Muốn cho việc tự rèn luyện ghi nhạc của SV đạt hiệu
quả, các PP tự học đều phải được GV hướng dẫn cụ thể
qua việc thực hành mẫu trên lớp. Bài tập được lựa chọn
chu đáo, phù hợp với khả năng người học. SV đảm bảo
phải hát đúng các bài hát để tự ghi lại. Băng đĩa bài tập
phải đảm bảo chất lượng về nội dung, cách thức trình bày
và âm thanh.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng ghi nhạc cho sinh viên năm thứ nhất hệ cao đẳng sư phạm âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 56-60
56
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GHI NHẠC
CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ÂM NHẠC
Phan Thị Thịnh - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
Ngày nhận bài: 11/04/2017; ngày sửa chữa: 20/05/2017; ngày duyệt đăng: 26/05/2017.
Abstract: Based on the current situation of teaching and learning music notation of Music Training
major at Nha Trang National College of Pedagogy, the article offers some methods of practicing
music notation skills for first year students of Music Training major. These include the methods of
practice skills of listening and notating pitch, length; defining beat and meter; listening and notating
one-part; and instructing self-study. These methods will help first-year students to notate music
more easily and the separation of music notating skills will also be interesting for students.
Keywords: Methods, music notation skills, first-year students, music training major.
1. Mở đầu
Ghi nhạc là một phân môn mà nhiều sinh viên (SV)
sư phạm âm nhạc năm thứ nhất chưa từng nghe và chưa
được rèn luyện trước đó bao giờ. Vì thế, người dạy cần
có phương pháp (PP) rèn luyện kĩ năng (KN) ghi nhạc
phù hợp và khoa học nhằm tạo nền móng vững chắc cho
SV ở những năm học sau.
Học ghi nhạc là một quá trình rèn luyện KN, bởi vậy
PP rèn luyện KN ghi nhạc cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Đảm bảo tính vừa sức đối với người học. Tất cả các
PP và bài tập ghi nhạc đều phải vừa sức với đối tượng là
người bắt đầu học âm nhạc.
- PP phải hướng đến mục đích, yêu cầu của môn học.
Mục đích của phân môn Ghi nhạc là SV ghi lại được các
bài hát, giai điệu ở các giọng từ 0 đến 1 dấu hóa; có khả
năng cảm nhận tính chất âm nhạc qua tiết tấu, điệu thức,
giai điệu. Bởi vậy, SV được luyện tập các KN nhỏ như
luyện ghi cao độ, luyện ghi tiết tấu, luyện nghe quãng.
- Đảm bảo tính khoa học, phù hợp giữa PP và nội
dung. Nội dung luôn gắn với PP và ngược lại, PP phải
gắn với nội dung học. Các PP rèn luyện KN phải gắn bó
chặt chẽ với hệ thống các bài luyện tập.
- Đảm bảo sự phát triển đồng đều các KN ghi nhạc.
Mỗi một KN nhỏ đều đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển khả năng ghi nhạc. Vì thế không
thể chú trọng quá vào một KN nào đó mà cần phát triển
đồng đều tất cả các KN.
- Tạo được hứng thú cho người học. Sử dụng nhiều
PP rèn luyện KN kết hợp các nội dung chuyển đổi linh
hoạt sẽ tránh được sự nhàm chán.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe và ghi cao độ
SV năm thứ nhất cần được rèn luyện các KN nghe
như: nghe âm liền bậc; nghe và nhắc lại từng nốt; nghe
quãng giai điệu; nghe hợp âm rải; điền cao độ vào chỗ
trống; ghi nhanh cao độ. Các hoạt động này được rèn
luyện đan xen trong các buổi học ghi nhạc, tuy vậy không
phải tất cả các KN nghe - ghi cao độ đều được rèn luyện
trong mỗi buổi học. Học xướng âm đến giọng nào thì nên
luyện nghe, ghi nhạc ở giọng đó. Tùy theo khả năng, sự
tiến bộ của người học mà giảng viên (GV) hướng dẫn
thực hiện sao cho phù hợp.
2.1.1. Rèn luyện kĩ năng nghe các âm liền bậc
Nghe các âm liền bậc chỉ dùng để luyện nghe cho SV
năm thứ nhất với mục đích giúp người học bước đầu làm
quen và phân biệt được các tuyến giai điệu liền bậc và các
tuyến giai điệu có nốt cách bậc, chuẩn bị cho việc luyện
nghe quãng ở các bài sau. Luyện nghe các âm liền bậc còn
giúp SV nắm vững gam Đô trưởng (C-dur) - là gam của
giọng đầu tiên các em bắt đầu làm quen với âm nhạc.
