n cần đánh giá sơ bộ bệnh nhân có dấu hiệu
nặng hay không (sốc, suy hô hấp, mất nước.) để
được ưu tiên khám trước hoặc chuyển Cấp cứu.
Trước đây, do ĐD phòng khám chỉ lo công việc
hành chánh nên phần đánh giá bệnh nhân giao
cho BS quyết định. Nhận biết dấu hiệu nặng và
sắp xếp ưu tiên trước khi can thiệp tỉ lệ rất thấp,
chỉ 14,3%. Sau khi huấn luyện đánh giá phân loại
bệnh nặng, bệnh khám ưu tiên, tỉ lệ ĐD có dánh
giá bệnh nhân bệnh nặng dần dần cải thiện, đến
cuối đợt lượng giá đạt hơn 80%.
Một công tác thường quy của ĐD là lấy dấu
sinh hiệu cơ bản như cân BN và lấy nhiệt độ,
trước đây cũng ít hoặc không được thực hiện, vì
lý do bệnh đông không làm kịp, mà ĐD chỉ hỏi
và lấy nhiệt độ khi BN có sốt. Sau can thiệp, đây
là dấu sinh hiệu cơ bản và quan trọng mà ĐD bắt
buộc phải thực hiện, tỷ lệ đạt tăng dần: cân BN
tăng lên 79,5 – 90,5% và lấy nhiệt độ: 81 – 84%.
Ghi cân nặng BN và nhiệt độ vào Sổ khám bệnh
cũng được cải thiện dần, từ chỗ rất thấp 9,5%,
sau khi thực hiện thay đổi tỷ lệ tăng lên trên
78,6%.
Vấn đề sắp xếp BN và thân nhân giữ trật tự
trong phòng khám cũng được cải thiện rõ, từ
hình ảnh BN cùng thân nhân vây quanh BS, hoặc
rất lộn xộn không theo thứ tự phát thẻ khám, sau
khi can thiệp phòng khám trở nên ổn định, trật
tự, thông thoáng hơn (đạt chuẩn gần 80%)
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thay đổi chất lượng hoạt động điều dưỡng tại phòng khám bệnh viện Nhi đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 221
MỘT SỐ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU DƯỠNG
TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Trần Thị Vạn Hòa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Trước đây do bệnh đông, Điều Dưỡng (ĐD) làm việc tại phòng khám phải thực hiện nhiều công
việc hành chánh nên không đủ thời gian để thực hiện hết các chức năng ĐD. Để tăng chất lượng chăm sóc bệnh
nhân và hài lòng của thân nhân, cần thiết phải đưa ĐD tại phòng khám trở về các hoạt động chuyên môn của
mình. Chúng tôi đã biên soạn những qui định cụ thể công việc của ĐD tại phòng khám, tổ chức huấn luyện cho
ĐD các nội dung này và sau đó tiến hành khảo sát để lượng giá hoạt động của ĐD tại Khoa Khám bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu Nhằm đánh giá hoạt động của ĐD trước và sau can thiệp tại các phòng khám Khoa
Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu Lượng giá trước và sau thực hiện huấn luyện bảng mô tả công việc ĐD phòng
khám.
Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trong thời gian 3 tháng, với 1 đợt lượng giá trước và 2 đợt sau khi triển khai
thực hiện bảng mô tả công việc mới. Số phòng khám được triển khai là 28 phòng với 68 Điều Dưỡng của 15 khoa
đã được lượng giá. So với trước can thiệp, ĐD tại phòng khám đã cải thiện được nhiều mặt như sau: Đến phòng
khám sớm hơn 5 phút để chuẩn bị dụng cụ (từ 19% tăng lên 59,5%), phòng khám sạch sẽ (từ 38,1% tăng lên
92,9%) và dụng cụ khám được chuẩn bị đầy đủ (từ 85,7% tăng lên 95,2%). Nhận biết dấu hiệu ưu tiên từ tỉ lệ
rất thấp chỉ 14,3% đến cuối đợt lượng giá đạt hơn 80%. Cân BN: từ việc không cân BN tăng lên 79,5 – 90,5% và
lấy nhiệt độ từ chỉ 4,8% tăng lên 81,0 - 84,1%, ghi cân nặng và nhiệt độ vào sổ khám bệnh cũng được cải thiện từ
rất thấp 9,5% tỉ lệ tăng lên 78,6%. Hỗ trợ cho BS khi khám bệnh từ 28,6% sau can thiệp đạt 90,5%., khâu đối
chiếu toa thuốc từ 66,7% trước can thiệp đạt 100% sau khi can thiệp. Dặn dò dấu hiệu nặng tăng từ 9,5% tăng
lên 85,7%, hẹn tái khám tăng từ 19% tăng lên 97,6%, hướng dẫn thông tin và chăm sóc tại nhà tăng từ 14,3%
lên 66,7%.
