phương án này chỉ có thể
được tiến hành thông qua phương pháp
thu thập định lượng38, quy trình này yêu
cầu sự tính toán rất chính xác nhằm đánh
giá có hay không việc thất thoát ngân sách
và các hành vi tham nhũng ngân sách nhà
nước. Điều này sẽ rất khó thực hiện bởi
sự phức tạp của hệ thống tài chính và sự
chồng chèo của các văn bản pháp luật liên
quan. Điểm cuối cùng đó là phương pháp
PETS buộc phải sử dụng hệ thống sổ sách,
tài liệu, hóa đơn, chứng từ .v.v để tiến
hành khảo sát, điều tra. Tuy nhiên, các
quan chức tham nhũng lại không ngừng
xóa dấu vết và hợp thức hóa các tài liệu
liên quan tới hành vi tham nhũng của họ.
Điều này gây khó khăn trong việc xác
định tính chính xác của các tài liệu được
thu thập trong quá trình khảo sát và ảnh
hưởng trực tiếp tới tính đúng đắn của kết
38 Ritva Reinikka và Jakob Svensson (2003) – Các
phương pháp khảo sát và giải thích tham nhũng.
Ngân hàng thế giới:
publicsector/pe/PETS2.pdf
quả khảo sát39. Bên cạnh đó, những đối
tượng có hành vi tham nhũng thường có
những thỏa thuận ngầm với nhau, loại
thỏa thuận này được gọi là “mật mã xanh”
(blue code), theo đó nếu một người bị bắt sẽ
không khai ra đồng phạm của mình40.
Ngoài những phương pháp nêu trên
còn rất nhiều các phương pháp có chung
mục đích để đo lường mức độ tham
nhũng của các quốc gia. Mỗi phương
pháp đều có thế mạnh riêng nhằm tập
trung nghiên cứu và khai thác vào các
khía cạnh, góc độ khác nhau của hiện
tượng tham nhũng. Tuy nhiên, không có
phương pháp nào là hoàn hảo và toàn
diện, mỗi phương pháp đo lường tham
nhũng đều được các cơ quan, tổ chức
xây dựng và triển khai dựa trên các tiêu
chí và cách thức khác nhau, do vậy khi
áp dụng các phương pháp này trong
thực tế sẽ lộ rõ những khuyết điểm nhất
định. Chính vì vậy, trong mỗi lĩnh vực
có liên quan tới tham nhũng, cùng lúc
cần thiết phải áp dụng linh hoạt nhiều
phương pháp khác nhau để phát huy tối
đa ưu điểm cũng như hạn chế ở mức tối
thiểu nhược điểm của các phương pháp
đo lường tham nhũng nhằm tìm ra kết
quả chính xác, đúng đắn và toàn diện
nhất về tình hình tham nhũng tại mỗi
quốc gia. Đây là căn cứ để các cơ quan,
tổ chức hữu quan cùng các quốc gia xây
dựng các chương trình đấu tranh phòng
chống tội phạm tham nhũng hiệu quả và
linh động./.
39 June, R., Lagerge, M., Nahem, J và Intergrity, G
(2008): Hướng dẫn đánh giá tham nhũng - Trung
tâm quản lý công Oslo, Chương trình phát triển
Liên hiệp quốc.
40 Skolnick, J.2012: Tham nhũng và mật mã xanh
của sự im lặng. Tạp chí nghiên cứu và thực hành
của Cảnh sát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_phuong_phap_do_luong_muc_do_tham_nhung_tren_the_gioi.pdf