Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện luật từ thực tiễn thi hành luật hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tiêu chí giám sát, đánh giá việc tổ chức áp dụng luật Tiêu chí này đặt ra yêu cầu phải giám sát, đánh giá xem các cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ áp dụng luật (luật và văn bản quy định chi tiết luật) như thế nào? Việc áp dụng luật có thể được coi là hoạt động then chốt để đưa luật vào cuộc sống. Nếu như các công đoạn: xây dựng, ban hành một đạo luật có chất lượng, làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ban hành văn bản quy định chi tiết các điều khoản của luật kịp thời, bảo đảm chất lượng, nhưng các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền không tổ chức tốt việc áp dụng luật thì giá trị thu được từ đạo luật đó cũng rất hạn chế, làm giảm vai trò, hiệu quả, kết quả hoạt động của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác xây dựng luật. Do đó, tiêu chí giám sát, đánh giá việc áp dụng luật cần làm rõ các vấn đề sau đây: - Giám sát, đánh giá các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tổ chức tập huấn cho đội ngũ thi hành, áp dụng luật như thể nào, có kịp thời không, có đúng các đối tượng cần tập huấn không? nội dung tập huấn có đáp ứng với yêu cầu, quy định của pháp luật không và chất lượng, kết quả tập huấn như thế nào? - Giám sát, đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thi hành, áp dụng luật trên thực tế; xem xét luật đi vào đời sống như thế nào. Chẳng hạn giám sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, chiến sỹ công an áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ; xem xét họ có áp dụng pháp luật không? có xử phạt hay làm ngơ các hành vi vi phạm pháp luật không, khi xử phạt thì có xử phạt đúng hình thức, mức độ xử phạt đối với hành vi vi phạm không, có đúng người, đúng hành vi vi phạm không? có nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người vi phạm, nhận hối lộ, tham nhũng không?

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện luật từ thực tiễn thi hành luật hành tiết kiệm, chống lãng phí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ1 1 Nghiên cứu này là kết quả thuộc phạm vi Đề tài NCKH cấp Bộ “Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá thực hiện luật từ thực tiễn thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” của Viện Nghiên cứu Lập pháp năm 2017 do TS. Bùi Đặng Dũng làm Chủ nhiệm. Tóm tắt: Giám sát việc thực hiện luật là một trong những hoạt động giám sát quan trọng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH. Để góp phần vào việc xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện luật từ thực tiễn thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bài viết này đề cập đến một số vấn đề sau đây: (i) Khái quát các quy định của pháp luật về giám sát việc thực hiện luật; (ii) Khái quát thực trạng giám sát, đánh giá việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; (iii) Một số kiến nghị xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện luật. Đặng Đình Luyến* Bùi Đặng Dũng** * Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. ** TS. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Abstract Supervision of the law enforcement is one of the crucial activities of the National Assembly, the National Assembly's agencies, and the National Assembly deputies. In order to provide technical assistance to development of supervision and evaluation criteria for the law enforcement of the Law on Saving Enforcement and Wastefulness Prevention, this article provides the following issues: (i) Discussions on the law on supervision of law enforcement; (ii) Overview of the status of supervision and evaluations of the enforcement of the Law on Saving Enforcement and Wastefulness Prevention; (iii) Recommendations for development of supervision and evaluation criteria for the law enforcement. Thông tin bài viết: Từ khóa: giám sát, đánh giá việc thực hiện luật; tiêu chí giám sát việc thực hiện luật; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Lịch sử bài viết: Nhận bài : 08/05/2019 Biên tập : 25/05/2019 Duyệt bài : 31/05/2019 Article Infomation: Keywords: supervision and evaluation criteria for the law enforcement; supervision criteria criteria for the law enforcement; Law on Saving Enforcement and Wastefulness Prevention Article History: Received : 08 May 2019 Edited : 25 May 2019 Approved : 31 May 2019 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 11Số 10(386) T5/2019 1. Khái quát các quy định của pháp luật về giám sát việc thực hiện luật Điều 69 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) giám sát việc thực hiện các luật không chỉ được quy định trong Hiến pháp, mà còn được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và các văn bản pháp luật khác. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH giám sát việc thực hiện các luật, cụ thể như sau: 1.1 Các quy định của Hiến pháp, pháp luật về Quốc hội giám sát việc thực hiện luật Khoản 2 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Như vậy, đối với các luật do Quốc hội ban hành, Quốc hội đều giám sát tối cao đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các luật, xem họ có tuân theo đúng các quy định của luật không? Nếu không thực hiện đúng, Quốc hội ra nghị quyết xử lý hành vi vi phạm - không tuân theo đúng quy định của luật. - Pháp luật đã quy định Quốc hội giám sát việc ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật; xem xét các cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ có ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết luật không, các văn bản được ban hành có phù hợp với quy định của luật không? - Ngoài các quy định nêu trên, Hiến pháp, các luật còn quy định Quốc hội có một số thẩm quyền giám sát khác nhằm bảo đảm việc thực hiện các luật, như: + Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn về vấn đề liên quan đến việc thực hiện các luật. + Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề liên quan đến thực hiện các luật. + Xem xét báo cáo của Ủy ban lâm thời do Quốc hội thành lập để điều tra về một vấn đề nhất định liên quan đến thực hiện luật. + Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. + Xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về kiến nghị giám sát của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH về vấn đề liên quan đến thực hiện luật. + Một số hoạt động giám sát khác có liên quan đến thực hiện luật. Tất cả các quy định nêu trên đều nhằm giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo các luật đã được Quốc hội ban hành. 1.2 Các quy định của Hiến pháp, pháp luật về UBTVQH giám sát việc thực hiện luật - Với vai trò là cơ quan thường trực của Quốc hội, khoản 3 Điều 74 Hiến pháp quy định UBTVQH giám sát việc thi hành luật. UBTVQH có trách nhiệm giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành các luật, nhằm góp phần bảo đảm các luật thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất. - Pháp luật quy định UBTVQH giám sát việc ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật để xem xét các văn bản này có ban hành kịp thời không, có phù hợp với luật không. Trong trường hợp UBTVQH phát hiện văn bản quy định chi tiết trái với luật, UBTVQH ra nghị quyết đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội xem xét bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất. - Ngoài các quy định nêu trên, pháp luật còn quy định UBTVQH thực hiện các hoạt động giám sát khác nhằm góp phần giúp UBTVQH giám sát việc thực hiện luật, như: + Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 12 Số 10(386) T5/2019 quan khác do Quốc hội thành lập và các báo cáo khác. + Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội về vấn đề liên quan đến thực hiện luật. + Giám sát chuyên đề về vấn đề liên quan đến thực hiện luật. + Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với luật. + Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân về vấn đề liên quan đến thực hiện luật. + Thực hiện các hoạt động giám sát khác. 1.3 Các quy định của pháp luật về Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội giám sát việc thực hiện luật Luật Tổ chức Quốc hội và các văn bản pháp luật khác quy định về thẩm quyền giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đối với việc thực hiện các luật như sau: - Hội đồng Dân tộc giám sát việc thực hiện các luật thuộc lĩnh vực dân tộc. - Ủy ban Pháp luật giám sát việc thực hiện các luật về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp. - Ủy ban Tư pháp giám sát việc thực hiện các luật về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp. - Ủy ban Kinh tế giám sát việc thực hiện các luật thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, đất đai, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh. - Ủy ban Tài chính - Ngân sách giám sát việc thực hiện các luật thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách, kiểm toán nhà nước. - Ủy ban Quốc phòng - An ninh giám sát việc thực hiện các luật thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giám sát việc thực hiện các luật thuộc lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, truyền thông, tín ngưỡng, tôn giáo, du lịch, thể thao, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. - Ủy ban về Các vấn đề xã hội giám sát việc thực hiện các luật thuộc lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội. - Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường giám sát việc thực hiện các luật thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. - Ủy ban Đối ngoại giám sát việc thực hiện các luật thuộc lĩnh vực đối ngoại. Ngoài ra, pháp luật còn quy định theo lĩnh vực phụ trách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội giám sát các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ban hành các văn bản quy định chi tiết luật để bảo đảm các văn bản này phù hợp với quy định của các luật. Trong quá trình giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan, cá nhân chịu sự giám sát phải thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất các luật và ban hành văn bản quy định chi tiết luật phải kịp thời và phù hợp với quy định của luật; nếu các cơ quan, cá nhân này không thực hiện thì kiến nghị với UBTVQH xem xét xử lý. 1.4 Các quy định của pháp luật về ĐBQH, Đoàn ĐBQH giám sát việc thực hiện luật - Pháp luật quy định ĐBQH, Đoàn ĐBQH giám sát việc thực hiện luật và việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật ở địa phương. - Chất vấn những người bị chất vấn về vấn đề liên quan đến thực hiện luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến việc thực hiện luật. Trong quá trình giám sát, ĐBQH, NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 13Số 10(386) T5/2019 Đoàn ĐBQH có quyền kiến nghị, yêu cầu cơ quan, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện đúng quy định của luật và ban hành văn bản quy định chi tiết phải phù hợp với quy định của luật. Như vậy, pháp luật đã quy định khá cụ thể về thẩm quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH đối với việc thực hiện các luật. Đối với mỗi hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ĐBQH thì pháp luật còn quy định cụ thể về thẩm quyền, quy trình, thủ tục tiến hành giám sát việc thực hiện các luật; hoạt