Trước khi nghe các âm liền bậc, SV cần được nghe
toàn bộ gam của giọng C-dur. Sau đó, GV tách từng
nhóm âm liền bậc trong gam để cho các em luyện nghe:
nghe 5 âm, nghe 4 âm, nghe 3 âm. Những lần luyện nghe
âm liền bậc đầu tiên, GV nên cho SV nghe âm đầu và âm
cuối là âm ổn định, sau đó mới cho nghe 4 âm, 5 âm liền
bậc khác. Sau một số lần đàn theo kiểu mô tiến, GV có
thể đàn bất cứ nhóm âm liền bậc nào và yêu cầu SV phán
đoán cao độ âm đầu tiên để xướng âm lên.
Sau một số tiết luyện nghe âm liền bậc, GV có thể
đan xen nốt nhảy quãng 3 vào giữa 2 nhóm liền bậc để
SV phân biệt và xác định âm liền bậc hay quãng nhảy.
Để nâng cao hơn, GV có thể cho SV nghe, nhận biết và
phân biệt các nhóm 3 âm 2 cung và nhóm 3 âm 1,5 cung
tạo thành quãng 3T hoặc quãng 3t (tính từ âm thấp nhất
đến âm cao nhất). Phân biệt được 2 nhóm 3 âm này sẽ
giúp SV dễ xác định quãng 3 trưởng (T) thứ (t) khi luyện
nghe quãng.
Luyện nghe các âm liền bậc là một trong những KN
nghe đơn giản hơn cả, nó cần được chú trọng rèn luyện
trong thời gian đầu, khi SV mới học ghi nhạc. Về sau,
tùy theo mức độ phát triển khả năng nghe của SV mà rèn
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 56-60
57
luyện. Nếu SV xác định được các âm liền bậc tốt rồi, GV
có thể bỏ qua KN này để chuyển sang KN khác cho phù
hợp với khả năng của SV.
2.1.2. Luyện nghe và nhắc lại từng âm
Luyện KN nghe và nhắc lại cao độ từng nốt nhạc giúp
người học có phản xạ nhanh về độ cao của từng âm. GV
đàn nốt nào thì yêu cầu SV đọc tên theo đúng cao độ của
nốt đó. Nên cho SV nghe các âm trong một giọng cụ thể
để SV dễ xác định cao độ và tưởng tượng ra đúng giọng
được nghe.
Nghe và nhắc lại từng âm có thể được thực hiện
trước khi học xướng âm hoặc trước lúc ghi một bài tập
đơn bè. Bài xướng âm hoặc bài tập ghi nhạc ở giọng
nào thì cho SV luyện nghe và nhắc lại từng âm ở giọng
đó. Bài đầu chỉ nên cho SV nghe các âm ổn định là
chính, các bài sau độ khó được tăng dần lên, có các
quãng nhảy xa. Âm đầu và âm cuối luôn phải là các âm
ổn định của giọng. KN này nên được rèn luyện ở hầu
hết các buổi học đọc và ghi nhạc.
2.1.3. Luyện nghe quãng giai điệu
Luyện nghe quãng giai điệu là một trong những KN
mà chúng tôi cho rằng thực sự cần thiết trong quá trình
rèn luyện tai nghe cho SV sư phạm âm nhạc. Để phù
hợp với khả năng của SV, KN luyện nghe quãng giai
điệu yêu cầu SV chỉ nghe, có khi nhắc lại để phân biệt
được các loại quãng bằng âm thanh. Luyện nghe quãng
là cả một quá trình giúp người học thẩm thấu cao độ.
Học ghi nhạc được diễn ra trong 5 học phần, các em nên
được nghe quãng giai điệu thường xuyên trong ít nhất
3 học phần (tùy vào khả năng của SV). Nghe quãng nói
chung và quãng giai điệu nói riêng sẽ giúp SV nghe hòa
âm tốt hơn, cảm nhận điệu thức tốt hơn và đặc biệt là
các em dễ tưởng tượng được khoảng cách cao độ khi
đọc nhạc.
Khởi đầu của nghe quãng được bắt đầu từ quãng hẹp
rồi mới nghe dần đến các quãng rộng hơn. Vì đối tượng
học là SV năm thứ nhất nên chỉ cho nghe từ quãng 2 đến
quãng 5 với tính chất quãng là T, t và Đúng (Đ).