Kết luận Việc ĐD được thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình tại phòng khám là cần thiết, sự thay
đổi này bước đầu đã cải thiện đáng kể chất lượng chăm sóc và hài lòng bệnh nhân, và cần được duy trì tiếp tục.
Từ khóa: Hoạt động Điều Dưỡng phòng khám.
ABSTRACT
CHANGES IN THE QUALITY OF NURSES’ ACTIVITIES
AT THE OUTPATIENT DEPARTMENT OF CHILDREN’S HOSPITAL 1
Tran Thi Van Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 221 - 226
Background In former times, Nurses working at the clinic to perform many administrative tasks should not
be enough time to perform the Nurse’s function. To increase the quality of patient care and satisfaction of their
relatives, need to put Nurses in the clinic to return to their professional activities. We had compiled the job
description of Nurse at the clinic, organized training for the contents of this and then we had observed to evaluate
* Bệnh viện Nhi đồng 1
Tác giả liên lạc: Ths.Trần Thị Vạn Hòa ĐT: 0918956906 Email: vanhoa_68@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 222
the activities of the Nurses in Outpatient Department
Objectives: To assess the activities of Nuses before and after intervention at the clinics of Children's
Hospital 1.
Methods: We conducted a before and after study to evaluate before and after implementation of the training
job description of the Clinic Nurse
Results and discussions: Research conducted during the three months, with one round of evaluation before
and second rounds after phase implementation of the revised job description. A number of deployed clinics are 28
rooms with 68 Nurses of 15 departments weres evaluated. Compared with before the intervention, Nurses at the
clinics have improved many aspects as follows. To the clinic earlier than 5 minutes to prepare the instruments
(from 19% up 59.5%), clean clinic (from 38.1% up 92.9%) and medical devices are prepared enough (from 85.7%
up 95.2%). Identify priority signs from a very low rate of only 14.3% by the before and of over 80% by the end of
evaluation, from not to weight patients increased 79.5 and 90.5% and took the temperature from only 4.8%
increase 81.0 to 84.1%, weight and temperature were recorded in medical books also improved from a very low
9.5% rate increase is 78.6%. Support for the medical doctor from 28.6% to reach 90.5% after intervention,
compare prescription with patients’name from 66.7% before intervention to 100% after the intervention. Suggest
severe signs increased from 9.5% up 85.7%, set a date to re-check increased from 19% up to 97.6%, guiding
informaton and home care instructions increased from 14.3% to 66.7%.
Conclusions: The Nurses are performed with their functions and responsibilities at the clinics is neecessary,
these changes were initially significantly improve quality of care and patient satisfaction, and should be
maintained to continue.
Key words: Clinic Nurses’ activities.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Nhi Đồng
1 mỗi ngày tiếp nhận từ 4000 đến hơn 6000 lượt
khám. Tại các phòng khám, người Điều Dưỡng
(ĐD) là người đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân và
thân nhân. Số bệnh nhi đông cùng với các thủ
tục hành chánh nhiều, đã dần dần làm cho ĐD
gần như trở thành người thư ký, chỉ làm nhiệm
vụ hành chánh, ghi chép sổ với mục tiêu hỗ trợ
bác sĩ khám nhanh hơn, giải quyết tình trạng quá
tải triền miên tại khoa Khám bệnh.