động giám sát của các chủ thể giám sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; tôn trọng quyền, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân thi hành luật, cũng như phân định rõ thẩm quyền của các chủ thể giám sát trong quá trình giám sát việc thực hiện luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, một trong những hoạt động giám sát việc thực hiện luật đó là giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp luật giao cho nhiều chủ thể giám sát (Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và cơ quan, tổ chức khác) thực hiện. Thẩm quyền, quy trình, thủ tục giám sát của các chủ thể giám sát đối với việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật có khác nhau. Đối với thẩm quyền xử lý vi phạm trong ban hành văn bản quy định chi tiết luật thì: Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ĐBQH giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật mà phát hiện văn bản quy định chi tiết này không phù hợp với luật thì kiến nghị cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản đó sửa đổi, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái với luật; nếu quá thời gian quy định mà không sửa đổi, bãi bỏ hoặc thực hiện không đúng với yêu cầu, kiến nghị thì Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, ĐBQH đề nghị UBTVQH xem xét quyết định. UBTVQH tổ chức xem xét đề nghị này, nếu thấy văn bản quy định chi tiết luật trái với quy định của luật, thì đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó và đề nghị Quốc hội bãi bỏ tại kỳ họp gần nhất. Quốc hội tổ chức xem xét văn bản quy định chi tiết luật, nếu thấy văn bản quy định chi tiết trái với quy định của luật thì Quốc hội quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Các quy định nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể giám sát việc thực hiện các luật, nhằm bảo đảm các luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. 2. Khái quát thực trạng giám sát, đánh giá việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khóa XIII thông ngày 26/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luật này gồm có 5 chương với 80 điều, quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên; hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Tính đến nay, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có hiệu lực và được thực hiện hơn 4 năm. Khoảng thời gian này là đủ thực tiễn trải nghiệm để giám sát, đánh giá việc thực hiện luật, làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện các luật nói chung. Việc giám sát, đánh giá thực trạng thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo các tiêu chí sau đây: - Xem xét việc phổ biến, giáo dục Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào. Bởi vì, để Luật được thực hiện nghiêm chỉnh thì một trong những yêu cầu đặt ra là phải phổ biến, tuyên truyền Luật để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết và thực hiện. Nếu không làm tốt công đoạn này thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân không biết về Luật và sẽ không thực hiện Luật tốt được. Vì vậy, cần phải giám sát, đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Giám sát, đánh giá việc ban hành các NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Số 10(386) T5/2019 văn bản quy định chi tiết Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vì trong Luật này có một số điều khoản giao cho Chính phủ, bộ ngành quy định chi tiết. - Giám sát, đánh giá việc tổ chức áp dụng Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực tiễn; xem xét các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng Luật và xem xét Luật này được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện như thế nào? - Tổng kết đánh giá kết quả Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào đời sống, tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả như thế nào? những kết quả thu được, những hạn chế, bất cập - Xem xét, đánh giá những vấn đề khác có liên quan trong thực tiễn thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ thực trạng giám sát, đánh giá việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để rút ra những giá trị thực tiễn, kinh nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện các luật nói chung. 3. Một số kiến nghị xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện luật Để đưa luật vào cuộc sống và được thực hiện nghiêm chỉnh, khả thi, sau khi luật được Quốc hội thông qua phải thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ việc công bố luật, phổ biến, giáo dục để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết thực hiện; ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; tổ chức thực hiện luật; đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện luật, Vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá việc thực hiện luật cũng phải dựa vào các hoạt động nêu trên, cụ thể như sau: 3.1 Về tiêu chí giám sát, đánh giá việc phổ biến, giáo dục luật Sau khi luật được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước công bố thì nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm là phải phổ biến, giáo dục luật để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, thực hiện. Đây là giai đoạn khởi đầu của quy trình đưa luật vào cuộc sống được triển khai thực hiện, là giai đoạn quan trọng; nếu không thực hiện tốt công việc này thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân không biết luật, không hiểu các quy định của luật để thực hiện. Do đó, đối với các chủ thể có thẩm quyền giám sát việc thực hiện luật cần có tiêu chí giám sát, đánh giá xem các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã tổ chức việc phổ biến, giáo dục luật như thế nào. Có thực hiện đầy đủ các hình thức phổ biến, giáo dục luật không. Đặc biệt là tiêu chí giám sát, đánh giá này cần làm rõ xem các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp (cơ quan quản lý nhà nước) và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đã tổ chức phổ biến, giáo dục luật có bảo đảm chất lượng không? Các hình thức phổ biến, giáo dục luật có phù hợp với các đối tượng được phổ biến, giáo dục không? chất lượng, hiệu quả, kết quả phổ biến, giáo dục có đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật không, v.v.. Trong tiêu chí giám sát, đánh giá này cũng phải đưa ra biện pháp xử lý trong trường hợp việc phổ biến, giáo dục luật không đáp ứng yêu cầu, vi phạm quy định của pháp luật (như vi pham các quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật). 3.2 Tiêu chí giám sát, đánh giá việc ban hành văn bản quy định chi tiết Ở nước ta, trong các luật có không ít quy định còn mang tính nguyên tắc, quy định chung chung và giao cho UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, thậm chí giao cho cả chính quyền địa phương quy định chi tiết luật. Những quy định trong các luật chỉ được thực hiện sau khi có văn bản quy định chi tiết luật. Mặt khác, pháp luật hiện hành đang giao cho Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ĐBQH và các cơ quan, tổ chức có liên quan giám sát việc ban hành các văn bản quy định chi tiết luật. Vì vậy, cần có tiêu chí giám sát, đánh giá việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật. Đây có thể coi là một trong những tiêu chí NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 15Số 10(386) T5/2019 quan trọng, vì nếu không giám sát tốt việc ban hành văn bản sẽ dẫn đến tình trạng chậm ban hành hoặc không ban hành văn bản quy định chi tiết luật hoặc có ban hành văn bản quy định chi tiết nhưng trái với quy định của luật, làm cho quy định của luật không được thực hiện; có không ít trường hợp là đã ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nhưng văn bản này lại không phù hợp với quy định của luật, dẫn đến quy định của luật không được thực hiện mà thực hiện những quy định không phải là quy định của luật do Quốc hội ban hành, v.v.. Do đó, xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật cần làm rõ các vấn đề sau: - Giám sát, đánh giá xem cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ ban hành văn bản quy định chi tiết các điều khoản của luật có kịp thời ban hành văn bản để có hiệu lực cùng với luật không? - Giám sát, đánh giá xem cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ đã ban hành văn bản để quy định chi tiết tất cả các vấn đề (quy định) được giao quy định chi tiết chưa? có đúng vấn đề (quy định) được giao không? Thực tiễn cho thấy, đã có không ít trường hợp quy định không đầy đủ hoặc không đúng vấn đề cần được quy định chi tiết nên đã làm sai lệch nội dung của luật. - Giám sát, đánh giá xem nội dung của văn bản quy định chi tiết luật có phù hợp với quy định của luật không. Qua thực tế giám sát văn bản cho thấy, có nhiều quy định trong các văn bản quy định chi tiết luật không phù hợp với quy định của luật, thường là quy định chi tiết có thuận lợi cho cơ quan quản lý hơn so với quy định của luật hoặc bổ sung thêm những thẩm quyền cho cơ quan quản lý, thi hành luật, gây bất lợi cho tổ chức, cá nhân phải thực hiện luật hoặc còn quy định thêm cả những vấn đề không được luật giao hoặc có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn với luật, v.v.. Có thể coi đây là một nội dung quan trọng trong giám sát thực hiện luật. 3.3 Tiêu chí giám sát, đánh giá việc tổ chức áp dụng luật Tiêu chí này đặt ra yêu cầu phải giám sát, đánh giá xem các cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ áp dụng luật (luật và văn bản quy định chi tiết luật) như thế nào? Việc áp dụng luật có thể được coi là hoạt động then chốt để đưa luật vào cuộc sống. Nếu như các công đoạn: xây dựng, ban hành một đạo luật có chất lượng, làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ban hành văn bản quy định chi tiết các điều khoản của luật kịp thời, bảo đảm chất lượng, nhưng các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền không tổ chức tốt việc áp dụng luật thì giá trị thu được từ đạo luật đó cũng rất hạn chế, làm giảm vai trò, hiệu quả, kết quả hoạt động của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác xây dựng luật. Do đó, tiêu chí giám sát, đánh giá việc áp dụng luật cần làm rõ các vấn đề sau đây: - Giám sát, đánh giá các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tổ chức tập huấn cho đội ngũ thi hành, áp dụng luật như thể nào, có kịp thời không, có đúng các đối tượng cần tập huấn không? nội dung tập huấn có đáp ứng với yêu cầu, quy định của pháp luật không và chất lượng, kết quả tập huấn như thế nào? - Giám sát, đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thi hành, áp dụng luật trên thực tế; xem xét luật đi vào đời sống như thế nào. Chẳng hạn giám sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, chiến sỹ công an áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ; xem xét họ có áp dụng pháp luật không? có xử phạt hay làm ngơ các hành vi vi phạm pháp luật không, khi xử phạt thì có xử phạt đúng hình thức, mức độ xử phạt đối với hành vi vi phạm không, có đúng người, đúng hành vi vi phạm không? có nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người vi phạm, nhận hối lộ, tham nhũng không? (Xem tiếp trang 27) NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 10(386) T5/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_dat_ra_va_kien_nghi_xay_dung_tieu_chi_giam_sat.pdf
Tài liệu liên quan