Luyện nghe quãng sẽ giúp SV phân biệt được khoảng
cách độ cao giữa 2 âm ở từng quãng đồng thời cảm nhận
rõ màu sắc trưởng thứ ở các quãng 2 và quãng 3. Với
quãng 2 và quãng 3, nên cho SV nghe quãng trưởng
trước bởi quãng trưởng có tính chất khỏe khoắn, sáng
sủa, người mới học ghi nhạc sẽ cảm thấy dễ nghe hơn.
Trên thực tế, khi đọc nhạc, SV năm thứ nhất đọc quãng
2T, 3T thường chuẩn xác hơn đọc quãng 2t và 3t, bởi vậy
khả năng cảm nhận tính chất quãng thứ cũng sẽ khó khăn
hơn quãng trưởng.
Thời gian đầu chỉ nên cho SV nghe các quãng 2,
quãng 3 trong phạm vi một quãng tám từ nốt Đô ở quãng
tám thứ nhất (c1) lên đến nốt c2, sau đó mở rộng âm vực
cao tối đa là nốt g2 và thấp nhất là nốt g (nốt Sol ở quãng
tám nhỏ). Với các quãng 4 và quãng 5 đúng, khi đàn cho
SV nghe, GV có thể mở rộng âm vực ngay từ đầu bởi lúc
này SV đã quen với việc nghe quãng trên đàn. Khi đã
luyện nghe tất cả các quãng trên, việc luyện tập cần được
nâng lên mức cao hơn đó là luyện nghe đan xen tổng hợp
các loại quãng. Ở học phần I, GV nên cho luyện nghe
quãng lần theo gam của giọng C-dur, sang học phần II
luyện cho SV nghe quãng bất kì mà không lần theo gam.
2.1.4. Luyện nghe hợp âm rải
Nghe các hợp âm rải chính của một giọng sẽ giúp
người học dễ xác định được giọng của bài ghi thông qua
hợp âm chủ đồng thời nắm vững điệu thức trưởng, thứ.
KN này hỗ trợ người học thuận lợi hơn khi học các môn
nhạc cụ (nghe tốt phần đệm bè tay trái), hòa âm (nghe
hợp âm), xướng âm.
Hướng dẫn SV nghe ba hợp âm rải chính của giọng
mang công năng T, S, D (t, s, D): - Luyện nghe riêng từng
hợp âm; - Luyện nghe tổng hợp các hợp âm T, S, D, D7.
GV đàn từng hợp âm bất kì cho SV nghe và yêu cầu
xác định tên của hợp âm. Không nên đàn từng hợp âm
theo thứ tự T-S-D-D7 bởi SV sẽ bị nghe theo quán tính
và khi đánh đan xen với hợp âm khác sẽ khó xác định.
Ban đầu có thể chỉ đàn các hợp âm ở thể nguyên vị và
thống nhất giai điệu đi lên hoặc đi xuống, sau đó đàn ở
các thể đảo. Dạy xướng âm hoặc cho SV luyện ghi các
bài một bè ở giọng nào thì luyện nghe các hợp âm chính
của giọng đó.
2.1.5. Luyện ghi cao độ vào chỗ trống:
- Ghi cao độ không có trường độ: GV cho SV biết
trước cao độ một số nốt trong bài (thường là các âm ổn
định của giọng, thể hiện trên khuông với hình thức nốt
tròn) và đàn cho SV nghe để ghi cao độ. Yêu cầu SV chỉ
ghi nốt nhạc hình bầu dục tô đậm trên khuông mà không
ghi trường độ của nốt. Đây là bước khởi đầu để SV rèn
KN ghi nhanh cao độ, cho biết trước một số nốt giúp
người học có những điểm dựa để dễ xác định cao độ các
nốt tiếp theo.
- Nhận biết nốt thiếu để điền vào chỗ khuyết: Cho
đoạn nhạc khuyết thiếu cao độ một số nốt, GV đàn để SV
nghe nhận biết và xác định đúng cao độ, vị trí của nốt
thiếu để điền vào. GV nên đàn tối đa khoảng 3 lần ở tốc
độ vừa phải.
- Điền cao độ vào tiết tấu: Cho một đoạn hình tiết tấu
trên khuông có số chỉ nhịp và vạch nhịp. GV đàn từng
câu của đoạn nhạc, yêu cầu SV nghe và điền cao độ vào
tiết tấu cho sẵn để hoàn chỉnh đoạn nhạc.
2.1.6. Luyện ghi nhanh cao độ
Ghi nhanh cao độ là một KN giúp SV rèn luyện khả
năng tập trung hoàn toàn vào cao độ, phản xạ nhanh tên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 56-60
58
nốt nhạc. Bài tập ở KN này là những đoạn cao độ dài từ
5 đến 7 âm. Thời gian đầu chỉ nên cho SV nghe và ghi 5
âm, về sau mới cho nghe và ghi 6, 7 âm. GV cho SV biết
cao độ âm đầu tiên của câu nhạc, sau đó đàn 3 lần, mỗi
lần dừng lại để SV ghi. Lần đầu đàn chậm, 2 lần sau
nhanh hơn. Yêu cầu SV nghe toàn bộ câu nhạc và ghi
nhanh cao độ vào khuông nhạc.
2.2. Phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe và ghi
trường độ
Ghi trường độ tách biệt là một KN đòi hỏi người học
phải nắm chắc cách ghi các kí hiệu hình nốt nhạc, nguyên
tắc kết nhóm trường độ; hiểu và phân biệt rõ các loại nhịp
cơ bản như nhịp 2, nhịp 3, nắm vững trọng âm của từng
loại nhịp, phân biệt được sự khác nhau giữa nhịp đơn và
nhịp kép cùng loại (3/8, 6/8...). Bởi vậy, trước khi luyện
ghi các bài tập tiết tấu tách biệt, SV cần được hướng dẫn
nghe và luyện tập các KN nhỏ như: KN xác định nhịp,
phách; KN xác định nhóm nốt.
2.2.1. Rèn luyện kĩ năng nghe và xác định nhịp, phách:
- Xác định nhịp: Trước khi ghi, SV cần xác định được
nhịp của câu, đoạn hoặc bài nhạc. GV đàn giai điệu, nhấn
rõ trọng âm và hướng dẫn SV nghe để xác định được
phách mạnh - phách nhẹ, từ đó xác định loại nhịp và số
chỉ nhịp của bài.
Hướng dẫn SV phân biệt sự khác nhau giữa nhịp đơn
và nhịp kép cùng loại. Ví dụ nhịp 2/4 và nhịp 4/4. GV
cần cho người học thấy rõ sự khác nhau khi đánh nhấn
trọng âm 2 loại nhịp 2/4 và 4/4. Việc thể hiện rõ phách
mạnh và phách mạnh vừa trong nhịp 4/4sẽ giúp người
học không nhầm lẫn với nhịp 2/4. Với nhịp 3/8 và 6/8
cũng thực hiện tương tự như vậy.
Trong quá trình đàn giai điệu từng câu cho SV ghi,
GV có thể đánh chậm nhưng khi hướng dẫn SV xác định
nhịp phải thực hiện đúng tốc độ của bài hoặc thể hiện
đúng tính chất của từng loại nhịp. Ví dụ nhịp 3/4 và nhịp
3/8, nếu đàn nhịp 3/8 ở tốc độ chậm SV sẽ dễ xác định
nhầm thành nhịp 3/4 và ngược lại.
- Xác định phách: GV đàn chậm rãi giai điệu (giai
điệu đơn giản để người học tập trung vào việc xác định
phách), hướng dẫn SV cách nghe và xác định điểm rơi
của phách, yêu cầu SV đánh dấu vào những nốt nằm ở
điểm rơi của phách. Hướng dẫn cách nhóm các nốt trong
cùng một phách.
2.2.2. Rèn luyện kĩ năng ghi tiết tấu
GV gõ tiết tấu cho SV nghe và ghi lại. Ban đầu cần
hướng dẫn SV tập trung để nghe và nhớ chính xác đoạn
tiết tấu đồng thời chân gõ nhẹ phách, chú ý nghe trọng
âm để xác định nhịp. Đầu tiên, cho SV ghi các hình tiết
tấu đơn giản như trắng, đen, đơn, sau đó mở rộng thêm
các hình nốt khác cho phù hợp với khả năng của SV.
Với những tiết tấu phức tạp hơn, GV có thể tách
riêng để phân tích và cho ghi riêng rồi mới kết hợp lại.
GV cần hướng dẫn cách ghi chùm nốt móc kép và móc
giật để tập ghi trước khi cho nghe và ghi cả đoạn tiết tấu
trên. GV cần nhấn rõ trọng âm và gõ tiết tấu một cách
rõ ràng, dứt khoát để SV xác định đúng nhịp và dễ nhớ
hình tiết tấu.