Nhiệm vụ của ĐD khoa Khám bệnh theo
Quy chế Bệnh viện của Bộ Y tế ban hành, bao
gồm các nhiệm vụ như: tiếp đón bệnh nhân,
thăm hỏi an ủi người bệnh và gia đình, thực hiện
các thủ tục hành chánh chuyên môn theo quy
định. Khẩn trương tiếp đón người bệnh cấp cứu,
khai thác ngay các chỉ số sinh tồn, ghi phiếu và
báo cáo Bác sĩ khám bệnh, theo dõi sát sao người
bệnh. Dành thời gian phổ biến, hướng dẫn
người bệnh về kiến thức giáo dục sức khỏe; đưa
người bệnh vào khoa và bàn giao; thống kê báo
cáo theo quy định(1). So với các tài liệu nước
ngoài chúng ta cũng không có gì khác biệt
nhiều(2,3,4). Nhưng thực tế chúng ta vẫn chưa thực
hiện hết nhiệm vụ thậm chí những công việc
đơn giản nhưng cần thiết như lấy mạch, nhiệt
độ
Để nâng cao chất lượng khám và điều trị
bệnh và làm tăng sự hài lòng bệnh nhân tại
phòng khám, Ban Giám đốc và các Phòng ban
phối hợp cùng khoa Khám bệnh đưa những cải
tiến lớn như
(1) triển khai khu tiếp nhận bệnh và nhập dữ
liệu bệnh nhân.
(2) chuyển các thông tin này qua mạng về
đến các phòng khám.
(3) trang bị máy vi tính, máy in cũng như
viết chương trình kê toa, in toa trực tiếp tại các
phòng khám do Bác sĩ thực hiện. Khi đó, điều tất
yếu là người ĐD sẽ được giải phóng ra khỏi
công việc hành chánh, để quay về công việc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 223
chuyên môn của chính họ. Chúng tôi đã biên
soạn những qui định cụ thể trong công việc của
ĐD tại phòng khám, tổ chức huấn luyện cho ĐD
các nội dung này. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi sẽ lượng giá lại các hoạt động của ĐD tại
phòng khám khoa Khám bệnh trước và sau khi
huấn luyện, nhằm rút ra những bài học kinh
nghiệm để tổ chức công tác ĐD ngày càng phục
vụ bệnh nhân tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Cải tiến chất lượng công việc của ĐD tại
phòng khám khoa Khám bệnh, BV Nhi Đồng 1.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ hoàn thành công việc của ĐD
phòng khám trước và sau can thiệp về:
Công tác chuẩn bị phòng khám
- Tiếp đón người bệnh đến khám.
- Hỗ trợ Bác sĩ khám bệnh.
- Thông tin hướng dẫn sau khi người
bệnh được khám xong.
So sánh tỷ lệ hoàn thành công việc của ĐD
phòng khám trước và sau can thiệp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: tất cả các ĐD làm việc tại phòng
khám BV Nhi Đồng 1.
Phương pháp: lượng giá trước sau can thiệp.
Thời gian: từ tháng 2 – 6/ 2011.
Các bước tiến hành
Khảo sát thực trạng công việc ĐD tại các
phòng khám.
Xây dựng và ban hành bảng mô tả
công việc.
Hướng dẫn cho ĐD về công việc tại
phòng khám và huấn luyện kiến thức chăm sóc
một số bệnh thường gặp.
Quan sát Điều dưỡng thực hiện và đánh
giá lại (2 đợt).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm của Điều Dưỡng – phòng khám
Số ĐD: 68
Số phòng khám: 28 (Khu D: 11; Khu E: 17)
Số khoa tham gia: 15
Thời gian công tác của ĐD (bảng 1)
Bảng 1: Thâm niên công tác của ĐD
THÂM NIÊN CÔNG TÁC Số người Tỉ lệ%
2- < 3 năm 2 3
3 – 5 năm 13 19
> 5 – 10 năm 19 28
> 10 – 20 năm 20 29
> 20 năm 14 21
Nhận xét: ĐD có thời gian công tác từ 2 năm
trở lên, đa số ĐD có kinh nghiệm > 5 năm (78%),
có khả năng làm việc độc lập.
