Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động giám định tư pháp ở Việt Nam
(Bản scan) Thứ hai, đảm bảo thực tiên hoạt động giám định tư pháp. Tiến hành điều tra, xác minh các hành vi ticu cực của cá nhân, tổ chức có liên quan để làm rõ: nội dung sai phạm, mức độ sai phạm, nguyên nhân sai phạm, hậu quả tác hại và động cơ mục đích sai phạm. Từ đó có biện pháp xử lý nghiêm minh. Cần tăng cường công tác kiểm sát cùa Viện Kiểm sát đối với việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động giám định tư pháp để sớm phát hiện, để chấn chinh kịp thời những hành vi tiêu cực. Viện Kiểm sát là Cơ quan được giao nhiệm vụ kiềm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động giám định tư pháp. Do vậy, nếu Viện Kiềm sát thực thi chức năng nhiệm vụ kiếm sát các hoạt động đó một cách quyết liệt sẽ giảm thiểu những tiêu cực nảy sinh trong các hoạt động này. Thứ tư, cần có chính sách đãi ngộ tương xứng với công việc mà các chú thể tiến hành hoạt động giám định tư pháp thực hiện. Theo đó, cần cải thiện tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác đối với công việc cùa họ, đế họ chuyên tâm cho công việc của mình. Ngoài chính sách chung cho từng hệ lực lượng, cần có chính sách riêng chuyên biệt cho từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ: Trong lĩnh vực giám định tư pháp, ngoài chính sách hồ trợ bồi dưỡng giám định viên, cần có chế độ chính sách riêng, tương xứng với từng lĩnh vực giám định cụ the. Công tác khám nghiệm hiện trường cũng vậy, ngoài chính sách hồ trợ cho lực lượng Kỹ thuật hình sự, Điêu tra viên, cần có chính sách riêng cụ thể cho khám nghiệm từng loại hiện trường cụ thể. Các giải pháp cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt để hướng tới làm cho những người trực tiếp tiến hành hoạt động giám định tư pháp không cần tiêu cực, không dám tiêu cực, không thể tiêu cực trong lĩnh vực công tác của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_dat_ra_trong_hoat_dong_giam_dinh_tu_phap_o_vie.pdf