2.2.3. Rèn luyện kĩ năng điền tiết tấu vào cao độ cho
trước và vạch nhịp
Đây là dạng bài tập cho trước cao độ, sau đó GV đàn
cho SV nghe để điền trường độ. Các dạng bài tập này
thường phải có giai điệu hoàn chỉnh, mỗi bài chỉ khoảng
2 câu hoặc ý nhạc, cao độ hoặc tiết tấu câu 2 nên phát
triển hoặc mô phỏng của câu 1. Những bài đầu nên bắt
đầu từ tiết tấu đơn giản. Khi cho SV luyện ghi những
dạng trường độ khó hơn, nên đưa dần một ít vào câu 2,
cao độ câu 2 có thể giống câu 1 để SV dễ tập trung và
xác định đúng trường độ mới.
Rèn luyện KN nghe và ghi trường độ riêng biệt giúp
người học có thể tập trung hoàn toàn vào việc nghe và
ghi tiết tấu nhằm phát triển khả năng cảm nhận và xác
định đúng nhịp, phách; phản xạ nhanh về tiết tấu khi nghe
những nhóm trường độ, hình tiết tấu; có khả năng tách
biệt cao độ và tiết tấu trong một giai điệu. Bởi vậy GV
cần lưu ý một số điều khi lựa chọn bài tập và hướng dẫn:
- Độ khó của bài tập được nâng cao một cách dần dần,
vừa củng cố luyện tập tiết tấu đã học vừa đưa vào một
lượng nhỏ tiết tấu mới; - Bài tập luôn phù hợp với khả
năng thực hiện của người học; - Quá trình đàn hoặc gõ
tiết tấu cho SV nghe luôn rõ ràng, dứt khoát, thể hiện
đúng tính chất loại nhịp.
2.3. Phương pháp rèn luyện kĩ năng ghi nhạc một bè
Ghi nhạc chính là luyện tai nghe và trí nhớ âm nhạc.
Luyện nghe cao độ giúp người học tập trung hoàn toàn
vào nghe cao độ, phát triển tai nghe về mặt cao độ. Luyện
nghe và ghi tiết tấu giúp người học nắm được cách ghi
trường độ và nâng cao độ nhanh nhạy về tiết tấu. Sau khi
được rèn luyện các KN ghi cao độ và trường độ riêng
biệt, SV cần được luyện tập hoàn thiện và nâng cao KN
ghi nhạc bằng các bài tập kết hợp ghi cả cao độ và trường
độ ở nhiều dạng bài.
2.3.1. Rèn luyện kĩ năng nghe và ghi nhớ
Đây là PP rèn luyện khả năng ghi nhớ giai điệu với 2
cách: nhớ và đọc ngay giai điệu; nhớ giai điệu và ghi lại.
Các bài tập cho KN này thường ngắn, đơn giản, giai điệu
dễ thuộc dễ nhớ.
- Nhớ và đọc ngay: GV đàn câu nhạc 1, 2 hoặc 3 lần
liên tiếp (tùy độ khó của bài), yêu cầu SV đọc lên sau khi
nghe. Nhớ và đọc ngay nên được rèn luyện thường xuyên
trong các buổi học. KN này kết hợp cả KN nghe - nhớ và
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 56-60
59
xướng âm lại nên thường tạo không khí sôi nổi trong giờ
học, tránh được sự trầm lắng vốn có của ghi nhạc.
- Nhớ và ghi lại: GV đàn cả bài 2-5 lần (tùy độ khó
của bài) để SV nghe và ghi lại hoàn toàn theo trí nhớ của
mình. GV không nên đánh đi đánh lại nhiều lần khi SV
đã ghi. Mục đích của dạng bài tập này là rèn luyện khả
năng ghi nhớ nên cần lường trước khả năng người học và
mức độ khó của bài. Với bài có giai điệu khó nhớ hơn thì
đàn liên tiếp nhiều lần hơn rồi mới cho ghi.
Các bài tập rèn trí nhớ phải có độ khó và độ dài tăng
dần cho phù hợp mới phát triển được tai nghe và tạo hứng
thú cho SV. Bài tập khó về cao độ thì tiết tấu phải đơn
giản và ngược lại; bài có giai điệu khó thì phải ngắn, bài
dài thì giai điệu phải đơn giản.