Tuân thủ trang phục, giờ giấc (bảng 2)
Bảng 2: Tỷ lệ tuân thủ trang phục, giờ giấc
Trước can
thiệp
(N = 21)
Sau can thiệp
Lần 1
(N=44)
Lần 2
(N=42)
Trang phục đúng
quy định
90,5 95,5 97,6
Trang phục sạch
thẳng
71,4 90,9 92,9
Có đeo bảng tên 85,7 100 92,9
Bảng 2: Tỷ lệ tuân thủ trang phục, giờ giấc (tiếp
theo)
Trước can
thiệp
(N = 21)
Sau can thiệp
Lần 1
(N=44)
Lần 2
(N=42)
Giờ
giấc
Trước 5 phút 19,0 50 59,5
Đúng giờ 66,7 34,1 35,7
Trễ giờ 14,3 15,9 4,8
Nhận xét: Trang phục đúng quy định và
sạch đẹp rất cần thiết để tạo sự tin tưởng cho
thân nhân bệnh nhi khi đến khám. Trước can
thiệp, ĐD ít để ý đến trang phục và đôi khi
không được sạch, đẹp. Đeo bảng tên là bắt buộc
nhưng chỉ có 85% ĐD chấp hành đúng. Sau can
thiệp tỉ lệ chấp hành đúng về trang phục và đeo
bảng tên có tốt hơn, nhưng vẫn chưa đạt 100%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 224
Theo yêu cầu, ĐD phải đi đến phòng khám sớm
hơn giờ bắt đầu hoạt động ít nhất 5 phút, để
chuẩn bị dụng cụ. Trước can thiệp, ĐD ít khi đi
trước giờ (chỉ có 19%) và một số ĐD ra gác còn
bàn giao bệnh, giao ban thường đi trễ (14,3%).
Sau can thiệp, giảm tỉ lệ ĐD đi trễ (còn 4,8%) và
đa số ĐD đi sớm trước giờ (59,5%).
Tỷ lệ hoàn thành công việc của điều dưỡng
phòng khám trước và sau can thiệp
Chuẩn bị phòng khám
Bảng 3: Tỷ lệ hoàn thành khâu chuẩn bị phòng khám
của ĐD
Trước
can
thiệp (N
= 21)
Sau can thiệp
Lần 1
(N=44)
Lần 2
(N=42)
Vệ sinh phòng khám 38,1 90,9 92,9
Dụng cụ khám đủ 85,7 97,7 95,2
Bàn khám sạch thẳng 47,6 61,4 54,8
Nhận xét: Trước can thiệp đa số ĐD không
chú ý vấn đề vệ sinh tại phòng khám để nhắc
nhở hộ lý làm vệ sinh, tỉ lệ phòng khám sạch sẽ
chỉ 38,1%. Đặc biệt là không để ý đến bàn khám
(chỉ đạt 47,6%). Sau can thiệp vệ sinh phòng
khám và bàn khám sạch sẽ, ngăn nắp được thực
hiện với tỷ lệ cao hơn, trên 90%. Tuy nhiên trong
việc chuẩn bị dụng cụ, một số nhiệt kế điện tử
không còn chính xác và số lượng còn thiếu
không đáp ứng đủ lúc bệnh đông.
Tiếp nhận người bệnh
Bảng 4: Tỷ lệ hoàn thành khâu tiếp nhận người bệnh
của ĐD
Trước can
thiệp
(N = 21)
Sau can thiệp
Lần 1
(N=4
4)
Lần 2
(N=42)
Nhận diện ưu tiên 14,3 63,6 81,0
Cân BN 0 79,5 90,5
Đo nhiệt độ 4,8 84,1 81,0
Ghi sổ đủ 9,5 77,3 78,6
Trật tự 23,8 45,5 78,6
Nhận xét: Người ĐD khi tiếp nhận bệnh
nhân cần đánh giá sơ bộ bệnh nhân có dấu hiệu
nặng hay không (sốc, suy hô hấp, mất nước...) để
được ưu tiên khám trước hoặc chuyển Cấp cứu.