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng nghe - ghi các bài tập một bè
Đây là PP rèn luyện KN nghe - ghi nhạc truyền thống
được sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất. GV đàn cả
bài hoặc 1 đoạn nhạc cho SV ghi từng câu, một bài tập
dài khoảng 4-6 câu. Bài ghi có thể do GV sưu tầm của
các tác giả, lấy từ đoạn trích của tác phẩm âm nhạc, GV
tự sáng tác hoặc các bài hát thiếu nhi...
PP này được thực hiện tuần tự theo các bước: - GV
đàn âm La mẫu; - Cho SV nghe toàn bài và yêu cầu xác
định giọng, nhịp của bài; - Đàn từng câu theo lối móc
xích; - Đàn lại toàn bài để SV kiểm tra và chỉnh sửa;
- Kiểm tra, đánh giá và nhận xét bài ghi của SV.
Trong quá trình thực hiện, GV cần lưu ý: đàn ở tốc
độ vừa phải, khi đàn cả bài nên đánh đúng tốc độ yêu cầu
của bài; đàn từng câu cho SV ghi thì ở tốc độ vừa phải,
với câu khó có thể đánh thong thả, chậm rãi hơn. Trọng
âm cần được nhấn rõ, thể hiện đúng tính chất của nhịp.
Luôn kiểm tra quá trình ghi của SV để có những gợi ý,
hướng dẫn kịp thời, tránh được những lỗi sai dây chuyền
từ câu trước kéo sang câu sau.
Những bài tập có tiết tấu mới tập ghi lần đầu hoặc
những chỗ khó, GV cần hướng dẫn riêng trước khi cho
ghi cả bài. Kiểm tra và nhận xét bài ghi của SV; GV
không chỉ sửa sai về cao độ, trường độ mà cần chú ý sửa
sai cả cách ghi nhạc để tạo thói quen ghi nhạc đúng,
chuẩn về mặt chính tả.
Các bài tập nghe - ghi cần có cao độ và tiết tấu phong
phú, mỗi câu dài khoảng 2-4 ô nhịp (tùy theo loại nhịp
và trường độ, số lượng nốt của câu). Câu khó về cao độ
thì phải đơn giản về tiết tấu và ngược lại. Bài tập cần
được nâng cao dần độ khó.
2.4. Hướng dẫn tự học
Đọc và ghi nhạc là môn học rèn luyện KN, vì vậy yếu
tố tự học, tự rèn luyện hết sức quan trọng. Trên thực tế,
hầu như SV mới chỉ tự rèn luyện đọc nhạc mà chưa chú
ý, thậm chí nhiều SV còn chưa tự rèn luyện ghi nhạc bao
giờ. Đọc nhạc thì có bài tập sẵn GV giao về nhà, tài liệu
cũng nhiều; ghi nhạc thì việc tự luyện tập khó khăn hơn
như cần phải có người đàn cho để ghi hoặc phải có băng,
đĩa các bài tập ghi âm (băng đĩa không có sẵn, thường do
GV tự làm. Việc làm đĩa các bài tập ghi âm không đơn
giản nên ít có GV làm)... Rèn luyện ghi nhạc chủ yếu chỉ
thực hiện trên lớp có GV hướng dẫn trực tiếp.
Tuy vậy, vẫn có những PP hướng dẫn SV tự luyện
tập ghi nhạc theo nhóm hoặc tự luyện tập cá nhân. Chúng
tôi đề xuất một số PP hướng dẫn tự luyện tập ghi nhạc
với đối tượng người học là SV năm thứ nhất.
2.4.1. Phương pháp tự luyện tập ghi nhạc theo nhóm
Trong một lớp, GV phân SV thành các nhóm nhỏ có
năng lực ghi nhạc đồng đều nhau. Chọn những SV có
khả năng đánh đàn phím và gõ tiết tấu tốt làm nhiệm vụ
đánh đàn và gõ tiết tấu cho SV trong nhóm ghi. Để SV
làm được việc này, quá trình học trên lớp GV phải hướng
dẫn và cho SV thực hành đàn, gõ tiết tấu cho lớp ghi. SV
không chỉ làm mẫu chính xác, rõ ràng mà còn phải thực
hiện có trình tự, linh hoạt, biết cách giúp các bạn trong
nhóm ghi.