Trước đây, do ĐD phòng khám chỉ lo công việc
hành chánh nên phần đánh giá bệnh nhân giao
cho BS quyết định. Nhận biết dấu hiệu nặng và
sắp xếp ưu tiên trước khi can thiệp tỉ lệ rất thấp,
chỉ 14,3%. Sau khi huấn luyện đánh giá phân loại
bệnh nặng, bệnh khám ưu tiên, tỉ lệ ĐD có dánh
giá bệnh nhân bệnh nặng dần dần cải thiện, đến
cuối đợt lượng giá đạt hơn 80%.
Một công tác thường quy của ĐD là lấy dấu
sinh hiệu cơ bản như cân BN và lấy nhiệt độ,
trước đây cũng ít hoặc không được thực hiện, vì
lý do bệnh đông không làm kịp, mà ĐD chỉ hỏi
và lấy nhiệt độ khi BN có sốt. Sau can thiệp, đây
là dấu sinh hiệu cơ bản và quan trọng mà ĐD bắt
buộc phải thực hiện, tỷ lệ đạt tăng dần: cân BN
tăng lên 79,5 – 90,5% và lấy nhiệt độ: 81 – 84%.
Ghi cân nặng BN và nhiệt độ vào Sổ khám bệnh
cũng được cải thiện dần, từ chỗ rất thấp 9,5%,
sau khi thực hiện thay đổi tỷ lệ tăng lên trên
78,6%.
Vấn đề sắp xếp BN và thân nhân giữ trật tự
trong phòng khám cũng được cải thiện rõ, từ
hình ảnh BN cùng thân nhân vây quanh BS, hoặc
rất lộn xộn không theo thứ tự phát thẻ khám, sau
khi can thiệp phòng khám trở nên ổn định, trật
tự, thông thoáng hơn (đạt chuẩn gần 80%).
Hỗ trợ BS khi khám bệnh
Bảng 5: Tỷ lệ hoàn thành hỗ trợ BS của ĐD
Trước
can thiệp
(N = 21)
Sau can thiệp
Lần 1
(N=44)
Lần 2
(N=42)
Hỗ trợ BS 28,6 84,1 90,5
Đối chiếu toa 66,7 95,5 100
Nhận xét: Trước can thiệp, vì ĐD lo ghi sổ
thống kê nên ít hỗ trợ cho BS khi khám bệnh, tỉ lệ
đạt chỉ 28,6%. Sau can thiệp tỉ lệ này đã cải thiện
(đạt khoảng 90,5%). Hoạt động của ĐD bao gồm
cung cấp dụng cụ, phương tiện khám, giúp BS cố
định bệnh nhân khi khám hoặc làm thủ thuật,
giải thích ghi tên lên phiếu xét nghiệm khi BN
được BS cho làm xét nghiệm. Khâu đối chiếu toa
thuốc là khâu quan trọng để tránh nhầm lẫn BN,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 225
sai thuốc và liều lượng thuốc, tỷ lệ này chỉ đạt
66,7% trước can thiệp và rất mừng là đạt 100%
sau khi can thiệp.
Thông tin, hướng dẫn người bệnh
Bảng 6: Tỷ lệ hoàn thành khâu thông tin hướng dẫn
cho người bệnh của ĐD
Trước
can thiệp
(N = 21)
Sau can thiệp
Lần 1
(N=44)
Lần 2
(N=42)
Dặn dò dấu hiệu nặng 9,5 61,4 85,7
Hẹn tái khám 19,0 95,5 97,6
Hướng dẫn chăm sóc
tại nhà 14,3 52,3 66,7
Hướng dẫn thủ tục hành
chánh 71,4 95,5 90,5
Nhận xét: Trước can thiệp ĐD ít quan tâm
đến hướng dẫn cho BN khi về nhà như theo dõi
dấu hiệu nặng, hẹn ngày tái khám, cách chăm
sóc tại nhà (9,5 ; 19%), mà chỉ chú trọng hướng
dẫn thủ tục hành chánh. Sau can thiệp, ĐD đã
được hướng dẫn các nội dung như cách chăm
sóc bé tại nhà và dấu hiệu bệnh nặng của các
bệnh thường gặp ở trẻ em (viêm phổi, tiêu chảy
cấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng...), và nhấn
mạnh cho ĐD thấy được đó là khâu rất quan
trọng, giúp bà mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, tránh BN
nhập viện lại trong tình trạng bệnh quá nặng và
đặc biệt tạo mối quan hệ tốt và niềm tin cho thân
nhân đối với người ĐD. ĐD thực hiện đạt tỷ lệ
khá cao, từ 66,7% ở khâu hướng dẫn chăm sóc
tại nhà đến 85,7% khâu dặn dò dấu hiệu bệnh
nặng và 97,6% có hẹn ngày tái khám.
So sánh sự hoàn thành công việc của ĐD
phòng khám trước và sau can thiệp
Bảng 7: So sánh điểm trung bình sự hoàn thành công
việc của ĐD trước và sau can thiệp
Khâu
Trước Sau
p trung
bình
độ lệch
chuẩn
(SD)
trung
bình
độ lệch
chuẩn
(SD)
Chuẩn bị 7,6 1,02 8,4 0,8 <0,005
Tiếp nhận bệnh
nhân
8,1 1,48 14 2 <0,001
Hỗ trợ BS 3,6 0,97 4,8 0,5 <0,001
Hướng dẫn
thông tin
6,1 1,48 9 1,2 <0,001
Các điểm trung bình ở từng khâu đều tăng
lên, đặc biệt tiếp nhận BN có cân và lấy nhiệt độ
từ 8 lên 14, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê.
Chứng tỏ ĐD thực hiện tốt hơn nhiệm vụ sau
khi thay đổi.
Bảng 8: So sánh tỷ lệ hoàn thành công việc của ĐD
phòng khám trước và sau can thiệp
Khâu Tỷ lệ% p
Trước Sau
Chuẩn bị 43 85 <0.001
Tiếp nhận bệnh nhân 0 79 <0.001
Hỗ trợ BS 67 98 <0.001
Hướng dẫn thông tin 9 84 <0.001
Tỷ lệ hoàn thành công việc của ĐD sau khi
thay đổi tăng lên và sự thay đổi là có nghĩa
thống kê.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Khoa khám bệnh là nơi có số lượng bệnh
nhân đông, nếu để cho ĐD thực hiện nhiều công
việc hành chánh thống kê thì ĐD không thể thực
hiện hết chức năng nhiệm vụ của mình. Để cải
tiến Bệnh viện đã thực hiện một số thay đổi như
vi tính hóa khâu tiếp nhận, thống kê và kê toa,
ĐD được giải phóng khỏi sổ sách và máy tính để
tập trung hoàn thành công việc của mình. Sau 3
tháng triển khai và qua 2 lần lượng giá, ĐD
phòng khám đạt được tỷ lệ hoàn thành công việc
tốt hơn có ý nghĩa thống kê.
Đây là công việc cần thiết phải thực hiện
nhưng vì bước đầu thay đổi cho nên đòi hỏi phải
duy trì, giám sát thường xuyên và ĐD phải thấy
và hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình tại nơi
phòng khám. ĐD cần tuân thủ tác phong, giờ
giấc và qui định mô tả công việc của ĐD phòng
khám, trong đó cần quan tâm, hỗ trợ và giáo dục
sức khỏe cho BN nhiều hơn. Thay đổi thói quen
để ĐD thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của
mình là cần thiết và sự thay đổi này bước đầu
ĐD đã thực hiện được và cần được duy trì.
Bên cạnh đó Khoa Khám bệnh cũng như
Ban Giám đốc Bệnh viện và các Phòng ban cần
hỗ trợ thêm một số đề nghị như tăng số nhiệt
kế điện tử và có kế hoạch kiểm tra bảo trì
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 226
thường xuyên; sắp xếp các phòng thống nhất
để ĐD tiện làm việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế, 1997. Quy chế bệnh viện. Quy chế công tác Khoa
Khám Bệnh, trang 162 - 164
2. Dugger B, Job Description for RN in Outpatient Department,
outpatient-department.html.updated: December 22, 2009.
3. Deepa Kartha. Duties of a Pediatric Nurse.
nurse.html
4. Shannon Philpott. Job Description of an Outpatient Nurse.
outpatient-nurse.html. updated: June 29, 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_thay_doi_chat_luong_hoat_dong_dieu_duong_tai_phong_kh.pdf