PP tự học này có những ưu điểm và hạn chế như:
- Việc SV tự đàn, gõ tiết tấu cho các bạn ghi sẽ giúp SV
phát huy khả năng và phát triển năng khiếu âm nhạc cụ thể
là phát triển năng lực thực hành và tai nghe âm nhạc. Mặt
hạn chế là những SV này do thường phải làm mẫu và
hướng dẫn các bạn nên ít được tham gia nghe - ghi trong
nhóm; - Nếu SV làm mẫu không tốt, nhóm tự học sẽ gặp
khó khăn khi nghe và ghi ; - PP này chỉ thực hiện được ở
các nhóm lớp với SV có năng lực ghi nhạc tương đối đồng
đều, SV có khả năng đánh đàn phím tương đối tốt.
Các bài tập cho SV tự học theo nhóm cần được GV
lựa chọn cho phù hợp năng lực của SV trong từng nhóm.
Nội dung bài tập phải phát triển được các KN tương ứng,
phù hợp theo nội dung, yêu cầu luyện tập trên lớp.
2.4.2. Phương pháp tự luyện tập cá nhân
PP này mỗi cá nhân có thể tự chủ động trong việc
luyện tập mà không cần phải có người đánh đàn, gõ tiết
tấu. Tự luyện tập ghi nhạc cá nhân có 3 hình thức:
- Luyện tập nghe - ghi bài tập qua băng, đĩa; - Ghi lại
những bài hát, giai điệu đã thuộc; - Tự đánh đàn để rèn
luyện tai nghe.
- Luyện tập nghe - ghi bài tập qua băng, đĩa: PP này
giúp SV có thể tự luyện tập hầu hết các KN ghi nhạc. SV
tự ghi nhạc qua băng đĩa, trình tự ghi cũng giống như
cách luyện tập trên lớp nhưng không có GV hướng dẫn
và gợi ý. Người học có thể nghe lại nhiều lần một câu
nhạc nếu chưa ghi được chính xác. Tuy vậy, cũng cần
giới hạn khoảng thời gian tối đa cho mỗi bài tập để SV ý
thức tập trung hơn trong quá trình nghe - ghi.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 56-60
60
Tài liệu phải đảm bảo chất lượng thì SV mới tự luyện
tập được. Hiện nay hầu như tài liệu này chưa có ở các
trường sư phạm đào tạo giáo viên âm nhạc cũng như
ngoài thị trường, vì vậy GV phải tự làm các băng, đĩa bài
tập ghi nhạc cho SV tự học. Nội dung, tiến trình thể hiện
bài tập trên đĩa cũng như chất lượng âm thanh cần được
đảm bảo: + Nội dung tương thích với các KN được rèn
luyện trên lớp; + Thứ tự các bước thực hiện của từng bài
tập cần rõ ràng, khoa học giống như những gì GV thực
hiện trên lớp; + Cao độ và trường độ của bài tập tự luyện
thường dễ hơn bài luyện tập trên lớp; + Các bài tập được
sắp xếp theo trình tự độ khó tăng dần; + Âm thanh rõ nét,
không có tạp âm.
Các loại bài tập cho SV tự luyện tập bao gồm: bài tập
ghi tiết tấu, bài tập điền tiết tấu vào cao độ cho trước, bài
tập điền cao độ vào tiết tấu cho trước, bài tập ghi nhanh,
bài tập ghi âm trí nhớ, bài tập nghe - ghi đơn bè.
- Ghi lại những bài hát, giai điệu đã thuộc: Đây là PP
tự học đơn giản và dễ thực hiện nhất. Trong cả 3 năm
học, SV có thể tự luyện tập được theo PP này bởi hầu hết
các em đều thuộc và hát đúng khá nhiều bài hát. Bài hát
cho trẻ mầm non và thiếu nhi là những bài tập phù hợp
với khả năng và trình độ của SV năm thứ nhất. Với vốn
bài hát phong phú, GV giúp SV chọn bài cho phù hợp
với khả năng của từng cá nhân.
Cách thực hiện: với các buổi học trên lớp, GV cho
SV hát lại một số bài hát thiếu nhi (nếu SV hát chưa chính
xác, GV giúp các em sửa cho đúng). Định hướng SV học
đến giọng nào thì ghi âm bài hát ở giọng đó, nếu đã học
đọc và ghi nhạc được nhiều giọng rồi, SV có thể tự lựa
chọn giọng để ghi. Ví dụ, ở học phần II, SV được học tất
cả các giọng có 1 dấu hóa, nếu bài hát viết ở điệu thức
trưởng, các em có thể tự ghi bài hát ở giọng F-dur hoặc
G-dur đều được.
Hướng dẫn cách xác định nhịp: các bài hát thiếu nhi
(mầm non và tiểu học) chủ yếu viết ở nhịp 2/4 nhưng vẫn
cần dạy SV luyện cách xác định nhịp. Yêu cầu các em
tập đánh nhịp khi hát (trước đó cho tập đánh nhịp 2/4 và
3/4). Bằng cách đánh nhịp, SV sẽ dễ dàng xác định được
nhịp của các bài hát thiếu nhi.
Xác định giọng: sau khi hát toàn bài, SV nhớ cao độ
âm chủ và đọc giai điệu của hợp âm chủ bằng âm la. Sau
khi đọc hợp âm chủ để xác định điệu thức trưởng, thứ,
SV có thể chọn giọng ghi cho phù hợp. Ví dụ ở điệu thức
trưởng có thể ghi ở giọng C-dur, G-dur, F-dur nhưng cần
chọn ghi giọng ở âm khu vừa phải.
Ghi từng câu: Đọc hợp âm chủ của giọng, nhớ cao
độ các âm ổn định, dựa vào âm chủ để xác định nốt đầu
tiên cho đúng và ghi từng câu. Trong quá trình ghi, SV
cần luôn nhớ trục của giọng và tự kiểm tra lại từng câu
để tránh được lỗi sai liên tiếp từ câu này sang câu khác.
PP này giúp SV có thể ghi một bài ở nhiều giọng trong
cùng điệu thức, đồng thời giúp các em phát triển KN
dịch giọng.
Tự luyện tập bằng cách ghi lại các bài hát đã thuộc
đối với SV năm thứ nhất cũng có mặt hạn chế nhất định.
Bài hát phù hợp với trình độ của SV chỉ là những bài hát
thiếu nhi ngắn và đơn giản, hầu hết những bài hát này
được viết ở điệu thức trưởng nên SV ít luyện ghi được
các bài hát điệu thức thứ.
- Tự đánh đàn để luyện tai nghe: Để luyện nghe
quãng, theo chúng tôi, cách tốt nhất là SV tự đàn từng
loại quãng để nghe cho quen tai. Ví dụ, ban đầu là luyện
nghe quãng 2T, sau đó luyện nghe quãng 2t để phân biệt
rõ quãng một cung và quãng nửa cung. Khi đã nghe tốt
thì chuyển sang nghe quãng 3T, 3t, 4Đ... SV cần xác định
trước loại quãng để nghe và nên chuyên tâm nghe riêng
một loại quãng cho quen tai rồi mới chuyển sang nghe
quãng khác, sau cùng mới luyện nghe tổng hợp các loại
quãng.
PP này đòi hỏi tính kiên trì của người học bởi nghe
quãng thường khô khan, người học rất dễ nản. Bởi vậy,
không nên nghe quãng quá lâu trong một lần mà cần
dành mỗi ngày khoảng 10-15 phút luyện tập một cách
đều đặn. Việc dành thời gian luyện tập đều đặn mỗi ngày
sẽ giúp SV phát triển tai nghe và khả năng phân biệt điệu
thức, giúp SV sau này nghe hợp âm sẽ dễ dàng hơn.
3. Kết luận
Muốn cho việc tự rèn luyện ghi nhạc của SV đạt hiệu
quả, các PP tự học đều phải được GV hướng dẫn cụ thể
qua việc thực hành mẫu trên lớp. Bài tập được lựa chọn
chu đáo, phù hợp với khả năng người học. SV đảm bảo
phải hát đúng các bài hát để tự ghi lại. Băng đĩa bài tập
phải đảm bảo chất lượng về nội dung, cách thức trình bày
và âm thanh.
Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Hoa - Phạm Phương Hoa (2002). Giáo trình
Kí xướng âm trình độ I. Nhạc viện Hà Nội.
[2] Lương Ngọc Hoàn (1993). Em yêu trường em - Tập
bài hát dùng trong các trường phổ thông cấp I. NXB
Âm nhạc - Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc Họa
Trung ương.
[3] Trịnh Hoài Thu - Nguyễn Thị Tố Mai - Nguyễn Thị
Hải Phượng - Trần Thị Thu Anh (2011). Phương
pháp dạy học Kí xướng âm trong đào tạo giáo viên
âm nhạc phổ thông. NXB Âm nhạc.
[4] Trịnh Hoài Thu - Lê Đức Sang (2006). Giáo trình
âm nhạc - phần Kí xướng âm. NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Minh Toàn - Nguyễn Đắc Quỳnh (1998).
Phương pháp đọc, chép nhạc. NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_phuong_phap_ren_luyen_ki_nang_ghi_nhac_cho_sinh_vien.pdf